Trong câu 1 chương 3, Na-ô-mi nói với Ru-tơ rằng bà mong muốn Ru-tơ tìm được sự nghỉ ngơi, phước hạnh. Chúng ta cũng đã thấy đây là hình ảnh về sự quan tâm đến những người thân yêu, những người xung quanh chúng ta, hầu cho chúng ta có thể tìm được sự nghỉ ngơi cho họ. Sự nghỉ ngơi mà Na-ô-mi muốn Ru-tơ có đó là tìm được một mái ấm gia đình, một người chồng, có được sản nghiệp. Mùa gặt đã chấm dứt, Ru-tơ không còn mót lúa trong ruộng của Bô-ô nữa bởi vì không còn có lúa để mót. Bây giờ hi vọng điều xảy đến cho Ru-tơ sẽ tốt hơn việc tiếp tục thân góa bụa của nàng, sống với mẹ chồng cũng góa bụa. Vì vậy bà có một kế hoạch qua đó bà sẽ tìm được một hoàn cảnh tốt hơn cho Ru-tơ.Dĩ nhiên, hình bóng ở đây là chúng ta tìm kiếm sự sống đời đời cho những người mà chúng ta quan tâm đến. Ðây là sự nghỉ ngơi mà chúng ta muốn những người thân yêu của chúng ta có được. Chúng ta thấy họ sống trong sự đau khổ, cố gắng tìm kiếm sự vui vẻ tạm bợ trong đời sống nầy. Chúng ta biết rằng chỉ có cách duy nhất để được nghỉ ngơi đó là dựa vào cánh tay của Chúa Cứu Thế Giê-xu, yên nghỉ dưới sự chăm sóc quyền năng của Ngài. Ðiều đó có được chỉ khi nào họ được sanh lại, chỉ khi nào họ không còn tìm kiếm mối tương quan giữa họ với Chúa bằng sự cố gắng của chính họ mà chỉ giao thác đời họ cho Chúa Cứu Thế Giê-xu.Chúng ta tiếp tục câu 2 thì sẽ thấy rõ kế hoạch của bà như thế nào. Như chúng ta đã xem trong bài học vừa rồi thì thấy rằng đây không phải là một kế hoạch mà một người mẹ chồng tiêu biểu nghĩ đến. Ðây là một kế hoạch nguy hiểm, một kế hoạch gom nhóm nhiều sự hiểu lầm, có tính chất xác thịt, có hại. Nhưng bà chọn kế hoạch nầy bởi vì Ðức Chúa Trời hướng dẫn bà. Ngài quan tâm đến sự cao thượng hơn là mối liên hệ giữa Ru-tơ, Na-ô-mi và Bô-ô. Sự quan tâm của Ðức Chúa Trời là dạy về lẽ thật thuộc linh. Khi kế hoạch nầy được mở ra trước mắt, chúng ta sẽ thấy sự đẹp đẽ tuyệt vời của lẽ thật thuộc linh chảy tràn ra từ kế hoạch nầy.Tôi hi vọng rằng khi chúng ta học bài học nầy bạn sẽ dành thì giờ đọc qua sách Ru-tơ, để những câu nầy sẽ nằm trong trí của bạn. Khi bạn suy nghĩ về những câu đó bạn sẽ cố gắng nghĩ ra những áp dụng thuộc linh, bởi vì qua cách nầy Ðức Chúa Trời sẽ nuôi dưỡng đời sống tâm linh của bạn. Ngài không chỉ làm cho bạn buồn cười bằng một câu chuyện tình thú vị để bạn có thể nói rằng, "Ồࡠtôi biết về câu chuyện đó, tôi biết Ru-tơ, Na-ô-mi..." Nhưng thật ra qua câu chuyện nầy bạn có thể nói rằng bởi vì Ru-tơ nói vậy, Bô-ô nói như thế, nên tôi học thêm được về sự cứu rỗi lạ lùng mà Ðức Chúa Trời ban cho tôi.