Nguyễn Khánh Long dịch
Vẫn còn đó vết thương cũ
T. Vấn

Quả thật, để làm người sống sót sau một cuộc chiến, không phải dễ dàng gì!
(T. Vấn)
Những vết thương trên da thịt người, với thời gian và sự chăm sóc, rồi cũng sẽ kéo da non và lành lặn. Những vết thương trong tâm hồn người cũng vậy. Thời gian sẽ giúp phôi phai đi mọi đớn đau, dằn vặt. Bởi lẽ, chẳng ai cứ ngồi đó để mặc cho đời mình tàn tạ vì khổ đau, bất hạnh (dẫu cho đó có là thú đau thương đi nữa). Thế còn những vết thương của một đất nước? Nỗi đau của một dân tộc? Cần bao lâu để hàn gắn? 30 năm? 40 năm? Hay cả một thế hệ?
Tiếng súng cuộc chiến tranh Quốc-Cộng ở Việt Nam đã ngưng ngày 30 tháng tư năm 1975. Ở một nghĩa nào đó, cuộc chiến khốc liệt ấy đã kết thúc từ ngày đó. Vậy mà, dai dẳng mãi hơn 30 năm sau, những dấu ấn khủng khiếp của nó và những hệ quả không thể tránh khỏi vẫn còn đè nặng lên cân não người Việt ở cả hai bên bờ đại dương. Tôi đã hơn một lần bùi ngùi ghi nhận rằng, chỉ đến khi thế hệ chúng tôi – một thế hệ ở cả hai miền Nam Bắc sinh ra, lớn lên và trưởng thành trong chiến tranh – hoàn toàn biến mất khỏi mặt đất này, thì mọi hệ lụy của cuộc chiến 30 năm mới thực sự không còn làm bận lòng nhiều người, kể cả các thế hệ không dính líu gì đến cuộc chiến khốc liệt ấy.
Điều ghi nhận này, có lẽ không chỉ đúng với người Việt Nam, nạn nhân trực tiếp của cuộc chiến tranh Quốc Cộng, mà còn đúng cả với dân tộc Mỹ – chính xác hơn, với một thế hệ người Mỹ trưởng thành vào những năm 60 (Babyboomers). Cùng với các chính trị gia nước mình, họ bước vào cuộc chiến (Quốc Cộng) nơi vùng đất xa lạ với tâm trạng vừa băn khoăn vừa nghi hoặc. Hiển nhiên, trong và sau cuộc chiến, nước Mỹ đã bị xâu xé vì những tranh cãi – từ nhiều phía, cả kẻ trong cuộc lẫn người ngoài cuộc, cả bên chính quyền lẫn dư luận công chúng. Sự tranh cãi, có lúc đã biến thành những cuộc biểu tình hàng trăm ngàn người tham dự, có người chết có máu đổ, xảy ra hầu khắp các thành phố lớn của nước Mỹ. Những hiện tượng ấy, xét ra, rất bình thường ở một nền dân chủ đã trưởng thành như nước Mỹ. Hơn nữa, tính đa dạng trong mọi lĩnh vực sinh hoạt của người Mỹ là một yếu tố không thể thiếu khi đi tìm căn rễ của sự tranh cãi về cuộc chiến Việt Nam những năm ấy ở nước Mỹ.
