Chương 3

Chúng tôi ngồi bên nhau trong vườn, buổi chiều trời bắt đầu nhạt nắng, vài tia nắng mỏng manh còn rớt lại trên lá, lung linh.
Tôi đăm chiêu nhìn đám lá rụng đầy lối đi, mùa thu nhuộm vàng cả không gian, và ánh hoàng hôn cũng vương chút sầu muộn. Bên cạnh tôi Vũ Phương cũng lơ đãng nhìn lối đi ngập đầy lá.
Buổi chiều thật êm đềm, nên thơ, lãng đãng như những bài thơ chưa kịp viết.
− Tường Vân.
Tôi quay lại, Vũ Phương tựa lưng vào gốc cây nhìn tôi đăm đăm.
− Chiều đẹp qúa nhỉ? Nãy giờ em làm được bài thơ nào chưa?
− Em đâu có biết gì thơ mà làm.
Anh kéo tôi vào người, cúi xuống:
− Sao vậy? Chiều nay trời đẹp thế này. Anh biết không khí này thích hợp cho em mơ mộng lắm mà.
− Em cũng không biết, nhưng khi buồn tự nhiên em không làm thơ được, em chỉ làm lúc vui thôi.
Vũ Phương gật gù:
− À, thảo nào thơ của em......
Tôi cướp lời:
− Giống con nít.
− Đâu có, đâu có......
− Chứ giống gì, em thừa biết anh định nói gì rồi!
− Anh chỉ định nói là đọc thơ em thấy vui nhộn thôi, đọc muốn cười hoài.
− Hừ..... bởi vì là con nít nên mới vui nhộn thôi, đọc muốn cười hoài.
− Thôi mà, chả bao giờ anh dám cả gan nghĩ vậy hết.
Tôi thò tay nhéo Vũ Phương một cái. Ngay lúc đó, có tiếng cười dòn dã:
− A, nữ kê tác quái. Xin chào hai người.
Tôi và Vũ Phương giật mình quay lại. Mỹ Nga đứng đong đưa chiếc xắc tay, dáng điệu thoải mái, trông nó đẹp rực rỡ trong bộ đầm vàng. Nó nhún nhảy:
− Tôi đến lúc này có làm phiền hai người không?
− Không, có gì đâu mà phiền. Ngồi đây chơi với chị đi.
Nó nghiêng đầu nhìn Vũ Phương tươi cười:
− Nhưng mà anh Phương sẽ thấy phiền, đúng không nào. Chà, chiều nay nhìn anh đẹp trai ghê.
Vũ Phương chỉ chiếc băng đá:
− Nga ngồi chơi.
Nó nhún vai:
− Khen anh đẹp trai mà chả có ý định nói một câu cho đẹp lòng phụ nữ gì hết.
Vũ Phương cười nhã nhặn, không trả lời. Tôi che miệng giấu một nụ cười. Tôi biết tỏng là trước mặt tôi, anh làm ra vẻ hiền hiền như thế, vả lại Mỹ Nga là em nên anh không dám ăn nói lung tung. Chứ anh mà hiền với ai. Mỹ Nga mà không phải là em tôi ấy hả, chắc chắn anh sẽ đốp chát với nó nhiều câu ra trò cho xem. Thấy Vũ Phương nghiêm chỉnh tôi tức cười qúa.
Tôi và Mỹ Nga ngồi trên băng đá. Vũ Phương đứng tựa người vào gốc cây đối diện. Chiều đã tắt nắng, gió hiu hiu lay động cây lá, không gian êm làm sao. Tôi nói vu vơ:
− Chiều nay đẹp hé Nga!
Nó nhìn quanh quất, rồi nhún vai:
− Tôi thấy có gì lạ đâu. Cái gì đẹp đâu?
Rồi im lặng, cả ba người đâm ra chẳng biết nói gì. Vũ Phương thọc tay vào túi quần, đứng ngó vơ vẩn mấy cây sứ. Không khí chợt trầm đi, tôi đề nghị:
− Hay là chị mang cây đàn ra, anh Phương đàn cho Nga hát nghe.
− Có lý đấy, đem ra đây.
Tôi cah.y vào nhà mang đàn ra vườn. Vũ Phương ngồi xuống thềm xi măng nghiêng đầu dạo vào nốt nhạc. Anh ngước lên nhìn Mỹ Nga:
− Nga hát bài gì?
Nó cắn móng tay, cười thật điệu:
− Để nhớ xem.
Tôi đề nghị:
− Hát " Tiếng Xưa " đi Nga. Khung cảnh này hát bài đó hợp nhất.
