Phần III : TRỞ VỀ
Chương 1
Chương 3
Nhà tù Lefortovo

     eopold đã ỏ Lubianka hơn một tháng... Một đêm, cai ngục vào xà lim của anh và ra lệnh quen thuộc:
- Đi theo tôi. Mang hết đồ đạc theo.
Họ đưa Leopold lên chiếc xe tải nhỏ đề chữ “Thịt”, “Bánh mì”, “Cá”. Nửa giờ thì đến nhà tù nổi tiếng khắp Liên Xô mane tên là Lefortovo. Đây là nhà tù quân sự thời Nga hoàng, có chế độ khắc nghiệt cho nên ai vào đây thì cũng thành tật. Sau cách mạng Tháng Mười, nhà tù này bị giải thể, nhưng năm 1937 Stalin cho dùng lại để giam Tukhachevski và các đồng chí trong lãnh đạo Hồng Quân. Cấu trúc trong nhà tù giống như rạp xiếc: nhà ba tầng vây quanh một chiếc sân trong.
Leopold lại bị khám người. Quần áo bị nhúng vào thuốc trừ trùng nên nhũn ra. Anh bị tống vào một xà lim ẩm ướt, có ống dẫn nước từ lavabô đến nhà xí.
Hôm sau, anh bị cạo trọc đầu. Anh phản đối:
- Tôi chưa phải là thành án, không được cạo trọc đầu tôi.
- Mặc kệ, vào đây phải theo lệ ở đây, nếu bướng thì sẽ bị húi hai đường tôngđơ trên đầu.
Cai ngục ở đây ác hơn ở Lubianka. Không để một phút nghỉ ngơi cho người tù. Lúc nào chúng cũng mở lỗ nhìn, bước vào xà lim với đủ lí do: anh đi quá nhiều, ngồi quá lâu, cử động quá ít v.v...Còn thức ăn tệ hơn Lubianka.
Tối tối, từ 10 giờ trở đi nhà tù trở nên nhộn nhịp vì những tiếng mở đóng cửa, tiếng chân người đi khai cung...Vài ngày sau đến lượt Leopold. Viên đại úy đưa ra những câu hỏi kì quặc:
- Anh cho biết: là công dân Ba lan, sao anh vào được Liên xô? ai đã giúp anh vào đây?
Anh nghe những câu trả lời của Leopold với thái độ mỉa mai đểu giả, không thèm ghi chép gì. Kéo dài suốt đêm hỏi cung. Được nghỉ vài đêm, viên đại úy lại lôi anh ra khai thác:
- Anh có biết lũ lãnh đạo cái trường gọi là cộng sản mà anh học trong ba năm ra sao không?
Leopold nêu tên vài đảng viên Bolshevik lão thành như Marchlevski, Budzinski, Frumkina...
- Toàn thể bọn cặn bã đó đã bị lột mặt nạ phản cách mạng, anh có biết không?
- Này anh kia, tôi xin nói thẳng rằng tôi rất tự hào đưọc đứng trong hàng ngũ những tên cặn bã đó.
- Tiếc rằng anh đã rời Liên xô nếu không thì số phận anh đã được định đoạt từ lâu rồi và tôi chẳng phải mất thì giờ với anh như hôm nay. - Viên sĩ quan đáp lại với bộ mặt lạnh như băng giá. - Anh hãy khai ra những tội ác của anh chống Liên Xô...
Suốt đêm hỏi cung, hắn không hề hỏi đến công tác của Leopold trong chiến tranh, cũng chẳng hỏi gì về Dàn Nhạc Đỏ. Anh cảm thấy mình bị giam cầm chỉ vì anh thuộc về “bè lũ” những đảng viên lão thành đã bị loại bỏ thời trước thế chiến...Việc anh còn sống là một hiện tượng bất thường nay những sĩ quan hỏi cung muốn “sửa sai”.
