21/9
Chương 38

    
hi Anna thức dậy, Sergei đang ngồi hút thuốc trên nắp cốp xe. Anna vươn vai và dụi mắt. Đây là lần đầu tiên cô ngủ trên ghế sau của một chiếc xe hơi, nhưng rõ ràng là vẫn tốt hơn nhiều so với ghế sau của xe tải. Cô chui ra khỏi xe và duỗi chân. Chiếc thùng gỗ vẫn còn ở nguyên chỗ cũ.
“Chào cô”, Sergei nói. “Cô ngủ có ngon không?”.
Cô cười. “Có vẻ ngon hơn giấc ngủ của bác”.
“Sau 20 năm trong quân đội, giấc ngủ trở thành một thứ xa xỉ”, Sergei nói. “Nhưng xin mời cô ăn sáng với tôi”. Ông ta quay lại xe và lấy ra một chiếc hộp thiếc nhỏ từ dưới ghế lái. Ông ta mở nắp hộp ra: hai ổ bánh mỳ, một quả trứng luộc, một lát pho mát, hai củ khoai tây, một quả cam và một bình cà phê.
“Bác lấy đâu ra tất cả những thứ này vậy?”, Anna vừa bóc cam vừa hỏi.
“Bữa tối của hôm qua”, Sergei giải thích, “do bà vợ chu đáo của tôi chuẩn bị đấy”.
“Bác giải thích việc tối qua bác không về nhà với bác gái như thế nào?”, Anna hỏi.
“Tôi nói thật mọi chuyện với bà ấy”, Sergei nói. “Tôi đã ở bên một người con gái xinh đẹp suốt đêm”, Anna đỏ mặt. “Nhưng tôi sợ mình đã quá già để có thể làm cho bà ấy tin chuyện đó”, ông ta nói thêm. “Vậy tiếp theo chúng ta sẽ làm gì? Cướp ngân hàng à?”.
“Nếu bác biết có ngân hàng nào có đủ 50 triệu đôla tiền lẻ”, Anna vừa cười vừa nói. “Nếu không cháu sẽ phải đưa nó lên chuyến bay tiếp theo tới London, vì vậy cháu cần phải tìm hiểu xem khi nào thì người ta mở cửa nhận hàng”.
“Khi người đầu tiên xuất hiện”, Sergei vừa nói vừa bóc vỏ quả trứng. “Thường là vào lúc 7 giờ”, ông ta nói thêm trước khi đưa quả trứng cho Anna.
Anna cắn một miếng. “Vậy thì cháu cần phải có mặt ở đó trước 7 giờ, để đảm bảo rằng chiếc thùng này sẽ được đưa lên máy bay”. Cô nhìn đồng hồ. “Vậy có lẽ ta nên đi thôi bác ạ!”.
“Tôi không nghĩ thế?”.
“Ý bác là gì ạ?”, Anna hỏi bằng một giọng lo lắng.
“Khi một người phụ nữ như cô phải ngủ qua đêm trong một chiếc xe, ắt hẳn phải có lý do. Và tôi nghĩ lý do đang nằm kia”, Sergei vừa nói vừa chỉ vào chiếc thùng. “Vì vậy nếu cô làm thủ tục lên máy bay cùng với một chiếc thùng màu đỏ, đó sẽ là một việc làm thiếu thận trọng”. Anna tiếp tục nhìn ông ta chằm chằm, nhưng cô không nói gì. “Phải chăng trong chiếc thùng đó có đựng một thứ mà cô không muốn chính quyền quan tâm?”. Ông ta dừng lại, nhưng Anna vẫn không nói gì. “Theo tôi thì”, Sergei nói. “Cô biết đấy, khi tôi còn là một đại tá trong quân đội, mỗi khi tôi cần làm một việc gì đó mà không muốn cho ai biết, tôi bao giờ cũng chọn một anh chàng hạ sỹ nào đó dưới quyền để giao nhiệm vụ. Như thế, theo kinh nghiệm của tôi, chẳng bao giờ khiến ai để ý. Tôi nghĩ hôm nay tôi có thể làm một hạ sỹ dưới quyền của cô”.
“Nhưng nếu bác bị bắt thì sao?”.
