Scan: Mars - Đánh máy thatsonanhhung
Hồi 116
Đường Hấp Châu, Lư Tuấn Nghĩa tiến quân
Đèo Ô Long, Tống Công Minh đánh lớn.

Đang nói chuyện bấy giờ Trương Hoành nghe nói Trương Thuận đã chết thì đau xót ngất đi hồi lâu mới tỉnh lại. Tống Giang nói:
- Hãy dìu Trương Hoành vào sau trướng chăm sóc cho khoẻ, rồi sẽ hỏi tình hình anh em đi đường biển thế nào.
Nói đoạn, Tống Giang sai Bùi Tuyên, Tưởng Kính ghi chép công lao của các tướng, hẹn mọi người đến tụ họp vào đầu giớ Tỵ. Lý Tuấn, Thạch Tú bắt sống được Ngô Trị; ba nữ tướng bắt sống Trương Đạo Nguyên; Lâm Xung dùng xà mâu đâm chết Lãnh Cung; Giải Trân, Giải Bảo giết Thôi Vức. Tướng giặc sống sót chạy thoát năm tên, đó là Thạch Bảo, Đặng Nguyên Giác, Vương Tích, Tiểu Trung và Ôn Khắc Nhượng. Tống Giang sai yết bảng vỗ yên trăm họ, khao thưởng ba quân, áp giải bọn Ngô Trị, Trương Đạo Nguyên đến trước quân doanh của Trương chiêu thảo chém đầu thị chúng. Viên bình sự có công hiến thuyền lương được Tống Giang viết văn thư đề cử làm huyện lệnh Phú Dương, Trương chiêu thảo lấy quan bằng khống chỉ đề họ tên cấp ngay cho Viên bình sự, chuyện ấy không cần phải nói. Các tướng đều về trong thành nghỉ ngơi. Quân hầu vào báo: “Nguyễn Tiểu Thất đi đường sông đã đến.” Tống Giang liền cho mời vào trong trướng.
Nguyễn Tiểu Thất nói:
- Tiểu đệ cùng với Trương Hoành, Hầu Kiện và Đoàn Cảnh Trụ đem các thuỷ thủ ra biển tìm được thuyền chèo đến huyện Hải Diệm để tìm cách cho thuyền vào sông Tiền Đường. Không ngờ sóng to gió lớn thuyền trôi ra biển cả. Cố sức chèo vào bờ thì sóng gió làm hỏng thuyền, các anh em đều rơi xuống biển. Hầu Kiện, Đoàn Cảnh Trụ không biết bơi đều bị chết đuối. Các thuỷ thủ cố bơi vào bờ, tản lạc mỗi người một nơi. Tiểu đệ bơi trước vào bờ ở cửa Chữ Sơn, bị sóng giật trôi dạt đến chân núi Báu Phan, rồi từ đó bơi về đây. Tiểu đệ thấy Trương Hoành bơi trên sông Trường Giang đang lội lên bờ ở gần núi Ngũ Vân nhưng một lúc sau không thấy đâu nữa. Đêm qua tiểu đệ thấy lửa cháy trong thành, lại nghe tiếng súng liên châu nổ vang, biết là huynh trưởng đang đánh vào thành Hàng Châu, vì vậy tiểu đệ mới bơi vào bờ. Chẳng hay Trương Hoành đã về đến nơi chưa?
Tống Giang kể lại cho Nguyễn Tiểu Thất nghe chuyện của Trương Hoành, rồi sai gọi Trương Hoành đến cho anh em gặp nhau, lại tiếp tục giao cho hai người làm đầu lĩnh thuỷ quân chỉ huy chiến thuyền như trước. Tống Giang truyền lệnh cho các đầu lĩnh thuỷ quân thu thập thuyền bè trên sông để chuẩn bị tiến đánh Mục Châu. Tống Giang lại nghĩ đến Trương Thuận anh linh hiển hiện như thế, bèn cho dựng đền thờ bên bờ Tây Hồ, treo biển ngạch “Kim Hoa thái bảo”. Tống Giang đích thân đến làm lễ tế. Sau ngày dẹp yên loạn Phương Lạp, lập công lớn với triều đình, Tống Giang về kinh đem sự việc Trương Thuận tâu lên được thiên tử sắc phong là “Kim Hoa tướng quân”, giao cho quân dân Hàng Châu đèn hương thờ phụng.
Lại nói Tống Giang đóng suý phủ trong hành cung của Phương Lạp ở Hàng Châu, buồn nghĩ từ lúc qua sông Dương Tử đến nay tổn thất biết bao tướng sĩ, càng nghĩ lại càng thêm sầu muộn. Tống Giang bèn đến chùa Tĩnh Từ xin nhà chùa dựng đàn tràng làm lễ bẩy ngày đêm để siêu độ cho vong hồn anh em các tướng tử trận, mỗi người đều có bài vị đặt riêng một bàn thờ. Xong lễ cầu siêu, Tống Giang ra lệnh phá huỷ các đồ dùng riêng trong cung của Phương Thiên Định, còn vàng bạc châu báu vải vóc thu lấy để chia thưởng cho ba quân tướng sĩ. Dân chúng Hàng Châu đều được bình yên vô sự. Tống Giang cho mở tiệc chúc mừng. Rồi đó Tống Giang cùng quân sư Ngô Dụng bàn tính kế sách tiến đánh Mục Châu. Bấy giờ đã gần cuối tháng tư, bỗng có tin bào: “Phó đô đốc Lưu Quang Thế cùng sứ giả triều đình từ Đông Kinh đang trên đường đi tới Hàng Châu.” Tống Giang cùng các tướng ra ngoài cửa Bắc Quan đón tiếp, mời sứ giả và đô đốc vào thành. Sứ giả đến hành cung tuyên đọc thánh chỉ: “Sắc cho tiên phong sứ Tống Giang cùng các tướng sĩ bộ hạ có công đánh giặc Phương Lạp nhiều lần lập chiến công, nay ban cho ngự tửu có dấu niêm phong của hoàng đế ba mươi lăm bình, áo gấm ba mươi lăm chiếc để thưởng cho các viên chánh tướng. Còn các viên phó tướng chiếu theo danh sách đều được cấp thưởng vải lụa.” Nguyên là triều đình chỉ mới biết một mình Công Tôn Thắng không qua sông đi đánh Phương Lạp, chứ chưa biết rõ nhiều đầu lĩnh đã tử trận trong các trận đánh vừa rồi. Tống Giang nhìn đống đồ thưởng ba mươi lăm bình ngự tửu và ba mươi lăm chiếc áo gấm, lòng quặn đau như thắt, nước mắt trào ra ướt đầm vạt áo. Sứ giả hỏi thăm đầu đuôi sự việc, Tống Giang nói với sứ giả là nhiều đầu lĩnh thiệt mạng trong các trận đánh gần đây. Sứ giả nói:
- Các tướng trận vong nhiều như vậy, sao triều đình không hề biết? Hạ quan bề kinh sẽ xin tâu lên thiên tử.
Tống Giang sai mở tiệc khoản đãi sứ giả. Đô đốc Lưu Quang Thế ngồi ghế chủ tiệc. Các đầu lĩnh lớn nhỏ theo thứ bậc cùng ngồi, ai nấy đều được hưởng ban ngự tửu, thấm ơn mưa móc của triều đình. Các tặng vật ban thưởng cho các chánh phó tướng trận vong đều được giữ lại để ngày hôm su lập bàn thờ tế vọng. Tống Giang lấy một bình ngự tửu và một chiếc áo gấm đem đến miếu thờ Trương Thuận, đích thân gọi hồn Trương Thuận về hưởng tế. Tế xong đem áo gấm mặc cho pho tượng thần bằng đất, còn các đồ vật khác thì thiêu hoá. Sứ giả nghỉ ngơi vài hôm rồi lên đường trở về kinh sư.
