Chương 4

Đốt nén nhang trầm cắm vào những ngôi mộ lâu ngày không người phát quang, chăm sóc, ông Kiên ngậm ngùi:
- Những người nằm dưới ba tấc đất này, đây đều mang họ Hoàng. Giòng họ mình ở vùng này hiện nay so với xưa chỉ còn phân nửa, nhưng ai cũng có đất đai canh tác làm ăn, thế là tốt rồi.
Ba Thìn nói:
- Đó là nhờ ông cố trước kia nhìn xa trông rộng, đã phân chia đất đai cho tất cả con cháu, nên bây giờ ai cũng có một cơ ngơi dù nhỏ để sống qua ngày bằng thu nhập lương thiện. Họ Hoàng của mình không bao giờ vì lợi làm việc bất lương. Ấy vậy mà vẫn lộn vào một con sâu làm rầu nồi canh. Cháu không biết chú đã nói gì với chú Thể về ngôi từ đường họ Hoàng.
Ông Kiên thở dài:
- Chú nói nhiều lắm, nhưng cầm bằng nước đổ lá khoai. Nhưng chú sẽ nói nữa.
Ba Thìn long mắt lên:
- Với chú Thể, chỉ có pháp luật trừng trị. Đồng tiền đã che mờ mắt ông ta. Vì tiền, chú Thể không từ việc độc ác, bẩn thỉu nào đâu. Cháu nghe đồn ông Vũ Đỉnh, cha của Nguyệt Cầm chết là do ….. Ông Kiên gạt ngang:
- Đừng đề cập tới chuyện này ở đây. Dầu gì Hai Thể cũng mang họ Vũ. Chú ấy được mang họ Vũ là tốt. Dầu sao trước khi chết bất đắc kỳ tử ông bố của ông Thực cũng còn lương tâm nên mới nhận cháu ruột mình. Được mang họ Vũ, Hai Thể bây giờ mới tha hồ tung hoành.
Ba Thìn bực bội:
- Khi chú và ông Thực về Sài Gòn, chú Thể sẽ thừa cơ bành trướng hơn nữa bãi gỗ lậu. Hừ! Người ta đồn đại rằng, bố điên sẽ sinh ra con khùng, đằng này chú Thể lại quá khôn ngoan, quỷ quyệt. Chỉ tội cho vong linh bà cô đã bị chú ấy lợi dụng kiểu buôn thần bán thánh để làm tăng uy tín của mình với những người mê muội.
Ông Kiên bức xức:
- Hai Thể đâu chỉ lợi dụng vong linh của mẹ mình, cậu ấy cũng thêm mắm dặm muối vào chuyện bị mắc lời nguyền của họ Vũ để đưa mình lên vị trí độc tôn sau khi ông Vũ Đỉnh chết. Hắn lợi dụng những người bị nhiễm chất độc màu da cam, sanh con dị dạng để tô đậm sắc màu mê tín cho cái gọi là bị ứng bởi lời nguyền cả trăm năm nay của họ Vũ. Hắn quả là tay bịp bợm. Dù là anh em cô cậu với Hai Thể, nhưng chú không thể bênh vực Hai Thể được. Suốt một tuần qua, chú đã đi hầu như khắp vùng này. Trẻ con ở đây sứt môi, hở hằm ếch rất nhiều. Thậm chí có đứa bị dị tật, dị dạng, chậm phát triển trông rất thương tâm. Họ là nạn nhân của chiến tranh, của chất độc màu da cam. Lẽ ra Hai Thể và ông Đỉnh phải giúp đỡ họ, đằng này cả hai lại đồng lòng đòi lại đất đai xưa kia được mướn, khiến họ lâm vào cảnh túng quản phải theo bọn phá rừng kiếm sống.
Ngừng lại một chút như để ngăn xúc động, ông Kiên nói tiếp:
- Tới chòi của những gia đình này, chú thật phẫn nộ khi thấy tận mắt cuộc sống thê thảm của họ.
Ba Thìn rùng mình:
- Chú không phải kể cháu cũng đã hình dung ra.
- Hai Thể văn vẻ gọi những người dị dạng này là “Hội chứng bệnh của người họ Vũ”.
Ba Thìn ngắt lời ông Kiên:
- Thì đúng như vậy mà chú. Lời nguyền phán rằng:
“Họ Vũ sẽ có những đứa yểu tướng, chết non, quái thai, dị dạng”. Cháu nghe kể, trước đây một cô gái nhà giàu họ Vũ có chồng giàu có, nhưng đẻ toàn quái thai. Dân gian gọi chúng là con ranh, con lộn. Người ta thích khắc dấu vào đứa quái thai ấy trước khi chôn, lần sau mẹ nó sanh ra đứa quái thai khác có cái dấu y như đứa đã bị làm dấu lần trước.
Ông Kiên trầm giọng:
- Đó chỉ là lời truyền miệng đầy mê tín, chuyện đó nếu giải thích theo khoa học sẽ khác đi và không có gì kỳ bí hết.
Ba Thìn ra chiều hiểu biết:
- À, hông hợp máu, khác gien gì chớ gì. Cháu từng nghe giải thích, nhưng khó hiểu quá. Cứ hiểu theo dân gian, đó là luật nhân quả, tổ tiên gieo cái ác, con cháu phải hưởng.
- Nhưng những người bị nhiễm chất độc màu da cam ấy đâu phải toàn họ Vũ.
- Chú không biết đó thôi, đa số đều có họ hàng cả.
- Trong cùng một xớm, một làng đương nhiên phải có quan hệ dây mơ rễ má. Chú được biết vùng đất cả dòng họ Vũ ơ? trước đây cây cối chết hết vì chất độc hóa học, đa số họ sanh con dị dạng là đương nhiên. Chúng ta không đào sâu vấn đề lời nguyền gì đó nữa. Họ là nạn nhân của chiến tranh, chúng ta phải giúp đỡ họ.
Ba Thìn hoang mang:
- Giúp bằng cách nào?
Ông Kiên lấp lửng:
- Thì cũng phải có cách chứ. Đó là trách nhiệm của một bác sĩ như chú.
Nhìn đồng hồ, ông Kiên nói tiếp:
- Chú, ông Thực và Hai Thể sắp có một cuộc nói chuyện quan trọng. Chú phải về thôi.
Ba Thìn chỡ ông Kiên khỏi khu nghĩa trang của họ Hoàng. Về đến nhà của Nguyệt Cầm, hai người đã thấy một chiếc xe jeep dân dụng đậu nghêng ngang trong sân.
Thìn chép miệng:
- Không biết chú sẽ nói gì với chú Hai Thể, nhưng cháu đoán mội việc không đơn giản đâu. Cháu thấy lo.
Ông Kiên vỗ vai Ba Thìn:
- Không gì phải lo cả. Yên tâm đi.
Kha đứng đón ông ngay cửa:
- Mọi người đang chờ ba.
Ông Kiên ung dung bước vào. Gian đại sảnh hôm nay được mở rộng hết tất cả các cửa. Gian phòng kê một chiếc bàn dài. Ông Thực đang ngồi đối diện với một người mặt mày giảo hoạt. Vừa thấy ông Kiên, Hai Thể đã oang oang mồm mép:
- Chờ ông anh ngót nửa tiếng rồi đấy. Với em đây, thời giờ quý hơn cả vàng bạc nữa đấy các ông anh ạ.
Ông Kiên kéo ghế:
- Tôi biết vì thời gian của chú được đo đếm bằng máu, nước mắt của người khác mà.
Mặt vẫn tỉnh như không, ông Thể đốp chát:
- Anh Kiên nói chí phải. Có máu, nươc' mắt người ta mới biết quý đồng tiền. Nào, hai ông anh gọi thằng con ra đây có chuyện gì? Xin cứ bắt đầu đi.
Ông Thực cao giọng:
- Gọi Nguyệt Cầm, Bích Chiêu vào đã.
Ông Thể ra vẻ ngạc nhiên:
- Ô hay. Chuyện của đàn ông sao lại gọi lũ con gái vào làm gì cho rách việc?
Ông Thực từ tốn:
- Thời buổi này nam nữ bình đẳng. Hơn nữa, bọn trẻ cần phải biết những chuyện của giòng họ. Ba Nguyệt Cầm đã mất, con bé đâu thể nào vắng mặt được.
Ông Thể cười gằn:
- Thì ra là thế. Tôi có cảm giác mình sắp bị đưa ra phán xét vì là con cháu họ Hoàng lẫn họ Vũ rồi đây.
Bích Chiêu, Nguyệt Cầm lần lượt vào. Kha nhanh nhẩu đẩy chiếc xe lăn của Cầm vaò sát bàn rồi ân cần ngồi cạnh như để làm một điểm tựa vững chắc cho cô. Nhìn vẻ yếu đuối rụt rè của Cầm, Bích Chiêu còn phải động lòng trắc ẩn, huống chi một gã đa tình như Kha. Rất kín đáo, cô lặng lẽ ngồi một góc và quan sát từng người. Dĩ nhiên người cô chú ý đầu tiên phải là ông Thể. Theo vai vế và quan hệ họ hàng, ông ta vai chú của Chiêu lẫn Kha.
Đó là một người đàn ông có gương mặt xương xương, một gương mặt tàn nhẫn lạnh tanh khiến khi nhìn vào, người ta thấy sợ. Những ne/t vừa thông minh, vừa điên dại, vừa phản phúc, thâm hiểm cùng một lúc bộc lộ trên gượng mặt ngạo mạn ấy. Ngồi đối diện với ông Thể là bác sĩ Kiên với vẻ mặt định đạc, thông thái của một trí thức có tâm huyết với nghề. Ở ông toát lên vẻ bao dung, nhân hậu mà người ta sẽ yên tâm đặt niềm tin vào ông dù mới gặp lần đầu.
Ông Kiên ngắt ngang suy nghĩ của Bích Chiêu bằng giọng trầm buồn:
- Lúc nãy tôi về trễ vì đã nấn ná hơi lâu trong nghĩa trang của gia tộc tôi. Hồi tôi còn bé, nghĩa trang ấy chỉ là một vùng đồi hoang lơ thơ dăm ba ngôi mộ, bây giờ sao mà nhiều thế. Tôi đốt nhang cho từng người nằm dưới lòng đất và tự hỏi:
“Họ nghĩ gì về chúng ta? Họ có bằng lòng khi thấy ngôi từ đường, nơi thờ cúng họ trở thành một nơi cho dân tứ chiếng giang hồ tụ tập về để làm ăn phi pháp không?” Ông Thể ngắt ngang lời ông Kiên bằng một tràng cười, và nói:
- Ông anh của tôi ơi. Các cụ bằng lòng quá đi chớ. Trước đây, anh không về mà xem vùng đất này nó tiêu điều, hiu quạnh ra sao. Nghèo đói, xác xơ ra sao. May nhờ tôi và ba cháu Nguyệt Cầm mạnh dạn đứng ra cho thuê bãi mướn người đốn cây xẻ gỗ, tổ chức mua bán, tạo công ăn việc làm cho bà con ở đây, nên bây giờ người người, nhà nhà đều có tí tiền lận lưng ấy chớ.
Ông Kiên nghiêm mặt:
- Từ đường, đình miếu là nơi thiêng liêng chú không thể vì đồng tiền mà khuấy động nơi yên tỉnh ấy.
Ông Thể giẫy nẩy lên:
- Tôi mà khuấy động nhà từ đường à? Anh đã tới nơi xem tận mắt cơ mà. Từ đường nhà mình suốt ngày nhang khói nghi ngút chớ đâu như xưa vắng hơn chùa bà Đanh. Cả cái miếu thờ mẹ tôi cũng vậy. Dân ở đây và cả từ xa tới đều thờ kính bà. Lẽ ra phải lấy đó làm điều hãnh diện, anh lại bài bác, đúng là ……..là ………Hừ! Chính anh mới không coi tổ tiên, ông bà ra gì cả.
Ông Kiên bình tỉnh:
- Tôi không có ý tranh cãi với chú, nhưng tôi dứt khoát phản đối chú sử dụng đất hương hỏa với mục đích riêng, hơn nữa việc chú đang làm là bất hợp pháp.
Mắt hất lên trời, ông Thể cười nhạt:
- Anh là người duy nhất dám nói việc tôi làm là bất hợp pháp. Anh em với nhau, anh cân chi nặng lời dữ vậy?
Đứng dậy rút trong ví ra một tờ giấy gấp tư được ép plastic cẩn thận, ông Thể cao giọng:
- Trình hai ông anh và cả các cháu giấy phép được khai thác gỗ tạp của tôi. Hai Thể này làm ăn đàng hoàng, rất có uy tín, chớ không làm lậu đâu.
Ông Thực liếc vội vào tờ giấy phép. Là người kinh đoanh, ông lạ gì những loại giấy phép này, vì những người có giấy phép luôn sử dụng nó ở phạm vi rộng hơn để hưởng lợi.