Thế nhưng, 40 năm sau, tưởng chừng những ồn ào sôi động của dư luận Mỹ những năm 60 đã hoàn toàn nằm gọn trong ngăn kéo của lịch sử, bỗng đột ngột bùng lên, làm ngạc nhiên cả những người trong cuộc. Thế là, cuộc chiến tranh gây tranh cãi nhiều nhất trong lịch sử nước Mỹ, vẫn tiếp tục là vết thương nhức nhối, không những cho thế hệ dính líu trực tiếp đến nó, mà còn có những tác động tiêu cực đến cả thế hệ tiếp nối. Vết thương cũ được khơi lại, nguyên ủy là ở sự tính toán sai lầm (?) của một cựu binh Mỹ vốn đã từng trực tiếp tham chiến ở Việt Nam. Với sự trí trá cố hữu của một chính trị gia, ông định đem quãng đời lính chiến của mình ra làm một bằng chứng cho khả năng chỉ huy lãnh đạo trong thời chiến, một khả năng cần thiết của vị Tổng Tư Lệnh Tối Cao, chức vụ mà ông cùng với đảng của mình, đang vận động để giành được trong cuộc bầu cử cuối năm nay ở Mỹ. [1] Bỏ qua một bên sự tính toán cơ hội (?) và sai lầm (?) của ông, hậu quả của nó cho thấy rằng, dấu ấn khủng khiếp của cuộc chiến tranh ấy vẫn còn đè nặng lên tâm thức những người tham dự. Bênh hay chống, sai hay đúng, xét ra không còn là điều quan tâm hàng đầu của họ hiện nay. Thế hệ chiến tranh 40 năm trước, đến nay đang mấp mé tuổi về hưu dưỡng già (ngoại trừ một số người đang vận động vào những chức vụ dân cử cao cấp). Điều quan tâm chính yếu của họ hiện nay là, ý thức sự tồn tại dai dẳng của vết thương chiến tranh cũ, trong tương lai không xa lắm, khi cùng nhau bước chân vào các trung tâm dưỡng lão, kẻ chống gậy, người ngồi xe lăn, liệu họ có hòa giải được với nhau không khi ngoái nhìn phía sau một di sản nặng nề, hậu quả từ một thời nhiễu nhương tưởng không thể quên của lịch sử?
Với tâm trạng của một kẻ vừa trong cuộc, vừa ngoài cuộc, tôi chứng kiến cái bi kịch của một thế hệ nước Mỹ - cũng đồng thời là thế hệ của tôi – mà nhớ tới những ghi nhận của mình về chính thế hệ của mình. Tôi có cảm tưởng rằng, những người bạn Mỹ vừa hào hiệp vừa ngây thơ kia, rồi ra sẽ không thoát ra khỏi được ngõ cụt mà tôi đang lúng túng tìm cách thoát ra…
Có lẽ, tôi muốn trấn an mình về một điều khác, sâu thẳm hơn.
Thế hệ chiến tranh Việt Nam của nước Mỹ, rồi đây có lẽ họ sẽ nhắm mắt nằm xuống mang theo xuống mồ những xung khắc giữa họ với nhau. Những xung khắc ấy có thể có thật, có thể chỉ là giả tưởng, có thể chỉ là những hỏa mù của chính trị và thời cuộc. Nhưng chắc chắn một điều, dù cho có những xung khắc thật giữa họ đi nữa, thì sự xung khắc ấy không phải là sự xung khắc của họ với nước Mỹ, hay nói cách khác, với tổ quốc của họ.
Tương tự như vậy, là thế hệ chiến tranh Việt Nam của người Việt Nam. Tôi muốn đặc biệt nhấn mạnh đến những người ở bên phía gọi là thua trận ngày 30 tháng tư 1975 và hiện đang lưu vong khắp nơi trên thế giới. Cuộc chiến tranh Quốc Cộng và những hệ quả 30 năm sau chiến tranh của nó khiến đã có một sự chia rẽ trầm trọng chưa từng có trong lịch sử giữa những người Việt ở hai bên cuộc chiến. Nhưng dù ở bên nào, thắng hay thua, họ không hề có sự xung khắc với đất nước của mình. Chấp nhận cuộc sống lưu vong không có nghĩa là từ bỏ Tổ Quốc. Sự hòa giải – nếu thật sự có được sự hòa giải – là sự hòa giải giữa những những người Việt dính líu đến cuộc chiến tranh bằng cách này hay cách khác. Tuyệt đối không hề có sự hòa giải giữa những người lưu vong và tổ quốc của họ. Bởi vì, từ ban đầu, đã không hề có sự xung khắc để nói đến sự hòa giải.