Ngày tháng thấm thoát chẳng bao lâu đã hơn một tháng kể từ khi lấy được Hàng Châu. Trương chiêu thảo sai người đem văn thư đến thúc giục Tống tiên phong xuất quân, Tống Giang, Ngô Dụng mời Lư Tuấn Nghĩa đến bàn bạc:
- Từ đây theo đường sông tiến thẳng đến sào huyệt giặc ở Mục Châu. Đi Hấp Châu thì phải tơng thay nữ tướng trải thân trăm trận, nào ngờ giờ đây thành giấc mộng xuân. Trịnh ma quân vẫy gọi quân mã quay lại đuổi theo quân Tống. Quân Tống đại bại trở về báo cho Tống tiên phong biết Vương Nuỵ Hổ và Nhất Trượng Thanh đều bị Trịnh ma quân giết chết, người ngựa tổn thất quá nửa. Tống Giang thấy lại mất thêm Vương Nuỵ Hổ và Nhất Trượng Thanh, bèn nổi giận điểm ngay quân mã cùng bọn Lý Quỳ, Hạng Sung, Lý Cổn dẫn năm nghìn người ngựa tiến đánh báo thù. Không bao lâu quân của Trịnh ma quân kéo đến. Tống Giang bừng bừng căm giận thúc ngựa xông lên quát:
- Tên giặc kia sao cả gan giết hai tướng của ta?
Trịnh Bưu nâng thương thúc ngựa ra định đánh Tống Giang. Lý Quỳ thấy vậy bèn vung đôi búa chạy như bay tới. Hạng Sung, Lý Cổn múa thuẫn che đỡ cho Lý Quỳ. Ba người xông thẳng vào Trịnh Bưu. Trịnh ma quân phải quay ngựa chạy. Bọn Lý Quỳ ba người bám sát theo sau, xông vào giữa trận quân nam. Tống Giang sợ Lý Quỳ thiệt mạng vội vẫy quân mã ồ ạt xáp chiến. Quân nam tan rã, tán loạn bỏ chạy. Tống Giang liền cho khua chiêng thu quân về. Khi Hạng Sung, Lý Cổn kèm được Lý Quỳ quay về bỗng thấy mây đen trùm kín, khí độc mù trời, bốn bề tối đen như mực. Người ngựa của Tống Giang đã lọt vào trận đồ yêu quái của Trịnh ma quân. Quân sĩ nháo nhác hoảng loạn, phải dò dẫm từng bước mà đi, xung quanh tối đen như mực, ngửa tay không thấy. Tống Giang ngửa mặt lên trời than rằng:
- Có phải Tống Giang này đành bó tay chịu chết ở đây?
Trong khoảng từ giờ Tị đến giờ Mùi mây mù tan dần, bắt đầu lờ mờ có ánh sáng, rồi thấy xuất hiện nhiều người cao lớn lực lưỡng mặc áo giáp sắt vây kín xung quanh. Tống Giang sợ hãi ngã lăn ra đất, miệng lẩm nhẩm: “Xin cho Tống Giang này được chết”. Tống Giang không dám ngước lên, bên tai chỉ nghe tiếng mưa gió ào ào, ba quân tướng sĩ của Tống Giang cũng nằm rạp chờ chết. Một lúc sau mưa gió ngớt dần, Tống Giang thấy mình vẫn còn sống lại có một người đi tới kéo tay và nói: “Tướng quân hãy đứng dậy!”. Tống Giang ngước nhìn thấy một thư sinh đang giơ tay kéo mình lên. Tống Giang giật mình kinh sợ vội đứng dậy lạy chào, rồi hỏi họ tên. Người ấy đáp:
- Tiểu sinh họ Thiệu, tên Tuấn, vốn ở vùng này, đến đây báo cho nghĩa sĩ biết; vận số cua Phương Lạp sắp hết, chỉ trong vòng một năm nữa nghĩa sĩ sẽ phá tan được quân hắn. Tiểu sinh xin ra tay giúp nghĩa sĩ. Nay tuy gặp nguy khốn nhưng quân cứu viện đã đến, chẳng hay nghĩa sĩ đã biết chưa?
Tống Giang hỏi:
- Thưa tiên sinh, cứ như vận số của Phương Lạp thì đến bao giờ bắt được hắn.
Thiệu tú tài giơ tay đẩy ra, Tống Giang kinh sợ giật mình tỉnh dậy, mới hay đó là giấc chiêm bao. Nhìn kỹ thì hoá ra những người cao lớn mặc áo giáp ấy chỉ là những cây thông. Tống Giang lên tiếng gọi quân sĩ đứng dậy tìm đường tiến. Bấy giờ mây tan mù tạnh trời lại, trong sáng chỉ nghe phía ngoài rặng thông reo hò vẳng đến. Tống Giang liền hạ lệnh cho quân sĩ từ phía trong tiến ra. Chẳng bao lâu đã thấy Lỗ Trí Thâm, Võ Tòng dẫn quân tiến đến, hiện đang giao chiến với Trịnh Bưu. Bao thiền sư ngồi trên ngựa thấy Võ Tòng vung đôi giới đao, chạy bộ xông vào đánh Trịnh Bưu, liền rút thanh kiếm Huyền nguyên hỗn thiên từ trên không sà xuống chém trúng vai Võ Tòng. Võ Tòng máu me lênh láng, ngã ngất. Lỗ Trí Thâm vung thiền trượng ra sức đánh cứu, thấy Võ Tòng đã giật được thanh kiếm của Bao Đạo Ất, nhưng tay trái bị chém gần đứt hẳn. Võ Tòng hồi tỉnh, thấy cánh tay lủng lẳng bèn đưa giới đao cắt cho đứt hẳn. Tống Giang gọi một tên quân hiệu dìu Võ Tòng về trại nghỉ ngơi. Lỗ Trí Thâm một mình xông xáo đánh vào giữa trận, gặp ngay Hạ Hầu Thành. Hai tướng giao chiến chừng vài hiệp, Hạ Hầu Thành thua chạy. Lỗ Trí Thâm vác thiền trượng xồng xộc đuổi theo, quân nam tán loạn bỏ chạy. Hạ Hầu Thành cắm đầu chạy vào rừng sâu. Lỗ Trí Thâm đuổi theo đến cùng.
Nói tiếp chuyện Trịnh ma quân đuổi theo đến trước trận quân Tống thì bị ba tướng Lý Quỳ, Hạng Sung, Lý Cổn vung đao ào đến đánh. Trịnh ma quân không địch nổi phải quay lại chạy trốn. Bọn Lý Quỳ không thuộc đường núi, nhưng muốn lập công nên liều mạng trèo đèo, vượt suối đuổi theo, không ngờ bờ khe bên kia bọn Trịnh Bưu đã đặt sẵn ba nghìn quân mai phục. Hạng Sung vội quay lại nhưng bị hai tướng quân nam ra chận đánh. Hạng Sung liền gọi Lý Quỳ và Lý Cổn nhưng lúc ấy bọn Lý Quỳ đang vượt khe đuổi theo Trịnh Bưu rồi. Nước ở đoạn khe đó rất sâu, Lý Cổn vừa sẩy chân ngã xuống liền bị quân cung nỏ trên bờ bắn tới tấp xuống như mưa mà chết. Hạng Sung lặn xuống nước nhưng bị mắc vào lưới do quân mai phục đã giăng sẵn. Hạng Sung cố sức giẫy dụa nhưng bị quân Trịnh Bưu ào xuống đâm chém làm trăm mảnh. Thương thay Lý Cổn, Hạng Sung đến đây chịu chết, kẻ anh hùng cũng đành bó tay.” Chỉ còn một mình Lý Quỳ đuổi Trịnh Bưu vào sâu trong núi. Quân nam chạy dọc bờ khe đuổi đánh, cách chừng nửa dặm lại nghe phía nam tiếng reo hò vang dậy. Đó là bọn Hoa Vinh, Tần Minh, Phàn Thuỵ đem quân đến cứu. Quân Trịnh Bưu tan rã bỏ chạy. Bọn Hoa Vinh cứu được Lý Quỳ đem về, nhưng Lỗ Trí Thâm thì tìm mãi không thấy. Các tướng đến gặp Tống Giang kể lại chuyện đuổi đánh Trịnh ma quân, khi vượt khe không may Lý Cổn, Hạng Sung bị giết, chỉ cứu được Lý Quỳ đem về. Tống Giang đau xót khóc hồi lâu. Khi điểm lại binh mã, ngoài số chết tại trận lại thêm Lỗ Trí Thâm mất tích và Võ Tòng bị chém mất tay. Đang lúc Tống Giang đau buồn, quân thám mã về báo: “Quân sư Ngô Dụng cùng các tướng Quan Thắng, Lý Ứng, Chu Đồng, Yến Thuận, Mã Lân đem một vạn quân theo đường sông đã đến tiếp viện”. Tống Giang ra ngoài trại nghênh tiếp bọn Ngô Dụng, hỏi thăm mọi việc xảy ra. Ngô Dụng trả lời:
- Đồng khu mật đem theo quân mã cùng với quân của đại tướng Vương Lẫm, Triệu Đàm và đô đốc Lưu Quang Thế đã tới dưới đèo Ô Long. Các tướng là Lã Phương, Qúach Thịnh, Bùi Tuyên, Tưởng Kính, Sái Phúc, Đỗ Hưng, Úc Bảo Tứ và các đầu lĩnh thuỷ quân Lý Tuấn, Nguyễn Tiểu Ngũ, Nguyễn Tiểu Thất, Đồng Uy, Đồng Mãnh ở lại giữ trại còn các tướng khác đều theo Ngô Dụng tôi đến tiếp ứng.
