Scan: Mars - Đánh máy Canary
Hồi 77
Lương Sơn Bạc khắp mười phương mai phục,
Tống Công Minh thắng Đồng Quán hai lần

Đang nói chuyện hôm ấy ba đội quân mã tiên phong của Tống Giang xông trận đánh giết quân triều đình, Đồng Quán đại bại, quân sĩ tổn thất thương vong đến bảy tám phần. Quân triều đình vứt chiêng trống, đao xích, kêu ta hoảng sợ, số bị giết đến hơn vạn người. Đồng Quán phải cho lui quân ngoài ba mươi dặm, mới dám dừng lại đóng trại. Bên quân Lương Sơn Bạc, Ngô Dụng cũng cho khua chiêng thu quân, truyền cho quân sĩ: "không cần đuổi theo, cho bọn chúng biết thế là đủ". Tống Giang dẫn người ngựa trở về sơn trại nghỉ ngơi. Các tướng sĩ ai nấy đều báo công lĩnh thưởng.
Lại nói Đồng Quán thua trận, người ngựa thương vong quá nửa, phải lui quân đóng trại nghỉ ngơi. Đồng Quán lo buồn cho gọi các tướng đến bàn bạc. Hai tướng Phong Mỹ và Tất Thắng nói:
- Xin nguyên suý đừng lo! bọn giặc biết tin quân triều đình đến đánh, đã bày sẵn thế trận đối phó. Quân ta mới đến, chưa biết thực hư thế nào, vì vậy trúng gian kế của giặc. Cứ như ngụ ý của bọn tiểu tướng thì quân giặc chỉ dựa vào thế. Quân ta nhất khởi không giành được địa lợi, xin nguyên suý cho quân tạm nghỉ ba ngày để chỉnh đốn quân mã, luyện tập binh sĩ, nuôi dưỡng nhuệ khí. Sau đó sẽ đem toàn quân dàn thế trận trường xà mà đánh vào, đầu đuôi tiếp ứng cho nhau không đứt đoạn. Quyết chiến một trận ấy, quân ta tất lập được công lớn.
Đồng Quán nói:
- Kế ấy của tướng quân rất hợp ý ta.
Rồi Đồng Quán truyền lệnh cho ba quân nghỉ ngơi, luyện tập.
Đến ngày thứ ba, từ canh năm, quân sĩ nấu cơm ăn xong, người mặc giáp sắt, ngựa khóac áo giáp da, đao thương, cung nỏ sẵn sàng, đúng là:
Đao thương cuồn cuộn như nước chảy,
Người ngựa ào ào gió lướt nhanh.
Hai đại tướng Phong Mỹ và Tất Thắng đưa quân tiên phong rầm rộ lên đường tiến đánh Lương Sơn Bạc. Tám đội quân mã chia làm hai phía tả hữu. Ba trăm quân thám mã mặc giáp sắt tiến trước, rồi quay về trung quân báo với Đồng Quán:
- Trên chiến trường hôm trước không hề thấy một bóng người ngựa.
Đồng Quán nghe xong có ý ngờ, bèn thúc ngựa lên tiền quân hỏi bọn Phong Mỹ, Tất Thắng:
- Có nên lui quân không?
Phong Mỹ đáp:
- Xin chủ tướng đừng nghĩ chuyện lui quân, chỉ có một đường tiến đánh! chủ suý lo sợ gì mà không dám dàn thế trận trường xà?
Quân Đồng Quán tiếp tục vòng vèo tiến đến vùng đầm nước dưới chân núi, trước sau vẫn không hề thấy bóng giặc, chỉ thấy bờ nước mênh mông, một dải lau lách mây khói um tùm. Xa xa nhìn lên trại Thuỷ Hử, một lá cờ vàng màu hoa hạnh đang phần phật tung bay trên đỉnh núi. Khắp nơi không một động tĩnh. Đồng Quán cùng bọn Phong Mỹ, Tất Thắng dừng ngựa trước ba quân nhìn sang bờ bên kia thấy một chiếc thuyền con từ trong đám sậy chèo ra. Người ngồi trên thuyền tay cầm cần buông câu, đầu đội nón lá, mình khóac áo tơi ngả vào mạn thuyền, quay lưng về hướng tây. Đồng Quán sai quân đến sát bờ gọi to:
- Có thấy quân giặc ở đâu không?
Người câu cá không đáp. Đồng Quán tức giận sai quân cung nỏ bắn chết. Hai tên quân cung nỏ liền cưỡi ngựa đến sát bờ cát, đặt tên giương cung, nhằm người câu cá ở bờ bên kia mà bắn. Mũi tên chạm đánh cắc vào nón rồi rơi xuống nước. Tên thứ hai nhằm bắn vào chiếc áo tơi, mũi tên cũng chạm đánh "cắc" rồi rơi xuống nước. Hai tên đó là hai tay cung nỏ xuất sắc nhất trong quân Đồng Quán. Thấy cả hai mũi tên đều rơi xuống nước, bọn chúng kinh sợ quay về báo với Đồng Quán:
- Thưa chủ súy, cả hai mũi tên đều trúng đích nhưng bắn không thủng. Không biết gã đánh cá ấy mặc loại áo gì?
Đồng Quán liền ra lệnh cho ba trăm quân cung thủ đến dàn ngang trên bãi cát, nhất lọai nhằm người đánh cá mà bắn. Tên bay đến tới tấp nhưng người đánh cá kia vẫn không tỏ ra hoảng sợ. Phần lớn mũi tên trúng vào áo tơi rồi rơi xuống nước, một số thì trúng vào mạn thuyền. Đồng Quán thấy vậy bèn gọi bọn quân sĩ biết bơi cởi áo giáp lội sang bắt người đánh cá. Bốn năm chục tên tuân lệnh bơi sang. Người đánh cá nghe tiếng nước động ở phía đuôi thuyền bèn thong thả đặt câu, chèo thuyền đến gần rồi cầm sào mà đầu vào đầu, vào mặt, vào thái dương, cứ mỗi sào đâm một tên chìm nghỉm. Bọn bơi sau thấy vậy vội quay lại.
Đồng Quán cả giận sai cả trăm quân thám ãm lội nước sang bắt cho được người đánh cá, tên nào quay lại thì chém đầu. Đội thám mã của Đồng Quán vội cởi áo giáp, hò reo nhảy xuống nước. Người đánh cá quay mũi thuyền, chỉ tay về phía Đồng Quán lớn tiếng thét mắng:
- Tên tặc thần loạn nước hại dân kia! đã đến đây nộp mạnng còn sợ chết hay sao?
Đồng Quán cả giận sai quân sĩ bắn tên sang. Người đánh cá cười vang nói:
- Quân mã đã đến kia!
Nói đọan giơ tay chỉ trỏ, rồi cởi áo, bỏ nón, lao xuống nước lặn mất. Trong sô' năm trăm quân bơi gần đến thuyền, thỉnh thoảng một đứa kêu ré lên rồi chìm nghỉm. Người đánh cá chẳng phải ai xa lạ mà chính là Lăng lý bạch điều Trương Thuận. Trương Thuận đội chiếc nón ngoài lợp lá, trong lót cốt đồng, còn chiếc áo tơi cũng bằng đồng giát, ngoài đúc vằn mai rùa, vì thế tên bắn không thủng. Trương Thuận lặn dưới nước rút đoản đao thấy đứa nào bơi đến là đâm chết đứa ấy rồi lại lặn đi. Cũng có tên may mắn thoát chết, lội lên bờ chạy trốn. Đồng Quán thấy vậy sợ hãi đứng ngây ra. Một viên tướng bên cạnh chỉ tay nói với Đồng Quán:
- Ngọn cờ vàng trên đỉnh núi đang di động.
