Ông Sinh bực bội kêu lên: - Còn không đồng ý để Vân Sam sang ở nhà cô Thịnh với má Bà Năm dài giọng: - Nhưng đó ý thằng Nghiêm. Nó muốn như thế Ông Sinh cười nhạt: - Hai Nghiêm chả có quyền gì trong vấn đề này hết, đừng có mà chỉ đạo từ xa. Bà Năm nói: - Nó chỉ muốn con bé sướng thôi - Thế sống với con, nó cực khổ lắm sao? Mẹ thật ích kỹ và bất công khi muốn bắt con Sam theo mình Mặt bà Năm đỏ bừng: - Mày mắng cả tao đấy à? Ông Sinh nhún vai: - Con chỉ nói những gì mình nghĩ - Thế may có nghĩ tại sao tao muốn đưa con Sam về ở cùng không? Lúc ông Sinh còn ấp úng, bà Năm đã nói tiếp: - Vợ mày dạo này vắng nhà luôn, con Ánh cũng vậy. Tao không muốn con Sam bị lối sống của chúng nó làm ảnh hưởng Ông Sinh cau mày: - Vắng nhà luôn là sao? Con không hiểu má muốn ám chỉ gì Bà Năm cười khẩy: - Rờ lên đầu xem đã mọc sừng chưa? Mặt ông Sinh tái mét rồi đỏ ửng. Ông ngồi chết trân trên ghế lâu lắm mới thốt lên vài ba chữ rời rạc: - Ngân... Ngân không phải hạng người đó Bà Năm nói một hơi: - Nó đánh bài, hẹn hò với đàn ông ở nhà hàng, chổ nó làm việc, ai cũng biết trừ mày Ông Sinh trấn tĩnh lại: - Chỉ là giải trí thôi mà má - Giải trí! Hừ! Tao chả thèm can thiệp chuyện vợ chồng bây. Nhưng dứt khoát con Sam về ở với tao. Con bé đó biết nghe lời người lớn, chớ không cứng đầu như Vân Ánh Ông Sinh khó chịu: - Cũng đều là cháu, sao mẹ lại đứa thương đứa ghét? Bà Năm hất hàm: - Vợ chồng bây có đối xử công bằng với chúng nó đâu mà trách tao Ông Sinh cương quyết: - Nhưng dầu gì con cũng không để Vân Sam sang bên đó. Nếu má thương nó quá, thì trở về ở với vợ chồng con. Đây mới thật là nhà của má mà Bà Năm chỉ chiết: - Mô phật! ĐÓ còn là nhà của tao sao? Ông Sinh nhăn nhó: - Má làm ơn đừng đay nghiến con cháu nữa Bà Năm giẫy nảy lên: - Mày đay nghiến tao thì có, gọi con Sam ra đây Ông Sinh cương quyết: - Dứt khoát con không cho nó theo má. Nó là con của con mà Bà Năm nói: - Từ nhỏ tao đã nuôi nấng, chăm sóc nó, không có nó, tao nhớ lắm Ông Sinh hạ giọng: - Nhớ thì má về đây với vợ chồng con. Tánh Ngân vó hơi nhiều lời, nhưng vẫn là dâu tốt. Ngân đã chăm sóc mẹ bao nhiêu năm rồi Bà Năm bỉu môi: - Xí! Chuyện đó cần xét lại à Rồi bà gọi to: - Sam... Sam ơi! Dưới bếp, Vân Sam hấp tấp chạy lên. Bà Năm ra lệnh: - Vào sửa soạn quần ao về bên cô Thịn ở với nội Vân Sam nhìn ông Sinh trân trối. Cô ấp úng: - Con không đi đâu Ông Sinh thở phào: - Đó mà nghe chưa? Con nhỏ không muốn đi mà Bà Năm giậm chân làm trận làm thượng - Con cháu thời nay bất hiếu như vậy đó. Bây muốn tao chết sớm phải không? Sam khổ sở: - Ngày nào con cũng qua