---~~~mucluc~~~---


Kết luận
NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH THẮNG LỢI

CHIẾN tranh Vệ quốc vĩ đại là một cuộc xung đột to lớn nhất giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa phát-xít. Đó là một cuộc chiến tranh của toàn dân chống lại kẻ thù giai cấp độc ác đã xâm phạm đến thứ quý báu nhất của nhân dân Xô-viết - thành quả cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại và chính quyền Xô-viết.
Đảng cộng sản đã động viên đất nước chúng ta, phát động nhân dân các dân tộc trong nước đứng lên, kiên quyết dùng đấu tranh vũ trang để chống lại chủ nghĩa phát-xít. Từ những ngày bắt đầu cho đến những ngày chấm dứt chiến tranh, tôi được may mắn công tác trong Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao. Tôi đã thấy Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chính phủ Liên Xô tiến hành một công tác tổ chức vĩ đại biết bao để động viên nhân dân, lực lượng vũ trang và nền kinh tế quốc dân nhằm thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt bọn quân phiệt phát-xít Đức. Nói thẳng ra, chúng ta không thể chiến thắng kẻ thù, nếu như chúng ta không có một Đảng dày kinh nghiệm và đầy uy tín, không thể có chế độ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa. Những lực lượng tinh thần và vật chất hùng mạnh của chế độ đó đã cho phép ta cải tổ lại trong một thời gian ngắn toàn bộ sinh hoạt của đất nước, tạo ra những điều kiện để tiêu diệt những lực lượng vũ trang của chủ nghĩa đế quốc Đức.
Sự thống nhất giữa các dân tộc và nhân dân trong các nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa, khối liên minh công nông, sự đoàn kết của tất cả những người lao động, các tầng lớp thanh niên, trí thức xung quanh khẩu hiệu, ngọn cờ của Đảng: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng!” đã nhân sức mạnh của chúng ta lên rất nhiều.
Do ảnh hưởng của lối sống Xô-viết, do có công tác giáo dục sâu rộng của Đảng, trên đất nước chúng ta đã hình thành những con người vững tin vào tính chất chính nghĩa của sự nghiệp của mình, giác ngộ sâu sắc về trách nhiệm của mỗi người trước vận mệnh của Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Con người ấy bất kỳ ở đâu, - ở ngoài tiền tuyến, ở hậu phương, ở vùng sau lưng địch, ở trong các trại giam phát-xít, trong các công tác khổ sai ở nước Đức, - ở khắp mọi nơi, họ đều làm tất cả những gì tùy thuộc vào họ để nhanh chóng chiến thắng chủ nghĩa phát-xít.
“Chiến tranh đã đem lại cho chúng ta những mất mát và tàn phá không lấy gì so sánh được, - L.I. Brê-giơ-nép đã nói trong bản báo cáo nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Cách mạng Tháng Mười vĩ đại. - Chiến tranh gây nên đau khổ cho nhân dân, và ngày nay lòng hàng triệu các bà mẹ, các phụ nữ góa, các trẻ em mồ côi còn đang đau xót. Đối với con người, không tổn thất nào đau đớn hơn là việc mất mát những người thân, những đồng chí, những bạn bè. Không cảnh tượng nào nặng nề hơn khi nhìn thấy những thành quả lao động, mà con người đã lấy sức lực, tài năng, tình yêu quê hương để xây đắp nên, bỉ phá hoại. Không mùi vị nào đắng cay hơn là mùi khét lẹt của đống tro tàn. Khi người chiến sĩ Xô-viết trở về nhà, thì quê hương thân yêu được giải phóng thoát khỏi ách tàn bạo phát-xít còn đầy thương tích đạn bom và sắt thép, đang nằm trong cảnh đổ nát hoang tàn.
