Chương 4
Hitler tiến đánh Pháp và Bỉ

    
õ ràng đến mùa xuân năm 1939 thời kì nhùng nhằng không còn có thể kéo đến mùa hè.
Nhiều nguồn tin đến với Dàn Nhạc Đỏ cho thấy Hitler sắp tiến công, và cuộc tiến công này sẽ đạt được thắng lợi. Nước Bỉ cũng biết rõ nền trung lập của mình thật là mỏng manh so với những đoàn xe tăng của phát xít. Sau khi Anh và Pháp bỏ rơi Ba Lan, chẳng còn trông chờ gì được hai nước này. Đáng lẽ khi Đức tiến đánh Ba Lan thì Pháp tiến công vào phòng tuyến phía Tây nước Đức sẽ đỡ bao nhiêu gánh nặng cho Balan và có thể buộc Hitler phải lùi trước thế bị đánh ở cả hai phía... Ai cũng nhận thấy sau Munich nước Pháp lại còn chuẩn bị lùi bước nữa. Bộ tổng tham mưu Pháp quá tin vào chiến tuyến Maginô, cho ràng biên giới giáp Đức của mình không thể ai vượt qua được. Các cơ quan tình báo Pháp có biết Đức chuẩn bị chiến tranh không? Chắc chắn là chúng biết và đã báo cáo cho chính phủ biết, nhưng khốn thay cái chính phủ này không thèm để ý đến những báo động của tình báo. Nước Pháp giống như chủ ngôi nhà bắt đầu cháy nhưng cứ đuổi đội cứu hỏa đi.
Hoa Kì cũng vậy: mặc dù Richard Sorge đã báo động, đã chuyển những tin tức là Nhật sắp tấn công Cảng Trân Châu, nhưng chính phủ Hoa Kì không đề ra biện pháp đề phòng.
Rạng sáng mùng 10 tháng 5 năm 1940, quân Đức bắt đầu tấn công về phía Tây. Sáng hôm đó không quân Hitler dội bom xuống thủ đô Bỉ. Leopold Trepper đến nhà Alamo để chuyển báo cáo chiến sự về Trung tâm. Trong khi anh đi vắng, ba thanh tra cảnh sát Bỉ đến nhà riêng của anh, cho Luba xem lệnh bắt vợ chồng anh về giam, mang theo hai ba ngày thức ăn và quần áo. Vì tuy vợ chồng Leopold đã nhập quốc tịch Canada, nhưng nguồn gốc gia đình Leopold là Đức, mà chính phủ Bỉ đã ra lệnh bắt giữ hết những người Đức cư trú trên đất Bỉ...
Luba mời ba cảnh sát ngồi ghế và giải thích rằng thành phố Sambor quê huơng của vợ chồng bà thuộc đất Balan. Bà dở từ điển bách khoa Larousse ra cho họ xem. Chưa rõ thực hư thế nào, ba anh cớm rút lui để xin ý kiến cấp trên rồi sẽ quay lại sau.
Về nhà đúng khi bọn cảnh sát vừa ra khỏi cổng, Leopold khen vợ nhanh trí khôn rồi quyết định phải rút khỏi nhà ngay vì bọn cớm sẽ quay lại và nhất định sẽ tóm cổ vợ chồng anh. Hai vợ chồng sắp xếp va li rồi rút khỏi nhà ngay. Trước hết phải lo cho vợ con đến một chỗ chắc chắn. Anh bàn với Grossvogel và quyết định đưa họ vào trú tạm ở thương vụ Xô-viết. Lúc đó sứ quán cũng như thương vụ Liên Xô đều bị cảnh sát Bỉ bao vây.
Luba và đứa con phải dùng một chiếc xe mang biển ngoại giao để vượt vào thương vụ. Họ ở đó hai tuần lễ, mới chuyển vào một nơi bí mật, cuối cùng hồi hương về Liên Xô. Còn Leopold rút sang nhà của Grossvogel  mang hộ chiếu giả khác với tên là Jean Gilbert, nhà công nghiệp, sinh tại Antwerp. Còn Grossvogel  mang hộ chiếu với tên là Henri Piper, nhà buôn, cũng sinh tại Bỉ. Thế là cuộc sống bí mật của hai người bắt đầu.