Đồng Quán nhìn kỹ không hiểu ý gì, các tướng cũng không ai biết rõ. Đại tướng Phong Mỹ nói:
- Xin chia ba trăm quân giáp mã làm hai đội, đi vòng hai bên sườn núi thăm dò xem sao.
Đồng Quán bèn cho quân đi ngay. Quân giáp mã vừa đến dưới chân núi, bỗng nghe trong đám lau sậy tiếng pháo oanh thiên nổ vang, rồi khói lửa bốc mù trời. Quân thám mã đều chạy về báo:
- Có quân mai phục!
Đồng Quán ngồi trên ngựa giật mình kinh sợ. Hai đại tướng Phong Mỹ và Tất Thắng truyền lệnh cho quân sĩ không được kinh động. Mấy chục vạn quân lăm lăm khí giới trong tay. Quân truyền lệnh của Đồng Quán phi ngựa khắp các hàng quân hô lên:
- Kẻ nào bỏ chạy chém đầu!
Đồng Quán và các tướng ghìm ngựa đứng nhìn, nghe sau núi tiếng chiêng trống vang dậy, tiếng quân sĩ hò reo, rồi một đội quân mã giương cờ vàng xông ra. Hai tướng tiên phong phóng ngựa lên trước. Đó là Mỹ nhiêm công Chu Đồng, tiếp đó là Sáp sí hổ Lôi Hoành dẫn năm nghìn quân kỵ tiến thẳng về phía quân triều đình. Đồng Quán lệnh cho hai đại tướng Phong Mỹ và Tất Thắng làm tiên phong điều quân chặn đánh. Hai tướng xách thương lên ngựa phóng ra trước trận, lớn tiếng quát:
- Bọn giặc cỏ kia, sao chưa chịu cởi giáo quy hàng?
Lôi Hoành ngồi trên lưng ngựa cười vang, quát đáp:
- Gã sất phu chết đến nơi rồi còn dám đọ sức với ta?
Tất Thắng cả giận nâng thương thúc ngựa đến đánh Lôi Hoành. Lôi Hoành cũng múa thương xông đến. Hai tướng đánh hơn hai mươi hiệp không phân thắng bại, Phong Mỹ thấy Tất Thắng có cơ không địch nổi, vội múa đao tế ngựa đến trợ chiến. Chu Đồng thấy vậy quát lớn rồi múa đao đến đánh Phong Mỹ. Hai đôi chiến tướng ngồi trên lưng ngựa quần thảo trước trận. Đồng Quán ghìm ngựa đứng xem, tấm tắc khen ngợi. Một lúc sau Chu Đồng và Lôi Hoành đánh dứ một đừờng, rồi nhân lúc tướng địch sơ hở quay ngựa chạy về trận nhà. Phong Mỹ và Tất Thắng liền thúc ngựa đuổi theo. Quân Lương Sơn Bạc hò la rút chạy. Đồng Quán xua quân đuổi theo đến tận chân núi. Bỗng nghe trên núi tiếng tù và vang. Quân sĩ ngước nhìn lên, thấy hai quả hoả pháo vọt lên không trung. Đồng Quán biết gặp quân mai phục, bèn lệnh cho quân sĩ dừng lại.
Đúng lúc ấy từ trên sườn núi hiện ra lá cờ vàng "thế thiên hành đạo". Đồng Quán quay sang nhìn, thấy trong đám cờ thêu nhiều màu sắc, sừng sững hiện lên vị anh hùng cái thế Sơn Đông hô bảo nghĩa Tống Giang. Phía sau là quân sư Ngô Dụng và các tướng Công Tôn Thắng, Hoa Vinh, Từ Ninh cùng nhiều hảo hán khác cầm thương vàng, giáp bạc. Đồng Quán cả giận xua quân đánh dốc lên núi để bắt sống Tống Giang. Đạo quân chia hai đường, chưa kịp tiến thì nghe trên núi có tiếng trống nhạc và tiếng cười vang của các hảo hán. Đồng Quán vừa tức vừa thẹn, nghiến răng quát:
- Bọn giặc vô lễ sao dám đùa cợt ta? phải bắt cho được bọn chúng.
Phong Mỹ can:
- Thưa tướng công, bọn chúng tất có mưu kín, tướng công không nên dấn thân vào chốn nguy hiểm. Xin tạm cho lui quân, ngày mai nghe ngóng hư thực xem sao rồi sẽ tiến đánh.
Đồng Quán hỏi:
- Không thể được! đã tiến quân đến đây lẽ nào lại có chuyện rút?
Đồng Quán chưa dứt lời, bỗng nghe tiếng hậu quân kêu la hoảng sợ. Thám mã về báo: "có một cánh quân giặc từ phía núi tây tràn xuống đánh cắt hậu quân làm hai đoạn".
Đồng Quán cả kinh, dẫn bọn Phong Mỹ, Tất Thắng quay lại cứu ứng cho hậu quân. Vừa lúc ấy tiếng trống lại vang lên, lại một cánh quân từ sau núi phía đông tới. Cánh quân ấy gồm năm nghìn người ngựa, một nửa trương cờ đỏ, một nửa trương cờ xanh, do hai viên đại tướng dẫn đầu. Đội quân cờ đỏ là của tướng Tích lịch hoả Tần Minh. Đội quân cờ xanh là của tứơng Đại đao Quan Thắng. Hai tướng phóng ngựa đến quát lớn:
- Đồng Quán kia hãy mau nộp thủ cấp!
Đồng Quán cả giận sai Phong Mỹ ra đánh Quan Thắng. Tất Thắng đánh Tần Minh. Được một lúc, nghe tiến hậu quân kêu gấp, Đồng Quán phải cho khua chiêng thu quân, truyền cho quân sĩ không được ham đánh. Chu Đồng, Lôi Hoành dẫn quân cờ vàng từ hai phía đánh xáp vào, quân Đồng Quán hoảng hốt rối loạn. Phong Mỹ và Tất Thắng phải hộ vệ Đồng Quán mở đường chạy trốn. Dọc đường lại gặp cánh quân một nửa trương cờ trắng, một nửa trương cờ đen xông ra chặn đường. Hai viên hổ tướng dẫn năm nghìn quân mã, bên cờ đen là quân của Song tiên Hô Diên Chước, bên cờ trắng là quân của Báo tử đầu Lâm Xung. Hai tướng ngồi trên ngựa quát lớn:
- Gian thần Đồng Quán định chạy đâu? hãy mau nộp mình chịu trói.
Hai tướng xua quân đánh vào trung quân của Đồng Quán. Đô giám Thư Châu là Đoàn Bằng Cử xông ra chặn đánh Hô Diên Chước. Đô Giám Như Châu là Mã Vạn Lý xông đến đánh Lâm Xung. Mã Vạn Lý giao đấu với Lâm Xung chưa được vài hiệp đã thấy khí lực có phần không địch nổi, định bỏ chạy, Lâm Xung quát vang một tiếng, Mã Vạn Lý rụng rời chân tay, liền bị Lâm Xung vung bát xà mâu đâm nhào xuống ngựa. Đoàn Bằng Cử thấy Mã Vạn Lý bị Lâm Xung đâm chết không dám đánh nữa, chỉ đỡ gạt đôi tiên của Hô Diên Chước rồi quay ngựa bỏ chạy. Hô Diên Chước hăng máu đuổi theo. Quân hai bên ùa vào hỗn chiến. Đồng Quán vội tìm đường chạy trốn, lại nghe tiến kêu la vang dậy ở phía tiền quân, một cánh quân bộ từ sau núi đang đánh thọc ra. Hai tướng quân bộ lớn tiếng quát:
- Tên Đồng Quán kia chớ chạy!
Hai tướng ấy là Hoa hoà thượng Lỗ Trí Thâm bản tính hiếu sát và Hành giả Võ Tòng, người anh hùng nổi tiếng của trại Thuỷ Hử từng giết cọp trên đồi Cảnh Dương.
