ũng cứ ở vũ trường Tonkiti, một khách thường trực khác rất đáng chú ý, nhưng không biết cần theo dõi hay không. Xin chỉ thị của thượng cấp về người này. Đó là trung úy Văn, vào vũ trường với dân phục cố nhiên. Nhưng trung úy Văn lại là một người văn nghệ và ký giả, nhưng người này ngoài tư cách làm văn nghệ lại còn là sĩ quan. Tuy nhiên vẫn theo dõi trong khi chờ đợi thượng lịnh. Trung úy Văn chỉ đi giải trí chớ không có nhơn tình, tuy nhiên ông ấy thường đi với bạn, mà bạn của ông ấy không phải người trong giới văn nghệ, không phải người trong làng báo, cũng không phải quân nhân. Cũng đang tìm biết căn cước của những người ấy”. A.Z B 022 Choroforma 4 Pyrodoxyl Một ác ý của chàng, làm cho chính Định cũng rùng mình, ghê tởm. Loại báo cáo mật của chàng chỉ giúp nhà nước thanh lọc hàng ngũ công bộc chớ chẳng gây hại cho ai hết. Chàng mà có phao vu ông ký này, ông tham sự nọ, ông đại úy kia, các ông ấy cũng chẳng vào tù hay mất chức, vì người ta còn điều tra xem các ông ấy có hạm, có thụt két hay không, rồi mới trừng phạt họ được. Công việc của chàng là đưa tên người khả nghi lên ban điều tra mật nào đó không rõ, qua tay thượng cấp của chàng. Nhưng rồi khi được tín nhiệm của thượng cấp, chàng có thể được chuyển qua các khu vực khác mà một bản báo cáo có thể đưa ai đó xuống âm ty như chơi. Khi bỏ mấy tờ báo cáo vừa đánh máy xong vào bao thơ. Định đã nảy ra cái ý hại ông Mạnh bằng phương tiện đó, ngày nào mà có dịp. Nhưng là người có thiện cảm, chàng bỗng nghe ghê tởm tà ý của mình. Định là người con trai chưa bao giờ bị những ý nghĩ rắc rối làm mệt trí óc chàng. Chàng chỉ thích hưởng cuộc đời, còn những gì lôi thôi làm mệt trí óc chàng, chàng xua chúng nó đi cả, đuổi xô chúng nó như đuổi tà. Nhưng tháng này, chàng biến thành một con người khác, một con người chỉ ham thảnh thơi, thư thả trí óc, mà trí óc lại nặng hai vấn đề phức tạp nó đeo đuổi chàng, khiến chàng khó chịu vô cùng. Vấn đề thứ nhứt là việc chối bỏ trách nhiệm làm mẹ của Lan. Về vụ này, chàng đã có quan niệm sẵn, ngay từ thuở còn đi học: 1) Không một cá nhơn nào có quyền truất sự sống của một cá nhơn khác. 2) Nếu truất cái sự sống đang nằm ngay trong bụng ta, ta sẽ gánh hậu quả tai hại cho sức khỏe về sau, nếu ta thoát chết trong lúc làm công việc sát nhơn ấy. Như vậy, chàng đã phải lên án Lan, lên án chị của nó, cho dầu chàng đã trót thương xót sai lầm trong một phút rối trí, tiếp tay với họ, chàng vẫn nhờm gớm họ sau đó mới đúng với quan niệm có sẵn của chàng. Nhưng mà cái quan niệm có sẵn ấy đã bị xáo trộn rồi. Chàng chưa quan niệm khác được sự hoang mang đang diễn ra, nên chàng mới phải nhức đầu nhiều đêm và suy nghĩ. Về cái vụ lăn đùng ra mà chết trên giường của chàng hay gánh chịu hậu quả tai hại về sức khỏe sau này, thì Lan nó cóc cần. Nó thấy rằng tuổi xuân của nó bị bẻ gãy, tai hại hơn hai thứ kia nhiều lắm. Nó ốm nhom với một đứa con thơ trên tay, không làm ăn gì được mà cũng chẳng ai thèm rinh nó về để nuôi cơm cả mẹ lẫn con, cảnh đời ấy nó thấy đáng sợ hơn là chết ngay hoặc mười năm sau thì yểu tử, vì đã phá thai. Chàng cũng nghĩ như nó. Nhưng chàng không thể bỏ xã hội và quan điểm của xã hội. Lan có cái lý của cá nhơn Lan mà xã hội cũng có cái lý của xã hội. Nếu xã hội không bảo vệ con người thì ngày kia loài người sẽ bị chính loài người tận diệt. Bởi vậy cho nên mới có bài học luân lý ở các trường tiểu học, dạy rằng, tự tử là hèn nhát vì tự tử là đào ngũ phận sự làm người. Nhưng có kỳ chưa? Sao xã hội không bỏ tù mấy đứa tự tử hụt? Tự tử thành công, tụi nó nặng tội lắm, nhưng lũ nó đã hui nhị tỳ rồi, không làm sao mà bỏ tù tụi nó được, thì ít ra cũng phải kiếm ăn với tụi “bị” người ta cứu sống chớ. Bởi vì theo pháp luật, thì “toan làm” c&ớm mai, rất lặng lẽ và chỉ gồm có hai câu ngắn này thôi: “Ta đẹp hay không?”, và “Ta đẹp trong bao lâu nữa?” Hai câu trả lời của gương cũng vắn tắt, xẵng lè: “Cô đẹp ghê hồn!” và “Đừng hỏi rồi phải khóc”. Người đàn bà, tuy vậy vẫn chưa ngất đi trước câu thứ nhứt không an ủi chút nào ấy. Nhưng họ cứ lo ngày kia họ sẽ ngã ra mà chết giấc trước câu sau đây, chừng ấy gương được hỏi hai câu mà chỉ đáp bằng một câu thôi: “Cổ cô đã có ngấn, nơi khoé mắt cô đã xuất hiện cái mà người Âu châu gọi là “chơn vịt” và ngày nào đây, coi chừng những sợi tóc bạc tiên phuông?” Ngày nào những mỹ nhơn sắp về chiều cũng bị một sức mạnh vô hình xô đẩy họ bước tới trước tấm gương rất nhiều bận, và ngày nào họ cũng phải chiến đấu với sức mạnh ma quái ấy vì họ cứ lo câu nói ghê gớm trên đây được thốt ra “Hôm nay”. Liên buồn ghê