UNG CHÍNH
- 2 -
Anh em như vậy

    
ới cách sắp đặt tinh tế của Khang Hy, Dận Chân là vị hoàng đế thứ năm của đế quốc Đại Thanh, là Ung Chính. Nhưng số phận mang tính bi kịch của Dận Chân là ở chủ định này: Không có cách sắp đặt tinh tế của Khang Hy, Dận Chân không thể là hoàng đế, và cũng chính vì sách sắp đặt tinh tế đó, Dận Chân hết sức không thoải mái.
Ngay từ đầu, mọi người hoài nghi, cho rằng Dận Chân lên ngôi là bất chính. Vì quyết định của Khang Hy không được tự Khang Hy tuyên bố, mà do Long Khoa Đa tuyên bố. Theo hồi ức của Ung Chính, lúc Khang Hy bệnh nặng, vì Dận Chân thay mặt cúng tế ở đàn Nam Giao, nên đang trai giới. Sau khi phụng chiếu về vườn Sướng Xuân, chỉ nghe được Khang Hy nói về bệnh tình, không thấy nói về việc kế vị. Chỉ sau Khang Hy “rồng ngự trên ngai” mới được nghe Long Khoa Đa thuật lại “Hoàng khảo di chiếu”. Vì Ung Chính không được chuẩn bị về mặt tư tưởng, nên “nghe xong là kinh hoàng, ngất xỉu luôn”. Thực là kỳ lạ. Khang Hy “trong lòng đã có dự định” truyền ngôi cho Ung Chính, vì sao không nói thẳng với con, việc gì phải nhờ miệng Long Khoa Đa? Nếu nói là để giữ bí mật thì ngay lúc hấp hối còn bí với mật gì nữa? Huống hồ Long Khoa Đa đã biết thì còn gì là bí mật? Long Khoa Đa là loại người nào, lấy tư cách gì để thay thiên tử tuyên chiếu? Chỉ một mình Long Khoa Đa là đại thần tuyên chiếu, ngộ nhỡ nếu đó là chiếu giả thì sao? Luôn có vấn đề. Đương nhiên, Ung Chính còn nhớ, trước lúc Ung Chính vào vườn Sướng Xuân, Khang Hy đã gặp Doãn Chỉ, Doãn Hựu, Doãn Tự, Doãn Đường, Doãn Nga, Doãn Tường và Long Khoa Đa. Khi Long Khoa Đa tuyên bố: “Tứ a ca nhân phẩm cao quý, rất hiểu ý trẫm, có thể kế thừa đại thống, thay trẫm lên ngôi hoàng đế”. Cũng tức là, biết di mệnh không chỉ có một mình Long Khoa Đa, không có khả năng Long Khoa Đa sửa đổi chiếu. Nhưng những người khác đều biết ai là hoàng đế, duy có người trong cuộc là không biết, ở đây có gì đó hơi kỳ lạ. Một điều kỳ lạ nữa là, trong quá trình đó chỉ được nghe Ung Chính nói, không một ai trong số bọn Doãn Chỉ đứng ra làm chứng.
Chẳng trách, trong lòng mọi người có sự nghi ngờ và nghi ngờ dễ biến thành quỷ ám. Ung Chính tự biết, ngôi vị hoàng đế này có phần “không được rõ ràng”; chẳng phải lễ pháp Hán gia quy định: Lập đích lấy trưởng và truyền thống Đại Thanh là lập vua lấy hiền. Lập trương phải là Doãn Chỉ, lập hiền phải là Doãn Tự. Không có điều nào hợp với Dận Chân. Chẳng trách, sau khi nghe Long Khoa Đa tuyên chiếu, Dận Chân đã “nghe xong thấy kinh hoàng, ngất xỉu luôn”; chẳng trách Doãn Lễ nghe xong cũng “thần sắc căng thẳng như điên dại”. Vì mọi người đều không được chuẩn bị về mặt tư tưởng, còn Ung Chính cũng vờ như chưa được chuẩn bị về tư tưởng.
Đương nhiên, Ung Chính có chuẩn bị. Nhưng trước hết, Ung Chính luôn vờ như không lưu tâm đến ngôi vị lớn (cũng chính từ đó để có tín nhiệm, mưu cầu ngôi vị). Lúc này chỉ còn cách là vờ đến cùng. Nhưng rồi lại dẫn tới điều phiền hà khác: Điều mà mọi người không thể ngờ, bản thân đương sự cũng không thể ngờ, vậy điều gì khiến hoàng đế Khang Hy đã nghĩ tới? Chỉ có một kết luận: Khang Hy cũng chưa nghĩ tới, Long Khoa Đa đã làm chiếu giả. Long Khoa Đa không sao rửa sạch vết nhơ này. Đã không thể nói di chiếu là giả, cũng không có cách gì để chứng minh là thật. Cho nên Long Khoa Đa đã nói: “Ngày Bạch Đế Thành nhận mệnh cũng là ngày chết đã đến”. Long Khoa Đa biết rất rõ, mình sẽ bị phiền hà.
