Chương 5

Khi bức tượng hoàn thành, Phạm Sinh được thái sư thưởng rất hậu. Lại có lần, quan nội thị Nguyễn Cẩn đến tận nơi ở của Phạm, tức ngôi chùa đổ, mang tặng vải lụa, quà của thái sư, Cẩn nói:
- Thái sư biết anh là học trò có chí. Gắng dùi mài kinh sử, chờ đến khoa thi. Thái sư còn dặn, mà có khi chưa đến khoa thi, có dịp người sẽ cất nhắc.
Phạm Sinh tỏ vẻ cảm động, tạ ơn. Cẩn về, trong lòng Phạm thấy hồi hộp. Anh biết Cẩn là người tâm phúc của Quý Ly; Cẩn đến đây cái chính là để xem xét chàng. Anh thầm nghĩ: như vậy Quý Ly có ý định dùng ta.
Hai mẹ con cô Hạnh, từ ngày về ở tại túp lều hoang bên đầm Vạc, lo việc cơm nước luôn cả cho Phạm Sinh. Hàng ngày, cứ buổi chiều, cô lại mang cơm sang ngôi chùa đổ. Còn bữa trưa, Sinh ăn cơm hàng ngoài chợ Báo Thiên. Trưa hôm ấy, ăn cơm xong Sinh đang lúi húi bên gốc đa nghe thấy tiếng người tíu tít gọi: “Phạm Huynh! Phạm huynh”. Ngẩng đầu lên, thấy cô Hạnh đang rảo bước đi tới. Phạm thầm nghĩ: Hạnh rất hiếm khi xuất hiện ở chỗ đông người, vì sợ lộ hình tích. Sao hôm nay cô ấy lại ra đây? Hạnh đứng trước mặt anh lau mồ hôi trán, má ửng đỏ, vừa nói vừa thở, đôi mắt tươi cười:
- Huynh ơi! Mừng rồi. Mừng quá rồi?
- Nàng nói mừng gì? Sao lại ra đây? Quên cả lời dặn dò mất rồi?
- Huynh ơi? Cha em... Cha em đã về.
- Sao? Nói lại anh nghe.
- Cha em về rồi... Cô gái báo tin vui sung sướng quá đến nỗi hai dòng nước mắt chảy ra. Cha được tha sáng hôm nay... Mẹ bảo mời Phạm huynh về ngay uống rượu với cha em... mừng cho mẹ con em.
Hai người vội vã quay về ngôi chùa đổ. Họ thấy hai ông bà Sử Văn Hoa đang đứng nói chuyện bên cạnh con trâu đá, dưới tán cây nhãn. Hạnh giữ Phạm Sinh đứng lại, thì thầm:
- Ngày xưa cha mẹ em quen nhau ở chỗ con trâu đá ấy.
- Sao?
- Cha bảo, lúc mới ra Thăng Long, cha ở trọ trong chùa đổ. Còn mẹ thỉnh thoảng đến bán rượu, vẫn đặt gánh ở chỗ con trâu đá. Vì ở đó có bóng mát, lại có cái bệ đá dưới chân con trâu, ngồi rất tiện.
Cô gái nói xong cười khúc khích. Phạm cũng cười.
- Thảo nào lúc chạy nạn, đêm hôm đó tối trời đến thế, bác vẫn nhớ đường đến chỗ con trâu đá. Mà này...
- Làm sao?
Cả chúng mình cũng gặp nhau lần đầu tiên ở chỗ con trâu đá... Em không nhận ra ư?... Điều lành đấy... Hạnh đỏ mặt lúng túng, và trông cô càng xinh đẹp. Phạm Sinh đến trước mặt ông già, cúi đầu vái chào. Ông Sử gầy gò lom thom, tươi cười:
- Gia đình tôi được đoàn tụ ngày hôm nay, phải chịu ơn sự cưu mang của công tử nhiều lắm.
Nói xong, ông lễ phép cúi mình vái. Phạm lúng túng không dám nhận lễ. Ông già đi dẫn đầu mọi người vào trong chùa. Ông chỉ một cây đề to, bóng mát toả một vùng:
- Chỗ này xưa kia, người ta xếp giàn củi để thiêu sư Đà La. Sau khi sư chết, có người để tưởng nhớ ông thày chùa từ bi, chết oan uổng, đã trồng một cây đề con vào nơi đó. Thế mà, nay cây đề đã thành đại thụ xum xuê... Còn ngôi chùa thì tiêu điều đổ nát. Nhanh thế đấy - ông nhìn bà và hỏi - Từ dạo ấy đến nay đã bao nhiêu năm rồi nhỉ?
