Chương 17
Chuỗi tin đau lòng

    
uy “chơi” đấu trí căng thẳng với Giering, nhưng Leopold vẫn lo cho những đồng chí chưa bị bắt. Anh lo nhất là Grossvogel và Katz. Anh vững tin vào hai người đồng chí vì như Katz, anh đã bố trí cho về Antony là nơi trú ẩn rất chắc chắn, lại dự kiến sau đó chạy về Marseilles là vùng chưa bị Đức chiếm đóng.
Chính tên phó của Giering là Berg thông báo cho Leopold tin dữ:
- Ông có biết Katz của ông đã bị chúng tôi bắt rồi không?
- Bị bắt từ lúc nào?
- Khoảng ba tuần...
Thế là đến lượt Katz bị sa vào tay giặc. Chỉ mãi sau này Leopold mới được giải đáp vì sao bạn anh là người được bố trí bao nhiêu biện pháp an toàn mà vẫn bị nạn.
Bối rối sau khi Leopold bị bắt, Katz mất vài ngày chuẩn bị ra đi. Ngày 19-12, Cecile, vợ anh sinh con, anh không dám ra đi khi chưa bố trí cho vợ con được an toàn. Con trai cả của anh là Jean Claude đã về ở với em gái Maximovich ở lâu đài Billeron.
Năm 1943, Cecile Katz cho Leopold biết về chồng chị: ngày 28-11-1942 Katz cùng Grossvogel đến nhà hộ sinh thăm chị. Cả hai đều biết tin Leopold bị bắt và rất lo lắng. Ngày 1-12, Katz quay lại nhà hộ sinh để hôm sau đón vộ con về. Nhưng cái ngày mai đó không có nữa. Hôm đó anh ở Paris quá muộn, không trở về Antony lúc đã giới nghiêm, nên anh đến nhà cô bạn quen là Modeste Ehrlich, vộ một giáo viên Do Thái, cựu thành viên Lữ đoàn quốc tế.
Từ khi chiến tranh bùng nổ, nhà của Ehrlich trở thành hộp thư và nơi gặp gỡ. Chính nơi đây Raichmann đã gặp Katz đầu 1942. Sau khi Raichmann bị bắt và khai báo, ngôi nhà Ehrlich bị Gestapo giám sát chặt chẽ. Katz đã không tôn trọng chỉ thị của Leopold (không được dùng nhà này nữa) vì nghĩ rằng có thể trú ở đây vài giờ để sáng mai đi sớm. Bọn nhân viên Gestapo canh ngôi nhà này đã báo cho Reiser là trưởng ĐĐN Paris và bắt luôn Katz và Ehrlich. Leopold thuyết phục được Giering rằng Modeste không tham gia DNĐ vì DNĐ chỉ dùng nhà của bà đó nhưng không cho bà biết tính chất hoạt động của Đảng cộng sản; song bà vẫn bị đưa vào trại tập trung và chết tại đó.
Grossvogel cũng bị bắt vì DĐN đã dùng thủ đoạn khống chế thô bỉ. Cũng là sự trùng hợp đặc biệt, Jeanne Pesant, vợ Grossvogel, cũng ở cữ. Leopold vẫn đinh ninh rằng Grossvogel đã sang Thụy Sỹ là rất an toàn rồi, nhưng không ngờ Jeanne Pesant không chịu tránh ở một nơi thật an toàn, chị thuê một ngôi nhà ở ngoại ô Brussels, nên ngày 26-11 ĐĐN phát hiện được và bắt chị. Chúng đe nếu bà không viết thư hẹn Grossvogel cho gặp thì sẽ giết chết đứa con ngay trước mặt chị. Grossvogel cảm thấy có thể bị lừa, nhưng vì anh quá muốn gặp vợ con trước khi đi vào hoàn toàn bí mật, nên anh đã đến nơi hẹn là Uccle, phố Brunard và bị bắt tại đó ngày 16-12.
Bốn ngày trước, Berg đã ung dung báo cho Leopold:
- Hôm nay chúng tôi sẽ bắt Robinson...
