NHỮNG BÀI HỌC THUỘC LINH TRONG CÂU CHUYỆN TÌNH CỦA RU-TƠ
Bài 43 (Ru-tơ 4:14C)

Chúng ta cố gắng kết luận loạt bài học của chúng ta trong sách Ru-tơ với mong muốn tìm kiếm được kho tàng giấu kín trong sách nầy. Chúng ta nhận biết rằng mỗi chữ, mỗi câu không chỉ có ý nghĩa về lịch sử mà thôi mà cũng có ý nghĩa sâu sắc tuyệt vời về thuộc linh.
Chúng ta bắt đầu khám phá ra rằng Na-ô-mi là hình bóng về dân tộc Y-sơ-ra-ên. Họ trở nên góa bụa đối với Ðức Chúa Trời vì họ chống nghịch lại Ngài, vì họ ra đi bỏ Nhà Bánh. Họ đi theo thần tượng khác như bức tranh về Na-ô-mi đi đến xứ Mô-áp, nơi đó bà bị mất chồng. Chúng ta cũng bắt đầu thấy rằng Ru-tơ là hình bóng về những người tin nhận nơi Chúa Cứu Thế Giê-xu. Chúng ta ngợi khen Chúa vì những người nầy không chỉ đến từ dân tộc Y-sơ-ra-ên mà cũng đến từ những dân tộc khác trên thế giới nữa. Chúng ta ngợi khen Chúa vì chương trình cứu rỗi đó dành cho cả thế giới.
Trước khi chúng ta trở lại sách Ru-tơ để xem xét thật cẩn thận các câu 13, 14, 15 của chương 4. Tôi chắc rằng nếu bây giờ chúng ta đi một vòng xem xét về dân tộc Y-sơ-ra-ên để xem được ứng nghiệm vào kế hoạch cứu rỗi như thế nào. Có lẽ có nhiều người trong các bạn cho rằng kết luận trong bài học vừa rồi không được ủng hộ bởi Kinh Thánh, cho rằng tôi đã nói Ðức Chúa Trời không có một tương lai rực rỡ tươi sáng cho dân tộc Y-sơ-ra-ên. Không phải trong Rô-ma chương 9, 10 và 11 dạy rằng có một tương lai vinh hiển cho họ sao? Vì ba chương nầy trong sách Ru-tơ đi rất song song với sách Ru-tơ nên tôi muốn dành vài phút để nghiên cứu về ba chương nầy và để trả lời câu hỏi đó. Nếu chúng ta muốn tìm kiếm lẽ thật trong Kinh Thánh, chúng ta không ngại phải đối diện với mỗi và bất cứ câu nào liên quan đến câu hỏi mà chúng ta đang có.
Câu hỏi về dân tộc Y-sơ-ra-ên là một trong những câu hỏi có tính chất đặc biệt. Chúng ta thấy họ đã trở về quê hương của họ và hầu như chúng ta thấy bàn tay của Ðức Chúa Trời ban phước cho họ. Hình như sẽ có điều gì đó sáng lạng đến với họ qua điều nầy. Chúng ta hãy xem xét 3 chương nầy một chút để xem có thể thấy được điều gì mới trong những chương nầy không. Trong Rô-ma 9, 10, 11, sứ đồ Phao-lô được Thánh Linh soi dẫn đã quan tâm một cách sâu sắc đến dân tộc Y-sơ-ra-ên. Lòng của ông đầy sự đau buồn vì cớ sự không tin của họ. Ông viết trong Rô-ma 9:1-3, "Tôi nói thật trong Ðấng Christ, tôi không nói dối, lương tâm tôi làm chứng cho tôi bởi Ðức Chúa Trời: tôi buồn bực lắm, lòng tôi hằng đau đớn. Bởi tôi ước ao có thể chính mình bị dứt bỏ, lìa khỏi Ðấng Christ, vì anh em bà con tôi theo phần xác." Ðây là cảm nghĩ của ông về họ dưới sự soi dẫn của Thánh Linh. Ông cảm thấy đau buồn về dân tộc mà ông ra từ đó. Ông thuộc dân tộc Y-sơ-ra-ên, chi phái Bên-gia-min, phe Pha-ri-si. Ông là người Hê-bơ-rơ, con của người Hê-bơ-rơ nhưng lòng của ông thì rất đau buồn vì có rất ít người nhận ra Chúa Giê-xu là Ðấng Mê-si.
