PHẦN II - NHỮNG CHUYỂN ĐI -Chương 1
PARIS

    
ổ xe sang trọng bốn ngựa bắt đầu chuyển bánh rồi lăn nhanh trên con đường Luân Đôn - Pli-mút. Mai-Cơn ngoái đầu lại, cố nhìn qua đám bụi cuộn tung phía sau xe, dõi theo bóng những người thân thuộc ngóng theo xe giơ bàn tay vẫy vẫy. Nỗi xúc động mạnh mẽ mà anh cố nén từ nãy đến giờ bỗng trào lên, làm nghẹn cả lồng ngực. Thế là anh, một người chưa từng bao giờ đi quá Luân Đôn hai mươi dặm, giờ đây đang bắt đầu một cuộc hành trình dài dằng dặc, tạm biệt những người thân thuộc có thể tới vài năm để đến những nơi xa lạ, gặp gở những con người có thể là hoàn toàn cách biệt với mình!
Mai-Cơn nhớ lại buổi nói chuyện với giáo sư Đê-ví cách đây hai tuần lễ.
... Sau giờ làm việc ở phòng thí nghiệm, Mai-Cơn tới gặp giáo sư Đê-vi theo lời dặn của ông. Ổng vừa ân cần mời anh ngồi vừa nhẹ tay khuấy chiếc thìa con cho tan thuốc bột trong một cái cốc, vừa hỏi han tình hình công việc của người phụ tá của mình.
Mai-cơn lễ phép nói:
- Thưa giáo sư, công việc của tôi rất lý thú. Nhờ các giáo sư của Học viện hoàng gia giúp đỡ tận tình, cho nên tôi học hỏi được rất nhiều điều bổ ích trong quá trình chuẩn bị thí nghiệm cho những giờ diễn giảng của các vị đó.
Giáo sư Đê-vi ngồi yên lặng một lúc như đắn đo suy nghĩ. Chợt ông đứng dậy, lại gần Mai-ccra và hỏi:
- Mai-ca thân mến! Anh có muốn đi cùng với tôi ra nước ngoài một thời gian không?
Thấy người phụ tá đưa mắt nhìn, bỡ ngỡ, ông vỗ vai anh, giải thích:
- Viện Hàn lâm khoa học Pháp gửi thư cho Hội hoàng gia Luân Đôn mời tôi sang thăm châu Âu. Tôi có ý định gặp gỡ các nhà bác học Pháp ở Pa-ri, và sau đó đi thăm giới khoa học Ý và Thụy Sĩ. Tôi cần mang theo một phòng thí nghiệm. Anh sẽ đi theo vừa làm thư ký vừa làm phụ tá cho tôi. Mọi khoản chi phí dọc đường tôi sẽ đảm bảo hết. Tiền lương do Học viện hoàng gia trả, anh vẫn lĩnh riêng. Anh thấy như thế có được không?
Mai-cơn hơi bất ngờ trước lời đề nghị đó. Anh yên lặng suy nghĩ. Chuyến đi thật là một dịp tốt hiếm có. Anh sẽ được mở rộng tầm hiểu biết, sẽ được thấy tận mắt các nhà bác học lớn của thế giới nghiên cứu những vấn đề gì và suy nghĩ như thế nào để giải quyết các vấn đề đó...
Nghĩ tới đây, Mai-cơn thấy náo nức lạ thường. Anh mạnh dạn nhận lời đi cùng với giáo sư Đê-vi.
Thế là giờ đây, Mai-con Pha-ra-đây, người thư ký và phụ tá kiêm quản lý của ông bà Đê-vi đang cùng với vợ chồng nhà bác học đi trên cổ xe sang trọng này đến cảng Pli-mút để đáp tàu vượt biển sang lục địa châu Âu...
2
Cứ nghe tiếng nhạc ngựa quen thuộc là Mai-Cơn biết ngay có khách đến thăm. Ba nhà bác học thường xuyên tới gặp giáo sư Hẫm-phơ-ri Đê-vi tại khách sạn sang bậc nhất Pa-ri này là viện sĩ Ang-đrê Ma-ri Am-pe, giáo sư hóa học ơê-man và bố vợ của ông: Sác-lơ Đơ-loóc-mơ.