− Ừ, anh đàn bài đó đi.
Vũ Phương lẳng lặng dạo nhạc, Mỹ Nga chống cằm, đôi mắt nó hơi khép lại, như hát
với tất cả sự rung cảm của tâm hồn.
− "Hoàng hôn. Lá rơi bên thềm. Hoàng hôn, tơi bời lá thu, sương mờ lạnh giăng âm u......."
Khi Mỹ Nga hát xong, Vũ Phương mỉm cười:
− Nga hát hay qúa nhỉ?
Nó cười tươi tắn:
− Anh nói thật không đó?
− Thật, anh không biết nói dối đâu......
Tôi khoe với Vũ Phương:
− Mỹ Nga là ca sĩ đấy anh Phương, nó được nhiền nhà hàng mời hát lắm. Vũ Phương ngạc nhiên:
− Vậy sao? Xin chào cô ca sĩ.
− Không dám, chào ông kỹ sư.
Tôi rủ Vũ Phương:
− Ngày mai, anh với em đi xem Mỹ Nga hát nhé, bảo đảm là anh không chán đâu.
− Đồng ý.
Vũ Phương nhìn tôi âu yếm:
− Mai mốt em làm thơ cho anh phổ nhạc, mình sẽ mời Mỹ Nga hát phổ biến nhạc của mình, em chịu không?
− Nga chịu không Nga?
− Đồng ý gấp, ai chứ anh Phương mà sáng tác nhạc thì chắc phải hay rồi.
− Không dám, Nga khen qúa, rủi anh viết nhạc dở thì anh quê với Tường Vân lắm.
− Không có đâu, chị Vân mà chê anh à,em bảo đảm chị ấy sẽ ủng hộ hết mình đó chứ.
− Thật không? Chị Vân khó tính lắm, có em nói vô giùm anh há!
− Ô kê, em sẽ đứng về phía anh, anh em mình phe với nhau nhé anh Phương!
− Càng tốt, có Nga hậu thuẫn,anh không sợ chị Vân làm tình làm tội nữa Mỹ Nga búng tay cái tách:
− Anh như vậy mà ngán chị Vân hả?
Vũ Phương le lưỡi nhìn tôi, cười cười:
− Người ta nói nhất người yêu, nhì mới đến trời, không sợ chị Vân thì anh biết sợ ai.
Tôi với Mỹ Nga cười rúc rích. Nó nhìn anh:
− Anh Phương nói chuyện hay ghê, vậy mà lúc trước em tưởng anh cù lần lắm.
Tôi im lặng nhìn Vũ Phương pha một chút tự hào. Tôi thích anh đã thu phục được cảm tình của Mỹ Nga. Rõ ràng là nó rất mến anh và không còn nụ cười cợt như trước đây. Điều đó làm tôi thấy thật vui.
Chúng tôi ngồi ngoài vườn đến tối. Tôi im lặng theo tiếng đàn trầm lắng của Vũ Phương hòa theo tiếng hát trong trẻo của Mỹ Nga.
Chưa bao giờ tôi thấy Vũ Phương lãng mạn như hôm nay, và cũng chưa bao giờ Mỹ Nga dễ thương hoà nhã hơn bây giờ
Hôm nay chủ nhật, ba với mẹ về quê, chỉ có mình tôi ở nhà. Suốt buổi sáng tôi hết ra vườn lại xuống bếp lục lọi mà chẳng hết thì giờ. Bây giờ mà nhỏ Hạnh tới chơi thì thích thật.
Buổi trưa tôi nằm dài trên giường, ăn kẹo cho đỡ buồn. Hình như có tiếng chân đi lên cầu thang, rồi cửa phòng bị đẩy cái ào, tôi ngồi dậy, Hồng Hạnh đứng tựa cửa, yên lặng ngắm nghía tôi:
− Hình như gặp mày là thấy mày ăn.
− Con quỷ, đi đâu ào ào vậy, làm tao hết hồn.
Hồng Hạnh nhún vai:
− Đứng dưới đường gọi khan cả tiếng, tao đẩy cửa vào luôn. Hừ, ăn chăm chỉ đến nổi bạn bè gọi cũng không hay, mê ăn qúa mà.
− Thì đã sao, nếu không có mấy thứ ấy tao sống gì nổi, và đời tẻ nhạt lắm.
Nó bật cười:
− Thế bây giờ tao đến đây để nhìn mày ăn hả?
− Ừ, nếu rảnh thì cùng ăn cho vui.
