Chương 4

Thấy giọnh Hạnh Tiên có vẻ buồn, Đường vội xua tay:
- Đừng hiểu lầm nhạ Tôi chỉ nói theo cảm nghĩ của mình thôi, chứ không hề công kích ai. Cuộc sống mà, tự nó đa dạng và phức tạp lắm.
- Nếu biết vậy, thì cần phải thận tron.ng khi nói, bởi dân nghèo tụi tui coi vậy chứ giàu tự ái lắm.
Đường cười xoà:
- Dễ giận vậy sao? Cho xin lỗi nha.
- Xin cái gì? Tôi đâu có lỗi dư.
- Thôi, đừng giận mà, mình đi kiếm cái gì ăn đi.
- Sao tự nhiên rủ tôi đi ăn?
- Đơn giảnh là vì đói thôi mà. Nói thật nha, tôi chưa ăn sáng đâu.
- Chưa ăn sáng à? Hơn tám giờ rồi còn gì?
Đường vuốt bụng cười cười:
- Thì vậy, chần chừmột hồi sợ có "án mạng" đấy.
- Nhưng hàng của tôi?
- Thì đẩy đi theo. Tôi sẽ dắt xe đi bộ theo cô.
- Như vậy thì kỳ qúa.
- Gì mà kỳ, bạn bè mà. Bình dânmột chút sẽ thoải mái hơn.
- Nhưng mình đi đâu ăn đây?
- tùy cô chọn
- Tôi thì chỉ thích ăn quán bình dân thôi, vừa rẻ, vừ ngon. Tôi chỉ sợ anh chê là không được sang trọng hoặc là không được tươm tất, đàng hoàng.
Đường nghe thấy vậy thì xua tay:
- tôi không kén chọn dữ vậy đâu. Chỉ cần cô đừng cho tôi ăn đồ sống là được rồi.
Hạnh Tiên bật cười:
- Nếu vậy thì tôi yên tâm. Nhất định hôm nay tôi sẽ mời anh ănmột bữa điểm tâm thật ngon, nhưng cũng thật rẻ, bảo đảm ănmột lần anh sẽ nhớ.
- Ngon dữ vậy sao?
- Ừ. Đó làmột món bún mộc đặc sắc củamột bà cụ người Bắc. Tôi đã ăn món bún này suốt tám năm ròng mà vẫn chưa bao giờ thấy ngán đó.
Đường chép miệng:
- Tuyệt vậy à? Nếu thế thì mình đi đi. Nhưng cái quán ấy có ở gần đây không?
- Gần. Chỉ ở bên kia đường thôi. Tôi sẽ gửi xe hàng của mình. Còn anh sẽ mang xe theo, cho đỡ phiền.
- Vậy cũng được, mình đi đi.
Hạnh Tiên gật đầu, rồi quay lại gửi xe hàng. Gửi xong, cô đến chỗ Đường rồi nói:
- Xong rồi, ta đi thôi.
- Ở bên kia đường hả?
- Ừ, nằm bên trái quán cà phê Dạ Lữ đó, nhưng khuấtmột chút trong hẻm.
Đường dẫn xe đi theo Hạnh Tiên và tò mò:
- Quán ruột phải hôn? Chắc ngày nào cũng ăn hết hả?
Hạnh Tiên vừa sửa cái nón vừ băng qua đường. Nheo nheo đôi mắt vì nắng, cô vừa gật đầu rồi nói:
- Thường thì đó chính là bữa ăn trưa của tôi. Nó đã nuôi sống tôi suốt tám năm rồi đó.
- Ăn hoài như vậy mà không ớn sao?
Hạnh Tiên cười:
- Nếu không có cơ hội chọn lựa thì phải chịu vậy. Nhưng nói thật nha, bún ở đây ăn hoài không ớn. Có khi định bỏ bữa không ăn.
Thì trong bụng ngoài cái cồn cào vì đói ra, còn lại là nỗi nhớ đó.
- Cô cũng có tâm hồn ăn uống dữ há,
- Không ăn sao sống được chứ. Vả lại, đôi khi với bọn người nghèo chúng tôi thì tiêu chuẩn một bữa ăn thường chỉ cần lượng chứ không cần chất. Cho nên khi có một món ăn nào dó hợp điều kiện đủ về chất lẫn về lượng thì nó sẽ được lưu giữ rất tốt trong thực đơn hàng ngày, vậy thôi.
Đường vừa đưa xe cẩn thận qua đường, vừa nhăn nhó:
- Lúc nào mở miệng cũng nghe những từ ngữ "người giàu, người nghèo", khó chịu ghê. Là bạn bè với nhau, cô bỏ giùm tôi mấy từ đó đi, được không?
Bước chân lên vỉa hè, Hạnh Tiên nhún vai:
- Biết làm sao được, sự thật là vậy mà. Sự phân định giàu nghèo đâu thể san bằng hay khỏa lấp cho đươc. Chúng tôi tuy được anh xem như bạn, nhưng tự bản thân tôi, tôi không thể cho mình có tư cách đứng nganh hàng với anh.
- Vì sao?
- Vì đủ hết mọi măt. Ví dụ như khả năng kinh tế, thành phần gia dình và cả về trình độ học thức nữa, tôi nghĩ còn lâu mới sánh kíp anh.
Đường chặc lưỡi:
- Cô làm cho tô hổ thẹn quá, Hạnh Tiên à
- Anh mà hổ thẹn gì? Tôi thì có, đỉa mà đòi deo chân hạc
- Cô nói vậy mà không sợ tôi buồn sao? Là bạn bè mà phân biệt như vậy thì còn gì vui nữa chứ.
Đếm từng bước mình đi trên vỉa hè, Hạnh Tiên, trầm ngâm:
- Là bạn thì sao chứ. Chỉ là bạn bè bình thường thì ranh giới càng phải được coi trọng. Cuộc sống mà, không dễ dãi với nó được đâu.
Đi cùng Hạnh Tiên vào một ngõ hẻm nhỏ, Đường thở dài:
- Bây giờ tôi mới biết cô à nghe. Cô cũng khó tính đâu thua gì anh Du.
Hạnh Tiên dừng chân bên một cái qúan nhỏ nhưng ngăn nắp, sạch sẽ rồi nói với Đường:
- Tới nơi rồi đây. Anh vào đi, rồi tôi sẽ cho anh biết tôi khó như thế nào.
Đường khéo chống dưng xe rồi nhìn Hạnh Tiên:
- Chưa ăn mà đã nghe cô hăm như vậy rồi, tự dưng tôi chẳng còn thấy đói chút nào nữa cả.
Hạnh Tiên bật cười:
- Không muốn ăn cũng phải ăn. Đã đến đây rồi chẳng lẽ lại bỏ về sao?
- Sao đây, định "bức ăn" phải không? Nói cô biết nghe, ba cái vụ hăm, doa. này không làm tôi sợ đâu.
Kéo ghế cho Đường ngồi, Hạnh Tiên vừa tủm tỉm:
- Anh không sợ nhưng tôi sợ rồi đó. Thôi, ngồi xuống chuẩn bị ăn đi vì căng thẳng qúa ăn sẽ không tiêu đâu.
- Lại doa.. Cô làm tôi sắp ngất vì lo rồi
- Anh mà ngất gì. Anh dâu phải dễ hù đâu há
Đến lúc này thì Đường bật cười. Vẻ mặt hồn nhiên của anh lúc cười, ngây ngô nhưng rất dễ mến. Hạnh Tiên chống cằm nhìn anh rồi buột miệng:
- Có ai nói với anh là lúc anh cười, gương mặt của anh trông rất dễ nhìn không?
Một chút bối rố thoáng qua nhanh, nhưng chỉ một lúc Đường đã nhoẻn cười tinh nghịch:
- Cần gì ai nói chứ. Tôi dễ nhìn..... bẩm sinh mà. Nói thật nha, có nhiều người bảo tôi giống Đan Trường lắm đấy.
Hạnh Tiên che miệng cười khúc khích:
- Tôi thì lại thấy anh giống Bằng Kiều hơn.
- Giống Bằng Kiều à? Cô không đùa đấy chứ?
- Sao lại đùa? Đúng là anh giống Bằng Kiều hơn mà.
- Nhưng Đan Trường và Bằng Kiều đâu có giống nhau?
- Thì tôi cũng thấy vậy. Hai người đó đâu có giống nhau.
- Nếu vậy thì tôi giống ai hơn?
Hạnh Tiên nhíu mày:
- Tại sao lại cứ phải giống ai chứ? Anh là Đường thì cứ giống Đường cho xong.
- Nhưng tôi lại chẳng có gì đặc biêt. Giống những người nổi tiếng nhiều khi cũng có cái hay.
Hạnh Tiên nguýt dài, rồi đẩy tô bún mộc sang cho Đường:
- Hay gì mà hay. Mình cứ phải là mình đi còn tốt hơn. Cũng giống như tô bún này vậy, bản thân nó phải là bún mộc chứ không được giống bất kỳ loại bún nào khác thì mới tốt, chứ nếu như nó phải giống như bún riêu một chút, giống như bún bò một chút..... thì đâu còn ai gọi nó là bún mộc nữa đúng hôn?
Ngồi nghe Hạnh Tiên lý sự, tự dưng, Đường thấy buồn cười, Anh vừa nhìn Hạnh Tiên vừa nói:
- Trông cô bây giờ giống triết gia nhiều hơn rồi đó. Nhưng thôi, cô ăn đi, chứ ví von hoài như vậy thì lát nữa cái mà cô ăn sẽ không gọi là bún mộc, mà gọi là bánh canh mộc dó nghe.
- Sao kỳ vậy?
- Thì bún nở ra chứ sao? Nói nhiều qúa mà:
Nghe Đường nhắc nhở, Hạnh Tiên bật cười:
- Ra là đói bụng. Sao không nói sớm?
- Nói mà được à? Cô triết lý nhiều đến nỗi tôi chẳng còn nhớ là mình đến đâu để ăn nữa, cũng may là còn mùi thơm của tô bún này.....
- Thơm phải hôn? Ngon lắm đấy. Anh ăn đi.
Đường chun mũi hít lấy hít để mùi hương ngào ngạt toa? ra từ tô bún mộc nóng rồi chặc lưỡi:
- Chà! thơm dữ ta.
- Thơm thì ăn đi, bảo đảm tuyệt cú mèo.
Đường nghe Hạnh Tiên nói vậy thì gật đầu, rồi gắp nhanh một đũa bún cho vào miệng. Nhấm nháp một lúc, anh nhìn cô nhún vai.
- Cũng hơi ngon, nhưng cũng bình thường thôi mà.
- Sao anh không bỏ mắm tôm? Món này thiếu mắm tôm đâu có ngon
- Tôi. Tôi ăn mắm tôm không được
- Không được, cũng phải ăn, tập dần cho quen biết chưa?
Vừa nói, Hạnh Tiên vừa múc nhanh một muỗng nhỏ mắm tôm vào tô của Đường rôi trôn dều lên cho anh
- Rồi, bây giờ cho rau vào và ăn đi.
Đường nhìn dĩa rau nhăn nhó:
- Rau này..... có.... sạch không?