hồn, vì đêm nay là tối thứ bảy. Ở Saigon, hoàn toàn rảnh rang, không cần phải gìn giữ như hồi còn con gái, mà một người thiếu phụ trẻ đẹp lại không được một người bạn trai mời đi ăn cơm, đi uống nước, đi dạo một vòng, là cả một thảm kịch chớ không phải vừa đâu, đối với nhơn sinh quan thông thường của xã hội ta. Phương chi sự tủi thân hằng tuần của Liên, đêm nay lại chịu đầy cuộc chấn động tâm tư trước khám phá của nàng thì nàng còn nghe đời vô vị hơn trước không biết bao nhiêu. Từ sau đêm Lan thoát nạn, Liên cũng vẫn không được gặp Định, trừ cái buổi đi thăm đáp lễ của nàng. Nhưng nàng cứ mong chờ trong một niềm hy vọng thật là mong manh như hơi thở của người hấp hối. Đêm nay thì không còn gì nữa! Cuộc tán tỉnh giả vờ của người con trai ấy chỉ còn là một kỷ niệm, nhớ nhung, mong đợi của Liên sau đó, chỉ là một giấc mơ con gái và ông hoàng tử đẹp trai không bao giờ xuất hiện ra cả. Ý! Cái khoảng thời gian mà các hộp đêm mới khai nhạc nó mới chán phèo làm sao chớ! Cũng may là ở đây có ẩn. Nếu chỉ là tiệm nhảy, chính những khách đầu tiên họ cũng nghe họ trơ quá mà đưa cái bản mặt ra một mình giữa một khoảng không mà chỉ sầm uất dân chơi, trông sao lại hẹp té còn giờ thì nó minh mông như sa mạc. Liên ngồi chơi với cái chơn đèn và chợt nhớ ra hai tiếng “bị” và “được” mà Định đã dùng trong mấy đêm đầu mà hắn tán nàng để làm gì không rõ (mãi cho tới ngày nay cuộc tán tỉnh giả đò của Định cũng cứ còn hoàn toàn bí mật đối với Liên), và thỉnh thoảng thắc mắc lại nổi lên: “Hắn tán mình để chi?” Đêm nay nàng mới thấy là Định rất có lý mà cho rằng “Được” tình phụ, thú vị lắm, và “Được” đau khổ, hay ho lắm. Đêm nay mặc dầu lòng nàng nặng đau buồn, Liên cũng nghe dễ chịu hơn những đêm trống không trước khi gặp Định. Không có công việc làm mà cứ phải ngồi đó mà nhìn người ta vui chơi, nó chán, nó tủi, nó trống rỗng nó lạt phèo. Liên cố nhớ lại những giây đồng hồ trước khi Định xuất hiện lần đầu xem nàng đang làm gì. Nàng đang không làm gì cả. Đành vậy. Nhưng nàng ngồi thế nào nhìn vào đâu? “Phải rồi, như thế này”, Liên đã nhớ ra. Nàng như ngó mông vào khoảng không, nhưng thật ra thì nàng nhìn một bàn kia mà một cặp đang đối diện, người thiếu nữ thoạt trông cứ ngỡ là Lan. Rồi nàng thấy lại là không phải, nhưng cứ ưa nhìn họ. Đêm ấy cũng đúng vào giờ này đây, sàn gỗ cũng trống không, khách ăn thưa thớt chỉ có khác là nàng không đang nghĩ gì cả. Liên cố không nghĩ gì cả, nhìn cái bàn đen ấy với cái bộ như là ngó mông vào khoảng không. Nàng muốn tạo lại không khí y hệt như một không khí đêm đó, không khí riêng của nàng chớ không phải không khí của vũ trường với cái mơ hão là Định cũng sẽ xuất hiện ra. Những dân tộc lâu đời như Ba Tư, Á Rập, Trung Hoa và ta thường tin tưởng rằng thỉnh thoảng có một sự trùng phùng tất cả mọi điều kiện, ở một nơi nào đó, bất cứ vào thời nào, và hễ sự trùng phùng ấy mà xảy ra, thì cái xảy ra ở lần trùng phùng trước, lần này nó cũng xảy ra y hệt như vậy. Đó là giấc mơ nó chỉ tạm ngủ yên nơi ta, ta của thời đại vệ tinh, hỏa tiễn, những khi nào ta không biết làm sao cho chuyện ta ưa thích xảy ra trở lại một lần nữa, thì giấc mơ ấy lại sống dậy. Liên tâm tâm niệm niệm như học trò tiên thắp hương phép để kêu gọi tôn sư đang ẩn dật trên non cao, và lạ lùng thay, Định xuất hiện. Liên làm bộ cúi xuống để soạn giấy má, sổ sách gì, tim nàng đập thật mau và thật mạnh, khi n&agravoacute; nhẹ tội hơn “đã làm” thật đó, nhưng nhẹ không có nghĩa là nên tha bổng. Nếu tự tử thành công, đáng tội bị xử tử, vì tự tử thành công là sát nhơn cộng lại với đào ngũ, thì toan tự tử ít lắm phải bị một năm tù. Vậy xã hội rất có lý mà muốn bảo vệ con người, nhưng bảo vệ rất là sơ sót, quên bỏ tù bọn chết hụt, quên bỏ tù mấy chị bán vi trùng dịch tả, trong những gánh hàng rong ruồi bu đen nghẹt. Nhưng mà cá nhơn cũng đáng thương xót lắm thay, và quan điểm của họ cũng được ta cứu xét lắm thay! Đành rằng tại họ nghe lời đường mật, đáng kiếp họ lắm, nhưng họ đói, không đi bán mía ghim được bởi một cục nợ đời trên tay, họ đói, không nhờ chồng nuôi được vì dung nhan sa sút, không kể những cái ấy sao chớ? Cái vấn đề thứ nhì làm chàng nhức đầu là hành vi của thằng cha Mạnh trọc phú. Nó phá đời con gái của người ta mà không thể cho nó vào tù vì có sự ưng thuận của cô gái. Nhưng cô gái vẫn mang thai như thường, mặc dầu có sự ưng thuận hay không. Tại sao xã hội chỉ kể đến điểm có sự ưng thuận hay không mà đã quên điểm có mang hại hay không? Xã hội bảo vệ con người mà bất kể quan niệm riêng của cá nhơn trong vấn đề phá thai, sao ở đây xã hội lại