Thắm thoát mà tôi đã nằm trong y viện đến một tuần lễ rồi. Cuối cùng tôi đã được xuất viện. Nhờ sự trị liệu tận tâm của bác sĩ và sự tiến bộ của y học mà chân tôi đã có thể hoạt động bình thường trở lại, tuy vết thương hãy còn đau đôi chút. Ngày xuất viện, tôi cởi bỏ bộ y phục của bịnh viện mà mặc vào chiếc áo lữ hành mà lam nhạt. Chiếc áo ấy đã vô tình làm cho tôi cảm thấy đau đớn không ít. Tôi tự hỏi: "mình mặc chiếc áo xinh đẹp này là vì ai?".Không lẽ vì tên bất lương Vũ Bội?Nhớ đến hắn, tôi không khỏi tức giận đến run rẩy cả hai taỵ Tôi thầm nghĩ nếu tình cờ gặp hắn ngoài đường, tôi sẽ không ngần ngại giết hắn chết ngay. Nhưng, trong cơn phẫn hận ấy, tôi lại tự hận mình hơn hết, vì tôi đã quá ngu xuẩn, đến độ đã mắc lừa Vũ Bội đến mấy lần rồi. Khi tôi từ trong bịnh viện đi xuống các bực thang bằng gạch thì Vĩnh Trọng đang đứng bên lề đường đón xe taxi, còn mẹ tôi nắm lấy tay tôi dìu đi. ánh mắt của tôi chợt vô tình nhìn bên kia lề đường và phát giác ra Trình Diệu Quang đang đứng bên ấy nhìn tôi. Chàng mỉm cười và đưa tay vẫy vẫy chào tôi. Nhưng tôi chẳng hề có một phản ứng nào vì sợ Vĩnh Trọng sẽ nhìn thấy. Tôi tin rằng Trình Diệu Quang đã sẵn sàng hiểu cho sự lãnh đạm đó của tôi. Một lát sau, khi đã lên taxi rồi, tôi quay đầu nhìn lại, vẫn thấy Trình Diệu Quang còn đứng yên dưới cây trụ đèn. Tôi thừa dịp Vĩnh Trọng và mẹ tôi không để ý mà nở một nụ cười với chàng. - Nụ cười này có thể sẽ giúp cho Trình Diệu Quang đêm nay ngủ thấy nhiều mộng đẹp. Tôi thầm nghĩ như thế. Chiếc xe taxi chạy thẳng về hướng nhà mẹ tôi, khiến tôi không khỏi ngạc nhiên nhìn Vĩnh Trọng để ngầm hỏi ý chàng. Vĩnh Trọng bèn giải thích:- Thương thế của em coi vậy vẫn chưa lành hẳn, do đó tốt hơn hết em hãy về ở tại nhà mẹ để khi nào có chuyện gì cần, mẹ sẽ lo cho em. Tôi đồng ý ngay, nên chẳng nói gì. Khi đã về tới nhà rồi, tôi vô cùng cảm xúc nói với mẹ tôi và Vĩnh Trọng:- Vì sao mẹ và anh lại đối xử với em quá tốt như thế?Vĩnh Trọng và mẹ tôi trao đổi với nhau một cái nhìn, rồi mẹ tôi nói:- Mọi chuyện đã trở thành quá khứ rồi, con chớ nên nghĩ đến cái quá khứ không đẹp đó nữa mà làm chi.Tôi đưa ánh mắt về phía Vĩnh Trọng và nói:- Anh đã nói chẳng hề sai, Vũ Bội là một tên bất lương, hắn là cặn bã của nhân loại, không thể yêu thương hắn và cũng không thể thương hại hắn được. Vĩnh Trọng mỉm cười và đưa tay ôm nhè nhẹ hông tôi, thái độ của chàng lúc ấy thật là hiền từ, trầm tĩnh, ôn hòa. Trong cái giây phút ấy, tôi cảm thấy lòng mình như ấm lại. Tôi ở tại nhà mẹ tôi được nửa tháng thì thương thế của tôi đã hoàn toàn khôi phục như xuạ Do đó tôi muốn dọn về ở tại đường Kha Sĩ Tuần với Vĩnh Trọng. Nhưng chàng tỏ ra không bằng lòng, vì chàng sợ tôi lại bị người ta lường gạt như