Hạnh Tiên chặc lưỡi:
- Trời ơi! Kỹ gì mà kỹ dữ vậy. Tại anh là con bác sĩ nên nhìn đâu cùng thấy vi trùng hết. Còn tôi, ăn đã tám năm rồi mà có chết chóc gì đâu.
- Vậy....tôi ăn nghe.
- Còn chờ gì nữa mà không ăn
Sau cái nhìn ngại ngùng, Đường gắp một đũa bún có kèm rau cho vào miệng. Quả thật, tô bún lúc này đã có hương vị khác, thật thơm ngon và hấp dẫn.
- Sao, thấy thế nào rồi?
Đáp lại cái nhìn tò mò của Hạnh Tiên, Đường gật đầu:
- Ngon, ngon lắm. Đúng là ngon
- Ngon phải hôn? Ngon thì ăn nhiều rau đi
Vừa gật gù thưởng thức hương vị của tô bún, Đường vừa cười:
- Có lẽ vì từ đó đến giờ, tôi luôn ngại ngùng với việc cho mắm tôm vào bún và ăn kèm rau nên chưa khi nào tôi thấy bún ngon đến thế này.
Hạnh Tiên nheo mắt:
- Biết ngay mà, công tử như anh thì chỉ có đến nhà hàng ăn mới xứng, nhưng nói thật nha, chưa chắc nhà hàng nấu ngon hơn ở đây đây. Cũng như gánh xôi của tôi vậy, coi lèo tèo thế nhưng trong mấy năm qua tôi đã góp phần làm đầy bao tử cho biết nhiêu người nghèo đó.
- Sao chỉ có người nghèo?
- Ừ, thì chỉ có những người có thu nhấp thấp mới ăn xôi. Chứ nhà giàu có thì người ta đi ăn phở, cơm tấm, hay hủ tiếu gì đó hết rồi. Bán bình dân mà, chủ yếu là phục vu.
- Vậy tiền lời cô kiếm được hàng ngày có khá hôn?
Hạnh Tiên ăn một đũa bún rồi cười hồn nhiên:
- Cũng đủ mua gạo và thức ăn trong một ngày. Với tôi, vậy là đủ.
- Vậy còn anh Du? Anh ấy có phụ gì cho cô không?
- Anh đang thất nghiệp thì lấy gì mà phụ. Cũng tội nghiếp cho ảnh không kiếm ra được tiền nên bực bội lắm. Tôi cũng đã cố gắng tìm cho ảnh viêc làm nhưng mãi vẫn chưa ra. Nay gặp lúc bà ngoại mất, phần buồn nhớ ngoại, phần chán cảnh thất nghiệp nên ảnh tiều tuỵ nhiều.
Đường ngưng ăn một chút rồi hỏi Hạnh Tiên:
- Anh Du đang cần việc làm gì? Trình độ anh đến đâu rồi?
- Chỉ tốt nghiệp cấp III bổ túc văn hoá thôi. Con nhà nghèo mà, lấy đâu ra tiền mà học cho nhiều.
- Vậy còn năng khiếu? Anh ấy có khiếu gì không?
Hạnh Tiên suy nghĩ một lát rồi nói:
- Ảnh biết lái xe, lúc trước ảnh có lái xe mười lăm chỗ cho người ta.
- Vậy còn bằng? Ảnh có bằng lái xe không?
- Làm gì có, chỉ học đại bạn bè cách lái rồi tự lái thôi. Lái riết thấy quen, người ta cho ảnh ôm vô lăng luôn.
- Vậy sao nghỉ đi?
- Lương ít, với lại không có bằng, nên người ta không cho lái nữa.
- Nếu bây giờ anh ấy chịu khó đi học rồi thi lấy bằng, tôi sẽ giúp ảnh một chỗ làm ổ định.
Hạnh Tiên nhăn mặt:
- Giờ đây mà anh biểu ảnh học thì thấy Ảnh chịu chết còn hơn. Ảnh là chúa lười đó.
- Có lười đến đâu cũng phải ráng, vì con người nào cũng cần phải có một nghề để kiếm sống chứ. Cô thử về khuyên ảnh đi.
- Khuyên à? Tôi sẽ cố gắng. Nhưng thi lấy bằng có khó lắm không?
- Không khó lắm đối với những người đã lái thuần thục như ảnh. Chỉ cần ảnh cố học thêm một số quy định nữa là được.
- Vậy khi học xong ảnh sẽ làm gì?
- Ảnh sẽ lái xe cho bệnh viện. Vì hiện bệnh viện đang tuyển lái xe, tôi sẽ nói ba tôi giữ giúp cho anh ấy một chân. Ảnh thi lấy bằng xong, sẽ đến nhận việc.
Nghe Đường nói vậy, Hạnh Tiên chụp lấy tay anh mừng rối rít:
- Trời ơi! Nếu được thế thì tốt qúa còn gì? Cảm ơn anh nghe, anh Đường.
- Không cần cảm ơn tôi, mọi chuyện còn nhờ ở sự cố gắng của anh ấy, Cô nhớ phải đông viên và giúp đỡ cho anh ấy nhiều mới đươc.
Hạnh Tiên gật lia lịa:
- Nhất định, nhất định rồi. Nhưng còn anh phải cố giữ lại chân lái xe ở bệnh viện cho anh ấy nghe. Chiều nay, tôi sẽ lo cho anh ấy đi thi lấy bằng ngay.
Đường chống đũa nhìn Hạnh Tiên, giọng anh tò mò:
- Cô có vẻ lo cho anh ấy qúa? Có phải hai người.......
Hiểu ý của Đường, Hạnh Tiên lắc đầu quầy quậy:
- Bậy bạ quá. Có phải gì chứ? Tôi và ảnh chỉ là bạn, là anh em thôi. Chuyện này tôi đã nói với anh rồi còn gì. Cách đây tám năm, tôi bị thất lạc gia đình, một thân đơn độc, tôi được ngoại và anh Du đem về nhà nuôi. Từ dó, tôi luôn xem họ như ruột thịt của mình.
- Vậy còn Du? Anh ấy có xem cô như em ruột không?
Tròn măt nhìn Đường, Hạnh Tiên buột miêng:
- Anh hỏi chi vậy?
- Thì chỉ để biết thôi mà. Tại tôi luôn có tính tò mò.
- Chuyện đó anh đi mà hỏi ảnh. Vì mới hôm qua ảnh đòi cưới tôi.
- Ảnh đòi cưới cô?
- Ừ. Nhưng cũng chỉ là chuyện đùa thôi. Tại tôi xúi ảnh lấy vợ, để vợ ảnh về lo cho ảnh. Ảnh tưởng tôi sợ bị ế chồng vì chờ ảnh lâu, nên ảnh nói nếu không ai cưới tôi, ảnh sẽ cưới.
- Vậy cô trả lời ảnh thế nào?
- Chỉ đơn giản hai chữ thôi.
- Hai chữ à? chữ gì vậy?
- "Đồ điên"!
- "Đồ điên " à? Sao cô lại mắng ảnh?
- Không mắng sao được. Đã là anh em mấy năm trời, bộ nói cưới là cưới à?
Giọng Đường có vẻ do dự:
- Chẳng lẽ..... chẳng lẽ cô không có chút cảm tình nào với ảnh?
- Cảm tình thì có, nhưng yêu thì không. Vì anh ấy không phải là dạng người mà tôi yêu
- Vậy phải người như thế nào thì cô mới yêu?
Hạnh Tiên chống cằm nhìn Đường:
- Anh hỏi vậy là có ý gì? tò mò qúa đi.
À Không, tôi chỉ muốn hỏi để biết thôi ấy mà.
Hạnh Tiên nhìn Đường rồi xua tay:
- Biết để làm gì, chuyện của tôi đâu liên quan đến anh, đúng hôn? Thôi, ăn nhanh để còn về. Tôi còn phải ghé qua chợ mua thức ăn nửa.
Đường nhìn đồng hồ rồi gật đầu:
- Tôi ăn xong rồi, mình về đi.
Vừa nói, Đường vừa gọi tính tiền. Trả tiền xong, anh đứng dậy chờ Tiên:
- Sao? Đứng dậy đi chứ? Ăn no qúa đứng lên không nổi phải hôn?
Hạnh Tiên lắc đầu, rồi chỉ vào chân mình, cô vừa nói:
- Chân tôi đau, bị thất khớp mà, cứ mỗi lần ngồi xuống, đứng lên thì lại khó khăn như vậy đó.
- Sao cô không chữa đi, còn nhỏ tuổi mà thấp khớp nặng như vậy không tốt đâu.
- Bộ anh tưởng tôi không thích chữa à? Tôi muốn nhưng tiền không có thì đành phải chịu. Sau này tôi ráng thi vào đại học, tôi tìm thêm việc để kiếm tiền. Chừng có tiền rồi, tôi mớ hy vọng chữa được bệnh. Anh biết không?
Đưa tay đỡ Hạnh Tiên đứng dậy, Đường khẽ nói:
- Nếu như tôi giúp cô... chữa bệnh. Cô có bằng lòng không?
- Giúp tôi? Sao lại giúp tôi?
- Thì là bạn bè mà. Ba tôi là bác sĩ, tôi nghĩ bqa tôi có thể chữa trị giúp cô. Bệnh tật mà, nếu được điều trị sớm chừng nào, thì tốt chừng đó.
- Nhưng tôi không có tiền.
- Đã nói là tôi giúp mà. Tôi sẽ lo mọi chi phí giúp cô, chịu chưa?
- Lo cả mọi chi phí sao? Nhiều tiền lắm đấy.
- Tôi có mà. Cô đừng lo.
- Không được đâu. Tôi và anh bất qúa chỉ là bạn mới quen. Lợi dụng bạn bè như vậy, tôi không thích.
- Gì mà không thích, coi như cô mượn tôi là được rồi. Sau này, chừng nào có cô sẽ trả lại cho tôi.
Suy nghĩ hồi lâu, Hạnh Tiên mím môi rồi lắc đầu:
- Không được. Lòng tốt của anh, tôi ghi nhận, nhưng nhất định tôi không thể nhận tiền của anh.
- Hãy xem như đó là sự giúp đỡ của bạn bè, một sự giúp đỡ cần thiết đi mà.
Hạnh Tiên lắc đầu rồi bước đi:
- Tôi không thể nhận sư giúp đỡ đó, anh hiểu không? Tôi cả ơn ý tốt của anh. Nhưng nếu nhận sự giúp đỡ này thì suốt đời tôi phải mang nợ anh, một món nợ mà dù đã trả cho xong tiền cũng vẫn còn chưa đủ.
- Nhưng tôi hề tính toán với cô?
- Chính vì anh không tính toán nên tôi mới ngại, bởi vì món nợ này lớn hơn khả năng trả của tôi, biết chưa?
Thấy không thể thuyết phục được Hạnh Tiên, Đường lắc đầu rồi đến dắt xe đi theo sau cô:
- Cô đúng là người " bê tông cốt thép" mà. Nói thế nào cũng không nhận lời, cô làm tôi quê đó nghe.
- Gì mà quê, không nhận thì thôi chứ.