chẳng bất kể sự ưng thuận của cá nhơn? Có lẽ bởi vì không có ai chết trong vụ này cả, mà có thể lại có người còn làm giàu. Ừ, nếu Lan nó không ăn xài lớn, dùng một trăm ngàn ấy để mở một hiệu chạp phô nhỏ ở ngoài chợ thì có thể vài năm sau, nó trở thành triệu phú bằng giấu sữa hộp, giấu đường cát trắng, giấu hộp diêm quẹt, giấu đèn cầy, giấu dầu hôi, giấu gạo, giấu cây tăm xỉa răng, giấu xà bông, giấu tất cả mọi món hàng để bán chợ đen, hoặc để đợi giá mới mà bán hàng cũ. Thế thì hóa ra thằng cha Mạnh lại đáng khuyến khích vì nó tạo triệu phú tương lai, chỉ tại các cô không thèm làm triệu phú đó thôi chớ. “Ha... ha... ha... thật là điên cái đầu, những tội trạng có thể là tội trạng, mà cũng có thể không, vì một chút xíu gì đó, thật là mong manh. Lan chỉ cần thốt ra một tiếng ngắn là “ừ” hoặc “không” là thằng cha Mạnh thảnh thơi đi giải trí hoặc vô Chí Hòa nghỉ xả hơi. Cá nhơn có khi bị bắt ép phải theo lề lối nào đó, có khi được tự do thả giàn. Nhức đầu quá, trời ơi là trời!” Đêm nay, Định về sớm, mà trót quen thức đêm, chàng cứ trằn trọc mãi, và tự nhiên, chàng cố nhớ Lan để lấp chỗ trống rất khó chịu nơi trí óc trong những giờ thao thức. Chàng cố mà làm Tây, làm người da trắng, để bất kể đến sự hoen ố của Lan. Cái thằng Á Đông nơi chàng mà bị thủ tiêu rồi thì Lan là con người lý tưởng của chàng vậy. Lan chưa hề yêu và nếu quan niệm rằng chữ trinh nằm nơi tim chớ không nằm nơi khác, thì Lan hẳn là một trinh nữ đứt đi rồi, không còn chối cãi gì được nữa hết. “Không lẽ cái trái tim còn nguyên vẹn ấy lại không biết rung động lần nào hay sao, mà nếu lần này nó rung động được vì mình thì mình sẽ gặp hạnh phúc tuyệt đối. Mình mà xem tình yêu là một trò đùa chỉ vì mình chưa gặp “Tình Yêu”, chớ con người không ai lại không cần yêu, ít lắm là một lần trong đời họ”. Định đã nghĩ đến Lan trong nhiều đêm rồi, nhưng chỉ nghĩ qua vậy thôi, thỉnh thoảng cũng có thèm muốn sơ sơ cô gái ấy, khi hình dung ra cái gương mặt kiều mị và rất dễ thương của thiếu nữ ấy, nhưng đêm nay chàng xem em gái của cô thu ngân viên của vũ trường Eldorado là một vấn đề, và nghiêm trang cứu xét vấn đề này. Chàng lại vừa thành thật với chính mình rằng tiềm thức mình đã âm thầm yêu cô bé đó, và công khai được với chính mình, chàng nghe nhớ Lan ghê đi. Lần đầu tiên trong đời chàng, Định nghe thiếu một phụ nữ bên cạnh chàng, không phải vì không thể tìm Lan ngay bây giờ được mà vì chàng rất cần tâm tư của Lan, Lan ở xa bao nhiêu cũng được, miễn nàng nghĩ đến chàng, yêu chàng, nhớ chàng là đủ rồi. Thiếu ở đây là thiếu về mặt tinh thần ấy, chớ còn nếu chàng cần, chàng chỉ ngồi dậy thay y phục là năm mười phút sau, chàng sẽ có gái đẹp, có thể còn đẹp hơn Lan nữa. Đêm nay Định mới biết thế nào là “tình yêu”: chàng nghĩ luôn tới Lan, bị hình bóng Lan ám ảnh, nhớ Lan ghê lắm, mà không bao giờ nghe thèm muốn Lan cả. Thật là trái với những lần khác, có đêm chàng thấy lại cái eo rất khéo tạc của Lan, có khi đôi chơn Lan hiện rõ ra trên màn đêm, đôi chơn mặc duýp thật ngắn ấy không trắng trẻo lắm, nhưng no và rất ngay, có khi đôi môi thy. Khi nãy ông thất bại vì ông đánh cá cầu vui, cũng biết rằng mình thua, nhưng cứ đánh, đánh xong, và thua cá, tự ái của ông bị thương. Ông nhìn hai người bạn mà rằng: - Lẽ cố nhiên là moa trả tiền đêm nay. Nhưng mà cái vụ ăn cơm ấy thì sẽ có. Các toa nên đón mà xem. - Rất có thể, - Ông Hạc nói - nhưng mời được ngay mới là tài chớ. Rất có thể, nhưng cũng không chắc được đâu nghen bồ! Ha... ha... ha... Ông Mạnh cắn môi dưới, sờ những đầu râu ở mép trên, tự thề với mình rằng ông phải được Liên, cho dầu tán gia bại sản cũng phải được. ° ° ° ° ° Định vừa trao bì thơ cho thiếm xẩm chủ tiệm sửa tủ sắt thì thiếm ta trao lại ngay cho chàng một mảnh giấy cứng khổ danh thiếp, màu xanh, không có viết chữ hay in chữ gì lên giấy hết. Đó là giấy gọi chàng lên gặp mặt thượng cấp trực tiếp của chàng. Chàng hồi hộp ghê lắm, mặc dầu vụ ông ký Paul Nguyễn Trần đã chìm mất từ hơn hai tháng rồi, không biết thằng ở khu nào lãnh đủ, nhưng chắc chắn là nó đã lãnh. Sự gặp mặt luôn luôn là để nhận chỉ thị tối quan trọng, hoặc nhận cáo trạng nào thuộc loại bức thư cảnh cáo hơn hai tháng trước, nhưng mà với đủ bằng cớ, và liên hệ riêng cho người bị gọi. Mặc dầu dạo sau này chàng túng tiền ghê lắm. Định vẫn chưa làm bậy, cho đến cái áp phe làm mối chàng cũng bỏ đi luôn vì khi nào chàng thử đá động tới vụ ấy thì Lan nó nạt đùa chàng, cấm chàng “nói chơi” như vậy. Nó cho rằng đùa cợt về chuyện xấu xa mãi rồi ngày kia ta đâm ra quen với những ý nghĩ xấu xa và dám