Một đêm, vào lúc bốn giờ sáng, sau khi bị hỏi cung, Leopold trở về xà lim thì cửa xà lim lại mở ra, hai cai ngục khiêng một người nằm bất động trên cáng. Họ ném người đó vào giường còn trống và rút ra im lặng. Leopold lấy một miếng vải ướt lau mặt cho người kia đang rên. Đó là một sĩ quan Xô viết vừa bị tra tấn về. Đến sáng, cai ngục đưa anh ta vào xà lim khác.
Đêm xuống, anh bị đưa lên phòng hỏi cung. Lần này là viên đại tá hỏi:
- Sáng nay anh đã nhìn thấy, anh nghĩ sao?
- Anh định nói về người bị tra tấn mà các anh đưa vào xà lim của tôi chứ gì?
- Phải, tôi cảnh báo cho anh biết rằng chúng tôi cũng có thể đối xử với anh như vậy đó. - Viên đại tá nói.
- Xin đại tá hãy nghe đây này: Tôi long trọng tuyên bố với anh rằng nếu một trong số các anh đụng đến tôi thì từ đó trở đi các anh sẽ không bao giờ nghe thấy tiếng nói của tôi nữa. Nếu các anh áp dụng kiểu đối xử bẩn thỉu như thế, tôi sẽ coi các anh như những kẻ thù của Liên xô, và tôi sẽ phản ứng dù chết cũng làm.
Viên đại tá trùm nhà tù nhìn Leopold một lát, ngạc nhiên với lời tuyên bố kể trên, rồi bắt đầu chửi bới loạn xạ. Cuối cùng hắn đóng sầm cửa và rút lui...
Viên sĩ quan hỏi cung khuyên Leopold nên biết điều, đừng khiêu khích đy là hang ổ của bọn phát xít!
Ông ta tức giận, ra hiệu cho Leopold đến gần cửa kính rồi chỉ cái nhà tù và hỏi:
- Anh có biết anh đang ở chỗ kia là chỗ nào không?
- Tôi biết chứ...
- Tại sao anh lại để bè lũ đó lôi cuốn vào việc làm phản bội tại nước ngoài?
- Xin lỗi, tôi chưa biết chức vụ của ông.
- Tướng...
- Thưa đồng chí tướng quân, tôi chưa bao giờ công tác cho một bè lũ nào. Trong chiến tranh vừa qua, tôi chỉ đạo một lưới tình báo của cục tình báo trong bộ tổng tham mưu Hồng quân, tôi tự hào về những việc tôi đã làm.
Thay đề tài, ông ta hỏi Leopold:
- Tại sao anh xin gặp bộ Nội vụ?
- Khi tôi đến Moscow, tôi đã đề xuất việc này với hai đại tá tình báo, nhưng không được hồi âm. Không phải việc riêng của tôi, mà đây là sinh mạng của những đồng chí trong mạng lưới tình báo của tôi. Tôi đề nghị đồng chí cho gặp một vị lãnh đạo của Cục để bàn về kế hoạch này.
- Được sẽ hay. Còn lúc này, kết thúc!
Anh lại được đưa trở về xà lim. Hai ngày sau, anh được hai người mặc thường phục tiếp chuyện. Hai người này thuộc về cơ quan tình báo hay là thuộc về Cục đặc biệt của bộ an ninh, thành lập năm 1943, do Abakumov chỉ huy? Dù sao họ cũng nắm chắc vụ việc này của anh. Họ nói:
- Yêu cầu cho biết dự kiến của anh. Không cần đưa vấn đề cứu nhân viên như anh đề nghị. Phần lớn nhân viên đó không thuộc biên chế quân nhân của tình báo.
- Những chiến sĩ Dàn Nhạc Đỏ không phải là cán bộ quân sự sao? Họ đã chẳng cống hiến cuộc đời cho các anh hay sao?
- Chúng tôi chỉ quan tâm mỗi một việc thôi: Đưa Pannwitz và Kent Sukulov về Moscow. Nếu anh có đề xuất cụ thể, chúng tôi sẽ thực hiện...