Hôm sau, cảnh sát có đến nhà Leopold nhưng đã muộn. Chúng có đi tìm mấy hôm sau nữa. Chúng đến hỏi nhà bà Georgie de Winter, quốc tịch Mỹ, là người quen của Leopold. Chúng hỏi bà Winter:
- Bà có thấy ông Mikler mấy ngày qua không? Ông ta là người Đức ấy mà.
- Các ông nhầm rồi, ông ấy quốc tịch Canada cơ mà.
- Ông ta mà là người Canada à? Ông ta là người Canada cũng như bà là người Bỉ chứ gì!
Chiến sự diễn biến rất nhanh. Ngày 13 tháng 5 quân Đức đã vượt sông Meuse ở Bỉ và Pháp, đoàn xe tăng của tướng Guderian đã phá thủng phòng tuyến Pháp ở Sedan. Quần chúng hoang mang cực độ, chỗ nào cũng bàn có gián điệp Đức nhảy dù xuống như đàn châu chấu, chúng ngụy trang là linh mục. Có vị tu hành bị quần chúng Brussels lật áo chùng lên để xem bên trong có quân phục Đức hay không. Họ còn nghi gián điệp Đức ngụy trang thành nữ tu sĩ nữa.
Hàng vạn người dân Bỉ chạy trốn sang Pháp. Nhiều thành phố rơi vào tay phát xít. Binh lính Anh phá các cầu để làm giảm tốc độ quân Đức, càng làm cho quần chúng hoang mang không tin tưởng vào quân đội Đồng minh nữa.
Đến đây, nhiệm vụ của Dàn Nhạc Đỏ bắt đầu phát huy tác dụng.
Điện đài giấu từ trước ở biệt thự Knokke, nay phải ăn lương. Mục tiêu chính là cung cấp kịp thời cho lãnh đạo bộ tổng tham mưu những tin tức tổng hợp xác thực về kế hoạch và hành động của phát xít Đức. Leopold xin Berzin cho ở mỗi nước ba cán bộ: người thứ nhất có khả năng làm tổ trưởng, không nhất thiết là phải người Nga; người thứ hai là cán bộ chuyên môn có khả năng thiết lập hệ thống điện đài thu phát và đào tạo nhân viên vô tuyến điện; cuối cùng là một nhà quân sự để tuyển chọn tại chỗ những tin tức thu lượm được.
Vị tướng tán thành nhưng nói thêm:
- Chúng tôi đã có sẵn sàng một lưới rất giỏi ở Đức nhưng chỉ thị của đảng không cho chúng ta hoạt động trên đất Đức vì sợ khiêu khích Hitler. Về ý định của anh dùng vỏ bọc buôn bán để có tiền chi cho lưới thì phải tính toán lại vì qua kinh nghiệm hai chục năm tiền đầu tư vào buôn bán chẳng đem lại lợi ích gì.
- Vấn đề không phải nhằm tiết kiệm cho đất nước Xô viết. - Leopold trả lời, nhưng khi có chiến tranh, thật là khó nhận tiền từ Moscow. Có thể những người đã nhận được tiền trước đây không giỏi về kinh doanh. Tôi tin rằng trong thế giới tư bản, người có tài buôn bán có thể kiếm được tiền. Dự kiến của tôi sẽ mở một cơ sở xuất nhập khẩu tại Bỉ có nhiều chi nhánh ở nhiều nước.
- Vậy anh cần có bao nhiêu tiền để lập một doanh nghiệp như thế?
- Chúng tôi sẽ làm từ nhỏ đến to. Tôi sẽ đóng cổ phàn khoảng một vạn đô la.
- Với một vạn đô la mà anh định có lãi để chi dùng trong chiến tranh hay sao?
- Tôi rất hi vọng là như vậy.
- Dù sao đi nữa, nếu vài tháng sau anh đề nghị cấp thêm vốn, thì anh sẽ được cấp thêm. Cho đến bây giờ khó nhất không phải là thu thập tình hình quân sự, mà khó nhất là thiết lập được quan hệ tài chính vững vàng với những điệp viên của chúng ta.