Ung Chính càng bị phiền hà. Ung Chính không chỉ phải chứng minh, người tiên đế chọn là mình, mà còn phải chứng minh sự lựa chọn của tiên đế là chính xác. Biện pháp duy nhất là gắng sức làm việc và trị lý tốt đất nước. Có thể đó cũng là điều Khang Hy kỳ vọng ở Ung Chính. Khang Hy là hoàng đế sáu mươi mốt năm, ngài biết rõ, làm hoàng đế không phải dễ. Khang Hy càng không muốn giang sơn do mình tạo ra lại mất trong tay một kẻ kế vị ham chơi và tắc trách. Điều đó làm cho Khang Hy cảm thấy có được giang sơn không dễ, nên chưa bao giờ dám thờ ơ, buông lỏng. Cách suy nghĩ của Khang Hy là có lý. Nhưng cũng có việc mà Khang Hy chưa nghĩ tới, cách sắp đặt như vậy, sẽ gây thêm phiền hà cho người kế vị: Mọi người không phục. Rất nhiều người nghĩ mãi mà không hiểu: Dựa vào cái gì để Lão Tứ làm hoàng đế? Vì hắn dốc sức làm việc sao?
Thập tứ a ca Doãn Đề là người không phục nhất.
Sau khi là Đại tướng quân vương, suy nghĩ của Doãn Đề đã khác trước. Quan hệ giữa Doãn Đề và tập đoàn Doãn Tự cũng mất đi nhiều: Trước kia Doãn Đề thường ủng hộ Doãn Tự, lúc này Doãn Tự lại ủng hộ Doãn Đề. Doãn Đường là can tướng của tập đoàn Doãn Tự đã công khai tạo dựng dư luận, nói Doãn Đề “tài đức song toàn, trong anh em tôi không ai bằng, sau này tất đại quý”. Miệng nói mình không bằng, là muốn đề cao Doãn Đề, hạ thấp Dận Chân. Doãn Đề cũng thường xuyên liên lạc với Doãn Đường, còn nói: “Phụ hoàng tuổi cao, lúc thế này lúc thê nọ, nên cho ta biết tin thường xuyên”. Bề ngoài thì ra vẻ quan tâm đến sức khỏe phụ hoàng, nhưng thực chất là sợ phụ hoàng bệnh nặng, không kịp về kinh thành đoạt ngôi vị. Doãn Đề một mặt chỉ huỵ quân chiến đấu, mong có được chiến công, làm vốn về mặt chính trị; mặt khác chiêu hiền nạp sĩ, chuẩn bị về mặt dư luận, chuẩn bị về mặt tổ chức giúp việc đăng cơ sau này. Lúc bấy giờ, xã hội rộ lên chuyện “Thập tứ gia lễ hiền đãi sĩ”, còn có người tên Trương Khải nói Doãn Đề: “Nguyên Vũ mà nắm quyền, quý không kể hết”. Tóm lại, câu nói Thập tứ gia kế thừa đại thống đã lan truyền khắp thiên hạ.
Sau này, cách nói trong dân gian càng truyền càng khác với nguyên bản. Một cách nói là: Lúc Khang Hy bị bệnh “giáng chỉ triệu Doãn Đề về kinh, Long Khoa Đa đem giấu đi, ngày tiên đế lên trời, Doãn Đề không đến, Long Khoa Đa truyền chỉ lập đương kim (Ung Chính)”. Lời nói này chỉ có thể lừa được dân chợ búa. Long Khoa Đa là loại người nào? Long Khoa Đa không phải là Tào Tháo, một tay che trời, có thể “ép thần tử lệnh chư hầu”. Khang Hy muốn triệu ai, Long Khoa Đa làm sao mà ngăn nổi? Khang Hy muốn truyền ngôi cho ai, Long Khoa Đa làm sao mà thay được? Giao tiếp đế vị lại không phải chuyện đùa, lý đâu lại có chuyện người dự định không có mặt, tạm thời có thể thay bằng “nhân viên dự bị”? Cách nói đó không chỉ để hạ thấp Ung Chính mà còn là xem thường Khang Hy.
Một cách nói nữa, cũng chỉ có thể để lừa dân chợ búa, nói nguyên bán của di chiếu là Truyên vị Thập tứ tứ Dận Trinh (Dận Trinh là một tên khác của Doãn Đề), đã bị Ung Chính và Long Khoa Đa sửa đổi thành “Truyền vị cho tứ tử Dận Chân”. Đúng là không khéo thì không thành sách. Một là “Thập tứ tử”, một là “Tứ tử”; một là “Dận Trinh”, một là “Dận Chân”. Trinh đổi thành Chân, thập đổi thành vu (cho) còn khả dĩ. Rất tiếc, người tạo ra sách sửa đổi này lại không hiểu hết quy chế của vương triều Đại Thanh. Theo quỵ chế đó, đàng trước phải có chữ hoàng. Dận Chân không thể viết thành “Tứ tử”, phải viết là “hoàng Tứ tử”, Dận Trinh cũng không thể viết là “Thập tứ tử”, mà phải viết là “hoàng Thập tứ tử”. Và cứ vậy mà sửa thì chiếu thư sẽ thành “truyền vị hoàng cho Tứ tử”, không ai hiểu được… Hơn nữa, đây là triều Thanh, không phải triều Minh. Chiếu thư truyền ngôi ngoài văn bản Hán văn còn có văn bản Mãn văn. Ung Chính cũng thế, Long Khoa Đa cũng thế, có thể sửa đổi văn bản bằng chữ Hán, không thể thay đổi văn bản bằng chữ Mãn.
Rõ ràng, cách dựng chuyện Ung Chính cướp ngôi của Doãn Đề là không có chứng cứ. Nhưng nhiều người lại cho rằng ngôi vị hoàng đế phải được truyền cho Doãn Đề. Và cứ như vậy thì khó mà tránh khỏi xung đột giữa giữa Doãn Đề và Ung Chính.