- Từ dạo quân Chiêm đốt phá Thăng Long đến nay đã ngót nghét ba chục năm.
- Nhanh thật! Tôi với bà nay đã thành người già cả rồi.
Ông ngậm ngùi đứng trước pho tượng hộ pháp lở lói:
- Xưa kia, pho ông Thiện đẹp nhất chùa này. Nơi đây vàng son chói lọi. Hương khói không bao giờ tắt. Thế mà ông Thiện nay đã cụt tay.
Cô Hạnh thật khéo. Không biết bằng cách nào đã tìm được một hũ rượu mơ thơm nức. Ông nhấp hớp rượu rồi sáng mắt nhìn vợ:
- Đúng là rượu nhà ta. Những ngày gian truân ấy mà bà vẫn giữ được nó sao?
- Những ngày gần đây, đã thấy nguôi nguôi, chẳng còn ai để ý đến mẹ con tôi nữa. Không hiểu sao tôi cứ tin rằng ông sẽ tai qua nạn khỏi. Tôi bảo con Hạnh: “Nhà mình còn hũ rượu quý chôn ngoài vườn. Con về đào lên. Bố mày sắp về rồi đó...”. Con Hạnh về làng. Nhà mình ở rìa đồng, vang vẻ, không ai để ý...
Ông Sử Văn Hoa tinh ý, đã thấy Hạnh nhìn Phạm mỉm cười và đỏ mặt lên. Ông cũng mỉm cười nói: Con gái tôi mang rượu ngon về, thứ nhất để mừng cha, nhưng thứ hai cũng để tạ ơn Phạm công tử nữa chứ.
Mọi người đều vui vẻ cười ran. Lúc chỉ còn hai người đàn ông bên mâm rượu, ông Sử hỏi:
- Bác nghe em Hạnh nói vừa qua cháu vào hoàng cung làm tượng, được thái sư Quý Ly ban thưởng?
- Bẩm... vâng... thưa bác...
- Nếu ta không lầm... cháu có ý định... đến gàn thái sư.
Phạm nghĩ ngợi, rồi nói:
- Cháu nghĩ... bác là người đã bị ông ta làm cho điêu đứng?
- Đúng vậy. Bác chỉ bị... Ông ta làm cho khổ thôi, còn nhiều người khác bị ông ta cướp đi cả tính mạng.
- Vậy phải làm thế nào? ý đồ của ông ta, hầu khắp mọi người đã biết... Ông ta là một người tài giỏi ư?.. Một kẻ bất trắc ư?... Hay một hôn quân, bạo chúa ngày mai? Phải ủng hộ ông ta hay phải tiêu diệt ông? Cháu là đứa con mồ côi. Ai là người đã giết cha mẹ cháu? Ai là người gây nên sự hôn độn, điêu linh hôm nay? Nhà Trần đã đến thời mạt vận hay sao?... Bao nhiêu câu hỏi cháu đã suy ngẫm, cháu đã thấy lý lẽ của bao nhiêu người và thấy ai cũng có cái lý riêng. Tuy nhiên, chỉ có một điều ai ai cũng thấy, ông ta là một con người quá ư tàn nhẫn...
- Cháu có biết Quý Ly định nay mai đặt quốc hiệu cho nước ta là gì không?

Truyện Hồ Quý Ly Chương 1 Chương 2 Chương 3 Phần II - Chương 1 Chương 2 Chương 3 Phần III - Chương 1 Chương 2 Phần IV- Chương -1- Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Phần V - Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Phần VI-Chương -1 - Chương 2 Chương 3 Chương 4 Phần VII - Chương - 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 nhưng không thể thiếu hoạn quan. Vì thế cả ông khi còn sống và con ông lúc nối ngôi đều tăng cường dùng hoạn quan người nước ngoài. Dùng cách này có nhiều cái lợi... Trong những điều lợi ấy, nhà Minh có thể mua chuộc, dùng hoạn quan và người nhà của họ làm gián điệp dò xét đất nước ta.
- Đã có dấu hiệu đó?
- Đã có nhiều chuyện rõ ràng về việc dụng gián của họ.
- Tại sao ta không lợi dụng lại đưa người của ta sang...
Nguyễn Cẩn gật đầu:
- ý của huynh thật đúng với ý thái sư.
