Thu Phong ngồi thừ trên giường, má cạnh bên tỉ tê: - Vì con sinh vào gần cuối năm, nên còn hơn hai tháng nữa con mới đủ mười tám tuổi, mới làm đám cưới được. Cậu Nguyên thì bận bịu công việc, muốn con về nhà cậu ấy sớm để giúp cậu ấy lo cho thằng bé. Thấy cô im lặng nghe không nói gì, má nói tiếp: - Mai người ta đến đây đặt sơ cái lễ hỏi, đưa con lên thành phố, làm quen với trên đó, đợi đủ tuổi mới làm lễ cưới, con chịu không? Cô đáp ơ hờ: - Con không biết, sao cũng được má à. Má gật đầu: - Con cứ nghĩ đi, mọi việc má và mấy chị lo cho. Quần áo của con hôm qua má đã lục coi, không có cái nào lành lặn và coi được hết. Để má kêu chị Hai con chạy lên Biên Hòa mua vài bộ cho con mặc ngày mai và để đem theo. Rồi má sẽ kêu chị Ba con…. Cửa phòng có bóng người án ngữ che khuất ánh sáng bên ngoài khiến cả Thu Phong lẫn má đều ngước nhìn ra. - Ba! – Cô kêu lên kinh ngạc. Ba cô đã về. Thu Phong mừng rỡ bỏ chân định tụt xuống giường. Ba khoát tay: - Ngồi đó đi. Rồi ông quay qua má. Má cô có vẻ lúng túng dưới cái nhìn đó, bà ngập ngừng như không biết phải nói gì. Nhưng ông chỉ nhìn bà một phút rồi thở hắt ra quay đi: - Bà có thể tạm ra ngoài được không? Tôi có chuyện cần nói với con. Má nhìn ông, rồi lại nhìn Thu Phong với một chút ngần ngừ. Cuối cùng, má miễn cưỡng nói: - Cũng…được….người ta chuẩn bị trước sau rồi. Mai này con anh Năm Hoa xuống bỏ cọc… Ba nhăn mặt: - Tôi biết rồi. Tôi đã biết cách đây ba ngày cả cái miệt này, ai mà không đồn đãi chuyện bà giỏi giang. Chỉ trong vòng một vài tuần đã gả bán con út của mình. Má trợn mắt cãi: - Ông… chứ ông muốn tôi phải làm sao? Tôi đâu có muốn gả con sớm, nhất là đứa con cưng của ông. Bộ tôi không buồn lòng à? Thu Phong nó cũng là con tôi vậy? Mắt ba hằn tia giận dữ: - Phải, nhưng nó đâu chỉ là con bà? Nó cũng là con tôi. Sao bà gả bán nó mà không hề hỏi qua tôi? Tôi là ba ruột của nó, nuôi nó suốt mười mấy năm trời mà? Nếu tôi không về kịp, nếu tôi không biết, thì có phải mai này bà đưa nó đi mất tăm mất dấu rồi không? Má la lên: - Tôi đâu muốn gả nó đâu. Tôi biết ông cưng nó nhất, lo lắng cho nó nhất. Mười mấy năm bỏ nhau, bây giờ tôi hoạn nạn, ông nghĩ tình chồng vợ cũ, đem giấy tờ ruộng vườn thế chấp lo cho tôi, tôi cũng biết ơn mà. Ngặt nỗi người ta chọn nó, tôi biết phải làm sao đây. Ba định nói gì nhưng má cao giọng át đi: - Mà con rể ông cũng đâu có xa lạ gì, nó là con trai anh Năm Hoa mà, ngày xưa ông giúp đỡ ba nó hết lòng như vậy, thì chẳng lẽ bây giờ chấp nhận cưới con ông về rồi, nó lại lấy oán trả ơn, đối xử tàn tệ với con gái ông? Ba quắc mắt: - Nhưng ít nhất bà cũng đợi tôi về, cũng để nó có tự quyết định có đồng ý thuận tình hay không, bao nhiêu năm bà không hề dòm ngó, quan tâm đến nó, bây giờ có chuyện lại lôi nó ra gả bán là sao? Má hất mặt: - Tôi không ép nó, chỉ là nó nghe tôi nói thật tình mới chịu chấp nhận để cứu tôi thôi. Con cứu mẹ ruột thì có gì là sai trái đâu. Nhất là nó cũng đã mười tám tuổi, nó