Phần IV- Chương -1-
Cái chết của ông vua già

Âm mưu như lũ mèo hoang, trong đêm den, đi giầy nhung, nhẹ nhàng len lén đến gặp nhau. Lúc ông vua già Nghệ Tôn đang hấp hối này chính là lúc âm mưu lồng lộn nhất.
Nguyễn Cẩn cứ tưởng Trần Khát Chân và Trần Nguyên Hàng không gặp mặt nhau trong giờ phút này; nhưng chính lúc Cẩn đang bẩm trình riêng với thái sư Quý Ly trong mật thất, thì Trần Nguyên Hàng đã giả trang, đến gặp Khát Chân. Nhà Nguyên Hàng ở gần Văn Miếu, sát Đại Hồ là khu hồ lớn chạy dài suốt từ cửa nam hoàng thành đến vùng Trại Mai. Nguyên Hàng áo tơi nón lá cùng người gia tướng rậm râu, xuống thuyền nhỏ, bơi trong sương mù đi xuống vùng nam Thăng Long.
Chập tối, khi Nguyên Hàng được triệu vào cung gặp thượng hoàng Nghệ Tôn, ông vua già nắm lấy tay quan Thái bảo, rớt nước mắt:
- Giờ của ta đã đến rồi. Ta muốn cùng khanh đến thái miếu lần cuối cùng để bái lạy tổ tông.
Đám lính hầu đã sắp sẵn kiệu, đỡ đức thượng hoàng dậy. rước sang nhà thái miếu. Ông vua già gượng ngồi xuống chiếu hoa. rồi cúi rạp mình sát đất trước bàn thờ. Ông đập đầu xuống đất, khóc rưng rức:
- Con là kẻ mắc tội lớn với tổ tiên. Con đã lầm dùng người, tạo điều kiện cho kẻ ngoại thích lộng hành. Giờ đây con sáp hết tuổi trời, sắp trở về với tổ tông, hối lại thì đã muộn. Cơ nghiệp nhà Trần lúc này, như ngọn đèn trước gió. Mong các bậc tiên vương hãy phù hộ cho con cháu, để trung hưng lại công nghiệp hiểu hách của cha ông.
Trần Nguyên Hàng quỳ sát sau lưng Nghệ Tôn, nghe tiếng khóc của ông vua già như đứt từng khúc ruột. Ông vua già nắm lấy tay Hàng:
Lúc này, trẫm biết cậy vào ai? Nguyên Đán đã chết. Duệ Tôn đã chết. Trần Sư Hiền thì già lão. Còn phủ quân tướng công Trần Nguyên Uyên chỉ biết đêm ngày vùi đầu vào rượu chè hát xướng trên hồ Tây. Trong tôn thất, khanh là người bình tĩnh nhất, trí lực nhất, ta chỉ còn biết tin cậy vào khanh. Con ta. Thuận Tôn còn trẻ dại, lại nhu nhược. Kẻ quyền thần thì mưu lược, vây cánh lại hầu khắp triều đình...
Xin thượng hoàng cứ yên tâm, thần dù gan nát óc lầy cũng cương quyết bảo vệ cơ nghiệp nhà Trần Khanh nói đúng. Bảo vệ cơ nghiệp tổ tiên. Đó là điều cốt yếu mà trẫm mong muốn...
- Khanh có hiểu ý của trẫm không? Trẫm không phải chỉ muốn bảo vệ mạng sống cho con trẫm. Điều cốt tử chính là cơ nghiệp nhà Trần... Hiện nay, chỉ có hai người trẫm tuyệt đối tin cậy: đó là khanh và thượng tướng Trần Khát Chân. Đoạn nói chuyện riêng ở trên. Nguyễn Cẩn không biết. Con người đầy tai mắt ấy cũng không biết cuộc mật đàm giữa Nguyên Hàng và Khát Chân trong đêm ấy, khi Nguyên Hàng trở về phủ và đi thuyền lẻn đến Trại Mai.