“Vậy thì tức là tôi đã làm được một việc có ích. Cô có nghĩ nghề lái tắc xi là một nghề rất hợp với một đại tá quân đội, một người đã từng chỉ huy cả một trung đoàn như tôi không? Đừng lo lắng, thưa cô. Một vài nhân viên cũ của tôi làm việc ở hải quan sân bay, và nếu giá cả hợp lý, họ sẽ không đưa ra nhiều câu hỏi”.
Anna mở chiếc cặp, lấy chiếc phong bì mà Anton đã đưa cho cô ra rồi đưa cho Sergei năm tờ 20 đôla. “Không, thưa cô”, ông ta xua tay, “chúng ta không hối lộ cảnh sát trưởng, chỉ là vài nhân viên địa phương thôi”, ông ta nói thêm rồi cầm lấy một tờ. “Và hơn nữa, sau này có thể tôi vẫn còn cần nhờ họ giúp vài chuyện, vì vậy ta không nên phá giá”.
Anna cười. “Và khi ký biên nhận, bác Sergei, bác phải ký làm sao để không ai có thể đọc được nhé”.
Sergei nhìn cô chằm chằm. “Tôi hiểu”, ông ta nói rồi dừng lại. “Cô cứ ở đây, và đừng để cho người ta nhìn thấy. Tất cả những gì tôi cần là vé máy bay của cô”.
Anna lại mở cặp ra, cất bốn tờ tiền còn lại vào chiếc phong bì rồi lấy vé đưa cho Sergei. Ông ta lên xe, khởi động máy và vẫy tay chào tạm biệt cô.
Anna nhìn theo chiếc xe cho đến khi nó khuất sau góc phố, mang theo bức tranh, hành lý, vé máy bay, cùng 20 đôla của cô. Tài sản bảo lãnh mà cô có cho tất cả những thứ đó là một miếng pho mát, một ổ bánh mỳ và một bình cà phê.
Fenston cầm ống nghe lên sau hồi chuông thứ mười.
“Tôi vừa hạ cánh xuống Bucharest”, cô ta nói. “Chiếc thùng màu đỏ mà ông đang truy tìm đã được đưa lên một chuyến bay tới London, sẽ hạ cánh xuống sân bay Heathrow vào khoảng 4 giờ chiều nay”.
“Thế còn cô ta?”.
“Tôi không biết kế hoạch của cô ta là gì, như khi tôi…”.
“Hãy đảm bảo rằng cô đã vứt cái xác ấy lại Bucharest”.
Tín hiệu tắt.
Krantz bước ra khỏi sân bay, đặt chiếc điện thoại cầm tay xuống dưới bánh một chiếc xe tải và chờ cho nó chuyển bánh rồi mới quay trở lại cổng vào. Cô ta nhìn lại bảng báo giờ bay và các chuyến bay, nhưng lần này cô ta không nghĩ Anna sẽ bay tới London; buổi sáng hôm ấy cũng có một chuyến bay tới New York. Nếu Anna đi trên chuyến bay đó, cô ta sẽ phải giết Anna ngay tại sân bay này. Đây không phải là lần đầu tiên, tại nơi này.
Krantz đứng nép vào một chiếc máy bán đồ uống tự động và chờ đợi. Cô ta quan sát để không bỏ qua một chiếc tắc xi nào thả khách xuống sân bay. Cô ta chỉ quan tâm tới một chiếc tắc xi đặc biệt, và một vị khách đặc biệt. Petrescu sẽ không thể lừa cô ta lần nữa, bởi vì lần này, cô ta đã được đảm bảo.
Sau ba mươi phút, Anna bắt đầu cảm thấy bồn chồn. Sau bốn mươi phút, cảm giác bồn chồn biến thành lo lắng. Sau năm mươi phút, cảm giác của cô đã gần với sự kinh hãi. Một giờ sau khi Sergei rời đi, cô bắt đầu có ý nghĩ rằng biết đâu Sergei đang làm việc cho Fenston. Vài phút sau đó, một chiếc Mercedes cũ màu vàng hiện ra ở góc cua.
Sergei mỉm cười. “Trông cô có vẻ như vừa trút được nỗi ngờ vực”, ông ta vừa nói vừa mở cửa xe cho cô và đưa trả cô tấm vé.
“Không, không”, Anna nói và cảm thấy như mình có tội.
Sergei lại mỉm cười. “Chiếc thùng đã được đưa lên cùng chuyến bay đi London với cô”, ông ta nói khi đã ngồi vào sau vô lăng.
