Chương 3
Nếm mùi bom đạn.

     m, ầm, ầm!…Đàn chim đang đậu trên mấy lùm cây gần đó tung bay tán loạn. Mặt đất rung rinh. Tiếng rít của chiếc phi cơ chiến đấu Pháp đang xé gió nhào xuống từ trên không. Đạch, đạch, đạch, đùng đùng…Hàng tràng đạn đại liên tới tấp tuôn ra từ hai bên cánh máy bay xối xả đổ xuống các toa xe lửa chở đầy muối đang đậu ở ga Vạn Giả. Có tiếng ầm vang lớn, tiếp theo là lửa bốc cháy từ các toa xe. Mùi khói súng,  mùi khen khét của lá khô cùng tàn của nó bay đầy trong không khí.
Tôi có cảm tưởng như đang có một vật gì thật lớn đè nặng lên thân thể tôi. Bản năng tự vệ khiến tôi đưa tay lên cổ. Nhưng tay tôi bị dính kẹt như có ai đang cầm lấy hai tay mình ghì xuống. Tôi cảm thấy nghẹt thở ở cổ họng. Tôi ráng hét một tiếng thật lớn: Ba ơi! Rồi tắt nghẹn như bị ai bóp cổ, tôi không còn thốt thành tiếng nữa nhưng miệng thì vẫn há to gọi ba.
Từ căn hầm bên kia ba tôi bò lết sang, thấy tôi đang cố vùng vẫy trong đống cát, ông bèn lấy hai tay đào cát ra khỏi thân tôi, miệng vừa trấn an:
“Đừng sợ, đừng sợ, nó bay đi rồi, có ba đây! Không sao đâu..
Sau một hồi cào cát, may mà cát chỗ đó mềm nhưng hai tay ông cũng rướm máu. Ông lôi tôi ra khỏi đống cát trong hầm núp. Cái hầm cá nhân trốn bom của tôi chỉ còn thấy miệng hầm mà thôi. Tôi thoát chết trong gang tấc nếu không có ba tôi bò qua kịp thời, không thì đã bị nghẹt thở trong đống cát! Hú hồn…Hai cha con kéo nhau đứng dậy.
Lửa vẫn còn cháy dữ dội trên các toa xe đầy muối. Khói cuồn cuộn lên thành những cột đen thui. Tiếng nổ lốp bốp của muối và tiếng la ó của quân lính Nhật đóng gần đó chạy ra, ơi ới gọi nhau lấy nước chữa lửa. Ba tôi dìu tôi vào nhà, trên sân tôi đạp phải những vỏ đạn đồng “dum dum”(*) còn nóng hổi. Tôi co cẳng nhảy lò cò. Ông quan sát kỹ tôi từ đầu xuống chân rồi bảo:
“Xong rồi, con không có hề hấn chi mô. Để ba chạy ra ngoài chữa cháy”.
Nói xong ông chạy vụt ra ngoài nhập với đoàn lính Nhật đang đem thùng múc nước dưới ruộng gần đó hắt lên các toa muối đang bị cháy. Kiểm điểm lại thì không có ai bị thương, nhưng ba toa xe muối bốc cháy vì trên trần có lợp lá ngụy trang. Hai toa xe lửa trống bị nổ tung, sườn và thùng xe văng ra xa, bánh xe sắt vỡ ra làm hai ba mảnh, hai đường rầy chỗ đó bị cong lại như hai cái đòn gánh. Nhà ga Vạn Giả cũng bị trúng bom sập tan tành. Chiếc máy bay vừa thả bom xong, bay vút lên trời thật cao, vòng lại áng chừng như để chụp hình quang cảnh đám cháy hay tránh cao xạ của Nhật bắn lên?
Sau cơn chấn động tôi ngồi thở hổn hển mắt nhìn dán vào đoàn người đang chạy lên chạy xuống dưới mương ruộng gần đó. Ông bà Lý hàng xóm kế nhà tôi thần hồn nát thần tính chạy ra chạy vô đâm sầm vào nhau kêu ơi ới! Chị Huệ con ông bà cũng hớt ha hớt hải chạy qua nhà tôi xem tôi có bị thương không? Sau khi biết tôi không hề hấn gì chị lại chạy về nhà trấn an hai ông bà già đang cãi nhau inh ỏi. Chị Huệ thương tôi lắm. Từ ngày ba tôi cùng tôi dọn về đây, ngày nào chị đi rừng về cũng ghé qua nhà cho tôi nào sim chín nào trái mây. Có hôm có cả chà là mật nữa. Sáng nào chị cũng vào rừng cắt giây mây về bán. Một số chị để nhà cho ba má chị gọt chuốt để đan rổ rá. Còn lại chị đem xuống chợ bán cho tiệm đồ gỗ để họ dệt nắp bàn hay ghế. Chị thương tôi như em vì ba má chị chỉ có mình chị là con gái và tôi thì ở một mình với ba. Người con trai trưởng đã có vợ và ra riêng nên không còn ở với cha mẹ từ năm ngoái.