Gian bí thất, ở nhà hậu đường, trông ra cái sân sau nhỏ, ở đây Khát Chân chỉ để những chậu hoa quý nhất của mình. Thượng tướng thân chính ra đón khách quý, dẫn vào nơi mật đàm. Sau khi chủ khách yên vị, ông nói: Xin quan Thái bảo yên lòng, chung quanh đó có nhiều gia tướng tin cậy canh phòng cẩn mật. Nơi bí thất chỉ có riêng tôi và người bõ già Lão Mai được ra vào. Ông bõ già mang trà vào rồi lui ra ngay, khép kín cửa cẩn thận sau lưng. Gian phòng lúc này chỉ côn ba người: Khát Chân, Nguyên Hàng và tráng sĩ râu đen. Thượng tướng chăm chăm nhìn vào mặt con người rậm râu. Gã mặt vuông chữ điền, mắt tròn to. râu quai nón, mặc bộ đồ nông dân mầu nâu bằng loại vải thô. Quần áo cắt rộng nhưng vẫn không dấu nổi được những bắp thịt gỗ lim hằn dưới làn vải. Thái bảo Nguyên Hàng hiểu ý, ông giới thiệu:
- Gia tướng của tôi tên Tổ Thu, họ Phạm, học trò của danh sư võ nghệ Sư Tề nổi tiếng đất Thăng Long thân sinh của đô tướng Nguyễn Đa Phương, và cũng là thày dạy võ nghệ, binh pháp cho Quý Ly.
Thượng tướng như lạc về quá khứ:
- Cụ Sư Tề và Nguyễn Đa Phương đã giúp Quý Ly rất nhiều. Nhất là hồi loạn Dương Nhật Lễ. Quý Ly và Đa Phương kết nghĩa huynh đệ. Nhưng một khi thấy Đa Phương khác ý, Quý Ly liền giết ngay. Hiếm thấy có một con người nào lòng dạ ghê gớm như ông ta. Cụ Sư Tề được tin con bị giết đã bỏ trốn tuyệt tích khỏi Thăng Long. Cụ hiện nay mai danh ẩn tích ở đâu cũng chẳng hay - Thượng tướng đưa mắt như có ý hỏi tráng sĩ rậm râu. Phạm Tổ Thu liền nói:
- Thầy chúng tôi như hạc nội mây ngàn, nay đây mai đó. Đến như lũ học trò chúng tôi cũng không biết nơi ở của thầy. Chỉ khi nào có việc cần, thầy tôi mới thư cho biết.
- Học trò của cụ ý tứ ra sao?
- Bẩm đại nhân, chúng tôi, lũ học trò lớp sau của thầy, vẫn luôn nhớ tới cái chết oan khuất của sư huynh Đa Phương. Chúng tôi vẫn một dạ, nguyện trả mối gia thù cho sư phụ.
- Tráng sĩ chỉ có một mình?
- Dạ, học trò của cụ Sư Tề khá đông. Riêng lớp chúng tôi có hai người cùng họ Phạm cả. Tôi là Phạm Tổ Thu, em tôi là Phạm Ngưu Tất. Trước khi về Thăng Long, anh em tôi đã cắt máu ăn thề trước sư phụ, nguyện xả thân vì đại nghĩa. Nguyện sẽ chu diệt tên gian thần đại nghịch, đại bất nhân bất nghĩa, để cứu nguy xã tắc.
Thượng tướng gật đầu hài lòng, con mắt của Thái bảo cũng ánh lên những tia vui. Nguyên Hàng cười, thì thầm vào tai thượng tướng:
- Anh em họ đều là những nghĩa sĩ trung dũng. Tôi đang có ý muốn đề cử Ngưu Tất về đây hầu hạ thượng tướng. Họ sẽ là những người liên lạc thay mặt chúng ta.
Khát Chân tỏ vẻ vui mừng và muốn bắt đầu nói chuyện riêng. Ông vỗ tay ra hiệu ba cái, ông lão bộc đẩy cửa bước vào, dẫn tráng sĩ rậm râu ra ngoài.
Lúc này, chỉ còn hai vị chiến tướng bảo hoàng ngồi trước ngọn bạch lạp.
Nguyên Hàng:
- Tình thế khẩn cấp lắm rồi. Đức thượng hoàng đang hấp hối. Giỏi lắm chỉ vài ngày nữa là cùng. Cần nhanh đảng phò vua cứu nước. Kẻ tiểu nhân đã lập được băng đảng sâu, dày. Chỗ nào cũng có tay chân của Quý Ly. Chẳng lẽ người quân tử không tập hợp được băng đảng hay sao? Đó là việc sống còn.
- Người trung hiếu với nhà Trần không phải ít. Quý Ly đã giết bao người. Vì vậy, người quân tử phải im hơi lặng tiếng, nén lòng chờ thời...