Nhưng không gì có thể phá vỡ được ý chí con người Xô-viết, không gì có thể cản bước đi thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Nỗi đắng cay của cảnh tượng mất mát nặng nề thật. Nhưng bên cạnh đó trong tâm hồn con người Xô-viết lại bừng lên niềm sung sướng mới - niềm vui chiến thắng. Chiến công của những người đã anh dũng hy sinh đang cổ vũ những người còn sống”.
Không cho phép một ai có thể hạ thấp ý nghĩa những thành tích trong chiến đấu và lao động của nhân dân Xô-viết trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại!
Tôi dành cuốn sách này cho người chiến sĩ Xô-viết. Bằng máu và mồ hôi của mình các chiến sĩ đã chiến thắng một kẻ thù mạnh. Họ biết nhìn thẳng vào hiểm nguy, tỏ ra anh hùng và dũng cảm đến cao độ. Chiến công của họ vì Tổ quốc thật vĩ đại vô cùng. Người chiến sĩ Xô-viết thật xứng đáng với lòng biết ơn đời đời của nhân loại tiến bộ.
Cán bộ các cấp, từ đồng chí thiếu úy đến đồng chí nguyên soái đều rất xuất sắc. Đó là những người yêu nước nhiệt thành, những người tổ chức đầy kinh nghiệm và gan dạ chỉ huy hàng triệu quân chiến đấu. Thật là sai lầm nếu đem tách rời các chiến sĩ và sĩ quan Xô-viết ra làm hai. Theo nguồn gốc xuất thân, trong phong cách suy nghĩ và hành động, cán bộ và chiến sĩ đều là những người con trung thành của Tổ quốc.
Tính chất vĩ đại của chiến thắng lịch sử mà Liên Xô giành được trong cuộc đấu tranh chống nước Đức phát-xít là ở chỗ nhân dân Liên Xô không chỉ bảo vệ riêng nhà nước xã hội chủ nghĩa của mình. Nhân dân Liên Xô đã quên mình đấu tranh cho sự nghiệp của giai cấp vô sản quốc tế là giải phóng các dân tộc châu Âu khỏi ách phát-xít.
Nhân dân Liên Xô không quên sự đóng góp của dân tộc các nước khác vào thắng lợi trước kẻ thù chung. Quân đội chúng ta, nhân dân chúng ta còn nhớ và đánh giá cao lòng dũng cảm và chí can trường của các chiến sĩ kháng chiến.
Liên Xô là một Nhà nước hòa bình. Những mục tiêu lớn nhỏ của nhân dân đều nhằm vào một mục đích duy nhất - xây dựng chủ nghĩa cộng sản trên đất nước chúng ta. Vì vậy, chúng ta không cần chiến tranh. Nhưng để bảo vệ công cuộc lao động hòa bình của nhân dân Liên Xô, chúng ta cần nghiên cứu kinh nghiệm chiến tranh bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, cần rút ra những kinh nghiệm giúp cho việc phòng thủ đất nước có hiệu quả hơn, cần huấn luyện và giáo dục bộ đội một cách đúng đắn.
Chiến tranh không đe dọa nổi những người biết chuẩn bị kỹ cho chiến tranh, những người biết vị trí của mình trong công cuộc phòng thủ đất nước. Tìncủa chúng ta. Chúng tôi cũng phải giữ ý tứ đối với các ông bạn đồng nghiệp phương Tây và dè chừng với những hoạt dộng của họ.
Phải nói rằng, các nhân viên Mỹ và Anh đã chuẩn bị chu đáo mọi mặt từ trước để đến làm việc trong Hội đồng kiểm soát. Họ đã có sẵn đủ các tài liệu tham khảo về nước Đức, về tiềm lực kinh tế và chiến tranh của nó. Họ đã có chỉ thị từ trước về chính sách kinh tế đối với nước Đức trong tương lai.
Tình hình Hội đồng kiểm soát lúc bắt đầu làm việc như thế đấy.
Nhân dân và quân đội các nước Đồng minh của Liên Xô rất biết ơn các lục lượng vũ trang Liên Xô đã đánh tan nước Đức, tiêu diệt mối nguy cơ chủ nghĩa Hít-le đe dọa tất cả các dân tộc trên thế giới. Lòng khâm phục và biết ơn ấy ở ngay tướng quân đội Mỹ cũng lớn.