Từ ngày quân Nhật chiếm đóng,  sau đó không lâu Sở hỏa xa đã được lịnh ngưng chuyển vận hành khách và hàng hóa vào ban ngày. Xe chỉ chạy có một chuyến vào ban đêm để tránh máy bay Pháp bắn phá. Nhà ga Vạn Giả ở đây cũng đã bị quân Nhật sung công và đóng cửa. Chúng đóng quân cách đó không xa. Mọi việc di chuyển của dân chúng bằng xe hỏa về đêm phải về các ga lớn như Nha Trang hay Ninh Hòa. Lúc ba tôi được thuyên chuyển về đây chỉ thấy có mấy cái toa xe muối và một số toa xe chở hàng trống trơn nằm dọc theo đường rầy thứ hai nấp dưới các tàn cây bàng hay cây còng lớn. Dẫu vậy ba t&ocacute;m An nam mít chơi riêng. Thường thì học trò An nam nhiều hơn Tây, chúng tôi chơi đá cầu. Một hôm thằng Rô trong nhóm tôi tức giận thằng Henri sao đó, giờ ra chơi nó bèn rỉ tai với tụi tôi là để nó đá phạt thằng Henri cho mà coi.
Thằng Rô đá cầu rất giỏi. Hắn có cú đá tài tình lắm là móc cái chân đá ngược ra sau. Nói là làm. Bữa đó hắn đá cầu với tụi tôi môt chặp rồi bỗng nhiên la lên:
“Coi nè!”
Rứa là hắn lộn mèo đá trái cầu cái chóc vô mặt thằng Henri đang đứng lớ quớ nói chuyện với mấy con đầm nhỏ cách đó không xa. Thằng Henri hôm đó đang cười cợt với mấy con Hélene và Agnes, thình lình bị một cú đá móc của thằng Rô, trái cầu ở đâu bay vụt ngay vào trán nó xớt một đường máu chảy rịn trán. Thế là cu cậu ôm mặt mước mắt chảy ròng ròng chạy vào mét thầy hiệu trưởng.
Một cuộc gây gổ ỏm tỏi suýt đòi đánh nhau giữa bọn tây con và tụi mũi tẹt. Đám đầm con cũng sợ quá phú lĩnh đâu mất tiêu! Mấy thằng tôi còn đứng xớ rớ đó mặt thằng nào thằng nấy xanh lè như tàu lá chuối non. Khi thấy thầy hiệu trưởng dắt thằng Henri đi ra phía chúng tôi, mấy đứa chúng tôi đứng chết trân vì biết chắc thầy hiệu trưởng không đánh thì cũng đuổi một trong mấy đứa chúng tôi, chớ không tha cho cái vụ này. Sau khi hạch hỏi kỹ bọn tôi, “ai đá?” đứa nào cũng chối không cho biết rằng cú đá đó là của thằng Rô. Thầy hiệu trưởng giận ra mặt cầm cái roi mây chỉ vào mặt tụi tôi và mẹt xà lù rầm lên, vì ba thằng Henri là bạn của ổng và là Sếp sở mật thám Đà nẵng. Thằng Rô có trốn đàng trời cũng bị ổng lôi ra, nhẹ là đánh đòn, nặng là đuổi. Chúng tôi đứa nào cũng im re, chối bai bải đổ thừa tại nó đứng gần, tụi con đá trật chứ không cố ý.
Thầy hiệu trưởng bèn đem thằng Henri vô phòng lấy cồn xoa vết trầy rồi bảo nó thôi đừng tới gần mấy thằng A na mít nữa. Hú vía, tụi tôi vô lớp mà còn run. Sau này mấy con đầm cái mét thầy hiệu trưởng nên thằng Rô bị đuổi còn tụi tôi thì không được phép chơi trò đá cầu nữa!