Nguyên Hàng:
- Điều đáng tiếc là người trung hiếu chỉ biết giữ tiết tháo của kẻ sĩ, thà chết vì đại nghĩa. chỉ biết câu “sát thân thành nhân”. Kẻ tiết tháo đáng quý. Nhưng đáng quý hơn vẫn là thành công. Vì vậy, lúc này chúng ta cần những người nằm gai nếm mật, ngoài mạt như kẻ tầm thường. nhưng bụng chứa đầy cơ mưu sâu xa.
- Tôi hiểu ý quan Thái bảo.
Đức Nghệ Hoàng sắp ra đi. Tối nay, người khóc ở thái miếu, và đặt hết hi vọng cứu nguy cơ nghiệp nhà Trần vào hai chúng ta. Kẻ phản nghịch là loài cáo, thì chúng ta phải như loài rắn độc.
- Tôi có thể biết lòng dạ của những người trung thần căm ghét Quý Ly đến tận xương tuỷ. Có thể kể: trụ quốc Trần Nhật Đôn, thượng thư Lương Nguyên Bưu. các vương hầu Nguyên Uyên, Nguyên Dận. và hành khiển Hà Đức Lân...
- Chúng ta cũng cần những người chức vụ nhỏ bé hơn, nhưng biết luồn sâu luồn xa, trá hàng nằm ngay trong hang ổ của địch.
- Mỹ nhân kế ư? Dụng gián ư?
- Riêng hai chúng ta phải thật mềm dẻo nằm im không lộ diện. chờ đợi...
- Từ nay tôi với thượng tướng sẽ ít gặp nhau, trừ phi cấp bách. Mọi việc sẽ qua anh em Tổ Thu, Ngưu Tất.
Chợt nhớ tới một điều quan trọng còn quên, Khát Chân giật mình:
- Thái bảo có biết Bùi Bá Kỳ không nhỉ?
- Kỳ nào?
Một tì tướng của tôi, đã tham dự trận đánh Chế Bồng Nga trên sông Hoàng Giang. Một người họ ngoại nhà Trần, rất trung tín, rất đáng tin cậy.
- Thế sao?
- Kỳ đã móc nối được với nhà Minh, đã đích thân sang phương Bắc.
Câu chuyện chợt sững lại. Nguyên Hàng trầm ngâm rất lâu rồi thì thầm:
- Thượng tướng nhớ chuyện Trần Nguyên Diệu chứ? Chính tay ông đã chặt đầu Nguyên Diệu. Diệu đầu hàng Chế Bồng Nga...
- Không hẳn là đầu hàng. Diệu căm giận Quý Ly, cầu viện họ Chế, định nhờ tay Chế để giết Quý Ly.
- Tôi hiểu ý Thái bảo rồi!
- Phải tự tay chúng ta thôi...
- Thái bảo đúng.
- Phải ngăn ngay Bá Kỳ đừng dính líu với nhà Minh. à có lẽ thế này thì hơn. Phải cắt đứt quan hệ với Bá Kỳ.
- Kìa! Thái bảo làm sao thế?
- Tôi thấy chóng mặt... Như thể buồn nôn.
- Có lẽ gió...
Không sao? Xong rồi! ổn rồi!
Câu chuyện giữa hai người lại tiếp tục thầm thầm thì thì, có lúc ngập ngừng, có lúc sôi nổi, cho đến khi gà gáy lần hai.
Âm mưu trong bóng đêm, như cái nhọt bọc càng lúc càng tấy, nhưng chẳng ai nhìn thấy cả. Cho đến khi đôi mèo hoang lang thang trong đêm đen trở về, chúng ướt đẫm sương đêm đứng trên cây mai già trước tư dinh của quan thượng tướng, và cất tiếng gào thê thảm như tiếng trẻ con bị bóp cổ và dìm xuống nước, đến lúc đó, hai cây trụ cột của nhà Trần mới đứng dậy, chia tay.
Quan Thái bảo, khăn trùm đầu, cùng tráng sĩ rậm râu xuống thuyền bơi trong hồ sen đầy sương mù, thầm lén như kẻ ăn sương, đêm tàn bắt đầu trở về hang ổ.

