Chiến tranh và bệnh vĩ cuồng
Nguyễn Hoàng Văn

Nếu tổn thất đầu tiên của chiến tranh, nói theo Hiram Warren Johnson, là “sự thật” [1] thì, với chúng ta, sau khi cuộc chiến kết thúc đã gần ba mươi năm, tổn thất đó vẫn còn, vẫn tiếp tục gây nên những hệ lụy văn hóa lâu dài.
Hệ lụy văn hóa đặc thù và phổ quát nhất của tổn thất ấy, theo tôi, là chứng vĩ cuồng. Bàn về cội nguồn và diễn tiến của cuộc chiến như một ván cờ cụ thể, từ những diễn tiến tình thế đến những tính toán và những nước cờ rình rập của các ông Joseph Stalin, Mao Trạch Ðông hay Leonid Brezhnev trước các ông Harry Truman, John F. Kennedy, Lyndon Johnson hay Richard Nixon; của ông Hồ Chí Minh trước ông Ngô Ðình Diệm; của ông Võ Nguyên Giáp trước các ông Henri Navarre hay William Westmoreland; của ông Lê Ðức Thọ trước ông Henry Kissinger v.v... là công việc của những sử gia và, kể ra, họ đã làm được kha khá. Chấp nhận hay bài bác, toàn bộ hay từng phần, là tùy vào vị trí của từng phía và, chắc chắn, còn lâu thì từng phía mới nhích đến để chia sẻ ở cái sự gọi là “đại đồng trong tiểu dị”. Nếu nhìn từ góc độ văn hóa thì, có thể nói, chiến tranh cũng đã gây ở chúng ta những tác động khá “đại đồng”, khả dĩ áp dụng cho từng phía. Thế nhưng, trước hết, thế nào là “văn hóa chiến tranh”, đặc biệt là của chiến tranh Việt Nam?
Nếu “văn hóa”, trên ý nghĩa phổ quát nhất, là một hệ giá thống những giá trị vật chất hay tinh thần mà một cộng đồng cùng học hỏi, sáng tạo và chia sẻ thì, với hệ giá trị đó, cộng đồng đó sẽ có những cách thức phản ứng đặc thù trước những hoàn cảnh đặc thù, như cái đặc thù của từng cuộc chiến, chẳng hạn. Và nếu “chiến tranh văn hóa” là một ý niệm muộn màng, thuộc loại “hậu-Chiến tranh lạnh”, thì “văn hóa chiến tranh” chẳng phải là thứ gì mới mẻ. Cứ nhớ, năm 1946, trong cái tâm trạng bàng hoàng thảng thốt trước những mất mát và hoang tàn sau Ðệ nhị thế chiến, chỉ một năm sau khi thành lập Liên hiệp quốc để “gìn giữ hòa bình”, nhân loại – hay đúng ra là một phần của nhân loại - đã vội vã thành lập UNESCO, cái tổ chức quốc tế mà sứ mạng tối hậu là cổ xúy cho một “văn hóa hòa bình”. Cứ nhớ, từ thuở hồng hoang, lịch sử loài người đã gắn liền với lịch sử của chiến tranh như thế nào rồi và, tính ra, có chương sử nào của chúng ta mà không bay mùi gươm giáo hay lửa đạn? Vấn đề là mỗi thời đại con người lại có mỗi phương thức và ý thức thí mạng đặc thù. Từ chỗ va chạm giữa các bộ lạc, trò thí mạng kia đã dần dà leo thang đến màn xung đột giữa cách lãnh địa, giữa các nền quân chủ, giữa các quốc gia, giữa các ý thức hệ để rồi, nói theo ông Samuel Huntington, leo thang đến sự đụng độ giữa các nền văn minh. Mà trong từng thời đại, không phải cuộc chiến nào cũng giống cuộc chiến nào. Có những cuộc chiến bất khả kháng, không thể không diễn ra. Có những cuộc chiến phiên lưu, thí nghiệm. Có cả những cuộc chiến như đùa, như điên. Rồi chúng diễn ra với những quy mô lớn bé và những mức độ chóng chầy khác nhau, vận dụng những mức độ nội lực hay ngoại lực khác nhau và thu hút những mối quan tâm chú ý, ủng hộ hay phản đối khác nhau. Chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến đặc thù mà văn hóa Việt Nam cũng là một nền văn hóa đặc thù thì, thật hiển nhiên, thứ “văn hóa chiến tranh” của nó cũng đầy tính đặc thù. Cái đặc thù của một xứ sở nhỏ và nghèo vào hàng bậc nhất nhưng lại gánh chịu một cuộc chiến lớn và... giàu vào hàng bậc nhất. Cái đặc thù ở tính khập khiễng giữa một mô thức kinh tế- xã hội lạc hậu vào hàng bậc nhất so với một mô thức chiến tranh “tiên tiến” vào hàng bậc nhất, hiểu như một sự đụng độ giữa hai ý thức hệ, như một vệt cháy nóng bỏng giữa mối xung đột toàn cầu lạnh lẽo như băng. Một xứ sở nhược tiểu chỉ quanh đi quẩn lại với những họat động nông nghiệp cò con thế mà có thể lì lợm và say sưa với một cuộc chiến có ý nghĩa mang tầm thời đại nhất hạng, dai dẳng và dữ dội nhất hạng, sử dụng những vũ khí hiện đại nhất hạng và làm tốn kém giấy mực của thế giới nhất hạng thì, “tổn thất đầu tiên của sự thật", nói theo Hiram Warren Johnson, là cái sự thấy mình... nhất hạng. Nét đặc thù nhất của văn hóa chiến tranh Việt Nam, như thế, chính là chứng bệnh vĩ cuồng.