Vài ngày sau, lại gặp nhau. Leopold hỏi:
- Các anh có quan hệ điện đài với Pannwitz không, nếu không quan hệ thì có thể lập lại nhanh chóng được không?
- Chúng tôi có liên lạc thưa thớt. Chúng tôi có thể liên lạc với hắn...
Leopold quên mất vị trí hiện nay của mình, anh trình bày một mạch dự kiến của anh:
- Cho đến lúc tôi trốn tù vào tháng chín năm 1943, Pannwitz và lãnh đạo của nó đều tin rằng Trung tâm chưa khám phá ra Trò Cao thủ. Chúng đều sợ rằng sau khi tôi trốn được sẽ thông báo chho Trung tâm. Vì thế nên Pannwitz cho dán cáo thị khắp nơi truy nã tên gián điệp Jean Gilbert. Như thế nhằm “vô hiệu hóa” tôi đối với Cục...
- Đúng, khi Kent đã gửi cho Trung tâm bức điện giải thích rằng những cáo thị đó nhằm thông báo việc bắt giữ và vượt ngục của anh, một sĩ quan trả lời. Nhưng Trung tâm chủ trương tiếp tục Trò Cao thủ cho nên đã trả lời Kent rằng Otto có lẽ đã phản bội...
- Đúng thế, phải phao cái thuyết đó. Trong khoảng cách đều, cứ gửi điện cho Pannwitz đặt ra cái câu hỏi: Otto đâu? Sau vài tuần, các anh báo cho Kent, Pannwitz biết rằng Cục nhận được tin Otto đã trốn sang Nam Mỹ. Được tin đó, hai tên này bắt đầu tính nước nghiêm chỉnh là sang Liên Xô, nhưng khi thực hiện kế hoạch này, các anh tuyên án tử hình tất cả các chiến sĩ Dàn Nhạc Đỏ hãy còn trong tay của Đức: Pannwitz trước khi ra đi sẽ tiêu diệt hết các nhân chứng biết tội ác của hắn...
Leopold nhấn mạnh thêm:
- Đồng thời, các anh phải tiến hành vận động cho việc cứu hết những người còn sống sót...
Hai người mặc thường phục không trả lời, đứng dạy và ra về. Leopold bị chuyển sang một xà lim nhỏ trong mấy tuần lễ. Một mình... Chế độ khắc khổ hớn trước nhiều: Sáu giờ sáng một cai ngục hét qua cửa: Dậy!
Người tù nhỏm dậy, cầm lấy cái bô vào nhà vệ sinh. Vào đây tối đa ba mươi phút. Quay ra lavabô. Hai phút rửa ráy. Quay về xà lim. Bảy giờ: ăn sáng. Một bát cà phê nhưng chất nước là đun sôi, một miếng đường, khẩu phần bánh mì. Trong xà lim phải theo nội qui Cấm: cấm nằm hoặc ngồi quay mặt ra cửa. Chỉ được đi từ tường này tới tường kia, nghỉ trên ghế nhỏ. Và phải đi, đi tiếp, tổng cộng mỗi ngày phải bước hàng mấy kilômet... Bữa trưa chỉ vẻn vẹn một cà mèn xúp với nội dung là nước váng mỡ lềnh bềnh đại mạch. Bữa tối cũng vậy. Trong thời sau đại chiến, mọi thứ đều thiếu thốn, khẩu phần ăn của người tù cũng chỉ có như vậy. Xúp thường là đầu cá mòi nấu; đói quá đành phải ăn rồi cũng quen, phải ăn để khỏi chết.
Mười giờ đêm, ghisê lại mở và lại có tiếng quát của cai ngục:
- Ngủ đi.
Ác mộng bắt đầu. Ngay nằm trên giường cũng phải theo luật: nằm ngửa, hai tay để trên chăn, mặt quay về lỗ nhìn... Ánh sáng rọi suốt đêm. Không thể quay người, không thể tránh nổi luồng ánh sáng rọi vào mi mắt. Về sau, anh học được kinh nghiệm của người bạn tù: để chiếc bít tất lên mắt mà ngủ.