trước nữa. - Nếu vậy thì chúng ta hãy tìm thuê một căn phòng ở nơi khác đi. Tôi nói. - Anh cũng đang nghĩ đến điều ấy đây. Thế là sau đó, chúng tôi dọn về đường La Tiên Thần. Tôi vẫn tiếp tục làm vợ lẽ của Trương Vĩnh Trọng. Có lúc tôi cảm thấy rất khổ tâm vì mình đã phá hoại gia đình hạnh phúc của người tạ Nhưng rồi tôi lại nghĩ rằng ở Hương Cảng này, có biết bao nhiêu người đàn bà ở vào hoàn cảnh của tôi, nên tôi không còn thắc mắc và khổ tâm vì điều ấy nữa. Vả lại, tôi đã từng bị Vũ Bội lường gạt đến hai lần rồi, nên tôi đã khôn ngoan hơn trước nhiều, tôi không còn nuôi ảo tưởng, không còn muốn đổi thay hiện trạng làm gì, mà chỉ muốn an tâm làm vợ lẽ của Vĩnh Trọng cho đến bao giờ chàng bỏ rơi tôi thì thôi. Cái hiện thực quá tàn nhẫn, phũ phàng đã làm cải biến nhân sinh của tôi hẳn đi. Tôi mới phát giác ra rằng: được yêu so với yêu càng có nhiều khoái lạc hơn. Tôi đã được Vĩnh Trọng yêu tha thiết, nhưng tôi lại không biết hưởng sung sướng đó, trái lại tôi đem tình yêu đó dâng hiến cho tên bất lương Vũ Bội để rồi tôi phải chuốc lấy bao nhiêu nỗi đau khổ, đó là tôi tự rước lấy cái khổ cho mình vậy. Tôi quyết định sẽ không bao giờ yêu một ai khác, ngoài Vĩnh Trọng ra. Những ngày sau đó trôi qua trong sự tịch mịch vô cùng, nhưng tôi đã học được sự chịu đựng rồi. Có một hôm, tôi đi chợ để mua một vài món đồ ăn, trong khi tôi vừa từ trong tiệm đi ra thì bỗng bị một người chận đường lại. Tôi ngước lên nhìn, thì ra đó là Trình Diệu Quang. Đối với chàng thì tôi vẫn duy trì hảo cảm, nên tôi mỉm cười với chàng. Có lẽ nụ cười ấy đã khích lệ Diệu Quang rất nhiều, nên chàng đề nghị với tôi. - Y Sa có thể cùng tôi uống trà được không?Tôi gật đầu. - Vết thương ở chân Y Sa đã lành hẳn chưa? Chàng hỏi tôi. - Lành rồi, anh ạ! Cám ơn anh!- Hiện Y Sa đang ở tại đâu?Tôi nói cho Diệu Quang biết ngay địa chỉ cũng như số điện thoại của phòng tôi. Khi đã vào trong quán giải khát xong, chàng nhìn tôi một lúc rồi nói:- Tôi có ý muốn gặp Y Sa để nói chuyện, nhưng rồi lại không có địa chỉ của Y Sạ Không ngờ hôm nay lại ngẫu nhiên được gặp Y Sa ở đây. Tôi cười hỏi chàng:- Chẳng hay Điền tiểu thơ trong những lúc gần đây ra sao?Chàng trầm hẳn sắc mặt:- Tôi không còn có liên lạc với cô ta nữa. Tôi ngạc nhiên hỏi lại:- Không có liên lạc à?- Phải. Hôm ấy cô ta đã bị y Sa đùa nên qua hôm sau cô ấy đã dọn đi khỏi ngôi biệt thự ngay. Chàng ngừng lại một lát rồi nói tiếp:- Y Sa, em cũng chớ nên đùa với tôi như vậy. Y Sa biết không, hôm ấy tôi ngồi tại quán trên núi thấy Điền Tích Xuân đến thì tôi đã ngượng ngùng biết bao... Y Sa nên biết rằng tôi không hề yêu Điền Tích Xuân, mà chỉ yêu Y Sa thôi. Tôi bối rối nói:- Không lẽ tôi lại chẳng yêu anh sao? Nhưng tôi không hiểu được tại sao anh đã yêu Điền Tích Xuân lại còn yêu tôi như vậy?Chàng ngạc nhiên hỏi lại:- Y Sa nói sao?