Hồng Hạnh bẹo má tôi, nó giục:
− Thay đồ đi, rồi đi với tao.
− Đi đâu?
− Xem bói.
− Chà, lại bói toán.
Mặt nó buồn hiu:
− Tao muốn đi xem chuyện tình cảm ra sao, rồi về quyết định.
− Nghĩa là nên chọn anh Trung hay ông Hùng ấy hả?
− Ừ.
Tôi càu nhàu:
− Lấy chồng thì tự mình quyết định chứ sao lại nhờ thầy bói, kỳ vậy.
− Thôi đi đi, cấm lải nhải nữa.
− Đi thì đi.
Tôi nấn ná ăn thêm mấy trái nho, rồi thay đồ đi theo nó. Nhỏ này là mê thầy bói lắm, hở một tí là đi xem. Từ lúc tình yêu của nó lận đận, không biết nó kéo tôi đi xem bói mấy chục lần mà nhớ nữa.
Nhớ ngày nào tôi với Hồng Hạnh còn học năm thứ hai, lúc đó anh Trung ra trường đã ba năm, cứ mỗi buổi chiều thứ bảy anh ấy rủ bạn bè lên trường đưa tôi với nó đi chơi. Tôi nhớ những buổi picnic giữa đồi mênh mông, vắng vẻ, lúc ấy thật vui nhộn, đó là khoảng thời gian anh Trung và Hồng Hạnh yêu nhau nhất, hạnh phúc nhất.
Đến lúc ra trường, tôi đi làm một cách vô tư, còn Hồng Hạnh thì cha mẹ nó tìm cho nó một đấng ông chồng cực kỳ giàu có. Tôi đã từng có những buổi nằm bên nó nghe than thở, khóc lóc tỉ tê, nhưng lúc ấy tôi đã nói một cách hùng hồn rằng hôn nhân là tự mình quyết định, rằng hạnh phúc của mình phải bảo vệ, và phải kiên quyết chống cự với gia đình..... Ôi, không hiểu sao lúc đó tôi nói hăng thế, hùng biện thế... Vậy mà có thuyết phục được nó đâu.
Càng ngày nó càng bị xiêu lòng vì những món quà xinh xắn, những cử chỉ chiều chuộng ga lăng của cái ông Hùng quỷ quái kia. Mỗi lần gặp nó tôi cứ ra vẻ phê phán đả kích ông Hùng, nhưng nói chỉ để mà nói cuối cùng mèo vẫn là mèọ Nghĩ lại thấy mình kỳ cục qúa, thế là tôi chẳng dám nói gì cả.
Hôm nay lại nhờ thầy bói để quyết định xem chọn ai, nói thế nhưng tôi biết rõ nó sẽ nghiêng về anh Hùng, chắc nó coi để yên tâm hơn.
Tôi đi theo nó vào một con hẻm nhằng nhịt quanh co, hết rẽ trái rồi rẽ phải. Vậy mà nó kiên nhẫn hỏi cho đến cùng. Chắc bà thầy bói này hay lắm, chỉ có như vậy mới làm nó
kiên trì như thế.
Hai đứa tôi dừng lại trước một căn nhà vắng teo, trong nhà e chẳng có gì ngoài một bàn thờ chẳng hiểu là thờ vị thần nào. Cái vắng lặng làm tôi rờn rợn, chưa kịp hoàn hồn đã thấy một bà già lục cụm đi ra:
− Hai cô vào trong nớ đi.
Tôi ngẩn người:
− Dạ, vào đâu ạ?
Hồng Hạnh bấm tay tôi:
− Thì vào buồng chứ đi đâu, ngồi ngoài này cho bị tóm hả?
− Bà ấy nói gì khó nghe qúa.
− Người Huế nói chuyện vậy đó, nhỏ này thắc mắc vớ vẩn qúa.
Trên chiếc giường, một người đàn bà ngồi lim dim đôi mắt, nếu đúng như nhỏ Hạnh nói thì bà này ngồi xác cho cô cậu, nhìn bà ấy có vẻ "xác cô cậu thật ".
Bà ấy đưa cho nhỏ Hạnh xấp bài, nó xào bài một cách thuần thục, rồi ngồi nhìn bà ta chăm chăm, tôi cũng thấy hồi hộp.
Thế rồi bà phát ra những âm thanh nghe é é. Ôi! Tôi chưa từng thấy ai có giọng nói như thế này bao giờ.
− Cô đang có chuyện buồn trong tâm lắm nghe.