Tống Giang nói:
- Lại một phen hao binh tổn tướnheo đường nhỏ qua cửa ải Dục Linh. Anh em ta thì phải chia quân tại đây, chẳng hay hiền đệ muốn chọn đường nào.
Lư Tuấn Nghĩa nói:
- Điều binh khiển tướng thảy đều tuân theo nghiêm lệnh của huynh trưởng, đệ đâu dám lựa chọn.
Tống Giang nói:
- Đã đành như thế, nhưng thử xem mệnh trời ra sao?
Nói đoạn phân chia số người làm hai đội viết vào hai lá thăm. Tống Giang và Lư Tuấn Nghĩa thắp hương cầu khấn rồi mỗi người bốc một thâm. Tống Giang bốc được thâm đánh Mục Châu, Lư Tuấn Nghĩa bốc được thâm đi đánh Hấp Châu.
Tống Giang nói:
- Sào huyệt của Phương Lạp ở trong động Bang Nguyên, huyện Thanh Khê. Hiền đệ đánh lấy Hấp Châu, chia quân mà đóng giữ rồi biên thư về báo tin để cùng ta hẹn ngày tiến đánh sào huyệt Phương Lạp.
Lư Tuấn Nghĩa mời Tống tiên phong chuẩn bị việc cắt cử các tướng tá chỉ huy các cánh quân.
Chánh tiên phong Tống Giang dẫn ba mươi sáu viên chánh phó tướng đến đánh Mục Châu và đèo Ô Long: Quân sư Ngô Dụng, Tần Minh, Lý Ứng, Đái Tôn, Chu Đồng, Lý Quỳ, Lỗ Trí Thâm, Võ Tòng, Giải Trân, Gỉai Bảo, Lã Phương, Qúach Thịnh, Phàn Thuỵ, Mã Lân, Yến Thuận, Tống Thanh, Hạng Sung, Lý Cổn, Vương Anh, Hổ Tam Nương, Lăng Chấn, Đỗ Hưng, Sái Phúc, Sái Khánh, Bùi Tuyên, Tưởng Kính, Úc Bảo Tứ.
Các chánh phó tướng đầu lĩnh thuỷ quân, bẩy viên chỉ huy chiến thuyền theo quân bộ đánh Mục Châu: Lý Tuấn, Nguyễn Tiểu Nhị, Nguyễn Tiểu Thất, Nguyễn Tiểu Ngũ, Đồng Mãnh, Đồng Uy, Mạnh Khang.
Phó tiên phong Lư Tuấn Nghĩa dẫn hai mươi tám viên chánh phó tướng tiến đánh Hấp Châu và cửa ải Dục Linh: Quân sư Chu Vũ, Lâm xung, Hồ Diên Chước, Dương Hùng, Thạch Tú, Đan Đình Khuê, Nguỵ Định Quốc, Tôn Lập, Hoàng Tín, Âu Bằng, Đặng Phi, Đỗ Thiên, Trần Đạt, Dương Xuân, Lý Trung, Tiết Vĩnh, Trâu Uyên, Trâu Nhuận, Lý Lập, Lý Văn, Thang Long, Thạch Dũng, Thời Thiên, Đinh Đắc Tôn, Tôn Tân, Cố Đại Tẩu, Trương Thanh, Tôn Nhị Nương.
Cánh quân của Lư Tiên Phong, kể cả chủ suý, tất cả là hai mươi chín viên chánh phó tướng, chỉ huy ba vạn người ngựa chọn ngày tiến phát. Lư Tuấn Nghĩa đến từ biệt Lưu đô đốc và Tống tiên phong rồi xuất quân theo đường núi từ Hàng Châu tiến qua huyện Lâm An.
Lại nói Tống Giang cho chỉnh đốn thuyền bè người ngựa, cắt cử các chánh phó tướng chỉ huy các đội quân, chọn ngày làm lễ tế cờ xuất quân, thuyền ngựa trông nhau, thuỷ lục cùng tiến. Bấy giờ trong thành Hàng Châu bệnh dịch lan tràn, bộ hạ của Tống Giang đã có sáu tướng mắc bệnh: Trương Hoành, Mục Hoằng, Khổng Minh, Chu Quý, Dương Lâm, Bạch Thắng. Cả sáu viên ấy đều chưa khỏi ốm nên không theo đại quân đi đánh được. Mục Xuân và chánh phó tướng ở lại thành Hàng Châu, còn các tướng tá khác theo Tống Giang đi đánh Mục Châu, tất cả là ba mươi bảy viên theo đường ven sông nhắm huyện Phú Dương tiến phát.
Hãy tạm chưa nói chuyện hai cánh quân người ngựa lên đường như thế nào, kể tiếp chuyện Sài Tiến và Yến Thanh sau khi từ biệt Tống tiên phong tại đình Truy Lý ở Tú Châu, đi qua huyện Hải Diêm ra biển đáp thuyền qua Việt Châu, đi vòng vèo đến huyện Chư Kỳ, qua đò ở bến Cá, sang địa giới Mục Châu. Tướng giữ ải ngăn lại xét hỏi. Sài Tiến đáp:
- Tiểu nhân là nho sinh ở trung nguyên, biết xem thiên văn địa lý, hiểu vận hội âm dương, thạo phong vân khí tượng, kinh sách, ba giáo chín dòng không điều gì không biết, xa trông đất Giang Nam có khí tượng thiên tử nên tìm đến, sao các vị lại rào lấp đường tiến vào người hiền?
Tướng giữ ải nghe lời nói biết Sài Tiến chẳng phải người tầm thường, bèn hỏi rõ họ tên. Sài Tiến đáp:
- Tiểu nhân họ Kha tên Dẫn, một thầy một tớ tìm đường đến thượng quốc, không vì duyên cớ nào khác.
Tướng giữ ải lưu Sài Tiến nghỉ lại, rồi sai người về Mục Châu báo tin cho thừa tướng Tố Sĩ Viễn, tham chính Thẩm Thọ, thiên tử Hoàn Dật và nguyên suý Đàm Cao biết. Hữu thừa tướng Tổ Sĩ Viễn sai người đưa Sài Tiến về Mục Châu tương kiến. Hai bên gặp nhau chào hỏi xong, Sài Tiến nói qua lý do tìm đến, cả bốn đại thần của Phương Lạp đều xúc động. Lại thêm phong thái, lời lẽ của Sài Tiến lịch thiệp hơn người nên bọn họ không chút nghi ngờ. Tổ Sĩ Viễn cả mừng cho thiêm thư Hoàn Dật dẫn Sài Tiến đến đại nội ở huyện Thanh Khê yết kiến Phương Lạp. Nguyên là ở Mục Châu và Hấp Châu, Phương Lạp đều có cung điện, triều đình có năm phủ sáu bộ đều đóng cả trong động Bang Nguyên thuộc huyện Thanh Khê.