- Còn không quê nữa à? Cô không nhận làm tôi tự dưng thấy mình giống như một kẻ cơ hội....
Hạnh Tiên quay cười khúc khích:
- Không phải là cơ hội, mà là tài lanh. Anh nên nhớ, đôi khi ở trên đời này, sự vô tình cũng có lợi đó.
- Vô tình à? Tôi làm không được. Bởi vì từ nhỏ đến giờ, tôi luôn mong ước được giúp đỡ mọi người.
Dừng lại nhìn Đường, Hạnh Tiên tỏ vẻ ngạc nhiên:
- Sao, bô, anh tưởng anh là chúa Jesu sao? Cứu giúp mọi người à? Coi chừng rước họa vào thân.
- Máu của cô không lạnh qúa đấy chứ?
Hạnh Tiên bước Thật chậm trên lề đường trong ánh nắng trong veo cua một ngày đầu hạ rồi lắc đầu:
- Tôi đã từng có nhiều kinh nghiệm xương máu về chuyện này rồi, anh nên tin tôi đi.
Lặng thing không trả lời Hạnh Tiên, Đường dẫn xe mình thật chậm,đi theo sau lưng Hạnh Tiên và thả mình vào những suy nghĩ vẫn vơ. Đúng là đường đời muôn lối, những hiểu biết về cuộc sống này chưa tồn tại nhiều trong anh, nhưng rõ ràng từ khi quen được Hạnh Tiên, một cô gái thuộc tầng lớp bình dân giản dị, có lối nghĩ xấc xược, lối ăn nói cộc lốc mà quyết đoán đã làm cho Đường thấy thích thú. Vì từ ở cô, anh đã hiểu được thêm nhiều điều mới lạ...
- Nè. Sao đi chậm vậy, tôi thấp khớp chứ đâu phải anh.
Nhoẻn cười vì cái miệng thẳng như ruột ngưa của Hạnh Tiên, Đường vừa bước gấp chân vừa nói:
- Cô vội chứ tôi đâu có vội, đúng hôn?
Hạnh Tiên bật cười:
- Biết ăn miếng trả miếng rồi há. Giỏi.
- Giỏi thì sao? Có được thưởng không vậy?
- Giỏi thì được khen thôi, chứ thưởng thì còn lâu. Chả có thành tích gì đặc biệt mà. Đúng hôn?
Biết nói không lại miệng Hạnh Tiên, Đường chỉ qua bên kia rồi nói đùa:
- Người ta đẩy xe hàng của cô đi mất rồi kìa.
Hạnh Tiên quay nhìn Đường rồi cười:
- Nó là nồi cơm của tôi đó, trù ẻo hoài, nhưng thôi, anh về đi, tôi cũng phải về nhà rồi, cảm ơn bữa sáng của anh há. Mai mốt có tiền, tôi sẽ mời lại anh.
- Tôi muốn đến nhà cô để thắp nhang cho ngoại, cô không ngại chứ?
- Ngại thì kông, nhưng hôm nay thì chưa được vì bây giờ tôi còn phải ghé chợ, chứ đâu đã về nhà. Dịp khác đi nhé, được không?
Không giấu được vẻ thất vọng, Đường gật đầu nhưng mặt ỉu xìu:
- Không được cũng phải được, vì cô đâu có rảnh đúng không? Thôi hẹn dịp khác cũng được, cô về đi, và nhớ là nay mai phải trả lời tôi gấp việc của cô và việc của anh Du đó nghe.
- Việc của tôi thì tôi có thể trả lời ngay với anh là không được. Nhưng còn chuyện của anh Du thì tôi phải về hỏi lại ý ảnh coi sao? Anh biết không? Anh Du coi vậy mà khó lắm, chuyện gì mà không vừa ý là ảnh nhằn nhức xương luôn
- Tìm việc cho ảnh mà cũng bị nhằn sao?
- Tôi chỉ sợ ảnh đang buồn nên khó khăn thôi, chứ việc làm đó đâu phải dễ mà tìm.
- Ừ. đúng là vậy đó. Công việc này đang có nhiều người ngấp nghé lắm. Cô nhớ nói với anh ấy là phải tranh thủ nhận việc càng sớm càng tốt.
Hạnh Tiên gật đầu:
- Được rồi, nhất định tôi sẽ hối thúc ảnh. Anh yên tâm đi.
- Còn chuyện của cô cũng chă?ng phải chuyện đùa, tôi mong cô hãy suy nghĩ lại đi, rồi nhận lời tôi.
- Nhận lời gì?
- Thì đi chữa bệnh đó
Hạnh Tiên chặc lưỡi:
- Có gì đâu mà lo dữ vậy không biết. Tôi không chết vì ba cái bệnh vặt vãnh đó đâu
Đường vẫn cố thuyết phục Hạnh Tiên:
- Chuyện bệnh tật càng chủ quan càng nguy hiểm, Hạnh Tiên à.
Thấy vẻ mặt Đường, Hạnh Tiên bật cười:
- Thôi được rồi, tôi hứa với anh là tôi sẽ về nhà suy nghĩ lại, được chưa?
Đường cũng cười:
- Có vậy mà phải chờ năn nỉ, chán ghê, cô về đi ha, tạm biệt.
Vừa nói xong, Đường lên xe rồi nổ máy chạy đi. Một chút gió thoảng nhanh qua chỗ cô và xoắn tít dưới chân, mang theo những lá me non quay tròn theo từng bước đi, khiến cho Hạnh Tiên thoáng bên những suy nghĩ vẩn vơ... cuộc sống... gía như lúc nào cũng ngập tràn hạnh phúc sự may mắn và cả những niềm vui như những lúc này đây thì có lẽ cuộc sống sẽ dễ thương biết mấy.
Buổi sáng, Lệ Quyên thức dậy sớm, rồi ra khỏi nhà trong một tâm trạng bực bội và bất an. Tâm trạng này thật ra là mâu thuẫn lớn trong lòng cô, bởi nó chính là khởi điểm của những xúc cảm đang trỗi dậy dữ dội từ những chuyển đối tâm lý sau một cú sốc bất ngờ. Cú sốc đó chín là sự có mặt của dì Tư, người đàn bà giúp việc mà gia đình cô vừa mới mướn về. Dì Tư, người đàn bà đó đến ở nhà cô... vô tình như mốt sự cợt đùa trớ trêu của số phận, bởi lẽ người mà bấy lâu nay cô cố tình tìm kiếm, chờ đợi với một tâm trạng vừa giân vừa thương lại đột ngột xuất hiện trước mặt cô trong một vị trí thật thất hèn.... Và cũng chính bởi những cuồng nộ, phẫn uất dồn nén bấy lâu trong lòng, nên sự gặp mặt này chợt giống như dịp cho trút hết tất cả những chất chứa mà cô đã trong suốt tám năm trời sốngng nhọc nhằn bởi một cảm giác bị bỏ rơi........
- Nè! chạy xe mà không coi đường, bộ muốn chết hả?
Dửng dưng trước những lời cằn nhằn từ những người đi cùng đường, Lệ Quyên vẫn cho xe chạy vô định quanh những con phố, trong một tâm trạng không vui.... Mãi cho đến khi cô nghe " rầm" một tiếng rồi té ngã lăn ra đường, cô mới hoàn hồn giống như kẻ vừa thoát được giấc mộng du. Đang cố chồm ngồi dậy, cô bỗng hoảng hốt bởi đám đông lao xao và thật sự sợ hãi khi nghe tiếng ồn ào chung quạnh
- Có tai nạn giao thông. Đụng xe rồi
Đến lúc này, chừng như hiểu rõ được tầm quan trọng của sự việc, Lệ Quyên vội vã đứng dậy rồi lách đám đông đến chỗ đối phương.
Nhưng khi cô chưa kịp nhìn được mặt người bị nạn thì có ai đó nói nhanh.
- Không sao. Té nhẹ thôi. Chỉ trầy sơ và hư xe đạp....
- Đưa anh ấy vào lề, ngồi một tí sẽ khỏe ngay thôi mà.
Nghe được những lời nói này, Lệ Quyên thở một hơi dài nhẹ nhõm rồi bước nhanh đến chỗ anh thanh niên vừa được người đi đường đỡ lên phía trong vỉa hè, nơi có một tán cây to râm mát rồi lí nhí cất giọng:
- Tôi xin lỗi, thành thật xin lỗi anh.
Có lẽ còn đang giận vì đau, anh thanh niên lớn tiếng qúat tháo:
- Chạy gì kỳ vậy? Bộ muốn giết người ta sao?
Lệ Quyên cúi đầu vẻ thành khẩn:
- Tôi xin lỗi, tôi vô ý. Nếu như anh bị đau ở đâu, tôi sẽ đưa anh vào bệnh viện chữa trị. Mọi phí tổn bệnh viện và mọi đền bù tổn thất cho anh, tôi hứa sẽ lo chu tất.
Giọng anh thanh niên hằn học:
- Lo... Lo! Lo cái nỗi gì. bộ tưởng có tiền là ngon lắm hả? Nếu như hôm nay mạng của không còn, thì liệu tiền của cô có đền nổi sự sống cho tôi không?
Lệ Quyên vẫn cố nhỏ nhẹ:
- Tôi xin lỗi anh mà. Tôi không cố ý đâu
- Bộ cố ý mới có tội, còn không cố ý là vô tội hả? Nếu nói như vậy thì dễ cho cô qúa rồi. Chạy xe ra đường mà làm như đang chạy trong sân nhà cô vậy, lỡ...ng người ta rồi thì đền là xong chuyện sao?
- Tôi đâu có nói vậy, tôi lỡ vô ý, thì thôi xin lỗi. Còn tổn thất của anh, tôi chịu đền bù, chẳng lẽ tôi làm vậy có gì sai sao?
Giọng anh thanh niên hùng hổ:
- Sai hay khôg thì đến công an mà hỏi, chuyện sinh mạng mà, đâu phải chuyện đùa
Thấy anh thanh niên cứ mãi giằng co, một người khác có vẻ quen với anh ta vội lên tiếng:
- Thôi mà Du. Làm khó vậy đủ rồi mày. Cô ấy đã chịu xin lỗi và chịu đền bù là êm rôi. Tội gì chuyện bé xé ra to?