Trò xiếc lại bắt đầu... Người ta đưa Leopold đến gặp viên sĩ quan hỏi cung.
Trong buồng hỏi cung: một bàn con và một chiếc ghế con cho người tù, một bàn cho viên đại úy hỏi cung.
- Để hai tay lên bàn! Viên sĩ quan ra lệnh. Họ tên?
- Trepper Leopold.
- Quốc tịch?
- Do Thái.
- Do Thái mà tên là Leopold à? Đó không phải là tên của người Do Thái.
- Tiếc rằng anh không thể đặt câu hỏi đó cho cha tôi, vì người đã chết mất rồi.
- Công dân nước nào?
- Ba Lan.
- Thành phần gia đình?
- Anh hỏi cái gì thế?
- Bố anh có làm thợ không?
- Không.
Hắn ghi: thành phần gia đình tiểu tư sản... Nghề nghiệp?
- Nhà báo.
- Đảng phái?
- Từ 1925, đảng viên Đảng cộng sản.
Hắn vừa nói vừa viết: Và đương sự khai rằng mình đã tham gia Đảng cộng sản từ năm 1925...
Cuộc hỏi cung kết thúc. Leopold bước ra khỏi phòng họng tắc nghẹn: công dân Ba Lan, Do Thái, “thành phần” tiểu tư sản. Đó là lí lịch qua hai chục năm chiến đấu của mình. Anh muốn khóc nhưng anh cầm nước mắát lại vì khống muốn để họ khoan khoái vì thấy anh khóc.
Đêm nào anh cũng bị lôi đi hỏi cung suốt cho đến 5 giờ rưõi sáng. Qua một tuần lễ không được ngủ, anh tự hỏi liệu mình còn chịu đựng được bao nhiêu lâu nữa... Anh nhớỏ lại kỉ niệm tuyệt thực trong nhà tù của Anh ở Palestine, nhưng thấy không gay go bằng mất ngủ. Anh thấy hỏi cung đây làm cho anh suy kiệt...
- Anh hãy khai ra tội ác anh gây ra cho Liên Xô. Viên sĩ quan hỏi cung hỏi.
- Tôi không gây một tội ác nào cho Liên Xô!
Chán, viên sĩ quan vờ như không để ý đến
Leopold, hắn đọc báo rồi thỉnh thoảng nhắc lại câu hỏi, không thèm nhìn anh. Anh trả lời như cái máy:
- Tôi chẳng gây ra một tội ác…
Câu hỏi thưa dần. Thời gian trôi đi... Anh ngồi im trên chiếc ghế con bảy tiếng một đêm.
Tảng sáng, họ đưa anh trở lại xà lim. Chưa được mấy thời gian, cai ngục đã thét: Đứng dậy. Họ muốn đè bẹp anh.
Ba tuần lễ hành hạ như vậy trôi qua. Đến tuần lễ thứ tư, vào buổi tối, một người nhỏ nhắn, mặt bệnh hoạn, bước vào phòng hỏi cung. Hắn đang trong tình trạng cực kì kích động. Đó là viên đại tá thủ trưởng đơn vị hỏi cung nổi tiếng tàn ác của nhà tù Lubianka. Ông ta thích tự tay tra tấn. Ông hỏi viên đại úy:
- Kết quả khai thác ra sao?
- Chẳng có gì. Nó ngoan cố không khai ra tội lỗi; nó chưa bắt đầu khai...
Viên đại tá quay về phía Leopold và tuôn ra nửa tiếng đồng hồ chửi bới, đe dọa, đào từ ba bốn đời đối tượng lên.
Sau này Leopold mới biết đó là bài bản quen thuộc của viên đại tá hỏi cung. Leopold im lặng, không phản ứng. Thấy đụng phải bức tường, viên đại tá ngừng chửi nhưng đe: thời gian nghỉ mát ở Lubianka chấm dứt. Tao sẽ có cách bắt mày phải khai. Mày phải thú nhận tội lỗi của mày!