Sài Tiến và Yến Thanh theo Hoàn Dật đến kinh đô của Phương Lạp ở huyện Thanh Khê. Trước hết vào yết kiến tả thừa tướng Lưu Mẫn Trung, Sài Tiến bàn luận chính sự cổ kim, lời lẽ hùng hồn, thông thái. Lâu Mẫn Trung cả mừng mời Sài Tiến nghỉ lại trong trướng phủ khoản đãi trọng hậu. Thấy thầy trò Sái Tiến, Yến Thanh thông minh lịch thiệp. Lưu Mẫn Trung đã vừa ý đến tám chín phần. Lưu Mẫn Trung nguyên là thầy dạy học ở huyện Thanh Khê, tuy có ít văn chương chữ nghĩa, nhưng không lấy gì làm giỏi giang cho lắm, nghe Sài Tiến kể chuyện thì rất khâm phục, định ngày hôm sau vào triều sẽ tâu lên quốc vương Phương Lạp. Sáng hôm sau, Phương Lạp ngự ở chính điện, các thị thần, cung nữ đứng hầu ở phía sau, bên ngoài là các đại thần khanh tướng chia làm văn võ hai bên, cùng các võ sĩ thị tùng đứng hầu trước viện. Hữu thừa tướng Lưu Mẫn Trung bước ra khỏi hàng tâu rằng:
- Tâu bệ hạ, đất trung nguyên vốn là quê hương của đức Khổng Tử. Nay có một hiền sĩ, họ tên là Kha Dẫn có tài năng kiêm thông văn võ, trí dũng đều đủ, am hiểu thiên văn địa lý, tam giáo cửu lưu, bách gia chư tử không điều gì không biết. Người ấy vì lòng hoài vọng thiên tử đã tìm đường đến đây, hiện đang chờ xin vào bệ kiến.
Phương Lạp nói:
- Có hiền sĩ tìm đến, mau truyền cho vào bệ kiến.
Quan thủ môn đại sứ liền dẫn Sài Tiến đến dưới điện. Sài Tiến theo đúng nghi thức lạy chào, tung hô vạn tuế đã xong, quan tuyên lễ cho phép bước vào trước rèm. Phương Lạp thấy Sài Tiến là người quý phái khác thường, có tướng dòng dõi đế vương thì lấy làm mừng. Phương Lạp hỏi:
- Hiền sĩ có nói nhắm theo khí tượng thiên tử mà đến, là có ý chỉ nơi nào đây?
Sài Tiến tâu:
- Kha Dẫn tôi nghèo hèn, sinh trưởng ở trung nguyên, cha mẹ đều mất sớm, bản thân chỉ theo đòi học vấn để truyền nối bí quyết của tiên hiền, lĩnh thị những áng vãn huyền diệu của tổ sư. Gần đây ban đêm xem thiên tượng thấy sao đế tinh ngời sáng chiếu dọi vào đất Đông Ngô. Vì thế thần không quản xa xôi nghìn dặm nhắm theo tú khí mà đi. Khi đến Giang Nam lại thấy một vầng khí tượng thiên tử năm sắc khởi lên từ đất Mục Châu. Nay thần được chiêm ngưỡng long nhan thiên tử, uy nghi tư thế phượng rồng, thần thái như mặt trời ngời sáng, ấy là ứng vào khí tượng thiên tử vậy. Thần thật muôn phần may mắn, vui mừng khôn xiết.
Sài Tiến nói xong lại sụp lạy hai lạy. Phương Lạp nói:
- Quả nhân tuy có đất đai một giải ở vùng đông nam, gần đây bị bọn Tống Giang xâm lấn chiếm đoạt thành trì. Nay nghe nói bọn chúng đã tiến gần đến kinh đô, chẳng hay quả nhân phải đối phó thế nào?
Sài Tiến tâu rằng:
- Thần nghe người xưa có câu: “Dễ được thì dễ mất, khó được thì khó mất”, nay bệ hạ lập riêng bờ cõi ở vùng đông nam, từ khi khai cơ lập nghiệp đến nay ruỗi dài thẳng tiến, thu đoạt được biết bao châu quận. Nay tuy bị Tống Giang xâm chiếm một vài nơi, không bao lâu vận số lại quay về, thánh thượng không chỉ lấy lại một cõi Giang Nam, ngày sau cả xã tắc trung nguyên này ắt sẽ thuộc về bệ hạ.
Phương Lạp cả mừng, sai bưng chiếc đôn bọc gấm đến cho Sài Tiến ngồi và sai bày ngự yến khoản đãi, phong cho Sài Tiến làm trung thư thị lang. Từ đó Sài Tiến hàng ngày được chầu hầu bên cạnh Phương Lạp, chẳng phải là không biết dùng những lời lẽ ngon ngọt a dua siểm nịnh nhằm đạt mục đích của mình. Trong khoảng chưa đầy nửa tháng, từ Phương Lạp cho đến các quan trong ngoài không một ai không yêu mến Sài Tiến. Sau đó Phương Lạp thấy Sài Tiến xử lý mọi việc đều được công bằng nên hết lòng yêu quý, bèn bảo riêng tả thừa tướng Lưu Mẫn Trung làm mối, muốn gã công chúa Kim Chi cho Sài Tiến, phong cho chức chủ tước đô uý. Yến Thanh đổi tên là Văn Bích, người ta đều gọi là Văn phụng uý. Từ sau ngày thành hôn với công chúa, Sài Tiến được tự do ra vào trong cung điện, hiểu biết cặn kẻ mọi việc trong ngoài. Mỗi khi có việc quan trọng, Phương Lạp đều cho mời Sài Tiến vào cung bàn bạc. Sài Tiến thường tâu:
- Bệ hạ có khí sắc chân chính, chỉ vì sao thiên cang xung phạm nên có phần bất an trong khoảng nửa năm. Đợi đến khi thủ hạ của Tống Giang bị diệt hết không còn một viên chiến tướng, sao thiên cang lu mờ, bệ hạ lại phục hưng cơ nghiệp: ruỗi dài thẳng tiến chiếm gọn cả đất trung nguyên.
Phương Lạp nói:
- Thủ hạ của quả nhân có mấy viên sủng tướng đều đã bị Tống Giang làm thiệt mạng, không biết nên tính thế nào?
Sài Tiến lại tâu rằng:
- Thần xem thiên tướng thấy vận số của bệ hạ tướng tinh tuy có mấy chục nhưng đều không phải là chính khí, chẳng bao lâu nữa tất sẽ mất cả, duy có hai mươi tám vì tinh tú sẽ phò tá bệ hạ phục hưng cơ nghiệp. Trong bọn Tống Giang rồi sẽ có mười mấy viên tướng về hàng bệ hạ, trong đó có đến mấy người thuộc số hai mươi tám vì tinh tú kia, đó đều là những kẻ bề tôi giúp bệ hạ mở rộng đất đai bờ cõi.
Phương Lạp nghe nói cả mừng. Có thơ làm chứng như sau:
Tâm thất đương thời trừng Thái sử
Hà nhân bất tôi Lý Lăng hằng
Thuỷ tri quý sủng Kha phò mã
Nhất niệm nguyên lại vị Tống Giang
Phòng tối bao năm giam Thái sử (1)
Nào người bắt tội Lý Lăng hàng
Ai hay Kha Dẫn làm phò mã
Chỉ cốt dò la giúp Tống Giang
--------------------------
1. Thái sử: chỉ Tư Mã Thiên giữ chức thái sử lệnh đời Hán Vũ Đế. Bấy giờ Lý Lăng (là cháu danh tướng Lý Quảng) đem quân đi đánh Hung Nô, thế cô phải đầu hàng. Tư Mã Thiên xét tình thế không quy kết tội đầu hàng cho Lý Quảng. Hán Vũ Đế tức giận giam Tư Mã Thiên vào tâm thất (phòng tắm).