Bi thảm hơn cả bi kịch nước Mỹ, thế hệ chúng tôi, một thế hệ bị nguyền rủa cho đến ngày từng người nhắm mắt xuôi tay, mang trong lòng một vết thương không bao giờ lành hẳn. Năm tháng rồi sẽ qua đi như đã từng qua đi. Chẳng bao lâu nữa, những tranh cãi hôm nay và cái buốt rát của vết thương còn mở miệng sẽ trở thành quá khứ. Chỉ xin được công bằng với nhau khi còn sống, đừng đánh tráo khái niệm trường cửu về tổ quốc với cái tồn tại ngắn ngủi của một chính quyền, của một nhóm người may mắn ở thế thượng phong trong cuộc đối đầu.
Bởi lẽ, lịch sử sẽ là chứng nhân trung thực nhất. 

[1]Bài này được viết trước ngày bầu cử Tổng Thống ở Mỹ.

Truyện Chiến tranh nhìn từ nhiều phía Những ngày tháng Năm năm 2004 của tôi Văn chương về chiến tranh Việt Nam và nhu cầu sáng tạo bút pháp mới Giữa những lằn đạn, giữa những quê hương Người đi, thơ còn lại Phỏng vấn Nguyễn Thị Hoàng Bắc Tôi không nói tiếng Ma-rốc [khi trả lời phỏng vấn của Trần Văn Thuỷ] Gạo đắng Quên và nhớ: Người Việt trên thế giới, chúng ta là ai? Ai chiến thắng? Về việc tra tấn kẻ khác Ðọc sách: Death of a Generation: JFK đảo chính Ngô Ðình Diệm để rút quân Chiến tranh và bệnh vĩ cuồng Triển lãm At War Vụ Kiện William Joiner Center: Ai có quyền viết lịch sử một cộng đồng? Cựu chiến binh, nhà thơ Vụ Trại người Việt tại Pháp và vụ William Joiner Center tại Mỹ !!!4937_24.htm!!! Đã xem 179970 lần. --!!tach_noi_dung!!--

Nguyễn Khánh Long dịch
Chung một Chiến Hào
Đỗ Kh.

--!!tach_noi_dung!!--
Giáng sinh năm 1980, tôi làm nhân viên phụ trội và ngoại ngạch của sở Bưu chính Hoa kỳ. Đây là việc nhà nước, lại ở cấp thấp, nên đồng nghiệp chung quanh rất nhiều người da màu (nhờ chính sách không phân biệt chủng tộc), đại đa số là người Mỹ gốc Phi châu, từ politically correct để chỉ những người da đen.
Tôi làm ca đêm, thuộc đơn vị bổ sung, chỉ đâu đánh đó, để đáp ứng kịp nhu cầu bưu thiếp, bưu phẩm tràn ứ của dịp lễ cuối năm. Có đêm cả đội ra cảng gỡ cả một chuyến tàu, có đêm di chuyển đến một trung tâm nào đó giúp vào việc phân phối. Một bận như vậy, lên xe ngồi, có anh bạn da đen thốt “Nó chuyển mình đi một đồn điền mới!” Ít khi nào tôi có dịp ở tại ngay cơ quan sàng lọc bưu phẩm cạnh ga tàu lửa Union Station của thành phố Los Angeles.
Việc ở đây tương đối nhẹ nhàng hơn, không phải bốc vác những bịch năm bảy chục cân Anh nhưng phải luôn nhanh tay và nhanh mắt. Thư, sao mà lắm thế, được máy đưa liên tục đến chỗ ngồi, mỗi người một phận sự, thí dụ tôi được chỉ định mã số cuối là số 7 của khu bưu chính, cứ thư nào có địa chỉ mã kết thúc bằng số này là tôi bấm nút để nó tách ra riêng. Người ngồi cạnh lo canh số 6, số 8, cứ như vậy làm việc theo dây chuyền và theo nhịp đã được ấn định, nếu một người lơ là thì ảnh hưởng đến tất cả, máy ngưng lại, đèn bật, chuông reo, xếp đang đi rảo sau lưng dừng lại viếng và hỏi có vấn đề gì.