Ông nhìn Hai Thể:
- Tôi thừa hiểu quyền hạn của tờ giấy phép này, nên tôi không bàn tới nó. Điều tôi muốn nói là việc thừa kế đất đai của các cụ. Ông nội có hai người con là ba tôi và chú Lưc, từ mới lọt lòng chú Lực đã bị chứng chậm phát triển, lúc nào cũng ngờ nghệch như trẻ con, do đó việc thừa kế chính thức đất đai thuộc về người con cả là ba tôi. Khi ba tôi và hai người anh đột ngột qua đời, mẹ tôi đã mang tôi vào Sài Gòn sinh sống. Đất đai, nhà cửa giao lại cho bà mẹ kế tức là bà nội Nguyệt Cầm chăm sóc.
Ông Hai Thể cướp lời ông Thực:
- Nhưng bác gái cũng đâu dám ở đây, mà đưa anh Đỉnh về quê. Suốt thời gian dài ông bố khùng của tôi cùng đất đai nhà cửa giao cho gia đình lão Tư Bền quản lý, mãi đến sau chiến tranh, anh Đỉnh làm ăn thất bại mới trở về bám vào đất này. Anh ấy vỗ ngực xưng mình là người thừa kế hợp pháp duy nhất của họ Vũ và gạt phắt đi hết tên tuổi của những người khác như anh hay tôi chẳng hạn.
Thấy tất cả im lặng nghe mình, ông Thể nói tiếp:
- Tôi cũng chả đòi hỏi gì cho mình đâu. Giành giật chỗ đất đai, nhà cửa bị ám ấy làm gì cho mang thêm tội chớ. Tôi đã có phần đất được chia bên họ mẹ đủ rộng để làm ăn rồi cơ mà. Nhưng thấy anh Đỉnh xuống dốc quá, tôi mới chỉ lối cho anh ấy đi tìm đường sống. Để nới rộng mặt bằng, anh Đỉnh đã đồng ý cho tôi thuê toàn bộ đất của họ Vũ. Anh em cùng nhau khai thác rừng, buôn bán gỗ. Nào ngờ chưa bao lâu anh ấy lại đột tử. Hợp đồng thuê đất vẫn còn rành rành đây. Tháng nào tôi cũng trả đủ, thậm chỉ trả dư tiền t!!!949_2.htm!!! Đã xem 233554 lần.


Nguồn: May4phuong
Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003

Truyện Ấm mãi lòng ta Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8(hết) i:
- Tại sao vậy ạ?
Lão Bền ậm ừ:
- Đường sá rất khó đi. Hơn nữa, lâu lắm rồi không ai đến đó. Nó hoang tàn đổ nát cả rồi, chiến tranh và thời gian đã phá hủy bao nhiêu thứ.
Kha cương quyết:
- Nhất định cháu sẽ tới.
Lão Bền đanh giọng:
- Nhưng không phải là bây giờ. Vì trời sắp mưa tới rồi, dù không muốn, cậu cũng phải ở trong nhà của họ Vũ chúng tôi.
Kha và Chiêu im lặng. Cả hai phóng tầm mắt ra sau, nơi cánh rừng lùi dần khi cỗ xe lắc lư trườn xuống dốc.
Trong khoảng trời chưa bị mây đen giăng ki/n giữa hai đỉnh núi, một nóc nhà ngối cong vút như nóc các chùa miếu cung đình chợt ló ra đập vào mắt Kha như một thách thức anh khám phá.
Kha buột miệng:
- Phải nhà thờ tổ của dòng họ cháu không?
Lão Bền gật đầu:
- Phải. Nhưng đến cuối dốc, cậu sẽ chẳng thấy nó nữa đâu.
Kha hỏi tới:
- Ba cháu đang ở trong đấy à?
- Tôi không biết.
Trời mỗi lúc một tối. Mây đen như càng dầy đặc, âm u và hơi lạnh của núi rừng tỏa ra đến sởn gai ốc, khiê/n Bích Chiêu dù không muốn cũng phải nhích sát về phía Kha hơn.
Dương như cảm nhận được điều đó, Kha chồm người vào thùng xe lôi trong túi xách ra một cái áo dầy đưa cho Chiêu:
- Mặc thêm vào sẽ đỡ hơn.
Bích Chiêu nóng mặt, cô lí nhí cám ơn. Bóng tối đã tràn khắp nơi. Chiêu có cảm giác một bàn tay siêu nhiên naò đó ném cả khu rừng mênh mông vào nanh vuốt của đêm đen và mưa gió.
Cô kéo cao cổ áo:
- Tối quá, làm sao thấy đường mà chạy.
Giọng Kha vang trong tiếng mưa bắt đầu rơi:
- Loại ngựa chạy theo bản năng mà.
Bích Chiêu không tin lắm lời của Kha, vì chiếc xe cứ chốc chốc lại sa xuống hố, chồm lên mô đất rồi lại sa xuống hố.
Kha lia đèn pin về phía trước, nhưng tia sáng mỏng manh ấy bị nuốt chửng bởi bóng tối và mưa. Bích Chiêu bám tay vào thùng xe và mặc no lắc lư. Từng mảnh đất bùn sình bắn tung tóe vào thùng xe, lên áo quần, lên mặt cả ba người.
Chợt một tiếng sấm vang lên đinh tai. Con ngựa hốt hoảng lồng lộn giật man.h cỗ xe làm Chiêu suýt văng ra ngoài. Chiếc xe lao bừa vào những bụi cây hai bên đường.
Lão Bền siết chặt chiếc roi, quất lấy quất để vào mong ngựa, cỗ xe run lên toàn thân, hất Chiêu vào người Kha, cô ôm đại anh khi con ngưa hí lên rền rĩ và tiếp tục kéo chiếc xe về con đường củ.
Giọng lão Bền hắt ra nhẹ nhõm:
- Hú vía. Suýt nữa là lọt hố rồi.
Bích Chiêu nghe tim mình đập thình thịch, cô sợ quá chừngv ới những gì vừa xảy ra, người ê ẩm vì bị va đập, Bích Chiêu rã rời nhấc tay lên, cô như không còn chút sinh lực nào trong người cả.
Chiêu lại hỏi:
- Sắp tới chưa chú?
Như để trả lời cô, trước mặt mọi người có ánh sáng nhấp nháy như vẫy gọi khiến Bích Chiêu đang run lập cập vì lạnh cũng thấy ấm lòng vì màu lửa hồng kia.
Lão Bền thong thả vuốt gương mặt ước nước mưa.
- Đã tới rồi đó.
Tuy lão Bền nói thế, nhưng cũng phải hơn mười phút sau, chiếc thổ mộ mới dừng trước một cánh cổng xây kiểu tam quan đóng kín mít.
Kha lia đèn về phía cổng, lão Bền leo lên bậc tam cấp, bước tới can'h cửa lớn có treo một vòng khóa đồng nặng trịch và gõ mạnh nó vào cửa.