- Điền Tích Xuân đã nói với tôi rằng trước khi tôi tới biệt thự để dạy học, anh đã tỏ ra rất có cảm tình đối với cô ta, anh đã cùng cô ta đến vườn Nam Sinh bơi thuyền, lên núi Vọng Phu chơi, có đúng thế không?- Cô ta đã nói láo! Rất có thể cô ta đã cố ý nói như thế để làm cho Y Sa xa tôi ra. Y Sa lại tin những lời đó sao?Tôi thừ người ra suy nghĩ một lúc và nhận thấy Trình Diệu Quang đã nói rất có lý. - Tại sao những điều đó Y Sa lại giấu trong lòng làm gì, đợi tới bây giờ mới nói rả Như vậy há chẳng phải là đã quá muộn rồi không?Tôi điềm tĩnh nói:- Ngoài ra còn điều này nữa, đó là lúc bấy giờ tôi đang mang thai trong bụng, đứa con đó là của Vũ Bội... Do đó mà tôi không muốn lấy anh để rồi làm nhục anh... Anh nên biết rằng trong khi tôi xa anh, lòng tôi cũng đau đớn đến bực nào. - Thật tình là tôi không ngờ Y Sa đã có con như vậy. Trong con mắt của tôi, Y Sa là một thiếu nữ rất trong trắng. Tôi cúi đầu và cảm thấy hối hận vô cùng. Trình Diệu Quang tỏ vẻ oán hận nói:- Tại sao lúc bấy giờ Y Sa không kể cái tâm sự của Y Sa cho tôi biết? Phải chi Y Sa đã kể ra lúc bấy giờ thì hiện tại biết đâu Y Sa lại chẳng là vợ tôi?Tôi thẹn thùng nói:- Diệu Quang, tôi cũng muốn nói cho anh biết lắm, nhưng tôi lại không sao có đủ can đảm để tiết lộ điều đó với anh. - Thế nhưng Y Sa lại có can đảm nói điều đó với Trương Vĩnh Trọng?- Ông ta không giống với anh, vì ông ta là người đã từng kết hôn rồi. Còn anh, anh là người chưa kết hôn, nên nếu tôi nói ra, anh sẽ cười chê tôi. Vả lại, lúc bấy giờ Điền Tích Xuân đang đeo đuổi theo anh, tôi muốn hy sinh tình yêu của mình để giúp cô ta đạt thành nguyện vọng. Tôi có ngờ đâu anh với cô ta lại... - Y Sa, cái tình yêu giữa con người với con người rất là kỳ diệu, không có cái gì thay thế nó được cả, cũng không thể nào đem đồng tiền ra mà mua chuộc nó được. Tôi uống một hớp trà rồi nói:- Giờ đây mọi chuyện đều đã quá muộn rồi. Phải chi thời gian có thể trôi ngược trở về trước, giúp chúng ta tạo lại những ngày ấy thì... Chàng đưa mắt nhìn tôi đăm đăm. Tôi cúi đầu, lặng lẽ xuất thần. Bỗng chàng đặt tay mình lên bàn tay tôi và bảo:- Y Sa, chớ có buồn nữa. Chúng ta vẫn chưa hẳn là tuyệt vọng đâu. - Chưa hẳn là tuyệt vọng?- Phải, chỉ cần em có quyết tâm là được. Tôi suy nghĩ một lúc rồi hỏi lại chàng:- Anh nói như thế có nghĩa là... Chàng khẽ gật đầu và hỏi tôi:- Hiện, tình cảm của em đối với Vĩnh Trọng như thế nào?