---~~~mucluc~~~---


Phụ lục
THẮNG LỢI CỦA LIÊN XÔ
VÀ SỰ BẤT LỰC CỦA NHƯNG KẺ XUYÊN TẠC LỊCH SỬ

(Bài đăng trên tập san “Người cộng sản” số 1, tháng Giêng, 1970).
 
ĐÃ gần đến ngày kỷ niệm lần thứ 25 thắng lợi của Liên Xô đánh bại nước Đức Hít-le trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
Trong khi nhớ lại những sự kiện đã trải qua và suy nghĩ về những sự kiện đó qua lăng kính của một phần tư thế kỷ kinh nghiệm sau chiến tranh, với một nguồn sức mạnh mới, người ta đang nhớ lại những biến cố kinh khủng của những năm chiến tranh.
Những năm gần đây, nhất là trong thời gian viết cuốn “Nhớ lại và suy nghĩ”, tôi đã có nhiều lần tham khảo các sách báo nói về cuộc chiến tranh vừa qua. Ngoài những sách của các tác giả Liên Xô, tôi đã đọc nhiều tác phẩm của các nhà sử học nước ngoài, kể cả những nhà sử học ở các nước tư bản. Trong khi ngẫm nghĩ về những điều họ viết, tôi đã nảy ra những ý nghĩ mà tôi muốn trình bày cùng các bạn đọc, cố nhiên là không hề mảy may có ý định coi đó là những nhận xét và kết luận hoàn hảo.
Trong số tác phẩm của các nhà sử học tư sản, tất nhiên đôi khi cũng có những công trình nghiên cứu dựa trên cơ sở tìm hiểu các sự kiện một cách có lương tâm, điều đó chứng tỏ rằng tác giả muốn hiểu rõ chân lý. Nhưng, trong kho sử liệu tư sản lại đầy rẫy những tác phẩm có tính chất khác hẳn. Tôi thấy hình như trong khi nghiên cứu lịch sử của Thế chiến thứ hai, các nhà tư tưởng của chủ nghĩa đế quốc, trước tiên là tìm cách giải đáp cho câu hỏi: Vì sao Liên Xô bị tàn phá và thiệt hại nặng nề mà lực lượng của chủ nghĩa xã hội, rốt cuộc, vẫn phát triển, trong khi đó thì thế giới tư bản nói chung bước ra khỏi chiến tranh lại bị suy yếu?
Để tránh một câu trả lời duy nhất đúng, tức là thừa nhận tính hơn hẳn của chủ nghĩa xã hội đối với chủ nghĩa tư bản, các nhà tư tưởng phương Tây đã cố tìm cách giải thích bằng những nhân tố thứ yếu, chẳng hạn cho rằng đó là sai lầm của cá nhân những người hoạt động chính trị và cầm quyền. Điều đó cốt để chứng minh rằng những kết quả quan trọng nhất về chính trị - xã hội của Thế chiến thứ hai như thắng lợi có ý nghĩa lịch sử thế giới của một nhà nước xã hội chủ nghĩa đã đánh bại khối phát-xít và bước đi thành công của chủ nghĩa xã hội trên thế giới sau chiến tranh, chỉ là ngẫu nhiên chứ không phải là tất yếu theo quy luật.
Đặc điểm chung của hàng loạt tác phẩm do các nhà sử học phương Tây viết về chiến tranh là xuyên tạc vai trò thực tế và cống hiến quyết định của Liên Xô trong việc khối đồng minh chống Hít-le đánh thắng nước Đức phát-xít và các nước chư hầu. Họ làm điều đó bằng mọi cách trực tiếp và gián tiếp. Một trong những phương pháp phổ biến nhất là im lặng. Vì rằng khó có thể công khai phủ nhận Liên Xô là lực lượng chủ yếu đã đánh bại chủ nghĩa phát-xít và Quân đội Xô-viết đã giúp đỡ hết sức cao cả cho nhân dân các nước bị chiếm đóng ở châu Âu. Song nếu càng ít nói đến cuộc đấu tranh crước đây về việc nước Đức phát-xít đầu hàng không điều kiện thì các người đứng đầu chính phủ đã nhất trí với nhau trong vấn đề phi quân sự hóa và thủ tiêu những tàn tích quốc xã trong nước Đức, triệt để tước vũ khí và giải phóng các lực lượng vũ trang, tiêu diệt đảng quốc xã và mọi chi nhánh của chúng, bắt giữ và đưa ra tòa án quốc tế những tên tội phạm chiến tranh đầu sỏ và nghiêm khắc trừng trị mọi tên tội phạm chiến tranh.
Tại hội nghị Pốt-đam lại nhất trí đề ra những nguyên tắc về chính trị và kinh tế của chính sách thống nhất giữa các nước Đồng minh đối với nước Đức trong thời kỳ các nước Đồng minh kiểm soát nước Đức. Sau hội nghị chúng tôi nhận được đoạn trích những nghị quyết trong đó có nêu:
“Chủ nghĩa quân phiệt Đức và chủ nghĩa quốc xã bị tiêu diệt tận gốc và các nước Đồng minh thỏa thuận với nhau hiện nay và trong mai sau sẽ áp dụng những biện pháp cần thiết khác để nước Đức mãi mãi không thể đe dọa những nước láng giềng và uy hiếp công cuộc bảo vệ hòa bình trên toàn thế giới”.
Văn bản hiệp nghị mà Liên Xô lấy làm căn cứ để hoạt động trong Hội đồng kiểm soát nước Đức có những nội dung sau[2]:
“A. Nguyên tắc về chính trị
1. Chiếu theo Hiệp định về bộ máy kiểm soát nước Đức, thì người nắm chính quyền tối cao nước Đức là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết, Hợp chủng quốc Mỹ, Liên hiệp hoàng gia Anh và Cộng hòa Pháp. Mỗi bên với tư cách là ủy viên Hội đồng kiểm soát sẽ quản lý vùng chiếm đóng của mình theo chỉ thị của chính phủ mình, mặt khác sẽ cùng nhau giải quyết những vấn đề có liên quan chung đến nước Đức.
2. Trong khi thực hiện điều đó cần có một thái độ đối xử như nhau đối với nhân dân Đức trên toàn nước Đức.
3. Những mục đích chiếm đóng nước Đức mà nói riêng Hội đồng kiểm soát phải theo đúng là:
- Triệt để tước vũ khí và phi quân sự hóa nước Đức, thủ tiêu hoặc phải kiểm soát tất cả ngành công nghiệp Đức nào có thể dùng để sản xuất hàng chiến tranh;
- Tiêu diệt đảng quốc xã và những chi nhánh cùng những tổ chức dưới quyền kiểm soát của đảng đó, giải tán tất cả những cơ quan quốc xã, bảo đảm không cho chúng phục hồi dưới bất kỳ hình thức nào, ngăn ngừa bất kỳ mọi hoạt động hoặc tuyên truyền của bọn quốc xã và quân phiệt;
- Chuẩn bị cho việc cải tạo hoàn toàn đời sống chính trị của nước Đức trên cơ sở dân chủ và cho nước Đức hợp tác hòa bình với các nước khác;
- Những tên tội phạm chiến tranh và những tên tham gia xây dợi của các lực lượng vũ trang Liên Xô. Chiến dịch “Ô-véc-lo” đã được bắt đầu trong những điều kiện vô cùng thuận lợi cho các nước đồng minh phương Tây. So với đối phương, họ đã có ưu thế tuyệt đối về quân số và cơ sở vật chất[1]. Ở các nước Tây Âu bị chiếm đóng, có phong trào kháng chiến mạnh mẽ, đại đa số nhân dân đang nóng lòng chờ mong được giải phóng khỏi ách phát-xít. Đặc biệt ở Pháp, Đảng Cộng sản đã lãnh đạo nhân dân chuẩn bị cho một cuộc khởi nghĩa toàn dân.
Tất cả những cái đó đã khiến cho việc thực hiện kế hoạch “Ô-véc-lo” được dễ dàng nhiều. Nhưng điều kiện cần thiết chính cho thắng lợi của chiến dịch này là ở chỗ bộ tư lệnh phát-xít Đức đã mất khả năng tăng thêm lực lượng cho chiến trường Tây Âu. Nước Đức đã bị suy yếu vì những tổn thất nặng nề trong các trận đánh ở mặt trận phía đông. Mùa hè và mùa thu năm 1944 cả chiến trường Xô - Đức rộng lớn đang chuyển động, quân địch bị hết thất bại này đến thất bại khác và không thể rút ở đấy đi một sư đoàn nào, trong khi đó thì quân đồng minh, sau khi đã tích luỹ được một lực lượng đáng kể ở bàn đạp Noóc-măng-đi, đã chuyển sang tiến công vào những ngày cuối tháng 7 và đến cuối tháng 8, đã tiến đến Pa-ri một cách dễ dàng. Ngay cả đến Sớc-sin, một người chống cộng sản điên cuồng và hết sức thù ghét Liên Xô, cũng đã phải tuyên bố ở hạ nghị viện Anh ngày 28-9-1944 rằng “chính quân đội Nga đã rút ruột bộ máy chiến tranh của Đức và hiện nay đang kìm lại trên chiến trường của họ một bộ phận lực lượng địch rất lớn”.
Nói như vậy, chúng ta không hề làm giảm giá trị các hoạt động quân sự của đồng minh trong chiến dịch “Ô-véc-lo” và trong cuộc tiến công sau này của họ vào Pháp, Bỉ và Hà Lan, nhưng cũng không nên quên rằng mặt trận thứ hai ở Tây Âu đã mở quá muộn, ít ra là đã muộn đến hai năm, khi nước Đức phát-xít không những đã kiệt quệ, mà đã bị đẩy đến bên miệng hố tiêu diệt vì những cuộc chiến đấu anh dũng của Quân đội Xô-viết và những nỗ lực của toàn dân Liên Xô.