Nhỏ Hạnh thì thầm:
− Ôi, đúng qúa.
Tôi cũng thì thầm:
− Tất nhiên rồi, buồn mới đi xem bói.
− Im mày.
Bà thầy gõ tay vào mấy lá bài nghe lóc bóc, rồi ngước lên:
− Hiện giờ thấy cô có quen với hai cậu nam, một người ốm ốm cao cao, và một người hơi tròn người.
Hồng Hạnh căng thẳng:
− Dì thấy nên chọn người nào ạ?
− Cô có biết tuổi của hai cậu nam này không?
− Dạ một người tuổi Thân,một người tuổi hợi.
Bà ấy nhắm mắt, miệng lẩm bẩm như người đọc thần chú, rồi mơ? mắt:
− Quẻ này thấy tuổi Hợi tốt hơn, người này có số đào hoa lắm nghe, và nên danh nên phận, có điều hai tuổi này hơi khắc khẩu.
Tôi nói nhỏ:
− Tức là hay cãi nhau đó hả? Xì, vợ chồng cãi nhau hoài làm sao mà tốt được chứ.
Nhỏ Hạnh lườm tôi một cái, rồi chăm chú ngồi nghe. Tôi biết nó hài lòng với bà thầy này lắm. Cuối cùng bà ấy hỏi:
− Cô còn muốn hỏi gì nữa không?
− Dì coi giùm tương lai con ra sao ạ
− Cô xào bài đi.
Bà ấy lật quẻ, rồi nghiêm trang:
− Tương lai cô sẽ sống bình thường, số cô chỉ hưởng giàu sang lúc trẻ. Về già không giàu cũng không nghèo. Và phải có hai đời chồng.
− Trời, nói gì thấy mà ghê!
Nhỏ Hạnh hình như hơi hoang mang rồi nó đẩy tôi:
− Mày xem đi.
− Tao có gì đâu mà xem.
− Thì coi tương lai ra sao.
Tôi cầm xấp bài trên tay, xào chín cái, rồi ngồi ngó bà ấy chờ đợi. Bà ấy tuyên bố:
− Cô có số khổ tâm lắm đó nghe.
Tôi khổ tâm à? Tôi nhìn nhỏ Hạnh, nó mở lớn mắt ngạc nhiên rồi ra hiệu bảo tôi im lặng.
Tôi ngồi yên cố nhớ xem mình đã khổ chuyện gì, nhưng nhớ mãi không ra, tôi lên tiếng cắt ngang lời bà ấy:
− Nếu bây giờ chưa khổ tâm thì mai mốt sẽ khổ hả dì?
Bà thầy khoát tay:
− Để một lát hết rồi hãy hỏi lại, bây giờ cô nghe tiếp đi.
− Dạ
− Hiện giờ thấy có một cậu nam đang để ý cô, cậu nam này có số đào hoa lắm. Coi chừng cô sẽ khổ vì tuổi này.
− Ôi! Tôi sợ qúa.
− Cô phải có gãy đổ một lần mới đi đến hôn nhân.
− Trời ơi!
− Hiện giờ cô đang bực mình một người đàn bà phải không, có bực chưa? Nếu có rồi thì thôi, còn chưa thì sẽ gặp.
−..........
− Số cô gặp vinh hoa phú quý, nhưng đường tình duyên thì phải có một lần trắc trở, mà chuyện này sẽ ảnh hưởng tới cô hoài.
− Là sao hả dì?
− Quẻ này không lên rõ,nhưng thấy là người này không tiến tới hôn nhân với cô, mà cũng không bỏ luôn.
Nói ấm ớ kiểu bà này thì có thượng đế mới hiểu nhưng tôi không dám hỏi, sợ bà bảo là ngu, bực thật.
− Cô còn hỏi gì nữa không?
− Dạ thôi.
Hai đứa tôi băn khoăn đứng lên, ra về. Trên đường về, Hồng Hạnh cười hài lòng:
− Vậy là tuổi tao với tuổi anh Hùng tốt lắm, tao quyết định dứt khoát với anh Trung.
− Hừ.
− Bà này xem đúng thật nhỉ?
− Từ nhỏ đến giờ mới thấy một người nhờ thầy bói chọn chồng.
− Nhưng bà ấy nói đúng chứ đâu có sai. Mày thấy không, mới lật bài lên bà ấy đã nói tao đang chọn lựa, đúng qúa đi chứ.
Tôi cắt ngang:
− Tao thương anh Trung, ghét anh Hùng.