Khá ba hoa như thường lệ, Berg khoe kế hoạch của ĐĐN. Sau này Leopold lợi dụng được kiểu nửa tình cảm này để ứng phó.
- Chúng tôi đã phát hiện được nó từ mấy tháng nay - Berg nói - Nhưng chúng tôi quyết định tóm cổ nó khi nó hẹn hò với một đối tượng mà chúng tôi đã biết. Reiser liền tổ chức bao vây quy mô lớn. Hàng chục mật vụ rải quanh điểm hẹn, ảnh đối tượng trong tay để nhận diện cho đúng. Tôi xin báo để ông biết rằng Reiser sẽ đề nghị ông đi theo chỉ nhằm thử phản ứng của ông. Bởi vì Reiser không có phép đưa ông ra đó; nếu không thì Trò Cao thủ sẽ hoàn toàn bị nguy hại, Nếu ông từ chối, ông ta sẽ kết luận và nói cho mọi người biết rằng ông từ chối hợp tác...
- Này ông Berg ơi, nếu tôi hiểu đúng thì Reiser đồng thời còn thăm dò và giương bẫy tôi nữa đấy...
- Ông suy luận ý đồ của ông ta thế nào tùy ông...
Được, tôi được báo trước. Leopold tự nghĩ như thế.
Đến trưa, họ dẫn Leopold đến gặp Reiser. Tay này cũng nhai lại điệp khúc như Berg:
- Này, Otto, hôm nay chúng tôi sẽ bắt Robinson!
Để bóp nhỏ vai trò của đồng chí, theo chiến thuật cổ điển, Leopold nói:
- Ông Reiser ơi, ông nhầm rồi, đó chỉ là một kẻ quấy rầy thôi. Hắn chẳng biết gì đâu!
- Cũng có thể - Reiser trả lời - Nhưng ông hãy để cho chúng tôi nhận định về giá trị của hắn ta. Dù thế nào ông cũng đi theo chúng tôi.
- Tùy các ông.
Reiser ngồi cứng trên ghế vì ngạc nhiên khi thấy thái độ của Leopold lại vui vẻ hồn nhiên và hòa nhã đến như thế.
Dù sao thì Berg cũng không nói dối.
Trên xe đi đến điểm hẹn, Leopold suy nghĩ cách biểu lộ thái độ và kết luận cách giúp Robinson là Leopold phải làm ầm ĩ sự có mặt của anh: Vả lại nếu bọn ĐĐN đã quyết định trưng bày Leopold tay bị còng nghĩa là chúng đã kết thúc Trò Cao Thủ bởi vì những bảo vệ viên của Robinson ắt trông thấy Leopold bị bắt. Nhưng xe đậu cách điểm hẹn 200m, Leopold bất lực dự vào cảnh tượng Robinson bị bắt.
Từ khi Franz Schneider bị bắt tại Bỉ vào tháng tám, Gestapo đã phát hiện dấu vết của Robinson. Người vợ cũ của anh thuộc toán Berlin và đứa con trai anh đang ở trong quân đội Đức đều bị bắt. Tại sao Gestapo không bắt anh ngay? Bởi vì bọn mật thám cho rằng anh này chỉ huy một toán cán bộ quan trọng cũ của Đảng cộng sản Pháp như Jules Humbert-Droz, cựu thư ký Đảng cộng sản Pháp, và Willy Munzenberg, cựu lãnh tụ Đảng cộng sản Đức.
Đó là do Gestapo hoang tưởng chứ làm gì có đơn vị mạnh đó. Humbert-Droz khi đó đã bị khai trừ khỏi Đảng cộng sản. Munzenberg cũng đã bị xóa tên trong Đảng cộng sản và trong Quốc tế Cộng sản từ năm 1937, năm 1940 anh này đã bị chính phủ Daladier tống giam trong trại người ngoại quốc. Tại nhà tù, hai nhân viên của Beria cùng bị giam với anh đã phụ trách việc thủ tiêu anh. Hai nhân viên này đã rủ anh cùng họ vượt ngục. Quá tin, anh đồng ý: người ta tìm thấy anh bị treo cổ ở cách trại giam hai trăm mét. Bọn Đức định tổ chức một phiên tòa ầm ĩ mà diễn viên chính sẽ là Robinson nhằm bôi xấu chủ nghĩa Bolshevik quốc tế trước con mắt của “châu Âu mới”.
