Vua Khải Định là Hoàng trưởng tử của vua Đồng Khánh(1885-1888).Khải Định là một trong hai vị vua mang tiếng “bất lực”,nghĩa là kém khả năng trong tình dục, ân ái. Suốt 10 năm làm vua (1916-1925),ông đã nuôi Nguyễn Đắc Vọng làm thị vệ.Ban đêm ông ôm Vọng mà ngủ.Nhờ sự khéo léo trong việc phục tùng này mà ông Vọng đã được thăng tiến đến Ngũ đẳng thị vệ. Những buổi sáng phải ra điện Cần Chánh thiết triều,các bà đứng hai hàng bái kiến đón chào, ông liền dùng tay ôm gọn hai vạt áo bào sát vào người để khỏi vương vào “đàn bà”… Nhiều người biết Khải Định bất lực, chính vua cũng nhận điều đó.Thế nhưng các quan đại thần thì vẫn muốn “tiến” cung con gái mình vào làm vợ vua. Khó lòng chối từ,vua thường nói với các quan” Nội cung của Trẫm là một cái chùa (ý nói không có chuyện ái ân tình dục),ai muốn tu thì cứ vào! Do đó,dù Khải Định không gần gũi đàn bà, ông vẫn có đủ tam cung lục viện như các vua tiền triều. Trong số đông đảo các bà vợ vua Khải Định,được nhắc đến nhiều nhất là Đệ nhất Giai phi họ Trương,bà Ân phi Hồ Thị Chỉ và bà Huệ phi Hoàng Thị Cúc (tức bà Từ Cung). Ba bà được tiến cung trong ba trường hợp khác nhau. Bà họ Trương là ái nữ quan đại thần Trương Như Cương được cưới làm phủ thiếp khi vua Khải Định còn là ông Hoàng Phụng Hoá Công ở Tiềm đế (sau xây thành cung An Định). Lúc đó ”ngài” Phụng Hoá Công còn hàm vĩ nhưng lại ham chơi cờ bạc thâu đêm suốt sáng. Cứ mỗi lần thua bạc là một lần bắt bà vợ họ Trương về xin tiền cha mẹ để “ngài” gỡ… Vì thương con gái, ông bà Trương Như phải bấm bụng chiều theo, thoả mãn mọi yêu sách của chàng rể vương tôn.Thấy thế Phụng Hoá Công đinh ninh của cải nhà nhạc gia là vô tận nên càng cờ bạc ăn chơi đã đời…Thật ra thì tuy gia đình họ Trương đại thần giàu có nhưng chưa phải là muốn mấy cũng có. Ông Trương xuất thân từ làng thợ rèn Hiền Lương,một làng lao động có nề nếp,cho nên dù làm quan đến tột đỉnh danh vọng,ông vẫn giữ phong cách giản dị,cần kiệm của người cha là người lao động.Cứ kéo dài cảnh ném tiền qua cửa sổ như thế này,các cụ không chịu nổi.Nhiều lần bà phủ thiếp Phụng Hoá Công đã bị cha mẹ quở trách nặng nề… Thế rồi…một hôm (vào khoảng năm 1915) Phụng Hoá Công nảy ý định mở một chén bạc lớn để thử thời vận.Khi thấy Công hô lớn,nhưng trên chiếu đã sạch tiền,các con bạc chận tay Công lại,đòi phải trưng đủ tiền chung mới được mở chén.Thâm tâm Công đã muốn mở liều,không ngờ bị lật tẩy…Một phần vì muốn ăn to, phần vì sợ mất mặt, Phụng Hoá Công liền bảo vợ về nhà xin tiền…Bà phủ thiếp họ Trương đau đớn vì thấy đức ông chồng đã bất lực mà chẳng còn biết liêm sỉ,bà dùng dằng không muốn đi…Công nổi nóng la lối om sòm,doạ sẽ có thái độ với bà.Cuối cùng bà đã đi và đó cũng là lần cuối cùng bà về nhà xin tiền cha mẹ cho chồng cờ bạc… Ngán ngẩm sự đời,bà họ Trương quyết định dứt áo ra đi,giã từ cuộc đời làm phù thiếp.Bà lập một cảnh chùa tại độn Sầm,làng Thanh Thuỷ, huyện Hương Thuỷ(cách kinh thành Huế chừng 3km về phía Nam)để tu thiền,lấy pháp hiệu là Đạm Thanh,biệt hiệu là Tuyết Nhan. Năm 1916,vua Duy Tân khởi nghĩa chống thực dân Pháp thất bại,vua bị đầy sang đảo Réunion(thuộc châu Phi),người Pháp chọn Phụng Hoá Công đưa lên kế vị lấy niên hiệu là Khải Định. Nhớ chút nghĩa xưa,Khải Định phái người lên chùa rước bà về làm Đệ Nhất Giai Phi.Bà từ chối.Để tỏ rõ chân tâm của mình với cố nhân,Khải Đinh vẫn dành chức Đệ Nhất Gia Phi(hay hoàng quí phi) cho bà họ Trương,dù đã dứt tình… Người vợ chính thức do triều đình cưới vua Khải Định chỉ phong bậc Đệ Nhị Giai Phi… Vua Khải Định vừa yên vị,đại thần Hồ Đắc Trung đã “tiến” ngay vào Nội một người con gái.Bà họ Hồ tên là Chỉ đã từng được thân sinh gả cho vua Duy Tân,nhưng vua Duy Tân không nhận.Cụ Hồ Đắc Trung có tiếng là người đã bênh vực vua Duy Tân trong cuộc khởi nghĩa không thành năm 1916,nay sợ Khải Định,người đối lập với Duy Tân nghi ngờ,nên cụ tìm cách tạo mối liên kết tình cảm để vua tôi hiểu biết nhau,bằng việc tiến cung con gái mình. Là con quan đại thần,được Triều đình cưới hỏi đúng nghi lễ,bà Hồ Thị Chỉ được phong chức rất cao nhưng cũng vẫn ở vào bậc Ân Phi (Đệ Nhị Giai Phi) Tước cao, chức trọng, danh nghĩa là vợ chính ở với vua Khải Định, nhưng thực chất bà chẳng được tí gì về ái ân chăn gối với ông vua “bất lực”. Bà phải chấp nhận cảnh đóng kịch làm vợ vua như thế để được hưởng phú quí danh vọng, với ý nghĩ mình sẽ là mẹ đích thực của hoàng tử Vĩnh Thuỵ, vì bà Từ Cung tuy là mẹ sinh, nhưng là con nhà bình dân, lại không được cưới hỏi theo nghi lễ triều đình … Có lẽ đọc được ý nghĩ đó nơi bà Ân phi mà ngày vua Khải Định mất (1925) đáng lẽ ông phải trăng trối trao rương hòm,chìa khoá lại cho bà, thì Khải Định đã truyền trao cho bà Từ Cung với lời di ngôn vắn tắt: “tử quý, mẫu vinh” (ý nói Vĩnh Thuỵ được quý trọng thì bà Từ Cung được vinh hiển). Việc làm này làm cho Ân phi họ Hồ tức giận muốn phát điên. Và sau đó … bà đã điên thật. Cuối cùng bà đã chết già trong một tu viện Thiên chúa giáo. Bà vợ thứ ba là Huệ phi Hoàng Thị Cúc sinh ra Vĩnh Thuỵ, lên ngôi lấy niên hiệu là Bảo Đại, bà Từ Cung được vinh danh là Đoan Huy Hoàng thái hậu…