ãy đoán nếu anh có khả năng và hãy chọn nếu anh đủ can đảm!Nivel de la ChauseéeJoseph chạy vội đến thang máy. Anh ấn nút gọi thang. Nút đèn đỏ bật sáng.Những sợi cáp khẽ rung rinh.Ca-bin chạy lên trên.Joseph lại nghĩ đến Simonie, đến con người trong chiếc áo chùng xanh đã sợ về nhà theo bờ sông tối đen.“Tôi sống khá xa đây, ở bờ sông Anjou trên đảo Saint-Louis”. Trước mắt Joseph hiện lên một thân hình trong chiếc áo chùng lòa xòa đi dọc theo bờ sông.Sau đó hình người được thay bằng khuôn mặt Bary với cái gáy thô kệch, cái mũi to tròn và cái đầu hói trọc. “Không hiểu sao tôi có cảm tưởng rằng điểm nóng bỏng chính là ở Paris”.Ca-bin chạy lên trên sao mà lâu thế! Giây phút trôi qua chậm chạp kinh người.Anh sẽ nhìn thấy gì ở phía dưới?Trong trí nhớ bỗng hiện lại một câu nói.Anh nhắc lại cho mình câu nói đó như một cái máy.Và giờ đây nó không thể vuột ra khỏi đầu anh.“Kẻ giết người ở đâu đó quanh đảy... Kẻ giết người ở đầu đó quanh đây...”Joeph nhìn sang phải, rồi sang trái, nhìn hai đầu hành lang và nghĩ rằng Simonie cũng đã nhìn đúng như thế chờ đợi ai đó bỗng nhiên xuất hiện.Không biết ai sẽ...Chính điều này là cái nặng nề nhất trong cả chiều tối hôm nay. Những câu hỏi mới cứ liên tục xuất hiện. Một sinh vật bí ẩn. Tác phẩm không có tác giả. Không thể hình dung được hắn ra sao. Người ta nghe thấy giọng hắn qua điện thoại nhưng thậm chí không thể hiểu là đàn bà hay là đàn ông nói. Vô hình. Người vô hình.Một sự vô hình hoàn toàn.Và giờ đây lại còn thêm mấy phát súng ấy trong cảnh tĩnh mịch ban đêm nữa... Lại một tấn thảm kịch nào đó và anh không thể biết được gì vì ca-bin mãi không lên tới nơi. Tiếng thang máy lắng dần, mái ca-bin hiện ra. Bây giờ sẽ có tiếng bật tách, ca-bin sẽ rùng mình một cái và dừng lại.Chỉ còn phải mở cái cửa chấn song, rồi cánh cửa kính, bước vào ca-bin, nhấn nút “Tầng một”, đi xuống dưối và cuối cùng tìm hiểu xem cái gì đã...Ca-bin đưa một ai đó lên.Đúng hơn là trong ca-bin có một người đàn ông đang tựa sát tường, người cúi gập, tay phải đang ôm chặt lấy vai trái.- D’Arjean! - Joseph kêu lên.Đích thực là d’Arjean đang ở trong thang máy. Trông anh ta cực kỳ kích động, khuôn mặt thỉnh thoảng lại nhăn nhó vì đau đớn.- Ông bạn già, chuyện gì đã xảy ra với anh? Anh bị thương ư?- Có vẻ không nặng lắm - D’Arjean khẽ nói qua hàm răng mím chặt.- Nào đi nhé!Joseph dìu d’Arjean vào phòng khách và đặt xuống ghế bành.- Ồ - D’Arjean kêu lên cố nở một nụ cười - Tôi vẫn còn may mắn đấy.- Vào vai phải không? - Joseph hỏi.- Phải.- Anh có thể đi đến phòng làm việc của tôi được không? Ở đây cũng không được ếm áp lắm...Joseph giúp anh ta đến nơi.Ở ngang vai trái trên áo choàng của d’Arjean hiện rõ một lỗ thủng do đạn bắn cháy. Nhờ Joseph giúp đỡ, d’Arjean cởi áo choàng và áo com-lê. Vết thương hơi rỉ máu nhưng may thay chỉ sượt qua. Viên đạn chỉ hơi chạm vào vai...- Vết thương nhẹ thôi. - Chàng phóng viên nói.- Anh hãy xé giùm cái áo sơ-mi đi. - Binh luận viên văn học yêu cầu.