chịu vậy mà. Vả lại biết đâu ở thành phố, nó có điều kiện tốt, sẽ sang trọng, lịch sự hơn là tiếp tục lam lũ ỡ cái xó này. Ba nhìn má với một vẻ tức giận cố kiềm nén. Ông bảo Thu Phong: - Con đi với ba ra đây. Cô lập tức phóng xuống giường. Má định nói gì đó như để ngăn lại, nhưng không hiểu sao lại thôi. Theo ba ra ngoài hiên, ông đứng dưới lồng con sáo, nhìn nhó nhảy nhót hót chào một thoáng rồi thở dài quay lại bảo cô: - Ba muốn nói chuyện với con. Con nghĩ ở đâu yên tĩnh? Cô đưa ngay ý kiến: - Ra hồ đi ba, ngoài đó yên tĩnh lắm. Ba gật đầu: - Ừ, ra hồ. Con đường ra hồ hôm nay như dài hơn, vì ba đi chậm rãi, lưng như còng xuống, dáng trĩu nặng nghĩ ngợi. Thu Phong đi bên cạnh bạ Cô không dám lên tiếng chỉ trỏ nhí nhảnh như trước mà cũng bước chậm để vẩn vơ nhìn ngó kỹ con đường tắt đang đi quạ Vì biết đâu đây là lân cuối cùng cô còn đi trên lối đi quen thuộc này. Đây là cái giếng của bà Năm, cái giếng cũ rồi nhưng mới có cái máy bơm hiện đại nằm cạnh làm bạn. Kìa là vườn nhà chú Chín, cái lỗ chó này đã bao lần cô chui vào để hái trộm, cái hàng rào này đã bao nhiêu lần cô bị xước trầy da. Còn đôi mắt đen đang gườm gườm nhìn cô sau hàng rào kia nữa. Đừng khục khục hăm dọa nữ Mực, tao chào tạm biệt mày đó. Không có tao thì cũng có đứa nhóc muốn vào vườn chủ mày hái trộm, mày có lẽ suốt đời phải khổ nhọc vì canh chừng vườn cho chủ thôi. Hồ Thanh Vân đã thấp thoáng nơi xa, dưới ánh nắng chiều, hồ có vẻ óng ả lạ thường. Thu Phong lẩn thẩn nghĩ. Không biết khi cô đi rồi, ai sẽ là chủ nhân kế tiếp của nó. Người ta sẽ đặt cho nó cái tên gì? Có hay bằng cái tên Thanh Vân của cô không? Chắc chắn ngoài cô ra, không ai biết nó có một cái tên mỹ miều như thế. Ba ngừng bên hồ, cô ngồi xuống một bục đá cạnh chân ba, mắt nhìn cái bè chuối đã mềm mục dưới chân dốc đá. Ba đưa mắt nhìn quang cảnh một lúc, rồi cũng tìm chỗ cao ráo ngồi xuống. Ông nhìn con gái nhưng ngập ngừng chưa kịp nói gì thì cô lại là người lên tiếng trước với giọng nũng nịu: - Lần này ba đi lâu quá. Có hơn mười ngày rồi. Ông cười gượng: - Con nhớ ba lắm à? Cô gật: - Ngày nào con cũng ngóng bà về, con biết ba không có đem áo mưa, cứ sợ ba bị mắc mưa, lại cảm lạnh như cái lần cách đây mấy tháng. Cũng may mà chiều nay không mưa. Ông nhìn cô: - Ba về trễ hơn là tại vì… Hơi ngập ngừng, ông im lặng một chút rồi nói: - Là vì ba phải trở lên Sài Gòn tìm gặp cho được Vĩnh Nguyên. Thu Phong nhổm dậy kinh ngạc: - Vĩnh Nguyên? Anh ta là… Ba gật: - Ba biết. Má con định gả con cho nó. Cô ngạc nhiên: - Nhưng ba mới về mà, sao ba biết hết hả ba? Ba thở dài: - Ba hôm trước, ba có về, ba gặp chú Chín ở đầu xã, chuyện má con có khách thành phố đến hỏi cưới con, cái xã này hình như ai ai cũng đã biết. Má con gây nợ trên Biên Hòa nhiều lắm, tin tức này bả chủ động loa ra để người ta khoan đòi gắt. Giọng cô chùng xuống: - Khi con nhận lời với má rồi, má bàn với dì Thẩm kia sao đó mà làm nhanh quá, má nói mai họ tới. Con cứ sợ ba không về kịp, thì mai này con đi sẽ không từ biệt được với ba. Vươn tay đặt lên đầu cô, ông thở dài: - Tội nghiệp đứa con gái bé nhỏ của ba. Mắt cô rơm rớm: - Vậy ba đã biết mấy ngày trước hả ba? Mắt ông nhìn ra xa xăm: - Ừ, nhưng ba không vào nhà, mà quyết định lên Sài Gòn. Vì Vĩnh Nguyên là con của người bạn thân của ba, nên ba muốn đến gặp nó để tìm hiểu cho rõ. - Và ba đã gặp anh tả - Cô hồi hộp hỏi, lòng hy vọng có ba gỡ rối cho mình. Ông gật đầu: - Ba gặp rồi, cũng đã nói chuyện cặn kẽ rồi. Cô vội hỏi: - Vậy…con có cần lấy chồng nữa không ba? Ba ngạc nhiên quay lại nhìn cô. Rồi ông chợt vuốt tóc cô cười: - Con thật còn khờ khạo mặc dù đã mười tám tuổi rồi còn gì. Rồi ông lắc đầu tự trách: - Có lẽ là lỗi của ba, cứ cho con chơi đùa tự do như một đứa con nít, con trẻ con hơn mấy chị quá nhiều. Đúng là con cần có một người khác quan tâm, chăm sóc, chứ ba thì cứ để con lớn theo tự nhiên mà không dạy kỹ con được mọi chuyện. Thu Phong níu lấy tay ba: - Con không thích như mấy chị đâu. Sống với ba vui hơn, thoải mái hơn nhiều. Ba dạy con tốt lắm mà, bằng chứng là con đi học cứ được thầy cô khen đó thôi. - Nhưng với kiểu dạy của ba, con không lớn kịp với xã hội bên ngoài, con không có cách suy nghĩ nhạy bén để thích ứng với thời đại, xã hội bây giờ. Cô lắc đầu quầy quậy: - Con không cần. Con không cần cái xã hội bên ngoài gì đó. Vùng này quê mùa, không bằng Biên Hòa, nhưng con thích ở đây, con không cần phải đi đâu để thích ứng với cái xã hội kiểu thành thị đó. Ba vỗ nhẹ đầu cô mà cười: - Nhưng sự thật thì con cũng phải đi và phải tập thích ứng, không phải Biên Hòa đâu mà là một thành phố lớn hơn, phức tạp hơn nữa. Đó là Sài Gòn. Cô trố mắt: - Sài Gòn? Nhưng ở đây sống thoải mái quá rồi, ba tính bỏ lên Sài Gòn sống sao? Ba nhìn cô mất một lúc rồi lọng cọng vuốt mái tóc khét nắng của cô mà nói: - Không phải ba đi mà chỉ có con đi thôi. Ba biết con sống ở đây vui vẻ và thoải mái. Nhưng rốt cuộc con gái lớn lên cũng phải lấy chồng chứ, phải không con? Giọng ông như khàn lại: - Con sẽ học cách sống trên đó. Dù bước đầu xa lạ với mọi thứ, nhưng ba tin rằng rồi con gái ba lành tính, dễ thương, người ta sẽ dễ dàng yêu quí con thôi. rồi thỉnh thoảng, con cũng có thể về lại quê chơi và thăm ba mà. Cô sững người nhìn ba: - Vậy ý của ba cũng là… Ông nở nụ cười gượng gạo: - Ừ, cho dù không đồng ý với cách gả con gấp rút nhằm mượn nợ xoay sở của má con, nhưng…ba gặp qua Vĩnh Nguyên rồi, nó là một đứa tốt tính, gả con cho nó, ba cũng yên tâm. Cô bàng hoàng hỏi gặng lần nữa: - Ba thật muốn con lấy chồng bây giờ hả ba? Ba thật muốn con lấy anh đó? Thật sự muốn con xa ba lên sống ở Sài Gòn? Ông nhìn cô với đôi mắt đục buồn rồi gật đầu: - Ừ, đừng buồn ba nhé con. Ba nghĩ lấy Vĩnh Nguyên, cũng sẽ tốt cho con. Thu Phong mím môi im lặng. Tốt gì đâu. Cô chỉ cần ở nhà, chỉ cần sống như cũ với ba mới là tốt nhất. Nhưng biết nói gì bây giờ, khi gia đình cô đang gặp chuyện, má nài