Hồng Hạnh buồn buồn:
− Tao biết anh Trung yêu tao nhiều hơn và làm vợ anh ấy tao sẽ được nương chiều, nhưng mày nghĩ xem, gia đình anh ấy nghèo qúa, mà ba mẹ tao thì sĩ diện, nếu tao đám với anh Hùng thì gia đình tao sẽ hãnh diện hơn.
− Còn mày?
− Thực ra làm vợ anh Trung cũng không đến nổi khổ, nhưng tao sung sướng quen rồi, sống mà thiếu tiện nghi tao chịu gì nổi.
− Nhưng mày với anh Hùng khắc khẩu, vợ chồng mà cãi nhau hoài đâu có hạnh phúc.
Hồng Hạnh nhún vai:
− Chuyện đó đâu có quan trọng, chị em torng nhà còn cãi cọ, vợ chồng cãi nhau là chuyện thường, mà tính tao nhịn giỏi lắm, một người nhịn thì người kia cãi với ai? Thế nên tao không sợ.
Tôi lầm bầm:
− Khi mày muốn rồi thì nói gì mày cũng biện luận cả. Chán mày lắm rồi.
Hồng Hạnh gắt toáng lên::
− Sao tao có chồng mà mày cứ đả kích không vậy? Anh Hùng co chọc ghẹo gì mày mà mày ghét anh ấy. Có bao giờ tao ghét anh Phương của mày đâu chứ.
Tôi giận dỗi:
− Ừ, thì mày muốn thương ai cứ thương, tao cóc thèm quan tâm.
Nó níu tay tôi, giọng như năn nỉ?
− Nhưng mày ghét anh Hùng tao chịu không nổi, đừng ghét anh ấy nữa nghe Vân.
− Tao không hứa.
Xe dừng lại trước cổng, tôi bước xuống, mặt vẫn lầm lì. Hồng Hạnh nhìn tôi:
− Lần nào đi xem bói xong về cũng có chuyện để mày giận, riết rồi tao không biết làm sao cho mày vừa ý nữa.
− Chừng nào đi chơi nữa?
− Mai mốt rảnh tao ghé. Bây giờ về nghe.
− Ừ
Hồng Hạnh về rồi, tôi chậm chạp đi lên phòng, đầu óc nghĩ lan man, không hiểu sao lần đi xem bói này làm tôi buồn buồn, biết thế chẳng thèm đi.
Chiều nay Mỹ Nga đến, mặt nó lầm lì như vưà gây gỗ với ai đó, chắc tại va chạm với bạn bè. Tôi đã quen nghe nó kể lại những xích mích với bạn rồi. Lần này chắc cũng thế.
Tôi cười với nó:
− Có chuyện gì rồi phải không?
− Sao chị biết?
− Nhìn mặt Nga là biết liền, quen rồi. Bộ giận Quốc Bình hả?
Mỹ Nga nhún vai:
− Hơi đâu mà giận thiên hạ. Tôi mà thèm để ý thằng oắt con ấy à?
− Nói vậy là biết giận rồi, chuyện gì thế?
Mỹ Nga bực bội:
− Hồi nãy mới đến nhà con Tuyết, chị biết nó cho tôi xem cái gì không?
− Làm sao chị biết được
− Hừ..... nó khoe thư của thằng Bình gửi cho nó, hắn viết thư tỏ tình nghe như cải
lương ấỵ Chắc cóp trong tiểu thuyết ra thôi, vậy m à con ranh ấy quí lắm Rõ ràng là lần đó Mỹ Nga cũng khen chàng Quốc Bình ấy tỏ tình tha thiết, văn chương lúc ấy tôi tức muốn chết, tôi đã bảo văn giống cải lương mà nó không chịu nghe. Bây giờ mới chịu công nhận.
Mỹ Nga hậm hực:
− Đồ tham lam, bắt một lúc hai con cá, hai chân còn kẹp hai con tôm nữa chứ, có ngày không giữ được con nào đâu.
− Thôi bỏ đi Nga, người ta như vậy mình đừng thèm quan tâm.
− Nhưng tôi tức lắm chị biết không?
− Chứ làm sao bây giờ.
Mỹ Nga gieo mình xuống giường, chán nản?
− Sao số tôi long đong qúa, gặp toàn là dân chẳng ra gì.
Nó ngẩng đầu lên nhếch miệng:
− Nhưng tôi không được gì thì người khác cũng phải mất như tôi, tôi sẽ phá đám con Tuyết tới cùng.
− Chi vậy? Để mình được cái gì kia chứ?