- Tôi đối với anh ấy thì... Nhưng tôi vội lắc đầu, nói: Không, không, Diệu Quang, tôi không thể nào rời xa Vĩnh Trọng được đâu. Chàng lộ rõ vẻ ngạc nhiên trên nét mặt:- Em yêu hắn lắm ư?Tôi không muốn trả lời. - Em yêu hắn lắm ư? Diệu Quang lập lại câu hỏi ấy lần nữa. Tôi bối rối đáp:- Tôi thương hại Vĩnh Trọng thì đúng hơn. Ông ta là một người tốt, tôi không thể nào làm cho ông ta khổ được nữa. Diệu Quang từ từ rút bàn tay chàng ra khỏi tay tôi, rồi đưa hai tay lên ôm lấy đầu, tỏ vẻ rất tuyệt vọng và chẳng nói một lời nào nữa. Thấy chàng đau khổ như thế, tôi an ủi chàng:- Xin anh hãy tha thứ cho tôi, tôi đối với anh thật không phải chút nào. Một lúc rất lâu sau, chàng mới nhếch nở một nụ cười héo hắt rồi đề nghị:- Chúng ta hãy đi thôi. Thế là chúng tôi cùng rời khỏi quán giải khát ấy mà trong lòng mỗi người đều mang nặng mối buồn rầu. Khi đã ra đến bên ngoài, tôi liền thốt lời từ giã Diệu Quang, rồi lập tức đi thẳng về nhà. Nếu như tôi không bị Vũ Bội lường gạt thì rất có thể tôi đã đáp ứng lời yêu cầu của Diệu Quang rồi. Khốn thay, tôi đã bị Vũ Bội lường gạt đến hai lần tất cả, nên tôi rất sợ bị Diệu Quang lường gạt một lần nữa. Chính Vũ Bội đã giết chết mất cái mộng đẹp trong lòng tôi rồi. Đêm hôm ấy, tôi cảm thấy hết sức khổ tâm, vì tôi lại làm khổ Diệu Quang lần nữa. Qua sáng hôm sau, tôi đọc báo, bỗng lặng người đi. Nguyên do là vì Trình Diệu Quang đã bị lật xe từ trên đỉnh Phi Nga rơi xuống hố, thân thể chàng bị thương rất nặng. Tin báo còn nói rằng lúc bấy giờ người lái xe đã uống rượu say nên cho xe chạy quá nhanh, và nghe nói thì chiếc xe ấy do Trình Diệu Quang đã thuê của một hãng nọ. Đọc xong bản tin ấy, tôi càng cảm thấy khổ tâm vô hạn. Tôi biết ngay rằng Trình Diệu Quang đã bị lật xe như vậy chắc chắn có quan hệ với tôi thật rồi, vì lẽ hôm qua tôi đã làm cho chàng quá thương tâm. Tôi tự trách mình không ít và lập tức đi thẳng đến bịnh viện để thăm chàng. Nhưng cô nữ hộ tá lại nói với tôi:- Ông ấy vẫn còn hôn mê, cô ạ!- Thế đến bao giờ thì ông ấy tỉnh lại, thưa cô?Cô ta trầm ngâm một lúc rồi nói:- Điều đó thì... Qua hai hôm nữa, cô hãy trở lại đây thăm ông ấy đi!Tôi thất vọng rời khỏi bịnh viện mà lòng tôi càng buồn bã vô cùng. Khi tôi về đến nhà thì Vĩnh Trọng cũng đã về rồi. Chàng hỏi tôi:- Trông em có vẻ như không được vui. Có phải em đang nghĩ đến chuyện không hay đã qua?Tôi gượng cười đáp:- Không, anh ạ!- Nếu em không nghĩ đến chuyện ấy thì rất tốt. Làm người cần phải lạc quan mới được, chớ nên nhớ đến chuyện cũ làm gì. Tôi cố nở một nụ cười rất tươi, nhưng tôi thừa biết rằng nụ cười đó chẳng được tự nhiên chút nào. Vĩnh Trọng đưa mắt nhìn ra ngoài cửa sổ và nói:- Mai này là đã tới kỳ nghỉ hàng năm của anh rồi. Anh tính sẽ cùng em đi áo Môn chơi một tuần lễ. Ôi, mấy năm nay anh thật là bận rộn quá nhiều công việc, nên tuy áo Môn ở rất gần đây, nhưng tính ra đã có đến sáu năm rồi anh chẳng hề có dịp đặt chân đến đó lần nào. Nói ra nghe thật là vô lý hết sức. Tôi gần giọng