---~~~mucluc~~~---


Chương 21
BƯỚC ĐẦU CỦA HỘI ĐỒNG KIỂM SOÁT VIỆC QUẢN LÝ NƯỚC ĐỨC.
HỘI NGHỊ PỐT-ĐAM

VÀO những ngày 20-5-1945, một hôm đã khuya rồi, A.N. Pô-xcrê-bư-sép gọi điện truyền đạt lệnh triệu tập tôi tới điện Crem-lanh.
Khi tới phòng làm việc của Tổng tư lệnh tối cao, ngoài Tổng tư lệnh ra, tôi thấy có V.M. Mô-lô-tốp và K.E. Vô-rô-si-lốp.
Chào hỏi xong, I.V. Xta-lin nói:
- Trong lúc chúng ta đang giải giáp tất cả binh lính và sĩ quan quân đội Đức, bắt chúng tập trung vào những trại tù binh, thì người Anh lại giữ các đơn vị quân Đức trong tình trạng hoàn toàn sẵn sàng chiến đấu và hợp tác với bọn chúng. Cho đến nay, bộ tham mưu Đức, đứng đầu là những viên tư lệnh cũ vẫn được hoàn toàn tự do, và theo chỉ thị của Mông-gô-mê-ri, chúng đang tập trung các đơn vị quân Đức để chỉnh đốn vũ khí và các khí tài kỹ thuật.
- Tôi cho rằng, - Tổng tư lệnh tối cao tiếp tục, - người Anh muốn giữ các đơn vị quân Đức để sử dụng chúng sau này. Mà như vậy sẽ thực sự vi phạm hiệp ước đã ký kết giữa những người đứng đầu các chính phủ, trong đó quy định phải giải tán ngay các đơn vị quân Đức.
Nhìn sang V.M. Mô-lô-tô-tốp, I.V. Xta-lin nói:
- Cần cử gấp một phái đoàn ta tới tham gia Hội đồng kiểm soát để kiên quyết đòi các nước Đồng minh phải bắt ngay tất cả các ủy viên chính phủ Đi-ô-nít, các tướng lĩnh và sĩ quan Đức.
- Ngày mai phái đoàn Liên Xô sẽ lên đường tới Phlen-xbua, - V.M. Mô-lô-tốp trả lời.
- Hiện nay sau khi tổng thống Ru-dơ-ven chết, Sớc-sin sẽ nhanh chóng thông đồng với Tơ-ru-man, - I.V. Xta-lin nhận xét.
- Các đơn vị quân Mỹ cho đến nay vẫn đóng ở Tiu-rin-ghi và xem chừng họ chưa định rút về vùng chiếm đóng của họ, - tôi nói.
- Theo những tin tức ta nắm được, người Mỹ đang theo dõi những phát minh sáng chế mới nhất và đang tìm kiếm những nhà bác học lớn người Đức, dụ dỗ họ về Mỹ. Tôi đã viết thư cho Ai-xen-hao về vấn đề ấy, và đề nghị ông ta sớm rút các đơn vị Mỹ ra khỏi Tiu-rin-ghi. Ông ta trả lời tôi là những ngày gần đây ông định đến Béc-lanh để tiếp xúc riêng với tôi.
Tôi thấy cần phải yêu cầu Ai-xen-hao thực hiện ngay hiệp ước đã ký kết về việc đóng quân trong những vùng đã quy định. Nếu ngược lại, chúng ta sẽ giữ không cho nhân viên các nước Đồng minh vào vùng Béc-lanh lớn[1].
- Đúng, - I.V. Xta-lin tỏ ý tán thành. - Bây giờ, trở lại vấn đề mà tôi muốn nói với các đồng chí. Phái đoàn quân sự các nước Đồng minh thông báo cho biết, đầu-6, Ai-xen-hao, Mông-gô-mê-ri và Đờ-lát Đờ Tát-xi-nhi sẽ đến Béc-lanh để ký kết bản tuyên bố về việc Liên Xô, Mỹ, Anh và Pháp sẽ nắm quyền tối cao cai quản nước Đức trong thời kỳ chiếm đóng. Bản tuyên bố ấy đây, đồng chí đọc xem.