Đến cuối cuộc gặp, tướng Berzin tỏ vẻ thoải mái, gần như ông sung sướng:
- Anh còn gần hai năm mới xảy ra chiến tranh. Trước hết anh hãy tự lực. Nhiệm vụ của anh là đánh đổ Đế chế 3 của Đức, và chỉ có việc đó thôi. Anh hãy thu xếp cẩn thận cho mạng lưới của anh nằm im được cho đến khi chiến tranh nổ ra. Đừng làm hỏng nó vì những việc khác. Mục tiêu duy nhất của chúng ta là đánh tan chủ nghĩa phát xít. Anh không phải quan tâm đến việc khác. Tôi đã có điệp viên ở tất cả các nước đó, nhưng lưới của anh sẽ hoàn toàn độc lập. Từ nay trở đi, chúng tôi sẽ gửi cho anh nhân viên điện đài và phương tiện. Nhưng cũng đừng hi vọng quá nhiều, ngay cả chuyện đó cũng vậy. Cố tuyển mộ và đào tạo tại chỗ nhân viên của anh. Về các trưởng lưới tại mỗi nước: tôi xin báo trước cho anh hay rằng anh phải tuyển họ tại chỗ.
Giọng nói của Berzin lộ ra sự xúc động mà sau này Leopold mới hiểu được ý nghĩa: phần lớn cán bộ giỏi của ông đã bị Bộ Nội vụ bắt giam. Hai người thỏa thuận sẽ để gia đình Leopold đi sang ở cùng với Leopold khi đủ điều kiện (một người đàn ông ở một mình bao giờ cũng bị nghi vấn). Leopold thực sự muốn đóng đúng vai một nhà công nghiệp yên bình và hữu hiệu.
- Tôi tin vào anh, Berzin nói thêm, và tôi chắc rằng anh sẽ thành công... Anh đừng bao giờ yêu cầu Cục khen những báo cáo của anh, cũng đừng bao giờ lo lấy lòng Cục, vì yêu cầu như vậy sẽ làm hỏng việc đấy...
Và ông nói thêm, điều này làm cho Leopold thấy ông thực sự tin mình:
- Tukhachevski đã nói đúng: chiến tranh không thể tránh khỏi và chiến tranh sẽ xảy ra trên lãnh thổ chúng ta...
Trong thành Moscow đang ngự trị nạn khùng bố của Stalin, Leopold chẳng bao giờ được nghe thấy ai ca ngợi một con người đã bị bắn chết vì tội “phản bội”!
Berzin tiễn Leopold ra cửa buồng làm việc.
- Anh chỉ nghe theo lương tâm của anh thôi nhé, ông dặn Leopold, đối với người cách mạng, đó là vị quan tòa tối cao...
Leopold tin rằng di chúc chính trị của tướng Berzin nằm trong mấy lời đó vì, cả đời ông, lương tâm ông đã chỉ dẫn ông hành động.
Vào lúc đó, tướng Berzin đã biết mình đã hết, nhưng ông không luyến tiếc điều gì. Bị tòa án của Stalin tuyên án, ông đã thắng trước tòa án Lịch sử. Đối với người chiến sĩ cộng sản, chỉ điều đó là đủ.
Mùa thu 1937, theo kế hoạch Leopold sẽ ra đi sau khi chuẩn bị xong. Một tháng rồi hai tháng trôi qua nhưng chẳng có lệnh. Leopold lo lắng không biết kế hoạch ra sao, anh đành quay lại nghề viết báo. Đến cuối năm, anh được tin trong Cục Tình báo Hồng quân đã có rất nhiều thay đổi. Leopold nghĩ rằng kế hoạch của anh do Berzin và Stiga duyệt thế là phá sản, lập các cơ sở tình háo chống lại nước Đức là trái với quan niệm và ý đồ lãnh đạo của đảng.
Leopold đành quên kế hoạch. Nhưng vào tháng ba năm 1938 có điện thoại của viên đại úy giúp việc Stiga mờủ">
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 25 (tt)
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
  • Chương 29
  • Ảnh tư liệu I
  • ẢNh tư liệu II
  • ẢNh tư liệu III
  • Phần III : TRỞ VỀ
    Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Phần II - DÀN NHẠC ĐỎ
    Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Ảnh tư liệu
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Xem Tiếp: Chương 2


    © 2006 - 2024 eTruyen.com