Hai người đến bên bờ rào khu “nhà thiến” đã được mang cái tên mỹ miều: “Tịnh thân đường”. Những chuyện vừa xảy ra kích thích trí tò mò của Phạm đến cao độ. Nhưng Cẩn không đưa bạn vào đó, anh ta chỉ đứng bên ngoài để giới thiệu:
Người được tịnh thân phải hoàn toàn tự nguyện. Ký giao kèo cam kết bằng lòng, gia đình được trả một món tiền lớn. Ba ngày đầu tiên, họ được nhốt trong căn nhà thứ nhất; mỗi người một phòng riêng, kín gió. Ba ngày đó kiêng ăn uống mọi thứ để sau đó không đại tiểu tiện. Sáng hôm thứ tư, người tịnh thân được uống một thứ rượu thật nặng, uống cho đến say mềm, mê man bất tỉnh. Tiếp đó, đưa họ sang căn nhà thứ hai. Nơi đây chính là y đường, nơi tiến hành việc cắt bỏ. Chỗ sẽ cắt phải tẩm dầu tê. Dao thật sắc, cắt một nhát là xong tất cả cụm, không bỏ sót một tí gì. Cái khó là chọn đúng chỗ. Cắt chệch chỗ có thể chết. Người tịnh thân nằm trên bàn, cái bàn đặt trên một hố vôi bột. Sau khi cắt, họ được đưa sang ngôi nhà thứ ba, ngôi nhà dưới gốc cây mát rượi. Chung quanh bao bọc những vườn hoa. Người tịnh thân xong, nhịn ăn thêm ba ngày, và ở trong nhà kín, kiêng gió nửa tháng...
Nghe Cẩn say sưa nói, một thoáng nghĩ chua chát chợt len lỏi vào trong tâm tưởng Phạm Sinh. Từ trước đến nay, Phạm cứ tưởng mình đã bày đặt sắp xếp cho mọi việc phải xảy ra theo ý riêng mình, hoá ra lại là bị xỏ mũi. Tưởng chủ động hoá ra bị động. Hai người quay trở về lúc trời đã xế chiều. Người đàn bà có gương mặt buồn đã sắp sẵn cơm rượu. Phạm cáo từ định ra về, nhưng Cẩn cố giữ lại.
Đêm nay, huynh phải ở lại. Chúng ta sẽ hàn huyên cho thoả thích. Huynh đã cho tôi bơi thuyền ngắm tràng trên Đại Hồ. Còn tôi, đêm nay sẽ đãi huynh một bữa tiệc trăng thâu đêm suốt sáng trên Tây Hồ. Nguyễn Cẩn sai gia nhân chuẩn bị một con thuyền nửa có mui, sắp sẵn đủ cả chăn màn, đồ nhạc khí, rượu ngon và thức nhắm. Chờ trăng lên mới cho thuyền rời bến.
Lũ gia nhân đẩy mái chèo ra đến giữa hồ, cắm sào, neo thuyền, rồi sang thuyền khác bơi tản vào sương mù, chỉ còn để lại hai người giữa mênh mông sóng nước. Chiếc đèn lồng buộc trên cọc thuyền cao thắp lên, ánh vàng lan toả vào sương đêm, làm cho không gian quanh vùng hồng hồng sắc đỏ, nhưng đưa mắt nhìn đến cuối trời thì lại chỉ thấy một mầu tím ngắt. Phạm Sinh thở dài. Nguyễn Cẩn vội thả đèn xuống, tắt đi, rồi nói:
- Đã lâu lắm tôi chẳng bơi thuyền. Ngày trước hai hoàng thân Nguyên Dận và Nguyên Uyên vẫn thuê thuyền để chơi bời hát xướng trên hồ. Lúc đó, thuyền này chứa được chục người. Đèn lồng treo quanh thuyền toả ánh xanh đỏ xuống mặt nước. Rồi kỹ nữ đàn ca thâu đêm... Rộn ràng, đẹp đẽ như cảnh tiên. Về sau Dận và Uyên, lúc Nghệ Hoàng mất, có ý phản nghịch, bị thái sư xử tội chết. Từ đó, Tây Hồ hết cảnh náo nhiệt. Bọn gia nhân tưởng tôi và huynh cũng như Dận và Uyên khi xưa nên đã thắp đèn lồng... nhưng chỉ thắp thử một chiếc thôi.
Phạm cười vang mặt nước.
- Hoá ra họ có ý thăm dò... tưởng tôi là một công tử, biết đâu rằng chỉ là anh học trò kiết.