làm chuyện xấu xa lắm. Lan có biết đâu rằng chàng đã dám làm rồi. Với lại coi bộ Lan nó cũng ghen, không thích chàng nhắc đến tên cô Minh, nói đến cô Minh mà chàng đoán là đẹp lắm. Định nhảy qua không biết bao nhiêu là đống sắt cũ, đi qua khỏi một cái buồng kín bằng ván, chỗ này tối om như ở trong hang, mới đến một chơn thang lầu. Thang lầu bằng gỗ, đã lâu đời lắm rồi nên mới bước lên đó là rung rinh, nghe mà bắt sợ. Lên tới đầu thang, Định dừng bước lại trước một cánh cửa ba nô mới toanh, chắc là mới gắn để ngăn tiếng nói lọt ra ngoài. Chàng gõ cửa hai tiếng nhặt, rồi hằng năm giây sau đó, gõ thêm tiếng nữa. Một ngọn đèn gắn tại đầu khung cửa cháy lên rồi tắt liền, cho biết rằng chàng vào được. Định vặn hột xoài, đẩy cửa bước vô, rồi khép kín cửa lại cẩn thận sau lưng chàng. Căn lầu này sâu mười hai thước, và Thiếu tá Bân đặt bàn giấy giữa phòng, cách cửa sổ phía trước non sáu thước, cách cửa ba nô cũng non sáu thước. Phòng trống trơn, chỉ có cái bàn giấy ấy mà thôi, trên bàn cũng chẳng có gì, trừ máy điện thoại và cặp da của người ngồi sau bàn. Cặp da no nóc để bên mép bàn, tay phải của người ngồi bàn, còn điện thoại thì ở bên tay trái. Cả cái mặt tiền căn lầu là cửa sổ có chấn song sắt, và cửa sổ được che lại bằng rèm trúc để tự nhiên không sơn màu mè cho bên ngoài, dưới đường, không ai chú ý. Thiếu tá Bân ngồi đưa lưng ra cửa sổ ấy, đang xem một bức thơ hay một văn kiện gì viết tay trên một tờ giấy nhỏ mà ông cầm, nhưng tay cầm giấy lại nghỉ trên mặt bàn. Ông ta không ngước lên, ra hiệu cho Định ngồi trên một chiếc ghế Macadi đặt trước bàn viết mà khi nãy Định không thấy. Thiếu tá Bân trạc ba mươi, nước da ngăm ngăm đen và khá bảnh trai, Định đoán rằng ông ta chỉ là Thiếu tá giả định, và cái tên Bân của ông ta chưa chắc là tên thật bởi ông ta là người miền Nam mà người miền Nam ít khi đặt tên Bân lắm, bởi trong ngôn ngữ miền Nam, Bân không có nghĩa là gì cả. Ông ta đeo kính trắng và Định lại đoán rằng đó là loại kiếng trung lập, không công phạt, chớ không phải kính cận thị. Những người quá trẻ tuổi mà giữ chức vị cao rất thích đeo loại kiếng này để lấy một bề ngoài đạo mạo, chững chạc khi nào phải chung đụng với ai. Nhưng về nhà hoặc đi chơi họ vội gỡ kính ra liền vì dầu thủy tinh có trong suốt như mắt mèo, kiếng cũng làm mắt họ mệt phần nào. Định không biết làm gì, ngồi đó mà quan sát thượng cấp của chàng và nghĩ ngợi bâng quơ. Tờ giấy chỉ to bằng hai bàn tay thôi, có viết chữ nhỏ bao nhiêu cũng đọc hai phút là xong, thế mà Thiếu tá Bân để cả buổi mà nghiền ngẫm nó, làm như là muốn học cho thuộc lòng. Định đã bắt đầu bực mình. Rồi chàng nổi dóa lên, định nện cho hắn một đấm rồi bỏ cả, ra đi. Nhưng tình cảm cuối cùng của chàng là sợ hãi. Chàng băn khoăn tự hỏi cái gì chờ đợi chàng, lát nữa đây, và sự tiếp khách lạnh lạt như thế này có phải chăng là dấu hiệu tiên phong của một trừng phạt nào ghê gớm lắm. Nhưng sau đó, chàng bình tĩnh lại được như thường, vì chàng chợt nhớ ra rằng đây chỉ là một cái mẹo nhỏ, rất thông dụng để làm giao động tinh thần những kẻ yếu bóng vía, họ phải đợi lâu quá, băn khoăn nhiều rồi tự nhiên đâm hoảng. Thình lình, Thiếu tá Bân vừa nhét tờ giấy vào túi quần, vừa ngước lên nhìn chàng, rồi mỉm cười hiền lành hỏi: - Thế nào, mối tình giữa anh và cô Lan đã đi đến đâu rồi? Định giựt nẩy mình như bất ngờ bị ai tạt nước lạnh vào lưng chàng. Chàng chết lặng đi trong mấy mươi giây, mồ hôi toát ra dầm dề. Thì ra, chàng đã bị theo dõi, và trên chàng, còn một ban nữa, ban này có lẽ chỉ săn sóc đến các nhơn viên mà thôi. Chàng ý thức rằng, yêu Lan không có tội lỗi gì cả, nhưng chàng cũng khủng khiếp vô cùng, không phải vì sự kiện chàng yêu Lan bị người ta khám phá ra, mà chính vì sự kiện chàng đã bị theo dõi. Hẳn người ta còn biết nhiều điều khác nữa. Cố lấy một giọng bình thản. Định đáp, nhưng tiếng nói của chàng cứ còn run nên: - Thưa Thiếu tá, vẫn tốt đẹp. - Hay, vậy chúc cô cậu bách niên giai lão. Không, thượng cấp của chàng không có mỉa mai chút nào. Và ông ta có vẻ chơn thật lắm. Nhưng chúc xong, ông ta lại mỉm cười và hỏi, lần này thì sự ranh mãnh nghe thấy rõ ràng, nơi khóe mắt, nơi nụ cười, nơi giọng nói của ông ta. - Còn Thu Mai? Đã bỏ rơi nàng rồi chớ? Định lại toát mồ hôi lạnh dầm dề. Lần này chàng lại mất mật chớ không phải như khi nãy đâu. Chàng yêu Lan hơn hai tháng nay thì có người biết, không đáng ngạc nhiên chút nào. Nhưng lại đi với Thu Mai có một đêm mà vẫn bị ghi vào sổ thì khả kinh cụ không biết bao nhiêu. Hơn thế, chàng và Thu Mai lại dính líu đến một chuyện phi pháp