----------------------------------
Tạm chưa kể chuyện Sài Tiến làm phò mã, kể tiếp chuyện Tống Giang dẫn đại quân người ngựa rời Hàng Châu tiến phát về phía huyện Phú Dương. Bây giờ Bảo Quang quốc sư Đặng Nguyên Giác, nguyên suý Thạch Bảo và bọn Vương Tích, Tiểu Trung, Ôn Khắc Nhượng đã hội tụ tàn quân người ngựa về đóng giữ cửa ải ở huyện Phú Dương, một mặt sai người về Mục Châu xin chi viện. Hữu thừa tướng Tổ Sĩ Viễn sai hai viên chỉ quân bọn Trịnh Bưu tiến ra dàn trận. vạn quân mã đến ứng cứu cho bọn Đặng Nguyên Ginh, ngồi điều khiển trận đánh. Tổ thừa tướng, Thẩm tham chính, và Hoàn thiên thư cùng ngồi trên chay đem quân đến huyện Phú Dương cùng hội quân với Bảo Quang quốc sư đóng giữ ở đầu núi.
Đại quân người ngựa của Tống Giang đã tiến đến eo biên Thất Lý, thuỷ quân đã chờ sẵn để chở người ngựa đi qua. Thạch Bảo trông thấy liền khoác chuỳ lưu tinh, tay cầm phong đao nhẩy lên ngựa, rời vùng núi huyện Phú Dương đón đánh Tống Giang.
Bên quân Tống, Đại đao Quan Thắng định thúc ngựa ra trận thì nghe tiếng Lã Phương kêu lớn:
- Xin đại ca tạm dừng để xem Lã Phương tôi giao đấu với tên giặc kia vài hiệp.
Tống Giang đứng dưới cờ tướng ngước nhìn, thấy Lã Phương một mình một ngựa, tay nâng ngọn kích xông thẳng vào Thạch Bảo, Thạch Bảo vội múa phong đao đón đánh. Hai tướng ngồi trên lưng ngựa quần thảo đến hơn năm mươi hiệp, đao pháp của Lã Phương đã có phần sút kém. Qúach Thịnh thấy vậy bèn nâng kích tề ngựa đến trợ chiến. Hai tướng hết sức đánh giáp vào. Thạch Bảo chỉ một thanh đao chống chọi với hai ngọn kích nhưng không hề một sơ suất nhỏ. Quang quốc sư vội cho khua chiêng thu quân. Nguyên là Bảo Quang thấy chiến thuyền trên sách thức. Bên quân Tống, Âu Bằng tay nâng giáo sắt thúc ngựa tiến ra giao chiến với Bàng Vạn Xuân. Hai tướng đánh nhau chưa đầy năm hiệp. Bàng Vạn Xuân bỏ chạy. Âu Bằng muốn lập công đầu liền phóng ngựa đuổi theo. Bàng Vạn Xuân bất ngờ quay lại thả một mũi tên Âu Bằng vốn có tài nghệ cao cường liền giơ tay bắt gọn mũi tên của Bàng Vạn Xuân. Nhưng Âu Bằng không ngờ Bàng Vạn Xuân còn quen dùng chiếc cung liên châu một lúc bắn ra nhiều mũi. Âu Bằng đã bắt được mũi tên, yên chí đuổi theo. Bỗng nghe tiếng dây cung rung “phật”, mũi tên thứ hai phóng ra trúng đích, hất Âu Bằng ngã ngựa. Bọn Vương Dần, Cao Ngọc đứng trên mặt thành thấy Âu Bằng ngã ngựa liền đốc suất quân mã trong thành xông ra giao chiến. Quân Lư Tuấn Nghĩa thua to phải lui xa ngoài ba mươi dặm mới dừng lại hạ trại. Điểm lại binh tướng mới biết trong lúc lộn xộn, quân của Phương Hậu đã giết Thái viên tử Trương Thanh. Tôn Nhị nương gào khóc thương xót rồi sai thủ hạ tìm thi hài chồng đem thiêu hoá. Tiên phong Lư Tuấn Nghĩa động lòng thương tiếc, không nghĩ ra cách gì hay bèn nói với quân sư Chu Vũ:
- Trận đánh hôm nay lại thiệt hại mất hai tướng của ta, như thế biết làm thế nào?
Chu Vũ nói:
- Thua được là lẽ thường của binh gia. Nay giặc thấy ta lui quân ắt sinh lòng kiêu ngạo. Đêm nay bọn chúng sẽ thừa thế đem quân cướp trại của ta. Xin chủ tướng cho quân mai phục bốn phía, buộc mấy con dê ở trại trung quân, rồi cứ làm như thế… như thế… Chủ tướng lại cho Hồ Diên Chước đem quân mai phục phía bên trái. Lâm Xung đem quân mai phục phía sau, các tướng khác chia nhau mai phục dọc con đường nhỏ. Ban đêm khi giặc kéo đến trung quân sẽ đốt lửa báo hiệu, quân ta từ bốn phía sẽ xông ra bắt gọn chúng.
Lư tiên phong cắt đặt người ngựa đâu đó đã xong, các tướng ai vào việc nấy.
Nói tiếp bên quân Phương Lạp, bọn Vương thượng thư, thi lang Cao Ngọc cũng đáng kể là có mưu lược, cùng bàn với Bàng Vạn Xuân rồi tâu lên hoàng thúc Phương Hậu:
- Hôm nay quân Tống thua trận phải lui xa ngoài ba mươi dặm, người ngựa mệt mỏi, canh giữ sơ sài, chi bằng quân ta thừa thắng đuổi theo cướp trại tất sẽ toàn thắng.
Phương Hậu nói:
- Các khanh cứ bàn kỹ mà làm.
Cao thị lang nói:
- Hạ quân sẽ cùng Bàng tướng quân đem quân đi cướp trại, điện hạ cùng Vương thượng thư ở lại giữ thành.
Đêm hôm ấy hai tướng khoác giáp lên ngựa dẫn quân lặng lẽ tiến đến doanh trại quân Tống. Bàng Vạn Xuân thấy cửa trại đóng kín, không dám cho quân xông vào. Lúc đầu còn nghe rõ tiếng điểm danh, sau đó tiếng trống rời rạc hỗn loạn. Thị lang Cao Ngọc ghìm ngựa nói:
- Dừng lại!
Bàng Vạn Xuân hỏi:
- Sao tướng quân không cho tiến?
Cao Ngọc đáp:
- Nghe tiếng trống hiệu lộn xộn, sợ quân Tống có mưu kế gì.
Bàng Vạn Xuân nói:
- Tướng quân nhầm rồi, hôm nay bọn chúng thua trận, quân tướng đều mệt mỏi sợ hãi, ngủ gật mà đánh trống thì hiệu lệnh không rõ ràng. Tướng quân hà tất phải nghĩ ngợi, cứ cho quân đánh vào!
Cao Ngọc đáp:
- Ngài nói cũng có lý.
Nói đoạn hai tướng xua quân múa đao, vung búa, ào vào cướp trại. Bàng Vạn Xuân và Cao Ngọc cưỡi ngựa xông thẳng vào trại trung quân, nhưng không thấy bóng dáng một tên quân Tống, nhìn quanh chỉ thấy mấy con dê bị trói treo trên cây liễu đang giẫy chân loạn xạ lên mặt trống, nghe xa tưởng như tiếng trống hiệu. Bàng Vạn Xuân và Cao Ngọc chỉ cướp được trại không, nên hết sức lo sợ, chỉ kịp kêu “Mắc mưu! Mắc mưu!”, rồi quay lưng bỏ chạy.
Bấy giờ bỗng có hiệu lửa nổi lên ở trại trung quân. Tiếp đó tiếng hoả pháo nổ vang đầu núi, lại một hiệu lửa nữa nổi lên, quân mai phục bốn phía ào ạt xông ra đánh giết. Bàng Vạn Xuân và Cao Ngọc vượt qua cửa trại bỏ chạy, gặp ngay Hồ Diên Chước từ xa xộc tới chận đường. Hồ Diên Chước quát lớn:
- Tướng giặc kia, mau xuống ngựa đầu hàng thì được tha chết!