Ở ngoài đội sai vặt và đắp chỗ này, tôi không quen ai ở Trung tâm chính vì bản chất của việc làm không cố định. Có lần, một người đàn ông da đen đã đứng tuổi, phục phịch trạc 50, lại gần tôi hỏi “Were you in ‘Nam?” Tôi cũng ngạc nhiên, vì dạo đó tôi còn rất trẻ, chẳng có vẻ gì giống một cựu chiến binh. Ông ta nói:
“Đồng Tâm, MR 4 [1], 1965.”
Tôi bảo:
“Đồng Dù, MR 3, 1974.”
Ông liếc quanh nửa vòng và khinh khỉnh:
“Chúng nó không có hiểu bọn mình!”
Thì làm sao hiểu, tôi và ông này chỉ trao đổi có bấy nhiêu. Ông hơn tôi 25 tuổi, lính đăng, lifer, chứ không phải là lính gọi, chắc là Trung sĩ nhất gì đó phục viên. Sau 15 năm hay 30 năm trong quân đội, lính nhà nghề khi giải ngũ được chính phủ Mỹ ưu tiên một việc làm nhà nước, có tiền tiêu vặt mà vẫn kiêm luôn cả lương hưu. Những người như ông này, hai tay thọc túi ở cơ quan, chẳng siêng năng và không cầu tiến, ai làm gì nhau và xếp phải ngán, ngành Bưu chính cũng có rất nhiều.
Sau lần đó, vài bữa, đội của tôi gặp dịp ở lại Trung tâm. Tôi ngồi máy, lẩm nhẩm lục bát, 6 cái thư mã số cuối là 7 rồi đến 8 cái thư mã số cuối cũng là 7, cứ như vậy sắp thành… trường thi, thì dây chuyền bị kẹt. Đèn bật, chuông reng, tôi ngẩng đầu thì thấy một anh đen khác, vừa dúi một nắm thư vào làm cho máy nghẽn lại. Anh không quan tâm gì đến những người trong toán mà tiến lại chỗ tôi, ngoắc tôi đứng dậy, nói “Mình đi ra cafeteria”. Tôi chưa hiểu chuyện gì, bà xếp vừa trờ tới, anh ta nhìn bà nói ngon lành “Thằng này là bọn chúng tôi”. Bà ta nhìn trần thở dài mà không trả lời, tôi theo anh mới này ra quày nước, đội lại tiếp tục chăm chỉ làm việc.
“Bọn chúng tôi” là năm bảy nhân viên ngang ngược, cựu chiến binh Việt Nam đã từng đổ máu nên tại Trung tâm Bưu chính này được miễn đổ mồ hôi. Rủ nhau ra quày nước của cơ quan ngồi cả tiếng, cầm ly cà phê mà ngồi dạng chân ra ngủ gật hay là có thức thì không nói năng gì, ai cũng kiềng mặt mà giữa chúng tôi với nhau cũng chẳng cần tâm sự, ôn lại hay kể lể. Tôi là người gốc Việt duy nhất và cũng là người trẻ nhất. Phần lớn là da đen, kể cả cái ông đầu đã từng nhìn ra tôi dáng dấp nhà binh. Có một anh da trắng tóc dài tay áo thun sắn, dạng biker xâm mình “thiên thần của địa ngục”, thứ chạy xe máy Harley Davidson, “phóng như là xe mới vừa ăn cắp”. Chu Lai 1967, Cồn Thiên 1969… Giới thiệu lần đầu một bận, có người nói bỏ lửng “I’ve seen things… [2] ” chẳng ai bắt tiếp, các người kia và kể cả tôi chỉ há có nửa quai miệng, dáng trầm ngâm mặc niệm gì đó rất riêng và gục gặc đầu. Người ngoài nhìn vào thì là một nhóm quái đản, không ai giống ai, từ tuổi tác đến màu da, ăn mặc và sở thích. Chúng tôi cũng chẳng có gì để chia sẻ, ngoại trừ việc không cần nói đến, là một khoảng trong đời, từng cầm súng tham chiến tại Việt Nam.