Thoạt đầu, lão còn nhẹ nhàng, nhưng chẳng thấy động tịnh gì, nên sau lão mạnh bạo hơn, rồi phang thẳng cánh, nhưng chả nghe có ai trả lời. Để Bích Chiêu ngồi một mình trên xe, Kha nhảy phóc xuống phụ lão Bền. Hai người thay phiên nhau gọi ngừng một lát rồi lại gọi.
Lão Bền ca;u kỉnh:
- Chết hết cả rồi sao ấy?
Mãi cuối cùng mới nghe có tiếng chân bước sau cánh cửa rụt rè và lưỡng lự rồi giọng một phụ nữ khàn khàn:
- Ai đó?
Lão Bền cộc lốc:
- Tư Bền đây.
Sau tiếng lách cách của ổ khóa, cánh cửa nặng nề được mở để lọt ra đêm tối một vệt sáng lờ mờ vàng chạch.
Trước mặt Kha và Chiêu là một bà lão nhỏ bé đầu trùm chiếc khăn mỏ quạ, mặt chằng chịt nép nhăn.
Bà ta làu nhàu:
- Tui tưởng mai ông mới về chớ.
Lão Bền gắt gỏng:
- Hừ! Bà tưởng tôi ham ở lại thị trấn chơi lắm à? Dù cô Cầm cho phép tôi vẫn muốn về sớm.
- Tui nói vậy hồi nào? Chưa vào tới sân đã gây gổ.
Đưa tay che bớt ánh sáng tu(` các đèn hột vịt nhỏ xíu như để nhìn cho rõ Kha, bà ta hỏi:
- Đây là……là con ông Thực à?
Lão Bền ậm ừ:
- Không phải. Cô ấy còn trên xe. Cậu ta là con trai bác sĩ Kiên đấy.
Bà già nhin` Kha trăn trối:
- Sao ….sao ông lại đưa cậu ta về đây?
- Không về đây thì về đâu? Mưa gió thế này chả lẽ bỏ người ta trong rừng?
Bích Chiêu bước vào sân với điệu bộ tả tơi, thất thểu, cô nhẹ gật đầu chào, nhưng bà già dửng dưng. Bà ta vừa đi, vừa nhằn nhì:
- Vào bếp tắm rửa trước đã. Người với ngợm, ghê quá.
Lão Bền quát lên:
- Mụ nói thế mà nghe được à? Cô út Chiêu đây là ……là chủ thật sự của trạng trai. naỳ đó. Đừng có mà phách lối nhá.
Bà già không vừa:
- Tôi chả biết chủ nào ngoài cô Nguyệt Cầm hết. Ông đừng ỉ mới nới củ. Cái nhà chết trùng ấy chẳng sống được ở đất này mấy bữa nữa đâu mà đòi làm chủ.
Bích Chiêu còn chưa biết nói gì với bà già quạo quọnày, thì từ phía hành lang vang lên giọng một cô gái:
- Vú Nhì ơi! Sao chưa mời khách vào nhà trên? Cô Nguyệt Cầm đang chờ kìa.
Bà Nhì nghiêm nghị:
- Cứ để cô ấy chờ, họ phải rữa ráy, thay quần áo sạch sẽ mới được lên nhà trên. Lệ nhà này đã như vậy, vua cũng phải tuân theo nữa là. Hừ! Sao lại đưa người họ Hoàng về đây chứ? Những chuyện xảy ra hổm rày chưa đủ khổ sao?
Kha kéo vai áo lão Bền:
- Chú đưa cháu tới chỗ ba cháu đi.
Lão Bền giẫy nẩy:
- Trời này làm sao đi được.
- Ở đây chả ai hoan nghênh cháu hết.
- Ôi dào! Hơi đâu cậu chấp nhất lời mụ già đó. Hơn nữa, tôi cũng chẳng rành ông bác sĩ đang ở đâu. Cứ ở đây vài bữa đã.
Bích Chiêu buột miệng:
- Thế ba cháu? Ông có trong nhà này không?
Lão Bền nói to như để bà Nhì nghe:
- Đương nhiên ông Thực ở trong nhà này rồi. Ổng là thừa kế duy nhất của dòng họ Vũ cơ mà. Vú Nhì ơi! Vú lo nấu nước nóng cho cô Chiêu tắm, rồi bảo con Tranh chuẩn bị lo cơm nước.
Bích Chiêu liếm môi:
- Không cần đâu bác. Cháu muốn đi gặp ba cháu liền.
- Cháu muốn thế này sao? Cô muốn cảm lạnh hay sưng phổi đây? Cứ ủ ấm người trước đã. Ông chủ chẳng biến mất đâu mà lo.
Bích Chiêu nhìn Kha. Dầu không muốn, hiện tại đồng minh của cô vẫn là anh. Kha nhè nhẹ gật đầu. Hai người men theo một hành lang đi xuống dãy nhà thấp phía sau đễ rửa bớt bùn sình.
Một cô gái có đôi mắt sắc sảo, trạc tuổi Bích Chiêu xuất hiện với cái đèn dầu trên tay. Cô ta ngọt ngào:
- Mời cô Út Chiêu theo ……cháu.
Vừa nói cô vừa cúi xuống nhấc cái valy to đùng của Chiêu lên xách đi thoan thoắt. Chiêu vội bước theo trong bóng tối nhập nhòa. Thành phố cô đang sống và nơi đây đúng là hai thái cực. Cô không hiểu ba tìm về chốn này làm chi để phải ngã bệnh nằm một chỗ cho khổ vợ, khổ con thế này.
Cô gái đưa Chiêu vào một phòng rộng không có chốt cài cửa và đặt cây nến lên bàn:
- Cháu là Tranh. Cần gì cô Út cứ gọi cháu.
Dứt lời, Tranh bước ra khép cửa phòng lại. Tự dưng Chiêu thấy sợ khi phải một mình giữa bóng tối dầy đặc. Khắp xó xỉnh, mùi ẩm móc và cái âm khí lạnh lẽo đến mức khiến cô liên tục rùng mình như từ từng ngóc ngách tỏa ra thổi dựng ngược tóc sau gáy cô.
Nơi này đây, những ai trong những người mang họ Vũ đã ở và rồi chết đi? Lời dì Lài thì thầm lại vang lên trong tâm trí cô:
“Họ nhà con toàn những người bất đắc kỳ tử” …khiến Chiêu phát hoảng.