nỉ, còn ba cũng đã khuyên cô nên ra đi. Vậy là ba cũng bó tay, vậy là chỉ còn một cách duy nhất, một con đường duy nhất để cô nhận trách nhiệm với gia đình mình. Cô thở dài, những lúc gần đây, cô bắt đầu hay thở dài. Những tiếng thở dài đầy ứ buồn phiền, u uẩn. Thứ buồn phiền này xưa nay cô không hề có, không hề để nó trĩu nặng tâm tư mình. Mười tám tuổi, xưa nay mọi việc lớn nhỏ thường đều được ba quyết định hoặc chỉ vẽ. Đây là lần đầu tiên cô phải quyết định một chuyện liên quan đến vận mệnh gia đình, cũng là quyết định thay đổi cả cuộc sống êm đềm của cô. - Con sẽ nghe lời ba – Cô nói nhỏ nhẻ mà nghe như giọng của ai từ xa vọng lại. Ba cô vuốt tóc cô rồi quay đi như cố nén buồn đau. Còn Thu Phong cũng lơ ngơ nhìn mặt hồ đang sẫm màu trước mặt. Má cô bối rối: - Tôi vẫn nhớ mà chị, ngặt vì con Phong nó còn quá nhỏ, không hiểu sao cậu ấy lại... Bà Thẩm cười nhẹ: - Chị đã quên rằng cái thời của tụi mình, mười lăm, mười sáu đã chớm yêu, mười tám, mười chín đã có con đầu lòng sao? Con bé con chị dù gì cũng đã mười tám, nó khờ là tại ru rú dưới quê thôi, chứ lên thành phố ăn mặc đàng hoàng, không cần lam lũ thì sẽ chững chạc, trắng da dài tóc ra mà, biết đâu nó ở nhà lầu lại sang cả ra thì sao. Câu nói của bà Thẩm như đánh vào yếu điểm của má cô, bà nhìn lại vóc dáng còm nhom của đứa con gái út một lần nữa rồi chợt hỏi: - Thu Phong nè, nghe má hỏi. Con có biết qua cái tên Vĩnh Nguyên lần nào chưa? Cô lắc đầu, má hỏi gặng: - Con thật sự chưa nghe qua cái tên này à? - Dạ chưa. Má cô cau mày lẩm bẩm: - Vậy sao họ lại biết đến con nhỉ? Cô rụt rè: - Ai biết con hả má? Má cô lơ đãng trả lời: - Là cháu họ của dì Thẩm. Lại cái tính nhanh nhẩu hại cô: - Là ba thằng cu Phong hả má? Lập tức má cô lẫn bà Thẩm đều nhìn về cô ngạc nhiên: - Sao con biết thằng bé? Hai cặp mắt người lớn khiến cô hơi khớp, cô ngập ngừng trả lời: - Con... quen cu Phong mà. - Con quen? Quen ở đâu? Bao giờ? - Má hỏi. Cô gãi ót: - Dạ... Ở ngoài hồ. - Hồi nào? - Má hỏi nhanh. - Dạ cái bữa mà nhà mình có khách đến coi mắt chị Hai đó. Má nhìn bà khách, bà ta cũng ngạc nhiên: - Ngoài hồ nào? Má lắc đầu như không biết, cô giải thích: - Là hồ Thanh Vân của con. Bà Thẩm vội nói: - Nhưng... vô lý! Người ta làm sao gặp cháu được? Không thích cách nói của bà, Thu Phong lắc đầu: - Con không biết. Con chơi ở hồ. Tại cu Phong với ba nó đi ngang qua, chắc thấy hồ Thanh Vân của con đẹp nên ghé lại ngắm cảnh thôi. - Rồi sao nữa? - Bà Thẩm lại hỏi dồn. Cô nhát gừng: - Đâu có gì nữa. Má nhăn mặt rầy: - Dì Thẩm hỏi con đàng hoàng mà, con nói rõ ràng đi chứ. Cô miễn cưỡng: - Thì con với thằng Phong bắt tay kết bạn chơi, có ba nó làm chứng mà. Một hồi, hình như nghe nói xe sửa xong nên ba nó ẵm nó ra lộ đi tiếp, còn con hẹn bữa nào ẵm nó về đây chơi nữa. Bà Thẩm kêu lên: - Sửa xe à? Vậy là lúc xe hư? Lúc đó tôi... Bà quay nhìn má: - Lúc đó tôi ở ngoài xe. Phải rồi, xe hư trên lộ cách đây khoảng hai cây số, nên hôm đó đến