hỏi lại chàng:- Chúng ta sẽ đi áo Môn để nghỉ ngơi à?Chàng quay đầu lại nhìn tôi và mỉm cười:- Pphải, em có thích không?Tôi ngập ngừng không đáp. Chàng ngạc nhiên hỏi:- Em có tâm sự gì vậy?Tôi nói dối:- Không... có.. gì cả. - Vậy thì chúng ta cùng nhau đi áo Môn chơi vậy. Tôi không dám từ chối, vì sợ Vĩnh Trọng hoài nghi. Thế là sáng hôm sau, mẹ con tôi cùng Vĩnh Trọng và mẹ tôi xuống tàu đi áo Môn. Chính vì lòng tôi không ngớt nhớ tới Diệu Quang nên tôi đi chơi mà chẳng hề vui vẻ chút nào. Đến ngày thứ bẩy thì chúng tôi mới trở về Hương Cảng. Khi tôi vừa lên tới bờ, tôi đã nói dối Vĩnh Trọng là cần phải đi Cửu Long để thăm một cô bạn đồng học nên bảo chàng hãy cùng bé Hoài Trọng và mẹ tôi về nhà trước. Sự thực là tôi đi một mình đến bịnh viện để thăm Trình Diệu Quang. Nhưng khi tôi đến bịnh viện thì lại nhận được tin làm tôi thất vọng không ít: Diệu Quang đã xuất viện rồi. Tôi vội hỏi cô nữ hộ sĩ:- Cô có biết ông ấy đi về đâu không?Cô nữ hộ tá cho tôi một địa chỉ. Thế là tôi lập tức đi ngay đến đó để tìm chàng. Nhưng khi tôi đến nơi thì bà chủ cho mướn phòng trả lời:- Ông Diệu Quang đã dọn đi rồi. Sau khi ở bịnh viện ra, ông ấy liền dọn đi ngaỵ Đó là con người thần thần bí bí, chẳng một ai hiểu ông ta nổi. - Ông ấy không có để địa chỉ lại sao?- Không. Vừa nói dứt lời, mụ chủ nhà đã đóng sầm cánh cửa lại ngay. Tìm không ra Diệu Quang, tôi càng khổ tâm hơn nữa. rất có thể trong con mắt của chàng, tôi là con người chẳng có chút tình nghĩa. Nhưng nào ai hiểu nỗi lòng tôi đã đau khổ như thế nào?Thật vậy từ trước đến giờ, tôi chưa từng được gặp một người đàn ông nào chí tình như Trình Diệu Quang, nhưng tôi cũng tự cảm thấy mình có trách nhiệm không nhỏ về nỗi đau khổ của chàng. Tôi chỉ biết cầu xin thượng đế hãy cho tôi có một cơ hội gặp lại chàng, để nói cho chàng biết rằng tôi không phải là con người vô tình vô nghĩa. Nhưng thượng đế lại chẳng nghe cho lời cầu nguyện của tôi. Có một hôm, người bưu tá viên đến trao cho tôi một phong thự Tôi hết sức ngạc nhiên, tự hỏi: ai lại gởi bức thư này cho mình?Tôi xé thư ra thì thấy có những giòng chữ như sau:Y Sa: anh đã xe em rồi, lặng lẽ mà rời xa em. Có lẽ em trách anh sao không nói một lời từ biệt em, nên trong giờ phút này, anh chỉ còn biết xin lỗi em mà thôi. Hiện tại, anh lại nói với em lần nữa câu này: Anh rất yêu em. Tuy anh chẳng chiếm được em, nhưng anh vẫn một lòng yêu em mãi mãi. Em còn nhớ không? Anh đã từng nói với em câu: có lúc, ta chiếm không được vật gì đó nhưng so với lúc ta chiếm được lại càng có ý nghĩa nhiều hơn. Cũng như mối tình của chúng ta, nếu chúng ta hưởng được thì ái tình của chúng ta sẽ mất đi ánh sáng rực rỡ của nó, ngược lại, chúng ta không hưởng được nó nên nó càng tăng thêm giá