Ở đây Na-ô-mi nói với Ru-tơ trong câu 2, "Vả, con đã theo các tớ gái của Bô-ô, mà người ấy vốn là bà con của chúng ta. Chính đêm nay người phải đi sảy lúa mạch nơi sân đạp lúa người. Hãy tắm rửa, xức dầu và mặc quần áo, rồi đi xuống sân đạp lúa; nhưng trước khi người chưa ăn uống xong, con chớ làm cho người nhận biết mình. Khi người nằm ngủ, hãy để ý xem người nằm nơi nào; rồi đi dỡ mền dưới chơn người và nằm xuống chính người sẽ nói điều gì con phải làm. Nàng thưa rằng: Mọi điều mẹ đã nói với con, con sẽ làm". Ru-tơ đã được Bô-ô biết nhiều, ông cũng đã tỏ ra quan tâm đến nàng. Chúng ta gom góp được từ trong ngôn ngữ của sách Ru-tơ, rất có thể Bô-ô là một người đã già. Có lẽ ông đã già bằng Ê-li-mê-léc, là anh em ruột hay anh em họ của Ê-li-mê-léc, cha chồng của Ru-tơ, dĩ nhiên Ru-tơ là đàn bà góa còn trẻ. Na-ô-mi bắt đầu thấy rằng không chỉ là một sự quan tâm ngẫu nhiên giữa hai người nầy là Ru-tơ và Bô-ô, vì vậy bà nghĩ ra một ý kiến. Bà bảo Ru-tơ tỏ cho Bô-ô biết nàng sẵn sàng làm đầy tớ của Bô-ô, không phải là đầy tớ như những đầy tớ khác, mà sẽ lập gia đình với Bô-ô.Về mối liên hệ giữa chồng và vợ, Kinh Thánh nói rằng: Vợ phải thuận phục chồng. Ðức Chúa Trời đã ra luật lệ nầy để chúng ta có sự đằm thắm trong gia đình. Phải có một người đứng đầu trong gia đình và tình cờ Ngài chọn người đàn ông làm chủ gia đình. Nằm dưới chân của Bô-ô khi ông đang ngủ bày tỏ rằng nàng sẵn sàng phục vụ ông như là chúa của mình đến hết cuộc đời. Sau trận chiến, người chiến thắng thường đạp chân trên cổ của kẻ thua trận để tỏ ra rằng người đó đã đánh bại kẻ thù mình. Ru-tơ sẽ cho Bô-ô biết rằng nàng sẵn sàng thuận phục ông. Vì vậy, nằm dưới chân của Bô-ô, Ru-tơ có ý nói rằng tôi sẵn sàng làm vợ của ông.Như tôi đã nhấn mạnh trong bài học vừa rồi, Ru-tơ là một người đàn bà đức hạnh. Không có sự ám chỉ về tình dục ở đây, không có ý kiến cho rằng Ru-tơ gợi ý: "Chúng ta có thể có quan hệ tình dục trước khi đám cưới". Ðó là sự gớm ghiếc, đó là tà dâm, điều đó đi ngược lại với tất cả những lời dạy trong Kinh Thánh. Tội lỗi đó lan tràn và nhân lên nhiều trong thời đại nầy, rất phổ biến nhưng không phải vì vậy mà không phải là tội. Bất cứ sự liên hệ tình dục nào trước hôn nhân là tà dâm. Không có chuyện làm vợ chồng thử, không có ám chỉ loại quan niệm như thế ở đây. Na-ô-mi đã đề xuất điều nầy và Ðức Chúa Trời sẽ dùng nó để minh họa một lẽ thật thuộc linh rất sâu sắc tuyệt vời.Bà nói với Ru-tơ: "Con sửa soạn cho sạch sẽ, mặc đồ tốt nhất của con, Bô-ô rất bận rộn trong sân đạp lúa của ông, tối nay ông sẽ rất mệt mõi". Na-ô-mi biết rằng Bô-ô thường ngủ lại sân đạp lúa, ông làm việc cả ngày và ngủ lại đó để qua bữa sau có thể làm việc sớm. "Khi ông nằm ngủ, con xem chừng ông nằm ở đâu, rồi nhẹ nhàng dỡ mền ông ra để nằm dưới chân. Ông