Sở dĩ tôi nói tỉ mỉ nhiều đến những nhân tố này là vì sử sách và bộ máy tuyên truyền phương Tây muốn lờ đi. Điển hình nhất của việc phớt lờ này là cuốn sách “Một ngày dài nhất” của nhà báo Mỹ Coóc-nê-li-u-xơ Rai-an, một cuốn sách khá om sòm ở phương Tây; nó đã được phổ biến rộng rãi và càng rộng rãi hơn qua một kịch bản cùng tên của cùng một tác giả.
Sách đã có kê cứu tài liệu và mô tả đúng những sự kiện riêng lẻ của cuộc đổ bồ của quân đồng minh vào Noóc-măng-đi ngày 6-6-1944 - Cái ngày chiến tranh “dài nhất” đối với quân đội Anh - Mỹ. Còn về phần đánh giá tình hình chung trong lúc diễn ra cuộc đổ bộ thì Rai-an đã xuyên tạc sự thật lịch sử. Gọi năm 1944 là “năm quyết định của Thế chiến thứ hai”, trong suối cả cuốn sách khá dày của mình, trong khi nhận định tình hình hồi đầu tháng 6 tác giả chỉ có một lần tranh thủ nhắc qua đến mặt trận Xô - Đức bằng những câu như sau:
“Đế chế thứ ba của Hít-le đang đi từ chỗ tan rã đến sụp đổ; ngày đêm hàng nghìn máy bay đồng minh đến ném bom nước Đức, quân Nga kéo vào Ba Lan, quân đồng minh đã đứng ở cửa ngõ Rôm - ở trên tất cả các chiến trường, mới đây quân phát-xít Đức còn mạnh như thế mà bây giờ bị tổn thất to lớn, đang rút lui”.
Câu này nhằm một mục tiêu rất xa. Thứ nhất là nó gợi lên cho độc giả ý nghĩ rằng việc làm cho quân Đức suy yếu và thất bại là do ba lực lượng đóng vai trò ngang nhau: các cuộc ném bom của quân đồng minh, cuộc tiến công của “các lực lượng Nga” và hoạt động của quân đội Anh - Mỹ ở Ý; kết quả là quân Đức rút lui “trên tất cả các chiến trường” (chiến trường nào!?), vì bị “tổn thất to lớn” (ở đâu?).
Thứ hai là cái ca khúc như vậy của cuốn sách dùng để làm cơ sở cho chủ đề tư tưởng của tác giả là đề cao vai trò quyết định của cuộc đổ bộ của quân đồng minh vào Noóc-măng-đi đối với việc kết thúc chiến tranh. Ý này, tên thống chế phát-xít Rô-men cũng đã phát biểu lên trong những lời của y được trích dẫn trong bài tựa và chương cuối của cuốn sách, đoạn này mô tả cảnh buổi tối ngày 6-6 ở cơ quan tham mưu của Rô-men tại một làng Pháp bị Đức chiếm, làng Rô-sơ Hi-ông, tác giả dụng ý nêu lên: “Rồi đây làng này... sẽ được giải phóng và toàn châu Âu cũng cùng được giải phóng với nó”.
Thế là quân đội Mỹ - Anh sẽ phải giải phóng “toàn châu Âu”. Liên Xô, như ta thấy, ở đây chẳng có tích sự gì cả. Sao vậy? Đây là do tác giả chưa nghĩ đến nơi hay là cố tình xuyên tạc lịch sử? Chắc chắn hơn cả là điều thứ hai[2].
Khi đọc sách báo nói đến những cuộc chiến đấu trên các chiến trường không phải chiến trường Xô - Đức, người đọc không thể thấy được rằng, vai trò của Liên Xô đã bị phớt lờ và cống hiến của Liên Xô vào thắng lợi đã bị hạ thấp, mà có thể còn tưởng rằng đó là sự thật. Các nhà sử học phương Tây chỉ mô tả những chiến dịch của mình lại còn “thiên về” phía mình nữa? Nhưng tệ hơn cả là họ viết và giải thích về quá trình cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của Liên Xô nói chung hoặc về những biến cố riêng biệt của cuộc chiến tranh đó.
Khi đọc về những trận đánh lớn nhỏ trong Chiến tranh giữ nước vĩ đại do tác giả phương Tây viết, điều trước tiên đập vào mắt người ta là sự lắp lại thiếu phê phán “những sự thật không thể chối cãi” được nêu ra hồi đầu và giữa những năm 50 trong các hồi ký của các viên tướng phát-xít về hưu và những nhà ngoại giao đã phá sản.
Tất nhiên, cơ sở bằng sự kiện của việc nghiên cứu các trận đánh này nọ trong thời gian đó nay căn bản đã thay đổi, bây giờ các nhà sử học phương Tây được sử dụng số liệu nhiều hơn trước, và có thêm những tài liệu mới, v.v... Nhưng phương pháp phân tích của họ thì vẫn như xưa.
Thí dụ, chúng ta xét vấn đề bàn về giai đoạn đầu của cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
Những sự kiện năm 1941, trong đa số trường hợp, được các nhà sử học phương Tây đặc trưng như cuộc tiến công thắng lợi của quân đội Hít-le; còn các hoạt động của Quân đội Liên Xôn tranh của Đức cũng được hội nghị đề ra.
Vấn đề bồi thường cho Liên Xô và Ba Lan được bàn cãi kịch liệt vì G. Tơ-ru-man và nhất là U. Sớc-sin không muốn dỡ những xí nghiệp kỹ nghệ nặng ở phía Tây nước Đức ra làm khoản bồi thường.
Tuy nhiên cuối cùng, họ cũng phải đồng ý cho tháo dỡ một phần thiết bị những công xưởng phục vụ chiến tranh ở vùng phía Tây nhưng thật ra họ đã đòi ghi vào đó rất nhiều điều bớt xén, loại trừ.
Đáng tiếc là quyết nghị ấy mới được thông qua trên giấy tờ, còn trong thực tế thì cũng như nhiều quyết nghị khác của Hội nghị Pốt-đam, các nước Đồng minh không đem ra thực hiện.
Để tìm kiếm những hình thức tổ chức mới nhằm giải quyết vấn đề Đức hội nghị đã quyết định thành lập Hội đồng các bộ trưởng ngoại giao. Thành phần hội đồng là các bộ trưởng ngoại giao Liên xô Mỹ, Anh, Pháp và Trung Hoa. Hội đồng các bộ trưởng được ủy nhiệm thảo dự án hiệp ước hòa bình đối với Ý, Ru-ma-ni, Hung-ga-ri, Phần Lan và chuẩn bị cả hiệp ước hòa bình với Đức.
Vấn đề Ba Lan và đường biên giới phía Tây Ba Lan được thảo luận khá gay gắt. Mặt dù vấn đề trên về cơ bản đã được giải quyết trước hội nghị Crưm, nhưng U. Sớc-sin vẫn ra sức viện các lý lẽ hoàn toàn không xác đáng để cự tuyệt đề nghị của Liên Xô quy định biên giới phía Tây Ba Lan chạy dọc theo con sông Ô-đe và Tây Nây-xe bao gồm cả Xvi-ne-mi-un-đê và Stét-tin. Sau khi có bản tuyên bố đúng đắn với lý lẽ xác đáng của phái đoàn Ba Lan do B. Bi-ê-rút dẫn đầu - phái đoàn này được đặc biệt mời tới hội nghị, - vấn đề đường biên giới phía Tây được giải quyết như sau:
“Cho tới khi được xác định dứt khoát trong hiệp ước hòa bình, - nghị quyết nêu - lãnh thổ Ba Lan được quy định nằm về phía đông đường kẻ dài từ biển Ban-tích, sát tây Xvi-nê-mi-un-đê và tiếp đến dọc theo sông Ô-đe và Tây Nây-xe đến biên giới Tiệp Khắc”.
Phía Anh đòi chính phủ nhân dân Ba Lan phải trả lại mọi khoản nợ mà nước Anh đã trợ cấp cho chính phủ vong quốc Ba Lan của T. Ác-si-sép-xki, là bọn năm 1939 đã chạy từ Ba Lan sang Luân-đôn. Phái đoàn Liên Xô và Ba Lan kiên quyết bác bỏ những tham vọng loại đó của nước Anh. Đồng thời đã đi tới thỏa thuận là phía Mỹ và Anh đình chỉ những quan hệ ngoại giao với cựu chính phủ Ba Lan (vong quốc) đang ở Luân Đôn.
Sau khi xem xét và giải quyết một loạt các vấn đề không kém phần quan trọng khác, hội nghị kết thúc vào ngày 2-8.
Trong quá trình hội nghị có một lần người đứng đầu phái đoàn Mỹ, tổng thống Mỹ G. Tơ-ru-man có ý định tiến công I.V. Xta-lin về mặt tâm lý nhằm thực hiện một sự đe dọa về chính trị.
Sau một phiên họp những người đứng đầu chính phủ, tôi không nhớ chính xác ngày nào, G. Tơ-ru-man đã báo cho I.V Xta-lin biết rằng Mỹ có một loại bom có sức công phá cực lớn, nhưng không nói rõ tên là vũ khí nguyên tử.
Sau này báo chí nước ngoài có viết là, trong lúc G. Tơ-ru-man thông báo, thì U. Sớc-sin giương mắt ra nhìn nét mặt I.V Xta-lin, quan sát sự phản ứng của I.V. Xta-lin. Nhưng I.V. Xta-lin tuyệt không lộ cảm giác gì, ngó bộ như không có gì đặc biệt trong lời nói của G. Tơ-ru-man. Sớc-sin cùng nhiều tác giả Mỹ, Anh khác, sau này cho rằng, có lẽ I.V. Xta-lin không hiểu ý nghĩa của thông báo này.