Như một hệ lụy văn hóa, bệnh vĩ cuồng biểu lộ ở những tầm mức khác nhau, tập thể và cá nhân, vi mô và vĩ mô. Ở mức độ tập thể và vĩ mô, nếu bệnh hoang tưởng “mình là nhất” từng dẫn đến sự hình thành của chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc hay chủ nghĩa nô lệ, dẫn đến những cuộc phiên lưu quân sự điên rồ hay những thảm họa diệt chủng tồi tệ thì, với chúng ta, căn bệnh đó đã đưa đến tâm lý bảo thủ, ngạo mạn, tự tôn và bài ngoại. Ở mức độ cá nhân và vi mô, nếu bệnh vĩ cuồng khiến từng cá nhân hay từng phe nhóm cảm thấy mình “nhất hạng” theo cuộc chiến thì, sau khi chiến tranh chấm dứt, họ sẽ không chịu nhìn vào sự thật, sẽ cố che giấu sự thật để cố níu kéo cái sự “nhất hạng” theo góc nhìn của mình. Cứ nhớ, những người Ðức quốc xã đã hoang tưởng về sự cao quý và sự yêu nước hơn ai hết của dân tộc mình như thế nào? Cứ nhớ, những lãnh tụ Khmer Ðỏ đã hoang tưởng như thế nào về năng lực của dân tộc mình để lao đầu vào những cuộc phiên lưu quân sự điên rồ và một cuộc thí nghiệm ý thức hệ ngu xuẩn như thế nào? Nghĩ rằng tổ tiên mình đã dựng được những kỳ quan như Ðế Thiên – Ðế Thích, nghĩ rằng mình đã đánh thắng một kẻ thù hùng mạnh như đế quốc Mỹ, họ hoang tưởng rằng họ có thể làm được tất. Rồi để ý, những vinh quang rất là... cầu toàn khi mà, liên miên, sau những 5, 10, 15, 20, 25, 30, 35, 40, 45 rồi 50 năm, chiến thắng Ðiện Biên lại được rầm rộ kỷ niệm như thế nào trong khi cái giá phải trả cho chiến thắng ấy vẫn còn là một bí mật cấm kỵ [2]. Ðể ý đến những âm hưởng “tiếng sắt tiếng vàng chen nhau” của cuộ!!!4937_11.htm!!! Đã xem 179956 lần.

Truyện Chiến tranh nhìn từ nhiều phía Những ngày tháng Năm năm 2004 của tôi Văn chương về chiến tranh Việt Nam và nhu cầu sáng tạo bút pháp mới Giữa những lằn đạn, giữa những quê hương Người đi, thơ còn lại Phỏng vấn Nguyễn Thị Hoàng Bắc Tôi không nói tiếng Ma-rốc [khi trả lời phỏng vấn của Trần Văn Thuỷ] Gạo đắng Quên và nhớ: Người Việt trên thế giới, chúng ta là ai? Ai chiến thắng? Về việc tra tấn kẻ khác Ðọc sách: Death of a Generation: JFK đảo chính Ngô Ðình Diệm để rút quân Chiến tranh và bệnh vĩ cuồng Triển lãm At War Vụ Kiện William Joiner Center: Ai có quyền viết lịch sử một cộng đồng? Cựu chiến binh, nhà thơ Vụ Trại người Việt tại Pháp và vụ William Joiner Center tại Mỹ Thư gởi nhà văn Cao Xuân-Huy nhân đọc lại Tháng Ba Gãy Súng Lớn lên trong hoà bình Tản mạn về vụ kiện chất độc da cam và nhóm VietUnity Hòa hay chiến, và phản chiến Chiến Tranh, mắt nhắm mắt mở Những ngày tháng Năm năm 2004 của tôi Văn chương về chiến tranh Việt Nam và nhu cầu sáng tạo bút pháp mới Giữa những lằn đạn, giữa những quê hương Người đi, thơ còn lại Phỏng vấn Nguyễn Thị Hoàng Bắc Tôi không nói tiếng Ma-rốc [khi trả lời phỏng vấn của Trần Văn Thuỷ] Gạo đắng Quên và nhớ: Người Việt trên thế giới, chúng ta là ai? Ai chiến thắng? Về việc tra tấn kẻ khác Ðọc sách: Death of a Generation: JFK đảo chính Ngô Ðình Diệm để rút quân Chiến tranh và bệnh vĩ cuồng Triển lãm At War Vụ Kiện William Joiner Center: Ai có quyền viết lịch sử một cộng đồng? Cựu chiến binh, nhà thơ Vụ Trại người Việt tại Pháp và vụ William Joiner Center tại Mỹ Thư gởi nhà văn Cao Xuân-Huy nhân đọc lại Tháng Ba Gãy Súng Lớn lên trong hoà bình Tản mạn về vụ kiện chất độc da cam và nhóm VietUnity Hòa hay chiến, và phản chiến Chiến Tranh, mắt nhắm mắt mở Trận Valmy của các dân tộc thuộc địa Sự thật tương đối của lịch sử - Đọc “Trăng huyết” của Anthony Grey và Nguyễn Ước Chung một Chiến Hào Vẫn còn đó vết thương cũ Sống và chết sau chiến tranh Việt Nam