Quân đội Mỹ rất căm ghét bọn phát-xít. Chính trong những điều kiện đó mà các nhóm cầm quyền ở Mỹ cho rằng, nếu để lộ những kế hoạch và ý định thực của bọn chúng ra lúc này là hơi sớm và nguy hiểm. Bọn chúng tiếp tục hợp tác với Liên Xô thì lợi hơn.
Vả lại cũng như các nhóm cầm quyền ở Anh, họ đang muốn Liên Xô sẽ tham chiến với Nhật, và nóng ruột chờ đợi Liên Xô bước vào cuộc chiến ấy. Vì vậy, tất nhiên người ta chưa muốn khêu gợi chuyện gì có thể làm cho mối quan hệ với Liên Xô trở nên xấu đi.
Chính vì vậy mà Hội đồng kiểm soát thời gian đầu làm việc tương đối êm ả.
Song, phải nói rằng, thái độ của các đại biểu Mỹ, Anh, Pháp không thành thật. Những quyết nghị của Hội nghị Crưm và của Hội đồng kiểm soát được thực hiện phiến diện, đơn thuần hình thức trong các vùng họ chiếm đóng, và có nhiều trường hợp họ đã tổ chức phá hoại ngầm, ví dụ như việc phi quân sự hóa nước Đức đã không được thực hiện triệt để trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, và ngay cả trong lĩnh vực quân sự.
Lúc hội đồng kiểm soát bắt đầu làm việc, Đ. Ai-xen-hao đã thỏa thuận với chúng tôi cho một toán sĩ quan Liên Xô trong phòng trinh sát của phương diện quân tới vùng Mỹ đóng quân để lấy cung những tên đầu sỏ tội phạm chiến tranh, bọn này tập trung bên vùng chiếm đóng Mỹ nhiều hơn các vùng khác.
Ở đây có Gơ-rinh, Ríp-ben-tơ-rốp, Can-ten-bru-ne, thống chế Cây ten, thượng tướng I-ốt, và những nhân vật khác không kém phần quan trọng của đế chế đệ tam. Tuy nhiên, bọn Mỹ đã có những chỉ thị riêng, không cho các sĩ quan ta lấy cung tất cả những tên tội phạm chiến tranh mà chỉ dược hỏi cung một số. Trong lúc khai báo, bọn này chối quanh như thỏ rừng, hòng đổ mọi tội lỗi trước nhân loại cho một mình Hít-le và tìm mọi cách từ chối không nhận tội về phần mình.
Những tài liệu lấy được trong lúc hỏi cung xác nhận có những vụ đàm phán lén lút giữa bọn Hít-le với các cơ quan tình báo Mỹ và Anh về việc ký kết hòa ước riêng rẽ với nhau.
Trong quá trình làm việc sau này ở Hội đồng kiểm soát, việc thỏa thuận với những đại biểu Mỹ và Anh đã trở nên khó hơn.
Những đề nghị của ta nhằm thực hiện tất cả những điều kiện đã được ký kết trong bản tuyên bố về sự thất bại của nước Đức, và những điểm đã nhất trí trong hội nghị những người đứng đầu các chính phủ đều bị họ tìm mọi cách chống lại.
Ít lâu sau, chúng tôi nhận được những tin tức xác thực cho biết, trong quá trình chiến cục kết thúc chiến tranh, Sớc-sin đã gửi cho thống chế Mông-gô-mê-ri một bức điện mật như sau: “Thu thập đầy đủ vũ khí và khí tài kỹ thuật Đức và cất nó vào kho để có thể dễ dàng phân phát những trang bị ấy cho các đơn vị Đức mà chúng ta cần hợp tác, nếu như cuộc tiến công của Liên Xô vẫn tiếp tục”.