Tàn quân của Đồng Quán bị quân bộ của Lỗ Trí Thâm, Võ Tòng đánh tan, cắt đứt làm bốn năm đoạn. Đồng Quán trước sau không còn lối thoát, bèn cùng bọn Phong Mỹ và Tất Thắng cố sức đánh phá vây mở đường chạy ra sau núi. Quân tướng còn đang thở dốc lại nghe tiếng pháo oanh thiên dậy đất, trống trận vang trời, rồi một đội quân bộ do hai mãnh tướng Giải Trân, Giải Bảo cầm giáo dài năm lưỡiữ chức việc cũ. Trần Nhuận không muốn làm quan, xin trở về núi Đăng Vân làm ăn sinh sống. Sái Khánh theo Quan Thắng về Bắc Kinh làm dân thường. Bùi Tuyên và Dương Lâm, sau khi bàn bạc với nhau, cả hai đều xin trở về vùng suối An Mã giữ chức quan nhỏ. Tưởng Kính nhớ quê, xin được trở về Đàm Châu làm dân thường. Chu Vũ đến truyền thụ đạo pháp cho Phàn Thuỵ, rồi cả hai người làm đạo sĩ đi vân du giang hồ, theo Công Tôn Thắng xuất gia tu hành đến trọn đời. Mục Xuân trở về làm lương dân ở quê nhà, tại trấn Yết Dương. Pháo thủ Lăng Chấn có biệt tài, được bổ chức ở Hoả dược cục thuộc Ngự Doanh. Năm phó tướng trước đã được giữ lại làm việc ở kinh sư thì: An Đạo Toàn được bổ chức Kim tử y quan ở Thái y viện, Hoàng Phủ Đoan làm đại sứ ở Ngự mã giám như cũ, Kim Đại Kiên vẫn làm chức việc cũ ở Ngự bảo giám thuộc Nội phủ, Tiêu Nhượng được bổ chức Môn quan tiên sinh ở phủ Sái thái sư, Nhạc Hoà trông coi việc ca nhạc ở phủ phò mã Vương đô uý, trọn đời thanh nhàn, chuyện không có gì phải nói l
Lại nói Tống Giang và Lư Tuấn Nghĩa sau khi chia tay mỗi người một ngả đi nhậm chức. Lư Tuấn Nghĩa gia quyến cũng chẳng còn ai, chỉ đem theo mấy tên quân tuỳ tòng lên đường đi Lư Châu. Tống Giang vào tạ ơn từ biệt triều đình, chào các quan ở sảnh viện, đem theo gia nhân đầy tớ mấy người đi nhậm chức ở Sở Châu. Từ đó hai người xa nhau, ai theo việc nấy, cũng không nói tới nữa.
Lại nói triều nhà Tống, nguyên từ khi vua Thái Tông nối ngôi vua Thái Tổ đã bị lời nguyền độc, khiến cho triều đình rối bét, gian nịnh hoành hành. Đến nay thiên tử Tống Huy Tông là bậc chí thánh chí minh, không ngờ cũng bị kẻ sàm nịnh chuyên quyền, bọn gian thần hoành hành, bực hại bậc trung thần lương tướng, thật đáng đau lòng. Chỉ vì bốn tên tặc thần Sái Kinh, Đồng Quán, Cao Cầu, Dương Tiễn phá nước hại dân mà thiên hạ đại loạn. Bấy giờ thái uý Cao Cầu, Dương Tiễn ở phủ Điện suý thấy thiên tử ban thưởng trọng hậu cho anh em Tống Giang thì tỏ ý không bằng lòng. Chúng gặp nhau bàn cách đối phó.
Cao Cầu nói:
- Bọn Tống Giang, Lư Tuấn Nghĩa là kẻ thù của ta, thế mà nay ta lại phải coi chúng như bậc công thần được triều đình phong quan ban tước cho cai quản quân dân. Các quan sảnh viện bọn ta sao khỏi bị người ta chê cười? Người xưa có câu: “Giận nhỏ không quân tử, không độc chẳng trượng phu!”.
Dương Tiễn nói:
- Hạ quan có một kế, trước hết đối phó với Lư Tuấn Nghĩa để chặt đứt một cánh tay của Tống Giang. Hắn ta là một kẻ anh hùng, nếu định hại hắn trước mà để cho hắn biết thì hỏng việc, gây ra nhiều chuyện bất lợi.
Cao Cầu nói:
- Xin túc hạ cứ cho nghe diệu kế.
Dương Tiễn nói:
- Tìm lấy vài tên quân ở Lư Châu, bảo bọn chúng đến sảnh viện tố cáo an phủ Lư Tuấn Nghĩa chiêu binh mãi mã, ngầm chứa lương thảo, có ý muốn làm phản. Sau đó đưa bọn chúng đến trình ở phủ thaí sư, nhưng không cho thái sư biết sự thật. Chờ thái sư tâu lên thiên tử xin thánh chỉ định đoạt, lúc đó sẽ sai người dụ hắn về kinh, rồi nhân khi thiên tử ban yến, ta sẽ ngầm trộn thuỷ ngân vào thức ăn khiến hắn phải truỵ thận, không làm được việc gì nữa. Thế là yên chuyện. Sau đó sai sứ giả đem ngự tửu đến ban cho Tống Giang, trong rượu bỏ thuốc độc chậm, chỉ trong vòng nửa tháng thì vô phương cứu chữa.
Cao Cầu nói:
- Thật là đại diệu kế?
Có thơ rằng:
Tự cổ quyền gian hại thiện lương
Bất dung trung nghĩa lập gia bang
Hoàng thiên nhược khẳng minh chiêu báo
Nam tác bài ưu, nữ tác xương.
Dịch:
Giận lũ quyền gian đạo phá đạo thường
Bịt đường rấp lối hại trung lương
Trời xanh ví biết treo gương xấu
Con đĩ, thằng hề dám nhiễu nhương.
Hai tên tặc thần ấy bàn xong mưu kế liền sai kẻ tâm phúc đi tìm hai người dân quê ở Lư Châu cho ăn mặc giả làm quân sĩ, rồi viết hộ đơn, bảo bọn chúng đưa đến khu mật viện tố cáo Lư Tuấn Nghĩa hiện đang chiêu binh mãi mã, chứa lương thảo ở Lư Châu có ý muốn làm phản, lại nói Lư Tuấn Nghĩa đã sai người sang Sở Châu liên kết với an phủ sứ Tống Giang để cùng nhau dấy loạn. Quan khu mật viện Đồng Quán vốn cũng thâm thù với Tống Giang nên khi hai tên tố cáo đem đơn đến thì Đồng Qúan nhận đơn rồi trình ngay sang phủ thái sư. Sái Kinh nhận đơn rồi trình ngay sang phủ bàn định. Cao Cầu, Dương Tiễn tất nhiên cũng ở trong số đó. Thế là bốn tên gian thần cùng nhau bàn định mưu kế, rồi dẫn cả hai tên tố cáo vào nội phủ tâu lên thiên tử.
Huy Tông hoàng đế nói:
- Trẫm nghĩ bọn Tống Giang, Lư Tuấn Nghĩa trong tay có hơn mười vạn quân đi dẹp giặc bốn phương mà không sinh lòng phản trắc, nay đã bỏ tà theo chính, lẽ nào còn tính chuyện làm phản? Trẫm cũng chưa từng đối xử bội bạc với bọn họ, sao có chuyện họ dám phản lại triều đình? Bên trong hẳn có điều gì gian trá, chưa xét rõ thực hư, chưa thể tin ngay được.
Lúc ấy Cao Cầu, Dương Tiễn đứng bên cạnh tâu rằng:
- Đạo lý như bệ hạ phán dạy là chí phải, nhưng lòng người khó lường. Bọn thần nghĩ Lư Tuấn Nghĩa hẳn là chê quan thấp chức nhỏ cho nên lại sinh lòng phản trắc, không may bị phát giác.
