hông có lý gì để chậm ngày cưới lại, và cả hai chúng tôi đều muốn cưới cho sớm. Dì Cát thì tỏ ý muốn đi Mốt-Cu để đặt áo cưới cho tôi; mẹ chồng tương lai của tôi thì muốn cho con trai sắm đồ đạc mới, và sửa sang lại nhà cửa trước ngày hôn lễ; nhưng chúng tôi thì cho rằng tất cả những công việc ấy có thể để lại, nếu cần, sau sẽ làm, và quyết định sẽ cưới nửa tháng sau ngày sinh nhật của tôi, không cần quần áo cưới; không cần mời ai, không phù rễ, không tiệc tùng sâm banh, nghĩa là không có bày vẽ lôi thôi gì cả. Sách nói cho tôi hay rằng mẹ Sách không bằng lòng cho cưới xin như thế, không kèn trống, hòm xiềng, và sửa sang lại nhà cửa, khác hẳn đám cưới của chính mẹ Sách tốn kém tới ba vạn bạc. Rồi bà giấu Sách, lục hòm xiềng ra, và bàn kính với mụ quản gia về việc những rèm thảm, mâm đĩa, bà bảo những thứ ấy cần cho hạnh phúc của chúng tôi.Dì Cát cũng thế, cũng bàn bạc với vú em. Dì nhất định cho rằng những người như chúng tôi thì chỉ biết nói những lời êm ngọt, bàn về tương lai, lo những chuyện đâu đâu; chứ có biết đâu rằng hạnh phúc của chúng tôi mà có bền vững là chỉ nhờ ở những cái áo sơ-mi khéo cắt, những đường viền khăn mặt khăn bàn tinh xảo. Bên nhà Sách và nhà tôi hàng ngày trao đổi với nhau những tin tức bí mật về những việc đương chuẩn bị; mẹ Sách và Dì Cát hai người tuy ngoài mặt đối với nhau rất là nhã nhặn, nhưng bên trong thì đã ngấm ngầm cỏ chuyện bất bình rồi. Bà An, mẹ chồng tôi, mỗi ngày tôi một biết rõ hơn ra, là một người kiểu cách, một bà chủ nhà rất nghiêm, một bà lớn phái cổ. Sách không những yêu mẹ vì bổn phận làm con, mà còn thành thực quý trọng mẹ coi như một người đàn bà thượng lưu tốt nhất, thông minh nhất, đáng yêu nhất. Bà luôn luôn tỏ ra rất tốt đối với chúng tôi, nhất là đối với tôi, bà sung sướng rằng con bà lấy vợ, thế nhưng khi tôi lấy tư cách là vợ chưa cười của Sách đến thăm bà, thì hình như bà có ý nói để tôi biết rằng đáng lẽ con bà còn có thể tìm được nơi xứng đáng hơn, và tôi đừng bao giờ nên quên điều ấy.Tôi hiểu bà và biểu đồng tình với bà.Trong hai tuần ấy, ngày nào chúng tôi cũng gặp nhau. Sách lại ăn cơm với chúng tôi và ở mãi cho tới nửa đêm. Tuy Sách bảo rằng Sách không thể sống mà không có tôi - và tôi biết là Sách nói thật - nhưng chẳng hôm nào chúng tôi gần nhau được trọn ngày cả; Sách vẫn tiếp tục lo công việc riêng của Sách. Cho đến hôm cưới, sự giao thiệp bề ngoài của chúng tôi không có gì thay đổi cả, Sách vẫn gọi tôi là cháu và tôi gọi Sách là chú; Sách không hôn tay tôi, không muốn gặp tôi riêng, mà hình như lại còn có ý tránh những lúc chỉ có hai người với nhau. Hình như Sách sợ không muốn để cho lòng mềm yếu đi. Tôi không biết trong hai chúng tôi ai đã thay đổi, nhưng bây giờ tôi thấy tôi ngang hàng với Sách về mọi mặt; Sách đã bỏ cái tính cố ý làm ra giản dị, cái tính mà tôi rất ghét ấy; trước kia tôi thấy Sách là một người đạo mạo khiến tôi kính, tôi sợ, nay tôi chỉ coi Sách là một đứa trẻ hiền lành, mê man vì sung sướng. Thế thôi, không có gì khác nữa! Tôi thường tự bảo Sách là một người y như tôi, không hơn chi cả. Hình như Sách không còn chi là bí mật đối với tôi nữa, tôi đã hiểu rõ Sách quá. Tất cả những điều tôi thấy ở Sách đều hết sức giản dị và hợp với tôi. Ngay các dự định về tương lai của Sách cũng là của tôi, rõ rệt và đích xác hơn.Trời hồi này rất xấu, suốt ngày chúng tôi ở trong nhà, và hay ngồi nói chuyện thân mật ở một góc phòng khách giữa cái dương cầm và cái cửa sổ. Kính cửa sổ phản chiếu ánh sáng của những ngọn nến. Mưa rào đập xuống mái nhà, nước theo ống máng rơi xuống rồi lại bắn lên, hơi ẩm ở bên ngoài lùa qua khe cửa sổ vào. Chỗ chúng tôi ngồi thành ra sáng sủa, ấm cúng và vui vẻ hơn.Một hôm ngồi chơi ở góc phòng ấy cũng đã khuya, Sách bảo tôi:- Cháu có biết không, đã lâu chú muốn nói với cháu một chuyện. Trong khi cháu đánh đàn, chú chỉ nghĩ đến chuyện ấy.- Chú đừng nói gì cả, cháu biết hết rồi.- Phải đấy, chú không nói nữa.- Không chú cứ nói đi. Chuyện gì thế?- Cháu có nhớ cái hôm mà chú nói chuyện ông A và cô B không?- Cháu quên thế nào được câu chuyện kỳ cục ấy! Cũng may mà nó kết cuộc khá...- Công việc chú làm chỉ thiếu một chút thì đời chú chẳng còn gì là hạnh phúc nữa. Cháu đã cứu chú. Nhưng, điều quan trọng nhất là hôm ấy chú không nói dối, và chú xấu hổ, chú muốn thú thật với cháu hết từ đầu đến đuôi.- Ấy thôi xin chú đừng nói nữa!Sách cười đáp:- Cháu đừng sợ, chú chỉ muốn bào chữa lại. Chú khơi ra câu chuyện ấy chỉ cốt để lý luận.- Tại sao lý luận! Không nên.- Cháu vụng về lắm. Sau khi bị thất vọng về mọi việc, và làm nhiều tội lỗi, chú trở về quê ở, chú đã quả quyết tự bảo là tình đối với chú đã hết rồi, chú chỉ còn có bổn phận thôi; lúc đầu chú không thấy rõ những cảm tình của chú đối với cháu, hơn nữa chú không thể nghĩ rằng nó sẽ đưa chú đi đến đâu. Chú hy vọng mà không trông chờ. Có lúc chú thấy hình như cháu làm đỏm, có lúc chú lại tin cậy cháu, và không biết mình phải làm thế nào. Nhưng sau cái chiều hôm ấy, chắc cháu còn nhớ cái buổi chiều hôm chúng mình đi chơi ở trong vườn, chú thấy cái hạnh phúc của chú lớn lao và khó đạt được quá. Nói tóm lại, nếu chú hy xọng mà không ăn thua gì thì sẽ ra làm sao? Chắc chắn !!!15290_7.htm!!!
Chương III