- Bé, to gì mặc tôi. Tôi bị...ng chứ đâu phải anh mà anh biết
Nhưng mà mày cũng đâu bị gì? chỉ trầy xước chút đỉnh thì tha cho người ta đi
- Tha là tha làm sao. Cái ngữ này thuộc tiểu thư đài các chạy ra đường là lo “ chảnh” coi thường sinh mạng người khác, không cho nó một bài học thì sau này hậu qủa khôn lường
- Mày quá đáng rồi đó Du. Cô ấy chỉ là một cô gái hiền lành chứ đâu phải dân chơi. Cô...ng mày như vậy cũng là rủi ro chứ có đâu cố tình. Bây giờ tai nạn giao thông mà hậu qủa không có gì nghiêm trọng thì cũng đáng mừng rồi ở đó mà còn làm khó làm dễ người ta. Mày nghĩ đi, nếu cô ấy kông phải là người...ng mày, mà là môt thằng nhóc thích quậy nào đó, hoặc là một thằng bợm nhậu đang say quắc cần câu thì liệu rằng mày còn mạng để ngồi đây mắng mỏ người ta không? Ỏ đời mà, tốt nhất là chọn giải pháp hòa bình thì tốt hơn, Du à
Chừng như nghe ra được ý tứ của người khách đi đường, cộng với việc nhìn thấy đôi mắt rướm lệ của Quyên, giọng Du - ngưòi bị nạn - hơi dịu lại:
- Thôi, thôi được rồi. Tôi cũng chỉ hù cô thôi, chứ cũng đâu cố tình khó dễ cô làm gì. Tôi muốn rằng tai nạn này là tai nạn đầu tiên và cũng là cuối cùng trong cuộc đời của cô ấy. Để sau này, mỗi khi lơ là trong việc chạy xe trên đường tôi chỉ mong cô ấy nhớ đến những phiền phức của ngày hôm nay mà cô cẩn thận hơn thôi.
Nghe được những lời nói của Du, Lệ Quyên mừng rõ
- Anh đang nói thật đó phải không? Anh không làm khó dễ tôi nữa hả?
Du phủi quần áo vừa đưa tay giải tán đám đông hiếu kì chung quanh, vừa nheo mắt nhìn Lệ Quyên:
- Làm khó dễ cô, tôi cũng đâu có mập béo gì. Nhưng nói thật, hù cô được một trận, tôi cũng thấy thỏai mái trong lòng.
Lệ Quyên nghe Du nói vậy thì lẳng lặng dắt xe của mình lên vệ đường rồi ngồi phịch xuống đất mặt ỉu xìu. Quay lại thấy vẻ khổ sở của Lệ Quyên, Du tròn mắt ngạc nhiên:
- Sao cô không về đi? Bộ tính ngồi đây ăn vạ hả? Tôi nhớ hình như người bị...ng đâu phải là cô?
Lệ Quyên bóp nẹ chiếc lá khô vừa nhặt được dưới đất vừa nhìn Du giọng buồn buồn:
- Lẽ ra anh nên gọi công an thì hơn, tự dưng tôi thấy thích bị nhốt hơn về nhà.
Nghe Lệ Quyên nói vậy, Du nhìn cô một hồi rồi cười lớn:
- A. Tôi biết rồi. Cô vừa trốn trại "tâm thần " ra có phải hôn? Điên qúa, ở tù mà thích.
Không trả lời câu hỏi của Du, Lệ Quyên chỉ nhìn anh và hỏi:
- Anh tính tóan chưa?
- Tự nhiên sao cô hỏi vậy? Tính tóan là tính cái gì?
- Thì tính tóan những thiệt hại của anh rồi nói cho tôi đền. Sau đó th` anh về đi, tồi muốn ngồi lại đây một mình.
Du nhìn quanh quất rồi quay lại hỏi Lệ Quyên:
- Cô này lạ chưa? Bộ đây là nhà cô hay sao mà cô đuổi? Nếu như điều kiện của tôi là muốn ngồi ở đây một mình thì sao?
- Nếu vậy thì tôi sẽ..... đi chỗ khác.
Nhìn vẻ ngồ ngộ của cô gái vừa mới quen, tự dưng Du thấy thích thích và chen lẫn với sự thích thú ấy, anh còn muốn tò mò để khám phá cho được những nỗi niềm u uẩn không thể giấu được trong đôi mắt xanh trong như ngọc kia.
- Nè! hỏi thật nghe, có phải cô đang có gì buồn phải hôn? Có thể nào nói cho tôi nghe được không?
Lệ Quyên khoát tay:
- Anh mới là điên đó. Anh là cái gì của tôi mà biểu tôi phải tâm sự cùng anh? Vả lại nỗi buồn của một người đâu phải là diều tùy tiện giãi bày? Tôi nói rồi, anh cần bao nhiêu tiền bồi thường cứ nói, tôi sẽ trả cho anh xong rồi thì đường ai nấy đi. Được chưa?
Du bỏ đôi dép trong chân ra rồi lót xuống đất cạnh chỗ Lệ Quyên đang ngồi rồi ngồi xuống thật tự nhiên:
- Mấy người như cô chẳng lẽ không có chuyện gì nói ngoài chữ tiền sao? Nói thật chứ, với tôi, tiền có cũng được, không cũng được, tôi không quan tâm lắm đâu
- Không phải, ý của tôi là muốn bù đắp lại cho anh những thiệt hại do tôi gây ra mà thôi. Ví dụ như tiền để sửa chiếc xe đạp, hoặc là tiền mua thuốc uống, mua dầu xức cho anh
Du cười cười
- Ba cái đó là chuyện nhỏ, xe đạp tôi tự sửa cũng được, còn tiền thuốc, mua dầu để chờ khi khác đi, tôi chưa đến nỗi phải dùng đến những thứ đó đâu
- Nhưng ít ra anh cũng phải để cho tôi........
- Bồi thường chứ gì? Bộ cô gìau lắm sao? Nếu tôi đòi cô số tiền thật lớn để buộc cô bồi thường thì sao đây?
- Tôi đau có ngu để chấp nhận những điều kiện phi lý của anh?
- Nếu vậy thì thôi đi, vì tính tôi thường rất tham lam
- Nhưng nếu tôi không bồi thường gi cho anh thì tôi thấy chẳng thoải mái chút nào.
Du nhìn Lệ Quyên rồi chậc lưỡi:
- Cái cô này, đúng là dai như đỉa. Thôi được, bồi thường thì bồi thường, cô đãi tôi ăn một chầu gì đó là được rồi
- Ăn hả? Anh thích ăn gì?
- Gì cũng được, tính tôi cũng dễ chịu lắm.
- Vậy thì mình đi ăn hủ tiếu há?
Thấy Du lắc đầu, Lê. Quyên liền nói:
- Không thích hủ tiếu, hay là ăn phở, mì hoặc bún?
Du cười cười:
- Đùa với cô thôi, chứ tôi ăn sáng rồi. Có lẽ bây giờ mình đi uống cà phê là hay nhất.
Lê. Quyên nhìn Du ngại ngùng:
- Đi uống cà phê ư?
- Sao, không tiện hả? Không tiện thì thôi.
- À không. Đi thì đi, sợ gì?
Du nhìn đồng hồ rồi nhìn Lê. Quyên:
- Giờ này đi uống cà phê, có gặp trở ngại gì không?
Lê. Quyên mím môi:
- Trở ngại lớn nhất bây giờ của tôi là không biết phải sử dụng thời gian như thế nào để khỏi phải về nhà trong lúc này.
- Bộ gặp trục trặc gì sao? Hay lại muốn đi bụi rồi?
Lê. Quyên đứng dậy rồi xua tay:
- Thôi đi đi, anh hỏi hoài, tôi chán lắm.
- Chỉ tại cô làm cho tôi không ngăn nổi sự tò mò. Nhìn cô bây giờ giống hệt như một kẻ thất tình hay bất đắc chí gì đó.
Lê. Quyên nhìn Du rồi chắp tay:
- Đừng làm chiêm tinh gia nữa mà. Anh bỏ xe vào tiệm để sửa đi rồi đi cùng bằng xe của tôi.
- Gì mà gấp gáp thế. Giết thời gian cũng đâu cần phải hấp tấp như vậy.
Lê. Quyên giậm chân:
- Nhưng tôi đang bắt đầu chán anh, vì anh lề mề như một bà già.
Bật cười vì câu ví von của Lê. Quyên, Du bước đến dẫn chiếc xe đạp cà tàng của mình dựng vào chiếc vách tường loang lỗ trước mặt rồi nói gì đó với người đàn ông bán vé số cạnh bên. Sau đó, anh bước đến bên Lê. Quyên và nói:
- Xong rồi. Đi được chưa?
- Anh để xe đó, không sợ mất sao?
- Xe của tôi có để ở đó một thế kỷ cũng không sợ ai lấy, vì rớ vào nó chỉ mang họa mà thôi.
Lê. Quyên không thắc mắc thêm mà vội vã lên xe nổ máy. Du ngồi lên phía sau lưng cô, rồi cả hai chạy đi. Ngồi một lúc, Du lên tiếng:
- Chở tôi đi như vầy, cô không sợ sao?
- Sợ gì?
- Sợ tôi cướp xe của cô, hoặc cướp nữ trang trên người cô?
- Anh cướp đó hả? Anh nói giỡn hoài. Bộ tôi dễ cho anh cướp lắm sao?
- Cô có vẻ tự phụ quá. Lúc nào cũng tưởng mình tài giỏi là không tốt đâu.
Lê. Quyên dừng xe chờ đèn đỏ. Vừa chờ, cô vừa quay xuống Du:
- Anh phiền quá. Bộ anh không chê bai tôi thì anh chịu không nổi à? Đừng tưởng tôi có chút nợ nần với anh, thì anh muốn nói sao cũng được đâu nha.
Du chống chế
- Đâu có, chỉ đơn giản là lời nhận xét thôi mà. Chẳng lẽ là bạn bè với nhau, một chút nói đùa cũng không được?
- Ai thèm làm bạn bè với anh?
- Không coi tôi là bạn sao dám rủ tôi đi chơi?
- Chẳng phải là đi chơi, đơn giản chỉ là một cuộc trao đổi sòng phẳng thôi. Ơn đền, oán trả, tôi không muốn mang nợ ai cả. Biết chưa?
Nghe giọng nói lạnh tanh của Lê. Quyên, tự dưng Du cụt hứng. Anh không nói tiếng nào nữa, mà chỉ lẳng lặng tuột xuống khỏi xe của Lê. Quyên khi cô vừa dừng ở chỗ đèn đỏ. Lẳng lặng và nhẹ nhàng, anh rời xa cô, cũng bất ngờ giống như lúc họ bất ngờ gặp nhau...°°°°°°°°°
Mang lên cho bà Bửu một chén súp nóng hổi, dì Tư vừa đặt chén lên bàn, vừa đến mở cửa sổ ra. Đợi cho gió mát bên ngoài thổi hốc vào chỗ bà Bửu, dì Tư mới đến đặt chén xúp vào tay bà Bửu rồi nói:
- Gió mát quá phải không bà? Phòng của bà phải thóang thế này thì bà mới mau khỏe được. Còn đây là chén súp gà, tôi đã hầm một con gà ác suốt từ tối qua đến giờ đấy. Bà uống đi, nước xúp này rất tốt cho sức khỏe của bà.
Nhìn vào chén nước xúp trong vắt, bà Bửu vừa ngửi hương thơm của nó, vừa hỏi dì Tư.
- Sao, dì hầm nó suốt từ tối qua đến giờ à?
- Vâng. tôi đã cố chọn một con gà ác thật già, rồi hầm cho nó ra hết nước ngọt. Nó bổ và tốt gấp mấy lần gà tơ đấy bà ạ. Ngày trước, tôi cũng hay hầm gà như vầy cho các con tôi uống lắm.
- Các con à, sao dì bảo chỉ có mỗi một đứa và nó cũng mất rồi.