Song thực ra, lúc họp xong ra về, I.V. Xta-lin có thuật lại cho V.M. Mô-lô-tốp, - lúc đó tôi cũng có mặt - câu chuyện của G. Tơ-ru-man. V.M. Mô-lô-tốp nói ngay lúc ấy: “Họ muốn nâng giá cho bản thân họ”. I.V. Xta-lin cả cười: “Mặc cho chúng nâng giá, ta sẽ bàn với Cu-sa-tốp đẩy mạnh công việc của chúng ta”.
Tôi hiểu, câu chuyện đang nói về bom nguyên tử.
Rõ ràng là hồi đó, chính phủ Mỹ có ý định dùng vũ khí nguyên tử nhằm đạt những tham vọng đế quốc chủ nghĩa của chúng trên thế mạnh trong cuộc “chiến tranh lạnh”. Ngày 5 và 8 tháng 8, điều đó đã được xác nhận. Bọn Mỹ đã ném hai quả bom nguyên tử hoàn toàn không cần thiết về quân sự xuống hai thành phố Nhật Bản đông dân cư là Na-ga-sa-ki và Hi-rô-si-ma.
Cũng giống như các tổng tư lệnh quân đội Mỹ và Anh, tôi không phải là thành viên chính thức trong đoàn đại biểu, nhưng được tham gia nghiên cứu những vấn đề đem ra thảo luận ở Hội nghị Pốt-đam.
Tôi phải nói rằng, I.V. Xta-lin rất nghiêm khắc với từng âm mưu nhỏ nhất của các đoàn đại biểu Mỹ và Anh hòng gây thiệt hại cho Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung-ga-ri và nhân dân Đức. Những bất đồng gay gắt nhất đã xảy ra giữa đồng chí và U. Sớc-sin cả trong quá trình các phiên họp và trong những cuộc thăm xã giao. Cần phải nhấn mạnh rằng, U. Sớc-sin rất kiêng nể I.V. Xta-lin, và như tôi hình dung, ông ta ngại phát biểu với I.V. Xta-lin trong những cuộc tranh luận gay gắt. I.V. Xta-lin trong lúc bàn cãi với U. Sớc-sin thường rất cụ thể và lô gích.
Gần trước lúc rời khỏi Pốt-đam, U. Sớc-sin có mở tiệc chiêu đãi trong biệt thự của ông ta. Về phía Liên Xô, ông có mời I.V. Xta-lin, V M. Mô-lô-tốp, Tổng tham mưu trưởng A.I. An-tô-nốp và tôi. Phía Mỹ có tổng thống G. Tơ-ru-man, quốc vụ khanh ngoại giao Giêm Biếc, tổng tham mưu trưởng, đại tướng Mác-san, phía Anh có thống chế A-lếch-xan-đrơ tổng tham mưu trưởng, thống chế A-len Brúc và những người khác.
Trước hội nghị Pốt-đam, tôi gặp U. Sớc-sin mới có một lần ở Mát-xcơ-va, và cũng chỉ mới thoáng qua. Tôi chưa có dịp nói chuyện với ông ta. Trong bữa tiệc chiêu đãi, ông ta chú ý nhiều đến tôi, hỏi nhiều về từng chiến dịch.
Ông ta quan tâm đến sự đánh giá của tôi đối với bộ tổng chỉ huy Anh và ý kiến về những chiến dịch của các đơn vị viễn chinh các nước Đồng minh ở Tây Đức, ông ta hài lòng thấy tôi đánh giá cao chiến dịch đổ bộ qua biển Măng-sơ.
- Tuy nhiên, tôi làm ngài sẽ không được vừa lòng, thưa ngài Sớc-sin, - tôi nói ngay lúc ấy.
- Việc gì kia? - Sớc-sin lắng nghe.
- Tôi cho rằng, quân Đồng minh sau khi đổ bộ lên Noóc-măng-đi đã phạm phải nhiều thiếu sót nghiêm trọng. Nếu như bộ tổng chỉ huy quân Đức không mắc sai lầm trong khi đánh giá tình hình huống, thì quân Đồng minh đổ bộ xong, có thể sẽ tiến quân rất chậm.
Sớc-sin không có ý kiến đáp lại tôi về vấn đề này.
Lúc ăn tiệc, tổng thống Mỹ G. Tơ-ru-man phát biểu trước. Sau khi đánh giá sự đóng góp to lớn của Liên Xô trong việc tiêu diệt nước Đức phát-xít, G. Tơ-ru-man đề nghị nâng cốc chúc mừng Tổng tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang Liên Xô I.V. Xta-lin.
Đến lượt mình, I.V. Xta-lin nâng cốc chúc mừng U. Sớc-sin, người đã gánh vác trọng trách lãnh đạo cuộc đấu tranh chống nước Đức phát-xít và đã làm tròn những nhiệm vụ to lớn của mình trong những năm chiến tranh nặng nề đối với nước Anh.
Thật bất ngờ, U. Sớc-sin bỗng nâng cốc chúc mừng tôi. Tôi không biết làm thế nào, phải nâng cốc lại. Khi cảm ơn Sớc-sin đã tỏ nhã ý đối với tôi, tôi máy móc gọi ông ta là “đồng chí”. Nhận thấy cái nhìn băn khoăn của V.M. Mô-lô-tốp, tôi hơi bối rối. Bất chợt tôi liền nâng cốc chúc mừng các đồng chí cùng chiến đấu, các bạn đồng minh với chúng ta trong chiến tranh, các binh lính, sĩ quan và tướng lĩnh trong quân đội của khối Liên minh chống phát-xít đã hoàn thành nhiệm vụ to lớn - tiêu diệt nước Đức phát-xít.
Lúc này chúc như vậy, tôi không sai nữa.
Ngày hôm sau, lúc tôi ở chỗ I.V. Xta-lin, đồng chí và tất cả những người có mặt đã cười về chuyện tôi đã rất chóng nhận Sớc-sin làm “đồng chí”.
Từ ngày 28-7, người đứng đầu đoàn đại biểu Anh là lãnh tụ Công đảng K. Át-li, được bầu làm thủ tướng nước Anh thay thế U. Sớc-sin. Khác với U. Sớc-sin, K. Át-li giữ mình hơn nhưng vẫn theo đường lối chính trị của U. Sớc-sin, không đưa ra một sự thay đổi nào đối với đường lối của chính phủ cũ của đảng bảo thủ.
Trong thời gian hội nghị, tôi được báo cáo với I.V. Xta-lin về những vấn đề quan trọng nhất của nước Đức. Những báo cáo đó đã được đồng chí nghiên cứu và giải quyết.
Cụ thể đồng chí đã phê chuẩn quyết nghị của Hội đồng quân sự phương diện quân “về việc tổ chức đánh cá tại ven biển Ban-tích”. Các đơn vị của Phương diện quân Bê-lô-ru-xi 1 đánh được 21.000 tấn cá trong 6 tháng cuối năm 1945.
Cần nói, đây là một nghị quyết rất quan trọng, vì rằng tổng số súc vật ở Đông Đức trong thời gian bộ đội Liên Xô tới đóng quân giảm xuống rất nhiều. Vì vậy, vấn đề đánh cá có một ý nghĩa kinh tế to lớn đối với nhân dân Đức.
Trước lúc lên đường về Mát-xcơ-va, I.V Xta-lin đã tìm hiểu cặn kẽ kế hoạch gửi quân về Liên Xô và tiến trình hồi hương các công dân Liên Xô ở Đức. I.V. Xta-lin yêu cầu phải áp dụng mọi biện pháp để sớm đưa nhân dân ta trở về Tổ quốc.
Xong Hội nghị Pốt-đam, I.V. Xta-lin đáp máy bay về Mát-xcơ-va ngay sau khi ra chỉ thị cho chúng tôi đem nghị quyết của Hội nghị ra thực hiện ở Hội đồng kiểm soát nước Đức.
Để vạch ra quyết nghị phân chia hạm đội của nước Đức phát-xít, đã thành lập ra ủy ban ba bên. Đô đốc G.I. Lép-chen-cô của chúng ta được cử thay mặt Liên Xô vào ủy ban. Người Anh ủy nhiệm cho G. Mai-lơ và đô đốc Ba-râu, người Mỹ cử đô đốc Kinh.
Đô đốc G.I Lép-chen-cô đã mất nhiều thì giờ đấu tranh với các phái đoàn Đồng minh nhằm thực hiện những nghị quyết và chỉ thị của Hội nghị Pốt-đam. Nhiều lần chúng tôi đã kiên trì hội đàm về vấn đề trên với thống chế Mông-gô-mê-ri, đô đốc Ba-râu và Ai-xen-hao, chúng tôi đã yêu cầu đưa ra Hội đồng kiểm soát thảo luận.
Cuối cùng, vấn đề được giải quyết. Liên Xô nhận được tất cả 656 chiếc tàu chiến và tàu vận tải các loại.
Mặc dù không tránh khỏi những cuộc tranh luận và những ý kiến bất đồng, nhưng nói chung trong hội nghị Pất-đam, các bên đã tỏ ra mong muốn đặt cơ sở cho sự hợp tác giữa những nước lớn có quyền quyết định nhiều việc.
Tình hình ấy có ảnh hưởng tốt tới quan hệ của các ủy viên Hội đồng kiểm soát trong thời gian hội nghị đang họp và nhất là ngay sau khi hội nghị bế mạc. Các đại biểu của Liên Xô trong Hội đồng kiểm soát cố gắng thực hiện những nghị quyết đã được hội nghị thông qua. Các đồng nghiệp của chúng tôi - người Mỹ và Anh - thời gian đầu sau hội nghị cũng làm tròn trách nhiệm như đã nêu trong các nghị quyết của hội nghị.
