Tháng 7-1949, Pháp bê Bảo Đại về Việt Nam làm Quốc Trưởng. Sauk hi thành lập rồi giải tán Chính phủ Nguyễn Phan Long rồi Trần Văn Hữu đến Nguyễn Văn Tâm và tiếp theo là Bửu Lộc vẫn chưa ổn, năm 1954, trước áp lực của người Mỹ, Bảo Đại phải cử Ngô Đình Diệm về Sài Gòn thành lập Chính phủ mới. Trước khi về Sài Gòn, Ngô Đình Diệm còn hứa với bà Nam Phương và Bảo Đại là sau khi nhậm chức Thủ tướng, sẽ mời bà Nam Phương về làm phụ chính, sau đó sẽ cho Hoàng Thái tử Bảo Long lên nối ngôi và thiết lập nền quân chủ lập hiến giống như Anh quốc. Vì quyền lợi của Thái tử Bảo Long và cả tin, bà Nam Phương đã định khăn gói về nước. Nhưng Chính phủ Pháp vì không muốn bà Nam Phương tiếp tay cho Mỹ đã kịp thời ngăn chặn. Theo bà Mộng Điệp thứ phi của Bảo Đại kể với ông Nguyễn Đắc xuân thì có lẽ đây là âm mưu của Hồng y Spelman với Mỹ bày ra mà bà Nam Phương không hiểu hết ý nghĩa chính trị của nó. Cũng may bà Nam Phương đã không về, nếu không bà sẽ phải chuốc nỗi nhục bởi Ngô Đình Diệm về nước sau khi đã làm chủ được tình thế đã có kế hoạch lật lọng, dự định tổ chức một cuộc biểu tình phản đối và hạ nhục bà Nam Phương để qua đó hạ nhục Bảo Đại. Từ đó bà Nam Phương và các con không bao giờ có ý định trở lại Việt Nam nữa. Ấn tượng về Nam Phương hoàng hậuBây giờ mà nhắc lại chuyện bà Hoàng hậu Nam Phương chắc chắn nhiều người, giới trẻ coi là huyền thoại. Nhưng với những người lớn tuổi, đã một thời sống ở Hà Nội, Huế hay Sài Gòn thi coi bà Nam Phương như thần tượng một thời, vì bà là một người phụ nữ có nụ cười bí hiểm như Mona Lisa, với khuôn mặt đài các mà chúng ta đã thấy in trên con tem năm 50-52 được phát hành tại Việt Nam (vùng chiếm đóng của quân đội Pháp). Chân dung bà Nam Phương Hoàng hậu bận quốc phục, đầu quấn khăn vàng, quả xứng đáng là “đệ nhất phu nhân”. Nhìn gương mặt bà mà không kiêu, hiền mà không tầm thường, dễ dãi. Nụ cười mỉm kín đáo nhưng không quá e lệ. Đôi mắt nhỏ mà tinh anh. Chiếc cổ tròn thon và cao hợp với khuôn mặt. Nếu chúng ta so sánh bà Nam Phương với những vị đệ nhất phu nhân trên thế giới, như Hoàng hậu xứ Monaca, Jackie Kennedy, phu nhân Tổng thống Juelde Marcos (Phi Luật Tân)… thì chắc chắn bà Nam Phương phải được chấm giải nhất. Nhất không phải vì sắc đẹp, mà nhất về tư cách, đạo đức và cách sống của bà từ ngày trở thành Hoàng hậu cho tới ngày tạ thế. Nếu có người chê trách Bảo Đại là “Ông vua giang hồ”… thì trai lại không thấy ai chê trách hay than phiền về bà Nam Phương. Ngoài đời theo lệ người ta thích được đánh giá tên tuổi, nên nếu ai có số lấy được người quyền cao chức trọng là nhất rồi, hơn nữa lại được làm vợ vua thì không cứ danh vị tột đỉnh mà ai cũng nghĩ là có nhiều tiền bạc châu báu. Nhưng với bà Nam Phương thì có nhiều người lại nói: Bảo Đại có diễm phúc mới lấy được bà M.Nguyễn Hữu Thị Lan (Nam Phương), vì bà xứng đáng là một “mẫu nghi” cuối cùng của Triều Nguyễn. Những năm đầu, người ta thấy Bảo Đại và Nam Phương sống thật hạnh phúc. Những ngày nghỉ lễ nhà vua thường đích thân lái xe hơi đưa bà Nam Phương đi đây đi đó, lúc thì đi tắm biển, lúc đi nghỉ mát. Ngoài việc phá lệ tấn phong danh hiệu Hoàng hậu cho Nam Phương và ra chỉ dụ đặc biệt cho phép bà bận sắc phục màu vàng, màu mà trước đây chỉ có vua mới được phép dùng, sau ngày cưới Bảo Đại còn cho thợ đúc đồng đúc tượng Nam Phương để giữ lại vẻ đẹp tuyệt thế giai nhân của bà. Bức tượng bà Nam Phương bán thân nặng 4,8kg, cao 30cm, ngang 22cm, đầu vấn khăn nhìn nghiêng về bên phải. Bức tượng nghe đâu hiện nay đang lưu lạc ở Kiên Giang. Và theo hồi ký của cụ Phạm Văn Bính, một thời đã làm bí thư cho Bảo Đại, cụ Bính đã kể lại: Trong đời bà Nam phương có hai kỷ niệm khó quên là ngày bà xuất hiện trước công chúng ở ngoài Bắc Việt khi ra khánh thành hội chợ tại Hà Nội và những ngày bà kẹt ở Huế năm 1945. Trong lần ra Hà Nội cùng với Bảo Đại, có một hôm khi lên xe bà đã đánh rơi chiếc hài và ông “Quan thị” Nguyễn Tiến Lãng lúc đó là bí thư riêng của bà Nam Phương, ông Lãng đã quỳ xuống nhặt chiếc hài, kính cẩn dâng lên để bà xỏ vào chân. Theo nhận định của chúng tôi thì bà Nam Phương Hoàng hậu có một số cái nhất (đầu tiên) như sau: - Là bà hoàng Tây học đầu tiên của triều Nguyễn, ảnh hưởng nếp sống nếp nghĩ phương Tây, song bà vẫn là dâu hiền của triều Nguyễn. Ngoài việc dạy dỗ con cái, lo việc gia đình, Hoàng hậu Nam Phương còn phải cùng với bộ Lễ lo lễ tiết, cúng kỵ trong Nội, thăm hỏi các bà Tiên Cung, Thánh Cung (bà nội của Bảo Đại), bà Từ Cung (mẹ Bảo Đại)… - Là bà hoàng đầu tiên xuất cung tham gia các hoạt động xã hội, như thăm cô nhi viện, trường nữ trung học Đồng Khánh, Nữ công học hội. Hằng năm, vào dịp cuối niên học bà thường đến nhà tiếp tân L’Accueil phát phần thưởng danh dự cho các học sinh giỏi Trung Kỳ. Nhờ những hoạt từ thiện mà bà Nam Phương không những nổi tiếng ở Việt Nam mà còn được các tổ chức quốc tế biết đến như Hội chữ thập đỏ quốc tế, Viện Hàn lâm Pháp… - Là đệ nhất phu nhân đầu tiên ở nước ta cùng nhà vua đón tiếp khách quốc tế. - Là phụ nữ Công giáo đầu tiên ở nước ta có ngôi vị Hoàng hậu.