Huy Tông hoàng đế nói:
- Cứ gọi kẻ tố cáo vào đây để trẫm đích thân thẩm vấn.
Sái Kinh, Đồng Quán lại tâu rằng:
- Lư Tuấn Nghĩa là con thú dữ, vẫn chưa đổi lòng. Nếu làm kinh động lọt chuyện ra ngoài thì rất bất lợi, sau khó lòng truy bắt. Chỉ có cách lừa hắn về kinh, bệ hạ sẽ lựa lời phủ dụ, ban yến và ngự tửu cho hắn để dò xét thực hư động tĩnh ra sao. Nếu quả không có chuyện gì thì không cần phải xét hỏi, mà cũng tỏ ra bệ hạ không phụ kẻ công thần.
Thiên tử chuẩn tâu, liền truyền chỉ sai sứ giả đến Lư Châu triệu Lư Tuấn Nghĩa về triều để sai phái công việc.
Sứ giả vâng lệnh đến Lư Châu, các quan văn võ lớn nhỏ ra ngoài thành nghênh đón, mời sứ giả vào phủ đường tuyên đọc chiếu thư.
Lư Tuấn Nghĩa nghe truyền thánh chỉ, vội thu xếp công việc rồi theo sứ giả rời Lư Châu về kinh. Chuyện trên đường đi không cần nói đến. Chẳng bao lâu Lư Tuấn Nghĩa về đến Đông Kinh, vào nghỉ ở ty Hoàng Thành.
Ngày hôm sau, từ sáng sớm, Lư Tuấn Nghĩa đã đến ngoài cửa Đông Hoa chờ buổi chầu sáng. Bấy giờ thái sư Sái Kinh, khu mật viện Đồng Quán, hai thái uý Cao Cầu, Dương Tiễn cùng đến dẫn Lư Tuấn Nghĩa vào điện phụ triều kiến thiên tử. Lư Tuấn Nghĩa lạy chào xong, thiên tử nói:
- Qủa nhân có việc muốn gặp khanh.
Lại hỏi:
- Đất Lư Châu của khanh có được yên ổn không?
Lư Tuấn Nghĩa lạy hai lạy tâu rằng:
- Nhờ phúc lớn như trời biển của thánh thượng, quân dân bản châu đều được yên ổn thái bình.
Thiên tử lại hỏi tiếp, toàn những chuyện không đâu, kéo dài đến tận trưa. Quan nhà bếp bước vào tâu:
- Ngự thiên đã dọn xong, xin bệ hạ cho thánh chỉ.
Lúc ấy Cao Cầu, Dương Tiễn đã ngầm bỏ thuỷ ngân vào thức ăn, sai bưng bầy trên ngự án. Thiên tử cho phép Lư Tuấn Nghĩa dùng cơm ngự. Lư Tuấn Nghĩa vái tạ rồi kính cẩn ngồi ăn.
Thiên tử ôn tồn phủ dụ:
- Khanh đi trấn nhậm Lư Châu, cốt nhất phải tận tâm, dưỡng yên quân sĩ, chớ sinh ý nghĩ rông càn.
Lư Tuấn Nghĩa rập đầu lạy tạ, rồi ra khỏi triều trở về Lư Châu, tuyệt nhiên không biết mình đã bị bốn tên gian thần bầy cách hãm hại. Cao Cầu, Dương Tiễn hể hả bảo nhau:
- Từ nay thế là yên chuyện.
Lại nói Lư Tuấn Nghĩa đêm ấy trên đường trở về Lư Châu, cảm thấy đau thắt ngang bụng, cử động khó khăn, nên không đi ngựa được, đành xuống thuyền đi đường sông. Đến sông Hoài ở đất Tứ Châu, âu cũng là lúc số trời sắp hết, tự nhiên sẩy chuyện chẳng lành: Đêm ấy sau lúc uống rượu, Lư Tuấn Nghĩa muốn đứng đầu mũi thuyền tiêu khiển, không ngờ thuỷ ngân đã chạy vào tuỷ, vào bụng dưới, Lư Tuấn Nghĩa run chân đứng không vững, lại vì chuếnh choáng hơi men nên sẩy chân rơi xuống sông Hoài ở chỗ nước sâu mà chết đuối. Thương thay Ngọc kỳ lân ở đất Hà Bắc, rốt cuộc phải ôm hận làm quỷ oan trên sông nước. Người hầu vớt được thây, lo liệu quan quách, khâm liệm mai táng Lư Tuấn Nghĩa trên một gò cao thuộc đất Tứ Châu. Quan bản châu gửi văn thư trình lên sảnh viện, việc không có gì phải nói nữa.
Lại nói bọn gian thần Sái Kinh, Đồng Quán, Cao Cầu, Dương Tiễn thấy mưu kế đã thành, liền đem văn thư của quan Tứ Châu vào triều tâu lên thiên tử:
- Quan Tứ châu có biểu tâu việc Lư an phủ về đến Hoài Hà, vì uống rượu say ngã xuống sông chết đuối. Bọn hạ thần ở sảnh viện không dám không tâu lên. Nay Lư Tuấn Nghĩa đã chết, chỉ sợ Tống Giang có ý nghi ngờ, lại sinh chuyện khác. Xin bệ hạ soi xét, sai sứ đem ngự tửu đến Sở Châu ban cho Tống Giang để Tống Giang yên lòng.
Thiên tử im lặng hồi lâu, vì chưa biết bụng dạ bọn chúng thế nào nên chưa muốn chuẩn tâu, sợ xẩy ra chuyện xấu. Thiên tử chưa biết thế nào còn lưỡng lự thì bọn gian thần xảo trá lại lựa lời tâu gièm, làm cho thiên tử dần dần cũng phải nghe theo bọn chúng. Thiên tử bèn giáng chỉ ban hai bình ngự tửu, sai sứ đem đi Sở Châu, giao hẹn phải lên đường ngay hôm ấy. Kẻ được sai đi lại chính là thủ hạ tâm phúc của Cao Cầu, Dương Tiễn. Số phận đã định, Tống Công Minh lẽ ra được hưởng mệnh trời lâu nữa, không ngờ bị bọn gian thần bỏ thuốc độc vào ngự tửu rồi sai người mang đến Sở Châu để ban cho!
Lại nói Tống Công Minh được bổ về Sở Châu làm an phủ sứ kiêm tổng quản binh mã. Từ khi nhậm chức, Tống Giang một lòng yêu thương quân dân, được trăm họ kính trọng như cha mẹ, quân sĩ ngưỡng mộ như bậc thần minh. Án kiện xét xử nghiêm minh, các việc trong châu phủ đều đặt người trông nom đầy đủ, lòng người đều khâm phục tôn kính. Những lúc việc quân nhàn rỗi, Tống Giang thường ra ngoài vãn cảnh. Nguyên ở phía nam thành Sở Châu có một nơi gọi là đầm Lục Nhí (loài cây dại, tựa như cây rau răm mọc ở bờ nước, lá màu đỏ. Đầm này có nhiều loại răm dại nên gọi tên ấy). Nơi này bốn bề là ao đầm ngòi rạch mênh mông, ở giữa nhô lên một ngọn núi có hình thể rất đẹp, tùng bách rậm rạp xanh tươi. Tuy chỉ là một vùng đất không rộng lắm, nhưng địa thế rồng cuộn hổ ngồi, núi non nhấp nhô uốn lượn, sườn núi đá xếp như bậc thềm, thật chẳng khác gì địa thế trại Thuỷ Hử ở Lương Sơn Bạc. Tống Giang thấy vậy trong lòng rất vui, thầm nghĩ: “Nếu ta chết ở đây thì đất này đáng là nơi âm trạch. Những lúc rảnh rang ta nên đến đây dạo chơi ngắm cảnh cho đỡ buồn”.