Cao Ngọc hoảng hốt tìm đường tẩu thoát nhưng bị Hồ Diên Chước đuổi kịp. Hai chiếc roi sắt trong tay Hồ Diên Chước vụt xuống, đầu Cao Ngọc liền vỡ đôi, Bàng Vạn Xuân liều chết vượt vòng vây tìm cách thoát thân, không ngờ bị Thang Long phục sẵn bên đường, dùng câu liêm kéo lăn nhào xuống ngựa rồi xông đến bắt trói. Các tướng mai phục hai bên đường núi cùng lúc nổi dậy đuổi theo quân nam cho đến khi trời sáng mới quay về trại. Tiên phong Lư Tuấn Nghĩa vào ngồi trong trướng ở trung quân, truyền lệnh kiểm điểm các tướng hiệu, bấy giờ mới biết Đinh Đắc Tôn nấp trong bụi cỏ rậm bị rắn độc cắn chết. Lư tiên phong bèn sai mổ bụng Bàng Vạn Xuân moi lấy tim để tế bọn Âu Bằng, Sử Tiến, rồi sai chặt thủ cấp đem đến nạp trước cửa quân doanh của Trương chiêu thảo.
Ngày hôm sau Lư tiên phong cùng các tướng lại tiến quân đến dưới thành Hấp Châu. Cổng thành không đóng, không thấy cờ quạt, không một bóng người. Bọn Đan Đình Khuê, Nguỵ Định Quốc muốn lập công đầu liền dẫn quân vào thành. Lư Tuấn Nghĩa ở trung quân đến sau, chỉ kịp kêu lên một tiếng thì hai người đã vào qua cổng thành rồi.
Nguyên là Vương Dần thấy bọn Bàng Vạn Xuân thua trận, bèn giả cách bỏ thành rút chạy nhưng đã cho đào hầm sập sát sau cổng thành. Hai tướng Đan Đình Khuê và Nguỵ Định Quốc chỉ quen vũ dũng, không biết đề phòng, nên cả người lẫn ngựa lăn nhào xuống hố. Quân lính của Vương Dần mai phục sẵn hai bên cầm giáo dài và cung tên cùng nhất loạt đâm, bắn. Hai tướng chết ngay tại chỗ. Thương thay Thánh Thuỷ, Thần hoả tướng quân đến đây đành bó tay chịu chết trong hầm.
Lư tiên phong thấy mất hai tướng, tức giận sai quân đắp đập trèo lên thành. Một mặt sai quân lấp hố, mặt khác đốc quân lao vào hỗn chiến, đánh giết quân nam, xô dồn xuống hố. Tiên phong Lư Tuấn Nghĩa thúc ngựa vào thành gặp ngay hoàng thúc Phương Hậu. Hai tướng ngồi trên ngựa giao chiến. Mới hiệp đầu Lư Tuấn Nghĩa bốc lửa giận, trổ hết sức bình sinh đưa ngang mã tấu phạt một nhát, đầu Phương Hậu liền rơi xuống ngựa. Quân của Phương Hậu vội mở cổng thành phía tây xô nhau chạy trốn. Các tướng của Lư Tuấn Nghĩa ai nấy xông lên phía trước đuổi giết quân nam.
Lại nói thượng thư Vương Dần trên đường chạy trốn bị Lý Vân đón đường chận đánh. Vương Dần ngồi trên ngựa đâm thương, còn Lý Vân cứ chân đất lao đánh, liền bị ngựa của Vương Dần xéo ngã. Thạch Dũng thấy Lý Vân sắp nguy liền xông đến tiếp cứu. Vương Dần có tiếng là tay thương xuất quỷ nhập thần. Thạch Dũng làm sao chống cự nỗi. Vương Dần chỉ đánh mấy hiệp đã hất mũi thương đâm Thạch Dũng ngã gục. Bấy giờ từ trong thành bọn Tôn Lập, Hoàng Tín, Trâu Uyên, Trâu Nhuận ào đến vây đánh Vương Dần. Một mình Vương Dần tả xung hữu đột, đánh lại bốn tướng, không chút nao núng. Không ngờ lúc đó Lâm Xung vừa kịp xông đến. Vương Dần dẫu có ba đầu sáu tay cũng không địch nổi. Năm tướng hợp sức đánh xáp. Đáng đời cho Vương thượng thư, đến hôm nay mới biết là chưa thoả chí!
Bọn Lâm Xung bèn chặt đầu Vương Dần, quay ngựa trở lại nộp cho Lư tiên phong. Lư Tuấn Nghĩa vào hành cung trong thành Hấp Châu nghỉ ngơi, vỗ yên trăm họ, yết bảng chiêu an, cho quân sĩ hạ trại đóng giữ trong thành. Một mặt sai người đem thư tới Trương chiêu thảo báo tin thắng trận, lại sai người ruỗi ngựa báo cho Tống tiên phong biết để hội quân cùng tiến.
Lại nói Tống Giang và các tướng đóng quân ở Mục Châu chờ Lư Tuấn Nghĩa đến để tiến đánh hang ổ giặc. Nhận được thư của Lư Tuấn Nghĩa báo tin lấy được Hấp Châu đã đem quân vào đóng trong thành, không may mất thêm các tướng, Sử Tiến, Thạch Tú, Trần Đạt, Dương Xuân, Lý Trung, Tiết Vĩnh, Âu Bằng, Trương Thanh, Đinh Đắc Tôn, Đan Đình Khuê, Nguỵ Định Quốc, Lý Vân, Thạch Dũng, tất cả mười ba người. Tống Giang đau xót rống khóc hồi lâu. Quân sư Ngô dụng khuyên rằng:
- Sống chết đều có số, xin chủ tướng chóo quá buồn thương mà tổn hại sức khoẻ. Bây giờ xin chủ tướng hãy cho bàn tính đại sự quốc gia.
Tống Giang nói:
- Đã đành như vậy nhưng làm sao ta khỏi đau buồn thương xót. Trước đây sách trời khắc trên cột đá ghi tên một trăm linh tám người, ai ngờ đến nay ngày một rơi rụng, anh em tan tác chia lìa!
Ngô Dụng khuyên Tống Giang đừng quá phiền não, rồi viết thư gửi Lư tiên phong, hẹn ngày cất quân đánh chiếm huyện Thanh Khê.
Chưa vội nói chuyện Tống Giang gửi thư cho Lư Tuấn Nghĩa hẹn ngày tiến quân. Hãy kể chuyện Phương Lạp thiết triều ở động Bang Nguyên, huyện Thanh Khê, cùng các quan văn võ bàn cách đánh lại Tống Giang. Vừa lúc ấy nghe tin tàn quân thua trận ở Tây Châu trở về báo tin Hấp Châu đã mất, hoàng thúc Phương Hậu, thượng thư Vương Dần, thị lang Cao Ngọc đều chết trận, nay quân Tống chia hai đường tiến đánh để lấy Thanh Khê.
Phương Lạp nghe nói cả kinh, bèn gọi các quan văn võ đến bàn bạc. Phương Lạp nói:
- Bọn các ngươi đều đã được ban quan cao tước trọng, chia trị thành trì các châu quận, cùng quả nhân chung hưởng giàu sang. Quân Tống Giang tiến đến, thế lực như cuốn chiếu, các châu thành đều mất, hiện chỉ còn giữ được một động Thanh Khê này. Nay quân Tống chia đánh hai đường, chúng ta biết lấy gì chận địch?
Tả thừa tướng Lâu Mẫn Trung bước lên quỳ tâu:
- Người ngựa của quân Tống đã tiến gần Thần Châu (ở đây chỉ nơi Phương Lạp đóng đô, động Bang Nguyên, huyện Thanh Khê Mục Châu.) Vườn tược, cung đình cũng khó giữ nổi. Bên ta tướng ít quân thưa, thần nghĩ nếu bệ hạ không ngự giá thân chinh thì sợ rằng quân tướng sẽ không tận tâm đánh giữ.
Phương Lạp nói:
- Lời khanh chí phải!
Nói đoạn Phương Lạp bèn truyền lệnh cho các quan ở ba sảnh sáu bộ, ngự sử đài, khu mật viện, đô đốc các doanh Kim Ngô, Long Hổ: “Tất cả các khanh đều phải theo ta quyết một phen sống chết”.