Doãn Đề là người rất có chí khí. Ung Chính nói Doãn Đề “khí ngạo tâm cao”, đúng như vậy. Năm đó, Khang Hy chê trách Doãn Tự, Doãn Đề đã xuất hiện đòi sự công bằng, lúc này thì bảo toạ của mình bị lão ca cướp mất, tự nhiên cả người đã hừng hực, nóng ran lên.
Thế là Doãn Đề đã hết sức vô lễ với Ung Chính. Sau khi Khang Hy băng hà, Ung Chính hạ lệnh Doãn Đề về kinh, khóc trước linh cữu. Ung Chính có ỹ đoạt lại binh quyền, tránh việc Doãn Đề có thể dấy binh làm loạn ở tây bắc. Nhưng việc đứa con có hiếu bận rộn vì tang lễ thì không ai phản đối. Việc đầu tiên của Doãn Đề vào kinh là đến bái yết Đại Hành hoàng đế (hoàng đế vừa qua đời, chưa có thuỵ hiệu vẫn gọi là Đại Hành hoàng đế) đến Tử cung (đặt linh cữu của hoàng đế), Ung Chính cũng có mặt ở đó. Nhưng Doãn Đề chỉ khóc lóc trước linh cữu mà không bái lạy vua mới. Ung Chính tỏ ra rộng lượng, vì không muốn căng thẳng với người anh em vừa về ngay trong tang lễ, sợ gây ảnh hưởng xấu. Ung Chính liền đến gặp nhưng Doãn Đề vẫn không có phản ứng gì. Một thị vệ người Mông Cổ tên là Lạp Tích ở cạnh, bước ra dàn hoà, hắn kéo Doãn Đề đến hành lễ trước hoàng đế. Doãn Đề nổi giận, trách mắng Lạp Tích, còn làm khó cho Ung Chính. Doãn Đề nói, đệ là em của hoàng thượng, còn hắn chỉ là tên nô tài hạ tiện. Nô tài thượng cẳng chân hạ cẳng tay với vương gia là thể thống gì đây? Nếu đệ sai lầm, xin hoàng thượng xử trị. Nếu đệ không sai, mong hoàng thượng giết Lạp Tích để giữ quốc thể.
Như vậy là muốn tìm cớ để gây sự, đương nhiên Ung Chính không thể nhẫn nhịn. Nhẫn nhịn Doãn Đề sẽ mất hết thể diện, thể thống đất nước cũng sẽ mất hết. Từ thời Tây Chu đến Đại Thanh, thể thống Trung Quốc luôn là lễ trị, không gì vượt khỏi chữ “Lễ”. Dù là thiên tử ngự ở cửu trùng cũng không được phạm lễ. Thất lễ tức là thất đức. Thất đức, vua sẽ mất nước, thần sẽ mất tước. Vì vậy, không hề nể nang, Ung Chính xoá bỏ tước vương của Doãn Đề. Vương của Doãn Đề vốn là “vương giả” nên xoá đi cũng phải. Trước khi được phong vương, Doãn Đề chỉ là Bối tử. Tước vương bị bỏ, Doãn Đề chỉ còn là Bối tử, tước vị đứng hàng thứ tư(1). Vào năm thứ tư (1726), Ung Chính lại phải cách bỏ tước vị đó. Mãi sau khi Càn Long lên ngôi, Doãn Đề mới được phóng thích. Năm Càn Long thứ hai (năm 1737), Doãn Đề được phong là Phụ Quốc công; năm thứ mười hai (năm 1747), tấn tước Bối lặc; năm thứ mười ba (năm 1748), phong là Tuân Quận vương. Vị đại tướng quân vương hiển hách một thời giờ cũng chỉ như một đoá hoa quỳnh.
Sau khi bị mất tước vương, Doãn Đề còn được phái đến Tuân Hoá giữ lăng Khang Hy. Thực tế là bị giam lỏng ở đây mười ba năm. Đây cũng chỉ là biện pháp khi không có biện pháp nào. Doãn Đề là anh em cùng mẹ với Ung Chính, cũng là địch thủ sống chết với Ung Chính, tha không được, dùng không xong. Giết Doãn Đề dư luận không cho phép và sẽ ăn nói với thái hậu ra sao; nếu dùng, hắn sẽ làm loạn, không chịu hợp tác. Để hắn nhàn nhã ở kinh thành cũng không xong. Tiếng hô Doãn Đề nối ngôi còn rất mạnh, tất sẽ có người muốn dựa vào hắn, hiến kế cho hắn, xuôi ngược vì hắn, giúp hắn xuất đầu lộ diện, không khéo lại hình thành “đảng đối lập”. Nên biện pháp tốt nhất là, phái hắn ra Cảnh lăng (lăng Khang Hy), cách biệt với đời, hết đường quậy phá.