“Tốt quá”, Anna nói, “vậy có lẽ bây giờ cháu cũng nên đi ngay là vừa”.
“Đồng ý”, Sergei nói rồi khởi động máy. “Nhưng cô phải cẩn thận, bởi vì gã người Mỹ đã ở sẵn đó để chờ cô”.
“Anh ta không quan tâm tới cháu”, Anna nói, “anh ta chỉ quan tâm tới chiếc thùng thôi”.
“Nhưng gã đã trông thấy tôi đưa nó vào chỗ gửi hàng, và chỉ cần 20 đôla, gã sẽ biết chiếc thùng được chuyển đi đâu”.
“Cháu không cần quan tâm đến chuyện đó nữa”, Anna nói mà không giải thích gì thêm.
Sergei có vẻ ngạc nhiên, nhưng không hỏi gì thêm. Ông ta cho xe chầm chậm chạy lên xa lộ và hướng về phía sân bay.
“Cháu nợ bác quá nhiều”, Anna nói.
“4 đô”, Sergei nói, “cộng thêm một bữa tối. Tổng cộng là 5 đô”.
Anna mở cặp, lấy chiếc phong bì, rồi cất hết tiền trong đó vào cặp. Sau đó cô cho năm tờ mệnh giá 100 đôla vào lại phong bì rồi dán lại như cũ. Cô đưa chiếc phong bì cho Sergei.
“5 đôla”, cô nói.
“Cảm ơn cô”, ông già trả lời.
“Anna”, cô nói rồi hôn lên hai bên má ông già. Nếu Anna ngoảnh nhìn lại, cô sẽ trông thấy cảnh một người lính già đang khóc. Cô không biết rằng Đại tá Sergei Slatinarus là người đã ở bên cạnh cha cô khi ông bị thủ tiêu.
Khi Tina bước ra khỏi thang máy, chị thấy Leapman bước ra khỏi phòng mình. Chị lánh vào phòng vệ sinh. Tim chị đập thình thịch khi chị nghĩ đến những hậu quả mà mình có thể sẽ phải gánh chịu. Liệu ông ta đã biết chuyện chị có thể nghe lỏm mọi cuộc điện thoại của chủ tịch và có thể quan sát tất cả những ai vào ra phòng làm việc của Fenston? Nhưng điều tệ hại hơn là, liệu ông ta có biết chuyện trong suốt một năm qua, chị đã gửi tất cả các tài liệu mật vào hòm thư điện tử của mình? Tina cố giữ nét mặt bình thường khi chị bước trở ra hành lang và chầm chậm đi về phía phòng làm việc của mình. Có một điều mà chị biết chắc, đó là Leapman sẽ không để lại một dấu vết nào cho thấy ông ta đã vào phòng chị.
Chị ngồi xuống bàn làm việc và bật màn hình theo dõi lên. Chị cảm thấy như phát sốt. Leapman đang trong phòng chủ tịch và đang nói gì đó với Fenston, còn Fenston thì đang chú ý nghe.
Khi Anna hôn lên má Sergei, Jack nhận ra đó chính là ông già đã cuỗm 20 đôla của anh hôm trước – một món tiền mà anh không thể đưa vào hoá đơn thanh toán. Anh nghĩ tới chuyện cả hai người phải thức thâu đêm, trong khi Anna có thể ngủ đẫy. Nếu ông già kia chỉ cần chợp mắt một lúc, Jack nghĩ Người Lùn sẽ không bỏ qua cơ hội và sẽ cuỗm chiếc thùng đi, cho dù kể từ khi cô ta lên máy bay đi London, anh không nhìn thấy cô ta đâu nữa. Anh băn khoăn không biết bây giờ cô ta đang ở đâu. Chắc là không xa nơi này. Mỗi giờ trôi qua, Jack càng nhận ra rằng ông già kia không chỉ đơn thuần là một tài xế tắc xi, mà là một người rất trung thành với Anna. Chắc hẳn phải có lý do.