thì chuyện này rắc rối to chớ không còn ai chúc bách niên giai lão cho nữa đâu. Chàng rợn người lên mà thấy đôi mắt của Thiếu tá Bân nhìn thẳng vào chàng. Mắt chàng muốn chạy trốn, nhưng không được. Chàng đã bị thôi miên vì kinh sợ. Lâu lắm, Thiếu tá Bân mới nói, bằng một giọng ôn tồn: - Anh là tay mơ, nhưng tỏ ra khá bản lãnh. Chỉ hơi phiền là anh dùng lanh lợi của anh mà làm nhiều điều không tốt. Anh có biết hay không, là anh có thể vào tù vì tội tùng đảng, tội giúp phương tiện phá thai? Định đã bớt sợ vì chuyện ấy đã thành chuyện cổ tích rồi, không còn dấu vết nữa mà đương sự lại không tố cáo chàng, nàng lại còn sống nhăn thì cũng không sợ thân nhân nàng đi kiện, vả lại chính thân nhân của nàng là đồng lõa số một, nếu không nói rằng Liên là kẻ xúi dại. Thế nên chàng đáp: - Nếu Thiếu tá biết cả chuyện ấy nữa thì chắc Thiếu tá cũng thừa rõ rằng tôi đã bị lừa. - Ừ, nhưng trước pháp đình anh khó lòng mà chứng tỏ rằng anh bị lừa. - Nhưng thưa Thiếu tá, đâu có ai đưa tôi ra pháp đình làm gì? - Có, có người sẽ đưa anh ra pháp đình khi nào thấy cần đưa. - Chẳng hạn? - Chẳng hạn khi nào anh cứng cổ. - Điều ấy không thể xảy ra. - Ai biết đâu được. Để xem cái đã. Định nghe nhẹ cả người. Thì ra cái vụ tùng đảng phá thai, người ta chỉ dùng để làm săng ta chàng mà thôi, nếu cần. Nhưng chắc họ không cần, nên cũng chẳng đáng lo. Tuy nhiên chàng thấy chàng nên xô ngã con ngáo ộp ấy cho họ mất thế săng ta của họ. - Tôi thì tôi tuân kỷ luật. Nhưng giả thử ai muốn làm cho tôi tiêu sự nghiệp, thì cũng khó khăn lắm chớ dễ đâu. Không có bằng chứng nào hết. - Anh đừng tưởng như vậy mà lầm to. Thiếu tá Bân cười lên khanh khách rồi nói như vậy. Có nhơn chứng rất quan trọng. - Ai? - Cái ông bác sĩ đã săn sóc cho Lan. - Nhưng thưa Thiếu tá, ông ấy dại gì nhận đã làm một việc mà ông ta cũng chỉ bị lừa mà thôi, và chính tôi đã lừa ông ta. - Ông ấy phải nhận, nhận rằng chính ông ta đã giúp cho bào thai ra do lời yêu cầu của anh. Ông ta thấy rằng không cứu cái bào thai được nữa, nên chỉ còn cái nước cứu người mẹ mà thôi. Như vậy anh sẽ là chánh phạm. - Tại sao ông ấy nhận láo và nhận điên n chị ba. Nhưng thằng em này không hờn chị ba đâu, chị ba đã dạy nó một bài học rất quan trọng, một thế võ ruột, gần gần như một sát thủ giản, có lợi ích cho nó không biết bao nhiêu”. Nghĩ tới đây, Định lại hình dung ra Liên. Gương mặt của Liên thì đã in rõ vào ký ức của chàng rồi, nên chàng chỉ bấm nút như vặn máy vô tuyến truyền hình là thấy mặt Liên ngay. Liên đẹp kinh hồn, và nếu không có gì xảy ra, rất có thể chàng đã si Liên thật sự. Vì một tuần sau đó chàng bận công tác, buổi đầu phải làm việc cho đắc lực mới xong nên chàng tới lui với Liên, mà tai hại hơn nữa là Liên lại tự động dâng mình. Ấy, Liên cũng là nạn nhơn của tự ái, của bọn mày râu. Dễ ăn quá thì không ai muốn ăn hết. Định đã bị xúc động trước nhan sắc của nàng, rồi sau khi ý thức về tuổi tác của nàng, vẫn còn hãnh diện mà tán tỉnh nàng chớ không bị mặc cảm với những người xung quanh. Chỉ vì Liên bấn loạn việc nhà, lo tìm phương thoát chớ không lo bận yêu đương, nên không làm gì cả để khuyến khích chàng, rồi sau đó nó còn làm việc động trời khiến chàng suýt mang hại, không thôi thì... Định đã muốn nổi khùng lên vì mỏi mòn trông đợi. “Tại sao Lan không đến chơi? Nó đã thiết tha xin phép trở lại kia mà! Nhưng a... ha... ha...Tại sao nó lại đến? Nó chỉ xin phép để tỏ cảm tình hầu coi cho đẹp thôi. Có thể rồi nó cũng sẽ đến, nhưng lâu lắm, khi nào bạn bè của nó kẹt hết, nó buồn quá ghé bậy đây giây lát, chớ nó đến để làm gì? Không, nó không có lý do để mà đến. Mình đợi nó thật giống thằng cha ấp cây đợi thỏ!” Những ý nghĩ trên đây thúc giục Định trở lại vũ trường Eldorado. Chàng sẽ đầu hàng vô điều kiện người đẹp, thú thật cái món quà chàng đã từ chối ấy, giờ chàng cần nó cho đến quýnh lên rồi. À, mà phải nói rõ là món quà nào, bởi có hai món, không nên để Liên ngộ nhận, càng không nên để Liên có dịp cố ý ngộ nhận. Nhưng rồi chàng cũng thôi, không thi hành ý định. Tự ái đực rựa cấm chàng nằm dưới gốc cây hả miệng ra để hứng trái chín rụng xuống. Hơn thế, Liên có thể nói: “Em không bao giờ nuốt lời hứa, nhưng tâm trạng của nó nay đã khác rồi, em không còn làm áp lực được nữa, xin anh biết cho”. À, nếu thế thì mới đau không biết tới đâu, đã đầu hàng mà người ta không cho đầu hàng thì mắc cỡ chết đi thôi. Quả thật tâm trạng của Lan nay có thể khác rồi. Cái ơn mà nàng đã thọ, càng ngày nàng thấy nó nhỏ lần đi. Đó là khuynh hướng tự nhiên của con người. Họ không bội bạc, nhưng cái gì lâu rồi, cũng