Đến tháng 12, khi biết Robinson chỉ có một mình, nên ĐĐN quyết định bắt anh. Leopold gặp Robinson hai ngày trước khi các đồng chí Simex bị bắt. Leopold đã phân tích tình hình của DNĐ và hai đồng chí quyết định ngừng quan hệ. Trong cuộc gặp này Robinson cũng đã biết Schneider đã bị bắt. Anh không biết ngôi nhà ở Passy của anh đã bị giám sát.
Còn Maximovich cũng bị theo dõi từ lâu. Trong lễ “đính hôn” của anh với cô Hoffman-Scholz, nữ thư ký của Otto, Gestapo đã nghiên cứu hồ sơ ngoại kiều trong tàng thư cảnh sát Pháp. DNĐ biết tin này nhưng quá muộn, không còn thời gian để giấu hồ sơ của Maximovich đi. Gestapo nắm được rằng Maximovich có cảm tình với chủ nghĩa cộng sản. Anh bị tước giấy thông hành ra vào khách sạn Majestic. Nguy hơn nữa là qua phát hiện các điện mật của DNĐ, hành động của Maximovich bị lộ hết. Như qua báo cáo về các thành phố Đức bị tàn phá, tin do “người yêu” của Maximovich là cô Hoffman-Scholz cung cấp sau chuyến về Đức thăm gia đình của cô, Gestapo tìm ra được nguồn cung cấp tin chính là Hoffman.
Maximovich bị theo dõi từ tháng 10. ĐĐN đã đến lâu dài Billeron tuyên bố cho cô Anna rằng chúng đã phát hiện anh em cô tham gia một lưới gián điệp chống lại Đế chế Đức... Chúng nói với Anna:
- Cô có thể giúp chúng tôi bằng cách tạo thuận lợi cho thủ trưởng của cô gặp một nhân vật Đức, có thể tại vùng tự do, cô đừng sợ, vì đây là một vụ có tầm quan trọng về chính trị...
Anna báo cáo ngay với Leopold về đề nghị của Giering. Lúc đó Leopold chỉ có thể diễn dịch yêu cầu hẹn hò của Giering là một thủ đoạn thô thiển nhằm bắt cóc Leopold. Có lẽ hắn định xây dựng cơ sở... cho sự hợp tác trong tương lai của DNĐ.
Tất cả những dấu hiệu đó cho thấy Maximovich bị đe dọa nghiêm trọng. Leopold đề xuất giúp anh trốn...
- Tôi không thể trốn - Anh trả lời - Vì tôi còn mẹ già và cô em gái nữa... Anh nghĩ xem, không có tôi thì họ sẽ sống nổi không? Nếu tôi bị bắt, tôi sẽ tự tử!
- Không, phải diệt hết bọn chó đó đi!
Anh giữ nguyên các thói quen, tiếp tục công việc như trước... Ngày 12 anh bị bắt trong phòng giấy của “người yêu”.
Springer hy sinh oanh liệt.
Anh rút về Lyon từ tháng 12-1941 và tiếp tục hăng hái hoạt động. Anh quan hệ với Balthazar, cựu bộ trưởng Bỉ, và viên lãnh sự Hoa Kì, và phát hiện nhiều nguồn tin tình báo mới. Đó là một chiến sĩ không biết mệt mỏi, hy sinh anh dũng sau khi dùng vũ khí chống lại bọn Gestapo.
Leopold đã gặp Springer vào tháng tư và khuyên anh nên thận trọng. Anh không muốn nghe và yêu cầu Leopold cho mật mã và Leopold đã cho. Khi Leopold hỏi anh có cần điện đài không, thì anh trả lời đã xin được Hoa Kì một điện đài nhỏ rất tốt.