Jack biết không nên lãng phí thời gian vào việc tìm cách hối lộ ông già. Nhưng người quản lý việc tiếp nhận hàng gửi đã ra hiệu cho anh vào văn phòng của mình, và thậm chí còn in cả tờ biên nhận cho anh xem. Chiếc thùng được gửi theo chuyến bay sắp cất cánh. Đích đến là London. Đã được đưa lên máy bay, ông ta khẳng định với anh. Không phải là một khoản đầu tư tồi với năm mươi đôla, dù anh không thể luận ra chữ ký. Nhưng cô ta có lên cùng chuyến bay đó không? Jack vẫn cảm thấy băn khoăn. Nếu bức Van Gogh vẫn còn trong chiếc thùng kia, vậy thì chiếc thùng mà Anna đưa tới Nhật Bản cho Nakamura đựng gì trong đó? Anh không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chờ đợi để xem cô ta có lên cùng chuyến bay đó hay không.
Sergei nhìn theo Anna khi cô bước về phía cổng ra vào sân bay, tay kéo theo chiếc vali. Ông sẽ gọi cho Anton ngay, để báo cho Anton biết rằng ông đã đưa Anna đến sân bay một cách an toàn. Anna quay lại vẫy tay chào, và ông không để ý thấy một người khách đang ngồi lên ghế sau xe, cho đến khi ông nghe thấy tiếng sập cửa. Ông nhìn vào gương chiếu hậu.
“Đi đâu, thưa cô?”, ông hỏi.
“Sân bay cũ”, cô ta nói.
“Tôi nghĩ là sân bay đó không còn được sử dụng nữa”, ông nói, nhưng cô ta im lặng. Một số khách đi xe rất ít lời.
Khi xe đến chỗ rẽ vào sân bay cũ, Sergei lại liếc nhìn vào gương chiếu hậu. Khuôn mặt cô ta trông quen quen. Phải chăng ông đã từng chở cô ta? Ông cho xe chạy nhanh hơn. Chiếc sân bay cũ đúng là đã bị bỏ hoang như ông nói. Không có một chiếc máy bay nào còn đậu ở đó kể từ khi Ceausescu tìm cách tẩu thoát từ sân bay này vào năm 1989. Ông lại nhìn vào gương chiếu hậu, trong khi vẫn giữ đều tốc độ, và thình lình ông nhớ ra. Bây giờ thì Sergei đã nhớ rõ ông gặp cô ta khi nào. Trước kia tóc dài hơn, có màu vàng, và cho dù đã một thập kỷ trôi qua, đôi mắt kia vẫn không hề thay đổi – một đôi mắt không để lộ bất kỳ cảm xúc nào khi giết người, một đôi mắt mà nạn nhân không thể quên cả khi đã chết.
Đại đội của ông bị bao vây tại biên giới với Bulgaria. Họ nhanh chóng bị bắt và bị dồn tới trại tù binh gần nhất. Ông có thể nghe thấy tiếng kêu của những thanh niên tình nguyện trẻ tuổi trong đội quân của mình. Nhiều người trong số họ chỉ vừa mới rời ghế nhà trường. Và rồi, một khi họ đã khai hết với cô ta, hoặc không khai gì, cô ta cắt cổ họ trong khi nhìn chằm chằm vào mắt họ. Khi biết chắc là họ đã chết, bằng một động tác rất nhanh, cô ta cắt đứt đầu họ rồi vứt vào đống đầu lâu trong xà lim. Kể cả những tay đao phủ chai lì nhất cũng phải tránh ánh mắt của các nạn nhân, nhưng cô ta thì không.
Trước khi rời đi, cô ta sẽ bỏ ra chút thời gian để nhìn qua những người chưa bị giết. Đêm nào cô ta cũng nói lời chia tay bằng một câu: “Tao vẫn chưa quyết định ngày mai sẽ đến lượt đứa nào”. Chỉ có ba người của ông sống sót, vì có một đợt tù nhân mới, với những thông tin mới. Nhưng trong suốt 37 đêm không ngủ, Đại tá Sergei Slatinaru không biết bao giờ thì đến lượt mình. Nạn nhân cuối cùng của cô ta chính là cha của Anna, một trong những người dũng cảm nhất mà ông từng gặp.