Doãn Đề bị đưa ra Tuân Hoá, Doãn Đường bị đưa lên tây bắc. Ung Chính luôn xem thường Doãn Đường, nói là “văn tài võ lược đều không có”. Khang Hy gần như cũng không thích Doãn Đường, tận năm hai mươi sáu tuổi mới được phong là Bối tử, còn Doãn Kỳ - người anh cùng mẹ, năm mười bảy tuổi đã được phong là Bối lặc. Lúc Doãn Đường được phong là Bối tử, Doãn Kỳ lại được phong là Thân vương, cao hơn Doãn Đường hai bậc. Tuy cùng một mẹ sinh ra, nhưng tính cách hai người khác hẳn nhau. Doãn Kỳ đôn hậu lương thiện, được Khang Hy yêu quỷ. Doãn Đường hoàn toàn không yên phận, là can tướng trong tập đoàn Doãn Tự, luôn quay ngang quay ngửa, sinh chuyện thị phi, đương nhiên, Khang Hy sẽ không tha. Sinh mẫu Doãn Đường là Nghi phi Quách Lạc La thị (tức là một vai diễn do Đặng Tiệp đóng, trong bộ phim truyền hình dài tập Khang Hy vi hành chiếu trên vô tuyến), người này cũng cậy được sủng ái mà kiêu ngạo. Lúc Khang Hy qua đời, Nghi phi đang ngồi trên sập mềm, đã chạy thẳng đến Linh đường, qua mặt Đức phi (sinh mẫu Ung Chính), Ung Chính đã thấy không vui. Về sau lại tỏ ra không thức thời, ra vẻ là mẫu phi trước mặt Ung Chính - vị hoàng đế vừa nối ngôi, Ung Chính lại càng không vui. Từ đó có thể hiểu, với địa vị tôn quý, có uy vọng nhất định trong tôn thất, nếu Nghi phi liên kết với con, mưu đồ làm loạn sẽ rất khó xử.
Thế là Ung Chính phải quản cả hai việc, tả hữu cùng giương cung, nhắm vào cả hai mẹ con. Vào ngày mùng ba tháng mười hai (Khang Hy qua đời được hai mươi hai ngày), Ung Chính tìm ra mấy sai sót để trị tội ba tên thái giám bên cạnh Nghi phi: Trương Khởi Dụng đày ra vùng đất Lỗ làm ruộng, Lý Tận Trung đày ra Vân Nam làm khổ sai, Hà Ngọc Trụ ra vùng biên cằn cỗi, sung quân. Như vậy, là đánh chó còn ngó chủ nhà. Cùng tháng, Doãn Đường được lệnh ra đại doanh tây bắc. Doãn Đường xin được lưu lại trong vòng một trăm ngày khi phụ hoàng băng hà, nhưng Ung Chính không chuẩn y, buộc phải lên đường ngay. Sau khi đến tây bắc, Doãn Đường được sắp xếp ở Đại Thông (phía đông nam huyện Đại Thông, Thanh Hải). Một ngôi thành đơn độc, binh sĩ không nhiều, nói là để bảo vệ, nhưng thực tế là giám sát. Cứ thế cho đến tháng hai, năm thứ mười hai (năm 1724), Doãn Đường bị người Tông nhân phủ tham tấu, nói là “chống lại quân pháp, bừa bãi nơi biên cương”, đáng phải cách bỏ tước vị Bối tử. Thực chất là buộc Doãn Đường phải sung quân.
Đối với Doãn Nga, Ung Chính cũng không nể tình. Năm thứ nhất (năm 1723), lãnh tụ tôn giáo Triết Bố Tôn Đan Ba Hồ Thổ Khắc Đồ của Ca Nhĩ Ca, Mông Cổ đến Bắc Kinh bái yết linh đường Khang Hy, không lâu sau bị bệnh chết. Triết Bố Tôn Đan Ba là hoàng giáo (Phật giáo truyền vào Tạng), là một trong bốn vị Phật sống, cùng với ba vị Phật sống khác chia nhau nắm giữ việc giáo hội ở một khu. Đạt Lai nắm Tiền Tạng, Ban Thiền nắm Hậu Tạng, Triết Bộ Tôn Đan Ba nắm vùng Mạc Bắc (Ngoại Mông), Chương Gia nắm Mạc Nam (Nội Mông), tất cả thuộc triều đình nhà Thanh. Một vị lãnh tụ dân tộc chính giáo hợp nhất bị bệnh và mất ở kinh thành, đương nhiên phải cử vương gia đưa tiễn, Ung Chính liền cử Doãn Nga. Doãn Nga không đi, nói là không có tiền mua ngựa, về sau, Doãn Nga đành phải xuất phát, nhưng đi đến Trương Gia Khẩu thì dừng lại. Trước tình hình đó, Ung Chính liền giao việc khó khăn này cho Tổng lý vương đại thần Doãn Tự, lệnh cho để nghị xử. Doãn Tự kiến nghị lệnh gấp để Doãn Nga tiếp tục lên đường, đồng thời trách phạt trương sử Ngạch Nhĩ Kim không chịu khuyên can. Ung Chính lại nói, Doãn Nga không muốn đi, việc gì phải bắt hắn đi? Hắn không chịu nghe lời Ngạch Nhĩ Kim, trách phạt có tác dụng gì? Doãn Tự hết cách, chỉ còn biết mạnh dạn tấu xin cách tước vương của Doãn Nga. Đương nhiên, lần này Ung Chính đã chịu “phê chuẩn”. Doãn Nga bị cách bỏ thế tước Quận vương, điều về giam giữ tại kinh thành, còn bị kê biên gia sản, số kim ngân là hơn sáu mươi vạn lạng, chưa kể đồ trang trí bằng vàng bạc, đất đai và nhà cửa. Có điều, tuy mắc tội hơi sớm, nhưng cũng vì hoạ mà có phúc. Doãn Nga biến thành đồ “chó chết”, từ đó Ung Chính cũng không hạ độc thủ chính trị tiếp. Vì vậy, Doãn Nga được sống đến khi Ung Chính qua đời, còn được Càn Long thả ra, phong là Phụ Quốc công, đến năm Càn Long thứ sáu (năm 1741) mới mất.