Đến tháng 10, Leopold quay lại Lyon và lại khuyên Springer thận trọng, anh nổi nóng:
- Tôi biết rằng tôi và Flore, vợ tôi, có thể đi Hoa Kì, nhưng tôi không đi và bà ta cũng muốn ở lại với tôi. Thế binh sĩ trước nguy hiểm cũng lùi bước hay sao? Không, chúng tôi cũng phải chiến đấu như họ!.. Tôi là chiến sĩ trên tuyến đầu, tôi sẽ công tác đến ngày cuối cùng và, nếu chúng đến, tôi sẽ có cách tiếp chúng!
Springer đặt điện đài ỏ một làng cách Lyon 17km, anh nối đài đó với dây cáp cao tần ở gần đó...
- Nếu chúng đến - Anh nói - Tôi sẽ cho nổ tung hết!
Nhưng anh không kịp cho nổ. Một đêm, Springer trở về phòng vợ chồng anh thuê ở Lyon... Hai người quy ước với nhau mật hiệu để báo động khi nguy hiểm, nhưng đêm đó tối mò, anh không nhìn thấy ám hiệu, khi bước vào cổng tay lăm lăm súng lục: liệu Gestapo có chờ mình ở trên gác không? Chẳng cần, anh bất chấp nguy hiểm... Khi mở cửa: Chúng đã có mặt ỏ đây, tên đứng, đứa ngồi, bâu lại như đàn nhặng. Anh bắn vào chúng làm hai tên bị thương, rồi anh định uống thuốc độc mà anh lúc nào cũng mang sẵn trong người...
Bị giam tại Lyon, Springer lại bị chuyển vào nhà tù Fresnes hôm sau. Trong bốn ngày anh bị tra tấn liên tiếp. Để tránh khai báo anh vượt qua lan can nhà cầu trên tầng bốn lao vào không trung. Hôm đó là ngày lễ Noel...
Em trai và Yvonne, em gái họ của Springer, sau chiến tranh mới biết rõ về hoàn cảnh người anh của họ hy sinh thế nào khi họ xem tác phẩm của đại tá Remy nhan đề “Cuốn sách của lòng dũng cảm và của nỗi lo sợ” (Livre du courage et de peur). Ở trang 27 tập 2 có ghi như thế này: “Ngày lễ giáng sinh bắt đầu bằng một vụ tự sát. Một người chán đời đã lao qua ban công nhà cầu của một tầng nhà cao. Nhiều tù nhân nghe thấy một tiếng đục của thân người đó rơi xuống đất...” Tả như thế đúng cả, chỉ trừ động cơ tự sát của Springer không phải vì chán đời, mà chỉ vì anh không muốn phải khai báo dưới đòn tra tấn. Leopold hiểu rất rõ con người này nên có thể khẳng định Springer đủ can đảm để quyết định như vậy. Anh đã đón bọn Gestapo bằng tràng súng lục, anh đã định uống nhân ngôn: hành vi cuối cùng của anh tại nhà tù Fresnes hoàn toàn thuộc về phong thái của những người chiến sĩ gương mẫu hy sinh trong khi chiến đấu với quân thù. Sau này gia đình đã cải táng cho anh và đưa di cốt của anh về nghĩa trang quê hương. Chính phủ Bỉ đã truy tặng huân chương cho Springer.
Kaethe Voelkner biết mình cũng bị lộ vì địch đã dịch được mật điện của DNĐ. Tháng 12 cô về Đức thăm gia đình. Ba mươi năm sau, người chú của cô kể lại việc cô bị bắt cùng đồng đội là anh Podsialdo khi cô trở về nhà vào đầu tháng giêng.