trị rất nhiều lúc chúng ta hoài niệm đến nhau... (Tình chỉ đẹp khi còn dang dở, Tình mất vui khi đã vẹn câu thề!!)Hiện tại, anh là thủy thủ, có nhiệm vụ châm dầu cho máy tàu. Suốt ngày anh chỉ nhìn thấy biển cả bao la và càng tịch mịch bao nhiêu anh càng tưởng nhớ đến em bấy nhiêu, và cho tới chết anh cũng chẳng bao giờ quên được mối tình của đôi tạ Y Sa, anh sẽ không thể yêu một người con gái nào khác, mà chỉ yêu mỗi một mình em thôi. Có lẽ em hỏi anh đến chừng nào anh mới trở lại Hương Cảng? Nhưng điều này thật khó mà trả lời cho em được. Vị thuyền trưởng đã nói với anh rằng tàu của chúng ta đang khởi sự đi trên hành trình chu du thế giới... Vì vậy em chớ nên hy vọng chúng ta sẽ có ngày gặp mặt nhau. Vả lại, chúng ta có tương phùng trong những giấc mộng há chẳng phải là đẹp hơn sao? Anh rất sợ hiện thực, vì hiện thực quá tàn nhẫn, bởi trong hiện thực anh chẳng hề chiếm được em!. Xem xong bức thư, tôi vội tìm địa chỉ của chàng, nhưng tôi lại chẳng hề thấy đâu cả, khiến tôi thất vọng vô cùng. Tôi cầm bức thư trên tay mà thừ người ra, nghĩ ngợi miên man. Giữa lúc ấy, bỗng tôi nghe có tiếng ổ khóa ở cửa khua lách cách. Tôi vội nhìn đồng hồ thì thấy đã hai giờ, nên tôi thầm nghĩ chắc không phải Vĩnh Trọng về tới, vì giờ này chàng hãy còn ở tại sở làm. Nhưng tôi đã lầm. Chính Vĩnh Trọng đã về tới thật. Tôi hết sức bối rối, vì không thể ngờ điều đó. Tôi vội vàng giấu bức thư của Diệu Quang ở sau lưng. Song, Vĩnh Trọng chẳng hề nhìn tôi. Chàng đi thẳng luôn vào trong phòng. Cử chỉ bất thường của chàng khiến tôi càng kinh ngạc hơn nữa. Tôi vội cất kỹ bức thư của Diệu Quang, rồi đi theo Vĩnh Trọng vào trong phòng ngủ. Khi vào đến nơi, tôi lại càng ngạc nhiên vì thấy Vĩnh Trọng đang nằm trên giường và rên rỉ có vẻ rất đau đớn. Tôi hoảng kinh hỏi chàng:- Có chuyện gì vậy, anh?- Em hãy mau gọi điện thoại mời bác sĩ tới đi. Tôi càng hốt hoảng:- Anh... anh bịnh à?Chàng nói chẳng ra lời, mặt tái xanh hẳn đi và đầy mồ hôi. Tôi run giọng hỏi chàng:- Tìm... tìm... một ông bác sĩ... hả anh?Vĩnh Trọng cố nín thở, đôi môi mấp máy nhưng nói chẳng ra lời. Tôi liền đi lấy ngay một cây bút và một tờ giấy đưa cho chàng. Chàng ghi ra tờ giấy một con số điện thoại, rồi viết thêm ba chữ:"Bành Y Sinh". Thế là tôi lập tức gọi điện thoại cho Bành bác sĩ. Khi đường giây điện thoại đã thông, tôi nghe có tiếng chính bác sĩ họ Bành trả lời. Tôi liền báo cho ông biết Vĩnh Trọng đang bị bệnh và hy vọng ông ta sẽ tới ngay để điều trị cho chàng. - Được rồi, tôi sẽ đến ngay lập tức. Bác sĩ Bành đáp. Độ mười phút sau thì bác sĩ Bành cùng người nữ trợ tá của ông ta đến nơi. Ông ta có vóc người mập mạp, đầu hói và mang cặp kính trắng gọng vàng. Đây là lần đầu tiên tôi mới gặp ông ta mặc dù ông