Lúc này, Doãn Đề bị giam lỏng ở Tuân Hoá, Doãn Đường bị đưa ra tây bắc, Doãn Nga bị giam cầm ở kinh thành, các phần tử cốt cán của “Bát gia đảng” hết bề động đậy, Ung Chính đã có thể ra tay với Doãn Tự.
Sau hồi suy nghĩ sách hoạch thật chu đáo, Ung Chính mới tấn công Doãn Tự.
Khang Hy vừa qua đời, Ung Chính đã nhiệm mệnh Doãn Tự làm tổng lý sự vụ đại thần, cùng Doãn Tường, Mã Tề, Long Khoa Đa trông nom nội các, như vậy là vượt cấp tấn phong Doãn Tự từ Bối lặc thành Thân vương, kiêm quản lý Phiên viện và bộ Công. Hoằng Vượng - con Doãn Tự được phong là Bối lặc, địa vị cao nhất so với các đứa cháu khác, chỉ thấp hơn con của thái tử bị phế Doãn Nhưng - Hoằng Tích (tước vị Quận vương). Người cậu của Doãn Tự là Cát Đạt Hồn cũng được rước bỏ dòng dõi hạ cấp, nâng thành Kỳ dân, được thế tập chức tá lĩnh. Bè cánh của Doãn Tự như Tô Nỗ, Phật Cách, A Nhĩ A Tùng (con của A Linh A), Mãn Đô Hộ, Đồng Cát Đồ… đều được gia quan tiến tước, bè cánh kéo nhau làm quan, có thể nói, trong lúc Doãn Đề, Doãn Đường, Doãn Nga đang bị công kích thì Doãn Tự cùng vây cánh hoạn lộ thênh thang, lên tận trời xanh.
Vì thế, Ung Chính luôn phải giải thích “lòng dạ Khang Thân vương (Doãn Tự) không thể dùng, còn những người khác luôn có uẩn khúc, không thể không dùng”, uẩn khúc là gì? Nói trắng ra, Doãn Tự là lãnh tụ “đảng phản đối”, nhưng cũng là người có tài. Đối với loại người này chỉ có hai cách, hoặc là đánh hoặc là kéo. Nếu đánh, phải đánh cho tới nơi tới chốn, đánh cho không còn một chiếc răng nào, đánh cho mãi mãi không ngóc đầu lên được. Ngày đầu lên ngôi, Ung Chính chưa có đầy đủ những điều kiện này. Kéo cũng có cái hay của kéo. Và nếu kéo được, lực lượng của mình sẽ thêm mạnh. Nếu không kéo được, thì ít nhất cũng được ổn định mấy hôm, thế cũng tốt.
Với những người hay chơi trò chính trị thì thì không thể không hiểu chính sách này. Đương nhiên Doãn Tự cũng hiểu và hiểu rất sâu. Doãn Tự hiểu, đây là biện pháp cho trước để được sau: Muốn ném thì phải nâng, nâng thật cao rồi mới ném thật mạnh, gọi là trèo cao ngã đau. Doãn Tự được phong vương, bên nhà ngoại đến chúc mừng, phúc tấn (yợ cả) của Doãn Tự Ô Nhã Thị nói, có gì đáng vui đâu mà chúc mừng, biết đâu lại sẽ có một ngày phải mất đầu! về phần mình, Doãn Tự cũng từng nói với các triều thần: “Hôm nay hoàng thượng ra ân, biết đâu ngày mai lại có ý giết?”. Thậm chí A Nhĩ A Tùng không dám nhận chức thượng thư bộ Hình. Vì bộ Hình là chốn thị phi, A Nhĩ A Tùng sợ Ung Chính dùng chức vụ này để giết mình. Cho nên, Ung Chính còn phong quan tiến tước nhưng không ai dám nhận.
Thực tế, Ung Chính đang tìm dịp để chính trị Doãn Tự. Như tháng mười một năm thứ nhất, lúc bàn về tang lễ, Ung Chính nói, không nên quá xa hoa, ý muốn trách Doãn Tự “vờ là hiếu đễ”, lúc tổ chức tang lễ của mẫu phi quá xa xỉ. Việc tang nên đơn giản mới đúng. Nhưng đưa một Thân vương, tổng lý đại thần ra làm vai phản diện, để Doãn Tự mất mặt trước các triều thần, thực tế là đùa giỡn với Doãn Tự, cố ý làm Doãn Tự mất mặt. Nhất là việc vừa mới xảy ra vào hồi tháng chín, càng làm cho Doãn Tự cảm thấy thương tâm và lo ngại. Ung Chính mượn cớ phòng “thay áo” ở thái miếu có mùi dầu mỡ xào nấu để phạt Doãn Tự - chủ quản của bộ Công, quỳ trước thái miếu suốt một đêm. Một việc nhỏ, nhiều lắm là phạt đến trưởng phòng, cớ chi phải phạt đến một vương gia? Rõ ràng là tâm lý nham hiểm và ghen ghét của Ung Chính đã phát tác. Thực dễ thấy, quỳ trước thái miếu, Doãn Tự nhất định đá phải nuốt hết nước mắt vào lòng, bao nỗi chua xót, oan khuất không thể nói ra, bi phẫn đan xen, biết oán trời hay oán người? Đúng, Doãn Tự nghĩ mãi mà không hiểu, là một “hiền vương” được mọi người ủng hộ lại không thể là hoàng đế, ngược lại còn phải hầu hạ một ông chủ lòng dạ ác độc, hẹp hòi?