Nói xong, Tổng tư lệnh đưa cho tôi bản giấy in sẵn.
Nội dung viết như sau:
“Các chính phủ Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp giữ chính quyền tối cao nước Đức, bao gồm toàn bộ quyền hành của chính phủ Đức, của bộ tư lệnh tối cao và tất cả các chính phủ hoặc chính quyền các khu, tỉnh, thành hoặc địa phương”.
Bản tuyên bố quy định:
- Giải giáp triệt để các lực lượng vũ trang Đức bao gồm lục quân, không quân, bộ đội phòng không, hải quân, các lực SS, SA và tất cả những lực lượng khác hoặc những tổ chức hỗ trợ có vũ khí và giao vũ khí cho quân đội các nước Đồng minh;
- Bắt tất cả những tên đầu sỏ phát-xít chủ chốt và những tên nghi ngờ có trọng tội chiến tranh;
- Các nước đồng minh sẽ thi hành các biện pháp nhằm tước vũ khí và phi quân sự hóa nước Đức tới mức cần thiết để bảo đảm hòa bình và an ninh cho mai sau.
Xem xong, tôi trao trả Tổng tư lệnh văn kiện ấy.
- Nhân việc này, - I.V. Xta-lin nói tiếp - đẻ ra vấn đề thành lập Hội đồng kiểm soát và cai quản nước Đức gồm đại biểu của tất cả 4 nước. Chúng tôi quyết định cử đồng chí thay mặt Liên Xô tham gia vào cơ quan Tổng cai quản nước Đức. Ngoài cơ quan Tổng cai quản ra, cần tổ chức bộ máy quân chính Liên Xô. Đồng chí cần có một cấp phó phụ trách về các mặt quân sự - hành chính đó. Đồng chí muốn đề cử ai giữ chức vụ đó.
Tôi đề nghị cử tướng V.Đ. Xô-cô-lốp-xki. I.V. Xta-lin đồng ý.
Sau đó, đồng chí giới thiệu với tôi những vấn đề chủ yếu về tổ chức Hội đồng kiểm soát nước Đức:
- Bên cạnh đồng chí, Mỹ sẽ cử đại tướng Đ. Ai-xen-hao, Anh sẽ cử thống chế Mông-gô-mê-ri, Pháp sẽ cử tướng Đờ-lát Đờ Tát-xi-nhi vào Hội đồng kiểm soát. Mỗi thành viên đều có thêm một cố vấn chính trị. Cố vấn chính trị của đồng chí là Vư-sin-xki, phó ủy viên thứ nhất Bộ ủy viên nhân dân ngoại giao, của Ai-xen-hao là Rô-be Méc-ti, của Mông-gô-mê-ri là Xtơ-rông. Còn ai làm cố vấn chính trị của Pháp, nay chưa rõ.
Mỗi nghị quyết của Hội đồng kiểm soát sẽ đem ra thi hành khi đã được nhất trí quyết định. Chắc là sẽ có nhiều vấn dề buộc đồng chí phải hành động một chọi với ba.
Rút tẩu thuốc và mỉm cười, I.V. Xta-lin bổ sung:
- Ồ, mà chúng ta lại chưa quen chiến đấu một mình... Mục đích chủ yếu nhất của Hội đồng kiểm soát, - I.V. Xta-lin tiếp tục, - là phải nhanh chóng ổn định sinh hoạt hòa bình của nhân dân Đức, tiêu diệt triệt để chủ nghĩa phát-xít và tổ chức cho các chính quyền địa phương hoạt động. Phải chọn những người lao động, những người căm thù chủ nghĩa phát-xít đưa vào làm việc trong bộ máy chính quyền.
Bọn phát-xít đã tàn phá và cướp bóc đất nước chúng ta, vì vậy đồng chí và các đồng chí giúp việc phải ra sức nghiên cứu để nhanh chóng thực hiện hiệp ước về việc dỡ một số xí nghiệp công nghiệp chiến tranh của Đức ra làm khoản bồi thường cho ta.