Những lúc được giáo sư Đê-vi cho phép ngồi trong phòng khách, Mai-con lại chăm chú quan sát những con người nổi tiếng đỏ. Khi còn ở Luân Đốn, anh đã nghe danh nhà bác học lớn Am-pe, một người hoàn toàn không qua một trường học nào mà vẫn trở thành một nhà khoa học thông thạo nhiều lĩnh vực: toán học, vật lý, hóa học, sinh vật học v. V... Anh đã từng khâm phục nghị lực phi thường của con người vĩ đại đó, và cũng đã từng mỉm cười một mình khi đọc những mẩu giai thoại vui vui về tính đảng trí của Am-pe. Mai-Cơn không thể ngờ được là một anh phụ tá thí nghiệm bình thường như mình lại sớm được gặp con ngươi vĩ đại đó.
Nhà bác học Am-pe giơ tay vuốt mớ tóc quăn và dày, đưa cặp mắt cận thị hiền hậu theo dõi Đê-vi nói chuyện với hai nhà hóa học Clê-man và Đơ-loóc-mơ. Thỉnh thoảng ông lại quay sang phía Mai-Cơn gật đầu, mỉm cười có ý hỏi anh có thích thú với câu chuyện đó không. Mai-Cơn cũng lễ phép, gật đầu đáp lại, tuy rằng anh không hiểu hết được nội dung câu chuyện. Sống gần một tháng ở Pa-ri, Mai-cơn đã cố hết sức học tiếng Pháp, nhưng anh chỉ mới thu được một số vốn ngoại ngữ ít ỏi, vừa đủ để... Hỏi thăm đường và nói những câu xã giao, mua bán thông thường.
hôm nay cố gắng theo dõi câu chuyện, Mai-cơn chỉ hiểu lõm bõm rằng các nhà bác học đang nói tới một chất gì đó mới lạ mà nhà hóa học Pháp Cuốc-toa vừa phát hiện ra. Qua câu chuyện, giáo sư Đê-vi tỏ vẻ rất chú ý tới chất mới đó, và khi Clê-man đưa tặng ông một ít chất này thì Mai-cơn thấy vị thầy học của mình mừng lộ ra mặt.
Khách vừa về, Đê-vi đã yêu cầu Mai-Cơn chuẩn bị ngay dụng cụ thí nghiệm để ông nghiên cứu chất mới đó. Nhà hóa học ngồi lì trong phòng riêng mấy ngày liền, không ra ngoài tiếp khách.
Sau vài ngày, Đê-vi gọi Mai-Cơn vào phòng và xoa tay thích thú:
- Mai-cơn ạ! Tôi bắt đầu nghĩ rằng chất mới này là một nguyên tố hóa học, giống như nguyên tố clo mà trước đây người ta cứ tưởng là một hợp chất. Nếu tôi chứng minh được điều này thì có lẽ tôi sẽ đặt tên cho nó là “i-ô-đin”! Anh có biết không, tiếng Hi Lạp “i-ô-đét” có nghĩa là màu tím, mà chất này khi đốt nóng thì bốc hơi màu tím.
giáo sư vừa nói vừa đưa cho Mai-Cơn một ống nghiệm đựng chất mới, có hạt nhỏ ánh tím, màu đen giống như than chì, và ở phía trên thì có hơi màu tím. Ông trỏ tay vào những đồ thí nghiệm để trên bàn và nói:
- Bây giờ tôi phải đi dạo chơi một chút để nghỉ ngơi. Nếu như anh thích, anh có thể nghiên cứu lại những thí nghiệm tôi vừa mới làm. Tôi đã ghi sơ lược ở quyển sổ kia. Xong đâu đấy, anh thu xếp gọn gàng các dụng cụ thí nghiệm lại cho tôi nhé.
Mai-cơn vui mừng, cảm ơn giáo sư Đê-vi và bắt tay ngay vào việc thí nghiệm. Anh chăm chú đọc lại bản ghi chép của giáo sư và cặm cụi làm lại tất cả những thí nghiệm đã nhắc đến. Khi anh làm xong thí nghiệm cuối cùng và ngẩng đầu nhìn lên thì những tia sáng cuối cùng của một ngày cũng đã tắt. Anh đã trải qua trọn một ngày làm việc, quên cả ăn uống. Nhưng anh không thấy mệt, mà trái lại cảm thấy vô cùng hạnh phúc.