Điên cuồng, ông ta mở cửa và thét:
- Tống cổ tên đểu giả này ra khỏi đây!
Các cai ngục vội vã chạy đến, lúc này mới là một giờ sáng. Leopold phải chịu đựng màn xiếc của tên hề để được nhắm mắt vài tiếng đồng hồ.
Những đêm sau anh không bị lôi đi hỏi cung nữa.

Truyện DÀN NHẠC ĐỎ Phần I: HỌC VIỆC
Chương 1
Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Phần II - DÀN NHẠC ĐỎ
Chương 1
Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Ảnh tư liệu Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18 uy hiểm cho an ninh của Liên xô, trước hết là những người đã chiến đấu ở Châu Âu: binh lính, sĩ quan, điệp viên... Stalin còn tuyên bố rằng trong các sắc tộc ở Liên xô, có những “khâu yếu”. Sau chiến thắng, ông nâng cốc chúc mừng nhân dân Nga, nhưng cũng chỉ cho Bộ An ninh những kẻ bị tình nghi: Ucrain, Belorussia, Châu Á, Ouzbek, Do Thái, tóm lại là tất cả các dân tộc thiểu số. Tất cả những điều đó một ngày kia sẽ kết thúc, lãnh đạo đảng sẽ thay đổi, nhưng tôi không muốn tòng phạm với những tội ác đó. Số phận của anh cũng như số phận các cán bộ lão thành trong kíp của Berzin, đã được quyết định trước khi anh bị hỏi cung... Nhưng lương tâm cộng sản không cho phép tôi tiếp tục.
Trong khi đại tá nói, Leopold kéo bao thuốc lá và rút một điếu rồi châm lửa... Đại tá ngạc nhiên:
- Anh hút à?
- Tôi nghiện nặng.
- Thế anh không nhận thuốc suốt năm tháng qua chỉ vì tôi đứng ở tuyến khác. Tôi không tiếc khi nói thẳng thắn với anh: anh đã chứng minh rằng anh sẽ không kết liễu đời mình như những người mất hết lòng tin nên đã chọn cái chết dần chết mòn...
Đã là bảy giờ sáng, mặt trời bắt đầu mọc. Hai người bắt chặt tay nhau khá lâu. Khi Leopold ra cửa, đại tá còn nói thêm:
- Hi vọng rằng chúng ta sẽ gặp nhau ở ngoài cái nhà tù này.
Cuộc nói chuyện giữa một tù nhân và một đại tá an ninh làm cho Leopold đăm chiêu mấy tuần lễ liền... Trong vương quốc dối trá và làm giả này, chân lí vẫn thắng; chiến thắng tạm thời nhưng vẫn là tia sáng rọi vào xà lim tối tăm của Leopold…(1)
Trong thời gian này, Bộ An ninh tìm mọi cách xóa sạch dấu vết Leopold có mặt tại Lubianka. Anh không phải là người duy nhất bị áp dụng chính sách khoảng trống và im lặng. Luba, vợ anh, đã được chính thức báo tin rằng chồng chị đã bị mất tích trong chiến tranh... Người mất tích đang sống sờ sờ cách ngôi nhà mình có bao nhiêu xa. Quy chế người mất tích không rõ ràng, tuy vợ con không được lĩnh trợ cấp, nhưng không đến nỗi phải đầy sang Siberia. Luba mua một túp lều ở ngoại ô Moscow để sống với hai đứa con: nếu có bạn bè nào từ Pháp sang thăm chẳng hạn, đó là biểu hiện rằng vợ con Leopold vẫn được tự do và khỏe mạnh.
Đầu năm 1946, Leopold lại bị đưa về nhà tù Lefortovo và ở lại đây một năm. Một viên thiếu tá phụ trách hỏi cung anh. Biết rằng chủ trương xử lí Leopold đã có rồi, nên viên thiếu tá cũng chẳng cần hỏi cung khai thác gì nhiều. Nhưng hắn áp dụng thủ đoạn khác: hành hạ tối đa Leopold. Trước hết Leopold bị nhốt chung xà lim với một sĩ quan Hồng quân, anh này bị tố cáo là gián điệp Mỹ chỉ vì anh là tù binh Đức trong một trại do quân Mỹ đến giải phóng. Cả gia đình anh ở Belorussia bị phát xít tàn sát cũng không giúp được anh hưởng khoan dung hoặc trắc ẩn.