Hai người ra đứng ở đầu thuyền, ngắm nhìn đêm Tây Hồ. Trăng lu. Cả một bầu trời pha sữa loãng. Không có gió, chỉ có sương giăng mù mịt và một không gian tịch mịch, vắng cả tiếng chim đêm.Thỉnh thoảng, sương lại vén màn, để mắt ta thoáng nhìn thấy những ngọn đèn chài ở tít xa xa, như những đốm lửa ma trơi lúc phồng to bằng quả bưởi, lúc xẹp nhỏ chỉ như hạt đậu rồi thoắt một cái đã biến mất, chỉ còn để lại dấu tích của chúng ở những tiếng thanh tre gõ cá lách cách vang lên, nhưng rồi cuối cùng cũng mơ hồ, mất tích trong tịch mịch.
Hai người uống rượu, ngâm thơ, đàn hát, lấy làm thoả thích. Nguyễn Cẩn, nhân chén rượu cao hứng, tay đánh đàn miệng hát. Đầu tiên hát bài “Trăng có tự bao giờ?” rồi sang điệu “Hoa say” cuối cùng lại trở về “khúc Phượng Hoàng”.
Phượng hoàng hề
Phượng hoàng hề bay vút trời cao..
Đến bài này, cao hứng đã đến tột độ, giọng chàng cảm khái, vang vang trong đêm, hoà cùng tiếng sóng oàm oạp vỗ thuyền. Nghe hát xong, Phạm gật đầu:
- Thật bi tráng, nhưng phảng phất chút buồn.
Cẩn gật đầu với sự tri âm... chàng lặng lẽ ngồi xuống uống luôn ba chén rượu. Câu chuyện dần dần đi vào tâm sự.
- Người ta sinh ra ở trên đời không gì bằng thoả chí bình sinh...
- Thế nào là thoả chí?
- Thứ nhất: có một người bạn tri âm, đêm xuống thả thuyền mặc trôi trên sông. nghêu ngao hát khúc “Chu trung thính vũ” chẳng là thoả thích hay sao?
Hai người cười to, chúc nhau cùng uống.
- Thứ nhì: có một tấm hồng nhan, vừa là người đẹp, vừa là bạn tri kỷ, lúc sênh sang thì cùng lên xe xuống ngựa, lúc thất thế sa cơ thì rau cháo không lìa, há chẳng phỉ chí ở đời lắm sao?
- Còn thứ ba?
- Thứ ba là rồng mây gập hội. Kẻ sĩ chỉ là những đám mây trôi nổi trên trời... may ra chỉ hoá thành một cơn mưa, một bóng râm che mát cho đời chốc lát. Mây phải gặp rồng. Có rồng thì mây mới trở thành vần vũ, mới tạo thành chớp giật sấm ran, mới có thể đổi thay thiên hạ, mới có được cái cao vọng nhất trụ kình thiên (trụ chống trời) thay sông đổi núi... Làm cho thiên hạ thành đời Nghiêu Thuần... thái bình.
Phạm Sinh cầm bầu rượu lên tu một hơi dài, chàng không rót ra chén nữa. Và chàng bâng qươ hỏi:
- Nghĩa là phải có biệt nhãn, phải biết nhận ra rồng.
- Phải. đúng là biệt nhãn. Mây phải có biệt nhãn để tìm rồng... mà rồng phải có biệt nhãn để nhận mây. Trên đời mấy ai được phú cho biệt nhãn?
Đến lúc này, họ đã uống tràn cung mây. Họ luân phiên nhau nói, những tiếng nói có lúc là tự nhủ với mình, có lúc lại là lời tâm sự.
- Thật thoả chí bình sinh khi rồng gặp mây. Nhưng đã bao giờ huynh gặp tiên chưa? Tôi nghe nói ở Tây Hồ có vị thuỷ tiên trú ngụ... đêm đêm lúc hoá thành cô gái hái sen, người nức hương, vừa bơi thuyền vừa hát, tiếng hát làm ngát cả một góc trời, có lúc lại biến thành một ông già râu tóc bạc phơ, thổi tiếng tiêu buồn vào đêm tĩnh lặng, ru êm cơ cực trần gian... Như thế cũng chẳng thoả chí lắm sao?
- Con rồng ẩn nay đã hiện hình...
- Tôi hiểu, tôi hiểu ý huynh muốn nói gì...
- Còn chần chờ gì nữa... Thái sư đã nhìn ra tài của huynh.