- Không cần đâu. Anh hãy đưa cho tôi chiếc khăn mùi xoa của anh... Tôi sẽ nhúng nước.Joseph xắn tay áo d’Arjean lên tận vai để lộ cánh tay gầy rám nắng. Rồi anh gập khăn mùo xoa lau vết thương và băng lại.- Vậy là chuyện gì đã xảy ra?- Mọi sự đều rất đơn giản. Chắc hẳn tôi đã rơi vào tay nhà văn của chúng ta...- Sao lại thế?- Cần phải nói thực là khi từ biệt với anh tôi đã rất cảnh giác. Tòa báo của chúng ta và những người làm việc ở đây tất yếu là rất quan tâm đến ông bạn của chúng ta, ý tôi nói là kẻ mà chúng ta ao ước được nhìn thấy mặt. Tại sao hắn ta lại gọi điện thoại cho Simonie và thuyết phục ông ta đến gặp anh. Nói tóm lại tôi cảm thấy lo ngại rằng anh ở lại đây có một mình. Tôi từ từ đi xuống dưới. Khi ra khỏi tòa nhà tôi có cảm tưởng như có ai đó thấp thoáng phía bên phải ở cuối con đường nhỏ. Nhưng đấy có thể là một khách bộ hành đêm tình cờ, và tôi rẽ sang trái về nhà mình như thường lệ. Tôi đi vài bước, xung quanh vẫn yên tĩnh. Có hai hay ba xe ô tô phóng vụt qua. Không hiểu sao bỗng dưng tôi muốn ngoái lại. Tôi nhìn thấy một bóng người nào đó ở cửa tòa báo. Nhưng ngay lúc đó bóng người lẫn vào trong bóng tối. Và chính khi ấy tôi đã phạm một sai lầm. Tôi chạy bổ lại và chắc hẳn là đã gây sự chú ý cho... người khách ấy. Nhưng tôi nghĩ đến anh, rằng thật khủng khiếp bỏ anh một mình. Ở ngoài cửa không có ai cả. Tôi bước vào tiền sảnh. Như anh đã biết là ở bao giờ cũng có đèn, chỉ có gần thang máy là hơi tối thôi. Tôi không thấy ai...D’Arjean nhăn mặt.- Anh đừng động đậy tay - Joseph nói - Khoảng hai ngày nữa là sẽ khỏi thôi. Còn bây giờ thì tất nhiên là hơi đau đấy.- Tôi đến gần thang máy, - D’Arjean kể tiếp - vẫn không có ai cả. Nhưng có lẽ kẻ đó cho rằng tôi đã thấy hắn hay là đã nhìn thấy từ trước. Và hãn ta đà bắn tôi. Tôi nghe thấy viên đạn rít lên sát bên cạnh...- Bắn từ hướng nào vậy?- Từ phía bên trái thang máy. Ở đó có một căn phòng xép nhỏ mà các bà lao công thường để giẻ lau và phất trần của mình.- Thế còn phát súng thứ hai làm anh bị thương thì sao?- Từ từ đã... Tôi cảm thấy lo ngại. Tôi không nhát hơn những kẻ khác nhưng dù sao cũng thấy thế nào ấy. Bởi vì tôi phải đối mặt với một kẻ thù, một kẻ thù khá là gian ngoan mà tôi lại không có khả năng chống cự. Tôi có hai con đường rút lui: cửa ra vào hoặc thang máy. Tôi chọn thang máy. Nếu như chạy về phía cửa ra vào thì tôi sẽ rơi vào khoảng không gian được chiếu sáng. Vì vậy tôi mở cửa lưới rồi cửa trong của thang máy và đóng sập cả hai lại. Ngay lúc đó tôi hiểu ra sự dại dột của mình. Đơn giản là tôi đã cuống lên, ở trong thang máy tôi trở thành một mục tiêu tuyệt vời bởi vì ca-bin sẽ tự động bật sáng khi ta bước vào...- Và đúng lúc đó tôi đã ấn nút gọi thang máy. Tôi nghe thấy tiếng súng...- Không phải - D’Arjean cắt ngang lời anh và gắng gượng mỉm cười - Anh đã ấn nút thang máy sau phát súng thứ hai và bằng cách đó đã cứu sống tôi. Bởi vì người ta đã bắn tôi khi tôi đã ở trong ca-bin rồi.