Rồi xà lim được thêm một tù nhân nữa. Đó là một trong những tên trùm Gestapo ở Belorussia, đã từng giết hại dân lành ở quanh Minsk. Leopold sau khi nghe tên này kể về những kỉ niệm tội ác đã hỏi nó:
- Thế có lúc nào anh thấy hối hận về những tội ác gây ra không?
- Hối hận gì, tôi chỉ thi hành lệnh trên thôi. Tôi chỉ có những cơn ác mộng diễn lại những hình ảnh khủng khiếp mà tôi đã chứng kiến. Các anh đừng ngạc nhiên khi nghe thấy tôi kêu thét lúc đang ngủ nhé.
Sĩ quan xô viết lặng im nghe tên phát xít kể, anh tái mét mặt, thân thể run bắn người, mắt quắc nhìn tên tội phạm. Anh nói khẽ nhiều lần:
- Có lẽ chính thằng này đã tàn sát gia đình tao.
Tên phát xít đi khai cung. Leopold và viên sĩ quan đề nghị nhà tù chuyển tên phát xít đi chỗ khác. Cai ngục khinh bỉ trả lời:
- Các người quên mất chính các người cũng là những tên cặn bã như thằng đó. Không việc gì phải chuyển chỗ tên đó.
Hắn đóng sầm cửa, ra khỏi phòng giam.
Khoảng một giờ sáng, tên mật thám Đức trở về, nằm xuống và ngủ ngay. Leopold và viên sĩ quan chưa ngủ được. Bỗng tên phát xít hét tướng lên. Thật là kinh khủng và không chịu nổi.
Viên sĩ quan vùng dậy, tóm họng và đập đầu tên phát xít vào tường... Tên mật thám tỉnh ngay... bàng hoàng, hai tay ôm lấy đầu và hỏi cái gì đã xảy ra...
- Anh đã báo trước cho chúng tôi rằng đêm đến anh có thể kêu hét, Leopold trả lời, nhưng anh không báo trước rằng anh còn vùng vẫy nữa. Anh vừa mới húc đầu vào tường đấy.
Cảnh tượng vừa qua đã vang âm cả dãy xà lim, lính gác vội chạy tới. Leopold và viên sĩ quan chẳng hé môi, nhưng lính trông thấy cảnh tượng liền hiểu ngay. Họ rút đi không hỏi một câu.
Ngay đêm hôm sau, khi đi khai cung, Leopold bị sỹ quan điều tra hỏi ngay:
- Anh không thấy mình là tù nhân nữa, mà đã leo lên ghế quan tòa rồi.
- Đồng chí ám chỉ gì thế? - Leopold trả lời.
- Thôi, đừng giả vờ nữa anh...Việc nện tên Gestapo là anh hay bạn tù kia?
Leopold nhìn thẳng vào mặt viên hỏi cung:
- Đó là việc của hai chúng tôi. Và tôi xin báo trước cho ông biết rằng nếu còn để tên giết người đó ở chung thì chúng tôi không chịu trách nhiệm việc gì sẽ xảy ra; có thể còn nghiêm trọng hơn thế nữa cơ.
Anh quay về xà lim và không thấy tên Đức còn ở chung nữa.
Thay vào là một sĩ quan Hồng quân bị mảnh đại bác phạt mất một góc trán. Anh ta bị chấn thương sọ não cho nên phải đi vào viện tâm thần mấy tháng.
Sau hôm viên sĩ quan thương binh này vào ở chung, xà lim này được ăn xúp cải bắp: thực ra chỉ lều bều vài lát cải thôi. Anh thương binh thấy thức ăn tồi tệ quá liền càu nhàu:
- A, bọn Do Thái, bọn Do Thái bẩn thỉu, chính chúng mày là nguồn đau khổ của chúng tao.