Tôi là Marvin the Arvin [3], đại diện cho lá cờ vàng ba sọc họ vẫn thấy cạnh lá cờ Hoa Kỳ ở sân đơn vị vào ngày đó (vào ngày nay chỉ còn thấy trước tiệm phở Nguyễn Hụê đường Bolsa ở quận Cam [4] ). Nhưng tôi nghĩ nếu tôi là Charlie the Cong, thì họ cũng sẽ đối xử với tôi y như vậy, “Xếp, cho thằng này đi uống nước xả hơi”. Tôi chắc chắn là họ thấy gần gũi với một cựu chiến binh Việt Cộng hơn là với hàng xóm của họ ở Mỹ mỗi cuối tuần ra sân trước mà cắt cỏ cho đều. Phần tôi, những năm về sau này, có những dịp ngồi với năm bảy anh cựu quân nhân bộ đội ở trong nước, cũng chẳng thấy khác gì trên. Người anh em bên kia chiến tuyến hát cho tôi nghe những khúc quân hành miền Bắc, đến lượt tôi thì “Này bao hùng binh tiến lên! Bờ cõi vang lừng câu quyết chiến! Bước oai nghiêm theo tiếng súng đi tung hoành...” tôi ngượng miệng. Tôi chỉ nhỏ nhẹ được:
Mắt em buồn cuộc chiến quê hương
Tóc em buồn màu hoả châu vương
Từng đêm nghe súng nổ
Con tim mình tanvở
Em buồn, loài người đau thương
làm họ cũng buồn theo, nỗi buồn huynh đệ.
Người líười dân trong một không gian rối rắm, không thanh tịnh. Về những cảnh bên trong: bắt đầu từ những khuôn mặt cận cảnh. Sau khi người xem đã nhận biết được nhân vật, ống kính rời dần ra xa. Môi trường sống của nhân vật: khoảng không trống rỗng, căn phòng bừa bộn. Cimino đạt được mục đích: người xem đầu tiên được quan sát nhân vật, có nhận định về nhân vật, sau đó cố gắng tìm hiểu nhân vật trong môi trường sống của họ.
Nguyên tắc tạo hình này được vận dụng theo suốt chiều dài cuốn phim: Cimino chú trọng vào chính nhân vật, tình huống cụ thể chỉ là thứ yếu. Vì thế không thể thấy những thước phim hành động, chỉ còn những trạng thái. Cimino tỉ mỉ giới thiệu từng trạng thái, không quan tâm đến quá trình chuyển cảnh. Người xem không thấy cảnh Mike, Steve và Nick nhập ngũ như thế nào, họ bay sang Việt Nam ra sao, cũng như cái gì xảy ra với họ ở đó... Trên màn ảnh liên tiếp các trạng thái: các chàng trai bị nhốt trong một cái cũi "tù" lềnh bềnh trên dòng Mê Kông, máu tươi của các nạn nhân đang rỉ xuống cổ, và vài phút sau họ đã phải "chơi" "roulette Nga" với nhau. Đến đây người xem có thể nhận định rằng: trên đất nước Việt Nam được vẽ lên bởi Cimino không có một cuộc chiến nào hết, chỉ có những cực hình không bao giờ chấm dứt. Những chàng trai này không có khả năng chiến đấu, người xem không được chứng kiến một cảnh "xung trận" nào của họ, mà chỉ thấy những hình hài thương tích, đầy máu me, bùn lầy, đang tìm cách thoát khỏi cái gọi là "cuộc chiến bảo vệ nước Mỹ". Họ cũng không thể hiểu được làm sao họ lại "sa lầy" vào cái "trạng thái cực hình" triền miên này. Sau đó họ tách rời nhau ra, mỗi người một ngả. Và chúng ta, những người xem, sau gần một tiếng đồng hồ, lại trở về cái "trạng thái ban đầu": trước mắt mình cái thị trấn nhỏ bé không tên trên đất Mỹ, nhưng với tình huống hoàn toàn khác.