Một thoáng bối rối hiện nhanh qua đôi mắt già giặn những nỗi buồn của dì, khi dì trả lời câu hỏi của bà Bửu:
- Vâng, đúng là vậy. Nhưng đó là con của đời chồng sau này, còn với người chồng trước, tôi còn có hai đứa con gái...
- Hai đứa con gái à? Chắc nó đã lớn lắm rồi nhỉ?
- Vâng. Có lẽ là lớn lắm.
- Sao lại là có lẽ? Chẳng phải...
- Tôi đã thất lạc nó lâu rồi, thưa bà...
Thấy đôi mắt dì Tư đã mọng nước, bà Bửu biết mình đã chạm phải vết thương lòng của dì nên thôi không hỏi nữa, mà lẳng lặng uống hết chén xúp dì Tư đưa. Uống đến ngụm cuối cùng, bà tấm tắc khen:
- Chà! Xúp ngon quá, rất ngọt và đậm đà. Thú thật là tôi chưa bao giờ được dùng một món xúp ngon như thế này.
- Cám ơn bà. Nếu bà thích, sau này tôi sẽ thường xuyên hầm xúp cho bà dùng. Vì ngoài xúp gà này, tôi còn biết nhiều món khác nữa bà ạ.
- Vậy sao? Nếu thế thì nguy cho tôi rồi. Dì tẩm bổ cho tôi, sợ khi tháo bột chân ra, tôi sẽ thành bà mập mất thôi.
Dì Tư nhoẻn cười:
- Bà yên tâm đi. Xúp của tôi nấu chỉ làm cho bà đẹp thêm chứ không làm cho bà mập ra đâu.
Bà Bửu cũng cười rồi đưa chén cho dì Tư dọn, bà Bửu vừa nói:
- Nếu vậy thì lần sau dì nấu thêm nhiều cho cả nhà dùng nghe dì. Nhất là Lê. Quyên, nó rất cần những thức ăn bổ dưỡng như vậy để bảo vệ sắc đẹp.
Đỡ lấy chén từ tay bà Bửu, dì Tư chậc lưỡi:
- Tôi thấy bà chủ thương cô Ba quá. Cô ấy lại là cô gái giỏi giang và rất xinh xắn.
Bà Bửu gật đầu và trong giọng nói của bà luôn pha chút tự hào khi nhắc đến Lê. Quyên:
- Vâng. Nó là tất cả của cuộc đời tôi, bởi vì nó là một đứa bé xinh xắn và đáng yêu như một thiên thần.
- Năm nay cô Ba bao nhiêu tuổi vậy bà?
- Mười tám rồi. Nó dang ở vào lứa tuổi đẹp nhất và thơ mộng nhất của một đời người đó dì. Tôi chỉ mong sao cho cuộc sống của nó bây giờ và sau này, lúc nào cũng mãi mãi đẹp tươi.
- Nhất định rồi, bà yêu thương và chăm sóc cho cô ấy tốt như vậy mà.
Bà Bửu gật đầu:
- Đối với tôi, con cái là tất cả những gì tôi có cho cuộc sống, cho nên tôi rất coi trọng việc chăm sóc dạy dỗ chúng. Nói thật, nếu cần thiết tôi có thể đánh đổi cái mạng già này để cho chúng được sống mà không hề thấy tiếc chút nào.
Dì Tư nhìn bà Bửu hồi lâu rồi thở dài:
- Bà chủ đúng là một người mẹ tốt. Cậu Hai và cô Ba quả thật là tốt số mới được làm con của bà.
- Dì cũng vậy mà. Đúng không? Vì người mẹ nào lại chẳng thương con chứ?
Dì Tư cúi đầu, rồi vừa lau dọn chiếc bàn cho sạch, dì vừa thở dài:
- Tôi không dám sánh với bà đâu, bà chủ ạ. Bởi vì tôi chưa bao giờ làm tròn trọng trách người mẹ của mình. Các con tôi, chúng nó đã vô cùng bất hạnh khi sinh ra để làm con gái của tôi.
Thấy giọng dì Tư đầy vẻ bi ai, bà Bửu vội nói:
- Đừng buồn dì Tư à. Con cái dì bị thất lạc thì cũng có ngày dì tìm gặp klại được chúng thôi. Ông Trời tuy cao nhưng công bằng lắm vì nếu trong lòng dì có chúng và trong lòng chúng có dì thì nhất định sẽ có cơ hội cho mấy mẹ con gặp loại nhau. Dì cứ tin ở tôi đi.
- Cảm ơn bà chủ, nhưng đã nhiều năm rồi tôi lăn lộn tìm kiếm chúng, vậy mà chúng nó vẫn bặt tin. Tôi nghĩ, có thể chúng nó đã chết rồi cũng nên.
- Chết à? Con người không dễ chết như vậy đâu. Cuộc sống mà, vẫn có nhiều chuyện không thể ngờ được.
- Nhưng nếu chúng nó còn sống thì chúng nó ở đâu trong cuộc đời này chứ? Rồi với những vất vả, bẫy rập trong xã hội, chúng nó làm sao vượt qua được?
Bằng tất cả những cảm thông của một người mẹ, bà Bửu nhẹ nhàng khuyên giải
- Tôi hiểu được những điều đang trăn trở trong lòng dì, nhưng nếu đó là thử thách của số phận thì dì nhất định phải trải qua, dù cho những thử thách đó có nghiệt ngã đến thế nào đi nữa.
Dừng tay lau chùi, dì Tư thở dài:
- Tôi đi làm công thế này, mục đích cũng chính là để kiếm tiền mà bôn ba khắp nơi để tìm cho ra chúng, bởi vì cuộc đời của tôi chẳng còn dài lắm cho những mơ ước viễn vông.
- Sao lại viển vông? Chưa đến phút cuối thì nhất định dì không được bỏ cuộc, biết chưa? Về chuyện này, nếu có gì cần tôi giúp đỡ thì dì cứ nói, tôi sẽ ủng hộ cho dì hết lòng.
Nghe những lời nói này của bà Bửu, dì Tư cảm động gật đầu:
- Cảm ơn bà, bà chủ.
- Thôi đừng đứng đó cảm ơn nữa, dì đến giúp tôi xuống xe rồi đẩy tôi ra vườn một chút. Ở lâu trong phòng, tôi ngột ngạt quá.
- Dạ, tôi sẽ đưa bà đi ngay.
Vừa nói, dì Tư vừa nhanh nhẹn đỡ bà Bửu qua xe, rồi đẩy bà Bửu ra ngoài sân. Cẩn thận đưa bà Bửu đến dưới bóng mát của cây ngọc lan, dì Tư vừa nói khẻ:
- Bà ơi! Trên tàng cây này có một ổ chim non, sáng nay khi quét sân tôi nghe chúng ríu rít mà thấy thương. Tội nghiệp, sống giữa thành phố như vầy, chắc nó phải khó nhọc lắm mới tìm được mồi để nuôi con. Nhưng dù sao, tuy rất khổ cực, nhưng nếu ở được bên con, nhất định nó sẽ cảm thấy hạnh rất phúc, phải không bà?
Nghe dì Tư nói một hơi về chiếc tổ chim, bà Bửu bật cười:
- Dì làm cho tôi thấy ngưỡng mộ con chim mẹ đó quá.
- Đừng nói là bà, mà cả tôi cũng vậy, quả thật tình mẫu tử thật là hết sức thiêng liêng và mầu nhiệm có đúng không?
- Ừ, thì đó là khả năng thiên phú mà, bởi vì nếu tất cả mọi loài trên trái đất điều không có mẹ thì rõ ràng chúng chỉ có mỗi con đường dẫn đến sự tuyệt chủng mà thôi.
Giọng dì Tư buồn thiu:
- Tôi rất tiếc là tôi đã không hiểu điều đó được từ sớm...
- Nữa, lại ỉu xiù rồi, dì hôm nay làm sao vậy?
- Xin lỗi bà, tự dưng mấy hôm nay tôi luôn thấy trong lòng có sự bất an, nên tâm trạng tôi không được tốt lắm.
- bất an à? Chẳng lẽ trong này nhày, có ai đối xử không tốt với dì?
Dì Tư nghe bà Bửu hỏi vậy thì vội xua tay:
- Dạ không. Ý tôi đâu phải thế. Mà điều tôi muốn nói đây chính là linh cảm, dường như sắp có điều gì sẽ xảy ra cho tôi.
- Dì thấy thế à? Nhưng điều mà dì linh cảm đó là tốt hay xấu?
- Tôi không biết, vì sự linh cảm ấy chỉ thoáng qua có vài lần rồi thôi.
- Như vậy thì không có gì đáng lo đâu dì Tư à. Những linh cảm đôi khi cũng rất hay đánh lừa con người, nhất là với những người mang nhiều tâm sự như dì. Nghe lời tôi, cứ dẹp nỗi ưu phiền qua một bên thì sẽ thấy cuộc đời này tươi đẹp biết chừng nào.
Vừa gọt cho bà Bửu mấy quả lê ướp lạnh, dì tư thở dài:
- Giá mà tôi làm được điều ấy.
- Sao lại không, việc cười vui đâu phải là chuyện khó làm, đúng hôn?
- Nhưng sao cứ mỗi lần thấy gia đình bà chủ quây quần hạnh phúc bên nhau là tôi lại thấy buồn. Sao cùng là một kiếp người mà tôi và bà chủ lại sướng, khổ khác nhau xa đến thế?
- Sao, lại ganh tỵ với tôi rồi hả?
- Không phải là ganh tỵ mà là ngưỡng mộ. Ngưỡng mộ bà thật nhiều và giận phần số của mình cũng thật nhiều.
Đến lúc này, bà Bửu mới thở dài nhìn dì Tư:
- Chỉ trông bên ngoài thôi thì không đủ đâu dì Tư à. Nếu dì đau lòng vì thất lạc hai đứa con gái thì tôi cũng đã từng muốn chết khi tai nạn giao thông cướp mất đi của tôi một đứa con...
Nghe bà Bửu nói đến đây, dì Tư giật mình tròn mắt:
- Sao? Chẳng lẽ bà...
- Dì không tin à? Đó là sự thật, một sự thật đau lòng mà tôi đã cố che đậy bằng những nụ cười mà dì đã quen nhìn thấy đấy.
- Vậy đứa con ấy của bà là trai hay gái?
- Là gái, là chị của Lê. Quyên...
- Tôi... xin lỗi, xin lỗi.
Bà Bửu cười nhẹ nhàng:
- Dì có gì đâu mà xin lỗi chứ? chúng ta cùng là mẹ và cũng có cùng nỗi khổ gần giống nhau.
Dì Tư đặt diã lê lên bàn gần chỗ bà Bửu rồi nói khẽ:
- Nếu hai đứa con gái của tôi còn sống thì nhất định là tôi hạnh phúc hơn bà, đúng không?
Bà Bửu gật đầu:
- Ừ. Nhất định là vậy rồi, vì dì nhất định còn có cơ hội gặp lại chúng. Còn tôi thì không.
- Nhưng.... cơ hội đó chỉ sợ quá mong manh, bà chủ à.