Bọn Gestapo ở Lyon do tên Barbie nổi tiếng cầm đầu đã bát Joseph Katz và Schreiber, họ không phải là thành viên của Dàn Nhạc Đỏ. Joseph là em của Katz, có lần đã xin gia nhập DNĐ nhưng Leopold không chấp nhận vì không muốn một gia đình mà có hai người cùng làm công tác tình báo, một nghề thật là nguy hiểm. Còn Schreiber quen Leopold ở Palestine, vốn là đảng viên Cộng sản tích cực nhưng không giáo điều, thường hay phê bình khiến cho nhũng người lý luận cố chấp không ưa. Anh tình nguyện xin sang Tây Ban Nha chiến đấu thì bị từ chối bởi họ coi anh là người đi trệch đường lối. Mùa hè 1940, khi Leopold đến Paris, anh cố đi tìm Schreiber. Theo bà vộ Schreiber thì năm 1939 chồng bà đã lập một doanh nghiệp chuyên mua lại xe ôtô cũ. Cục Tình báo Hồng quân chú ý đến doanh nghiệp này nên cử một sĩ quan bí danh là Fritz đóng vai giám đốc kinh doanh cho doanh nghiệp này. Trong một ngày mùa thu năm đó, cảnh sát đến garage này kiểm tra theo lệ thì Fritz sợ quá liền nhảy qua cửa sổ rồi trốn vào sứ quán Xô viết với lý do bị cảnh sát khủng bố. Một cán bộ sứ quán này dại dột ghi tên và địa chỉ của Schreiber trên lịch bàn. Phản gián Pháp theo dõi sứ quán Xô viết đã lục soát garage của Schreiber và tạm giữ ông chủ. Sau khi hiệp ước Xô - Đức ra đời, chính quyền Pháp lại bắt Schreiber rồi đưa vào trại tập trung. Khi quân Đức tiến vào Pháp, ông chủ garage này vẫn nằm trong trại. Leopold định tổ chức cho Schreiber vượt ngục, nhưng tùy viên quân sự Susloparov của sứ quán Liên xô chủ trương dùng phương thức hợp pháp nên đã cho tên Schreiber vào danh sách công dân Xô viết bị bắt nay phải tha. Schreiber được tha nhưng khi Đức đánh Liên Xô, anh đang sống tại Marseilles trong khi vợ con anh đã chạy sang Moscow rồi. Anh rút vào bí mật, nhưng rồi anh bị bắt và hy sinh.
Joseph Katz cũng mất tích khi bị đi tập trung... Theo Leopold hai chiến sĩ này bị chết do Otto Schumacher tố cáo với Đức. Otto là loại nội gián của mật thám Đức cài vào Dàn Nhạc Đỏ. Chính hắn đi thuê nhà nơi Wenzel bị bắt. Sau khi toán DNĐ Bỉ bị khủng bố, hắn về Paris cư ngụ tại nhà Arlette Humbert-Laroche, liên lạc viên giữa Robinson và Leopold Trepper. Tháng 11-1942, mặc dù Leopold cấm nhưng hắn vẫn xuống Lyon liên hệ với Springer và Germaine Schneider. Tháng 12, hắn quay lại nhà Arlette và nhờ cô này liên lạc với Robinson. Arlette lúc đầu lưỡng lự nhưng sau lại nhận lời. Cả Arlette cũng như Springer và Robinson đều bị bắt và hi sinh...
Arlette Humbert-Laroche là thành viên của Dàn Nhạc Đỏ, say mê tên chỉ điểm của Gestapo mà không biết... Cô là một thanh nữ đáng yêu, tế nhị, đã để lại nhiều bài thơ hay (Năm 1946 nhà xuất bản Sự thật (Editions Realites) cho ra mắt bạn đọc tập thơ này do Charles Vildrac đề tựa với những ý chính như sau: Ngay vào mùa hè 1941 cô đã cho Vildrac đọc thơ của cô để xin ý kiến... Đến cuối 1942 cô để cho người gác nhà của Vildrac mnột phong bì to đựng tất cả những bài thơ của cô để Vildrac giữ hộ, mà không nói rõ lí do, cô cứ để cho Vildrac suy đoán. Anh không được gặp lại cô nữa...”).
Có lẽ Arlette cảm thấy số phận mình như thế nào cho nên mới viết vào mùa xuân năm 1939 những vần thơ như sau:
Moi aussi, je voudrais
Laisser mon parfum
Sur la Terre
Et faire en sorte que les hommes
Mes frères
Se souviennent de moi...
Tạm dịch:
Em cũng muốn để hương lại
Trên thế gian
Để làm sao những con người
Những anh chị em
Mãi mãi nhớ đến em...