Tại phiên họp thường kỳ của Hội đồng kiểm soát, chúng tôi đã kịch liệt lên án hành động ấy, đồng thời nhấn mạnh rằng, trong lịch sử có rất ít những vụ phản trắc và bội ước kiểu như vậy đối với trách nhiệm và nghĩa vụ đồng minh.
Chúng tôi chỉ rõ rằng, Liên Xô nghiêm chỉnh thực hiện những trách nhiệm đồng minh của mình, chúng tôi nghiêm khắc lên án bộ chỉ huy và chính phủ Anh.
Mông-gô-mê-ri ra sức lảng tránh lời buộc tội của Liên Xô. Tướng Mỹ Clây, đồng nghiệp của ông ta lặng im. Đúng là ông ta đã biết đến mật lệnh ấy của thủ tướng Anh.
Sau này, Sớc-sin khi phát biểu trước cử tri của khu vực bỏ phiếu Vút-pho đã công khai tuyên bố rằng, trong lúc hàng chục vạn quân Đức xin đầu hàng làm tù binh, thì ông ta thực ra có gửi một mật lệnh tương tự như vậy cho thống chế Mông-gô-mê-ri.
Một thời gian sau, chính Mông-gô-mê-n đã xác nhận có nhận của Sớc-sin bức điện ấy.
Trong những năm chiến tranh, như người ta biết, bọn Hít-le đã dồn hàng triệu dân Liên Xô về Đức làm các việc khổ sai trong các trại tập trung. Chúng tôi đã cố gắng đưa càng sớm càng tốt tất cả những người Liên Xô được giải phóng ở miền Đông Đức trở về Tổ quốc. Số bà con này đã bị cưỡng bức sống trong những năm dài khốc liệt vô cùng nhớ nhung Tổ quốc. Nhưng đại bộ phận các công dân Liên Xô và các chiến sĩ, sĩ quan ta bị Đức bắt làm tù binh lại ở những vùng chiếm đóng của các nước Đồng minh.
Đương nhiên là, chúng tôi kiên quyết đòi chuyển giao họ sang vùng chiếm đóng của Liên Xô để gửi về nước. Trước hết tôi đặt vấn đề với Đ Ai-xen-hao, là người tôi hình dung có thái độ phải chăng đối với đề nghị của chúng tôi và chúng tôi đã chuyển được đại bộ phận người của ta ra khỏi vùng chiếm đóng Mỹ và sau đó ra khỏi vùng của Anh.
Nhưng về sau, chúng tôi nhận được tài liệu xác thực cho biết là đối với số đông dân Liên Xô, chiến sĩ và sĩ quan nằm trong các trại tù binh, bọn Mỹ và Anh đã ra sức hứa hẹn sẽ trả lương hậu hĩnh cùng nhiều quyền lợi khác khiến họ đồng ý ở lại phương Tây. Ở đây Mỹ, Anh và đặc biệt là những tên tay sai trong các đơn vị của tên phản quốc Vla-xốp đã tung ra những tin tức xảo trá, vu khống Liên Xô và dùng mọi cách đe dọa bắt ép. Chịu ảnh hưởng của công tác tuyên truyền chống Liên Xô, một số người đã phạm tội trước Tổ quốc, từ chối không trở về; họ đã nhận làm việc với các cơ quan tình báo Mỹ và Anh. Cũng có cả những người, trước sự cám dỗ của một “cuộc sống dễ thở”, đã tỏ ra ngả nghiêng trong khi quyết định xin về nước.
Lúc hội đàm với Ai-xen-hao cùng tướng Clây, người phó của ông ta, chúng tôi kịch liệt phản đối lối tuyên truyền chống Liên Xô đó. Ban đầu, Ai-xen-hao và Clây ra sức lấy “những mục đích nhân đạo” để che giấu những việc làm hèn hạ ấy, nhưng sau họ buộc phải cho phép các sĩ quan ta đến gặp, nói chuyện với những người dân Liên Xô còn bị giữ trong các trại giam của Mỹ.