- Nghĩa là hắn ta bắn từ ngoài vào qua lần cửa kính phải không? - Joseph hỏi.- Hoàn toàn đúng như vậy. Gần như trực diện. Viên đạn chạm vào vai tôi và chọc thủng cửa kính sau ca-bin. Tôi ngồi xuống vì đau. Chắc rằng kẻ bắn tôi nghĩ là tôi đã bị thương nặng. Và đúng lúc đó nhờ anh mà thang máy chạy lên trên...- Như vậy là tính mạng của anh đã bị treo trên sợi tóc...- Nhưng dù sao tôi vẫn tin chắc rằng tôi không phải là người hắn cần.- Thế thì ai vậy!- Anh, chính anh! Chỉ có một mình anh trên cả tầng gác thôi.- Quỷ tha ma bắt! - Chàng phóng viên gãi gáy kêu lên - Anh muốn bằng bất kỳ giá nào làm tôi hoảng sợ. Nhưng tôi vẫn biết ơn anh. Anh đã quay lại vì tôi... Tôi chỉ không hiểu một điều... Nếu như cái... cái kẻ đó đe dọa tôi, giả sử như chính hắn là Doubois thì lại sao hắn ta lại gây sự chú ý cho tôi một cách ngớ ngẩn như vậy. Hắn ta gọi điện thoại cho Simonie và nói tên tôi cho ông ta biết. Simonie đã báo trước để tôi đề phòng. Sau đó kẻ giết người đến tòa soạn vào ban đêm để giết tôi. Hừm! Ở đây có cái gì đó khác hẳn.- Có thể đặt một giả thiết khác - D’Arjean nói tiếp - Đó là người ấy đến đây không có một ý định xấu nào hết. Hắn ta nghĩ rằng trong tòa soạn không có ai cả. Và bỗng dưng tôi trở thành một nhân chứng không mời mà đến. Sau này tôi có thể nhận ra hắn nên hắn ta quyết định gạt tôi khỏi đường đi.- Có lẽ điều này thì lô-gich hơn. - Joseph nhận xét, đầu hơi cúi xuống.- Nhưng dù sao chăng nữa anh đã có mặt kịp thời.- Anh nghĩ rằng hắn ta có thể bắn phát thứ ba nữa ư?- Có trời mà biết được, mọi sự đều rất có thế!Và một lần nữa chúng ta lại không được nhìn mặt hắn - Joseph nói - Hắn ta đã náu mình trong bóng tối. Nhưng dù sao hắn ta đã bắn từ một khoảng cách rất gần.D’Arjean trở nên đăm chiêu.- Tôi không rõ... Tôi nhìn thấy một bàn tay đi găng da vươn về phía ca-bin. Thế nhưng tôi cũng không dám chắc lắm về chuyện đó. Rất có thể là tôi chỉ có cảm giác thế thôi. Tự anh cũng hiểu rằng phát súng đã làm tôi mất tinh thần. Rồi...D’Arjean hạ thấp giọng nói tiếp:- Tôi đã hốt hoảng, quá hốt hoảng.- Thế bây giở anh thấy trong người thế nào rồi? - Chàng phóng viên hỏi.- Không sao cả, thậm chí hoàn toàn bình thường rồi. Đúng là vết thương vẫn đau nhưng nói chung không có gì đáng lo ngại. Tuy vậy dù sao tôi cũng suýt đi đời nhà ma!- Phải - Joseph đăm chiêu nói - kẻ đó đã dễ dàng đưa vũ khí vào cuộc nhưng chắc hẳn hắn ta chẳng phải là tay thiện xạ gì. Hắn ta bắn nhiều mà chẳng trúng... Ba phát ở Mouasac, hai phát ngày hôm nay nữa. - Anh cười và lắc đầu - Dù sao tôi cùng có cảm tưởng rằng đấy chỉ là một tên tội phạm. Chúng ta không biết gì về hắn ta cả. Nhưng không sao, cần phải chờ đợi. Bây giờ mấy giờ rồi nhỉ? Đã ba giờ rồi. Chỉ còn không đầy hai giờ nữa là tài xế đến và đưa tôi đến sân bay Bouge.D’Arjean đứng dậy và vụng về khoác áo com-lê lên người.- Đúng là một chuyện bực mình - Joseph giúp anh ta và nói - Cần phải băng cho anh thật cẩn thận nhưng ở đây chả có gì cả.