sẽ khám phá ra con ở đó và nhận biết ý của con muốn nói rằng: tôi muốn trở nên vợ của ông, tôi muốn phục tùng ông, rồi mẹ và con sẽ đợi xem điều gì sẽ xảy ra". Na-ô-mi có thể nghĩ đến một người bà con khác để nhờ họ nói với Bô-ô rằng bà muốn ông cưới Ru-tơ, nhưng Ðức Chúa Trời hướng dẫn Na-ô-mi trong việc nầy để có điều muốn nói với chúng ta.Trước hết, chúng ta đọc trong câu 3, Na-ô-mi nói với Ru-tơ: "Hãy tắm rửa, xức dầu và mặc quần áo...". Câu nói nầy rất nặng, ám chỉ bình thường Ru-tơ không được sạch sẽ. Na-ô-mi muốn nói, trước khi đi con nên tắm rửa, không thôi người khác sẽ ngửi thấy mùi hôi của thân thể con. Ðây không phải là điều mà chúng ta mong đợi trong một câu chuyện tình. Na-ô-mi nên nói với Ru-tơ như thế nầy: "Con hãy sửa soạn cho đẹp, xức dầu cho thật thơm", nhưng bà nói "Hãy tắm rửa", thấy không hay chút nào phải không? Nhưng bạn biết không? Ðức Chúa Trời chọn ngôn ngữ và hướng dẫn Na-ô-mi nói câu nầy bởi vì có một lẽ thật thuộc linh sâu hơn.Hãy nhớ, đại ý trong câu 1 cho chúng ta biết rằng Na-ô-mi muốn tìm một sự nghỉ ngơi cho Ru-tơ để nàng sẽ được phước hạnh. Nói theo thuộc linh, bà tìm kiếm sự cứu rỗi cho Ru-tơ để nàng có sự sống đời đời. Câu "Hãy tắm rửa" là một cách nói khác chỉ về cùng một vấn đề. Ðể được sự cứu rỗi, tội lỗi của chúng ta phải được rửa sạch. Chúng ta đọc trong Giăng chương 3, Chúa Giê-xu nói với Ni-cô-đem "Các ngươi phải sanh lại", "Nếu một người chẳng sanh lại thì không thể thấy được nước Ðức Chúa Trời". Chúa Giê-xu nói với Ni-cô-đem một cách dứt khoát: Ðể tìm được sự nghỉ ngơi, để được phước hạnh cho linh hồn của mình, ngươi phải được sanh lại. Ðó là một cách nói khác để nói rằng: "Ni-cô-đem, tội lỗi của ngươi phải được rửa sạch".Trong Ê-xê-chi-ên 18, khi Ðức Chúa Trời đến với dân tộc Do thái để nói với họ rằng họ đang ở dưới sự phán xét của Ngài bởi vì tội lỗi của họ, cuối cùng trong câu 31 Ngài nói: "Hãy liệng xa các ngươi mọi sự phạm pháp mà tự mình đã làm. Hãy làm cho mình lòng mới và thần mới; vì, hỡi nhà Y-sơ-ra-ên, làm sao mà các ngươi muốn chết?" Nói cách khác, Ngài nói rằng các ngươi đã phạm tội chống nghịch ta và cách duy nhất mà các ngươi được sửa sai lại đó là có một tấm lòng mới, một tâm linh mới. Chúa Giê-xu cũng nói với Ni-cô-đem giống như vậy, ngươi phải được sanh lại, những gian ác ngươi cần phải được tẩy sạch.Khải huyền 19:7 nói về hôn lễ của cô dâu và Chiên Con là tuyệt đỉnh của lòng ước mong khi sự cứu rỗi của chúng ta được hoàn tất. Chúng ta bước vào với Chúa Cứu Thế hoàn toàn vì chúng ta thuộc về Ngài, Ngài đã mua chuộc chúng ta bằng chính huyết của Ngài. "Chúng ta hãy hớn hở vui mừng, tôn vinh Ngài; vì lễ cưới Chiên Con đã tới, và vợ Ngài đã sửa soạn, đã cho người được mặc áo sáng láng tinh sạch bằng vải gai mịn (vải gai mịn tức là công việc công bình của các thánh đồ).". Bạn thấy ngôn ngữ nầy gần như song song với Ru-tơ 3:3 phải không? Na-ô-mi bảo Ru-tơ hãy tắm rửa và mặc quần áo vào, bà nói rằng con phải sửa soạn bởi vì con sắp đề nghị một cuộc hôn nhân.