Với lòng yêu thương đối với họ ông nói rằng: "Tôi nói thật trong Ðấng Christ, tôi không nói dối, lương tâm tôi làm chứng cho tôi bởi Ðức Chúa Trời: tôi buồn bực lắm, lòng tôi hằng đau đớn. Bởi tôi ước ao có thể chính mình bị dứt bỏ, lìa khỏi Ðấng Christ, vì anh em bà con tôi theo phần xác." Phao-lô nói như cách của một người được sanh lại thật sự bắt đầu vâng theo luật pháp của Ðức Chúa Trời. Luật đó dạy rằng chúng ta phải yêu người lân cận như mình, sẵn sàng hi sinh mạng sống cho bạn mình. Dĩ nhiên đây cũng là cách chúng ta phải đối xử với dân tộc Y-sơ-ra-ên.
Là tín hữu được sanh lại chúng ta phải nặng lòng về họ vì dân tộc nầy đã thừa hưởng nhiều phước hạnh từ nơi Ðức Chúa Trời nhưng vẫn cứ ở trong sự không tin. Chúng ta phải cầu nguyện cho họ. Chúng ta phải dùng đủ mọi cách để có thể chia xẻ Tin lành cho họ bởi vì họ cũng cần đến Chúa Cứu Thế nếu họ muốn có sự sống đời đời. Trong câu 4 và 5, Ðức Chúa Trời chỉ rõ qua sứ đồ Phao-lô rằng thật sự dân Y-sơ-ra-ên bắt đầu bằng những đặc quyền. Họ là dân Y-sơ-ra-ên, được làm con nuôi, được ban cho luật pháp, giao ước. Họ được hầu việc Ðức Chúa Trời và được những lời hứa. Họ được Ðức Chúa Trời lựa chọn. Họ là một dân tộc đặc biệt.
Ðức Chúa Trời đối với họ bằng tình yêu thương rất lớn. Bạn có thể xem nhiều đoạn trong Kinh Thánh nhấn mạnh về điều nầy. Nhưng đến câu 6, 7 và 8 ông chỉ tỏ rằng không phải vì họ thuộc trong dòng máu của Áp-ra-ham cho nên đặc quyền nầy sẽ tiếp tục cho đến đời đời. Câu 6, "Vì những kẻ bởi Y-sơ-ra-ên sanh hạ, chẳng phải vì đó mà hết thảy đều là người Y-sơ-ra-ên". Nói cách khác, nếu họ là người Y-sơ-ra-ên, họ thuộc dân tộc Y-sơ-ra-ên nhưng không hẳn là dân Y-sơ-ra-ên đời đời. Dân Y-sơ-ra-ên đời đời mà Ðức Chúa Trời đề cập đến khi Ngài lập lời hứa: "Ta sẽ làm Ðức Chúa Trời các ngươi đời đời". Ngài nhấn mạnh trong câu 7 và 8, "Ấy là bởi Y-sác mà ngươi sẽ có một dòng dõi gọi theo tên ngươi; nghĩa là chẳng phải con cái thuộc về xác thịt là con cái Ðức Chúa Trời, nhưng con cái thuộc về lời hứa thì được kể là dòng dõi Áp-ra-ham vậy."
Chúng ta đã học sơ qua điều nầy trong Ga-la-ti 4, rằng Y-sác là người được sanh ra cho người đàn bà son sẻ là Sa-ra trong lúc tuổi già, lúc bà đã qua khỏi thời kỳ có thể có con được. Bà là người bị ruồng bỏ, chỉ đến những con cháu Áp-ra-ham thật. Trong khi đó Ợch-ma-ên được sanh ra bởi A-ga, là người đàn bà nô lệ. Nàng là kiểu mẫu về những con cháu trong dòng máu của Áp-ra-ham nhưng không phải là dân Y-sơ-ra-ên thật. Cho nên Ngài phán trong câu 8, "Nghĩa là chẳng phải con cái thuộc về xác thịt là con cái Ðức Chúa Trời". Ðiều nầy nói về những con cháu trong dòng máu của Áp-ra-ham nhưng không nhận được sự sống đời đời.
Họ là những người cố gắng sống hòa thuận lại cùng Ðức Chúa Trời bằng cách giữ luật pháp. "Nhưng con cái thuộc về lời hứa th!!!4862_44.htm!!! Đã xem 274376 lần.


Nguồn: tinlanh.com
Được bạn: mickey đưa lên
vào ngày: 8 tháng 2 năm 2005