Được các sĩ quan Liên Xô tới nói chuyện chân thành và giảng giải các vấn đề, nhiều người đã xúc động nhận ra sự lầm lẫn của mình; thấy rõ sự tuyên truyền lừa bịp của bọn tình báo Mỹ, họ tuyên bố quyết định trở về Liên Xô và xin đến vùng chiếm đóng của Liên Xô để lên đường về Tổ quốc. Còn những người phạm tội nặng trước Tổ quốc, thực sự trở thành kẻ thù của đất nước, thì không trở về. Nói thẳng ra thì chúng tôi cũng không thương tiếc họ.
Tuy nhiên sau này, một số người đụng phải thực tiễn nặng nề nơi đất khách quê người, đã ăn năn hối hận về sự lầm đường của mình, lại xin trở về Tổ quốc.
Hồi cuối tháng 5-1945, I.V. Xta-lin, báo cho tôi biết là Ha-ri Hốp-kin, một nhân vật được tổng thống Mỹ tin cẩn muốn làm quen và hội đàm với tôi. Nhân dịp bay qua Béc-lanh, ông ta sẽ đến gặp tôi
Tôi không biết H. Hốp-kin, nhưng theo lời của I.V. Xta-lin, đây là nhân vật có tiếng tăm. ông ta đã làm nhiều việc củng cố những quan hệ có ích giữa Mỹ và Liên Xô.
Ông ta cùng với vợ, một người rất đẹp, từ ngoài sân bay đến chỗ tôi. Bà ta nhiều lắm cũng chưa đến ba mươi tuổi. Còn Hốp-kin, tầm vóc trung bình, gầy khẳng khiu trông có vẻ mỏi mệt và ốm yếu.
A.Ya. Vư-sin-xki cũng có mặt trong buổi hội đàm.
Chúng tôi mời vợ chồng Hốp-kin uống cà-phê. Trong lúc ăn sáng, Hốp-kin nói ông ta đã tới Mát-xcơ-va gặp I.V. Xta-lin để thảo luận về cuộc hội nghị những người đứng đầu các chính phủ sắp tới.
H. Hốp-kin nói:
- Sớc-sin đòi triệu tập ở Béc-lanh ngày 15-6 nhưng chúng tôi không chuẩn bị kịp theo thời hạn ấy để tham gia cuộc họp như vậy. Tổng thống chúng tôi đề nghị ấn định ngày hội nghị vào 15-7. Chúng tôi rất sung sướng là ngài Xta-lin đã đồng ý với đề nghị của chúng tôi. Tới đó sẽ có nhiều cuộc thảo luận phức tạp về tương lai nước Đức, và những nước khác ở châu Âu, còn giờ đây thì đã tập hợp được nhiều tài liệu rất mới.
A.Ya. Vư-sin-xki trả lời ông ta:
- Nếu như trong những điều kiện khó khăn của chiến tranh, các nước chúng ta đã tìm thấy tiếng nói chung trong khi tổ chức cuộc đấu tranh để tiêu diệt nước Đức phát-xít, thì cũng nên cho rằng, hiện nay những người đứng đầu các chính phủ sẽ có thể thỏa thuận với nhau về những biện pháp nhằm dứt khoát thủ tiêu chủ nghĩa phát-xít và xây dựng cuộc sống của nước Đức trên cơ sở dân chủ.
H. Hốp-kin không trả lời gì hết. Hớp một ngụm cà-phê, ông ta thở dài nói:
- Thật tiếc là tổng thống Ru-dơ-ven không sống đến ngày nay. Sống với người dễ thở hơn.
H. Hốp-kin lưu lại chỗ tôi khoảng 2 tiếng đồng hồ. Lúc chia tay, ông ta nói, bây giờ ông ta sẽ đáp máy bay đi Luân-đôn để hội đàm với Sớc-sin.
- Tôi khâm phục Sớc-sin - ông ta nói - nhưng đây là con người bảo thủ nặng. Chỉ có Phăng-clin Ru-dơ-ven mới dễ dàng nói chuyện với ông ta...