Khỏi kể rườm rà: thấm thoát sắp được nửa năm từ khi Tống Giang về nhậm chức. Bấy giờ là thượng tuần tháng tư năm Tuyên Hoà thứ sáu (1124). Tống Giang bỗng nghe tin có sứ giả của triều đình đến ban ngự tửu bèn cùng thuộc hạ ra ngoài thành nghênh tiếp. Sứ giả vào đến phủ đường, tuyên đọc thánh chỉ. Đọc xong sứ giả bưng ngự tửu đến ban cho Tống Giang. Tống Giang uống xong, lại tự tay rót mời sứ giả, nhưng sứ giả từ chối, nói là không quen uống rượu. Lễ ban ngự tửu đã xong, sứ giả liền lên đường về kinh. Tống Giang sửa soạn lễ vật đem biếu sứ giả, nhưng sứ giả không nhận, cáo từ đi ngay.
Sau khi uống ngự tửu Tống Giang thấy đau thắt ngang bụng liền sinh nghi, đoán là rượu có pha thuốc độc. Nghĩ vậy Tống Giang vội sai người hầu đuổi theo dò xét thì thấy tên sứ giả vẫn uống rượu mỗi khi nghỉ chân ở các dịch trạm dọc đường. Biết chắc mình mắc mưu gian, uống phải thứ rượu đã bị bọn tặc thần pha thuốc độc. Tống Giang than rằng: “Ta từ nhỏ học Nho, lớn lên làm tiểu lại, không may sẩy thân mắc tội, nhưng trước sau chưa từng làm việc gì có dị tâm. Nay thiên tử khinh suất nghe lời sàm nịnh, sai đem rượu độc ban cho ta! Nào ta có tội tình gì? Ta chết cũng đành, chỉ lo Lý Quỳ hiện làm đô thống chế ở Nhuận Châu, nếu hắn biết triều đình thi hành gia ân tướng về Tế Châu, Phong Mỹ tôi xin ở đây chặn giặc.
Nói xong, Phong Mỹ thúc ngựa, múa đao xông đến đánh Lư Tuấn Nghĩa. Hai tướng ngồi trên lưng ngựa giao chiến đến mấy mươi hiệp không phân thắng bại. Lư Tuấn Nghĩa gạt thương chặn lưỡi đao của Phong Mỹ, áp sát vào túm đai lưng Phong Mỹ giật mạnh rồi đạp vào lưng ngựa, nhoài người bắt sống Phong Mỹ. Dương Hùng, Thạch Tú vội đến tiếp ứng, quân sĩ reo hò ùa tới kéo Phong Mỹ đi. Bọn Tất Thắng, Chu Tín, Đoàn Bằng Cử liều mình hộ vệ Đồng Quán vừa đánh vừa mở đường chạy. Lư Tuấn Nghĩa dẫn quân đuổi sát theo sau, tàn quân của Đồng Quán hoảng loạn như cá mắc lưới cho đến khi trời sáng mới thoát khỏi quân Lư Tuấn Nghĩa, chạy tuốt về Tế Châu. Chưa được bao lâu, từ sau sườn núi phía trước lại một đội quân bộ xông ra chặn đường. Đội quân ấy mặc áo giáp có tấm chắn bằng sắt, chít khăn lựu đỏ. Bốn tướng dẫn đầu là: Lý Quỳ hai tay vung hai búa; Bao Húc cầm bảo kiếm; Hạng Sung, Lý Cổn giơ đao vác thuẫn. Quân sĩ theo bốn tướng ào ào xông tới chém giết, tàn quân của Đồng Quán lại một phen tan tác, hoảng loạn tìm đường chạy trốn. Đồng Quán và bọn tuỳ tùng vừa đánh vừa chạy. Hắc toàn phong Lý Quỳ xông thẳng vào giữa người ngựa, vung búa chém gẫy chân ngựa của Đoàn Bằng Cử rồi lôi tuột xuống, đánh một búa vào giữa sọ, lại bồi thêm một búa vào yết hầu cho đầu lìa khỏi cổ!
Tàn quân Đồng Quán chạy về gần đến Tế Châu, tên nào cũng kinh hồn bạt vía, ba quân người ngựa mệt mỏi bơ phờ. Gặp dòng khe bên đường người ngựa dừng lại uống nước. Bỗng nghe tiếng pháo oanh thiên từ bờ bên kia nổ vang, rồi cung tên bắn đến tới tấp như mưa. Người ngựa của Đồng Quán đang uống nước vội cạy hết lên bờ. Vừa lúc ấy, một đội quân mã từ trong rừng rậm xông ra. Ba tướng dẫn đầu là Một vũ tiễn Trương Thanh, Cung Vượng và Đinh Đắc Tôn dẫn hơn ba trăm quân mã theo sau ba tướng rầm rập phóng đến. Đô giám Tung Châu là Chu Tín thấy bọn Trương Thanh quân ít bèn dừng lại đón đánh. Tất Thắng hộ vệ Đồng Quán chạy tiếp. Chu Tín phóng ngựa đến đánh Trương Thanh chỉ thấy Trương Thanh cắp thương vào nách trái, tay phải vung nhanh, miệng nói "trúng này!". Viên đá trúng ngay vào hốc mũi, Chu Tín liền lăn nhào xuống ngựa. Cung Vượng và Đinh Đắc Tôn từ hai bên phóng ngựa đến xỉa đinh ba vào yết hầu Chu Tín như xóc ống rơm. Chu Tín chết lăn dưới ngựa. Đồng Quán bên mình chỉ còn Tất Thắng hổ thẹn không dám vào thành Tế Châu, đành thu thập tàn quân người ngựa ngày đêm chạy gấp về Đông Kinh.
Nguyên Tống Giang là người nhân đức, trong lòng vẫn có ý định quy thuận triều đình nên không cố tình đuổi tiếp bọn Đồng Quán, nhưng lại sợ các tướng không chịu buông tha bèn sai Đái Tôn đi gấp truyền lệnh cho các đầu lĩnh thu quân về sơn trại. Các đầu lĩnh đều cho khua chiêng thu quân. Các tướng ngồi trên lưng ngựa vỗ yên cương, quân sĩ đồng thanh ca khúc hải hoàn, rầm rộ trở về Lương Sơn Bạc, tiến thẳng vào thành Uyển Tử. Tống Giang, Ngô Dụng, Công Tôn Thắng đến nhà Trung Nghĩa đường ở trại Thuỷ Hử, lệnh cho Bùi Tuyên mở sổ ghi công, ban thưởng tướng sĩ, Lư Tuấn Nghĩa áp giải Phong Mỹ vào sân bắt quỳ trước sảnh đường. Tống Giang xuống tận nơi cởi trói, dẫn Phong Mỹ lên ngồi trên sảnh, rót rượu mời uống rồi chuyện trò thăm hỏi để an ủi.
Ngày hôm ấy, sơn trại giết trâu mổ ngựa khao thưởng ba quân. Tống Giang lưu Phong Mỹ nghỉ lại vài hôm rồi cho đem ngựa đến đưa xuống núi. Phong Mỹ cả mừng. Tống Giang nói:
- Trong chiến trận, ba quân trót vô lễ xâm phạm tôn uy, mong tướng quân lượng thứ cho! anh em Tống Giang tôi vốn không có dị tâm chống lại triều đình, vẫn muốn được quy thuận để đem sức giúp nước. Chỉ vì những kẻ bất lương tàn ác bức bách nên mới đến nỗi như thế. Khi về triều, mong tướng quân lựa lời tâu trình gỡ tội giúp chúng tôi. Nếu ngày sau đội ơn lại được trông thấy mặt trời, anh em Tống Giang tôi sống chết không dám quên ơn đức của tướng quân.