Leopold tóm lấy vai anh thương binh rồi lắc và nói:
- Này anh bạn ơi, hãy bình tĩnh và im mồm đi, tôi xin báo cho anh biết rằng trước mặt anh là một người Do Thái đây.
Anh thương binh im bặt ngay và xin lỗi rằng anh ốm đau nén không tự giữ được mình...
Rồi đến lượt đại tá Pronin... Leopold nhận ra ngay anh này khi vừa bước vào xà lim mặc dù anh đã thay đổi nhiều về thể chất. Pronin phụ trách tại Trung tâm trong những ngày đầu của Dàn Nhạc Đỏ về mọi vấn đề. Anh già đi nhiều và trên mặt anh còn in nhiều dấu vết đau khổ anh trải qua. Hai người ôm hôn nhau và đều ngạc nhiên thấy cùng bị giam trong một nhà tù.
- Tại sao anh cũng phải vào đây?
- Thế còn anh, anh làm gì ở đây?
Cánh cửa mở tung, viên sĩ quan bước vào, tóm cánh tay Pronin và nói:
- Chúng tôi nhầm, anh không phải ở xà lim này.
Nhầm thật không? Đây chẳng qua chỉ là màn kịch nói với Leopold rằng việc thanh trừng những cán bộ cũ của Cục tình báo vẫn tiếp tục. Thủ đoạn này còn áp dụng với Klausen, nhân viên điện đài của Richard Sorge. Anh này từ Vladivostok đến, sau khi nằm ở bệnh viện lâu. Rất gầy, mặt co dúm và ốm yếu vì bệnh tật, anh khó khăn mới vươn nổi thân hình cao lớn bị bệnh tật làm còng xuống. Tinh thần suy sụp, mất phương hướng, anh chẳng hiểu vì sao sau khi bị Nhật bỏ tù lâu ngày, nay trở về tổ quốc anh lại bị bắt giam. Thực ra với những ai không hiểu lôgich của Bộ An ninh Liên xô thật không thể hiểu nổi. Chính Klausen cho Leopold biết tin Richard Sorge đã bị bọn Nhật bắn chết ngày 7 tháng 11 năm 1944.
Sau này Leopold còn ở chung với một người trạc sáu mươi, xanh xao, rất hình tĩnh và tự tin. Anh là điệp viên ẩn nấp cuối cùng của Liên xô ở Trung quốc, sau khi trở về Liên xô thì bị bắt giam. Anh kể về công tác trước kia của anh một cách dửng dưng, như là chuyện đã qua hẳn rồi, Leopold không hề kể về công tác trước kia của anh vì ngại An ninh cài “con cừu” hoặc máy ghi âm vào xà lim để nghe trao đổi của tù nhân. Sau này anh mới dần được biết vài mẩu tin về Wenzel. Một sĩ quan bị tù từ năm 1945 kể cho Leopold rằng anh có sống chung với một sĩ quan người Đức, mà anh sĩ quan này có cùng bị tù với Wenzel. Qua lời của viên sĩ quan thì Wenzel bị hành hạ ghê gớm sau khi bị bắt, bị suy kiệt nhưng vẫn giữ niềm hi vọng tai qua nạn khỏi.
Ngược lại, Leopold không trông thấy cả Pannwitz lẫn Kent.
(Năm 1955 Pannwitz được tha sau khi Tây Đức can thiệp với Liên xô).
Chú thích:

(1) Năm 1955, Leopold gặp lại viên đại tá an ninh này trong một xí nghiệp tắm ở Moscow. Anh cho biết sau vụ từ chối hỏi cung Leopold, anh đã bị chuyển và bị mất hàm đại tá. Hai năm sau anh ra khỏi Bộ An ninh.
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: hoi_ls
Nguồn: VNthuquan.net - Thư viện Online
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 30 tháng 12 năm 2013

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--