Ít lâu sau, một số các tướng lĩnh trong ủy ban an ninh quốc gia và trong Bộ ủy viên nhân dân ngoại giao đến gặp chúng tôi để chuẩn bị cho hội nghị sắp đến.
Tôi trình bày cho các đồng chí biết là ở Béc-lanh không có những điều kiện cần thiết để tiến hành hội nghị những người đứng đầu các chính phủ và đề nghị đến xem vùng Pốt-đam và Ba-ben-xbéc.
Pốt-đam cũng bị phá hoại nặng, bố trí cho các đoàn đại biểu ở đấy cũng khó. Còn lại duy nhất một ngôi nhà lớn nguyên vẹn, đó là cung điện thái tử Đức nằm trong công viên Xan-xu-xi. Ở đây có đủ nhà dùng cho các phiên họp và nơi làm việc cho nhiều chuyên viên cố vấn.
Vùng Ba-ben-xbéc, ngoại thành Béc-lanh, rất thích hợp cho việc bố trí chỗ ở của các trưởng đoàn, các bộ trưởng ngoại giao, những cố vấn và chuyên viên chủ chốt. Ba-ben-xbéc hầu như không bị phá hoại trong chiến tranh. Trước chiến tranh, bọn quan chức đứng đầu chính phủ, các tướng lĩnh, và những tên phát-xít khét tiếng khác đều sống ở Ba-ben-xbéc. Ở ven thành phố có nhiều biệt thự hai tầng, rợp cây xanh và nhiều bồn hoa.
Mát-xcơ-va chuẩn y đề nghị của chúng tôi chuẩn bị hội nghị ở Pốt-đam. Anh và Mỹ cũng đồng ý tiến hành hội nghị ở vùng đó.
Chúng tôi làm gấp các mặt công tác nhằm ổn định khu vực hội nghị, các nhà ở, đường đi lại. Nhiều đội và đơn vị công trình được phái tới. Công việc kéo dài suốt 24 giờ đồng hồ liền. Đến ngày 10-7, mọi việc chuẩn bị xong, thiết bị các ngôi nhà cũng vừa kết thúc.
Cần phải đánh giá thích đáng những nỗ lực to lớn của các cán bộ hậu cần phương diện quân, chỉ trong một thời gian ngắn đã làm xong một khối lượng công việc vô cùng to lớn. Làm việc nhiều nhất là đồng chí chủ nhiệm phòng doanh trại của phương diện quân, đại tá G.D. Cô-xô-gli-át.
Trong cung điện dùng làm nơi họp, đã sửa chữa cơ bản lại 36 gian phòng và một hội trường có 3 cửa ra vào riêng. Người Mỹ chọn màu xanh da trời để quét các văn phòng của tổng thống và những người thân cận; người Anh chọn màu hồng cho Sớc-sin. Gian phòng của đoàn đại biểu Liên Xô màu trắng. Trong công viên Xan-xu-xi xây dựng nhiều bồn hoa, trồng đến hàng vạn thứ hoa các loại, hàng trăm loại cây dùng để trang trí.
Ngày 13 và 14 tháng 7, các cố vấn và chuyên viên của đoàn Liên Xô đến.
Trong đó có Tổng tham mưu trưởng, đại tướng A.I. An-tô-nốp, ủy viên nhân dân Hải quân X.G Cu-che-rốp. Đại biểu cho Bộ ủy viên nhân dân ngoại giao là các đồng chí A.Ya. Vư-sin-xki, A.A. Grô-mi-cô, X.Đ. Cáp-ta-rát-dê, I.M. Mai-xki, Ph.T. Gu-xép, K.V. Nô-vi-cốp, X.K. Xa-ráp-kin, X.P. Cô-dư-rép. Đông đảo các đồng chí trong bộ máy ngoại giao cũng đến cùng một lúc.