Song, đáng tiếc là bầu không khí chính trị ấy thay đổi rất nhanh. Mở đầu cho sự thay đổi đó trong Hội đồng kiểm soát là những sự bất đồng trong hội nghị các bộ trưởng ngoại giao họp ở Luân-đôn. Bài diễn văn chống Liên Xô của U. Sớc-sin đọc tại Phun-tôn đã có ảnh hưởng lớn tới sự bất đồng ấy. Cơ quan phụ trách của Mỹ và Anh trong Hội đồng kiểm soát, như răm rắp theo một lệnh, trở nên khó tính khi thảo luận với chúng tôi và họ bắt đầu phá hoại một cách hỗn xược việc thực hiện những vấn đề có tính nguyên tắc của hiệp ước Pốt-đam.
Mối quan hệ xây dựng nên từ những ngày đầu thành lập Hội đồng kiểm soát giữa tôi, Ai-xen-hao, Mông-gô-mê-ri và Cơ-ních và mối quan hệ giữa đồng chí phụ trách vấn đề hành chính của Liên Xô, V.Đ. Xô-cô-lốp-xki với Clây và Rô-béc-sơn, ngày càng trở nên tẻ nhạt, ngày càng khó, nhất là khi đụng đến những vấn đề chủ yếu như: thủ tiêu tiềm lực kinh tế và chiến tranh của chủ nghĩa quân phiệt Đức, tước vũ khí các đơn vị quân đội, trừ tiệt nọc chủ nghĩa phát-xít và tất cả những tổ chức của đảng quốc xã trong các vùng chiếm đóng của Mỹ và Anh. Chúng tôi cảm thấy các đồng nghiệp quân sự phương Tây đã nhận được những chỉ thị mới. Xuất phát từ đường lối thù địch với Liên Xô do các giới đế quốc Mỹ và Anh chủ trương.
Qua nhiều đợt kiểm tra, chúng tôi đã xác định rằng, người Anh vẫn tiếp tục duy trì các đơn vị quân Đức trong vùng họ chiếm đóng, bất chấp sự phản đối của chúng tôi. Hồi ấy tôi buộc phải gửi cho Hội đồng kiểm soát bức giác thư tố cáo rằng, trong vùng quân Anh chiếm đóng vẫn còn những đơn vị hoàn chỉnh của quân đội Hít-le cũ. Nội dung giác thư như sau:
“Chiếu theo nội dung bản tuyên bố về sự thất bại của nước Đức ký ngày 5-6-1945, và cả nghị quyết của Hội nghị Pốt-đam về nước Đức thì:
Tất cả những lực lượng vũ trang nước Đức hoặc những lực lượng nằm dưới sự kiểm soát của nước Đức, bất kỳ đóng quân ở đâu, bao gồm lục quân, phòng không, hải quân, các lực lượng SS, SA và Giét-ta-pô, và cả những lực lượng khác, hoặc những tổ chức hỗ trợ có vũ trang đều phải hoàn toàn bị tước vũ khí...
Tất cả những lực lượng vũ trang trên bộ, dưới biển và trên không của nước Đức, lực lượng SS, SA, SĐ và Giét-ta-pô cùng với tất cả những tổ chức, bộ tham mưu và mọi cơ quan khác của chúng, bao gồm bộ tổng tham mưu, đội ngũ sĩ quan, các đội dự bị, các trường quân sự, các tổ chức cựu chiến binh và mọi tổ chức vũ trang và bán vũ trang khác, cùng những câu lạc bộ và các hội phục vụ cho việc bảo vệ truyền thống quân sự ở Đức, phải giải tán hoàn toàn và triệt để, để vĩnh viễn ngăn ngừa việc phục hồi hoặc cải tổ lại chủ nghĩa quân phiệt và quốc xã Đức...
Nhưng theo tài liệu Bộ tư lệnh Liên Xô nắm được và những tài liệu của các hãng thông tấn nước ngoài thì trong vùng chiếm đóng của quân Anh vẫn còn duy trì những lực lượng vũ trang Đức, những lực lượng lục quân, hải quân và không quân. Hiện nay vẫn còn giữ lại tập đoàn quân của Miu-le-rơ đổi tên là tập đoàn quân Noóc. Tập đoàn quân ấy có bộ chỉ huy và bộ tham mưu dã chiến. Cơ quan tham mưu của nó có phòng tác chiến, phòng doanh trại phòng quân nhu, phòng sĩ quan, phòng ô-tô vận tải, phòng quân y.
Tập đoàn quân Noóc có các binh đoàn và đơn vị lục quân, không quân và phòng không, thành phần gồm 2 quân đoàn Stốc-khau-den và Vít-khốp, quân số mỗi quân đoàn trên 10 vạn người.
Trong vùng chiếm đóng của quân Anh trên nước Đức đã thành lập ra 5 quân khu có cả bộ chỉ huy và các cơ quan phục vụ. Bộ chỉ huy các quân khu ấy đóng tại các thành phố: Kha-mo, Ít-xe-kho, Nây Min-xte Ren-xbua, Phlen-xbua, Hăm-bua.
Ngoài ra còn thành lập thêm 25 đội quân cảnh của quân khu và địa phương trong các thành phố và các nơi: Pi-ne-béc, De-ghe-béc, Liu-béc, Lau-en-béc, I-téc-den, Khéc-kéc-kia-khen, Be-rin-xtét, Ít-xe-kho, Mác-ne, Vét-téc-lan, Khan-xtét, Men-đoóc, An-béc-đoóc, v.v...
Lực lượng không quân Đức còn được giữ lại trong vùng chiếm đóng của quân Anh núp dưới danh hiệu khu hàng không II gồm có những binh đoàn phòng không (các đơn vị của sư đoàn cao xạ 16), các phi đoàn máy bay ném bom, phi đoàn tiêm kích, phi đoàn cường kích và các máy bay trinh sát gần. Khu hàng không II có bộ tham mưu giống như bộ tham mưu của tập đoàn quân không quân thời chiến.
Lực lượng vũ trang Đức trong vùng quân Anh chiếm đóng tại Đức có hơn 5 trung đoàn thông tin liên lạc và các đơn vị xe tăng, và cả một mạng lưới quân y rất phát triển. Lực lượng hải quân Đức hiện nay lấy tên là đoàn tàu đánh cá biển, có bộ tham mưu và những sư đoàn, hải đoàn làm nhiệm vụ canh gác.
Ngoài những binh đoàn, đơn vị và các cơ quan đức đã nêu ở trên, trong tỉnh Sle-svích-gôn-stây-in có khoảng 1 triệu binh lính và sĩ quan Đức không bị bắt làm tù binh mà lại đang được huấn luyện.
Tất cả những đơn vị vũ trang và các cơ quan phục vụ của lục quân, hải quân và không quân kể trên được trang bị, cung cấp theo quy chế của quân đội. Người thuộc những binh đoàn, đơn vị và cơ quan kể trên đều mang phù hiệu khác nhau và huân chương quân đội Mọi quân nhân đi phép đều có tiền trợ cấp.
Như vậy, rõ ràng là không thể lấy những đặc điểm của vùng chiếm đóng do Anh phụ trách để giải thích về sự có mặt của các bộ máy chỉ huy lục quân, hải quân và không quân cùng tất cả binh đoàn, đơn vị và cơ quan phục vụ cho nó.
Trong vùng quân Anh chiếm đóng có những lực lượng quân Đức sau đây:
- Tập đoàn quân Noóc,
- Quân đoàn Stốc-khau-den,
- Quân đoàn Vít-khốp,
- Khu hàng không II,
- Bộ chỉ huy các quân khu ở Kha-mo, Ít-xe-kho, Nây Min-xte Ren-xbua, Phlen-xbua, Hăm-bua.
- 25 đội quân cảnh của các quân khu và địa phương Đức,
- Bộ đội thông tin liên lạc,
- Các phân đội xe tăng.
Điều đó là trái với các quyết nghị của Hội nghị Pốt-đam và bản tuyên bố về sự thất bại của nước Đức.
Bộ tư lệnh Liên Xô thấy cần thiết phải cứ một phái đoàn của Hội đồng kiểm soát tới vùng chiếm đóng của quân Anh để tìm hiểu tại chỗ tình hình tước vũ khí và thủ tiêu những lực lượng vũ trang Đức”.
Khi thảo luận bức giác thư ấy trong Hội đồng kiểm soát, trước áp lực của sự thật, Mông-gô-mê-ri phải thú nhận rằng, trong vùng chiếm đóng của quân Anh có các đơn vị có tổ chức của quân Đức, đang “chờ sự giải tán, hoặc đang hoạt động dưới sự chỉ huy của ông ta.
Ông ta ra sức giải thích rằng, sở dĩ đã xảy ra tất cả những sự việc trên là do “những khó khăn về kỹ thuật” có liên quan đến việc giải tán binh lính Đức.
Ngay tại đây, chúng tôi được biết là Đ. Ai-xen-hao, tổng tư lệnh tối cao quân Đồng minh cũng đã biết tất cả những việc trên.
Về sau, trong phiên họp tháng 11-1945 của Hội đồng kiểm soát, Mông-gô-mê-ri đã nói về vấn đề đó như sau:
- Tôi sẽ lấy làm ngạc nhiên, nếu như tôi được thông báo về sự khác nhau giữa tôi và ông bạn đồng nghiệp Mỹ của tôi về cách xử sự trong vấn đề này, vì rằng, đường lối mà chúng tôi theo đuổi đã được định ra ngay từ thời gian có bộ chỉ huy hợp nhất do tướng Ai-xen-hao lãnh đạo.