phải mòn, đến cả sắt đá còn không giữ nguyên mãi được khối cũ thì một tấm lòng biết ơn là cái gì mơ hồ, mong manh quá, họ không quên mất biệt là quý lắm. ° ° ° ° ° Định xối nước ào ào. Chàng phải tắm cho thật đã thèm, mới đi ăn cơm mà nuốt cho trôi được. Giữa hai gáo nước kia, chàng nghe là hình như có tiếng gõ cửa. Nhưng khách của căn nhà khít vách với chàng gõ cửa bên ấy, chàng vẫn nghe y hệt như họ gõ cửa nhà chàng, chàng đã lầm nhiều lần rồi, nên lần này cũng tưởng là như vậy nên cứ liếp tục xối nước. Cái cách tắm cho mát, chớ không phải tắm cho sạch, thì cứ xối nước mãi chớ chẳng kỳ cọ gì nữa, gáo này vừa trút xong là bồi tiếp gáo khác liền, bên ngoài họ có biểu tình, kẻ tắm chưa dễ đã hay biết. Nhưng rồi chàng nghe văng vẳng: “Anh Định ơi!”. Mặc dầu thế chàng cứ tiếp tục xối nước, cho đó là ảo ảnh, ảo âm, vì quả thật chín đêm rồi, đã có vài lần chàng nghe như vậy. - Anh Định ơi! A, lần này thì thật đây. Rõ ràng là có tiếng gọi ngoài trước. Định thôi tắm ngay, mặc dầu chàng còn thèm nước ghê lắm. Chàng vội choàng vào người chiếc áo dài may bằng vải khăn lông, loại áo mà những người sang họ mặc để đi từ nhà tắm vào buồng ngủ, vừa kín đáo vừa để lau khô toàn thân luôn thể, rồi đi mau lên nhà trên. Tới ngưỡng cửa buồng trong, chàng hỏi lớn lên: - Ai đó? Tim chàng đập mau lắm, mặc dầu chàng có gái tới gõ cửa rất thường, nhưng lần này linh tánh của chàng cứ cho là không phải những cô ả bá vơ đâu. Thật ra thì tại mong chờ ai lâu ngày quá, chàng tưởng tượng mạnh vậy thôi, chớ không có linh tánh khỉ khô gì hết ráo. - Lan đây, anh Định ơi! Định suýt đứng tim. Chàng mặc luôn chiếc áo kỳ dị đó để chạy ra trước mở cửa hầu tránh cho Lan khỏi phải chờ đợi lâu, vì chàng biết Lan gọi cửa đã lâu lắm rồi. Cửa mở ra, chàng vừa nói mau, vừa bước lùi vào trong: - Em cứ vô chơi, anh xin lỗi em vì anh đang tắm ngoài sau, không nghe gì hết. Rồi chàng biến mất vào trong. Định thay y phục tốc hành như sợ trễ xe lửa hay trễ máy bay, mang săng đan chớ cũng chẳng kịp diện đôi giày đẹp nhứt của chàng để, nếu may mắn, thì đi với người đẹp cho coi được. Khi chàng trở ra ngoài thì cô khách nói trước: - Em đến quá sớm, có bất tiện cho anh lắm không? - Không. Anh tắm cũng vừa xong, chỉ có em là phải chịu khổ vì phải đợi cửa lâu quá. - Em may mắn ấy chớ. Mặc dầu kêu cửa rất lâu, em cũng không thất vọng. Nhờ cửa sổ mở, em nghe được tiếng xối nước sau nhà, nên em mừng khỏi phải về không. Em tới sớm quá chỉ cốt khỏi lật anh đó thôi. - Chắc em chưa ăn cơm tối? - Chưa. - Vậy đi ăn cơm cá kèo với anh được không? - Rất hoan nghinh. - Nhưng sợ chị Liên đợi cơm em? Chị ấy sẽ nói sao? - Chỉ sẽ không nói gì hết. Tới bữa không về thì chỉ để phần cho. - Nhà có bao nhiêu người? - Chỉ có hai chị em với lại bà bếp làm đủ thứ công việc nhà khác nữa. - Gia trưởng của em quá dễ dãi. - Đó là rủi ro của em và của rất nhiều gia đình hiện nay. Muốn có giáo dục, trong nhà phải cần một người. Hai người đi chạy gạo hết thì con cái phải hỏng. Phương chi trong gia đình em, hai người ấy lại là một, chị ba em vừa là gia trưởng đi chạy gạo, vừa là bà mẹ cần thiết ở trong nhà. Định hỏi đùa: - Thành thử muốn giáo dục con em thì phải lạc hậu? - Là thế rào? - Nghĩa là phải bỏ cái vụ phụ nữ chức nghiệp mà đàn bà họ đã làm giặc lên để đòi hỏi. - Nếu suy cho kỹ thì đúng như vậy. Trong gia đình không thể thiếu cả hai người mà con em khỏi hỏng. - Nhưng nhà nghèo họ phải hy sinh con em để cả hai người cùng chạy gạo thì đành rồi, mà anh thấy lắm nhà giàu họ cũng thế. Bà vợ có ông chồng xuất nhập cảng, vẫn bỏ nhà đi cả ngày đêm để làm áp phe thêm. - Thế nên xã hội ta ngày nay mới ra thế này. Họ cứ tưởng tối về, quất cho mỗi đứa vài roi là đủ rồi, là giáo dục đó. Họ quên rằng chính sự có mặt mới là giáo dục, có mặt mà làm thinh, một trăm lần hiệu quả hơn là dạy mười lăm phút, đánh đòn năm phút rồi bỏ đi cả ngày lẫn đêm. Nếu chị ba em là vợ của một công chức, thủ phận làm nội trợ, chắc em không ra thế này. Chị ấy đi làm, mà tai hại lắm lại là làm đêm. Chị ấy đi cả đêm, còn ngày chị ấy ngủ, có mặt cũng như không. - Em bỏ học hồi nào? - Hồi năm kia, năm em lên đệ ngũ, mười lăm tuổi. - Sao lại bỏ học? - Dễ hiểu quá. Tối lại ai bắt em học bài, làm bài? Sáng ra, ai bắt em đi học. Em cúp cua, ai kiểm soát. Nếu ngày sau, em lấy chồng được, có con, em sẽ thủ phận làm nội trợ. Em thấy rằng, rất cần thiết cho tương lai dân tộc mà phải lạc hậu như vậy. Không, trong một gia đình, thiếu cả hai người là hỏng bét. Định là một anh con trai không những coi tình yêu là một trò đùa, mà xem tất cả cái gì