là bạn thân của Vĩnh Trọng. ông ta ra lịnh cho cô nữ trợ tá hãy cởi y phục Vĩnh Trọng ra, rồi ông mang ống nghe vào, nghe trên ngực chàng. Tôi đứng lặng yên bên cạnh theo dõi việc làm của ông với nỗi lo lắng vô biên. Sau khi khám được một lúc, bác sĩ Bành quay sang tôi, nói:- Tốt hơn hết, chị hãy lập tức đưa anh ấy đến bịnh viện ngay đi. - Bệnh tình anh ấy nghiêm trọng lắm à?Bác sĩ Bành lạnh lùng nhìn tôi, lắc lắc đầu, và muốn nói điều gì đó nhưng lại thôi. Mãi một lúc sau, ông mới nói một câu:- Chị hãy mau đưa anh ấy đến bịnh viện đi. - Tại sao?Bác sĩ Bành không trả lời, mà chỉ day lại nhìn Vĩnh Trọng đang nằm trên giường. Vĩnh Trọng lại viết mấy chữ ra giấy cho ông ta xem. Ông ta tiếp lấy tờ giấy, xem một lúc, rồi đưa bàn tay trái lên bịt lấy miệng mình trong khi đôi mắt ông ngước nhìn lên trần nhà đăm đăm mà chẳng nói lời nào. - Vĩnh Trọng viết gì thế?Tôi đưa tay ra đoạt lấy tờ giấy trên tay bác sĩ Bành. Nhưng ông ta chẳng hề chống lại. Tôi nhìn vào tờ giấy, thấy có mấy chữ như sau: “Hãy nói sự thật cho nàng biết đi”. Tôi ngước lên, nhìn bác sĩ Bành và bảo:- Bác sĩ hãy nói đi. Anh ấy bị bịnh gì thế?- Anh ấy sắp sữa phải từ giã cõi đời này, chỉ trong vòng hai hôm nữa thôi. Giọng nói của tôi lạc hẳn đi:- Không có cách gì điều trị được sao? Bác sĩ bất lực à?Bác sĩ Bành cúi đầu và chẳng nói gì. Tôi khẩn khoản nói với ông ta:- Bành bác sĩ! ông cần bao nhiêu tiền? Tôi sẵn sàng đưa cho ông... chỉ cần cứu sinh mạng cho anh ấy. Bác sĩ Bành trầm ngâm một lúc lâu mới nói:- Chứng bịnh của anh ấy hiện nay vẫn chưa có thuốc nào để trị cả... Anh ấy bị bịnh ung thư. - Ung thử Vừa nói xong tiếng ấy, tôi có cảm tưởng như mình sắp ngất xỉu đi. Tôi đứng chết lặng như khúc gỗ, tờ giấy trên tay tôi rơi xuống đất. Bác sĩ Bành nói tiếp:- Đáng lẽ tôi không nên nói ra cho chị biết làm gì. Năm trước đây, anh ấy đã đến phòng mạch của tôi để khám bịnh thì tôi phát giác ra anh ấy bị chứng bịnh đó. Anh ấy đã yêu cầu tôi hãy giữ bí mật dùm, chớ nên tiết lộ cho bất cứ một ai biết cả. Tôi khẽ gật đầu, biểu lộ là tôi đã hiểu rõ cái ý của ông ta. Nhưng thật là bất hạnh, lời tiên liệu của Bành bác sĩ rất linh nghiệm. Sinh mạng của Vĩnh Trọng chỉ kéo dài không quá 24 tiếng đồng hồ thì chàng đã từ giã cõi đời. Tôi không hiểu mạng vận của con người có phải do một vị thần làm chủ hay không. Nếu quả thật như thế thì vị thần ấy lại chẳng nhân từ đối với tôi chút nào. Tôi đã can tâm làm vợ lẽ của Vĩnh Trọng, thế mà cái quyền lợi đó cũng bị vị thần ấy đoạt mất đi. Tôi là một con người lương thiện, tại sao vị thần ấy lại quá tàn nhẫn đối với tôi như thế? Tại sao ông không đoạt lấy tính mạng của tên bất lương tội lỗi Vũ Bội đi, mà lại nỡ đoạt lấy tính mạng của một người hiền lành như Vĩnh Trọng?