- Ở nhà có đủ mọi thứ cần thiết rồi và tôi có thể dùng tay phải được - D’Arjean nói để anh yên tâm - Đây chỉ là vết xước da thôi.- Tôi đưa anh về nhà nhé?- Không cần đâu. Tôi nghĩ là ông bạn của chúng ta, tay nhà văn-găngxtơ ấy đã chuồn rồi.- Ồ, thế người gác đêm đâu nhỉ? Anh ta không nghe thấy gì sao?- Không biết - D’Arjean trả lời - Tôi không thấy anh ta ở dưới nhà. Tôi biết là anh ta cũng thường cùng công nhân bên xưởng in ra quán rượu bên cạnh uống một ly rượu. Có thể vị khách của chúng ta biết rõ điều đó.- Vâng, theo như mọi sự thì vị ấy được thông tin khá đầy đủ đấy. - Joseph nhận xét.Anh rút hộp xi gà của mình ra và chậm rãi mở nắp.- Rất hay là người gác đêm không biết gì hết. Thêm mắm thêm muối chỉ có hại thôi. Và tôi cũng khuyên anh không nên phổ biến chuyện xảy ra đêm nay. Anh cứ nói rằng anh bị thấp khớp nên khó cử động tay. Thế thôi. Một lần nữa tôi đề nghị anh hãy theo các sự kiện. Và tôi hy vọng rằng cũng sẽ đào bới được một số tin tức có giá trị ở Mouasac. Tiện thể, tôi quên không nói với anh là sếp của chúng ta vốn gốc ở Mouasac, anh biết điều đó rồi chừ?- Không, không biết. - D’Arjean ngạc nhiên trả lời.- Đúng thực là ông ta sống ở Paris từ nhỏ nhưng ông ta có một ngôi nhà nhỏ ở Mouasac mà ông ta được hưởng quyền thừa kế. Bà dì đã già của ông ta hiện sống ở đó. Thỉnh thoảng ông ta có về thăm bà ta và thậm chí còn nhờ tôi rẽ vào chuyển lời chào bà ấy.- Anh định làm bây giờ? - D’Arjean hỏi - Anh ở lại đây ư?- Tất nhiên.- Nhưng nguy hiểm lắm.Joseph lắc đầu và từ tốn nói:- Tôi cho rằng chẳng có gì nguy hiểm cả.Nhìn khuôn mặt ngạc nhiên của đồng nghiệp, Joseph nói thêm:- Bản thân tôi tin chắc rằng trong tất cả các hành động của kẻ giết người này rất có vẻ đóng kịch. Hắn ta là một tên tội phạm khác thường. Ít ra thì chính hắn ta đã xem mình như vậy. Theo anh thì cú điện thoại gọi cho Simonie và câu chuyện về tôi có ý nghĩa gì? Tên giết người nghe tiếng rằng tôi là một chuyên gia về những vu án hình sự rắc rối. Và thế là hắn ta nhử tôi, như thể thách thức. Và hắn ta cảm thấy thỏa mãn khi làm phức tạp thêm vấn đề. Nếu như hắn ta giết tôi bây giờ thì trò chơi sẽ mất hết mọi ý nghĩa. Ngoài ra tôi có cảm tưởng rằng tên giết người này rất là tự tin.- Vậy thì tại sao hắn ta lại bắn tôi?- Hừm... Lại một màn kịch tiếp theo thôi, tôi nghĩ như vậy đấy. Anh nói tên tội phạm không được khéo léo lắm phải không? Biết đâu là ngược lại hắn ta cực kỳ khéo léo và cố ý chỉ làm xước nhẹ anh thôi? Nói chung tôi nghĩ là hiện tại hắn ta chưa có gì để sợ tôi. Tôi chẳng có gì để chống lại hắn. Bởi vì tôi không biết gì hoặc biết quá ít và hoàn toàn chẳng có khái niệm gì về hắn. Nếu như hắn ta muốn gặp, tôi sẵn sàng tiếp hắn không hề sợ hãi. Nhưng anh cứ yên tâm đi! Sau khi đã gây lộn xộn ở đây hắn ta sẽ không quay lại nữa đâu. Tạm biệt ông bạn già, đừng có quên rửa lại vết thương nhé! À, anh chờ tôi một chút! Anh hãy gọi điện ngay cho tôi