Truyện Hồ Quý Ly Chương 1 Chương 2 Chương 3 Phần II - Chương 1 Chương 2 Chương 3 Phần III - Chương 1 !!!9023_8.htm!!! Đã xem 192547 lần. --!!tach_noi_dung!!--


Chương 2

--!!tach_noi_dung!!--
Trần Nghệ Tôn chú trọng nhất tới văn hiến. Qua thời Trần Dụ Tôn rồi Dương Nhật Lễ, triều đình không chú ý gì tới chính sự, chỉ lo hưởng lạc, nên dân rất nghèo và triều chính thì thối nát, tất cả cái cơ nghiệp điêu tàn ấy đổ hết xuống vai Trần Phủ.
Chu Văn An dạy học ở núi Chí Linh, nghe tin đảng giặc đã tan, bọn gian thần xiểm nịnh đều đã chết cả và Thăng Long nô nức đón vua mới Nghệ Tôn, ông thầy già đang ốm cũng khỏe hẳn lại. Ông chống gậy về kinh đô chúc mừng vua mới. Ông thầy già quỳ giữa sân rồng nước mắt đầm đìa sung sướng, Nghệ Tôn lật đật xuống ngai vàng đến đỡ ông dậy. thuở còn là hoàng tử. Ông được thầy Chu dạy dỗ nên vẫn lấy tình thầy trò cung kính với ông:
- Thưa thầy, học trò tài hèn đức mỏng, mới lên ngôi, nếu được thầy dạy dỗ bổ khuyết cho những chỗ non nớt của công việc chính sự...
- Tâu bệ hạ, thần nay đã quá già, lại ốm yếu luôn e không đương nổi công việc. Bệ hạ là người sáng suốt nhân từ, đó là điều đại phúc cho dân. Bệ hạ lại đã trải qua nhiều năm làm quan đầu triều, hiện nay. lại xuất hiện nhiều nhân tài... Thần chỉ mong bệ hạ coi dân như con, cùng chia sẻ vui buồn với dân... lấy vương đạo làm con đường hướng thượng.
- Thưa thầy, học trò xin lấy lời thầy dặn làm châm ngôn chính sự.
Tuy Chu Văn An không ở lại triều mà quay về làng, nhưng câu chuyện vua Nghệ Tôn không lấy lễ vua tôi, mà là lấy lễ học trò đối với thầy ra tiếp đón Chu Văn An đã làm dân Thăng Long nức lòng khâm phục và từ đấy Nghệ Tôn nổi tiếng vua hiền. Khi Chu Văn An ốm tại quê Thịnh Liệt, vua thân hành đến thăm tại nhà. Đó là nghi lễ chỉ dành riêng các đại công thần. Khi chết, lại sai quan tư đồ Trần Nguyên Đán đến dụ tế, tặng thuỵ, rồi có mệnh lệnh cho tòng tự ở Văn Miếu. Tất cả sự trân trọng của Nghệ Tôn đối với Chu Văn An đã làm kẻ sĩ khắp nước phấn khởi. Nghệ Tôn hỏi Quý Ly:
- Khanh nghe ngóng thấy tình hình phục hưng đất nước ra sao?
- Tâu bệ hạ, vừa qua nhà vua xử sự rất trọng thị với bậc danh nho, đã làm phấn chấn các nho sĩ. Ở Thăng Long, những kỳ giảng văn tại Văn Miếu, học trò kéo đến nghe đông nghịt. Ai cũng biết bệ hạ mong người hiền như hạn mong mưa... Tuy nhiên...
- Khanh cứ thật lòng, ý thế nào cứ nói cho hết.
Quý Ly lúc đó đang sung sức, năng nổ. Vị quan trẻ mắt sáng lên nói với vua:
- Thần trộm nghĩ nước ta như cái giếng khơi để lâu năm, dưới đáy có nhiều bùn nhơ lắng cặn...
Quý Ly trong khi nói vẫn chú ý theo dõi sự thay đổi trên nét mặt Nghệ Tôn. Ông thấy vầng trán nhà vua nhíu lại một hồi lâu mới dãn ra. Quý Ly cũng cắn môi, nhưng cuối cùng ông quyết định giáng một đòn sấm sét:
- Thần liều chết xin tâu: Có thể nói, cái giếng cũ toàn một thứ nước tanh tưởi, những nguồn sinh thuỷ, những mạch nước ngầm trong và mát đều đã bị bịt kín. Vừa qua, bệ hạ lên ngôi, đó là trận mưa rào. Nước dâng cao trong lòng giếng. Hiện nay thứ nước mới vừa thơm vừa lành là chính. Thứ nước cũ chở đầy xú khí, nó nặng nề và khôn ngoan nép mình dưới đáy, nhưng rồi đây, mưa rào qua đi, mặt nước phẳng lặng sẽ là dịp cho thứ nước tanh hôi len lén bò lên và hoà vào nước mới. Một tháng, hai tháng, một năm, hai năm... cuối cùng nước mới cũng thành nước cũ...