Mọi việc ngày càng sáng tỏ thêm. U. Sóc-sin trong lúc thay mặt đất nước mình ký nhận trách nhiệm nhanh chóng và vĩnh viễn triệt tận gốc chủ nghĩa quân phiệt Đức và thủ tiêu lực lượng vũ trang Đức, đã đồng thời ra những mệnh lệnh bí mật cho bộ chỉ huy quân sự của chúng giữ nguyên trang bị các đơn vị quân đội Hít-le cũ để làm cơ sở cho việc tái lập quân đội Tây Đức nhằm thực hiện những mục đích chống Liên Xô về sau này. Và té ra là, bộ tổng chỉ huy lực lượng viễn chinh các nước Đồng minh và chính Ai-xen-hao đều biết toàn bộ sự việc ấy? Tôi không giấu giếm là tình hình đó đã làm tôi khó chịu và tôi đã thay đổi những ý kiến ban đầu của tôi về Đ Ai-xen-hao. Nhưng đúng là không thể có cách nào khác hơn...
Trong thời gian hội nghị Pốt-đam, I.V. Xta-lin nói với tôi mời Đ. Ai-xen-hao sang thăm Liên Xô. Tôi đề nghị mời ông ta đến Mát-xcơ-va vào dịp ngày Hội thể thao, 12-8. Ông ta nhận lời. I.V. Xta-lin lệnh gửi giấy mời chính thức đi Oa-sinh-tơn. Trong giấy mời có nói, thời gian ở thăm Mát-xcơ-va, ông ta là khách của nguyên soái Giu-cốp. Như vậy có nghĩa là Ai-xen-hao được mời đến Liên Xô không phải là người hoạt động chính trị của nhà nước, mà là người hoạt động quân sự lớn của Thế chiến thứ hai.
Vì ông ta là khách chính thức của tôi, nên tôi phải đi cùng với ông ta đến Mát-xcơ-va, rồi cùng đi thăm Lê-nin-grát, và cùng đáp máy bay lúc trở về Béc-lanh.
Cùng đi với Ai-xen-hao có người phó của ông ta, tướng Clây, tướng Đa-vít, con trai của Đ. Ai-xen-hao trung úy Giôn Ai-xen-hao và hạ sĩ L. Đrai. Trong thời gian ngồi máy bay đi Mát-xcơ-va, Lê-nin-grát và trở về Béc-lanh, chúng tôi đã nói chuyện với nhau, và tôi thấy lúc ấy Ai-xen-hao cởi mở.
- Mùa hè năm 1941, - Ai-xen-hao thuật lại, - khi nước Đức phát-xít tiến công Liên Xô, còn Nhật lộ rõ những âm mưu xâm lược vùng Thái Bình Dương, thì lực lượng vũ trang Mỹ đã lên tới 1,5 triệu người.
Tháng Chạp năm 1943, Nhật tiến công vào Pia-hác-bo[3]. Đó là điều bất ngờ đối với các quan chức trong bộ máy chiến tranh và trong chính phủ Mỹ.
Theo cuộc đấu tranh đang phát triển giữa Liên Xô và Đức, chúng tôi hồi ấy khó mà xác định nổi rằng Liên Xô sẽ chịu đựng lâu dài được bao nhiêu lâu và nói chung liệu có thể chống đỡ nổi cuộc tiến công mãnh liệt của nước Đức hay không. Các giới am hiểu ở Mỹ cùng với người Anh trong thời gian ấy lo lắng rất nhiều đến những nguồn nguyên liệu ở ấn Độ, dầu hỏa ở Trung Đông, eo biển Péc-xích và nói chung, lo lắng tới miền Trung, Cận Đông.
Căn cứ vào lời nói của Đ. Ai-xen-hao thấy rõ là, mối quan tâm chủ yếu của Mỹ trong năm 1942 là bảo đảm cho những lợi ích chiến tranh và kinh tế của bọn chúng, chứ không phải là việc mở mặt trận thứ hai ở châu Âu. Mỹ và Anh bắt đầu nghiên cứu trên lý thuyết kế hoạch mở mặt trận thứ hai ở châu Âu từ cuối năm 1941, nhưng cho mãi đến năm 1944 chúng vẫn chưa thông qua được những quyết nghị cụ thể nào.
- Sở dĩ chúng tôi, - lời của Đ. Ai-xen-hao, - bác bỏ yêu cầu của Anh bắt đầu tiến công vào nước Đức qua biển Địa Trung Hải là xuất phát hoàn toàn từ những tính toán thuần túy quân sự, chứ không phải do nguyên nhân nào khác.
Rõ ràng là người Mỹ rất sợ cuộc chống cự của bọn Đức ở La Măng-sơ, nhất là ở bờ biển Pháp. Chúng cũng rất hốt cái “chiến lũy Đại Tây Dương” đang được quảng cáo rùm beng của bọn Đức.
Kế hoạch tiến công qua biển Măng-sơ được thống nhất xong với người Anh trong tháng 4-1942, nhưng sau đấy, bên phía Sớc-sin vẫn tiếp tục cố gắng thuyết phục Ph. Ru-đơ-ven mở cuộc tiến công qua biển Địa Trung Hải. Theo ý kiến của Đ. Ai-xen-hao, bọn họ không thể mở mặt trận thứ hai trong những năm 1942 - 1943, vì chưa sẵn sàng tham gia một chiến dịch có tính chất phối hợp chiến lược lớn như vậy. Song, thực ra điều đó không đúng sự thật.
Họ có thể mở mặt trận thứ hai vào năm 1943, nhưng họ cố ý làm chậm, nằm chờ cho nước Đức và lực lượng vũ trang của nó bị tổn thất lớn hơn nữa.
- Cuộc tiến công vào Noóc-măng-đi qua biển Măng-sơ vào tháng 6-1944 mở ra trong những điều kiện thuận lợi, và chúng tôi không gặp sức kháng cự đặc biệt nào của quân Đức tại bờ biển - lời Đ Ai-xen-hao - đó là điều chúng tôi không ngờ. Quân Đức ở đây không phòng ngự giống như chúng quảng cáo trên khắp thế giới.
- Thật ra thì “chiến lũy Đại Tây Dương” ra sao?
- Toàn “chiến lũy” không có quá 3.000 khẩu pháo các cỡ. Trung bình mỗi km có một khẩu. Các công trình xây dựng bằng bê-tông cốt sắt có vài chiếc không thể gây trở ngại cho bộ đội chúng tôi.
Thêm nữa, nguyên tổng tham mưu trưởng quân Đức, thượng tướng Gan-de cũng đã thú nhận những mặt yếu của “chiến lũy”.
Trong những hồi ức xuất bản năm 1949, ông ta viết: “Nước Đức không có những phương tiện phòng ngự nào có thể chống lại hạm đội đổ bộ hiện có của các nước Đồng minh có không quân chi viện, mà không quân họ lại đang khống chế hoàn toàn và liên tục bầu trời”[4].
Những khó khăn chủ yếu trong cuộc đổ bộ vào Noóc-măng-đi, theo lời của Đ. Ai-xen-hao, không phải là sức chống cự của quân Đức; mà là việc chở quân và cung cấp cho bộ đội vượt qua biển Măng-sơ.
Nói thẳng ra là tôi có băn khoăn khi xem buổi chiếu cuốn phim của Mỹ “Ngày dài nhất” vào năm 1955. Trên màn ảnh đã trình bày một kẻ địch hoàn toàn khác hẳn với kẻ địch hồi tháng 6-1944, lúc quân Đồng minh đổ bộ qua biển Măng-sơ, do Ai-xen-hao kể lại.
Tất nhiên là mọi người cũng hiểu được xu hướng chính trị của bộ phim rất khéo về kỹ thuật này, nhưng cũng cần biết mức độ...
Chiến dịch đổ bộ bằng đường biển vào Noóc-măng-đi với quy mô lớn như vậy thì không cần phải phóng đại tô màu làm gì. Khách quan mà nói - đó là một chiến dịch được chuẩn bị và tiến hành khôn khéo.
Sau khi những lực lượng chủ yếu quân viễn chinh đổ bộ xong, mãi đến tháng 7-1944, quân Đức mới điều động và tập trung được những lực lượng của chúng rút từ bờ biển Pháp về chống lại một cách quyết liệt. Nhưng lúc này, chúng đã bị lục quân và không quân ưu thế gấp nhiều lần của quân Đồng minh áp chế.
Theo ý nghĩa đầy đủ của những chiến dịch tiến công thì quân Đồng minh ở đây không phải đột phá phòng ngự sâu thành nhiều tuyến, không phải đánh những đội dự bị chiến dịch, không phải chống lại những cuộc phản kích của quân địch giống như đã xảy ra trên mặt trận Xô - Đức.
Trừ một vài chiến dịch cá biệt, còn những chiến dịch tiến công của quân Mỹ và Anh đã tiến hành đều thuộc loại chiến dịch đánh vào phòng ngự cơ động của quân địch. Theo lời của Đ. Ai-xen-hao, thì quân Đồng minh trong lúc tiến quân đã vấp phải khó khăn chủ yếu là về cung cấp vật chất, xây dựng những đường tiếp tế hậu cần qua địa hình phức tạp.
Tôi rất chú ý hỏi đến cuộc phản công của quân Đức ở Ác-đen vào cuối năm 1944, và những biện pháp phòng ngự của quân Đồng minh trong khu vực này. Phải nói là Đ. Ai-xen-hao và những người cùng đi với ông ta đặc biệt không muốn nói đến chuyện ấy. Tuy nhiên, dù họ có nói ít, ta cũng biết được mũi đột kích của quân Đức ở Ác-đen là bất ngờ đối với bộ chỉ huy tối cao và bộ tư lệnh tập đoàn 12 của tướng Brét-li.
Bộ tổng chỉ huy quân các nước Đồng minh vô cùng lo lắng về những hành động tiếp sau của quân địch tại Ác-đen. U. Sớc-sin ngày 6-1-1945 gửi cho I.V. Xta-lin bức thư riêng nói về nỗi lo lắng ấy. Ông ta thông báo, ở phía Tây đang diễn ra những trận đánh nặng nề, và quân Đồng minh bị mất quyền chủ động, đang lâm vào tình thế đáng lo ngại.