sau khi về đến nhà! Ở ban tin tức có điện thoại trực tiếp, tôi sẽ ngồi ở đó.Chàng phóng viên đưa d’Arjean ra thang máy và xem xét kỹ lưỡng vết đạn trên tấm kính ca-bin. Bức tranh hoàn toàn rõ ràng. Đúng thời điểm lúc d’Arjean bước vào thang máy, người ta đã bắn vào anh ta gần như là trực diện. Viên đạn để lại một lỗ thủng hình ngôi sao ở tấm kính trước. Sau khi xuyên qua kính nó chạm vào vai d’Arjean và bay suốt tấm kính sau của ca-bin.Joseph xuống đến tầng một. Anh mở cảnh cửa kính và cánh cửa chấn song từ phía sau ca-bin và tìm tòi dọc bức tường.- Anh tìm gì vậy! - D’Arjean hỏi.- Tìm viên đạn. Chứ tôi còn biết tìm gì nữa! - Joseph khẽ nói.Anh bật đèn pin và mò mẫm khắp kẽ tường.- Nó đâu có chui xuống tầng hầm!Joseph bỗng kêu lên mừng rỡ.- Anh tìm thấy rồi phải không? - D’Arjean hỏi.- Nó xuyên vào cột. - Joseph xòe tay lúc lắc mẩu chì bé xíu tẹt dí.- Cỡ 7 sáu nhăm!Anh nhét viên đạn vào túi và nói thêm:- Chúng ta sẽ còn bàn về tất cả những cái này... Được chứ? Thế nào, anh cảm thấy trong người ra sao hả ông bạn già? Anh về một mình được chứ?- Tất nhiên rồi. Tạm biệt anh và chúc thượng lộ bình an! Hãy trở về nhanh nhé!- Tôi sẽ trở lại ngay nếu như không xảy ra chuyện gì bất thường. Anh hãy điều trị và đừng quên gọi điện ngay cho tôi lúc về đến nhà!- Nhất định rồi!Joseph ấn nút thang máy.Anh nhận thấy người gác cửa đang mơ màng trong căn buồng nhỏ của mình.Ở trên gác vẫn yên ắng và tĩnh mịch. Joseph bước chậm rãi dọc theo hành lang.Xung quanh mấy chiếc bàn làm việc ở ban tin tức chung vương vãi đầy giấy tờ. Các giỏ đựng rác đầy chặt. Giữa cảnh lộn xộn đó nổi bật lên chiếc bàn sạch sẽ và ngăn nắp của Rosie Sauvage.Joseph lại gần. Phía bên trái là máy điện thoại, còn phía bên phải đặt một cuốn lịch, cái lọ mực, gạt tàn thuốc lá và chiếc hộp nhỏ đựng ghim. Tất cả được thu vén, sắp xếp hài hòa. Không một tờ giấy để quên. Các ngăn kéo đã khóa cẩn thận. Ngăn đựng hồ sơ được xếp gọn ghẽ.Chàng phóng viên tì khuỷu tay lên bàn và đăm chiêu suy nghĩ. Anh không thấy buồn ngủ, thậm chí anh không thấy mệt mỏi dù rằng đã nhiều đêm thiếu ngủ, còn hôm nay thì thậm chí còn chưa được nằm chút nào. Rosie gọi anh là “người-mà-không-bao-giờ-buồn-ngủ”. Chính điều này khiến anh nổi tiếng giữa các đồng nghiệp của mình.Nhưng thực ra anh rất thích ngủ khi có thời gian rảnh rỗi. Còn nếu như có một cái gì đó choán giữ trong đầu thì anh vẫn giữ được đầu ốc tỉnh táo rất lâu một cách đáng ngạc nhiên.Nhưng dù sao vụ này cũng bí ẩn thật!Thực thà mà nói tên cuốn sách rất hay: “Sự im lặng của Harpocrate”. Harpocrate - đó là thần đưa ngón tay lên miệng.Sự im lặng!Thật đúng là sự im lặng. Nhà văn này không có mặt mũi, không có đặc điểm nhận dạng, không có địa chỉ, còn cái họ Doubois thì rõ ràng là được hư cấu ra. Từ một cái họ bình thường và khá phổ biến hắn ta đã chuyển thành một họ hiếm gặp bằng cách thay âm “u” bằng âm “ou”. Rồi hai phát súng lực do một sinh vật không xương không thịt, một bóng ma thực hiện. Đó là đàn ông hay đàn bà? Thậm chí điều này cũng không ai biết. Và giọng nói của hắn cũng không phân biệt được là nam hay nữ. Chắc hẳn là hắn ta đã cố ý đổi giọng... Còn tay thì đi găng da như d’Arjean nói. Nhưng rất có thể là bình luận viên văn học đã tưởng tượng ra.Một hồi chuông điệu thoại réo lên cắt đứt dòng suy nghĩ của Joseph Robenne.