Người xem chỉ thấy cảnh Mike trở về. Trốn tránh mọi người thân, bạn bè. Anh xa lánh hầu như tất cả. Cimino đã "ngốn" hai tiếng đồng hồ để đưa chúng ta đến những đoạn phim này, với mục đích: người xem cảm nhận được sự khác biệt. Đó là: giữa những người ở lại và các binh lính sống sót trở về có một vực thẳm không đáy. Cái vực thẳm không thể "lấp" kín được. Cái vô hiệu quả của sự hoà nhập trở lại cuộc sống bình thường, mặc dù cái thị trấn bé nhỏ và người dân của nó không thay đổi. Chỉ có ba chàng trai đi xa một thời gian. Khi trở về, Mike đã "mất chỗ đứng" nơi đây. Những gì anh thấy và trải qua ở Việt Nam làm anh có cái nhìn khác hẳn về cuộc sống, về cái chết, về ý nghĩa của cả hai điều ấy. Đối với người dân ở thị trấn, đó như một thông điệp không thể giải mã được.
Tại châu Âu, chúng ta được xem khá nhiều phim tương tự và được đọc khá nhiều sách về đề tài Lò Thiêu (Holocaust). Sự trở về từ "cõi chết" của những kẻ "sống sót" là một niềm vui cho đến khi họ vỡ lẽ ra rằng: vì cuộc đời của những người bên ngoài quá bình thường, nên họ không thể hiểu và cảm thông cho những số phận bên trong các trại tập trung, "thoát" hơi độc ngạt trở về. Chìa khoá để hai con người biết và hiểu nhau ở chỗ: họ phải có chung quá khứ, cùng trải qua những "khúc khuỷu" trong khoảng thời gian nào đó trên "đường" đời, hoặc ít nhất phải có chung kinh nghiệm sống. Thiếu những điều trên, họ là những người "dưng". Cùng lắm chỉ nói chuyện "suông" với nhau. "Xả thân" vào một cuộc chiến, coi như con người bị tách ra khỏi chính cuộc sống của mình. Họ rơi ra ngoài quỹ đạo sống bình thường và không thể quay trở lại. Điều trớ trêu: không có một con đường nào khác cho họ. Nhà văn Hung Kertész Imre đã đặt tên cho cái trạng thái bi ai ấy một cái tên đầy triết lý phương Đông: "Không số phận". Số phận đời thường của Mike đã bị "đánh cắp", và anh ta không được "ban phát" một số phận khác thay thế. Có hoạ chăng, chỉ là một trạng thái sống mù mờ, không lối thoát. Cũng giống như những người thoát chết từ Holocaust trở về, cựu chiến binh Mỹ chỉ "cà nhắc" trong cái cảnh ngộ không thể định nghĩa được. Cảnh ngộ này (trước đó là quê hương, tổ quốc của họ: đất nước Hoa kỳ oai hùng) đã "tước" mất số phận đời thường của những người lính Mỹ (mặc dù họ sẵn sàng hiến thân để bảo vệ nó), chỉ để lại cho họ một trạng thái "sống" mòn mỏi. Những chàng trai như Mike không biết phải làm gì với trạng thái "sống" quái gở này.
Với lời thề không bao giờ bỏ rơi bạn, Mike quay lại Sài Gòn tìm Nick. Hòng đưa Nick trở về quê hương, nhưng Mike đã nhầm. Cả hai người: Nick (từ Sài Gòn) và Steve (từ bệnh viện) đều không muốn quay lại chốn cũ. Họ cảm nhận điều Mike đã nghiệm ra: cuộc sống của họ trên quê hương đã chấm dứt.
Điều nghịch lý lớn nhất sau chiến tranh Việt Nam: không phải chiến trường, mà là Đất Mẹ không còn, nơi "trở về" đã mất đi. Chúng ta có thể thấy sự nhận biết này của Nick trong cảnh phim: anh thử gọi điện về nhà nhưng không được. Quê hương đối với anh không tồn tại nữa, hoặc ít ra, không thể "móc nối" được. Chính vì thế (theo nhiều nhà phê bình điện ảnh) Kẻ săn hươu nên dừng lại bằng cái chết của Nick. Đoạn cuối diễn tả đám tang và việc rời viện về nhà của Steve chỉ là nhầm lẫn của Cimino. Cũng có thể, đơn giản là ông không muốn kết thúc bộ phim, không có cái "chấm hết". Cơn sốc "triền miên" này không bao giờ hết trên đất Mỹ!