Sớc-sin và Ai-xen-hao đặt hy vọng lớn vào việc Liên Xô sẽ có phản ứng nhanh sau khi nhận được thông báo, nên đã cử thống chế không quân Tê-đe đi Mát-xcơ-va mang theo bức thư đó. Nếu chính phủ Liên Xô nhận lời và cho bộ đội Liên Xô chuyển thật nhanh sang tiến công (điều mà U. Sớc-sin và Đ. Ai-xen-hao đang trông đợi), thì Hít-le sẽ buộc phải rút những đơn vị xung kích của chúng từ mặt trận phía tây ném sang phía đông.
Như mọi người đều biết, Chính phủ Liên Xô, trung thành với nghĩa vụ đồng minh của mình, đúng một tuần lễ sau, đã triển khai cuộc tiến công cực lớn trên toàn bộ mặt trận làm rung chuyển đến tận gốc phòng ngự của quân Đức trên tất cả các hướng chiến lược, và buộc quân Đức bị thua thiệt nặng phải rút về Ô-đe, Nây-xe, Mô-ráp-xcô, Ô-xtơ-ra, bỏ lại Viên và phần đông nam nước Áo.
Nhớ lại cuộc tiến công ấy, Đ. Ai-xen-hao nói:
- Đối với chúng tôi, đây là cuộc tiến công mong đợi từ lâu. Tất cả chúng tôi đều thấy nhẹ nhõm, nhất là khi được tin cuộc tiến công phát triển rất thắng lợi. Chúng tôi vững tin rằng quân Đức lúc này sẽ không thể nào tăng cường cho mặt trận phía tây của chúng được.
Tiếc là, từ khi có “Chiến tranh lạnh”, và nhất là sau khi các tướng lĩnh Hít-le còn sống sót đã viết những hồi ký làm tràn ngập thị trường sách, thì những ý kiến đánh giá khách quan trong thời gian sau chiến tranh đã bị xuyên tạc một cách trắng trợn. Bọn tuyên truyền láo xược của phe chống Liên Xô, thậm chí đã tìm mọi cách thuyết lý rằng, không phải Quân đội Liên Xô đã giúp cho quân Mỹ trong những trận đánh ở vùng Ác-đen, mà là quân Mỹ đã ứng cứu cho Quân đội Liên Xô.
Chúng tôi cũng muốn nói đến tình hình viện trợ theo hiệp nghị đã thỏa thuận. Về điểm này mọi việc lúc đó đều rõ rằng. Song, trong nhiều năm sau chiến tranh, các nhà nghiên cứu lịch sử tư sản đã khẳng định rằng, hình như các trang bị, vật chất và lương thực do các nước Đồng minh cung cấp cho chúng tôi đã giữ vai trò quyết định thắng lợi của chúng tôi.
Không phải tranh luận gì nữa, trong thời gian chiến tranh, Liên Xô thực ra có nhận được những máy móc thiết bị và vật chất quan trọng cho nền kinh tế quốc dân. Ví dụ như Mỹ và Anh có chở đến hơn 400.000 ô-tô, gửi cả các đầu máy xe lửa, nhiên liệu, khí tài thông tin. Nhưng phải chăng tất cả những thứ đó lại có thể nào giữ nổic bảo vệ Lê-nin-grát, thậm chí, còn sẵn sàng đem dâng thành phố cho địch.
Trong sách không hề lên án những tội ác của bọn Hít-le hòng triệt hạ Lê-mn-grát đến tận gốc, bắn giết tất cả nhân dân thành phố; nguyên nhân của những tổn thất to lớn của nhân dân, ông Xôn-xbê-ri không nhìn thấy ở tội ác man rợ của bọn phát-xít, mà lại là ở những sai lầm và thiếu sót của các nhà lãnh đạo Xô-viết.
Tác giả cũng không bỏ qua việc tôi tham gia và có trách nhiệm trong việc phòng thủ Lê-nin-grát bằng cách đưa ra những chuyện “giật gân” và một loạt những câu chuyện đơm đặt.
Điều đáng chú ý là báo chí tư sản Anh đã chào đón sự ra mắt cuốn sách của H. Xôn-xbê-ri bằng một dàn đồng ca gồm những bài bình luận tán dương. Cứ so sánh ý kiến của các nhà bình luận cũng thấy được rất dễ là họ cố ý tìm mọi cách làm cho người ta nghi ngờ những công trình nghiên cứu lịch sử của Liên Xô về thiên anh hùng ca Lê-nin-grát.
Ví dụ, nhà bình luận nổi tiếng của “Tạp chí người quan sát”, Ét-uốt Cren-soi cho rằng, “thật không thể giải thích được là chúng ta phải chờ đợi gần 20 năm mới thấy một ý định nghiêm túc nói lên một cách thành thật về những nỗi đau khổ và lòng kiên cường của con người” trong thành phố Lê-nin-grát bị phong tỏa, tưởng đâu như ông ta không biết rằng cuộc phòng thủ thành phố Lê-nin đã từ lâu được mô tả tỉ mỉ trong sách báo Liên Xô, cả trong sách báo về lịch sử chiến tranh cũng như các sách báo văn nghệ. Điệp khúc của ông Cren-soi lại được V.Min-lơ trong “Người bảo vệ” và B. Bôn-đơ trong “Li-xnơ” ca lại; trong khi nói tới số lượng khổng lồ những người chết, họ vờ vịt tỏ ra lấy làm tiếc rằng, trước khi cuốn sách của H. Xôn-xbê-ri xuất bản, con số thực tế về những người hy sinh hình như vẫn bị bưng bít.
V. Min-lơ viết rằng: “trong 880 ngày phong tỏa Lê-nin-grát, người chết nhiều hơn đến 10 lần so với ở Hi-rô-si-ma”, nhưng ông lại bổ sung thêm rằng “nếu thế giới phương tây không biết được con số này, thì ban lãnh đạo Xô-viết phải tự trách mình, vì họ chỉ nhấn mạnh nhiều đến chủ nghĩa anh hùng (!?) và bỏ qua mất những khía cạnh khác”. B. Bôn-đơ khẳng định rằng hình như “ban lãnh đạo Xô-viết cố tình giảm bớt số tử vong vì đói, giới hạn nó bằng con số 632.253”, và “các văn nghệ sĩ nào nói lên sự thật về cuộc phong tỏa đều bị theo dõi”.
Khó mà nói được rằng đây là thông minh hay ngu xuẩn nhiều hơn. Sau chiến tranh, lên thống kê số người chết trong cuộc phong tỏa là chuyện dễ như trở bàn tay. Trong mùa đông khủng khiếp 1941-1942, trong thời kỳ bị bao vây thì ai mà không đếm được bao nhiêu người chết? Theo một thông báo chính thức thì con số người chết là 632.000 người. Nhưng về sau các sử gia Xô-viết đã xác định lại con số này và đã công bố lên một ấn phẩm mới nhất của Liên Xô - tập 5 “Phác thảo lịch sử Lê-nin-grát”. Và đây, trong tác phẩm có giá trị ấy viết: “vì các vụ bắn phá của không quân và pháo binh, 16.747 người Lê-nin-grát đã bị chết và 33.782 người bị thương...Trên 800.000 người Lê-nin-grát đã bị chết vì đói và thiếu thốn - đó là kết quả của cuộc phong tỏa của địch”.
Vậy ông Xôn-xbê-ri đã “phát hiện” được cái gì, ai cần giấu giếm làm gì con số người chết vì tội ác của bọn phát-xít Đức? Rõ ràng những điều luận lý của Xôn-xbê-ri về con số xuyên tạc và con số thật của các tổn thất ở Lê-nin-grát thật không đáng giá một đồng xu nhỏ?
Vậy thì vì sao ông Xôn-xbê-ri và những nhà bình luận cuốn sách của ông lại không chú ý đến những con số đã công bố ấy? Họ không phủ nhận chủ nghĩa anh hùng của nhân dân Lê-nin-grát, thậm chí còn nhỏ những giọt nước mắt cá sấu trước sự hy sinh và tàn phá mà nhân dân Lê-nin-grát đã phải chịu đựng. Nhưng tất cả những cái đó chỉ cốt để bôi đen chính sách của Liên Xô và nghệ thuật quân sự của các lực lượng vũ trang ta.
Ông Cren-soi, mà tôi đã dẫn ở trên, tuyên bố rằng, cuộc phong tỏa Lê-nin-grát và những đau khổ của nhân dân là kết quả của một hỗn hợp của sự thờ ơ đầy tội lỗi và cuộc đấu tranh chính trị ác liệt. Nếu tin vào lời của các ông ấy thì người ta có thể đi đến kết luận là Hít-le và quân đội phát-xít hoàn toàn không có tội gì trong tấn thảm kịch Lê-nin-grát.
Nên chú ý là bên cạnh những bài bình luận om sòm của Chen-soi, Min-lơ, Bôn-đơ và những bài tương tự như vậy trên các báo Hoa Kỳ và Anh, đã xuất hiện những lời phê phán nghiêm túc và khách quan hơn về cuốn sách của Xôn-xbê-ri. Ví dụ như nhà sử học Anh E. Đri P. Tay-lo và nhà văn Anh nổi tiếng Tr.P. Xnôi đã nêu ra một nhận xét không tán thành cuốn sách đó. Cả hai ông đều nhấn mạnh rằng, Xôn-xbê-ri quá chú ý tới những “sai lầm” về phía Liên Xô đến nỗi ông ta để cho những tội ác của phát-xít Đức đối với dân chúng Lê-nin-grát hoàn toàn lọt qua con mắt ông ta. Thật chẳng khó khăn gì mà không thấy được khuynh hướng bài Liên Xô trong sách của Xôn-xbê-ri. Một tạp chí mác-xít ở Anh, “Nguyệt san công nhân” in bài bình luận của thiếu tướng E.A. Bôn-tin về cuốn sách này, quả là đã đưa ra một sự phản đối đích đáng.