Nhận chỉ thị xong tôi lên đường ngay tới Béc-lanh. Hôm sau, đại tướng Đ. Ai-xen-hao cùng với nhiều nhân viên tùy tùng, trong đó có tư lệnh không quân chiến lược Mỹ, tướng Xpa-át, đến thăm xã giao tôi.
Chúng tôi tiếp tướng Đ. Ai-xen-hao ở bộ tham mưu phương diện quân ở Ven-đen-slô-xe. A.Ya. Vư-sin-xki cùng tiếp khách với tôi. Chúng tôi hội đàm với nhau theo nghi thức con nhà binh, có thể nói là hữu nghị.
Đ. Ai-xen-hao nắm lấy tay tôi, ngó nhìn hồi lâu, xong, nói:
- Té ra ngài như vậy à!
Bắt chặt tay ông ta, qua ông ta, tôi cảm ơn quân đội các nước Đồng minh và tỏ vẻ hài lòng nhận thấy sự hợp tác giữa quân đội và nhân dân các nước chúng ta đã đem lại kết quả tốt trong những năm chiến tranh chống nước Đức Hít-le.
Thoạt đầu, cuộc hội đàm diễn ra xoay quanh những sự kiện đã qua. Đ. Ai-xen-hao thuật lại những khó khăn to lớn lúc tiến hành chiến dịch đổ bộ vượt biển La Măng-sơ vào Noóc-măng-đi, tình hình phức tạp trong việc tổ chức giao thông, chỉ huy bộ đội và nhất là lúc quân Đức bất ngờ mở cuộc phản công tại Ác-đen.
Chuyển sang công việc, ông ta nói:
- Chúng ta cần bàn bạc với nhau về nhiều vấn đề có liên quan tới việc tổ chức Hội đồng kiểm soát và bảo đảm giao thông trên bộ cho các nhân viên Mỹ, Anh, Pháp đi qua vùng kiểm soát của Liên Xô tới Béc-lanh.
- Có lẽ, cần bàn bạc chẳng riêng vấn đề giao thông trên bộ, - tôi trả lời Đ. Ai-xen-hao - mà phải giải quyết cả những vấn đề tổ chức cho không quân Mỹ và Anh bay qua vùng kiểm soát của Liên Xô tới Béc-lanh.
Thấy nói như vậy, tướng Xpa-át ngồi bật dậy, xấc xược nói:
- Máy bay Mỹ đã và đang bay khắp nơi không phải hạn chế gì hết.
- Máy bay và các ngài không được tự do bay qua vùng kiểm soát của Liên Xô, - tôi trả lời Xpa-át, - các ngài chỉ được bay theo những hành lang đã quy định.
Đ. Ai-xen-hao can thiệp vào ngay, và nói hơi bất nhã với Xpa-át:
- Tôi không ủy nhiệm ngài đặt vấn đề ở đây.
Sau đó, ông quay sang nói với tôi:
- Thưa ngài nguyên soái, hôm nay tôi đến gặp ngài với niềm mong duy nhất là được trực tiếp làm quen với ngài, còn những việc cụ thể, chúng ta sẽ giải quyết với nhau khi nào tổ chức xong Hội đồng kiểm soát.
- Tôi nghĩ rằng, chúng tôi với các ngài là những cựu chiến binh, chúng ta sẽ tìm kiếm một tiếng nói chung, và sẽ làm việc chung với nhau. - Tôi trả lời, - bây giờ tôi muốn đề nghị với ngài một vấn đề:
Ngài hãy nhanh chóng rút quân Mỹ ra khỏi Tiu-rin-ghi, vì theo hiệp ước đã ký kết giữa những người đứng đầu chính phủ các nước Đồng minh tại Hội nghị Crưm thì chỉ bộ đội Liên Xô mới được quyền chiếm đóng vùng đó.
- Tôi đồng ý với ngài, và sẽ đòi cho kỳ được như vậy, - Đ. Ai-xen-hao trả lời.
Tôi không muốn hỏi ông ta là ông ta sẽ đòi ai cho kỳ được. Tôi cũng rõ là vấn đề này đụng phải đường lối chung, nói cho đúng hơn là vấp phải Sớc-sin và Tơ-ru-man.