Lâu thừa tướng nói:
- Bệ hạ định chọn ai làm nguyên soái cầm quân đi tiên phong?
Phương Lạp đáp:
- Ta định lấy cháu ta là Phương Kiệt, hiện giữ chức điện tiền kim ngô thượng tướng quân nội ngoại chư quân đô chiêu thảo làm chánh tiên phong, lấy Mã bộ thân quân đô thái uý phiêu kỵ thượng tướng quân Đỗ Vi làm phó tiên phong thống lĩnh hơn ba mươi chiến tướng và một vạn ba nghìn quân ngự lâm hộ giá hiện đang giữ động Bang Nguyên tiến đánh.
Hoàng điệt Phương Kiệt là cháu đích tôn của hoàng thúc Phương Hậu trấn thủ Hấp Châu. Nghe tin quân của Lư tiên phong đã giết ông nội, Phương Kiệt muốn báo thù, tự nguyện làm tướng tiên phong. Phương Kiệt quen dùng một cây phương thiên hoạ kích có sức khoẻ địch nổi muôn người. Còn Đỗ Vi nguyên là thợ rèn ở chợ Hấp châu có tiếng giỏi rèn binh khí được Phương Lạp tin cậy như kẻ tâm phúc. Đỗ Vi quen dùng cây phi đao sáu lưỡi và chuyên đánh bộ. Phương Lạp lại sai ngự lâm hộ giá đô giáo sư Hà Tùng Long đốc suất một vạn quân ngự lâm tiến đến Hấp Châu đánh quân Lư Tuấn Nghĩa. Tạm gác chuyện Phương Lạp chia binh mã hai đường chận đánh quân Tống, hãy nói chuyện Tống Giang cho đại quân người ngựa lên đường, thuỷ bộ cùng tiến. Rời thành Mục Châu, quân mã thẳng hướng tiến về huyện Thanh Khê. Bọn thuỷ quân đầu lĩnh Lý Tuấn đem chiến thuyền theo đường sông suối cùng tiến về huyện ấy.
Lại nói Ngô Dụng và Tống Giang sánh ngựa vừa đi vừa nói chuyện:
- Chuyến này bọn ta lấy động Bàng Nguyên ở Thanh Khê, chỉ lo đầu sỏ Phương Lạp trốn thoát vào rừng sâu núi hiểm. Muốn bắt sống hắn giải về kinh đô dâng thiên tử thì tất phải trong ứng ngoài hợp, nhận diện cho đúng mới bắt được. Lại phải biết hắn có thể tẩu thoát bằng những đường nào thì mới khỏi để sổng. Tống Giang nói:
- Nếu thế phải tương kế tựu kế dùng mưu trá hàng mới có thể trong hô ngoài ứng. Trước đây ta từng sai Sài Tiến và Yến Thanh đi làm nội ứng, chưa biết tin tức ra sao, nay chưa biết phải sai ai làm việc này. Ta đành phải dùng cách trá hàng.
Ngô Dụng nói:
- Cứ theo ngu ý thì tốt nhất nên sai bọn thuỷ quân đầu lĩnh Lý Tuấn đem theo cả thuyền lương đến nộp lương xin hàng thì bọn chúng mới khỏi nghi. Phương Lạp là đứa tiểu nhân quê mùa, thấy lợi nhiều thì làm gì chẳng thu dùng.
Tống Giang nói:
- Quân sư thật cao kiến!
Nói đoạn bèn sai Đái Tôn theo đường sông đi truyền lệnh cho Lý Tuấn cứ làm như thế…như thế…
Bọn Lý Tuấn vâng lĩnh mưu kế, Đái Tôn trở về hồi báo với Tống tiên phong.
Lý Tuấn liền giao cho Nguyễn Tiểu Ngũ, Nguyễn Tiểu Thất cắt cử những người làm lái thuyền, bọn Đồng Uy, Đồng Mãnh cắt cử các thuỷ thủ đem sáu mươi chiếc thuyền lương trên mũi cấm cờ hiệu để chữ “Hiến lương”, ngược suối lớn mà đi. Chưa đến huyện Thanh Khê đã thấy chiến thuyền của quân Phương Lạp từ phía đầu nguồn bơi xuống đón đánh, tên bắn tới rào rào. Lý Tuấn đứng đầu mũi thuyền nói to:
- Xin đừng bắn! Tiểu nhân muốn được nói chuyện với quý quan. Bọn chúng tôi đến đây muốn được quy hàng, đại quốc, xin hiến tất cả lương thực trên thuyền để tiếp tế quân sĩ. Muôn trông quý quan thu nhận cho.
Tên đội trưởng thấy thuyền bọn Lý Tuấn không có vũ khí bèn ra hiệu thôi bắn, rồi cho người nhẩy sang xét hỏi cặn kẽ. Bọn thuỷ quân thấy các thuyền chở đầy lương thực bèn báo cho Lâu thừa tướng việc bọn Lý Tuấn nộp lương xin hàng. Lâu Mẫn Trung nghe xong cho gọi những người đầu hàng lên bờ. Lý Tuấn đến yết kiến Lâu thừa tướng. Chào hỏi xong Lâu Mẫn Trung hỏi:
- Ngươi là thủ hạ của Tống Giang giữ chức vụ gì? Nay vì sao đến đây hiến lương xin hàng?
Lý Tuấn đáp:
- Tiểu nhân họ Lý tên Tuấn, nguyên là hảo hán trên sông Tầm Dương, từng đến Giang Châu cướp pháp trường cứu Tống Giang thoát chết. Nay ông ta nhận chiếu chiêu an của triều đình, được giao chức tiên phong, quên hết ân nghĩa cũ, nhiều lần làm nhục tiểu nhân. Quân Tống Giang tuy đã chiếm được các châu quận của đại vương, nhưng anh em thủ hạ dần mòn rơi rụng. Hắn ta vẫn không tự biết thế nào là đủ, bắt ép bọn anh em thuỷ quân của tiểu nhân tiến trước mở đường. Vì không chịu nhục được nữa, anh em tiểu nhân tự đem thuyền lương đến đây xin hàng quý quốc.
Lâu thừa tướng tin Lý Tuấn nói đúng sự thực, bèn dẫn Lý Tuấn vào yết kiến Phương Lạp, kể lại đầu đuôi chuyện Lý Tuấn đem thuyền lương đến hàng.
Lại nói Tống Giang và Ngô Dụng cắt đặt binh mã đi đánh Phương Lạp: sai bốn viên chánh tướng là Quan Thắng, Hoa Vĩnh, Tần Minh, Chu Đồng dẫn quân đi trước. Các tướng đem quân đến địa giới huyện Thanh Khê thì gặp quân của Phương Kiệt. Quân hai bên dàng thành trận thế. Bên trận quân nam, Phương Kiệt nâng ngang ngọn kích thúc ngựa tiến ra. Đỗ Vi chạy bộ theo sau. Đỗ Vi mình khoác áo giáp, lưng giắt năm lưỡi phi đao, tay cầm thất tinh bảo kiếm.
Bên trận của Tống Giang, Tần Minh cưỡi ngựa vung côn lang nha ra trước trận đón đánh Phương Kiệt. Phương Kiệt còn trẻ tuổi tinh nhanh, sử dụng thành thạo cây phương thiên hoạ kích, giao chiến với Tần Minh hơn ba mươi hiệp không phân thắng bại. Phương Kiệt thấy Tần Minh võ nghệ cao cường cũng phải trổ hết võ nghệ không để phí một mũi kích. Hai tướng quần nhau sắp đến lúc ngã ngũ, Tần Minh cũng hết sức giao chiến không để cho Phương Kiệt rảnh tay. Không ngờ Đỗ Vi ở phía sau thấy Phương Kiệt không hạ nổi Tần Minh bèn thúc ngựa xông tới tung phi đao vào mặt Tần Minh. Tần Minh vội cúi mình né tránh, không may bị Phương Kiệt đưa cây phương thiên hoạ kích hất nhào xuống ngựa. Thương thay Tia chớp loé (Tích lịch hoả) im lặng vụt tắt giữa không trung! Phương Kiệt đã giết được Tần Minh nhưng không dám xua quân sang chiếm trận. Các tướng bên quân Tống dùng câu liêm kéo được thi thể Tần Minh về, mọi người nghe tin đều kinh hoàng. Tống Giang một mặt sai sửa soạn quan tài để khâm liệm, mặt khác lo điều quân ra giao chiến.