thăm nội. Nhưng con không ở luôn bên đó được Bà Năm giận dỗi: - Không cần phải phân buạ Từ giờ trở đi, mày khỏi qua nhà cô Thịnh nữa. Tao không cần. Hừ! Coi như tao vô phúc không có đứa cháu nội nào hết Đứng dậy, bà te te bước ra đường, nơi chiếc xích lô quen vẫn còn neo đợi bà về Ông Sinh và Sam vội chạy theo. Bà Năm quát: - Vào đi! Tao đã nói là không có con cháu như vậy mà Ông Sinh chắt lưỡi: - Khổ quá là khổ với các bà lão Vân Sam quay vào trước. Cô không hiểu sao bà nội cứ đòi cô phải sang đó. Rồi bác Hai Nghiêm cũng vậy. Ở tận đất Mỹ xa xôi, ông biết gì về giai đình bên này mà yêu cầu ba phải cho cô sống với nội. Bộ bác Hai không biết ép con xa cha mẹ là ác hay sao chứ? Dù mỗi tháng bác cho Sam năm trăm đi nữa, cô cũng không thể sống ở nhà cô Thịnh Ông Sinh bảo: - Ngồi xuống, ba có chuyện muốn hỏi Vân Sam chợt dè dặt khi nghĩ tới mẹ. Cô Thịnh không ưa mẹ nên hay thẽ thọt với bà nội những gì liên quan tới mẹ và Vân Ánh. Dễ gì lần này cô Thinh để yên khi nghe đâu "vụ" mẹ bị đánh ghen đã được loan truyền trong công ty mẹ đang làm việc. Đúng là tiếng dữ đồn xa, Sam không hiểu sao mọi người lại biết chuyện của mẹ, nhưng hôm gặp Mai Cúc, con bé đã rỉ tai với Sam rằng bà Kim Em đã ra quán phở nhà nó nói xấu mẹ cô với bà Điểm. Thế mới biết sòng bài là nơi người ra sát phạt nhau đủ mọi mặt, mà có lẽ mặt nào mẹ Sam cũng thua trắng Ông Sinh nhìn xoay vào mặt Sam: - Đã xảy ra chuyện gì khi ba vắng nhà? Vân Sam cố giữ tự nhiên: - Đâu có gì đâu a. - Con không cần phải nói láo Sam ậm ự: - Thỉnh thoảng mơi tuổi yêu mười sáu Tim tím ban chiều, tim tím mai... " Dy há hốc mồm: - Con nhỏ mới 16 tuổi hả? Coi chừng mày phạm tội dụ dỗ trẻ con vị thành niên đó Trầm nhăn mặt: - Ai bảo cô bé của tao 16? - Thì mày vừa đọc câu thơ thôi. - Tao thích hai câu thơ ấy đâu có nghĩa tao yêu 16, dù tao cũng là người ngoài 20. Dy phẩy tay: - Quanh co, rắc rối quá. Thế cô nàng thế nào? Trầm ngập ngừng một chút rồi tuông ra: - Hôm đó, tao đi dự sinh nhật của nhỏ Diễm Uyển, tiệc gần tàn thì có một con nhọc xuất hiện. Con bé chỉ nói vài câu chúc mừng nhỏ Uyển xong là bê chai rượu còn phân nữa lên nốc như bợm thứ thiệt Dy chắt lưỡi: - Chà! Mày đụng nữ lưu linh rồi Trầm có vẻ phật ý vì lời mỉa mai Dy: - Không phải. Nhòn con bé... nốc rượu thấy... thương lắm - Và mày đã thương liền? Trầm thú nhận: - Chắc là vậy. Cứ như bị sét đánh - Đúng là chuyện ly kỳ. Rồi sao nữa? Trầm kể tiếp: - Bọn con gái lẫn mấy thằng nhóc tỳ đứng ra nhìn cô bé như nhìn vật thể lạ ngoài hành tinh. Không đứa nào vào can thiệp, trái lại chúng còn vỗ tay bảo: "Vô... Vô " nữa. Đúng là con nít vô tâm đến độ không biết nên giận hay thương Dy vẫn tiếp tục giọng châm chọc: - Thế là... bậc đàn anh đành ra ray nghĩa hiệp cứu vớt đời... chai rượu? Trầm xoa cằm: - Ờ... Thoạt đầu tao dỗ dành, ngon ngọt, nhưng con bé phớt lờ. Nhìn tao bằng cái nhìn rực lửa căm hận, cô nàng tỉnh bơ nốc tiếp. Sốt ruột quá, tao giật đại chai rượu. Thế là con bé nổi điên lên nhào vào tao. Dy nhìn Trầm trân trối: - Nó dám đánh mày à? Trầm gật đầu. Dy kêu lên: - Trời! Mày gặp sư tử cái rồi - Ồ! Đúng là sư tử cái. Con bé... phập vào tay tao một cái chảy máu luôn. Rồi sau đó khóc tu tu như con nít. Thú thật, khi bị cắn, tao nổi điên lên định xáng cho cô nàng vài bạt tai để chừa thói hỗn với người lớn. Nhưng khi thấy con bé khóc, ruột gan tao cứ nẫu ra mới khổ đời chớ. Ngay lúc đó, trái tim vốn đã chai của tao chợt mềm yếu lạ thường. Tao chợt lúng túng vụng về y như mình là người có lỗi làm cô bé khóc. Tất cả bạn bè xúm lại vỗ về một hồi, con bé mới nín. Nín xong, cô nàng đòi uống nữa, nhưng đâu có ai chọ Rượu ngấm, con bé bắt đầu quậy. Chả đứa nào dám để cô nàng về một mình - Thế là mày tình nguyện làm tài xế? Trầm gật đầu: - Đêm ấy về, tao không ngủ được. Đúng là kỳ cục đến mức buồn cười Dy tò mò: - Tại sao con bé uống rượu rồi khóc? Phải cô nàng thất tình không? Trầm ngả lưng vào ghế: - Tao không biết - Sao mà không thử tìm hiểu. Lẽ nào mày lại bị hớp hồn một con nhóc chưa rõ cả họ lẫn tên? Nhìn Trầm, Dy lên giọng: - Mày cũng gần 30 rồi, chớ còn trẻ trung gì đâu để yêu bồng bột như trai mới lớn Trầm phản bác: - Tình yêu đâu phân biệt tuổi tác Dy gặn: - Có chắc đó là tình yêu chưa? Trầm có vẽ dỗi: - Tao đã từng yêu và từng khổ vì yêu mà Dy bưng ly cà phê của mình lên và nghe Trầm thở dài: - Tao điện thoại tới thâm hỏi, chỉ cần nghe giọng, Vân Ánh cúp điện thoại ngaỵ Con bé ghét tao ra mặt Dy gật gù: - Vân Ánh, tên nghe vừa lạ vừa quen. Nó làm tao liên tưởng đến một người Nghe Dy nói thế, Trầm hỏi tới: - Ai vậy? Dy ngập ngừng: - Có thể là người tốt, nhưng bà mẹ có vấn đề, chắc không liên quan gì tới Vân Ánh của mày đâu Trầm hồn hậu: - Gia đình Vân Ánh thì rất đàng hoàng. Hôm đưa con bé về nhà, tao đã có nhận xét như thế. Lần uống rượu đó chắc là lần bốc đồng đầu tiên trong đời cô bé. Nhất định tao sẽ chinh phục được Vân Ánh Dy bùi ngùi: - Tao chúc mày... thành công. Riêng tao thì... "Em đi từ tỉnh mộng đầu Mình anh ở lại mong sầu trăm năm" Trầm vỗ vai Dy: - Rồi mày sẽ yêu lại thôi chứ không thể mang sầu trăm năm như thơ ca thường thậm xưng đâu Giọng Dy chắc nịch: - Khó lắm, vì tao rất khác mày.