Bích Chiêu vội vàng thay bộ quần áo khô rồi nhảy tót lên cái giường rộng thênh thang ngồi. Không biết Kha đâu rồi? Anh ta có ở gần đây không nữa. Chiêu muốn ra ngoài vô cùng, nhưng sợ lạc giữa ngôi nhà qua/ rộng, đầy những gian phòng đồ sợ, nhưng ảm đạm lạnh lẽo này nên cô cứ ngần ngừ.
Có tiếng gõ cửa làm cô giật mình, rồi tiếng Kha khe khẽ:
- Bích Chiêu! Có em trong đó không?
Không rời ca;i giường, Chiêu trả lời:
- Có, anh vào đi.
Kha đẩy cửa. Anh bật cười khi thấy cô ngồi thu mình một góc:
- Trời ơi! Trong em kìa. Dũng khí đâu cả rồi mà co ro như mèo ướt thế?
Bích Chiêu bĩu môi:
- Thế dũng khí của anh đâu mà mới vào tới sân nhà họ Vũ đã đòi đi chỗ khác.
Kha xoa cằm:
- Tôi nói thế để năng giá mình lên vì ở đây có một cô gái chắc là xinh lắm.
Bích Chiêu buột miệng:
- Sao anh biết xinh?
- Mỗi cái tên Nguyệt Cầm nghe đã ấn tượng rồi. Nào, em có muốn gặp bác Thực không? Đi với tôi.
Bích Chiêu sáng mắt lên:
- Anh biết chỗ à?
Kha ra vẻ bí mật:
- Tìm và tin ý sẽ ra thôi.
Chiêu ngần ngừ:
- Người ta sẽ bảo mình tư động đi luông tuông trong nhà họ, kỳ lắm.
Kha nhắn mạnh:
- Chú Bền đã nói em đây là cô chủ ngôi nhà này, em phải thể hiện quyền làm chủ của mình chứ.
Bích Chiêu ngập ngừng:
- Nhưng tôi có biết gì đâu, ba mẹ cũng chẳng hề nói với anh em tôi chuyện nhà cửa đất đai ở đây.
Kha cao giọng:
- Thì bây giờ em sẽ gặp bác Thực và hỏi cặn kẻ đầu đuôi.
Lia cái đèn pin trong tay, Kha hất hàm:
- Đi chứ cô chủ?
Bích Chiêu bước theo anh. Bây giờ cô mới có tâm trí quan sát xung quanh:
Hai người đi qua một gian phòng nhỏ, Kha mở cánh cửa và Bích Chiêu suýt kêu lên một tiếng ngạc nhiên khi trước mặt hai người là một đại sảnh cao rộng sàn lát gạch tàu đỏ ổi, bốn bề tường cao ốp gỗ nhẵn bóng chạm trổ những họa tiết cách điệu công phu màu đã sẫm lại với thời gian, các cột gỗ mun tròn to đều khắc những hình hoa lá, lâu năm đã nức nẻ nhưng vẫn còn giữ nguyên ve uy nghi.
Giữa gian đại sảnh là bàn thờ với hai câu đối chạm xà cừ treo cao dọc hai cột lớn, rồi những bộ bàn ghế gỗ đẹp tuyệt được kê phía dưới. Tất cả đều có tuổi nhưng vẫn như còn mới nhờ có tay người chăm sóc. Song tất cả lại toát lên vẻ lạnh lẽo, âm u, rùng rợn dươ/i ngọn đèn măng-xông chóe trắng treo ngay giữa.
Đêm trước khi đi, Chiêu đã nghe dì Lài kể:
Họ tộc nhà cô là mọt dòng họ lớn. Người khai sảng dòng họ làm quan to trong triều, khi về hưu đã cho xay ngôi nhà này để vui thú điền viên, rồi sau đó chính trong ngôi nhà này, cháu chắt ông đã chết dần chết mòn, những cái chết bất đắc cho những đứa bé sơ sinh mới lọt lòng mẹ, hoặc những cái chết lạ lụng của những người vừa bước vc xem động tịnh thế nào, nhưng lại ngại. Kha sợ bị ông cười, chê mình nhát gan. Nếu bị chê, anh sẽ ……mất thế với Bích Chiêu, cô bé đỏng đảnh ấy cần một tay lì lợm, bản lỉnh như anh trị, và anh phải luôn tỏ ra có vẻ phong độ đối với Bích Chiêu. Dầu không nói, nhưng Kha thừa biết Chiêu ấm ức khi anh quay về đây mà không có cô như lần trước.
Kha khẻ thở dài. Nếu biết chuyến đi này buồn như vậy, anh đã không đi. Anh những tưởng sẽ được gặp Nguyệt Cầm, nào ngờ cô vẫn chưa về nhà như đã điện thoại với anh lần đó.
Vậy là Kha hụt một cuộc gặp gỡ lãng mạn trong một khung cảnh vừa thơ mộng, vừa bí hiểm. Anh đã trải qua một ngày chán ngắt, vô vị và có lẽ những ngày tới cũng chẳng khá hơn.
Có tiếng lục đục dưới nhà. Kha đứng dậy lắng nghe. Tay cầm cái đèn pin, anh bước nhẹ ra hành lang vắng ngắt và lần từng nấc thang xuống nhà dưới. Những ngọn đèn dầu nhỏ đặt ở bốn góc nhà hắt ra những tia vàng quạch khiến Kha phải lia cái đèn pin liên tục vào những hóc tối.
Không có ai ngoài con mèo đen nhảy từ nóc tủ thờ xuống cái ghế gần đó. Con mèo to thật, nhưng nó không thể là cái vệt đen lúc nãy trên lu được.
Trở về phòng, Kha phóng tầm mắt xuống khu vườn rộng phía trước nhà. Dưới trăng một bóng người đang đi. Dáng lừng khừng của hắn ta khiến Kha liên tưởng ngay tới Sáu Bảnh.
Kha căng mắt nhìn. Đúng là Sáu Bảnh rồi. Gã người ngợm tội nghiệp này đi lang thang hay co/ mục đích đây nhỉ? Gã có thể leo vào ngôi nhà này không? Biết đâu chừng cái bóng lúc nãy là Sáu Bảnh? Nhưng nếu đúng vậy thì Sáu Bảnh vào đây làm gì?
Kha dõi mắt nhìn theo cho tới khi Sáu Bảnh vào nghĩa trang và mất dạng sau dãy mộ lớn của cụ cố nhà họ Vũ.
Trăng lẫn vào mây, cảnh vật trước mắt Kha trở nên tăm tối. Anh chui vào giường, cố dỗ giấc ngủ và mong sao trời mau sáng.
Kha thiếp đi lúc nào không hay. Anh chỉ tỉnh dậy khi bị bà Nhì lay gọi:
- Có người tìm cậu đấy.