Lại nói Phương Kiệt đắc thắng tự kiêu, đứng trước trận quát lớn:
- Quân Tống còn hảo hán nào, mau ra đây đọ sức với ta?
Tống Giang ở trung quân nghe tin báo vội ra trước trận, thấy sau lưng Phương Kiệt là Phương Lạp đang dẫn quân tiến đến. Chỉ thấy:
Quan quân san sát, giáo sắt dàn hàng. Phương thiên hoạ kích rập rờn, rồng phượng cờ thêu bẩy sắc. Cờ mao lệnh tiết, xanh bay đỏ múa đủ màu. Khải ngọc yên hoa, lớp lớp vòng xanh tầng biếc. Lọng rồng bay che rợp mây xanh mù tía, cờ phi hổ uốn lượn khói nhẹ ráng lành. Hầu bên trái là một dãy văn quan, hầu bên phải là mấy hàng võ tướng. Tuy là tiếm ngôi thiên tử, cũng dàn đủ tướng võ tướng văn.
Bên trận quân Nam, Phương Lạp ung dung ghìm cương dừng ngựa đứng dưới lọng vàng. Chỉ thấy:
Đầu chít khăn xung thiên, lụa vàng buông hai vạt; mình mặc cẩm bào nhật nguyệt vai bồng, ngực cuộn hình thêu rồng chầu chín khúc. Lưng đeo đai ngọc lung linh khảm bạc, chân đi hài mây kim tuyến ánh vàng.
Phương Lạp cưỡi ngựa trắng đứng giám chiến trước trận. Thấy Tống Giang đích thân ra trận, Phương Lạp bèn sai Phương Kiệt ra đánh quyết bắt sống bằng được Tống Giang. Các tướng bên quân Tống cũng đã sẵn sàng đón đánh để bắt sống Phương Lạp. Bên quân nam khi Phương Kiệt sắp xuất trận thì có tên thâm mã phi ngựa đến báo:
- Ngự lâm đô giáo sư Hạ Tùng Long đem quân mã đến cứu Hấp Châu đã bị Lư tiên phong bên quân Tống bắt sống, người ngựa phải chạy rạt ra sau núi.
Phương Lạp nghe nói cả sợ, vội truyền lệnh thu quân về giữ động Bang Nguyên. Phương Kiệt giao cho Đỗ Vi giữ trận để Phương Lạp đem quân ngự lâm lui về. Phương Kiệt và Đỗ Vi rút theo sau Phương Lạp vừa trở về đến địa giới huyện Thanh Khê đã nghe tiếng hò hét dội vang khắp trời. Trong động lửa cháy sáng rực, người ngựa nhốn nháo. Đó là bọn thuỷ quân đầu lĩnh Lý Tuấn, Nguyễn Tiểu Ngũ, Nguyễn Tiểu Thất, Đồng Uy, Đồng Mãnh lọt vào thành Thanh Khê đốt lửa làm nội ứng. Phương Lạp vội xua quân ngự lâm vào thành hỗn chiến. Quân Tống Giang đuổi theo quân Nam đến huyện Thanh Khê thấy lửa sáng, biết là bọn Lý Tuấn đã lọt vào trong thành. Tống Giang vội truyền lệnh cho các tướng chia quân mấy ngả đánh vào. Bấy giờ quân của Lư tiên phong đã vượt qua núi kịp đến tiếp ứng. Từ bốn phía, quân Tống đánh xáp vào sào huyệt của Phương Lạp. Tống Giang và các tướng đuổi bắt quân nam, triệt phá thành luỹ, Phương Lạp được Phương Kiệt hộ vệ chạy vào động Bang Nguyên.
Tống Giang đem đại quân người ngựa vào thành huyện Thanh Khê. Các tướng vào cung của Phương Lạp thu nhặt binh khí, vàng bạc châu báu, kiểm kê kho tàng rồi phóng hoả thiêu các cung điện trong ngoài của Phương Lạp. Tiền bạc, lương thực thảy đều thu đoạt hết. Tống Giang hội quân với Lư Tuấn Nghĩa đóng giữ huyện Thanh Khê, triệu họp các tướng xét công ban thưởng. Kiểm lại tướng hiệu của cả hai cánh quân mới biết Hiểm đạo thần Úc Bảo Tứ và nữ tướng Tôn Nhị Nương thiệt mạng bởi cây phi đạo của Đỗ Vi; Trâu Uyên, Đỗ Thiên bị loạn quân xéo chết; Lý Lập, Thang Long, Sái Phúc bị thương nặng chạy chữa không khỏi cũng đã chết. Nguyễn Tiểu Ngũ đến trá hàng ở huyện Thanh Khê bị Lâu thừa tướng và Đỗ Vi hạ thủ. Rồi đó Tống Giang cho yết bảng chiêu an vỗ về trăm họ, truyền áp giải bọn nguỵ quan bị bắt sống đến quân doanh của Trương chiêu thảo giao nộp rồi chém đầu thị chúng. Về sau nghe dân chúng nói Lâu Mẫn Trung vì việc giết Nguyễn Tiểu Ngũ, nên khi quân Tống đánh huyện Thanh Khê đã thắt cổ tự tử ở rừng thông. Đỗ Vi trốn ở nhà người kỹ nữ Vương Kiều Kiêu được hắn bao nuôi bị mụ chủ bắt nộp cho quân Tống. Tống Giang thưởng cho mụ chủ hàng rồi sai chặt thủ cấp của Lâu Mẫn Trung, lại sai Sái Khánh mổ bụng moi tim Đỗ Vi để hiến tế các tướng Tần Minh, Nguyễn Tiểu Ngũ, Úc Bảo Tứ, Tôn Nhị Nương và các quân sĩ tử trận khi đánh huyện Thanh Khê. Tống Giang tự tay đốt hương khấn cáo với vong hồn các tướng. Ngay ngày hôm sau, Tống Giang cùng hội quân với Lư Tuấn Nghĩa, thẳng tiến đến vây động Bang Nguyên.
Lại nói Phương Lạp được Phương Kiệt hộ vệ chạy vào cấm điện trong động Bang Nguyên, cho dừng quân đóng ngựa để giữ vững cửa động, không ra giao chiến. Tống Giang và Lư Tuấn Nghĩa cho người ngựa vây chặt xung quanh động nhưng chưa có cách nào lọt vào được. Phương Lạp ở trong động lo sợ như ngồi trên đống lửa. Mấy ngày sau khi quân Tống Giang, Lư Tuấn Nghĩa vây động, Phương Lạp đang lúc lo lắng bồn chồn, bỗng thấy một đại thần mặc áo gấm đến quỳ dưới thềm điện tâu rằng:
- Thưa bệ hạ, thần đội ơn sâu của bệ hạ chưa biết lấy gì báo đáp. Nay thần tuy bất tài nguyện đem chút kiến thức binh pháp, dốc tằi nghệ sở trường, xin bệ hạ giao cho một đội quân, thần nguyện ra sức đánh lui quân Tống, khôi phục vương triều.
Phương Lạp nghe nói cả mừng liền ban sắc chỉ giao cho viên tướng ấy chỉ huy binh mã ra ngoài động giao chiến với quân Tống Giang. Chưa hay thắng bại ra sao, chỉ biết viên tướng ấy thật oai phong, lẫm liệt; phải chăng ngẫu nhiên trong vương triều của Phương Lạp mới xuất hiện một viên tướng tài cầm quân đi chận địch? Chỉ biết:
Sân rồng bệ ngọc đầu người rụng,
Cửa khuyết thêm vàng máu nóng tuôn.
Biết trước rằng:
Dẹp tan sào huyệt bắt Phương Lạp,
Dựng lập công huân rạng Tống Giang.
Chưa biết viên tướng đó là ai, xem hồi sau sẽ rõ.