cũng là trò đùa tuốt, hay không bao giờ thèm nghĩ về cái gì cả. Nhưng chàng bỗng cảm động vô cùng khi nghe cô bạn mới, lên án gia đình cô, lên án nếp sống của các gia đình Việt Nam ngày nay. Chàng thấy rằng cô bé này nói rất hữu lý và cô ta là nạn nhơn của nếp sống ấy, một nạn nhơn ý thức rằng mình là nạn nhơn và có thiện chí muốn lành lặn. - Thôi, ta đi em nhé. Định bứt ngang câu chuyện vì chàng rất không ưa bị xúc cảm. Lan chỉ làm thinh, đứng lên. Cả hai ra khỏi nhà một lượt, Lan đợi Định trên vỉa hè, còn Định thì bận khóa cửa bên ngoài. Giây lát sau, họ thả bộ và Định than: - Anh phải có một chiếc xe mới được, nhưng chắc phải còn lâu. Anh muốn có xe ngay đêm nay vì đưa em đi dạo bằng tắc xi nó làm sao ấy. Câu nói không có gì, mà chàng nói bằng giọng than, vì chàng than thật tình và Lan cũng nghe như vậy. Nếu không ăn gian trong tiền ứng trước để ăn chơi rồi phải làm bút toán sau để trình lên thượng cấp hẳn hoi thì Định chẳng có gì hết, vì lương của chàng còn kém hơn lương của một thầy ký nữa. Nếu có kẻ nào mà biết rằng có cái sở của chàng, họ không thể dè rằng nhơn viên lại không được hậu đãi đến như thế. Thật là khổ? Phải ăn mặc sang, phải ăn chơi cho có cô hồn, nhưng túi lại trống không, khuya ra về, dân chơi lên xe Huê Kỳ, còn chàng thì không dám gọi tắc-xi, sợ bọn kia biết tẩy nên phải lết bộ rất xa, làm như nhà mình ở gần đâu đó, hoặc xe mình đậu tuốt ở đằng kia vì đầu hôm tới đây, không tìm được chỗ trống. Trong giây phút, Định có cái ý muốn dị kỳ là ăn cắp đại một chiếc xe, đi chơi vài giờ rồi bỏ bậy đâu đó, không thể nào bị bắt đâu mà phải lo, vì chủ xe, có hay xe mất, cũng phải một tiếng đồng hồ sau nữa rồi họ mới cớ bót, mà bót đâu có làm việc như máy bay phản lực đâu. Khi lịnh ra khắp đô thành để nhơn viên công lực đón bắt chiếc xe mất cắp thì, chàng đã nằm ngủ yên lành tại nhà. Chàng bật cười. Thật là giòi trong xương giòi ra, chàng cũng thuộc vào bộ máy bảo vệ xã hội ấy chớ, vậy mà chàng lại tính chuyện phá đám an ninh, không phá nặng lắm, nhưng cũng là phá, chỉ vì chủ của bộ máy hà tiện dầu mỡ quá nên các “dẹt” nó cháy khô, nó mới có ý muốn cho bộ máy ăn bánh như vậy. Lan nói: - Anh này lạ, vừa than thở đó, lại vụt cười khan lên. Định giải thích trớ đi: - Anh mời em đi ăn cơm cá kèo là nói thật chớ không phải làm bộ khiêm nhượng đâu. Nhưng em bảnh quá, vô đó chắc họ ngó dữ lắm. Hai lần trước, lần đi theo bà mụ vườn móng tay dài đầy cổ trầu và cáu, ghét, với lại lần đi thăm đáp lễ Định, Lan đều mặc đầm trên sơ mi, dưới duýp, nàng đẹp, biết ăn mặc, nhưng cũng không đặc biệt như lần này mà nàng mặc camisole màu ngà cũ, giống như màu tussor đời xưa. - Em đâu có sợ dư luận, mà cũng chẳng nhột nhạt khi bị một ngàn con mắt nhìn em. - Vậy thì tốt. Anh quen đi đứng nên chững chạc được trước đám đông. Chỉ lo em xấu hổ phải vào một hiệu ăn bình dân. - Cũng không xấu hổ nữa. - Nay mới có 20 mà anh đã cháy túi, nên không dám mời em vào một hiệu cơm Tây sang trọng. - Không hề gì. Em chỉ cần gặp anh, ở đâu cũng tốt. - Có việc gì quan trọng hay không? - Đâu có. Chỉ nghe nhơ nhớ anh vậy thôi. Định vừa mừng, vừa thích, vừa tủi. Thế là Lan có nhớ chàng, nhơ nhớ nghĩa là chỉ nhớ ít thôi, nhưng cũng là có nhớ. Như vậy Lan đáng được đưa bằng xe nhà, đến một tửu lầu sang trọng. Chàng tủi thân vì đêm đêm vào vũ trường chàng chỉ gọi một cái nước trà, cho đỡ tốn mà làm sổ bút toán thì ghi là ba công-som-ma-xông, ăn gian như vậy mà cũng chẳng đủ đâu là đâu cả. “Mình phải làm tiền mới được. Định nghĩ thầm, nhưng khổ, mình thuộc vào một khu không hại ai được. Không ai thèm sợ mình, thì làm tiền cái khỉ khô gì!” Rồi chàng lại nghĩ miên man về cái bộ máy thiếu dầu, mỡ, nhớt, các dẹt họ làm tiền, thật không đáng trách. Họ có quyền hại thiên hạ mà họ không đủ tiền tiêu thì dĩ nhiên là họ nghĩ ngay đến mẹo khai thác quyền của họ. Và rồi Định lại nghĩ tới gái. Gái nguy hiểm thật. Nó chưa xin đồng xu nào mà anh hùng đã muốn hóa lưu manh để le với nó, hay ít ra cũng để không bắt nó phải chịu cảnh ăn cơm cá kèo. Ngày kia mà nó nhõng nhẽo đòi áo, đòi ăn cơm tây, đòi nghe nhạc, thì trời cũng không ngăn được chàng làm xằng. Đôi bạn đi bộ rất xa mà không biết mỏi chưn, giống hệt đôi nhơn tình khiêm tốn, cậu làm tùy phái, cô làm thợ may. Lan lấy làm lạ cho nàng hết sức. Từ thuở giờ, nàng không chịu đi bộ, có thằng nào rủ đi chơi, thì thằng ấy mạt lắm cũng phải có xe gắn máy. Đêm nay, nàng tập thể thao nhiều quá mà không nghe sao cả, trái lại, còn vui dạ không biết bao nhiêu! Nàng đinh ninh rằng Định làm thầy ký, mà nàng ác ý muốn cam