Mắt nhắm mắt mở, Kha hỏi:
- Ai vậy dì?
Bà Nhì cộc lốc:
- Thằng Ba Thìn! Rồi bà già câù nhầu một mình:
- Mới ra một ngày đã kết bè kết đảng. Thằng Ba Thìn không vừa đâu nghen.
Kha đanh giọng:
- Anh Ba Thìn là anh cháu đấy.
Bà Nhì gặng lại:
- Rồi sao? Anh cậu thì quý giá gì. Xứ này ai chả biết họ Hoàng họ Vũ không đội trời chung. Cậu cứ tìm cớ vào nhà này, chắc chắn có ý đồ.
Kha nóng mặt định “sạc” cho bà già hay càm ràm này một mách, nhưng anh cố nhịn. Dầu sao Kha cũng là khách mà.
Làm vệ sinh cá nhân xong, anh đi như chạy ra trước sân. Ba Thìn ngồi chờ Kha trên chiếc 67 đầy bụi.
Thấy anh, Ba Thìn hất hàm:
- Cà phê cà pháo gì chưa?
Kha lắc đầu, Ba Thìn đạp máy:
- Vậy thì đi đi. Tôi dọn sẵn mọi thứ ở nhà rồi. Chỉ chờ cậu về là mình ăn sáng.
Dọc đường Thìn chẳng nói năng gì, Kha cũng làm thinh. Con đường trước đây rộn ràng những hàng xe bò chở củi gỗ giờ vắng tanh.
Tới nhà, hai anh em ngồi xuống bàn. Nhắc bình thủy chế nước vào hai phin cà phê, Ba Thìn hỏi:
- Sao chú Kiên không về mà lại là cậu?
Kha trả lời:
- Ba tôi đâu thể bỏ bệnh viện mãi được.
- Thế cậu về với ông Thực có chuyện gì?
Kha so vai:
- Thú thật, tôi về với mục đích thăm Nguyệt Cầm vì nghe cô ấy mới phẩu thuật chỉnh hình chân, nhưng …… Ba Thìn ngắt lời:
- Nhưng không gặp chớ gì. Hà, chú mày mắc lỡm con yêu nữ ấy rồi.
Kha chau mày khó chịu vì lời khó nghe của Thìn. Anh nhắc phin cà phê xuống, khuấy đường trong ly cho tan.
Ba Thìn nheo mắt:
- Này! Cầm đã nhỏ to ngon ngọt gì với cậu hả? Con b'e đã ngã vào lòng cậu chưa?
Kha lắc đầu:
- Chúng tôi chỉ là chỗ sơ giao.
Ba Thìn cười khà khà:
- Sơ giao mà vượt mấy trăm cây số đi thăm. Khó tin lắm. Nhưng tôi tin cậu và mừng …… Kha sốt ruột vì kiểu lấp lửng của Thìn, anh lầu bầu:
- Tôi chả hiểu anh mừng chuyện gì nữa.
Bưng tách cà phê của mình lên, Thìn uống một ngụm to rồi nói:
- Tôi biết cậu khó chịu khi tôi gọi Nguyệt Cầm là yêu nữ. Nhưng thật sự là vậy mà. Nó đã khiến bao nhiêu người thất điên bát đảo rồi cậu biết không?
- Một cô gái tàn tật mà có quyền lực đến thế sao?
Ba Thìn bắt bẻ:
- Chả phải cậu quay lại đây cũng vì con nhỏ à?
Kha bối rối:
- Tôi chỉ muốn cùng bác Thực khuyên Nguyệt Cầm về Sài Gòn sống vì thấy ở đây cô ấy lẻ loi đơn độc quá.
- Nếu Cầm là một thằng đực rựa, hoặc một con nhóc xấu xí, chắc cậu chẳng nhiệt tình như vậy?
Kha hơi quê, anh xẵng giọng:
- Sài Gòn thiếu gì con gái đẹp.
- Đành là vậy, nhưng đàn ông thường khoái của lạ. Cậu cũng là đàn ông, mà là đàn ông đa tình nữa chứ.
Kha gắt:
- Anh mời tôi ra uống cà phê hay để nói chuyện Nguyệt Cầm.
- Tôi đã từng hứa sẽ kể cho cậu nghe nhiều chuyẹn, trong đó có cả Nguyệt Cầm.
Kha rành rẽ:
- Nếu là nói xấu, tôi không nghe đâu.
- Cậu xem tôi như những mụ đàn bà ngồi lê đôi mách sao? Tệ thật.
- Xin lỗi. Nhưng tôi thấy anh rất ác cảm với Nguyệt Cầm, trong khi cô ấy đáng thương.
Ba Thìn nở một nụ cười khó hiểu.
- Hãy khoan kết luận về một người khi chưa biết nhiều về họ.
- Anh nói vậy là sao?
Thìn bỗng chuyển sang chuyện khác:
- Chú Kiên có cho cậu biết kế hoạch xây dựng lại toàn bộ khu rừng Cấm không?
Kha gật đầu:
- Có. Ba tôi dự định thành lập một làng Hòa Bình cho những người bị nhiễm và là nạn nhân của chất độc màu da cam.
Ba Thìn xoa cằm:
- Đó là một kế hoạch đầy ắp lòng nhân, nhưng muốn thực hiện được, không dễ chút nào.
Kha chủ quan:
- Tôi lại không nghĩ như anh vì tới bây giờ, ba tôi lẫn bác Thực đều được các cấp chính quyền, đoàn thể ủng hộ.
- Phần lớn đất sẽ hiến để thành lập làng là thuộc chủ quyền của họ Vũ. Mà trong họ Vũ đâu phải ai cũng vì người khác như ông Thực. Sẽ có tranh chấp quyền thừa kế đấy.
Kha ngạc nhiên:
- Họ Vũ còn ai đâu mà tranh chấp? Chú Hai Thể chúng ta không bàn tới rồi.
Ba Thìn lơ lửng:
- Vẫn còn đấy. Cậu cứ nhớ là ra thôi.
Kha ồ lên:
- Nguyệt Cầm à? Cô ấy rất ủng hộ việc làm này, anh hiểu lầm đấy.
- Bằng mắt, nhưng không bằng lòng mới khó chơi đấy.
- Chậc! Anh lại ác cảm với Cầm rồi.
- Tôi biết trước cậu sẽ nói thế, nên đã tran'h không nhắc đến tên con nhỏ. Cậu cứ chờ xem trò đời. Nguyệt Cầm từng biến người thành điên vĩnh viễn đó.
Kha hoang mang:
- Anh muốn nói ai?