Khi cuối cùng họ được giải thoát, một trong những nhiệm vụ đầu tiên của ông là báo cho mẹ Anna về cái chết của Đại uý Petrescu. Ông đã nói dối, và nói với mẹ Anna rằng chồng của bà đã hy sinh một cách anh dũng trên chiến trường. Tại sao lại phải đẩy những cơn ác mộng của ông cho một người phụ nữ vô tội? Và rồi Anton gọi điện nói rằng mình vừa nhận được điện thoại của con gái Đại uý Petrescu; cô đang trên đường tới Bucharest, và liệu ông có thể… Khi đất nước thay đổi và tình hình lắng xuống, những tội ác của Krantz bị phơi bày. Cô ta bị bắt giam, cô ta trốn thoát sang Mỹ. Cũng có tin đồn cô ta đã bị giết. Sergei cầu nguyện cho cô ta còn sống để ông có được cơ hội tự tay giết chết cô ta. Nhưng ông sợ rằng cô ta sẽ chẳng bao giờ còn xuất hi, một chuyên gia hàng đầu về Goya, cho rằng “những bức tranh đen”, trong đó có những hình ảnh đầy ám ảnh như Sa tăng ăn thịt con, không thể là tác phẩm của Goya, và ông chỉ ra rằng căn phòng mà các bức tranh này được vẽ lên tường chỉ được hoàn thành sau khi nhà hoạ sỹ đã qua đời. Nhà phê bình nghệ thuật xuất sắc người úc là Robert Hughes, trong cuốn sách của mình về Goya, cho rằng đó là các tác phẩm của con trai nhà hoạ sỹ”.
“Và bây giờ tôi sẽ nói về các hoạ sỹ ấn tượng. Nhiều bức tranh của Manet, Monet, Matisse và Van Gogh hiện đang được trưng bày tại các phòng tranh hàng đầu trên thế giới chưa được các học giả xác nhận tính chân thực. Chẳng hạn bức Hoa Hướng Dương, được nhà đấu giá Christie bán ra với cái giá chưa đến 40 triệu đôla vào năm 1987, vẫn còn cần phải được Louis van Tilborgh của bảo tàng Van Gogh công nhận tính xác thực”.
Khi Anton chuẩn bị đưa một hình ảnh khác lên màn chiếu, ánh mắt anh dừng lại chỗ Anna đang ngồi. Cô mỉm cười, và anh chiếu lên màn ảnh một bức tranh của Raphael thay vì một bức tranh của Van Gogh khiến các sinh viên cười khúc khích. “Như các bạn thấy đấy, tôi cũng nhầm lẫn, không phân biệt được bức tranh nào là của hoạ sỹ nào”. Tiếng cười biến thành tiếng vỗ tay. Rồi Anna ngạc nhiên khi thấy anh quay mặt lại và nhìn thẳng vào chỗ cô. “Thành phố vĩ đại này”, anh nói mà không nhìn vào những ghi chú của mình, “đã sinh ra một học giả bậc thầy cho chính mình trong lĩnh vực này. Người đó hiện nay đang làm việc tại New York. Thời chúng tôi còn là sinh viên, chúng tôi đã có những buổi thảo luận thâu đêm về bức tranh đặc biệt này”. Bức tranh của Raphael lại xuất hiện trên màn hình. “Sau các buổi học, chúng tôi thường gặp nhau tại điểm hẹn ưa thích”, anh lại nhìn về phía Anna, “Koskies, nơi mà tôi biết nhiều bạn vẫn chọn làm điểm hẹn. Chúng tôi thường gặp nhau vào lúc 9 giờ, sau buổi học tối”. Anh hướng sự chú ý lên bức tranh trên màn hình. “Đây là một bức chân dung có tên gọi là Madonna mặc áo hồng, mới được Phòng tranh Quốc gia London mua về gần đây. Các chuyên gia về Raphael không phải lúc nào cũng nhất trí với nhau, nhưng nhiều người trong số họ lo ngại khi có quá nhiều những bức tranh vẽ cùng một đề tài và được cho là của cùng một tác giả. Một số cho rằng bức tranh này là tác phẩm của “trường phái Raphael”, hoặc “hậu Raphael”“. Anton lại nhìn xuống thính đường: chiếc ghế cuối cùng ở hàng ghế thứ hai đã không còn người ngồi.
Anna tới Koskies vài phút trước giờ hẹn. Chỉ có duy nhất một cô sinh viên trong thính đường nhận ra việc người thầy trên bục giảng đã đi lạc đề một lúc để ám chỉ cho cô biết họ sẽ gặp nhau ở đâu sau giờ học. Cô không thể không nhận ra cái nhìn đầy lo lắng trong đôi mắt Anton, một cái nhìn chỉ có ở những ai đã sống sót qua một chế độ độc tài.