Ngày 16-7, I.V. Xta-lin, V.M. Mô-lô-tốp và những người đi cùng sẽ dùng một chuyến tàu đặc biệt đến.
Trưa đó, I.V. Xta-lin có gọi điện thoại cho tôi và nói:
- Đồng chí đừng tổ chức hàng rào danh dự và nhạc binh ra đón tiếp. Chỉ cần đồng chí trực tiếp ra ga cùng với những người nào mà đồng chí thấy cần.
Tất cả chúng tôi có mặt ngoài sân ga chừng nửa tiếng trước khi tàu đến. Có đồng chí A.Ya. Vư-sin-xki, A.I. An-tô-nốp, N.G. Cu-dơ-nét-xốp, K.Ph. Tê-lê-ghin, V.Đ. Xô-cô-lốp-xki, M.X. Ma-li-nin và những cán bộ quân đội khác.
Tôi đón I.V. Xta-lin ở gần toa xe. Đồng chí với thái độ vui vẻ bước lại gần đoàn cán bộ ra đón và bắt tay chào hỏi tất cả. Quan sát bên sân ga xong, đồng chí chậm rãi ngồi vào xe. Nhưng sau đó, đồng chí lại mở cửa xe, mời tôi ngồi một bên. Dọc đường đồng chí hỏi tôi về công việc chuẩn bị cho việc khai mạc hội nghị.
I.V. Xta-lin đi bách bộ xung quanh biệt thự dành cho đồng chí và hỏi, trước đây biệt thự này của ai. Các đồng chí trả lời, đây là biệt thự của tên tướng Liu-đen-đoóc-phơ. I.V. Xta-lin không ưa những đồ đạc thừa trong nhà. Sau khi đi bách bộ về, đồng chí yêu cầu cho dọn hết những đồ đạc thừa. Xong, đồng chí hỏi tôi, Tổng tham mưu trưởng A.I. An-tô-nốp và những cán bộ quân đội khác từ Mát-xcơ-va đến sẽ ở đâu.
Tôi trả lời:
- Ở ngay đây, tại Ba-ben-xbéc.
Ăn lót dạ xong, tôi báo cáo những vấn đề chính về các đơn vị Liên Xô đóng ở nước Đức, và thuật lại phiên họp thường kỳ của Hội đồng kiểm soát, mà như trước đây, chúng tôi vẫn gặp khó khăn, nhất là trong việc thảo luận các vấn đề với phía người Anh.
Đoàn đại biểu chính phủ Anh, đứng đầu là thủ tướng Anh U. Sớc-sin, và đoàn đại biểu chính phủ Mỹ, đứng đầu là tổng thống Mỹ cùng đến ngày hôm ấy. Các bộ trưởng ngoại giao hội đàm với nhau ngay, còn thủ tướng U. Sớc-sin và tổng thống Tơ-ru-man thì đến thăm I.V. Xta-lin. Sáng ngày hôm sau, I.V. Xta-lin cũng đến thăm đáp lại.
Hội nghị Pốt-đam không chỉ là cuộc hội đàm thường kỳ giữa những người lãnh đạo ba nước lớn, mà còn là hội nghị ăn mừng thắng lợi: nước Đức bị tiêu diệt và đầu hàng không điều kiện.
Đoàn đại biểu Liên Xô đến Pốt-đam với ý định kiên quyết đạt bằng được đường lối thống nhất giữa các bên trong việc giải quyết những vấn đề sau chiến tranh, vì lợi ích hòa bình và an ninh của các dân tộc, tạo điều kiện loại trừ khả năng phục hồi chủ nghĩa quân phiệt Đức và mở lại chiến tranh xâm lược.