Bà Bửu ngắm nhìn dì Tư thật lâu rồi mới hỏi:
- Dì thật sự thương và nhớ chúng nó đến thế sao?
- Nếu nói chúng là cả cuộc đời của tôi thì bà có tin không?
- Tin. Nhưng tôi cũng rất muốn biết rõ nguyên nhân, vì sao dì đã để thất lạc chúng?
Nghe nhắc đến gia cảnh của mình, dì Tư thở dài rồi nói như tâm sự:
- Tôi cũng vì bất đắc dĩ thôi bà à. Chồng tôi là một người bài bạc và rượu chè bê tha, ông ấy không bao giờ biết lo cho gia đình vợ con gì cả. Năm đứa con gái lớn của tôi mười ba tuổi, ông ấy thua sạch tài sản, nhà cửa và thâm thêm một món nợ lớn. Sợ bọn chủ nợ bắt mất các con, ông ấy bàn với tôi đem gởi chúng ở nhà anh trai tôi, rồi vu cho tôi tội ngoại tình để bọn chủ nợ không làm khó dễ mẹ con tôi. Vậy rồi ông ấy trốn mất, bỏ mặc mẹ con tôi sống lây lất đói khổ. Một lần chẳng biết làm cách nào mà chủ nợ phát hiện được tôi vậy là tôi phải bỏ trốn mà không kịp nhắn gửi gì hai chị em nó. Mãi đến hơn ba tháng sau, khi tìm được việc làm, tôi quay về tìm chúng, thì cậu chúng bảo chúng đã trốn mất rồi. Từ đó đến nay đã hơn tám năm trời tôi đã đi khắp nơi để tìm kiếm chúng nhưng vẫn bặt vô âm tín.
Giọng bà Bửu đầy vẻ quan tâm:
- Dì nói sao? Đã hơn tám năm rồi ư?
- Vâng. Đã hơn tám năm và hai đứa con gái bé bỏng của tôi, bây giờ có lẽ cũng đã trở thành những thiếu nữ xinh đẹp như con gái bà
- Vậy hai đứa con gái của dì tên là gì?
Dì Tư chưa kịp mở miệng trả lời thì đã nghe tiếng nhấn chuông liên hồi ở ngoài cổng, quay nhìn bà Bửu, dì Tư vội nói:
- Có lẽ là cô Ba, để tôi ra mở cửa.
Vừa nói, dì vừa vội vã bước ra ngoài. Nhìn theo những bước chân vội vã của dì Tư, tự dưng một linh tính không hay bất chợt thoáng nhanh qua bà Bửu. Tám năm và sự thất lạc - những con số ấy có liên quan gì đến tông tích của Lê. Quyên?
- Làm gì mà lâu vậy mới mở cửa? Để người ta chờ muốn chết luôn.
Đang suy nghĩ về những chuyện từ quá khứ, tiếng gắt gỏng của Lê. Quyên chợt làm cho bà ngạc nhiên. Nhìn Lê. Quyên bực dọc cho xe chạy thẳng vào sân, bà Bửu hỏi ngay khi cô vừa gật chào bà.
- Nè, mẹ trông con có vẻ quạu quọ, sao vậy hở?
Lê. Quyên liếc nhìn dì Tư vẻ khó chịu:
- Mẹ coi trời nắng như vầy mà để con chờ cửa lâu, không quạu sao được?
- Dì Tư nghe con nhấn chuông đã vội chạy ra, sao gọi là chờ lâu được?
- Ở đó mà vội chạy ra. Nắng táp con muốn chín tới nơi, người gì mà làm ăn chậm chạp như rùa.
Thấy giọng Lê. Quyên hậm hực, bà Bửu nhìn con rồi lắc đầu:
- Nhưng gì thì gì, con cũng không được có thái độ đó đối với dì Tư, biết chưa? Dù sao dì Tư cũng đáng tuổi mẹ con, nói năng như vậy với dì là vô phép lắm.
Lê. Quyên giậm chân bực bội:
- Gì mà vô phép chớ. Dì ấy còn lâu mới đáng tuổi mẹ con. Vả lại, dì chỉ là kẻ ăn người ở trong nhà, không la hét, nạt nộ thì sẽ sinh hư.
Đưa đôi mắt khó chịu nhìn Lê. Quyên, bà Bửu đanh giọng:
- Lê. Quyên, không được hỗn nghe chưa. Từ nay mẹ cấm con không được ăn nói như thế với dì tư, nghe rõ không?
Thấy mẹ có vẻ giận dữ, Lê. Quyên hậm hực đẩy xe vào nhà. Nhưng cô đi chỉ mấy bước thì đã nghe tiếng bà Bửu gọi giật giọng:
- Lê. Quyên! Trở lại đây.
Nghe mẹ gọi, Lê. Quyên vội chống xe bước trở lại. Hơi lo vì nét mặt nặng nề của bà Bửu, Lê. Quyên run giọng nhìn mẹ:
- Dạ, Thưa mẹ....
- Con mau đến xin lỗi dì Tư. Mẹ không muốn dì ấy tưởng là gia đình ta đã thiếu sự giáo dục khi nuôi dạy con.
Lê. Quyên tròn mắt nhìn mẹ:
- Kìa mẹ! Sao lại bảo con xin lỗi dì ấy? Con đâu có lỗi gì?
- Lỗi trăm phần như vậy mà còn nói là không. Vô phép vô tắc như vậy, có muốn bị đánh đòn không?
Nãy giờ nghe tiếng hai mẹ con bà Bửu cãi cọ vì mình, dì Tư vội lên tiếng:
- Bà chủ à! Không sao đâu. Cô Ba chỉ muốn góp ý cho tôi thôi mà. Cô ấy không có lỗi gì đâu bà chủ.
Bà Bửu xua tay:
- Sao lại không có lỗi. Cách nói năng như vậy đâu pha/i là của người có học? Vả lại xưa nay, tôi đâu hề dạy nó ăn nói như thế với người ngoài. Dì đừng bênh nó, cứ để nó nói xin lỗi dì ngay trước mặt tôi, tôi mới chịu.
Lê. Quyên giậm chân:
- Mẹ! Mẹ quá đáng lắm. Chuyện bé mà mẹ xé ra to, có phải mẹ muốn làm mất mặt con không?
- Con không chịu xin lỗi dì Tư cũng đồng nghiã với việc làm mất mặt con và mất mặt mẹ nữa.
- Nhưng mà con...
- Không thanh minh. Mẹ bảo xin lỗi là xin lỗi.
Nghe giọng bà Bửu đanh lại, Lê. Quyên biết mẹ đang giận mình dữ lắm. Bất đắc dĩ cô mới phải chịu thua. Quay ngoắt về phía dì Tư, Lê. Quyên nói nhanh:
- Xin lỗi.
Nói xong, cô quay lưng định bỏ đi thì chợt nghe tiếng bà Bửu gọi giật giọng lần nữa:
- Con đã xin lỗi rồi mà mẹ.
- Vậy mà là xin lỗi sao? Không có thành ý chút nào.
- Mẹ muốn sao mới có thành ý đây?
- Điều đó con hiểu rõ hơn mẹ mà, đúng không?
- Nhưng con... con không thể.
- Sao lại không? Làm người, sợ nhất là không thể làm được điều tốt, thế thôi.
- Nhưng điều mẹ bắt con làm, chính là sự sỉ nhục.
- Chính con đã tự sĩ nhục con bằng hành động vô lễ vừa rồi. Còn mẹ đã giúp cho con thoát khỏi sự sĩ nhục của chính mình....
- Mẹ...
- Con làm đi. Nói một câu xin lỗi có đầu có đuôi và kèm thêm chút thành ý sẽ làm cho con tốt hơn bây giờ.
- Nhưng con...
- Mẹ không tin là con làm không được một điều đơn giản như vậy, đúng không. cuộc sống mà, đạo đức luôn luôn phải được đặt ở hàng đầu.
Thấy vẽ mặt hai người quá căng thẳng, dì Tư cuống cuồng:
- Bà chủ à! Tôi xin bà, bà đừng làm khó dễ cô Ba. Cô ấy xin lỗi tôi như vậy là đủ rồi.
Bà Bửu nhìn dì Tư xua tay:
- Đây không còn là chuyện cuả riêng dì, mà chính là chuyện nền tảng đạo đức gia đình tôi.
- Nhưng cô ấy không thích. Tôi nghĩ buộc cô ấy như vậy là điều không nên.
- Nếu nó không xin lỗi dì, thì bổn phận làm mẹ, chính tôi sẽ làm thay cho nó điều đó.
Biết mẹ cương quyết, Lê. Quyên cuối cùng đành phải chịu thua. Rơm rớm nước mắt, cô nói bằng giọng nghẹn ngào:
- Con... xin lỗi... dì Tư.
Rồi chừng như tự ái đã vỡ vụn trong cô, Lê. Quyên ôm mặt khóc và vụt chạy vào nhà. Nhìn theo bước chân hấp tấp của cô, bà Bửu chợt thở dài:
- Con cái thời nay là như vậy đó.
Dì Tư đến bên bà Bửu nhỏ nhẹ:
- Bà à! Bà đừng nên buồn bã quá. Tôi nghĩ các cô, cậu trong nhà này đều ngoan cả mà.
- Nhưng thái độ của nó lúc nãy là sai hoàn toàn.
- Có thể cô ấy gặp chuyện bực mình gì đó ở ngoài đường, nên khi về nhà cô ấy mới khó chịu như vậy.
- Giận cá chém thớt là điều không được phép.
Dì Tư cúi đầu, tay vân vê vạt áo:
- Cũng có thể cô ấy không vừa lòng một điều gì đó về tôi. Sự thiện cảm không thể áp đặt được đâu, bà ạ.
- Lê. Quyên không phải là loại người vô tình. Tôi nghĩ có thể nó mới gặp một cú sốc gì đó về tâm lý, nên nó mới ương bướng như vậy. Để lúc nào rỗi rảnh, tôi sẽ tìm hiểu xem sao?
Dì Tư gật đầu rồi nói đùa:
- Con gái tuổi mới lớn thường mưa nắng thất thường, bà cũng đừng lấy điều đó làm buồn. Có thể sau này khi hai dì cháu hiểu được nhau, cô ấy sẽ thương tôi hơn thì sao?
Nghe những lời nói này của dì Tư, tự dưng bà Bửu khựng lại và cũng giống như lần trước, linh cảm từ những điều không mấy tốt lành lại hiện đến... Quay nhìn vẻ mặt của dì Tư, bà Bửu xua tay:
- Thôi, đừng nói đến chuyện đó nữa, dì lo đi chợ và nấu ăn đi. Tôi ngồi đây một lát rồi sẽ vào sau.
- Nhưng ai sẽ đưa bà vào?
- Dì quên là lê. Quyên đang ở nhà sao?
Đột nhiên thấy bà chủ có vẻ mất tự nhiên, dì Tư không hỏi nữa mà lẳn lặng gật đầu rồi bỏ vào trong. Còn lại một mình, bà Bửu ngồi ngửa người ra ghế, nhắm mắt và hít thật sâu hương hoa ngọc lan đang nở thơm đến ngát mũi, mà liên ttưởng về quá khứ...