Anna nhìn quanh căn phòng. Cô nhớ lại cái thời sinh viên của mình. Vẫn những chiếc bàn nhựa và ghế nhựa đó. Không phải là một nơi gặp gỡ thích hợp của một giáo sư nghệ thuật và một nhà buôn bán các tác phẩm nghệ thuật. Cô gọi hai ly rượu vang đỏ. Anna vẫn nhớ cái thời khi đối với cô một buổi tối ở Koskies, nơi cô có thể thảo luận với bạn bè về Constantin và U2, Tom Cruise và John Lennon, và mút kẹo bạc hà trên đường về nhà để mẹ cô không phát hiện ra rằng cô đã hút thuốc và uống rượu, là một cái gì đó rất quyến rũ. Cha cô luôn đồng loã với cô - ông sẽ nháy mắt và chỉ cho cô biết mẹ cô đang ở trong phòng nào.
Anna nhớ lại cái lần đầu tiên khi cô và Anton làm tình với nhau. Trời lạnh đến mức cả hai vẫn mặc áo khoác trên mình, và khi xong chuyện ấy, Anna thậm chí còn băn khoăn không hiểu sau này mình có muốn làm lại một lần nữa hay không. Dường như hồi ấy chưa có ai giải thích với Anton rằng phụ nữ cần nhiều thời gian hơn để đạt cảm giác cực khoái.
Anna nhìn lên khi có một người đàn ông cao gầy bước về phía mình. Cô gần như không dám chắc rằng đó là Anton. Người đàn ông ấy mặc một chiếc áo khoác nhà binh quá cỡ, với một chiếc khăn len to xù quấn quanh cổ. Trên đầu anh ta là một chiếc mũ lông trùm lấy cả hai tai. Một lối ăn mặc thích hợp với mùa đông New York, là ý nghĩ đầu tiên của cô.
Anton ngồi xuống chiếc ghế đối diện với cô và bỏ mũ ra, những vẫn giữ nguyên những gì khoác trên người. Anh biết chiếc lò sưởi duy nhất hoạt động trong căn phòng này nằm ở góc phía xa.
“Anh vẫn còn giữ được bức tranh đấy chứ?”, Anna hỏi. Cô không thể chờ lâu hơn.
“Vẫn còn nguyên”, Anton nói. “Bức tranh ấy chưa phút nào rời khỏi phòng vẽ của anh trong thời gian em đi xa, và thậm chí ngay cả những sinh viên vô tâm nhất của anh cũng có thể thấy đó không phải là phong cách quen thuộc của anh”, anh nói thêm trước khi nhấp một ngụm rượu. “Dù thú thật là anh sẽ rất vui nếu rũ bỏ được cái kẻ cụt tai ấy. Anh không sợ đi tù, nhưng đúng là bốn ngày qua anh mất ăn mất ngủ vì nó. Thậm chí vợ anh cũng bắt đầu nghi ngờ có cái gì đó không ổn ở anh”.
“Em xin lỗi”, Anna nói khi Anton bắt đầu vê một điếu thuốc. “Nhẽ ra em không nên đặt anh vào một hoàn cảnh nguy hiểm như vậy, và điều tệ hơn là em lại phải nhờ anh giúp một chuyện nữa”. Anton tỏ vẻ thông cảm, và chờ để xem thỉnh cầu cuối cùng của cô là gì. “Anh nói là anh còn giấu 8.000 đôla của mẹ em ở nhà anh”.
“Đúng thế, phần lớn người Romania thường giấu tiền dưới đệm, đề phòng có sự thay đổi chính quyền vào lúc nửa đêm”, Anton nói rồi châm điếu thuốc.
“Em cần mượn một ít trong số đó”, Anna nói. “Em sẽ trả lại đầy đủ ngay khi về tới New York”.
“Đó là tiền của em, Anna, em có thể lấy hết mà dùng”.
“Không, đó là tiền của mẹ em, nhưng đừng để cho bà biết đấy nhé, nếu không bà lại lo là em đang gặp khó khăn về chuyện tiền nong và đang bắt đầu bán hết đồ đạc”.
Anton không cười. “Nhưng đúng là em đang gặp khó khăn, phải không?”.
“Sẽ qua ngay, khi em lấy lại bức tranh”.