phận làm nội trợ, thì thầy ký là phải chỗ lắm rồi. Mà đây lại là một thầy ký bảnh, cũng dân nhảy nhót, nên mới quen biết với chị nàng, lại có hy vọng sắm xe, thì cái tánh ham vui chưa hết của nàng vẫn sẽ được thỏa mãn, chớ nàng không phải chết rục bên đít ông táo, như nếu ràng làm nội trợ cho thầy ký thường. “Gái nguy hiểm quá, Định tiếp tục nghĩ, nhưng họ không nguy hiểm, chính vì họ là gái, mà chính vì thằng đực rựa muốn làm anh hùng rơm. Nó muốn làm anh hùng rơm bằng tiền như trong trường hợp này và nó sẽ vào tù là vì thụt kết hay ăn hối lộ, có khi nó lại làm anh hùng rơm bằng dao găm, súng lục, vỏ chai băm ba, nhưng con đường nào cũng đưa nó về thành La Mã tuốt hết”. Họ đã tới ngã sáu Quẹt Đon và thấy Định quẹo vào Ngô Tùng Châu thì Lan cười nói: - Té ra ăn cơm ta ở đây? Cơm ta ở đây ngon lắm chớ, em ưa lắm đó. - Vậy à? Định rất sung sướng mà khỏi phải thấy bộ mặt bất mãn của Lan. ° ° ° ° ° Xong bữa ăn, Định hỏi: - Giờ Lan thích đi đâu? - Tùy anh. - Vào một hộp đêm nào đó nhé? Định liếc mắt rình xem coi cô bé phấn khởi trước đề nghị ấy hay không? Nhưng chàng rất hài lòng mà thấy Lan cứ tỉnh bơ. Chàng đang cháy túi, chàng lại không thích Lan xao lãng vì khung cảnh chung quanh mà quên chàng. - Không. Lan đáp. - Em thật lạ! Đã nói tùy anh, giờ lại từ chối một đề nghị của anh. - Tại em không dè mà anh rủ đi tới những nơi ấy. Em cũng ham vui lắm. Nhưng đêm nay thì không. Em chỉ muốn thăm anh mà thôi. - Rồi đi về nhà? - Ừ. - Vậy để anh đưa em về nhà nhé? - Đuổi hả? - Đâu dám. Còn trái lại nữa chớ. - Em còn muốn nghe tiếp câu chuyện anh kể dở chừng trong bữa ăn. - À, vậy ta tìm một hiệu giải khát cũng cá kèo để ngồi chơi một hồi. Họ băng qua ngã sáu và Định đưa bạn vào một hiệu cơm Ấn Độ chỉ còn có một người khách Ấn kiều thôi. Chàng gọi hai ly sữa dê rồi hỏi: - Khi nãy anh kể tới đâu rồi? - Tới cái chỗ mà em cười gần sặc ấy, chỗ mà khi hai người vừa lòng thấy nhau thì... - À, anh nhớ lại rồi. Số là Lan nó bắt Định cho nó biết trong trường hợp nào mà chàng gặp gỡ chị nó. Dĩ nhiên là trong tiệm nhảy Eldorado, nhưng nó muốn biết là do tình cờ hay do gì. Cố nhiên, là Định đã nói láo rằng vì trông lầm. Chàng kể tiếp: - Khi Liên ngước lên thì... - Anh này hỗn! Phải gọi chị ấy bằng chị ba, biết chưa? - Cố nhiên là giờ thì đáng lý gì anh phải gọi như vậy, bởi Liên là chị của bạn anh. Nhưng đã quen miệng rồi. - Thì làm sao? - Thì cả hai đều chưng hửng chớ sao? Anh đâu có dè cô thu ngân viên đáng chị cả của anh. Còn cô ả rất ngạc nhiên mà thấy một cậu em bấm ra sữa lại lò mò đến quầy để toan tán cô ấy. Lan cười giòn, thích chí lắm, và hỏi tới: - Rồi sao nữa? - Thú thật với em anh đã bị xúc động trước nhan sắc của Liên, mặc dầu liền khi đó, anh đoán được ngay tuổi tác của Liên... - Xúc động mà người ta ưng thuận lại từ chối? Lạ quá! - Vì anh bận lo ra nhiều việc, em không thể hiểu đâu nhưng đó là cái may cho anh. - May ở chỗ nào? - Anh mê nhứt là đôi mắt với hai bộ lông nheo của Liên nó giống hệt hai con mắt và lông nheo của phụ nữ ấn Độ. May là may ở chỗ ấy, vì một tuần lễ sau đó, anh lại gặp đôi mắt ấy, lông nheo ấy nhưng trẻ hơn nhiều lắm. Nếu anh trót si Liên anh sẽ hối hận khi gặp cô thứ nhì. - Và đã được cô thứ nhì chưa? - Chưa, vì anh chưa tỏ tình. - Còn đợi cô thứ ba, trẻ hơn nữa hả? - Không. Anh không tin là còn cô thứ ba. - Gái đẹp đông hằng vạn, ở cái đất Sài gòn này. - Đành vậy. Nhưng phải giống hệt Liên mới được. - Té ra cô thứ nhì... Lan vụt chợt hiểu lời nói bóng gió của Định. Nàng giựt nẩy mình rồi thừ người ra bỏ dở câu hỏi trên đây... Cả hai đều im lặng và không ai dám nhìn ai cả. Lan bối rối và chợt trấn tĩnh lại được, nàng ngạc nhiên hết sức và đâm ngờ rằng mình đã đoán đúng. Nàng đã bị dùng làm một món quà đáp ơn, người ơn không thèm đếm xỉa tới, lẽ nào người ấy lại yêu nàng. Nàng rất hối hận đã ức đoán vội vàng rồi yếu bóng vía, không thẳng thắn hỏi lại cho cặn kẽ, giờ bán tính bán nghi, lại không dám hỏi nữa. Lan lại rất lấy làm kỳ cho mình. Nàng là một đứa con gái rất tinh nghịch rất đầu bò, nhứt là đối với lũ con trai. Nàng lại có hàng chục tá bạn trai. Thế thì nàng đâu có phải là một cô nữ sinh ngây thơ và nhát trai. Vậy mà trong lúc này, nàng là một cô gái thuộc loại cả thẹn ấy. Mà Định cũng thế. Hắn là một gã con trai dịch vật, vậy mà gã cũng đương đưa cái bản mặt ngốc của gã ra mà nhìn bức tranh Phật Ấn Độ treo trên tường. Những cái phút hồi hộp, rồi im lặng, rồi nghẹt thở, rồi hồi hộp trở lại trong đời con người, những phút đó chỉ xảy ra c&oa!!!13831_5.htm!!!
Đã xem 18019 lần.
http://eTruyen.com