Đương nhiên, Doãn Tự không thể ngồi chờ chết. Lúc này, chẳng có cách gì để biết Doãn Tự hành động ra sao, giở những trò gì, chỉ biết lúc đó Ung Chính vô cùng bối rối. Về sau, Ung Chính đã giải thích, sở dĩ trẫm không được như phụ hoàng, rời kinh thành ra ngoại ô săn bắn, đều vì Doãn Tự, bọn Doãn Tự “mật kết băng đảng, tích kết tà mưu, gặp việc là sinh sự, bụng dạ khó lường, trẫm muốn phòng tránh, nên mới không ra ngoài”. Một hoàng thượng bị thần hạ làm cho sợ hãi đến như vậy, thì ngày chết chắc không còn xa.
Có thể vì thần kinh Ung Chính quá nhạy cảm. Với lòng nghi kỵ nặng nề thì một làn gió làm ngọn cỏ lay động cũng có thể bị nghi là người khác có dụng ý; một vài sai lầm ngẫu nhiên, cũng được nghi là cố ý, đều do thần kinh quá nhạy cảm, huống hồ ngôi vị hoàng đế của Ung Chính còn có “lai lịch bất minh”! Thực tế, Doãn Tự uy hiếp Ung Chính không nhất định là có âm mưu ám sát hoặc là làm chính biến (đương nhiên cũng không chắc là không có) mà chủ yếu là uy vọng của Doãn Tự quá cao. Tháng mười một năm thứ mười một (năm 1724), Ung Chính từng nói, mỗi khi thẩm vấn Doãn Tự ‘ ‘sắc mặt những người thẩm sát tỏ ra chưa thấy hết sai lầm của Liêm Thân vương”. Tháng tư năm sau lại nói: “Nhìn ý chư vương đại thần, biết Doãn Tự là oan uổng”. Rất nhiều người bất bình thay cho Doãn Tự, cho rằng Ung Chính đả kích không đúng, không thể nói đều là sai lầm của Doãn Tự.
Đương nhiên, trong cuộc đấu tranh giữa Ung Chính và Doãn Tự, Ung Chính luôn bị cô lập. Tấm lòng của chư vương đại thần luôn hướng về Doãn Tự, có điều dám giận nhưng không dám nói. Nhạy cảm như Ung Chính đâu lại không cảm nhận được điều đó? Tháng tư năm thứ mười một, vừa lên ngôi được một năm rưỡi, Ung Chính đã có một đạo thánh chỉ đầy vẻ ấm ức: “Trong các vị đại thần, nếu có một người hoặc minh tấu hoặc mật tấu, nói Doãn Tự hiền hơn trẫm, giỏi đường đối nhân xử thế, có lợi cho xã tác đất nước, trẫm xin nhường ngôi vị ngay lập tức!”. Rõ ràng, nếu không bị bức quá mức, Ung Chính đã không nói những lời hờn dỗi như vậy. Uy vọng, nhân duyên của Ung Chính còn rất lâu mới bằng với Doãn Tự, đây là sự thực không phải bàn cãi.
Ung Chính chỉ còn cách sử dụng pháp bảo duy nhất có trong tay - đặc quyền chuyên chế. Ngày mùng năm tháng giêng năm thứ tư (năm 1726), Ung Chính có thượng dụ, liệt kê một số tội ác của Doãn Tự, gọi là “Liêm Thân vương Doãn Tự cuồng nghịch đã đủ, nếu trẫm còn che giấu, nhẫn nhịn thì không thể nhìn lên vong linh trên trời của Thánh Tổ Nhân hoàng đế”, về phần nội dung tội ác cụ thể thì không có gì. Tháng hai, giáng Doãn Tự làm Dân vương, bắt giam cầm. Tháng ba, hạ lênh đổi tên Doãn Tự là A Kỳ Na, nghĩa là chó. Tháng năm, hạ lênh đổi tên Doãn Tự là Tắc Tư Hắc, nghĩa là lợn^. Đồng thời tuyên bố tội trạng của Doãn Tự, Doãn Đường, Doãn Nga, Doãn Đề trước nội ngoại thần công cùng quân dân Bát kỳ. Doãn Đường được dẫn giải từ tây bắc về Bảo Định, Ung Chính lệnh Trực Lệ tổng đốc Lý Phất “canh giữ”. Lý Phất tiếp đãi Doãn Đường “không bằng loài chó lợn”, Doãn Đường luôn ngất xỉu trong những lúc thời tiết nóng bức. Ngày hai mươi tư tháng tám, Doãn Đường chết ở nơi giam giữ. Mùng một tháng chín, Doãn Tự cũng qua đời. Chỉ cách nhau có sáu ngày, hai anh em đã không còn.
Doãn Tự, Doãn Đường chết không rõ ràng. Thời đó, có người nghi ngờ Lý Phất đã theo ý vua mưu sát Doãn Đường, vì Ung Chính từng muốn Lý Phất “tuỳ ý hành sự”. Ung Chính trách cứ Lý Phất không nói rõ bệnh tình của Doãn Đường, đã hại chết Doãn Đường. Lý Phất có miệng mà khó nói, đành chịu đen đủi. Có điều, đó chỉ là sơ suất nhỏ. Huống hồ, Ung Chính có cách giải thích của Ung Chính, dù là họ đã bị “giết ngầm” (quỷ đến đòi mạng). Còn như có bị giết ngầm hay không, có quỷ mới biết(2).