Phong Mỹ sụp lạy tạ ơn được tha chết rồi cáo từ xuống núi. Tống Giang sai người đưa Phong Mỹ ra khỏi sơn trại rồi tha cho về kinh, chuyện không có gì đáng nói. Tống Giang lại trở lại Trung Nghĩa đường cùng Ngô Dụng và các đầu lĩnh bàn tính công việc. Trong trận này đặt phục binh mười hướng là mưu kế của quân sư Ngô Dụng, làm cho Đồng Quán khiếp vía kinh hồn, đến nỗi nằm mê cũng còn sợ, quan nhân triều đình ba phần thương vong tổn thiệt đến hai phần.
Ngô Dụng nói:
- Đồng Quán về kinh tâu lên vua, thế nào triều đình cũng lại cho quân đến đánh nữa. Ta nên sai người về Đông Kinh nghe ngóng xem hư thực ra sao về báo lại để kịp đối phó.
Tống Giang nói:
- Lời quân sư rất hợp ý ta! vậy có thể sai ai đi được?
Lúc ấy trong hàng ghế các đầu lĩnh có người lên tiếng:
- Tiểu đệ xin đi!
Mọi người quay lại nói:
- Hay lắm! người anh em này đi hẳn là được việc.
Chưa biết người nào xin đi, chỉ biết trước rằng:
Phủ Tế Châu thêm thuyền chiến mông xung
Lương Sơn Bạc đoạt quân lương vạn thạch
Đúng là:
Xông trận ngựa lăn bên lèn đá
Rỡn sông thuyền đắm giữa bờ lau.
Chưa biết người từ Lương Sơn Bạc ra đi là ai, xem hồi sau sẽ rõ. 

Truyện Hậu Thủy Hử Hồi 72 Hồi 73 Hồi 73(b) Hồi 74 Hồi 75 Hồi 76 Hồi 77 Hồi 78 Hồi 79 Hồi 80 Hồi 81 Hồi 82 Hồi 83 Hồi 84 Hồi 85 Hồi 86 Hồi 87 Hồi 88 Hồi 89 Hồi 90 Hồi 91 Hồi 92 Hồi 93 Hồi 94 Hồi 95 Hồi 96 Hồi 97 Hồi 98 Hồi 99 Hồi 100 Hồi 101 Hồi 102 Hồi 103 Hồi 104 Hồi 105 Hồi 106 Hồi 107 Hồi 108 Hồi 109 Hồi 110 Hồi 111 Hồi 112 chơi trong nội cung, chợt nhớ đến Lý Sư Sư bèn đem theo hai chú tiểu hoàng môn đi tắt đến vườn sau nhà họ Lý, kéo dây chuông. Lý Sư Sư vội chạy ra nghênh đón, mời thiên tử vào phòng riêng. Thiên tử sai đóng hết cửa trước cửa sau. Lý Sư Sư trang điểm xong bước ra lạy chào. Thiên tử nói:
- Gần đây trẫm hơi bị mệt phải triệu thần y An Đạo Toàn vào cung điều trị, vì thế đã mấy chục ngày không đến được, trẫm rất mong nhớ. Nay lại gặp khanh, trẫm vui lòng lắm!
Lý Sư Sư tâu rằng:
- Đội ơn bệ hạ yêu mến, tiện thiếp thật hổ thẹn vô cùng. Trong phòng đã bầy xong các món ăn thịnh soạn, Lý Sư Sư mời thiên tử xơi rượu giải phiền. Rượu cạn vài tuần, thiên tử đã có vẻ mệt mỏi. Khi đèn nến vừa thắp sáng toả khắp phòng. Bỗng một cơn gió lạnh từ bên ngoài tạt vào. Đạo quân hoàng đế thấy trước mặt có một người mặc áo vàng rộng cổ.
Hoàng đế sợ hãi hỏi:
- Ngươi là ai? Sao dám vào đây?
Người mặc áo vàng tâu:
- Thần là Thần hành thái bảo Đái Tôn thuộc hạ của Tống Giang ở Lương Sơn Bạc.
Thiên tử nói:
- Ngươi đến có việc gì?
Đái Tôn đáp:
- Huynh trưởng Tống Giang của thần hiện ở gần đây, xin mời bệ hạ lên xa giá cùng đi.
Hoàng đế nói:
- Chưa rõ ngươi định đưa ta đi đâu?
Đái Tôn thưa đáp:
- Có nơi phong cảnh tươi đẹp, xin bệ hạ tới thưởng ngoạn.
Thiên tử nghe xong liền cùng Đái Tôn ra khỏi nhà Lý Sư Sư. Thấy xe ngựa đã sắp sẵn. Đái Tôn mời thiên tử lên ngựa. Chỉ thấy xung quanh mịt mù sương khói, bên tai tiếng gió thổi ù ù, chẳng mấy chốc đã tới nơi, chỉ thấy:
Mờ mờ khói nước, núi lớp mây đùn. Chẳng thấy trăng sao, nước trời một sắc. Mênh mông răm dại thẳm màu, hun hút lau xanh ngút mắt. Hồng nhạn dàn hàng, buồn thương bay qua đầu bãi cát, vịt trời đôi một, mỏi chân ngủ cạnh bờ sen. Sương nhuộm cành phong tựa chinh phu rơi lệ, gió phơ bờ liễu như oan phụ cau mày. Trăng mờ sao lạnh, đêm vắng vẻ, gió buốt sương tê cảnh thu buồn.
Bấy giờ Đạo quân hoàng đế ngồi trên ngựa nhìn không rõ, bèn hỏi Đái Tôn:
- Đây là đâu? Đưa trẫm đến làm gì?
Đái Tôn đưa tay chỉ con đường trên núi rồi nói:
- Xin bệ hạ cứ đi, đến nơi sẽ rõ.
Đạo quân hoàng đế thúc ngựa lên núi. Đi qua ba lớp cửa ngoài, đến trước toà cổng thứ ba thiên tử thấy đám đông chừng hơn một trăm viên võ tướng mặc chiến bào, khoác giáp sắt, đội mũ sắt, thắt đai da đen, đeo gươm giáo đang rập đầu vái lạy. Thiên tử cả sợ, hỏi:
- Bọn các khanh là ai?
Chỉ thấy một người đứng ở hàng đầu, đội mũ sắt hình cánh phượng, mặc chiến bào gấm, ngoài khoác giáp sắt bước lên tâu rằng:
- Thần chính là Tống Giang ở Lương Sơn Bạc.
Hoàng đế nói:
- Trẫm đã sai khanh đi Sở Châu làm An phủ sứ, sao lại ở đây?
Tống Giang nói:
- Xin mời bệ hạ đến Trung Nghĩa đường để thần được tố cáo cái chết oan khuất của thần.
Hoàng đế đi tiếp, đến trước Trung Nghĩa đường dừng ngựa lên ngồi trên chính sảnh. Nhìn xuống dưới thấy trong lớp sương núi lờ mờ có đông người đang quỳ lạy. Hoàng đế còn do dự chưa biết làm gì thì thấy Tống Giang bước lên thềm quỳ khóc mà tâu lên. Hoàng đế hỏi:
- Khanh vì sao mà khóc?