Ðám cưới mà Ðức Chúa Trời quan tâm không phải là đám cưới của Bô-ô và Ru-tơ. Ðám cưới Ðức Chúa Trời nghĩ đến trong phân đoạn nầy là đám cưới của một người chưa được cứu với Chúa Cứu Thế Giê-xu. Khi được cứu, chúng ta trở thành cô dâu của Chúa Cứu Thế, lúc mà sự cứu rỗi của chúng ta được hoàn tất thì chúng ta sẽ thành hôn cùng Chúa Giê-xu đời đời. Chúng ta phải được sửa soạn trước khi bắt đầu có mối liên hệ trong hôn nhân, chúng ta phải được rửa sạch, nhưng làm sao để được rửa sạch? Dĩ nhiên, bởi phó thác đời sống mình hoàn toàn vào Chúa Cứu Thế Giê-xu là Cứu Chúa của chúng ta, Ngài là Ðấng duy nhất có thể rửa sạch tội lỗi của chúng ta. Kinh Thánh nói trong Tít 3:5, "sự rửa về sự lai sanh và sự đổi mới của Thánh Linh", nghĩa là sự sanh lại, đây là hành động của Ðức Thánh Linh trong việc rửa sạch tội lỗi của chúng ta. Ê-phê-sô 5:27, Ðức Chúa Trời nói về sự rửa dùng Lời, khi Lời của Ðức Chúa Trời đụng đến lòng của chúng ta, Ngài làm cho chúng ta được tinh sạch khỏi tội lỗi mình. Trừ khi chúng ta được rửa sạch, chúng ta không thể có được mối liên hệ với Chúa Cứu Thế Giê-xu, chúng ta không thể làm cô dâu của Ngài. Dĩ nhiên, Ngài là Ðấng rửa sạch tội lỗi của chúng ta.Chúng ta đọc tiếp "... xức dầu...", Na-ô-mi bảo Ru-tơ xức dầu thơm để Bô-ô sẽ ngửi được mùi thơm phảng phất đó. Ðiều nầy cũng có lý, nhưng nếu nói theo nghĩa thuộc linh, chúng ta phải được xức dầu, trở nên thầy tế lễ cho Ðức Chúa Trời. Trong Cựu ước, trước khi một người lên ngôi vua thì sẽ được xức dầu, khi thầy tế lễ được phong chức thì cũng được xức dầu. Giống như vậy, khi được cứu, chúng ta được xức dầu bởi Ðức Thánh Linh để có đủ tư cách: là thầy tế lễ cầu thay cho người khác trước mặt Ðức Chúa Trời, là tiên tri rao giảng Lời của Ðức Chúa Trời đến với người khác, và là vua vì chúng ta không chỉ cai trị thân thể của chúng ta mà thôi mà chúng ta cũng cai trị vương quốc của Sa-tan nữa. Vì vậy, rất cần thiết cho chúng ta được xức dầu để trở nên cô dâu của Chúa Cứu Thế.Tiếp tục: "... và mặc quần áo", chúng ta có thể dựa vào câu nầy để cho rằng Na-ô-mi bảo Ru-tơ mặc quần áo tốt nhất vào. Dĩ nhiên, theo ý nghĩa thuộc linh, có một loại quần áo nhất định mà chúng ta phải mặc để có thể bước vào tiệc cưới. Bạn có nhớ? Chúa Giê-xu kể thí dụ về một người mở tiệc cưới và mời khách đến dự, khi tất cả mọi người đã vào phòng tiệc thì