Ngày ấy, khi Lê. Quyên của bà còn sống, cũng tại nơi này, mỗi độ hoa ngọc lan ngát hương, hai mẹ con bà vẫn thường ngồi ở đây thật lâu để thưởng thức hương hoa và chuyện trò thật vui bên nhau... Thế mà chín năm sau đó, chỉ còn lại một mình bà bên hương hoa ngọc lan nồng nàn để nhớ thương về kỷ niệm và nát ruột nhớ về đứa con yêu dấu đã đi thật xa về cõi vĩnh hằng...
- Mẹ! Sao mẹ lại ngồi ở đây?
Đdang lim dim bên những mộng tưởng một mình, tiếng của Đường bên tai làm cho bà Bửu bừng tỉnh. Mở mắt nhìn con, bà vội hỏi:
- Đường đó hả? Lúc nãy mẹ nhời dì Tư đưa mẹ ra đây cho mát, ngồi một mình nên mẹ lim dim một chút.
Đường nồi xuống ghế đá cạnh mẹ, rồi vừa ngước nhìn lên cây, anh vừa nói:
- Thơm quá phải không mẹ, mùi hương hoa ngọc lan thật là dịu dàng và dễ thương biết bao nhiêu. Xe đi đến dầu phố là con đã nghe thấy rồi đó.
Bà Bửu gật đầu ;
- Ừ. Mẹ và ca? Lê. Quyên nữa cũng rất thích hoa ngọc lan. Mẹ còn nhớ sinh nhật lần thứ bảy của nó được tổ chức ngay dưới gốc cây này và đúng ngay vào mùa hoa ngọc lan nở...
- Con còn nhớ khi em con cắt bánh, tự dưng có một nhành hoa ngọc lan rơi xuống làm hư hết lớp kem. Con hết hồn, cứ tưởng Lê. Quyên sẽ khóc, ai ngờ đâu nó không khóc mà lại còn tỏ ra thích thú với chuyện đó nữa.
Bà Bửu nhoẻn cười với những ký ức dịu dàng:
- Mẹ nhớ nó còn quẹt tay vào chỗ kem đó rồi quẹt tùm lum lên mặt con nữa. Hôm sinh nhựt nhật đó thật là vui, đúng không?
- Vui và còn nhiều kỷ niệm nữa. Bộ mẹ không nhớ lúc con mang bánh vào nhà, vì sợ trời mưa, con đi hấp tấp thế nào mà dể vấp té rồi úp cả cái mặt vào chiếc bánh đến dẹp lép luôn. Lúc đó chẳng những không ai la con, mà còn cười vang rất vui vẻ.
- Trong tai mẹ, hình như vẫn còn vang lên tiếng cười của buổi sinh nhật hôm đó... Vậy mà bây giờ...
Nắm chặt tay mẹ với vẻ cảm thông, Đường cố an ủi mẹ:
- Mấy năm nay, mẹ vẫn tổ chức sinh nhật cho Lê. Quyên mà. Và năm nào sinh nhật của nó cũng rất vui.
- Nhưng dù sao đó cũng không phải là sinh nhật đứa em gái đã mất của con. Lê. Quyên ngày nay thật sự chẳng phải là của mẹ.
Nghe giọng bà Bửu có vẻ buồn, Đường ngạc nhiên:
- Sao vậy me? Có phải là đã xảy ra chuyện gì không?
Thấy mẹ lặng lẽ lắc đầu, Đường tỏ vẻ sốt ruột:
- Hay Lê. Quyên đã làm cho mẹ buồn? Lúc nãy về, con nghe tiếng đổ vỡ đồ đạc trong phòng nó, nhưng con hỏi vẫn không thấy nó thưa. Có phải nó và mẹ đã gây nhau không?
Bà Bửu xua tay:
- À! Không. Sao mẹ lại gây với nó chứ? Chỉ có điều mẹ buồn vì hình như mẹ và nó vẫn còn một chút gì đó ngăn cách.
- Sao lại ngăn cách? Con thấy mẹ và nó luôn là một cặp, ý hợp tâm đầu mà.
- Nhưng sáng nay nó đã cãi lại mẹ.
- Cãi lại à? Nhưng cãi chuyện gì mới được.
- Chỉ vì nó rầy oan dì Tư, mẹ bảo nó xin lỗi dì ấy mà nó không làm.
- Và thế là hai người đã gây nhau?
- Không phải là gây, mà mẹ bảo nó phải xin lỗi dì Tư cho bằng được.
- Nó có xin lỗi không mẹ?
- Có, nhưng thái độ của nó phản kháng rõ rệt. Mẹ thấy nó có vẻ không phục, nếu không muốn nói là chống đối.
Đường nhíu mày suy nghĩ:
- Không có lý nào. Xưa nay Lê. Quyên dịu dàng và ngoan ngoãn lắm mà.
Bà Bửu có vẽ giận:
- Nói như con, chẳng mẹđặt điều trong chuyện này sao?
- Ý con không phải vậy. Con chỉ hơi ngạc nhiên vì thái độ nó thôi vì Lê. Quyên từ trước đến giờ đâu phải là đứa có hành động xốc nổi? Vả lại, nó rất yêu thương mẹ, chẳng lẽ nó không biết được là làm như vậy thì mẹ sẽ rất là buồn hay sao?
Bà Bửu thở dài:
- Chính vì điều đó mà mẹ phiền lòng mãi tự nãy giờ. Vì thật sự mẹ không hiểu được nguyên nhân nào khiến nó trở nên như vậy?
Đường suy nghĩ một lát rồi thổ hắt ra:
- Hay là nó đang gặp chuyện gì rắc rối ở trường, hay ở ngoài đường phố, nên khi về đến thì trút cơn giận lên dì Tư?
- Nếu như vậy thì nó quá hồ đồ rồi. Chuyện nào thì ra chuyện nấy chứ.
- Cũng có thể là nó không ưa dì Tư thì sao? Từ lúc dì Tư đến ở nhà mình cho đến giờ, con để ý thấy nó rất hay cáu gắt, khó chịu.
- Nhưng dì Tư làm gì cho nó ghét chứ? Hoàn cảnh của người ta, suy cho cùng cũng đâu khác gì cảnh khổ của nó?
- Đó là điều con cũng muốn biết mẹ à? Vì cảm xúc của con người ta không thể tự nhiên mà có được đâu.
Bà Bửu chậc lưỡi:
- Hoàn cảnh của dì Tư cũng đáng thương lắm. Lẽ ra nó phải tìm hiểu và cảm thông với người ta, thay vì hất hủi và ghét bỏ dì ấy.
- Điều đó cũng chỉ mới là suy đóan của con thôi. Nhừng giữa Lê. Quyên và dì Tư sao lại xảy ra mâu thuẩn được, khi hai người đã là thành viên trong một gia đình.
- Những suy đóan đó không phải là vô căn cứ đâu. Hình như mẹ thấy giữa Lê. Quyên và dì Tư đã xảy ra vấn đề, và vấn đề đó hình như phần lớn lại ở về phía Lê. Quyên.
- Vậy bây giờ mình làm sao? Có nên cho dì Tư nghỉ không?
Bà Bửu xua tay:
- Con có điên không? Sao lại cho dì Tư nghĩ. Dì ấy rất hợp với mẹ mà. Nói thật, mấy hôm nay, có dì Tư đỡ đần, mẹ thấy khỏe hơn nhiều.
Đường nheo mắt:
- Vậy mà lúc trước mẹ luôn bỏ phiếu chống đối việc nhờ người giúp việc.
- Có thể lúc đó mẹ chỉ nghĩ về một phía...
- Đơn giản là không quen được sự hiện diện của người lạ trong nhà chứ gì?
- Ừ. Chỉ là đơn giản vậy thôi.
Nói đến đây, Đường chợt suy nghĩ một lúc rồi nói:
- Hay Lê. Quyên cũng vậy? Nó không quen với sự hiện diện của người lạ trong nhà nên mới có những biểu hiện như thế?
- Việc chấp nhận thuộc về phần của những người già như mẹ, còn trẻ trung như nó thì việc thích nghi một cuộc sống mới cũng đâu có khó gì. Vả lại, có dì Tư trong nhà, nó còn có nhiều thời gian để học tập, bộ không thích hơn sao?
- Đó là tâm lý mỗi người mỗi khác mà mẹ. Nhưng thôi được rồi, chuyện này để con cố gắng tìm hiểu xem sao? Biết đâu chừng khi hiểu ra, nó sẽ thay đổi thái đội đối với dì Tư cho tốt hơn.
Bà Bửu trở mình rồi gật gù:
- Ừ. Thì mẹ cũng trông cậy vào con. Mẹ muốn gia đình mình lúc nào cũng đầy ắp tiếng cười chứ đừng u sầu bực bội như vậy nữa.
Đường hiểu ý mẹ, nên vội gật nhanh:
- Con biết rồi mẹ. Nhưng nói thật nha, cứ thấy mẹ suốt ngày ở bên cạnh dì Tư, trong lòng con cũng có chút ganh tỵ đó nha.
Bà Bửu nghe Đường nói vậy thì nhoẻn cười:
- Sao? Lại đi ganh tỵ với bà già này nữa à?
- Đương nhiên rồi. Vì con thấy suốt ngày mẹ cứ trò chuyện với dì Tư mà quên cả chúng con. Bộ dì Tư có gì đó hấp dẫn mẹ lắm sao?
Bà Bửu chặc lưỡi:
- Con nói gì lạ vậy? Nếu để người ngoài nghe thấy họ sẽ tưởng mẹ là dân đồng tính đó.
- Nhưng rõ ràng hai người có vẻ ý hợp tâm đầu lắm.
- Đơn giản vì mẹ và dì ấy cùng là đàn bà với nhau. Mẹ thấy dì ấy cũng hiền klành chân thật, lại cùng có chung một nỗi đau về con cái, nên mẹ rất thương dì ấy. Đàn bà như dì ấy thì khổ quá.
- Dì ấy cũng có con gái mất vì tai nạn à giao thông như mẹ à?
- Không phải là mất, mà là bị thất lạc, nhưng không phải chỉ một đứa, mà còn đến hai đứa. Đã vậy còn bặt tin chồng, không nhà không cửa, tứ cố vô thân.
Giọng Đường có vẻ ái ngại:
- Dì ấy nói tất cả những chuyện đó cho mẹ nghe sao?
- Ừ, nhưng cũng là do vô tình thôi. Hoàn cảnh như vậy đâu phải gặp ai cũng tùy tiện kể.
- Thất lạc thì còn nhiều cơ hội để gặp lại, sao dì ấy không tích cực tìm kiếm?
- Biển đời mênh mông, đâu phải nói tìm là tìm?
- Nhưng chẳng lẽ biết người thân của mình vẫn còn tồn tại ở đâu đó trong cuộc sống này, mà dì ấy lại có thể yên lòng đến dửng dưng như vậy được?
Bà Bửu ngắm nhìn những nụ hoa ngọc lan đang đong đưa trong gió mà nói như đang thầm thì:
- Tám năm rồi. Dì ấy đã tìm chúng tám năm rồi đó con.