Chúng tôi mở tiệc chiêu đãi Đ. Ai-xen-hao và những người cùng đi theo ông ta ngay tại phòng làm việc của tôi, sau đó, họ đáp máy bay về tổng hành dinh của họ ở Phrăng-cơ-phua na Mai-nơ.
Trông bề ngoài, Đ. Ai-xen-hao có vẻ tốt đối với tôi.
Mồng 5-6, Đ. Ai-xen-hao đến bộ tham mưu gặp tôi để trao huân chương cao cấp của nước Mỹ - “Huân chương Vẻ vang” cấp tổng tư lệnh.
Nhận huân chương xong, tôi gọi điện thoại ngay cho Tổng tư lệnh tối cao và báo cáo với đồng chí về việc đó.
I.V. Xta-lin nói:
- Về phía mình, chúng ta cũng cần tặng cho Ai-xen-hao và Mông-gô-mê-ri Huân chương chiến thắng, còn Đờ-lát Đờ Tát-xi-nhi thì nên tặng huân chương Xu-vô-rốp hạng I.
- Tôi có thể tuyên bố cho họ biết việc ấy.
- Tất nhiên là được.
Trong khi ký kết bản tuyên bố, lần đầu tiên tôi được trực tiếp làm quen với thống chế Mông-gô-mê-ri.
Trong thời gian chiến tranh, tôi có chú ý theo dõi những hoạt động của quân Anh do ông ta chỉ huy. Năm 1940, đạo quân viễn chinh của Anh bị thất bại nguy khốn ở vùng Đoong-kéc, về sau, có Mông-gô-mê-ri chỉ huy, quân Anh đã đập nát quân đoàn Đức của tướng Rô-men ở vùng En A-la-mây. Mông-gô-mê-ri đã tỏ ra có tài chỉ huy quân Anh mở chiến dịch đổ bộ qua biển La Măng-sơ vào Noóc-măng-đi và tiến công đến tận sông Sen.
Mông-gô-mê-ri người dong dỏng cao, rất nhanh nhẹn, có tác phong nhà binh, là một người hoạt bát và có suy nghĩ. ông ta nói dài dòng với tôi về chiến dịch ở vùng Xta-lin-grát. Theo cách hình dung của ông ta thì cả hai chiến dịch giá trị như nhau.
Không hề có ý định hạ thấp công lao của quân đội Anh, song, tôi cũng buộc phải giảng giải cho ông ta biết là chiến dịch ở vùng En A-la-mây là chiến dịch cỡ tập đoàn quân. Còn chiến dịch Xta-lin-grát thì có nhiều phương diện quân tham gia. Chiến dịch đó có ý nghĩa chiến lược lớn, kết quả của nó là đã tiêu diệt một cụm cực lớn quân Đức và quân các nước chư hầu ở vùng Vôn-ga và Đông rồi tiếp sau ở Bắc Cáp-ca-dơ. Như mọi người đã biết, chiến dịch ấy tạo ra bước ngoặt cơ bản trong chiến tranh và mở đầu việc đánh đuổi quân Đức ra khỏi đất nước chúng ta.
Sau khi ký kết bản tuyên bố, Mông-gô-mê-ri quay sang tôi, nói:
- Thưa ngài nguyên soái, chúng tôi đã quyết định trong những ngày gần đây sẽ đến đóng quân tại vùng của mình ở Béc-lanh và có lẽ các ông bạn Mỹ và Pháp của chúng ta cũng muốn đồng thời với chúng tôi đến đóng quân tại vùng của họ. Vì vậy, bây giờ tôi muốn bàn bạc với ngài để xác định đường đi lại của các nhân viên chúng tôi đến Béc-lanh.
- Trước khi giải quyết vấn đề đường cho quân đội Anh và Mỹ tiến vào Béc-lanh, tôi yêu cầu t!!!3688_24.htm!!! Đã xem 220857 lần.


Phụ lục
THẮNG LỢI CỦA LIÊN XÔ
VÀ SỰ BẤT LỰC CỦA NHƯNG KẺ XUYÊN TẠC LỊCH SỬ