Không đá cầu thì bắn bi. Dạo đó tụi tôi mua bi bằng đá cẩm thạch non lấy ở núi Non nước. Bi mua lại của thằng Rô, (lại cũng thằng Rô là đầu têu), nó biết tụi tui chịu chi mua bi cẩm thạch nên nó lên mấy chỗ làm bia mộ xin đá vụn về mướn mấy thằng ba nhe ngoài chợ Hàn khi nào rảnh rỗi không có việc chi làm thì mài cho nó. Nó gặp tụi tôi ngoài cổng trường sau giờ tan học bán 10 bi một dát (cắc bạc) trong khi nó trả cho mấy thằng ba nhe một cắc tới 20 chục hòn. Mới 10 tuổi đầu mà nó đã biết buôn bán, thảo nào 20 năm sau gặp hắn ta tại Saigon, hắn nghiễm nhiên là ông chủ bự có hãng nhập cảng buôn đồ nhựa (plastic). Chúng tôi nhắc lại kỷ niệm thưở ấu thời đó và cười đến đau cả bụng!
Chẳng may vào đầu hè 45, sau khi má tôi ngã bệnh, bác sĩ khám phá ra là má tôi bị lao xương. Bệnh viện Đà nẵng không đủ tiêu chuẫn mổ bèn gửi má tôi ra Huế để tái khám và chuẫn bị phẫu thuật, vì có vị thạc sĩ y khoa giỏi chuyên về phẫu thuật ở đó. Thế là cha mẹ con cái lại lục tục lên đường ra Huế, vì thế việc học của tôi bị gián đoạn. Tôi tiếc ngẩn tiếc ngơ những ngày học hành vui vẻ tại mái trường Lycée Đà nẵng mặc dầu có hôm đi học về tôi oang oang học bài sử ký: “Nos ancêtres sont des Gaulois” (+) làm ba tôi tức cười muốn bể bụng, phần tôi nào có hiểu gì đâu, học và đọc như con vẹt!.
Xe lửa lại đưa ba mẹ và hai anh em tôi ra Huế. Vì mẹ tôi đau cột sống không thể ngồi lâu được, nên ba tôi phải mua 5 vé, 1 vé đôi cho mẹ tôi có chỗ nằm. Khi lên tàu ông báo cho người soát vé rằng ông cần móc cái võng lên hàng ghế cho mẹ tôi nằm vì bà bịnh lao xương sau lưng, không ngồi được. Người  soát vé thấy bà có 2 vé nên đồng ý dành riêng cho chúng tôi một dãy ghế 5 chỗ liền nhau, nơi đó ba tôi căng võng cho bà và hai đứa tôi thì ngồi sát phía dưới. Băng tàu hạng nhì có phần rộng rãi hơn và lòng ghế được đóng bằng những thanh gỗ dọc dài có khe hở để cho hành khách ngồi khỏi phải nóng đít và lưng.
Chiều hôm ấy chúng tôi đến ga An cựu. Nơi đây ba tôi phải vất vả lắm để thuê một cái xe ngựa cho mẹ nằm và chở thẳng đến nhà thương Huế.
Sau khi làm thủ tục nhập viện cho mẹ tôi xong thì đã quá khuya. May quá ba tôi cũng đã lo mua quà cho chúng tôi lót dạ ở ga An cựu trước khi đến nhà thương nên chúng tôi cũng không thấy đói. Vì đã nửa đêm nên ông xin phép người y tá cho hai đứa tôi vào ngủ đỡ trên một cái băng dài dành cho khách đến thăm nuôi. Lạ chỗ phần vì nhà thương hôi mùi crésyl (bleach) quá nên tôi trằn trọc mãi.  Còn ba tôi thì thao thức suốt đêm bên mẹ cho đến sáng. Vì ba tôi cũng đã lo trước nên hôm sau có người chị bà con bên Cồn qua đón chúng tôi về nhà họ. Chúng tôi lót tót theo chị về Cồn, ba tôi phải ở lại với mẹ tôi để lo gặp các bác sĩ phẫu thuật. Từ ngày về ở bên Cồn anh em tôi được chị bà con dắt đi chơi dưới Vỹ dạ, được ăn bắp Cồn, chè Cồn, một loại chè bắp trồng ở Cồn nấu chè ăn dẻo và ngon đáo để. Thỉnh thoảng chị rảnh rỗi cũng dắt tụi tôi vào thăm mẹ tôi.