nhà chị trễ. Má cô và bà Thẩm nhìn nhau ngỡ ngàng, rồi má thì thở dài, còn bà Thẩm thì lắc đầu, bà nói: - Vậy cũng chả trách sao nó khai tên họ con nhỏ ra rành mạnh như vậy. Đến tôi cũng không biết chị có đến ba đứa con. Chị có nhớ hôm đó nó cứ hỏi cặn kẽ về tất cả mấy đứa con nhà chị không? Thì ra trong đầu nó đã có chủ đích. Má thở dài: - Bây giờ làm sao bây giờ? Bà Thẩm lại nhìn cô rồi gượng gạo lắc đầu: - Tùy chị đó, tôi cũng không tiện cho ý kiến nhiều. Nhưng tôi cũng xin nói thành thật rằng Vĩnh Nguyên là một đứa tuy có chút khó tánh, nhưng nó cũng không phải là thằng cục súc, tệ hại. Liếc nhìn gương mặt bần thần của má Thu Phong, bà Thẩm thở ra rồi đứng dậy: - Tôi về đây, không thôi trời lại mưa trắng đường. Chị cứ suy tính. Tôi nghĩ để sau vài ngày trả lời Vĩnh Nguyên cũng được. Có gì chị cứ tìm tôi. Má cô đứng lên tiễn khách với lời cám ơn máy móc. Bà Thẩm đi khuất cổng rào, má mới quay vào. Thu Phong vẫn ngồi trên phản, cô nhìn qua chị Hai nhưng chưa kịp hỏi gì thì mưa đã lất phất ngoài cửa sổ. Cô bật cười. Thấy ánh mắt ngạc nhiên và tò mò của chị Hai, cô giải thích: - Cái dì Thẩm đó bị mắc mưa rồi. Má trở vào, nghe câu nói của cô, lại nhìn chị Xuân Hương lắc đầu. Không trở về ghế bên bàn nước, má ngồi ghé bên phản rồi nhìn cô với cái nhìn chán nản và buồn rầu. Hơi rùng mình trước cái nhìn của má, cô tụt xuống phản và nói nhanh: - Để con xuống bếp lấy... Má giữ lấy tay cô: - Không cần lấy. Con ngồi đây với má, má có chuyện muốn nói với con. Chị Xuân Hương định lánh đi, má cản lại: - Con cứ ngồi đó Xuân Hương. Và má nhìn vào màn ngoắc chị Xuân Hồng: - Con cũng ra đây, nhà mình có lẽ không còn gì để giấu giếm mấy đứa. Nếu đứa nào cũng nghe và hiểu tình hình thì... cũng tốt. Chị Xuân Hồng rón rén khoát màn đi ra, má cũng chỉ tay cho chị ngồi trên phản. Cái phản rộng bây giờ chỉ bốn má con ngồi quay quần vòng tròn. Ai cũng như trầm lắng khác lạ. Rụt rè co hai chân và thu người lại, Thu Phong không biết có thể viện lý do nào để né cái cuộc họp gia đình độc nhất vô nhị này. Cô nửa tò mò muốn nghe má nói chuyện gì với mình, nhưng nửa lại e ngại vì cái vẻ nghiêm trọng của má và mấy chị. Trước đây thấy ai cũng bí mật, có hơi chút ức lòng, nhưng bây giờ, khi cái bí mật nào đó sắp hé ra trước cô thì cô lại e dè, ngần ngại khi đón nhận. Xưa nay chỉ thích vui đùa, và ba vẫn giành hết những lo toan vướng mắc trong cuộc sống để cô thoải mái vô tư, cảnh nghi'height:10px;'>
Còn nhớ có lần nhà chú Chín gả con, cô háo hức chạy với lũ con nít xem mặt chú rể Việt Kiều trời nóng nực mà diện cái áo vest trắng tinh với cà vạt đỏ. Đám cưới ấy có đến mười tám mâm quả, đám thanh niên vác mâm quả đi thành hàng mồ hôi mồ kê nhễ nhại, mấy cô gái thành thị mang giày gót nhọn đi đứng túm tụm lọng ngọng với con đường đất lổn ngổn dẫn vào xóm như một đám rước rất vui. Cô đã chạy về kể cho ba nghe tất cả, kể cả cảnh lén nhìn trộm chị Mùi thút thít khóc trong phòng cô dâu và từ đó thắc