Các tác giả của những cuốn sách tương tự như vậy đã không đủ sức làm thay đổi những sự kiện lịch sử đã rõ như ban ngày. Sự vĩ đại của chiến công Lê-nin-grát đã như một chiếc gương phản ánh tính ưu việt của đạo đức Xô-viết, tinh thần anh dũng và kiên cường của người Xô-viết, lòng trung thành của họ đối với những lý tưởng xã hội chủ nghĩa, tính hơn hẳn của nghệ thuật quân sự Xô-viết so với nghệ thuật của quân phát-xít Hít-le. Không thừa nhận định lý đó thì không thể nào hiểu nổi, cũng không thể nào giải thích nổi quá trình và kết quả của cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của Liên xô nói chung và những trận đánh riêng lẻ của nó nói riêng, chẳng hạn như cuộc chiến đấu bảo vệ Lê-nin-grát.
Gần đây, nhà xuất bản Mỹ “Hác-pơ và Roi” đã xuất bản một cuốn sách có cái tên thật kêu “Những trận đánh lớn nhất của nguyên soái Giu-cốp”. Đó không phải là bản dịch ra tiếng Anh cuốn “Nhớ lại và suy nghĩ”, mà là một tuyển tập gồm những bài báo của tôi (hay đúng hơn là những đoạn trích trong cuốn sách chuẩn bị in) trước đây đăng trên “Tập san lịch sử chiến tranh”. Bản thân việc phát hành những bài báo nói về bốn trận đánh lớn trong cuộc chiến tranh vừa qua - ở Mát-xcơ-va, Xta-lin-grát, Cuốc-xcơ và Béc-lanh - không thể không làm cho tôi phải phản đối, ít ra là trong hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất: những đoạn trích không cho độc giả hình dung được toàn bộ cuộc chiến tranh, vì rằng trong các đoạn trích đó thiếu nhiều vấn đề thực sự quan trọng. Trường hợp thứ hai, và cũng là điều chủ yếu là chính người biên tập, ngài Xôn-xbê-ri, khi đề tựa và chú giải, do dốt nát về quân sự và thiếu lương tâm khoa học, đã trắng trợn phản lại những ý kiến của tôi, phản lại lời văn và thực chất chủ yếu trong các bài báo của tôi. Cuối cùng, hóa ra không phải là “sách của nguyên soái Giu-cốp” như nó được quảng cáo ngoài bìa, mà là một cái gì phản lại nó, hòng gieo rắc vào tâm hồn người đọc ở Mỹ một ấn tượng xuyên tạc, giả dối về lập trường của tác giả cuốn “Nhớ lại và suy nghĩ”
Có lẽ không cần phải phân tích và phê phán tất cả những điều bịa đặt ra trong lời tựa và chú giải của cuốn sách. Tác giả của lời tựa và chú giải này không những không biết gì về các sự kiện được trình bày trong sách, ông ta chỉ nói quàng nói xiên về các biến cố mà, xin mạn phép nói, quan niệm cổ hủ của ông về động lực chiến tranh mới ở trình độ tư duy của các nhà sử học tồi của thế kỷ trước. Ông định giải thích cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại như là một quá trình lịch sử đơn giản, không phát triển trong sự tác động tương quan giữa những nhân tố kinh tế, chính trị, quân sự, mà là kết quả của ý muốn và hành động của một vài cá nhân có những thói quen độc tài. Đó là lập trường điển hình của người giải thích lịch sử bằng phương pháp duy tâm. Trong trường hợp đó, tôi đã được cái vinh dự hão làm đối tượng cho ngòi bút khôn ngoan của ngài Xôn-xbê-ri và với một sự dễ dàng khác thường, ông đã xô cho Giu-cốp va chạm với Xta-lin, với các nguyên soái Liên Xô khác, với những cấp dưới, v.v... chỉ cốt làm sao chứng minh được cái quan điểm về vai trò quyết định của “cá nhân có quyền thế”.
Tất cả những cái đó thật là ngây ngô đến buồn cười. Tôi còn có thể giải thích những chuyện xuyên tạc buồn cười đó của tác giả các bài bình luận bằng những quyền lợi con buôn của y, khi y nói đến những điều lặt vặt ít quan trọng khác. Nhưng làm trò hề trên một sự kiện lịch sử có liên quan đến chủ nghĩa anh hùng, đến hy sinh tang tóc và chiến công của một dân tộc thì thật là đê tiện và nhỏ nhen. Vì thế tôi cũng chẳng chấp nê gì những cái gọi là bình luận về cuốn “Những trận đánh lớn nhất” mà chỉ tiếc rằng độc giả phương Tây phải đọc những bài báo của tôi trong những cái khung xấu xa như vậy.
Nhận thức của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và nhận thức duy tâm về quá trình lịch sử là cái thước đo để phân chia ranh giới giữa các nhà sử học Xô-viết một bên và tư sản một bên trong khi nghiên cứu lịch sử cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của Liên Xô. Điều đó thể hiện trong khi giải thích những vấn đề chưng về chiến tranh như nguyên nhân, đặc tính và quy luật của nó, lại cả trong khi viết về những chiến dịch riêng biệt. Tôi muốn bàn về vấn đề đó qua thí dụ về cuộc chiến đấu lớn gần Mát-xcơ-va trong những năm 1941 - 1942.
Trận đánh gần Mát-xcơ-va thu hút sự chú ý rất lớn của tất cả những người ở phương Tây nghiên cứu về lịch sử Thế chiến thứ hai. Vì rằng chiến thắng của Hồng quân ở sát thủ đô là bước ngoặt quan trọng nhất của các sự kiện chiến tranh có lợi cho Liên Xô và có ảnh hưởng hàng đầu tới toàn bộ quá trình cuộc Thế chiến. Đó là những bằng chứng mà tất cả mọi người đều rõ và ở đây không cần tới những chứng minh đặc biệt. Ngày nay, rất nhiều tài liệu, hồi ký của những người tham gia các trận đánh gần Mát-xcơ-va và nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã cho phép dư luận thế giới nhận rõ đầy đủ về vai trò nổi bật của chiến dịch gần Mát-xcơ-va trong việc đánh bại chủ nghĩa phát-xít.
Song, chính vì tôi là một trong những người đã tham gia trận đánh lừng danh gần Mát-xcơ-va, điều đó hình như mọi người đã rõ, cho nên tôi cảm thấy phẫn nộ về sự xuyên tạc thô bạo các khía cạnh quan trọng nhất của nó, sự xuyên tạc mà những nhà tư tưởng thù địch của chúng ta vẫn tiếp tục tiến hành không đếm xỉa gì đến thực tế. Họ đang cố tìm cách giải thích kế hoạch chiếm Mát-xcơ-va của Hít-le bị tan vỡ không phải vì các chiến sĩ Xô-viết có tinh thần anh dũng và các cán bộ chỉ huy của họ tài giỏi và quả cảm, mà vì thời tiết xấu, đường sá đi lại khó khăn và băng giá.
Vậy thử hỏi, “lý thuyết” đó bắt nguồn từ đâu? Té ra “thủy tổ” của nó là... Hít-le và Gơ-ben.
Sau khi Quân đội Liên Xô bắt đầu phản công được ít lâu, ngày 11-12-1941, Hít-le đã nói ở nghị viện Đức rằng:
“Hành quân trên những đường dài vô tận, dưới nắng gắt, bị khát giày vò và luôn luôn phải dừng lại đến tuyệt vọng vì đường xấu không thể qua được giữa khoảng từ Bạch Hải đến Hắc Hải, vì mưa và thời tiết xấu, tháng 7, tháng 8 thì nóng bức, tháng 12, tháng 1 thì bão tuyết, khổ sở vì bùn lầy, tê cóng vì băng tuyết họ chiến đấu như vậy đấy... binh lính ở mặt trận phía đông”.
Dĩ nhiên thật là hài hước: chờ đợi ở Hít-le bấy nhiêu lời đánh giá tình hình khách quan đã xảy ra? Tên đầu sỏ đảng phát-xít lâm vào tình  trạng khó khăn đã phải tìm mọi cách tự biện bạch cho được, và hắn đã đổ tất cả mọi lỗi cho khí hậu và thời tiết. Cũng rất dễ hiểu nữa là chuyện bộ máy tuyên truyền của Gơ-ben liền bám ngay lấy những lời giải thích đó và nặn ra luận điệu chính thức của bọn phát xít về nguyên nhân thất bại của quân đội phát xít Đức gần Mát-xcơ-va.
Ít lâu sau khi chiến tranh kết thúc, các tướng của Hít-le bắt đầu ra sức phổ biến câu chuyện thần thoại về “tướng Băng giá và “tướng Lầy lội”. Thí dụ, giữa những năm 50, tên tướng quốc xã cũ Bliu-men-tơ-rít viết về “giai đoạn lầy lội” và “đường sá bế tắc”, đã nói là những thứ đó đã “bám riết chúng ta như bệnh dịch hạch”. Những năm 60, luận điệu đó bò lan khắp cả, hoặc bám vào hầu khắp các sách báo tưm soát, mà còn là tổ chức đời sống xã hội, sản xuất và nhà nước của nhân dân Đức tại phần phía đông nước Đức.
Các tổ chức cộng sản Đức, kịp thời đoàn kết được công nhân và nhân dân tiến bộ ở Đông Đức xung quanh mình đã giữ vai trò quan trọng trong vấn đề này.