Tống Giang tâu:
- Bọn thần tuy từng chống lại quan quân triều đình, nhưng vẫn giữ lòng trung nghĩa, không một chút dị tâm. Sau khi vâng sắc mệnh chiêu an của bệ hạ, bọn thần trước hết đánh lui quân Liêu, sau đó ba lần dẹp yên phản loạn, anh em thuộc hạ của thần thiệt mạng đến bảy tám phần. Thần đội ơn bệ hạ sai đi trấn thủ Sở Châu, từ khi nhậm chức tới nay của cải của quân dân không một chút tơ hào, trời đất đều biết. Nay bệ hạ ban rượu độc cho thần uống, thần chết đành ôm hận. Nhưng thần còn sợ Lý Quỳ oán giận, lại dấy dị tâm, vì vậy, thần đã sai người đi Nhuận Châu gọi Lý Quỳ đến đây, tự tay rót rượu độc cho hắn uống. Bọn Ngô Dụng, Hoa Vinh cũng vì trung nghĩa mà đến đây rồi cùng treo cổ tự tử bên mộ thần. Bọn thần bốn người cùng được mai táng ở đầm Lục Nhi phía nam thành Sở Châu. Dân làng thương xót dựng đền thờ trước mộ. Nay âm hồn của bọn thần về tụ hội ở đây, xin tâu lên bệ hạ nỗi oan khuất của bọn thần, trước sau không có ý làm phản. Xin bệ hạ soi xét.
Thiên tử nghe xong cả sợ nói rằng:
- Trẫm đích thân sai sứ đem ngự tửu có niêm phong giấy vàng. Chẳng biết kẻ nào đã thay rượu độc đem ban cho khanh?
Tống Giang nói:
- Xin bệ hạ cứ xét hỏi sứ giả sẽ rõ đầu đuôi.
Thiên tử nhìn thấy doanh trại ba lớp cửa rào hùng tráng, buồn rầu hỏi:
- Đây là nơi nào mà các khanh về tụ hội?
Tống Giang đáp:
- Đây là Lương Sơn Bạc, nơi bọn thần tụ nghĩa trước đây.
Thiên tử lại hỏi:
- Các khanh đã chết, đáng phải đầu thai, sao lại đưa nhau tụ tập ở đây?
Tống Giang đáp:
- Ngọc hoàng thượng đế thương xót bọn thần là người trung nghĩa, đã phủ điệp sắc phong cho bọn thần giữ chức đô thổ địa cai quản vùng Lương Sơn Bạc. Các tướng tụ hội ở đây đều có oan khuất chưa được dãi bày, nên thần sai Đái Tôn mời bệ hạ quá bộ đến nơi sông nước để bọn thần bày tỏ oan khuất.
Hoàng đế nói:
- Sao các khanh không đến triều đình tâu bày rõ ràng với trẫm?
Tống Giang đáp:
- Bọn thần là âm hồn trong cõi u minh, sao có thể đến được nơi cửa phượng lầu rồng? Vì thế mới mạo muội mời bệ hạ rời cung cấm đến đây.
Hoàng đế nói:
- Trẫm có thể dạo xem phong cảnh được không?
Bọn Tống Giang sụp lạy tạ ơn. Thiên tử bước xuống bậc thềm, ngoái lại nhìn tấm biển để ba chữ lớn “Trung Nghĩa Đường” treo trước chính sảnh. Hoàng đế gật đầu đi xuống chợt thấy Lý Quỳ từ phía sau Tống Giang hai tay vung hai búa chạy đến lớn tiếng quát vang:
- Tên hoàng đế kia! Sao ngươi lại nghe lời xúi bẩy của bốn tên tặc thần mà giết hại bọn ta? Nay gặp ngươi ở đây, ta phải báo thù ngươi!
Hắc toàn phong Lý Quỳ nói xong liền vung búa xông tới đánh. Đạo quân hoàng đế cả sợ, giật mình tỉnh dậy, mới hay là giấc chiêm bao, mồ hôi vã ra ướt đầm. Hoàng đế từ từ mở mắt vẫn thấy đèn nến sáng trưng. Lý Sư sư vẫn chưa ngủ, Hoàng đế hỏi:
- Trẫm vừa từ đâu đến đây vậy?
Lý Sư Sư đáp:
- Bệ hạ chỉ vừa mới chợp mắt thôi.
Hoàng đế bèn kể lại giấc chiêm bao kỳ lạ đó cho Lý Sư Sư nghe. Lý Sư Sư nói:
- Phàm những người chính trực sau khi chết sẽ thành thần linh. Phải chăng đúng là Tống Giang đã chết, nay hiển linh báo mộng cho bệ hạ?
Hoàng đế đáp:
- Ngày mai ngự triều trẫm sẽ hỏi rõ việc ấy. Nếu quả Tống Giang đã chết thì phải sai dựng đền thờ, phong tước hầu cho ông ta.
Lý Sư Sư nói:
- Nếu đúng là thánh thượng phong tặng cho Tống Giang thì sẽ làm sáng đức thánh thượng không phụ bậc công thần.
Suốt đêm ấy, Đạo quân hoàng đế buồn rầu than tiếc mãi không thôi.
Ngày hôm sau hoàng đế ngự triều, truyền gọi các quan đến chầu ở điện phủ, bọn Sái Kinh, Đồng Quán, Cao Cầu, Dương Tiễn sợ hoàng đế truy hỏi về việc Tống Giang nên đã kiếm cớ lánh ra ngoài. Chỉ có Túc Thái uý và mấy vị đại thần khác đứng hầu. Hoàng đế bèn hỏi Thái uý Túc Nguyên Cảnh:
- Khanh có biết tin gì về an phủ Tống Giang ở Sở Châu không?
Túc thái uý tâu:
- Từ bấy đến nay thần không được biết tin tức gì của Tống an phủ, thế nhưng đêm qua thần mộng thấy một giấc chiêm bao rất kỳ lạ.
Hoàng đế nói:
- Khanh cứ kể cho trẫm nghe xem sao?
Túc thái uý đáp:
- Thần chiêm bao thấy Tống Giang mặc áo chiến, thắt đai trận, đầu đội mũ trụ sáng loáng đến nhà nói với thần là bệ hạ sai ban rượu độc cho uống mà chết. Người đất Sở cảm thương bậc trung nghĩa, đã mai táng Tống Giang ở đầm Lục Nhi ngoài cửa nam thành Sở Châu, dựng đền thờ bốn mùa cúng tế.
Nghe xong hoàng đế gật đầu nói:
- Quả đúng là sự lạ, đêm qua trẫm cũng chiêm bao thấy như thế!
Rồi hoàng đế căn dặn Túc thái uý:
- Khanh hãy sai người tâm phúc đến Sở Châu dò xét việc này xem hư thực ra sao rồi tâu gấp cho trẫm biết.
Túc thái uý vâng mệnh ra khỏi cung cấm rồi về phủ sai người tâm phúc đi Sở Châu nghe ngóng tin tức Tống Giang. Chuyện không có gì phải nói.
Ngày hôm sau Đạo quân hoàng đế ngự triều ở điện Văn Đức, thấy Cao Cầu, Dương Tiễn đứng hầu, hoàng đế bèn hỏi:
- Các khanh ở sảnh viện, gần đây có biết tin tức Tống Giang ở Sở Châu không?
Cao Cầu, Dương Tiễn cúi đầu đáp là không biết. Hoàng đế băn khoăn nghi ngại, cảm thấy mệt mỏi không vui.
Lại nói người giúp việc của Túc thái uý đi Sở Châu về, kể lại đầu đuôi việc Tống Giang uống phải ngự tửu pha thuốc độc mà chết. Sau khi mai táng, người đất Sở cảm thương lòng trung nghĩa đã mai táng Tống Giang trên gò cao ở đầm Lục Nhi ngoài thành Sở Châu. Bọn Ngô Dụng, Hoa Vinh, Lý Quỳ cũng đã chết, mộ chôn gần nhau ở đó. Trăm họ thương tiếc đã dựng đền thờ trước mộ để xuân thu hai kỳ cúng tế, thành tâm phụng thờ. Dân chúng có việc gì cầu đảo đều thấy linh nghiệm.
Túc Thái uý nghe xong vội dẫn người giúp việc vào triều tâu lên thiên tử. Thiên tử nghe nói buồn rầu thương xót khôn nguôi. Trong buổi chầu sáng hôm sau, trước mặt các quan, thiên tử cả giận quát mắng bọn Cao Cầu, Dương Tiễn:
- Các ngươi là gian thần hại nước, làm hư nát cả thiên hạ của trẫm!