- Tám năm? Mốc thời gian này sao nghe quen thuộc quá.
- Lê. Quyên về với chúng ta cũng đã được ngần ấy thời gian mà.
- Đúng rồi. Nhưng không lẽ nào lại có sự trùng hợp như vậy?
Bà Bửu thở dài:
- Trên đời này, có nhiều chuyện mà kết thúc lại luôn đầy ắp sự bất ngờ...
- Mẹ cũng nghi `là...
Bà Bửu lắc đầu:
- Mẹ không dám nghĩ thì đúng hơn. Vì thật lòng chưa bao giờ mẹ mong đợi việc ấy xảy đến.
- Nhưng nếu nó đến thì sao hở mẹ. Chẳng lẽ chúng ta có thể quay lưng lại với sự thật được à?
- Mẹ không nói là chúng ta sẽ phủ nhận sự thật, nếu như quả thật có một ngày nào đó, sự thật ấy sẽ tìm đến với chúng ta. Nhưng nếu bảo mẹ phải đón nhận nó thì mẹ vẫn chưa sẳn sàng, vì với mẹ điều đó phủ phàng lắm.
Ôm chặt đôi vai của mẹ, Đường chia sớt cùng bà mối đồng cảm mà bà đang lưu giữ trong lòng, bởi anh hiểu với mẹ anh, Lê. Quyên bây giờ chính là tất cả của bà trong cuộc sống này...
- Mẹ à! Khi sự việc vẫn chưa ngã ngũ, thì mẹ đừng quá bi quan như vậy, hãy cứ tin trên đời này không thể không có nhiều sự trùng hợp đến thế đâu.
Bà Bửu thở dài:
- Mẹ đã đi một chặng đường dài trong cuộc sống này rồi, nhưng những thử thách kiểu này mẹ chưa trải qua. Thú thật, linh tính dường như mách bảo với mẹ rằng, sự thật đau lòng ấy hiện đang tồn tại rất gần bên mẹ.
Đường mím môi quyết định:
- Nếu sống mà phải phập phồng, chi bằng mình hỏi rõ mọi chuyện cho rồi. Dù sao trắng đen, minh bạch, cũng dễ chịu hơn.
- Đừng con, đừng làm vậy. Hãy cứ để cho số phận sắp xếp đi. Dù sao, thời gian và sự khuất tất ấy cũng sẽ giúp cho mẹ thấy an lòng.
- Mẹ không an lòng, con biết. Nhưng mẹ vẫn cố bám víu vào những điều vu vơ để cố biện bạch cho những khắc khỏai trong lòng me, về một điều mà suốt từ lúc mang Lê. Quyên về cho đến nay mẹ vẫn luôn mang. Con cũng biết nỗi lo âu đó, hôm nay được nhân lên gấp bội khi mẹ vô tình nghe được những tâm sự của dì Tư. Nếu muốn những lo âu đó được giải toa? thì mình cứ hỏi thẳng dì Tư. Nếu không đúng thì nhừng nghi ngờ đó sẽ không còn đè nặng trong lòng mẹ nữa, đúng không?
- Vậy nếu như...
- Nếu đúng như là có sự trừng hợp hy hữu đó, thì chúng ta phải tìm cách để cho họ gặp mặt nhau. Chẳng phải mẹ nói dì Tư tìm con vất vả lắm sao?
- Vậy còn mẹ? Chẳng phải mẹ phải chịu thêm cảnh mất con lần nữa.
Đường âu ếm nhìn mẹ:
- Mẹ chẳng phải là người ích kỷ, đúng không? Và Lê. Quyên, cùng dì Tư cũng chẳng phải là những kẻ vô tình. Như vậy, nếu sự thật được phơi bày thì có lẽ kết thúc sẽ rất có hậu mẹ ạ.
- Nhưng dù cho kết thúc ấy có hậu đến đâu đi nữa, thì kẻ thiệt thòi nhất định sẽ là mẹ chứ chẳng phải ai khác.
- Nếu đã là sự an bài của trời cao, tự dưng sẽ có những bù đắp tương xứng cho kẻ bị thiệt thòi đó mẹ à.
- Con tin như vậy sao?
Đường gật đầu rồi nhìn sâu vào đôi mắt mẹ, đôi mắt dịu hiền đã từng nhỏ biết bao nhiêu giọt nước mắt vì khóc thương con, và nói:
- Lê. Quyên đã từng là nhân chứng điều đó mà. Và con tin khi Lê. Quyên tìm ra được những người ruột thịt của nó thì ông trời cũng nỡ lòng nào cắt đi tia hy vọng cuốu cùng của một người đàn bà giàu lòng nhân ái như mẹ, đúng không?
Cảm động vì những điều Đường nói, bà Bửu rưng rưng nước mắt rồi nắm chặt lấy tay anh:
- Cảm ơn con, Đường ơi. Lúc nào có con bên cạnh, lòng mẹ cũng thấy bình an. Nếu mọi việc đúng như những lời con nói, thì tính từ giờ phút này, mẹ đã quẳng được gánh lo rồi.
Đường gật đầu:
- Nhất định mà mẹ. Điều đó rồi sẽ xảy ra, như một quy luật tất yếu của tạo hóa...
Bà Bửu nghe những lời Đường nói mà thấy nhẹ cả lòng. Thật ra, ít phút trước đây, dù bà mới linh cảm những điều không hay sẽ xảy đến thôi, thì lòng bà đã như tơ rối trăm đường rồi. Tình mẫu tử mà, đối với bà, tình cảm ấy lại thiết tha sâu nặng biết bao khi hơn ai hết, bà đà từng thấm thía được nỗi đau của cảnh sinh ly tử biệt. Cho nên giờ dây, cứ mỗi khi nghĩ đến việc Lê. Quyên tìm gặp được người thân là bà lại thấy se lòng... Dù biết điều đó là ích kỷ, là vô lý, nhưng biết làm sao được, vì tim bà cũng bằng thịt và nó cũng đang cần thật nhiều tình thương để nối cuộc sống này với bà bằng những nhịp đập cần thiết... Mất Lê. Quyên, thì liệu rằng, cuộc sống của bà có còn mang ý nghiã gì không?
- Mẹ! Mẹ suy nghĩ gì mà ưu tư dữ vậy? Trời sắp mưa rồi, con đưa mẹ vào nhà nghe.
Rời bỏ những giây phút lo lắng một mình, bà Bửu nhìn Đường rồi gật đầu:
- Ừ. Con đưa mẹ vào đi. À! hái nhớ là ngắt cho mẹ mấy đoá hoa ngọc lan mới được.
- Mẹ! Nhưng Lê. Quyên lại dị ứng với mùi hoa này. Đưa nó vào nhà, chắc chắn Lê. Quyên sẽ bị bệnh đó.
Hoi thất vọng vì những điều Đường vừa nói, bà Bửu vừa nhìn với vẻ tiếc rẻ những cánh hoa ngọc lan thơm ngát, vừa gật đầu với Đường:
- Ừ nhỉ! Mẹ quên. Lê. Quyên đâu còn là Lê. Quyên của mẹ ngày xưa.
Đau lòng vì những điều mẹ nói, Đường vẫn cố trấn an bà rồi đẩy xe đưa bà vào trong. Ngoài trời, lúc này đã chuyển giông, mây đen kéo dến kín cả bầu trời và gió mạnh thổi thốc từng cơn. Dưới sân rụng trắng những bông hoa ngọc lan, những bông hoa ngọt ngào mùi thơm từ quá khứ và cũng phủ đầy trên đôi chân đang đứng cứng đờ của dì Tư ở bên ngoài bức tường của sân nhà...
Nãy giờ nghe trọn vẹn câu chuyện của bà chủ nhà và Đường, tự dưng dì thấy như họ đang nói chuyện của chính dì, và Lê. Quyên, đứa con gái giàu có kêu sa kia lại là một trong hai đứa con gái yêu thương mà dì đã cất công tìm kiếm trong suốt tám năm qua? Lê. Quyên? Chẳng lẽ có đến hai Lê. Quyên trong nhà này sao? Lê. Quyên nào đã chết vì tai nạn xe cộ? Và Lê. Quyên nào hiện vẫn đang tồn tại như một sự đền bù của tạo hóa cho người đàn bà mà dì đang gọi là bà chủ? Lê. Quyên. Sao gọi là sự đền bù, khi cô ấy không phải là một món hàng trao đổi hay ký gửi? Và ngay cả những lời than thân trách phận của bà Bửu cùng những sự ưu tư phiền muộn mà dì luôn đọc được trong mắt bà ấy, có phải đều xuất phát từ thân phận của Lê. Quyên?
Như thế, nói tóm lại, Lê. Quyên là ai vậy? Cô ấy là ai mà lại tồn tại như một người thân trong gia đình này dù không hề có chung một dòng máu? Lê. Quyên là a? Mà lúc mới thoáng nhìn cô lần đầu trái tim dì đã run lên khi nhận ra những đường nét quen thuộc ấy lại cứ dần in sâu vào tâm trí dì như một sự thách đố lớn lao. Tất cả những câu hỏi ấy chợt cùng một lúc ùa vào đầu óc dì, ngột ngạt và căng thẳng quá.
... Trời mưa, những đám mây đen sũng nước này đã chẳng còn chịu nỗi sức nặng của những hạt mưa, nên thả chúng lấp kín cả bầu trời. Mưa trắng xóa đường sá, mưa ào ạt quanh sân và mưa quất xối xả vào mặt dì Tư làm cho dì bừng tỉnh. Hấp tấp những bước vội vào trong, dì lách người qua cánh cổng sắt nặng nề rồi lập cập băng qua khoảng sân cạnh cây ngọc lan để vào nhà. Nhưng khi đi ngang qua chỗ bà Bửu ngồi lúc nãy, dì bỗng thấy chiếc tổ chịm bị gió hất tung và rơi xuống đất. Trong tổ chỉ còn một chim non bé xíu đang nhắm mắt và run rẩy vì lạnh. Còn những con chim non khác thì bị văng ra khắp chung quanh, cũng đang nằm thoi thóp chờ chết. Xót xa vì cảnh tượng đau lòng ấy, dì cúi xuống rồi vừa khóc, vừa nhặt nhanh những chú chim non đáng thương ấy vào tổ chúng. Trong tay dì những phần hồn bé nhỏ đang cố gắng giành lại sự sống một cách não lòng... Cố che chúng trong lớp áo của mình để chúng không bị ướt thêm, dì Tư cố đảo mắt tìm kiếm chim mẹ nhưng không thấy. Cuối cùng đoán là chim mẹ đã bị lạc con trong cơn mữa bão, dì Tư quyết định đưa đám chim non quay trở vào nhà. Cầm trong tay những sinh mệnh bé xíu và đáng thương, bất chợt dì liên tưởng đến cảnh ngộ của mình và của những đứa con gái khốn khổ lạc loài của dì Tư, một tia chớp chói loà chợt bừng sáng dữ dội. Và tự dưng trong giây phút đó, dì bỗng thấy được chim mẹ đang chấp chớp bay về tổ của nó và đậu ở đó thật kiên nhẫn, bên tiếng gọi con bi thiết đến xót xa lòng...