Tuân theo những mục đích nhân đạo, Chính phủ Liên Xô tiếp tục hết sức chăm sóc đời sống của nhân dân Đức trong thời kỳ khó khăn đó. Trước hết, chúng tôi đã chú ý đến nhân dân Béc-lanh, những người đang nằm trong hoàn cảnh hết sức khó khăn.
Khi bộ đội ta chiếm Béc-lanh, số người ở đây không quá 1 triệu, nhưng cách một tuần sau đã lên tới trên 2 triệu, và đến hạ tuần tháng 5 có khoảng 3 triệu. Dân số tiếp tục phát triển bởi vì người từ những vùng khác trong nước Đức kéo đến.
Công nhân và giới trí thức kỹ thuật Đức tỏ ra rất tích cực trong việc thủ tiêu những hậu quả chiến tranh ở Béc-lanh. Ngày đêm họ ở lại trong khu vực đã định, tình nguyện hoàn thành những công việc giao cho.
Những tổ chức công tác viên gồm những người Đức chống phát-xít đã tích cực giúp đỡ ủy ban quân quản của Liên Xô. Họ tham gia vào tất cả những tổ chức bảo vệ trật tự xã hội, phân phối các thẻ lương thực trong nhân dân, kiểm soát việc cấp phát lương thực, bảo vệ nhà máy, công xưởng, những mục tiêu tối quan trọng của thành phố và các tài sản khác.
Nhân dân Liên Xô không quên những cống hiến cho cách mạng của giai cấp công nhân và giới trí thức tiến bộ ở Đức, những công lao to lớn của Đảng Cộng sản Đức và lãnh tụ của Đảng, Éc-nét Ten-lơ-man là người đã hy sinh lúc cuối chiến tranh trong nhà tù phát-xít.
Đảng và chính phủ chúng ta thấy có nghĩa vụ phải giúp đỡ nhân dân Đức trên tình anh em.
Lúc rút lui, bộ chỉ huy Đức đã bỏ lại trong những thành phố và các vùng dân cư hàng ngàn binh lính và sĩ quan bị thương. Riêng ở Béc-lanh và những vùng ven đã có hơn 20 vạn lính bị thương của quân đội Đức. Đối với những người ấy - là những kẻ thù trước đây - các cán bộ quân y của ta và Bộ Tư lệnh Liên Xô đã tỏ lòng nhân đạo cao cả, tổ chức cho họ được điều trị trong những điều kiện giống như các chiến sĩ Xô-viết.
Một hôm, nhân dịp đi ngang qua vùng Un-te Đen Lin-đen, đồng chí sĩ quan quân quản Béc-lanh chỉ cho tôi một ngôi nhà tương đối còn nguyên vẹn trong có các lính Đức bị thương. Chúng tôi quyết định ghé vào thăm.
Điều đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là phần lớn họ đều còn trẻ, hầu hết mới 15 - 17 tuổi. Được biết đây là những lính dân vệ thuộc nhiều đội mới tổ chức ra ở Béc-lanh hồi đầu tháng 4, tôi hỏi cái gì đã buộc họ phải gia nhập những đội phòng vệ khi nước Đức đang ở trong tình trạng tuyệt vọng đó.
Bọn trẻ cúi mặt xuống, im lặng. Có một trẻ nói:
- Chúng tôi không có lối thoát nào khác là cầm lấy vũ khí và phòng thủ Béc-lanh. Ai không tình nguyện xung vào đội, sẽ bị tuyển vào bọn Giét-ta-pô, và như vậy sẽ không có điều kiện trở về...
Tiếp tục nói chuyện một lúc nữa thì tôi được biết thêm là ở đây có một số người đã tham gia tác chiến tại gần Mát-xcơ-va vào tháng 11-1941. Tôi nói, tôi cũng có tham chiến ở Mát-xcơ-va. Một lính bị thương phát biểu ý kiến:
- Tốt nhất là đừng nhớ lại tấn thảm kịch ấy của quân đội Đức. Trung đoàn chúng tôi có một nghìn rưỡi tay lê, mà chỉ còn lại không đầy 120, và rồi 120 người ấy cũng phải đưa về hậu phương.
- Trung đoàn của anh chiến đấu ở đâu? - tôi hỏi.
- Ở Vô-lô-cô-lam-xcơ,- người đó trả lời.
- Thế thì, tôi với anh là những người quen biết cũ, - tôi nói.
- Thưa ngài tướng quân, làm sao biết được ngài đã chiến đấu ở đâu, trong khu vực nào? - Người lính bị thương nói.
Tôi nói, đã chỉ huy Phương diện quân miền Tây ở gần Mát-xcơ-va.
Chúng tôi hỏi họ ăn uống ra sao, và các bác sĩ Liên Xô điều trị như thế nào. Tất cả tranh nhau khen ngợi việc ăn uống và sự chăm sóc của ác nhân viên quân y Liên Xô.
Một trong số bác sĩ của ta nhận xét:
- Những người Đức đã giết hại các thương binh của ta, còn chúng tôi thì tất cả ngày đêm không ngủ phục hồi sức khỏe cho họ.
- Những người Đức bình thường không làm như vậy, - một lính Đức già đáp lại, - đó là những tên Đức phát-xít.
- Trong số các anh có bọn phát-xít không? - Tôi hỏi.
Im lặng...Tôi lại hỏi, lại im lặng. Một quân nhân tuổi chừng 55 đứng dậy, bước lại gần giường một quân nhân khác, thúc vào lưng hắn ta, nói:
- Quay lại.
Hắn ta miễn cưỡng quay lại.
- Đứng lên và báo cáo rằng mày là phát-xít!
Nói chuyện tiếp với họ, tôi biết là trong số lính ở đây còn có thêm một tên phát-xít nữa.
Khi chúng tôi rời khỏi quân y viện, họ đề nghị để các bác sĩ và hộ lý Liên Xô chăm sóc họ.
Những ngày, những tháng đầu tiên sau chiến tranh, chúng tôi thường được gặp gỡ các đồng chí lãnh đạo Đảng Cộng sản Đức, Vin-hem Pích, Van-te Un-brích và những bạn chiến đấu gần gũi của các đồng chí ấy. Các đồng chí đau lòng nói về những mất mát nặng nề của Đảng Cộng sản, của bộ phận công nhân ưu tú và tầng lớp trí thức tiến bộ. Các đồng chí quan tâm sâu sắc đến tình trạng khó khăn của những người lao động Đức.
Theo đề nghị của Đảng Cộng sản và của cá nhân các đồng chí V. Pích và V. Un-brích, Chính phủ Liên Xô đã cung cấp tiêu chuẩn lương thực ăn hàng ngày cho nhân dân Béc-lanh.
Khi nước Đức phát-xít bị đánh tan, nhân dân Liên Xô đã hành động như thế đấy.
Còn như Hít-le, chúng đã đối xử như thế nào đối với nhân dân Liên Xô?
Chuẩn bị đánh chiếm Mát-xcơ-va, Hít-le đã ban hành mệnh lệnh mà tôi muốn nhắc lại dưới đây:
“Phải vây chặt thành phố, không cho một lính Nga, một người dân Nga - đàn ông, đàn bà, hoặc trẻ em - rời khỏi thành phố. Dùng sức mạnh đàn áp mọi mưu toan ra khỏi thành phố. Tiến hành những công tác chuẩn bị cần thiết để có thể dùng những công trình to lớn làm cho Mát-xcơ-va và vùng xung quanh chìm ngập trong biển nước..
Phải làm cho vùng Mát-xcơ-va hiện nay trở thành biển cả, và cái biển đó phải chôn vùi vĩnh viễn thủ đô của dân Nga, xóa bỏ nó trên bản đồ của thế giới văn minh”[5].
Bọn Hít-le cũng đã chuẩn bị cho Lê-nin-grát không kém hơn.
“Đối với những thành phố khác, - Hít-le nói, - phải hành động theo quy tắc: Trong khi chiếm được những thành phố ấy, pháo binh và máy bay ném bom phải bắn phá để biến chúng thành những đống gạch vụn”[6].
Một người bình thường khó mà hiểu nổi sự tàn bạo dã man ấy.
Thực ra, trong khi chiến tranh đang diễn biến, tôi rất muốn trừng trị đích đáng tất cả bọn phát-xít vì những tàn bạo mà chúng gây ra. Nhưng, sau khi đánh tan quân địch, bộ đội ta tiến vào biên giới nước Đức, thì chúng tôi kìm được sự phẫn nộ của mình. Những quan điểm tư tưởng của chúng ta và tình cảm quốc tế không cho phép chúng ta trả thù một cách mù quáng.
Tôi rời khỏi nước Đức lên đường về Mát-xcơ-va trong tháng 4-1946 nhân dịp được cử giữ chức Tổng tư lệnh Lục quân. Chức vụ Tổng tư lệnh bộ đội Liên Xô đóng ở Đức và chức Chủ tịch ủy ban quân chính trong vùng chiếm dòng của Liên Xô được giao cho đại tướng V.Đ. Xô-cô-lốp-xki.
Lần sau cùng tôi đến Cộng hòa dân chủ Đức vào năm 1957, và cá nhân tôi vững tin rằng, tất cả những gì nhân dân, Đảng và Chính phủ Liên Xô đã làm đều đúng, nó đã đưa đến những kết quả tốt đẹp đối với những người lao động Đức cũng như đối với sự nghiệp hợp tác giữa các dân tộc và đối với khả năng phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa.
---
[1] vùng do Liên Xô chiếm đóng ở Béc-lanh – ND.
[2] Trình bày có rút gọn lại – TG.
[3] Tức Trân châu cảng thuộc Ha-oai - ND.
[4] Ph. Gan-de. “Hít-le là lãnh tụ”, Mi-un-khen, 1949, tr.58.
[5] Phiên tòa Nu-rem-be, 1957, t.1, tr.495.
[6] Phiên tòa Nu-rem-be, 1957, t.1, tr.495.