mắc hỏi ba lý do chị khóc. Lần đó ba cười giải thích với cô rằng chị khóc vì nỗi hoang mang, nỗi e sợ khi phải rời xa quê nhà để lấy chồng xứ lạ. Thấy cô như chưa hiểu ra, ba cô đem một câu ca dao, một bài thơ ra đọc cho cô nghe. Câu ca dao thì cô quen thuộc, còn bài thơ lạ tai, nhưng cô nghe rất thích. Bây giờ cô cũng như chị Mùi, cũng khăn gói để lấy chồng xứ lạ. Cô không biết mình có nước mắt để khóc không khi chính cô ưng thuận, chính má thuyết phục, và chính ba cũng đồng ý. Còn khóc gì nữa chứ, vì nếu không phải là cô, chị Hai hoặc chị Ba cũng phải lãnh trọng trách này. Làm đứa con hiếu thảo xưa nay cô cứ ngỡ là dễ, nhưng bây giờ biết ra nó cũng khó đến không ngờ. Nhìn thấy mái tóc bạc của ba lủ rủ trong gió và dáng ngồi trầm tư buồn bã của ông, cô cố gượng quên đi những hoang mang u ám trong đầu, mà hắng nhẹ giọng gọi: - Ba ơi! Ba ngẩng lên: - Gì hả con? Thu Phong nhoẻn cười mà nước mắt muốn rưng rưng vì tia buồn trong mắt ba: - Con không biết bây giờ nói chuyện hát xướng thơ ca có kỳ không, nhưng….con muốn ba dạy cho con thuộc một bài thơ. - Bài thơ – Ba nhíu mày. - Bài thơ mà hồi đám cưới chị Mùi, ba đã đọc cho con nghe đó. Ba có còn nhớ không? Ba gật đầu: - Ba nhớ rồi, đó là “Bài thơ vu qui”. - “Bài thơ vu qui”. – Cô lẩm bẩm. Ba quay nhìn cô chăm chú: - Con….thật muốn ba dạy con bài này à? Đây là bài thơ, không phải bài hát. Cô gật: - Con biết, nhưng con muốn ba dạy con thuộc. Con muốn có một kỷ niệm tinh thần đáng giá ba tặng cho con. Cô ngập ngừng rồi quyết định nói tiếp những gì mình đã nghĩ đến: - Con không biết sau này sẽ ra sao nhưng con hứa với ba, con sẽ cố gắng học theo cách sống của nhà người ta, con sẽ cố gắng xử sự đàng hoàng, sẽ là một thành viên tốt trong gia đình của họ. Con sẽ không làm ba thất vọng, không làm ba phải lo lắng buồn phiền vì con đâu. Ba nhìn cô thật lâu, ánh mắt ngập đầy cảm động và hài lòng: - Được, vậy mới đúng là con gái cưng của ba, Vĩnh Nguyên cũng không tệ, con hãy cố là một người vợ tốt của nó. Câu nói của ba không hiểu tại sao lại làm cô có chút thẹn, may mà ba đã vui vẻ trở lại mà nói về bài thơ: - Ừ, ba sẽ dạy cho con bài thơ đó để làm kỷ niệm. Bài thơ này…ba không nhớ tên tác giả, nhưng xưa kia, từ hồi còn trẻ, ba cũng có một kỷ niệm đẹp với nó, nên bao năm vẫn chưa quên. Có lẽ rồi con cũng sẽ không quên nó đâu. Cô gật đầu quả quyết: - Chắc chắn là vậy rồi ba, là chính ba dạy cho con mà. Ba mỉm cười: - Vậy ba đọc từng đoạn, con nghe nhớ nhé. Cô gật đầu. Giọng ba trầm trầm nhè nhẹ ngân vang như thay cho vai trò bà mẹ dạy con một bài thơ nhỏ như khuyên răn trước khi lấy chồng. "Một lần khép nép Lạy chào mẹ cha Phận con là gái Như hạt mưa sa... " Gió lộng bên hồ lại một phen được mang âm thanh của kỷ niệm, âm thanh của tuổi vô tư gởi lên mây trời xa lắc. Bài thơ không dài, nhưng cuộc đời làm vợ, làm mẹ sẽ dài. Hồ Thanh Vân tắt nắng, ủ ê với cảnh chia ly cô chủ nhỏ bé, ngày mai phải lấy chồng chốn thị thành xa lắc.