− Chẳng được gì cả, nhưng tôi không muốn người khác cười khi tôi khóc, chướng mắt lắm, chị hiểu không? Hai người cùng khóc nó đỡ đau hơn.
Tôi nhăn mặt:
− Nga dữ qúa hà.
− Và đọc ác nữa, chị phải nói như thế mới đủ về con người tôi.
− Biết mình như vậy sao Nga không sửa.
− Sửa chi vậy?
Tôi định trả lời thì mẹ đẩy cửa vào:
− Có Vũ Phương tới chơi nè con.
Tôi rủ Mỹ Nga:
− Nga xuống dưới chơi cho vui.
− Ừ, có anh Phương nói chuyện cũng đở buồn.
Hai đứa tôi kéo xuống cầu thang, Vũ Phương đang ngồi ở salon, tôi chưa kịp lên tiếng thì Mỹ Nga đã reo lên:
− Anh Phương lâu ghê không gặp anh, khỏe không?
− Bình thường thôi, còn Nga?
− Lâu quá không gặp anh cũng buồn, có anh em vui lắm đó.
− Hân hạnh cho anh qúa vậy.
Chúng tôi ngồi đối diện với nhau. Mỹ Nga quay sang tôi:
− Chị Vân, sao không lấy nước cho anh Phương uống, chị không biết lo cho anh rễ của em gì hết.
− Ừ chị quên.
Tôi đứng dậy đi vào nhà. Tôi nghe Mỹ Nga nói ríu rít với Vũ Phương ngoài phòng khách, giọng nó vui như chim sáo, giọng Vũ Phương trầm và nhã nhặn. Tôi rất thích khi Mỹ Nga hòa hợp được với Vũ Phương, như thế nó làm cho tôi không cảm thấy khó xử, và thoải mái hơn như trong gia đình.
Khi tôi mang nước đi ra, Mỹ Nga đề nghị:
− Hay là mình ra vườn chơi, đem cây đàn ra nữa. Anh Phương đàn cho em hát nhé!
− Đồng ý thôi.
Chúng tôi đi ra vườn. Tôi ngồi yên trên băng đá, chống cằm nhìn Mỹ Nga ngồi bên Vũ Phương dưới thềm xi măng. Nó hát toàn những bản nhạc mà tôi thích. Tiếng đàn của Vũ Phương rạo rực say sưa. Lâu lắm rồi tôi mới đắm mình trong thế giới âm nhạc như hôm nay. Sao mà Mỹ Nga hát hay thế. Tôi là con gái còn thấy ngưỡng mộ giọng hát của nó, huống gì là bọn con trai.
Buổi chiều nắng bắt đầu tắt, hoàng hôn buông xuống một màu tím rồi bóng tối cũng phủ xuống.
Mỹ Nga và Vũ Phương vẫn say sưa với âm nhạc. Tôi bắt đầu chán nghe ngồi chờ đợi cả hai. Nhưng chờ chán mà họ vẫn đàn hát, tôi đứng dậy đi thơ thẩn bên gốc hoa sứ.
Vũ Phương buông đàn xuống:
− Em không thích nghe nữa phải không? Bây giờ mình đi chơi em chịu không?
Mỹ Nga chợt nhìn đồng hồ rồi kêu lên:
− Chết, đến giờ em đi hát rồi. Phải về gấp mới được.
Nó nhìn Vũ Phương:
− Anh Phương đưa em đi giùm nghe?
Tôi lo lắng?
− Nga đi có kịp không, vào nhà ăn một cái gì rồi hãy đi.
− Thôi thôi, vừa đi vừa ăn cũng được. Bây giờ mà chờ dọn cơm thì lâu lắm.
− Có gì đâu mà lâu. Nga lên phòng trang điểm đi trong lúc đó chị sẽ dọn cơm, nhịn đói thì hát sao nổi.
Nó lắc đầu:
− Thôi, trễ giờ rồi, nhanh đi anh Phương.
Tôi dặn Vũ Phương:
− Vậy anh kiếm gì cho Mỹ Nga ăn nghe.
Vũ Phương gật đầu:
− Được rồi, để anh lo chuyện đó cho.
Mỹ Nga đi ra cổng, Vũ Phương kéo tôi vào lòng:
− Em chuẩn bị sẵn, một lát anh trở lại, mình đi chơi, chịu không cưng?
− Dạ chịu.
Vũ Phương đi rồi, tôi ngồi yên lặng dưới cây hoa sứ, ngó vơ vẩn lên bầu trời.