Thìn vấn một điếu thuốc rê:
- Chắc cậu từng nghe giọng ….oanh vàng giữa đêm của Sáu Bảnh?
- Có. Tôi biết hắn ta. Một gã tâm thần.
Rít một hơi dài, lim dim mắt, Thìn lại hỏi:
- Nhưng vì sao hắn điên, chắc cậu không biết?
Kha bắt đầu quạu vì kiểu hỏi dần lân của Ba Thìn. Nhưng anh vẫn từ tốn nói:
- Họ Vũ thiếu gì người dị dạng, thất thường. Anh ta tâm thần bẩm sinh mà.
Ba Thìn lắc đầu:
- Cậu lầm rồi. Sáu Bảnh không phải người họ Vũ, anh ta điên cách đây không lâu vì bị lừa cả tình lẫn tiền.
Kha ngỡ ngàng:
- Anh muốn nói Nguyệt Cầm?
Ba Thìn trầm giọng:
- Đúng vậy. Sáu Bảnh và Nguyệt Cầm trước kia là một cặp đẹp đôi, đã đám hỏi rồi đấy chứ. Lúc đó, chú Hai Thể và ông Đỉnh, ba Nguyệt Cầm bắt đầu hợp tác khai thác đất nhà để làm bãi gỗ. Vì không có vốn nên ông Đỉnh đã hỏi mượn chàng rể tương lai một số vàng. Sáu Bảnh muốn “lấy le” với ông bố vợ, cùng cô vợ xinh đẹp nhất vùng nên đã mạnh dạn bán ngôi nhà được cha mẹ để lại cho mình ngoài thị trấn để hùn hạp làm ăn. Không còn chỗ ở, xem như Sáu Bảnh về nhà Nguyệt Cầm làm rể Chương Đài từ dạo đó.
Kha nôn nóng:
- Rồi chuyện gì đã xảy ra?
Ba Thìn vẫn chậm rãi:
- Chắc là rất nhiều chuyện xảy ra, nhưng có lẽ tôi chỉ nên kể câu chuyện tồi tệ mà dân ở đây tới giờ vẫn còn xì xào, mỗi khi Sáu Bảnh lên cơn. Lần đó Sáu Bảnh được chú Thể và ông Đỉnh giao cho đi gỗ vào Sài Gòn, nghe nói chuyến đi đó toàn gỗ loại một mà nếu không phải con rể chưa chắc Sáu Bảnh đã được nhận việc này.
Rít một hơi thuốc, Ba Thìn kể tiếp:
- Thế nhưng Sáu Bảnh không thể lường trước được mọi chuyện sẽ xảy đến cho mình trên đường đi.
Im lặng một lúc như cho Kha phải sốt ruột hơn, Ba Thìn mới kể:
- Xe gỗ vừa ra khỏi địa phận của tỉnh thì bị giữ lại, Sáu Bảnh lót tiền nhưng không xong, cậu ta bị nhốt gần một năm trời, đến khi được thả ra, mọi việc đã rồi.
Kha nhíu mày:
- Nghĩa là sao?
- Ông già vợ trở mặt vì lý Sáu Bảnh đã để kiểm lâm tịch thu gỗ. Số gỗ ấy tương đương với số vàng trước kia Bảnh cho ông ta mượn, nên bây giờ ông ta “xù đẹp”, xem như đôi bên huề.
Kha thừ người ra, mấy giây sau anh hỏi:
- Nguyệt Cầm không có phản ứng gì à?
- Phản ứng gì cơ chứ?
- Phản đối cách cư xử của ba mình chẳng hạn.
Ba Thìn cười nhạt:
- Tiếc rằng Nguyệt Cầm lại đồng ý cách giải quyết bất nhân đó. Tệ hơn nữa là cô bé đã cặp với tay chận bắt xe gỗ lậu của Sáu Bảnh, trong thời gian hắn nằm gỡ lịch trong tù.
Kha nuốt nước bọt và nghe miệng mình khô khốc. Nguyệt Cầm trong tinh khôi thế kia mà lại ….. - Tự dưng một lúc mất cả tình lẫn tiền, Sáu Bảnh đâu có chịu. Hắn tìm đủ mọi cách để gặp Cầm, nhưng con nhỏ trốn hắn rất kỷ. Một lần Nguyệt Cầm từ bãi gỗ ở cạnh từ đường về nhà mình, đã bị Sáu Bảnh chận lại. Chả biết hai bên gây gổ, gấu ó chuyện gì, xô xát ra sao mà cả hai người cùng té xuống vực ngay khúc quanh cùi chỏ của dốc Cây Da. Khi mọi người hay được thì Nguyệt Cầm đã bị gãy chân, còn Sáu Bảnh thì hôn mê bất tỉnh.
Kha ngậm ngùi:
- Khi tỉnh dậy, anh ta đã trở nên như bây giờ. Đúng không?
Ba Thìn gật đầu:
- Trong lúc đó Nguyệt Cầm chỉ chống nạng một thời gian là bình thường trở lại.
Kha hỏi lại:
- Cầm ngồi xe lăn là vì từng bị gãy chân chứ không phải cô ta có tật bẩm sinh à?
- Con yêu nữ ấy mà tật nguyền gì. Nó vờ ngồi xe lăn, vờ hiền diụ, e dè để đừng ai để ý tới nó, tưởng nó là một cô nàng khờ khạo, yếu đuối. Chớ thật ra như tôi đã nói, Nguyệt Cầm là cánh tay phải đắc lực của gã thoái hóa ấy chứ.
Kha vuốt mặt:
- Chuyện này thật khó tin.
Vứt tàn thuốc xuống đất rồi lấy chân đè cho nó bẹp đi, Ba Thìn thản nhiên:
- Cậu cứ đi mà hỏi người xứ này. Miệng thế gian như cái ……đít bò, phải lấy mo che lại, nhưng không có sai đâu.
Kha ngồi trơ ra như khúc gỗ. Anh có nên tin Ba Thìn không? Ngay từ buổi đầu găp anh, Thìn đã để lộ ác cảm với Cầm. Biết đâu giữa hai người từng xảy ra mâu thuẩn, nên tất cả những gì tệ nhất, Thìn đều trút hết vào Cầm cho bõ ghét.
Kha bức xức xoay cái ly, Ba Thìn đâu phải hạng người nhỏ nhen đó, nhưng tại sao anh vẫn thâý khó tin ông anh họ của mình. Trong thâm tâm anh, Nguyệt Cầm không thể như lời Thìn nói.
Giọng Ba Thìn lại vang lên:
- Hiện giờ Nguyệt Cầm ở Sài Gòn với gã ăn hối lộ đã bị kỷ luật.
Kha nhíu mày:
- Sao anh biết?