- Khanh nói khéo lắm! Chuyện cái giếng của khanh ta nghe cũng được đấy. ý khanh thế nào? Phải tát hết nước cũ đi chứ gì? Phải khơi lại các mạch ngầm, các dòng sinh thuỷ. Phải vét hết bùn tanh. Thậm chí phải đào rộng giếng ra, phải khoét sâu xuống lòng đất sét để tìm ra những nguồn mạch to lớn hơn được đùn lên ào ào từ dòng sông ngầm, dòng sông âm ty bí ẩn dưới sâu mà sức mạnh của nó thì vô cùng dữ dội... Có đúng như vậy không? Hỡi ông em yêu quý của ta? Hỡi ông em đầy táo bạo của ta?
Nghệ Tôn càng nói giọng càng to, càng nói càng làm bật tung những dòng suy nghĩ từ lâu nay Quý Ly vẫn âm thầm nung nấu một mình. Nghệ Tôn nắm lấy tay em rể:
- Bao lâu nay, khanh đã đưa ra nhiều ý kiến, thú thực, những ý kiến làm ta phải đắn đo. Có ý kiến ta đã bắt đầu cho thi hành, nhưng có ý kiến ta còn cần suy nghĩ. Bởi vì ý khanh muốn phải làm xáo động tất cả, muốn phải chạm tới con sông âm ty hung dữ, ẩn ngầm. Ta biết, sức của con sông ngầm ấy là vô biên, có thể đào núi và lấp biển. Nhưng nó cũng là loài bất kham, có thế dìm cả ta xuống vực sâu...
Quý Ly cảm kích xúc động nắm lấy bàn tay ấm áp của Nghệ Tôn. Ông cũng không ngờ Nghệ Tôn lại có thể hiểu ông đến mức ấy. Quý Ly vốn khôn ngoan mà mức độ, ông nói:
- Thực ra, có nhiều điều thần muốn tâu bày, nhưng trước hết, lúc này thần chỉ xin bệ hạ có một điều hệ trọng nhất.
Nghệ Tôn ngẩng đầu lên, chăm chú bảo:
Khanh cứ nói.
- Đó là điều bệ hạ đã làm một phần với quan tư nghiệp quốc tử giám Chu Văn An. Bệ hạ đã tôn vinh đạo Nho. Tôn vinh đạo Nho chính là khơi nguồn cho cái khí thiêng sông núi tuôn chảy. Khí của núi sông đã ngưng trệ mất bao năm nay. Bây giờ ở nơi hang cùng ngõ hẻm nào cũng chỉ thấy chùa. Chùa quốc tự, chùa danh lam, chùa xã, chùa thôn, chùa đồng, chùa núi... Tiền bỏ ra xây chùa, đắp tượng, giá mà ta khuyên dân dùng để làm trường dạy học thì đất nước ta đâu thiếu nhân tài. Sư sãi trốn việc quan đi ở chùa, giá mà ta thu dụng lại, cũng đủ lập thành một đạo quân hùng mạnh. Ruộng đất nhà chùa, nếu ta gom lại cũng đủ nuôi hàng chục vạn người nghèo đói manh lệ. Nhưng cái hại nhất của cái tệ chùa sãi tràn lan, đó là tư tưởng yếm thế. Ai ai cũng chỉ lo xuất thế gian đi tìm cực lạc. Dòng khí âm ào ạt chảy thì dòng sinh khí hạo nhiên của núi sông phải ngưng trệ. Dòng từ bi miên trường sẽ làm lòng người dân Chương 2 Phần IV- Chương -1- Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Phần V - Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Phần VI-Chương -1 - Chương 2 Chương 3 Chương 4 Phần VII - Chương - 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Phần VIII- Chương -1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Phần IX- Chương -1 Chương 2 Chương 3 Phần X- Chương -1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Phần XI -Chương 1 Chưong 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Phần XII- Chương - 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Phần XIII- Chương - 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương kết