Trong vườn, bóng tối càng lúc càng nặng, thời gian cứ đi qua một cách chậm chạp. Vũ Phương chưa trở lại, tôi bắt đầu thấy sốt ruột, đầu óc nghĩ lung tung. Có lẽ Vũ Phương gặp và đi chơi với bạn bè rồi, hay là anh về nhà luôn chứ? Ôi, chẳng lẽ Vũ Phương đãng trí đến độ quên rằng tôi đang chờ anh sao.
Tức muốn chết được, tự nhiên tôi ứa nước mắt, rồi khóc một mình. Tôi giận Vũ Phương ghê gớm. Rõ ràng là anh chẳng nôn nóng đi chơi với tôi cũng chẳng sợ tôi chờ đến mòn mỏi cả người. Chắc là bây giờ anh đang la cà với mấy ông bạn đáng ghét kia rồi. Được rồi, vậy thì đi luôn đi, đừng có trở lại đây nữa nhé, tôi không thèm tiếp anh đâu. Tôi cóc thèm đi chơi nữa.
Thấy cây đàn để dưới chân, nhớ lại ca? buổi chiều nay anh chỉ lo đàn hát chả thèm quan tâm đến tôi, thật giận ứ hơi. Tôi đấm mạnh thùng đàn một cái, cây đàn cứng ngắc làm tay tôi đau muốn chết được, cơn tức càng sôi lên sùng sục, nước mắt ứa ra từng giọt, tôi quẹt ngang mặt lầm lũi đi lền phòng.
Có tiếng mẹ ở dưới nhà:
− Vân xuống ăn cơm này.
Tôi lau nước mắt, chạy ra đầu cầu thang:
− Con không ăn đâu mẹ ơi, con ngươi lắm
− Từ chiều giờ con ăn gì đâu mà ngươi.
− Dạ, con ăn bánh, bây giờ chưa thấy đói.
Mẹ cũng không ép nữa, tôi nghe mẹ càu nhàu gì đó, có lẽ mẹ rầy tôi hay bỏ cơm.
Trở vào phòng, tôi ngồi phịch xuống giường, giờ này Vũ Phương vẫn chưa trở lại, có đáng giận không chứ.
Tối nay tôi sẽ bỏ ăn, và ngày mai sẽ nằm bệnh liệt giường, sẽ tiềy tụy gầy người đi.... cho Vũ Phương biết tay, chừng đó anh sẽ bị hối hận giày vò mà chẳng dám thất hẹn với tôi nữa.... Ờ, và sau đó khi hết bệnh rồi, gặp Vũ Phương tôi sẽ lạnh lùng nhìn anh nơi khác, như chẳng hề quen biết anh. Lúc ấy thế nào Vũ Phương cũng năn nỉ bảo tôi đừng giận, còn tôi thì dửng dưng bảo tôi không thèm giận những người cho tôi leo cây. Tôi sẽ đê? Vũ Phương khổ sở đúng một tuần để anh hiểu thế nào là bắt tôi chờ đợi.
Ý nghĩ đó làm tôi thấy phấn khởi, tôi đứng dậy thay áo ngủ, tắt đèn và leo lên giường.
Thời gian cứ trôi qua, trong nhà yên lặng, có lẽ ba mẹ cũng đã ngủ rồi.
Trên tường đồng hồ thong thả gõ mười tiếng, khuya lắm rồi mà sao chẳng ngủ được, tôi vùi mặt vào gối cố nhắm mắt.
Bỗng ngoài cửa có tiếng gọi nhỏ, thận trọng:
− Tường Vân.
Tôi hơi ngẩng đầu dậy lắng nghe, tiếng nói càng thì thào:
− Mở cửa cho anh đi Vân.
Tôi ngồi choàng dậy, Vũ Phương đang đứng ngoài cửa sổ, cười rụt rè với tôị Không hiểu mình làm gì, tôi nhảy phắt xuống giường, chạy đến cửa.
Vũ Phương cẩn thận gài cửa lại, rồi choàng tay ngang người tôi siết thật mạnh, giọng anh nhẹ nhàng:
− Tối nay chơ anh lâu lắm phải không? Có giận anh không, anh nóng ruột về mà không sao về được.
Chợt nhớ ra mình đang giận, tôi đẩy Vũ Phương, lạnh lùng:
− Đây là phòng con gái, giờ này khuya rồi, anh vào đây làm gì?
− Thì chính em mở cửa cho anh mà, em nói gì vậy?
Tôi cứng họng, không biết trả lời thế nào, Vũ Phương dịu dàng:
− Ngồi xuống anh kể hết cho em nghe.