- Trời ơi! Dân ở đây mà không biết mới kỳ đó. Gã ấy tên Tấn, hiện có nhiều cơ sở bán gỗ ở Sài Gòn, hắn giàu sụ nhờ làm ăn phi pháp. Đợt vừa rồi, chú Thể sất bất sang bang, trốn chui trốn nhủi chớ Nguyệt Cầm và Tấn có hề hấn gì đâu.
Kha gượng cười:
- Đúng là bất ngờ cho ông Thực.
- Và cả cho cậu nữa chứ.
Kha nhún vai:
- Đương nhiên. Nhưng tôi thì ăn thua gì.
Nói như thế, nhưng trong lòng Kha chợt rã rời. Từng trải như anh thế mà bị lừa. Anh đã đánh giá thấp Nguyệt Cầm chỉ vì nghĩ cô là một thiếu nữ tàn tật, quê mùa đang cần giúp đỡ. Anh cho rằng Cầm yếu đuối, thậm chí có vấn đề tâm lý luôn sống trong lo âu, bị ám ảnh về một lời nguyền cách đây cả trăm năm. Ngờ đâu tất cả là một trò hề. Cầm đóng kịch đạt quá. Nhưng cô ta cần gì phải làm thế co( chứ? Cầm khiến anh thắc mắc vô cùng.
Ba Thìn cao giọng:
- Tấc đất tấc vàng, ông Thực sẽ gặp khó khăn khi muốn hiến đất, dù đó là phần đất của mình.
Kha từ giã Ba Thìn với tâm trạng của người bị lường gạt, dù anh chưa bị gạt mất gì, nhưng đây là một thất bại đầy ấn tượng, khiến một gã tự kiêu như Kha phải …….mắc nghẹn khi nhớ lại.
Về nhà, Kha ngạc nhiên đến mức chẳng thốt nên lời khi thấy Nguyệt Cầm. Cô đang ngồi trên những bậc tam cấp với vẻ mặt đợi chờ ai đó.
Lẽ ra phải mừng rỡ chạy tới bên cạnh, Kha bỗng dè dặt hỏi:
- Em về hồi nào vậy?
Nguyệt Cầm cười với nụ cười đẹp mê hồn khiến anh ngẩn ngơ:
- Được một tiếng đúng.
- Sao em ngồi đây?
- Em ngồi đợi anh đấy.
- Chân em sao rồi?
Nguyệt Cầm duỗi thẳng đôi chân dài của mình rồi nghiêng đầu bảo:
- Hoàn toàn bình thường. Em rất vui khi được xuất hiện trước mặt anh mà không cần xe lăn hay nạng chống.
Đưa tay về phía Kha, cô chúm chím cười. Anh nắm bàn tay rất mềm của Cầm và khẻ kéo cô đứng dậy. Nguyệt Cầm loạng choạng ngã bổ vào ngực anh. Trong phút chóc, Kha bỗng quên hết những lời của Ba Thìn. Anh bồi hồi khi nghe cô e ấp, xấu hổ:
- Anh kéo mạnh quá hà. Em bắt đền anh đó.
- Muốn anh đền cái gì đây?
Nguyệt Cầm đẩy Kha ra, mặt đỏ bừng trông thật đáng yêu:
- Đừng đùa, tội nghiệp em.
Kha chạnh lòng vì câu nói đó. Anh dìu cô bước xuống tam cấp rồi khen:
- Trông em yểu điệu hơn cả một cô gái bình thường.
Mắt Nguyệt Cầm long lanh:
- Tất cả là vì anh, nếu không gặp anh, em chưa bao giờ nghĩ tới chuyện phẩu thuật chỉnh hình đâu.
Giọng đằm xuống, Nguyệt Cầm xúc động:
- Em không còn đau khổ khi nghĩ tới cảnh Bích Chiêu được tung tăng bên anh, riêng em phải ngồi trong xe lăn nhìn theo qua màn nước mắt. Từ giờ trở đi, em có thể cùng anh đến bất cứ nơi đâu.
Kha bối rối một chút vì những gì vừa nghe. Anh hoang mang, mâu thuẩn với chính mình.
Giá như lúc nãy đừng trò chuyện với Ba Thìn thì cuộc hội ngộ này tuyệt biết bao. Nhìn gương mặt thánh thiện, đôi mắt ngơ ngác như nai của Nguyệt Cầm, Kha khó có thể tin Ba Thìn được. Nhưng lẽ nào Thìn nói dối?
Tim anh nhoi nhói đau, Kha làm thinh. Nguyệt Cầm lo lắng:
- Em xin lỗi vì đã nhắc tới Bích Chiêu của anh bằng giọng ganh tỵ không nên có.
Rồi cô tủi thân:
- Lẽ ra em phải chấp nhận ngôi vị kẻ thứ ba, không cần mà có của mình. Em chỉ làm anh khó xử thôi.
Dứt lời, Cầm bước đi bằng những bước chân nghiêng ngả của một người say sắp té. Thế là Kha lại đưa tay đỡ.
Như đứa trẻ gặp uất ức được ngả vào lòng người lớn, hầu mong được chở che, Nguyệt Cầm vùi mặt vào ngực Kha khóc tức tưởi.
- Ở Sài Gòn, em muốn gặp anh biết bao, thế nhưng em đã cố dằn vì nghĩ tới Bích Chiêu ….
Kha buột miệng:
- Với anh, Bích Chiêu như một cô em gái.
Nguyệt Cầm hỏi ngay:
- Thế còn em?
Kha lau giọt nước mắt trên bờ má trắng mịn của Cầm và chẳng biết sẽ trả lời thế nào.
Kha bước theo cô và hỏi:
- Em ở lại đây hay sẽ vào Sài Gòn?
Môi nhếch lên chua chát, Cầm hỏi lại:
- Ở đó có chỗ cho em sao?
- Bác Thực rất muốn đưa em về nhà.
Nguyệt Cầm cười khẩy:
- Nhưng em không muốn.
- Vì Bích Chiêu à?
Nguyệt Cầm im lặng, Kha nói:
- Bích Chiêu rất quý em.
Nguyệt Cầm khẻ cười:
- Đó là một cách thương hại, giống như anh đã thương hại em. Giờ em đã vững vàng trên đôi chân của mình, chắc Bích Chiêu sẽ không quý em nữa đâu, nhất là khi nó biết được lý do em chịu phẩu thuật chỉnh hình chân.
Kha nhẹ nhàng:
- Anh đã bảo tụi anh không có gì rồi mà.
Mắt Cầm bừng sáng lên. Kha nhonClick="noidung1('tuaid=949&chuongid=8">Chương 8(hết)