Đối với cuộc đấu tranh giữa Ung Chính và Doãn Tự, chúng ta rất khó nói ai đúng ai sai.
Bình tâm mà xét, Ung Chính và Doãn Tự đều đủ tư cách làm hoàng đế. Họ đều có lý tưởng, có chí hướng, có năng lực. Năng lực của Ung Chính có thể chứng minh bằng chính tích mười ba năm chấp chính của mình. Những chính tích đó nói rõ, Ung Chính là hoàng đế có tài có khả năng, đó là cơ sở để Khang Hy tạo dựng thịnh thế được tiếp tục và sau này con của Ung Chính là Càn Long kéo dài thêm sáu mươi năm nữa. Năng lực của Doãn Tự có thể chứng minh ở chỗ Ung Chính. Sau khi lên ngôi, nhiều lần Ung Chính đã nói: “Tài năng làm việc của Doãn Tự hơn anh em nhiều, trẫm rất quý”, “luận về tài năng và phẩm hạnh, các đại thần không ai sánh kịp”. Không cần nghe Doãn Tự nói, chỉ cần nhìn Doãn Tự ra sức chính trị tệ nạn, đủ thấy Doãn Tự không phải nhân vật nhàn rỗi.
Tiếc là hoàng đế chỉ có một và không thể luân phiên. Vì vậy, quan hệ giữa họ chỉ có thể là bốn chữ: Anh sống tôi chết. Bất kể là ai làm hoàng đế đều sẽ không tín nhiệm đối phương, đối phương cũng sẽ không phục. Nếu Doãn Tự làm hoàng đế, không bao giờ Doãn Tự nể tình, nhẹ tay với Ung Chính! Trong cuộc đấu tranh giành quyền lực, nhất là quyền lực tối cao - đấu tranh quân quyền, xưa nay chưa hề có cái gọi là nhân từ, nể mặt. Năm đó, Lý Thế Dân giết Lý Kiến Thành, Lý Nguyên Cát, chẳng phải anh em tương tàn sao? Vì sao không thấy ai đưa chuyện? Rõ ràng, chỉ vì “giết em” mà chê trách Ung Chính là không công bằng.
Nhưng, chúng ta vẫn nên đồng tình với Doãn Tự, vì Doãn Tự quá oan uổng.
Cuối cùng thì Doãn Tự phạm tội ác tày trời gì? Đến đoạn hai đời hoàng đế cha con là Khang Hy và Ung Chính phải đả kích và áp chế? Giết người phóng hoả? Tham ô nhận hối lộ? Mưu tài hại mệnh? Giết vua đoạt quyền? Đều không phải. Tội ác duy nhất của Doãn Tự là đức tài gồm đủ, được lão vương tán thưởng, quần thần ủng hộ, nhiều a ca quý mến, trở thành người xuất sắc nhất trong các hoàng tử, từ đó Khang Hy mới coi là cái dằm trong thịt, Ung Chính mới coi là cái gai trong mắt. Vì vậy, chẳng ngại gì gọi tội của Doãn Tự là “tội có tài có đức”, hoặc là “tội tài đức xuất chúng”.
Điều không này không có gì là ly kỳ. Cây mọc trong rừng, gió thổi tất sẽ đổ. Tiếc là gió lại đến từ cha, anh, khiến mọi người phải thương tâm và cha, anh lại đều là hoàng đế, điều đó không chỉ làm mọi người phải lạnh gáy mà còn làm mọi người phải kinh hoàng. Thực tế thì vào những năm cuối của Khang Hy hoặc thời kỳ đầu của Ung Chính, Doãn Tự làm người rất khó khăn, đúng cũng không đúng, không đúng cũng không đúng, không rõ phải bắt đầu từ đâu. Như vậy Ung Chính giao cho Doãn Tự xét án, nên chặt một chút hay nên rộng một chút, rất khó khăn. Rộng một chút là bán nguyên tắc, mua lòng người; chặt một chút, làm người khác mang tội hà khắc, cay nghiệt, là có dụng ý khác. Dưới thời Khang Hy cũng vậy. Làm việc hăng hái một chút, bị coi là hiếu thắng phô trương, muốn có hư danh; tiêu cực một chút, bị coi là lòng dạ bất mãn, lười biếng lãn công. Có thể, ngay từ đầu, Doãn Tự phải ra vẻ như là ngốc nghếch, nhưng chắc gì đã được Khang Hy hài lòng. Khang Hy sẽ nói, vì sao trẫm lại nuôi dạy một thằng con ngu xuẩn như vậy!
Thực tế, Ung Chính đã thừa kế nguồn mạch phòng ngừa, nghi kỵ đối với Doãn Tự của Khang Hy. Khang Hy từng nói, Doãn Tự “bè đảng thậm ác, cực kỳ nguy hiểm, trẫm luôn lo sợ”; còn đảng của Doãn Tự bất chấp lời cảnh cáo, vẫn đương đầu bảo vệ, giúp Doãn Tự có được vốn liếng về chính trị, rồi khi có thời cơ sẽ phát động chính biến hoặc tranh đoạt hoàng vị lúc Khang Hy chỉ định tìm người thừa kế. Từ đó, Khang Hy nói, Doãn Nhưng “luôn mất lòng người” còn Doãn Tự “luôn được lòng người”, “người này (Doãn Tự) hiểm ác gấp trăm lần Nhị a ca (Doãn Nhưng)”.