“Đó là d’Arjean”, - Anh nghĩ.- Alô, alô?- Anh đấy ư, Robenne.- Vâng, tôi nghe đây. Thế nào, anh về đến nhà bình yên chứ?- Tốt đẹp cả. Tôi vừa mới băng lại xong.- Có đau lắm không?- Không, không đau lắm.- Thế thì tốt rồi. Chúc anh ngủ ngon!- Tiếc rằng tôi không thể chúc anh như vậy.- Anh khỏi lo! Mọi việc ổn cả và tôi sắp bay qua đầu anh đây.- Chúc anh thành công!- Tạm biệt... Anh sẽ nhận được bài phóng sự đầu tiên khoảng mười hai giờ trưa.- Tốt.Chàng phóng viên đặt ống nghe xuống.Anh nhún vai. Nghề của anh là như vậy đấy. Những người lương thiện khác đang ngủ trong chăn ấm áp của mình, còn những người như anh thì đúng vào cái thời điểm không thích hợp nhất phải lăn lộn trên đường, vừa đi vừa ăn, vội vã nói chuyện qua điện thoại, cuống cuồng lật sổ chỉ dẫn xe lửa, cuống cuồng tìm lục trong sổ tay của mình và vội vã chuyển tư liệu về thật nhanh, càng nhanh càng tốt để các điện tín viên phải gò lưng trên phím máy cho máy in ầm ầm quay và đưa ra từng chồng báo mới.Nghề nghiệp thế đấy!Joseph liếc nhìn đồng hồ.Dù rằng mấy chiếc kim vẫn di chuyển tích cực nhưng cũng còn phải chờ đợi kha khá. Có lẽ ta đi uống cà phê ở cái quán bên cạnh đã. Joseph đứng dây.Đúng lúc đó chuông diện thoại réo lên. Đó là điện thoại gọi trong thành phố. Nói chung vào cái giờ muộn thế này thì chả còn ai ở tổng đài nữa.Joseph nhấc ống nghe.Ý nghĩ đầu tiên là d’Arjean gọi lại. Chắc là anh ta quên báo một chi tiết nào đó.- Alô, alô... d’Arjean đấy ư?Không có tiếng trả lời.Nhưng Joseph cảm thấy có ai đó ở đầu dây đằng kia. Theo tiếng dội trong ống nghe anh hiểu rằng số máy của anh đang được nối với một máy khác.- Alô, alô, d’Arjean đấy phải không?Một tiếng cười vang lên đáp lại. Tiếng cười rất lạ lùng, lúc thì rít lên oe óe, lúc thì âm vang rung động. Tiếng cười mỉa mai giễu cợt không ngừng.Joseph bực tức lắc lắc ống nghe.- Alô, alô... ông là ai? Ông muốn gì?Nhưng cái sinh vật lạ lùng ở đầu dây bên kia vẫn tiếp tục cười.Máu nóng dồn lên mặt. Joseph hiểu rằng có kẻ nào đó muốn hành hạ anh. Hắn ta gọi điện thoại riêng cho anh để bắt anh phải nghe tiếng cười này.“Kẻ nào đó” này chắc hẳn đã gọi điện thoại cho Simonie. Vẫn cái giọng không thể phân biệt là của đàn ông hay của đàn bà ấy.Trong cơn bực bội Joseph đã định ném ống nghe xuống nhưng anh lại thay đổi ý định và tiếp tục gí sát ống nghe vào tai.Tiếng cười mỉa mai với những cơn rung khiêu khích đó vẫn không ngừng.Rồi thêm mấy tràng nữa, thêm mấy nốt trầm và ở đằng kia người ta bỏ ống nghe xuống.Joseph Robenne còn lại một mình và chỉ một mình với im lặng.Người vô danh bí ẩn vây quanh anh.