Bọn Cao Cầu, Dương Tiễn sụp xuống rập đầu tạ tội. Sái Kinh, Đồng Quán bước lên tâu rằng:
- Việc sống chết đều do số mệnh. Vì các quan ở hạ sảnh viện chưa gửi văn thư trình lên nên thần không dám tâu lên bệ hạ. Đêm qua quan Sở Châu mới có tờ tâu gửi về, bọn thần cũng định sáng nay tâu lên bệ hạ.
Rốt cuộc hoàng đế bị bốn tên gian thần quanh co che giấu nên không bắt tội được chúng, chỉ quát đuổi Cao Cầu, Dương Tiễn ra ngoài, bắt chung truy tìm tên sứ gỉa trước đây đã sai mang ngự tửu. Không ngờ tên sứ giả đó sau khi rời Sở Châu trở về đã chết dọc đường.
Ngày hôm sau Túc thái uý lại vào yết kiến hoàng đế ở điện phủ, tâu việc Tống Giang trung nghĩa hiển ứng linh thiêng. Hoàng đế chuẩn tâu, phong cho em ruột Tống Giang là Tống Thanh được hưởng tập ấm nối giữ quan tước của Tống Giang. Không may Tống Thanh bị bệnh phong thấp thành tật, không ra làm quan được, nên dâng biểu từ tạ, chỉ xin được làm ruộng ở huyện Vận Thành. Hoàng đế thương xót Tống Thanh là người hiếu để, ban cho mười vạn quan tiền và ba nghìn mẫu ruộng để gia quyến được no đủ, đợi khi con trai trưởng thành sẽ được triều đình bổ dụng. Về sau Tống Thanh sinh được một trai là Tống An Bình. An Bình theo đòi khoa cử, làm quan đến chức bí thư học sĩ, nhưng đó là câu chuyện về sau.
Kể tiếp chuyện Đạo quân hoàng đế nghe lòi tâu của Túc thái uý, tự tay viết thánh chỉ sắc phong cho Tống Giang tước trung liệt nghĩa tế linh ứng hầu. Lại cấp tiền cho dựng đền thờ to lớn ở Lương Sơn Bạc, đắp tượng Tống Giang và anh em các tướng đã chết vì việc nước. Tấm biển treo trước đền thờ có ngự bút của Đạo quân hoàng đế đề bốn chữ “Tinh Trung Chi Miếu (đền thờ trung thần dẹp loạn). Quan Tế Châu vâng sắc chỉ đến Lương Sơn Bạc lập đền thờ.
Chỉ thấy:
Đinh săt gỗ đỏ, cột ngọc cửa vàng
Rường chạm keo sơn, hiên sơn ngói bạc
Lan can xanh vòng uốn cửa ngoài
Rèm thêu gấm buông che bậu kín
Năm gian điện lớn, chữ vàng biển ngạch cao treo
Hai dãy hành lang, cảnh vẽ võ quan dũng mãnh
Hoè xanh rợp bóng, lầu nội điện cao vút mây xanh
Liễu biếc che trùm, miếu Tinh Trung thẳng vươn trời thẳm
Trên điện thếp vàng, đủ bài vị Tống Công Minh và ba mươi sáu viên Thiên cang chánh tướng
Hai dãy hành lang, xếp bàn thờ từ chu Vũ cùng bẩy mươi hai vị Điạ sát tướng quân
Trước cửa quân hàu nhẩy nhót giơ nanh
Bên sân thần binh nhe răng múa vuốt
Trụ thiên đài thợ khéo điểm tô bốn mùa hương bay khói toả
Cột tre cao cờ phướn dài buông, hai xã chung lo thờ phụng
Cúng tế muôn dân khấn linh thần
Sổ bộ triều đình ghi trung liệt
Muôn năm hương hoả hưởng vô cùng
Vạn thuở công lao ghi sử sách
Lại có bài thơ tứ tuyệt:
Thiên cang tận dĩ quy thiên giới
Địa sát hoàn ưng nhập địa trung
Thiên cổ vi thần giai miêu thực
Vạn niên thanh sử bá anh hùng
Thiên cang đã khuất về thiên giới
Địa sát lại theo xuống đất cùng
Muôn thuở thần linh đều hưởng tế
Vạn năm sử sách rạng anh hùng
Về sau Tống Công Minh nhiều lần linh thiêng hiển ứng, trăm họ bốn mùa thờ cúng không dứt. Trong vùng Lương Sơn Bạc dân chúng cầu gì được nấy. Đầm Lục Nhi ở Sở Châu cũng linh thiêng ứng nghiệm. Dân sở tại sửa sang miếu điện nguy nga, sau lại dựng thêm hai dẫy hành lang, tâu xin triều đình ban biện ngạch. Lại đắp tượng ba mươi sáu viên chánh tướng, đặt thờ ở chánh điện, đắp tượng bẩy mươi hai viên phó tướng đặt thờ ở hành lang hai bên. Hàng năm đến ngày tế dân chúng gần xa đều đến dâng hương kính lễ. Người chép sử có hai bài Đường luật tỏ ý thương tiếc như sau:
Mạc bả hành tàng oán lão thiên
Hàn, Bành xích tộc di kham liên
Nhất tâm báo quốc thôi phong nhật
Bách chiến cầm Liêu phá Lạp niên
Sát diệu cang tinh kim di hỉ
Sàm thần tặc tử thượng y nhiên
Tảo tri cưu độc mai hoàng nhưỡng
Học thủ chi di Phạm Lãi thuyền
Dịch:
Chớ lấy thân danh oán trách trời
Hàn, Bành mấy họ máu đào rơi
Một lòng báo nước lừng chinh chiến
Trăm thắng Liêu lui, Lạp hết đời
Địa sát thiên cang đà hết sáng
Gian thần tặc tử chẳng im hơi
Nếu hay đầu độc vùi thân xác
Học phép rong thuyền Phạm Lãi (1) chơi
Bài thứ hai:
Sinh đang đỉnh thực tử phong hầu
Nam tử sinh bình chí dĩ thù
Thiết mã dạ tê sơn nguyệt hiểu
Huyền viên thu khiếu mộ vân trù
Bất tu xuất xứ cầu chân tích
Khước hỉ trung lương tác thoại đầu
Thiên cổ Lục oa mai ngọc địa
Lạc hoa đê điểu tổng quan sầu
Dịch:
Sinh thời đỉnh vạc (2) chết phong hầu
Hồ thỉ nam nhi nợ sạch làu
Ngựa săt hí vang trăng núi rạng
Vượn đen kêu hú bóng đêm thâu
Chẳng cần xuất xứ tìm văn bản
Chỉ khoái trung lương soạn thoại đầu
Muôn thuở Lục Nhi vùi ngọc quý
Chim kêu hoa rụng chạnh lòng sầu.
HẾT
--------------------
1. Phạm Lãi: người nước Sở thời Xuân Thu, giúp Việt Vương Câu Tiễn hơn hai mươi năm. Khi Câu Tiễn diệt được nước Ngô, phong Phạm Lãi làm thượng tướng quân. Phạm từ chối, bảo với tả hữu là Câu Tiễn “dễ chung hoạn nạn, nhưng khó cùng hưởng phú quý”, rồi lên một chiếc thuyền con chu du trong chốn Ngũ hồ.
2. Đỉnh vạc, dịch chữ “đỉnh thực” (ăn bằng vạc), chỉ quan cao lộc hậu. Theo lệ cổ, bữa ăn của vua, thiên tử được hưởng cửu đỉnh (chín vạc), vua chư hầu ngũ đỉnh (năm vạc, nấu năm món: bò, dê, lợn, cá, nai) v… v…
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: mickey
Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--
--!!tach_noi_dung!!--