Không, nhất định không thèm nghe, đúng hơn là chưa nghe bây giờ. Tôi đang giận mà. đã giận thì phải giận đến nơi đến chốn mới được, giận mà nữa muốn vời coi kỳ lắm.
Tôi ngồi im, cố nhớ lại những gì đã nghĩ lúc nãy, nhưng sao chả nhớ được gì cả, đầu óc cứ lung tung thế nào ấy, tự nhiên tôi tức tôi ghê.
Vũ Phương bước tới bật ngọn đèn nhỏ trong phòng hơi sáng lên. Anh nhìn vào mặt tôi:
− Em đang giận hả Vân?
Anh hỏi như thế là trúng ý rồi, tôi nghiêm nghị:
− Tôi không hề giận những người cho tôi leo cây.
− Anh biết em chờ lâu nên giận, mà anh có muốn thế đâu, Anh........
Tôi cắt ngang, nói một hơi:
− Anh có muốn đi chơi với ai thì đi, khỏi cần đến đây cũng được, tôi không thèm đi chơi, không có anh tự tôi đi cũng được.
Vũ Phương hơi nhăn mặt:
− Em nghe giải thích đã.
Tôi bịt tai lại:
− Không thèm nghe.
− Phải nghe.
Vũ Phương gỡ tay tôi ra, tôi la lên:
− Đã bảo không thèm nghe mà.
− Em đừng có nói lớn, ba mẹ nghe bây giờ.
− Anh có di về không?
− Không về, em phải nghe anh nói đã. Nếu không tối nay anh không ngủ được.
Tôi ngó lơ ra cửa:
− Nói đi, nhưng báo trước là tôi không thèm nghe đâu.
Vũ Phương quay mặt giấu một nụ cười:
− Được rồi, em không nghe cũng được, lẽ ra người giận phải là anh chứ không phải là em, chính em bắt anh lo cho Mỹ Nga, và cô ấy làm cho anh khổ sở suốt buổi tối nay em có biết không?
Tôi quay lại:
− Sao vậy?
Vũ Phương bật cười, im lặng nhìn tôi. Tôi lườm anh:
− Sao không kể nữa?
− Sợ em không nghe.
Tôi cắn anh một cái:
− Không nói là em la lên cho coi.
− Thôi đừng, để anh nói. Em nhớ là Mỹ Nga bảo đi hát gấp phải không? Thế mà khi anh đưa cô ấy đi ăn xong thì cô ấy đòi đi chơi một vòng, sau đó đòi ra bến Bạch Đằng, vào ngay chỗ toàn là..... em hiểu không?
− Hiểu gì?
− Nghĩa là chỗ đó chỉ có mấy người như anh và em mới nên tới.
− Là những người yêu nhau ấy hả?
− Ừ!
− Sao nó đòi kỳ vậy?
− Làm sao anh biết được, và anh cũng ráng chiều Mỹ Nga, thế rồi đến gần mười giờ cô ấy mới chịu về và bảo anh đưa đến nhà hàng, cô ấy bảo anh ngồi chờ hát một bài rồi đưa cô ấy về.
− Thế anh có chờ không?
− Không, nóng ruột qúa, anh viết mảnh giấy để lại bàn bảo là em chờ nên không thể đưa Mỹ Nga về, và anh chạy đến em liền nè, còn giận anh không?
− Anh để xe đâu rồi?
− Anh dựng dưới đường và trèo cổng vào.
Tội nghiệp Vũ Phương qúa, chắc là anh đói lắm. Tôi nhìn anh biết lỗi:
− Từ chiều tới giờ anh có ăn gì không?
− Anh chẳng nhớ gì tới chuyện đó cả.
Tôi đứng dậy thì thào:
− Chờ em một chút nghe.
− Em đi đâu vậy?
− Xuống bếp tìm cái gì đó ăn đỡ,em thấy đói lắm rồi.
− Tội nghiệp em qúa, em dám ra đường bây giờ không? Hai đứa sẽ tìm một quán nào đó.
− Thôi, khuya rồi, em không dám đi đâụ Ngồi đó đi nghe.
Tôi rón rén xuống bếp, lấy một ít thịt nguội, bánh và trái cây mang lên phòng. Trong ánh sáng mờ mờ của ngọn đèn ngủ, chúng tôi ngồi bên nhau, ăn nhỏ nhẹ như hai têm trộm, cười rúc rích như chuột.
Mẹ mà biết được chắc sẽ mắng cho tôi một trận mất.