Trong khi bàn đến những nhiệm vụ tối quan trọng ấy, các thành viên hội nghị đều phải tuân thủ những nghị quyết đã được thông qua trước đây tại hội nghị Crưm giữa ba nước lớn. Một lần nữa Đoàn đại biểu Liên Xô lại đập tan được mọi sự mưu toan của các lực lượng phản động và đã đạt được việc cụ thể hóa những kế hoạch dân chủ hóa và phi quân sự hóa nước Đức, coi đó là điều kiện hết sức quan trọng đảm bảo hòa bình. Trong lúc đó, ở Pốt-đam này, tham vọng của các chính phủ Mỹ và Anh muốn lợi dụng sự thất bại của nước Đức để tăng cường thế lực của họ trong cuộc đấu tranh nhằm chiếm quyền bá chủ thế giới cũng tỏ ra mạnh mẽ hơn gấp bội so với những cuộc hội nghị lần trước.
Hội nghị Pốt-đam khai mạc vào chiều ngày 17-7. Phiên họp tiến hành trong gian phòng rộng nhất của cung điện, ở chính giữa kê một chiếc bàn tròn, rất phẳng và đánh rất bóng. Một chi tiết đặc sắc là: ở Béc-lanh chúng tôi không tìm đâu ra chiếc bàn tròn to đến vậy, phải cấp tốc đặt làm tại nhà máy Lúc-xơ ở Mát-xcơ-va và chở đến Pốt-đam.
Tham dự phiên họp chính thức đầu tiên, có những người đứng đầu chính phủ, các bộ trưởng và thứ trường thứ nhất bộ ngoại giao, các chuyên viên và cố vấn trong và ngoài quân đội. Giữa những phiên họp tiếp sau, các cố vấn và chuyên gia quân sự và dân sự gặp gỡ riêng để bàn với nhau về những vấn đề được ủy nhiệm.
Trong quá trình hội nghị, các bộ trưởng ngoại giao và cán bộ ngoại giao gánh vác trọng trách nặng nề nhất.
Họ phải nghiên cứu, phân tích và đánh giá tất cả những văn kiện của các bên, vạch ra những đề nghị của bên mình và bảo vệ những đề nghị ấy trong những cuộc hội đàm sơ bộ trước, rồi sau đó mới làm thành văn kiện cho những người đứng đầu các chính phủ.
Các cố vấn quân sự thảo luận những đề nghị chủ yếu về việc phân chia các chiến hạm hải quân và các tàu đi biển lớn của ngành hàng hải nước Đức phát-xít. Các đô đốc của ta, đứng đầu là đô đốc hải quân N.G. Cu-dơ-nét-xốp đã tiến hành những cuộc hội đàm sơ bộ với các đô đốc hải quân Anh và Mỹ về vấn đề này.
Phía Mỹ và Anh tìm mọi cách kéo dài những cuộc hội đàm ấy Trong khi hội đàm quanh bàn tròn với G. Tơ-ru-man và U. Sớc-sin, I.V. Xta-lin buộc phải phải phát biểu nhiều ý kiến khá gay gắt về mức độ tổn thất của các nước trong chiến tranh, và về quyền chính đáng của đất nước ta được đòi những khoản bồi thường thích đáng.
Thời gian đầu, hội nghị diễn ra rất căng. Đoàn đại biểu Liên Xô phải đương đầu với sự kéo bè kéo cánh và với lập trường đã được thảo luận với nhau từ trước của Mỹ và Anh.
Vấn đề chủ yếu trong hội nghị là vấn đề cơ cấu của những nước châu Âu sau chiến tranh, trong đó việc chính là cải tạo nước Đức trên cơ sở dân chủ.
Trước khi họp hội nghị Pốt-đam, vấn đề Đức đã được bàn luận chuẩn bị trước trong ủy ban hiệp thương châu Âu, ủy ban bồi thường quốc tế, và đã được nghiên cứu tỉ mỉ tại hội nghị Crưm.
Như ta được biết, vấn đề Đức được thảo luận ngay từ cuộc hội nghị ở Tê-hê-răng. Theo đường lối đã được các nước Đồng minh tuyên bố t!!!3688_25.htm!!! Đã xem 220858 lần.


Được bạn: Thái Nhi đưa lên
vào ngày: 27 tháng 11 năm 2004