Mike, người thợ săn tinh tường và kỷ luật, có một nguyên tắc đi săn cho riêng mình: hạ con thú chỉ bằng một viên đạn. Mike giữ vững tinh thần trong mọi tình huống. Anh cứu Steve và Nick thoát khỏi cái địa ngục trần gian của cuộc chiến. Nhưng cũng chính cái bản lĩnh kiên định của Mike đã làm anh bị nhầm. Bởi vì từ đầu đến cuối anh luôn nghĩ rằng: có thể đánh bại mọi cuộc chiến, anh là kẻ chiến thắng, vinh quang trở về. Nhưng sự thật lại là: Cuộc chiến Việt Nam đã nhấn chìm các anh vào rất sâu trong cái địa ngục kinh người của nó từ lâu!
Để diễn tả điều này, Cimino sử dụng nhiều hình ảnh (đặc tính chung của điện ảnh!). Nhưng cũng chính vì vậy mà không thể hiểu được đoạn kết của cuốn phim. Nếu chúng ta muốn giải thích bộ phim một cách trừu tượng hơn, phải nhờ vào tài ba của nhà quay phim Zsigmond Vilmos. Phim bắt đầu bằng quang cảnh của một nhà mnh Mỹ hay là anh bộ đội sinh Bắc tử B, chiến hào của tôi vừa đủ rộng để chứa cả hai giới tuyến. Thắng bại là chuyện của những người com lê cà vạt hay mặc áo đại cán, đúng hướng đi hay lầm đường là chuyện lịch sử (đã) nhận định [5]. Con yêu của tổ quốc hay là con hoang vào lúc nửa đêm về sáng, chẳng còn ai màng đến màu áo trận nhá nhem, phe này hay phe kia của cuộc chiến. Chiến hào chúng tôi giờ này rộng nhưng cũng chỉ chứa được những người từng cầm súng, không có chỗ cho người ngoài, dù là những người thân thuộc nhất, bố mẹ, vợ hiền Hà Nội hay là em gái hậu phương [6].
Như ông Mỹ đen Trung tâm Bưu chính nói, họ làm sao hiểu được bọn mình, những huynh đệ của nỗi buồn súng đạn một khi đã tàn cuộc chiến.

[1]Military Region, Quân khu. Miền Nam trước đây được chia làm 4 Quân khu và Quân đoàn, QK4 là vùng phía nam Sài Gòn cho đến Cà Mâu, QK3 là vùng chung quanh Sài Gòn.
[2]Ờ thì tao cũng từng chứng kiến nhiều chuyện…
[3]ARVN, Army of the Republic of Vietnam, Quân đội Việt nam Cộng hòa. Lính miền Nam được gọi là Marvin, như Charlie là để chỉ bộ đội miền Bắc hay là giải phóng, từ Victor Charlie tức VC theo mã điện đàm của Hoa kỳ.
[4]“Thủ đô tị nạn” ở tại Nam Cali. Cờ vàng ba sọc đỏ là cờ VNCH, tôi phải nói rõ. Tại trước tiệm phở Nguyễn Huệ, có lần tôi chỉ lá cờ này cho 1 cô bạn từ trong nước mới sang. Cô sanh năm 72 ngoài Bắc nên nhìn mãi mà không hiểu tôi muốn chỉ cái gì, đây là lần đầu cô thấy lá cờ đã phủ 225.000 quan tài này cho đến ngày cô lên 3 tuổi.
[5]Tôi là lính, âm thầm tôi nghĩ thế thôi
Trăm lần không, bao giờ tôi giận cuộc đời…
(Ca từ)
[6]Oanh, Yến hay Liên
Hồng, Loan, Đào, Diễm
Từng ngày nghe nhắc tên
Muốn quen, để rồi đến thăm
Hậu giang tôi cũng kiếm
Miền Trung tôi cũng tìm!
(Ca từ)
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: talawas.de
Được bạn: ms đưa lên
vào ngày: 3 tháng 3 năm 2005

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--