Cuộc chuyện trò đã quay về đời thực. Cái thực khủng khiếp may nhờ đêm trăng ấp sương, nhờ những hồ lô rượu mịt mù, đã làm giảm bớt sự thô kệch, mài nhẳn những góc cạnh gồ ghề của nó. Chẳng nhớ được rượu nói hay là ai nói nữa?
- Huynh có biết tại sao chúng ta lại uống rượu đêm nay ở một nơi chỉ có trời nước mênh mông và riêng hai chúng ta không?
- Là bởi bài “ Chu trung thính vũ” của tôi hôm xưa. Nó cũng là một câu tâm sự.
- Để tôi kể cho huynh nghe một câu chuyện ngày xưa của nước ta. Ở phường Thái Hoà, bên Hồ Tây, khoảng chỗ kia kìa... thời vua Lý Thánh Tông có một kẻ sĩ tên là Lý Tuấn. Anh ta, ngày học võ, đêm học văn, trở thành người văn võ kiêm toàn, nức tiếng Thăng Long. Tuấn lại có gương mặt khả ái, được bổ vào ngạch thị vệ hầu vua. Lý Thánh Tông rất yêu mới bảo: “Nhà ngươi mặt mày đẹp đẽ, lại có tài, ta muốn hậu dụng. nhược một nỗi không trong hoàng tộc, khó có chức cao. Nếu người bằng lòng “tịnh thân” ta sẽ phong cho chức Hoàng môn chỉ hậu, ngày đêm ở bên ta làm người tâm phúc”. Lúc ấy, Lý Tuấn mới 23 tuổi, mới có vợ, nhưng vì là người có chí lớn, nên bái tạ ơn vua, nhận ba vạn quan tiền, rồi tự hoạn... Ông đã lập bao chiến công hiển hách phá Tống, bình Chiêm, lưu danh trong sử sách đến muôn đời...
- Vâng, Lý Tuấn tức vị đại anh hùng Lý Thường Kiệt...
- Kẻ được người tri âm, nhất là khi người tri âm ấy lại là một đấng minh chủ thì thân ta phỏng có sá gì. Ôi! Đại nghĩa? Vì đại nghĩa, vì người tri kỷ mà Dự Nhượng nuốt than... Này, huynh có để ý đến gương mặt người vợ hiền của tôi không?
- Một gương mặt buồn đến tan nát...
- Thế đấy tôi đâu dám sánh với người xưa... Nhưng một bận thái sư gặp tôi, người bảo: “Ngươi là kẻ có tài, ta rất yêu...”. Còn tôi, tôi đã đọc sách Minh Đạo và phải nói, tôi đã tôn sùng thái sư. Và để tỏ rõ lòng sùng kính, sự tri âm của mình... Tôi đã... tự... tôi... đã để lại một vết thương không chữa nổi trong lòng. trên gương mặt vợ tôi.
- Huynh đã...?
- Vâng... tôi đã làm như vậy...
- Cha huynh có bằng lòng không?
- Cha tôi bảo: “Anh đã có con trai, đã có người nối dõi. Còn chí trai... tuỳ anh quyết định. Ở đời, chẳng có việc lớn nào lại dễ dàng... Làm việc lớn, thân mình có thể tiếc được chăng?...
- Chí lớn! Ha ha... Chí lớn!
Phạm nâng hồ lô rượu lên uống một hơi dài và cười sằng sặc.
- Lý Thường Kiệt đấy? Tư Mã Thiên đấy? Toàn những con người bị thiến hoạn. Ngay cả như huynh... nếu huynh muốn được trọng dụng, cũng không thoát khỏi các thông lệ đó đâu. Ở cạnh một con người kiệt xuất, nếu ta không phải là kẻ bị hoạn hỏi có ai tin? Mà người ta cũng lo liệu cho thấu tình đạt lý... ví dụ huynh sẽ có ba vạn quan tiền... Huynh sẽ mua năm người thiếp... và chờ cho đến khi những người đàn bà ấy đã mang thai... lúc dó.. lúc đó.. sẽ là...
- Ha ha. ta sẽ có năm người thiếp... sẽ có năm đứa con, sẽ là anh quan thị... sẽ thực hành chí lớn...
Phạm và Cẩn uống cho đến li bì quay cuồng trời đất. Họ đếm sao, đếm trăng, nhìn thấy một trăm ông trăng chìm đáy nước. Họ cúi đầu qua mạn thuyền rồi nôn mửa cả vào mặt nước, cả vào những mặt trăng... những mặt trăng vàng úa như những kẻ mác chứng hoàng đản...
--!!tach_noi_dung!!--


Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 3 tháng 4 năm 2007

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--