có một người bị loại ra bởi vì người đó không có áo lễ và bị quăng vào địa ngục. Loại quần áo lễ gì mà chúng ta cần phải có để có thể bước vào tiệc cưới? Ðó là áo công bình của Chúa Cứu Thế. Cần phải có sự công bình của Chúa đậy lên chúng ta, chỉ lúc đó chúng ta mới có thể bước vào phòng tiệc. Nếu chúng ta có loại áo nào khác, nếu chúng ta cố gắng tạo mối liên hệ với Chúa bởi việc lành, bởi việc làm cao thượng của chúng ta, những điều đó không đem chúng ta vào thiên đàng được. Chúng ta sẽ bị quăng vào địa ngục, chúng ta vẫn còn ở dưới luật pháp và luật pháp sẽ xét xử chúng ta.Ðể được vào tiệc cưới cần thiết phải có quần áo mà Ðức Chúa Trời ban cho chúng ta, đó là sự công bình của Chúa Cứu Thế. Sự công bình của Ngài trở nên sự công bình của chúng ta, rồi chúng ta sẽ bắt đầu làm việc công bình bởi vì sự công bình của Ðức Chúa Trời đã áp đặt trên chúng ta. Trước hết, Ngài ban cho chúng ta một tâm linh mới và trong tâm linh mới nầy chúng ta sẽ bắt đầu sống một cách sống làm vinh hiển danh Chúa. Câu 3, "rồi đi xuống sân đạp lúa; nhưng trước khi người chưa ăn uống xong, con chớ làm cho người nhận biết mình". Theo sự kiện lịch sử, Na-ô-mi nói với Ru-tơ: "Ðừng làm cho Bô-ô ngạc nhiên tại sao con lên đó, đừng đứng cà kê ở đó trong bộ quần áo tốt nhất của con để cho người thấy con và không hiểu tại sao. Chỉ đứng xa xa đâu đó và xem chừng người đang làm gì, đợi đến khi người ăn uống xong và nằm ngủ, hãy để ý xem người nằm nơi nào, sau đó khi trời tối con sẽ không bị nhầm lẫn để có thể đến nằm dưới chân của người". Khi nào thì Ru-tơ sẽ tỏ mình ra cho Bô-ô biết? Ðến khi ông ăn uống xong, đó là theo sự kiện lịch sử, nhưng ý nghĩa thuộc linh là gì?Cho đến khi Chúa Cứu Thế ăn uống xong chúng ta không làm cho Chúa nhận biết rằng chúng ta mong muốn cuộc hôn nhân với Ngài. Ngài phải ăn và uống gì để có thể trở nên Cứu Chúa của chúng ta rồi sau đó chúng ta mới được Ngài nhận diện? Chắc chắn, trước khi Chúa Giê-xu lên thập tự giá Ngài không thể là Cứu Chúa của chúng ta. Ngài cần phải lên thập tự giá, nếu không sẽ không có sự cứu rỗi. Dĩ nhiên, chúng ta phải nhớ rằng thập tự giá nằm ngoài thời gian. Những người sống trong thời Cựu Ước cũng được cứu bởi vì họ dự phần trong sự thực tế của thập tự giá. Họ được cứu sau thập tự giá trong ý nghĩa thập tự giá với tới thời điểm bắt đầu thời gian.Vì vậy trong ý nghĩa thật, những người được cứu không ai được Chúa Cứu Thế nhận diện cho đến khi Ngài kinh nghiệm sự chịu khổ của thập tự giá. Chúa Cứu Thế là trái đầu mùa của những kẻ ngủ và chúng ta theo gót chân của Ngài. Bài học tới chúng ta sẽ xem xét câu: "... trước khi người chưa ăn uống xong, con chớ cho người nhận biết mình."