“Em có muốn anh giữ hộ nó cho em một ngày nữa không?”, anh vừa hỏi vừa nhấp một ngụm rượu.
“Không, cảm ơn anh”, Anna nói, “nhưng điều đó chỉ có nghĩa là cả anh và em, không ai có thể ngủ ngon. Em nghĩ đã đến lúc giải thoát cho anh khỏi bức tranh ấy”.
Anna đứng lên mà không nói thêm lời nào. Cô không hề đụng đến ly rượu.
Anton uống cạn ly của mình, dụi tắt điếu thuốc lá và để lại vài đồng xu trên mặt bàn. Anh đội mũ lên và bước theo Anna. Anna nhớ lại lần cuối cùng mà cả hai người cùng nhau bước ra khỏi quán rượu này.
Anna nhìn dọc con phố trước khi nắm lấy tay Anton, lúc này đang thì thầm vào tai Sergei.
“Em có thời gian để thăm mẹ không?” Anton hỏi khi Sergei đang mở cửa sau ra cho Anna.
“Không, khi mà mỗi bước chân em đều đang bị theo dõi”.
“Anh có thấy ai đâu”, Anton nói.
“Anh không thể nhìn thấy”, Anna nói. “Anh chỉ có thể cảm thấy”. Cô dừng lại. “Và em đã nhầm khi nghĩ rằng mình đã rũ bỏ được anh ta”.
“Cô nói đúng”, Sergei nói và cho xe chạy.
Không ai nói gì trên chặng đường ngắn tới nhà Anton. Khi Sergei cho xe dừng lại, Anna nhảy ra ngoài rồi bước theo Anton vào nhà. Anh vội dẫn cô tới một căn gác xép trên tầng thượng. Cho dù cô có thể nghe thấy tiếng Sibelius vọng lên từ một căn phòng ở tầng dưới, rõ ràng Anton không muốn cô gặp vợ anh.
Anna bước vào một căn phòng toàn tranh. Đôi mắt cô ngay lập tức dừng lại trên chân dung người cụt tai trong bức tranh của Van Gogh. Cô mỉm cười. Bức tranh vẫn nằm trong chiếc khung quen thuộc, trong một chiếc thùng màu đỏ được mở nắp.
“Không thể tốt hơn”, Anna nói. “Bây giờ tất cả những gì em cần làm là chuyển nó đến tay người cần chuyển”.
Anton không bình luận gì, và khi Anna quay lại, cô thấy anh đang quỳ ở một góc phòng để nhấc một tấm ván lên. Anh thò tay vào trong và lấy ra một chiếc phong bì dày, rồi đút vào túi áo trong. Sau đó anh quay lại chỗ chiếc thùng đỏ, đậy nắp lại và bắt đầu đóng chặt đinh vào chỗ cũ. Điều đó chỉ càng chứng tỏ rằng anh muốn rũ bỏ Người cụt tai càng sớm càng tốt. Sau khi đã đóng chặt chiếc đinh cuối cùng, không nói một lời, anh nâng chiếc thùng lên và dẫn Anna ra khỏi phòng rồi đi xuống cầu thang.
Anna mở cửa trước để Anton bước ra phố. Cô cảm thấy mừng khi thấy Sergei đang đứng chờ ở đuôi xe với cốp xe đã được mở sẵn. Anton đặt chiếc thùng màu đỏ vào cốp xe rồi xoa hai tay vào nhau. Cứ chỉ đó thể hiện sự vui sướng của anh khi được thoát khỏi bức tranh. Sergei dập mạnh nắp cốp rồi quay trở lại chỗ ngồi của mình sau vô lăng.
Anton rút chiếc phong bì dày từ trong túi áo ra rồi đưa cho Anna.
“Cảm ơn anh”, cô nói, và đưa cho anh một chiếc phong bì khác, nhưng không phải là thư gửi cho anh.
Anton nhìn tên người nhận trên phong bì, mỉm cười và nói, “Anh sẽ đưa tận tay cô bé. Cho dù kế hoạch của em là gì”, anh nói thêm, “anh mong là em sẽ thành công”.
Anh hôn vào cả hai bên má cô trước khi biến vào trong nhà.
“Tối nay cô sẽ ở đâu?”, Sergei hỏi khi cô ngồi lên chiếc ghế cạnh ông ta.
Anna nói với ông ta địa chỉ cần tới.