Con người một khi bị nghi kỵ thì thực khó sống. Doãn Tự cảm thấy quá khó hiểu và do không nhẫn nhịn được nữa nên đã nói với Khang Hy: Nhi thần thật không biết phải làm người như thế nào, thà chịu ốm nặng cho xong. Ai ngờ Khang Hy càng thêm bực, coi đây là biểu hiện “đại gian đại tà” của Doãn Tự. Lý do là: Một Bối lặc nhỏ nhoi, cần gì phải giả bệnh! Đương nhiên, vì có suy nghĩ sai lầm, nếu không đã chẳng có những lời tấu “quá mức như vậy” vậy! Sau này, lúc Doãn Tự bị bệnh thương hàn, mạng sống nguy kịch, Khang Hy vẫn tỏ ra lạnh nhạt. Sau khi Doãn Tự bình phục, có thể Khang Hy đã thấy mình không phải, không giống người cha hiền từ, nên đã truyền dụ cho Doãn Tự, hỏi xem thích ăn gì; chỗ trẫm cái gì cũng có, nhưng không biết có hợp với con không, “nên không dám cho người mang đến”. Hoàng phụ tự xưng là “không dám” hoàng nhi đâu dám thừa nhận. Vì vậy Doãn Tự đã đến quỳ dưới Long môn, cầu xin được miễn dùng hai chữ “không dám”. Khang Hy lại không vui, trách Doãn Tự nhỏ nhen, hay nhiều chuyện. Khang Hy nói với các hoàng tử: “Doãn Tự vốn hay đa nghi, hay để ý tới những chuyện không đâu”, lần này lại “sinh chuyện, để mọi người biết, còn ra thể thống gì!”. Kỳ thực Doãn Tự không đa nghi, cũng không sinh chuyện thị phi. Là thần tử, nghe hoàng thượng nói “không dám”, ai mà chẳng giật mình, huống hồ Doãn Tự là người động một tí là bị quở phạt? Đương nhiên Khang Hy nói hai tiếng “không dám”, vị tất đã có ý gì đặc biệt. Nhưng nếu Doãn Tự không từ chối, e sẽ là thất lễ? Từ chối hay không từ chối đều không đúng, điều khúc mắc thực khó, nói thế nào cũng không đúng.
Xem ra, Ung Chính rất giống với Khang Hy về điểm này, chỉ khác là nghi kỵ sâu hơn, ra tay nặng hơn. Đúng vậy, anh em phải khác với cha con. Dận Chân từng nói, với sự “thần thánh” của phụ hoàng, vẫn phải “phòng điều gian ác của Doãn Tự, chưa thể có một ngày được yên”, bản thân có thể không đề phòng chăng? Có điều Ung Chính chưa có uy quyền như Khang Hy. Thêm nữa, bản thân lên ngôi chưa lâu, ngồi chưa ấm chỗ, đành phải cái gì nhịn được thì nhịn, cái gì nhường được thì nhường, cần ưu ái thêm. Nhưng nhẫn nại luôn có giới hạn, một khi bộc phát thì khó bề thu lại. Giống như việc cho vay nặng lãi, tiền cho vay càng nhiều, thời gian càng lâu, thì lợi tức khiến người ta phải giật mình. Ung Chính nhẫn tới mức không thể nhẫn được nữa, mới trừng trị Doãn Tự, trong lòng đã có đầy đủ kế sách hiểm độc. Rất dễ hiểu, khi Ung Chính hạ lệnh đổi tên Doãn Tự, Doãn Đường là A Kỳ Na, Tắc Hư Hắc thì nhất định mặt mũi đã dữ tợn, nghiến răng nghiến lợi, sát khí đằng đằng.
Ung Chính và Doãn Tự không phải là hai địch thủ trời sinh - tận lúc Khang Hy phế thái tử lần đầu, quan hệ giữa họ vẫn còn tốt. Lúc Doãn Tự bị thương hàn, Ung Chính còn quan tâm chăm sóc, nên đã bị Khang Hy trách phạt, coi là “cùng đảng với Doãn Tự”. Rõ ràng, nếu không có việc tranh đoạt ngôi vị, họ đã không trở mặt coi nhau là thù địch. Và một khi đã trở mặt thì không còn gì là tình cốt nhục anh em. Còn lại chỉ là đấu tranh, thù hận một sống một chết. Mọi cuộc đấu tranh nơi cung đình trong lịch sử đều là như vậy. Đương nhiên Ung Chính và Doãn Tự cũng không phải ngoại lệ.
Anh em là vậy, quần thần cũng thế! Từng có một sủng thần đã phải là quỷ dữ dưới đao của Ung Chính, trước khi Doãn Tự bị tiêu diệt. Sủng thần ấy là Phủ Viễn đại tướng quân, tổng đốc Xuyên Thẩm, Niên Canh Nghiêu.
Chú thích

(1) Sau khi Nhân Thọ hoàng thái hậu qua đời, để an ủi linh hồn hoàng tỉ ở trên trời, Ung Chính tùng phong Doãn Đề là Quận vương, nhưng sau đó lại giáng xuống Bối tử (Tác giả).
(2) Cũng có người cho rằng có nghĩa khác. Xin tham khảo cuốn “Ung Chính truyện” của Phùng Nhĩ Thái, trang 133 - 144, NXB Nhân dân, năm 1985.