3
Giáo sư Đê-vi sung sướng nói với người phụ tá của mình:
- Anh có biết không, giáo sư Gay Luýt-xắc cũng đã phải bác bỏ thuyết của nhà bác học La-voa-di-ê cho rằng mọi a-xit đều bắt buộc phải có ô-xy! Gay Luýt-xắc cũng đi đến kết luận như tôi rằng clo và i-ốt đều là nguyên tố và đều kết hợp được với hy-đrô để tạo thành a-xit không cần sự tham gia của ô-xy.
Pha-ra-đây cũng vui mừng, nói:
- Như vậy chắc hẳn giới khoa học Pháp phải công nhận rằng ngài là người đầu tiên chứng minh i-ốt là một nguyên tố chứ ạ?
Đê-vi mỉm cười, lắc đầu:
- Vấn đề không đơn giản như thế, anh bạn trẻ ạ. Người Pháp đang ra sức tranh cãi cho quyền ưu tiên của người đồng hương họ là Gay Luýt-xắc,
Mai-Cơn Pha-ra-đây ngạc nhiên vì chuyện đó. Anh còn nhớ rõ ngày 8 tháng 12 vừa qua, anh đi theo Đê-vi đến trường Đại học bách khoa Pa-ri đi nghe nhà bác học Gay Luýt-xắc báo cáo về một định luật vật lý do ông vừa khám phá ra. Chính sau buổi báo cáo, Gay Luýt-xắc đã mời Đê-vi vào thăm phòng thí nghiệm vật lý tại đây, và Mai-Cơn chỉ nghe thấy nhà bác học Pháp giới thiệu về phòng thí nghiệm đó, coi là một niềm tự hào của trường Đại học bách khoa Pa-ri.
Mai-cơn vội hỏi Đê-vi:
- Thưa giáo sư, đến mới hôm đó ngài Gay Luýt-xắc còn chưa chú ý gì tới cái chất mới i-ô-đin cả cơ mà?
- Đúng thế! Nhưng sau khi nghe tôi nói về những tính chất kỳ lạ của chất i-ô-đin thì Gay Luýt-xắc vội vã nghiên cứu ngay chất đó. Anh nên biết, giáo sư Gay Luýt-xác có một phòng thí nghiệm riêng tại nhà rất hoàn hảo và ông ta có kỷ thuật thực nghiệm rất điêu luyện. Vì vậy mà tôi đã phải ngừng tất cả mọi việc khác đi tập trung vào chất i-ô-đin.
Mai-cơn vội nói:
- Đúng thế! Ngay hôm sau chính tôi đã theo lệnh ngài tới phòng thí nghiệm của Vườn bách thảo Pa-ri mượn ngài Sơ-vrô-lê bộ pin Vôn-ta để ngài làm thí nghiệm điện phân i-ô-đin.
Đê-vi gật đầu:
- Và ngày 13 tháng 12, tôi đã hoàn thành một bản báo cáo ngắn về kết luận i-ô-đin là nguyên tố hóa học gởi tới Viện hàn lâm khoa học Pháp. Nhưng Gay Luýt-xắc cũng đạt được những kết quả giống như tôi. Vì thế mới có chuyện tranh cãi về quyền ưu tiên.
Mai-cơn hơi lạ, bèn hỏi:
- Thưa giáo sư, tại sao người ta không nói rằng cả ngài và ngài Gay Luýt-xắc đều tìm ra điều đó có hơn không?
Đê-vi cười:
- Anh còn ngây thơ lắm, Mai-Cơn ạ! Được công nhận quyền ưu tiên phát minh ra một điều gì đó có nghĩa là được toàn quyền sử dụng phát minh đó. Có người chỉ nhờ một phát minh mà đã trở thành người giàu có, sang trọng, sung sướng suốt đời.
Mai-con thốt kêu lên:
- Lẽ nào mục đích của những con người vĩ đại chinh phục thiên nhiên hùng vĩ lại có thể như thế? Mục đích của khoa học vĩ đại đến nổi khi làm việc để đạt tới nó thỉ những người yếu đuối nhất cũng trở thành khỏe khoắn. Cho nên, xin ngài tha lỗi, thật là sỉ nhục khi một nhà khoa học vì danh vọng, địa vị, tiền tài mà bán rẻ mục đích vĩ đại đó!
Đê-vi thấy người học trò của mình quá xúc động. Ông bước ra cửa rồi quay trở lại vỗ vào vai Mai-Cơn và nói:
- Ý kiến của anh rất độc đáo! Dù sao thì giới khoa học Pháp cũng đã quyết định mở tiệc chào mừng thành công mới của tôi rồi!