Theo lời ba tôi thuật lại, mẹ tôi bị lao xương tới thời kỳ phải mổ ngay tức khắc nếu không lao sẽ lan ra các khúc xương khác làm hư lây, thối tủy cùng biến dạng cột sống. Sáng ngày thứ ba má tôi được đưa vào phòng mổ ngay để lấy khúc xương sống bị lao. Bác sĩ dùng một khúc xương nhỏ dưới ống chân của bà để thay thế, nên bà bị mỗ hai chỗ, vừa trên lưng, vừa dưới ống chân. Sau đó bà nằm lại nhà thương khoảng một tháng. Bác sĩ cho về nhưng bà bị liệt cả hai chân không còn đi được nữa. Thế là hết bịnh này lại xoay sang bịnh khác! Ba tôi đành phải tính chuyện mang bà trở về lại Đà nẵng. Tôi còn nhớ ông phải đặt cho bà một chiếc giường đặc biệt bằng mây đan có lỗ để bà nằm cho êm cái lưng và mát người, vì lúc đó làm gì có nệm!
Ngày rời nhà thương cũng là ngày Huế chạy giặc vì tiếng đồn Việt minh đánh vào thành phố Huế nay mai. Thiệt là phước bất trùng lai, họa vô đơn chí!! Ba tôi tức tốc đưa ngay mẹ tôi lên xe lửa cùng chúng tôi xuôi Nam. Một cuộc hành trình vô cùng khó khăn mà tôi còn nhớ mãi trong lòng. Nội nhờ người đem nguyên chiếc giường và bà lên xe lửa cũng là một chuyện trần ai! Phải đút nguyên chiếc giường và bà qua cửa sổ thay vì cửa bước lên xe. Nhưng rốt cuộc mọi việc cũng đâu vào đấy. Về đến Đà nẵng cũng đà yên đâu, tiếng đồn Việt Minh đã tấn công vào Huế, người dân ngoài Huế lũ lượt tản cư vô Đà nẵng. Ba tôi lòng dạ rối bời, ngày ngày giao mẹ cho hai đứa tôi canh giữ. Ông ra Sở xin phép thôi việc để đưa vợ con về quê lánh nạn. Phải lo bán cửa hàng và đồ đạc gấp. Cũng nhờ vậy mà gia đình tôi có một số tiền kha khá để đi tản cư.
Mẹ tôi nằm liệt trên giường, tuy đã hết cảnh lo thuốc thang, nhưng cơm nước tôi phải đành thay ba lo cho mẹ và em nhũng lúc ba phải chạy ra ngoài lo công việc. Từ đó trở đi tôi bắt đầu nếm mùi cơ cực, và cũng nhờ vậy mà tôi rất thành thạo trong việc nấu cơm, kho cá, cùng những công việc lặt vặt bếp núc,  mà lúc đó mẹ tôi nằm trên giường chỉ cho tôi. Tôi cũng phải trông chừng thằng em lúc đó đã được 7 tuổi, lo cơm nước tắm rửa cho em cùng dạy cho nó học vỡ lòng. Tôi làm công việc của một chị hai. 
Một buổi sáng ba tôi đi tới trưa mới về bảo mẹ và chúng tôi sẵn sàng để ngày mai tản cư về làng của ông. Ông đã thuê được một chiếc ghe bầu để chở cả nhà ra đi. Nhà sẽ đóng cửa bỏ đó, căn tiệm vải của má tôi thì cũng đã dẹp và bán đi từ lâu. Má tôi nghe thì khóc và cả nhà buồn phiền song biết sự ra đi là rất cần thiết cho cả gia đình. Theo cha về mới có mấy tháng lại phải đi ngay ra Huế rồi bây giờ lại phải xa Đà nẵng vì chiến tranh, thật cái số tôi sao mà lận đận chẳng ở đâu được lâu! Nghĩ như vậy trong lòng tôi thật buồn vô hạn.
 
 
Chú thích:
(*) couchette: giường nằm trên xe lửa
(**) Phú lãng sa, phiên âm Việt của từ Français.
(***) ba nhe: tiếng Pháp là panier: cái thúng, người đội cái thúng. Thời đó ở các chợ miền Trung có một số thanh niên vô nghề nghiệp tụ họp tại chợ để khuân vác hay đội thúng thuê giúp khách hàng mua bán gọi là ba nhe. Từ này cũng có nghĩa bóng gọi những kẻ đó là dân du côn ngoài chợ.
(+) tổ tiên chúng ta là dân Gaulois (Tây)