Ngồi trên một con tàu sau khi đã bon bon qua các quãng đường bằng phẳng, rầm rầm rập rập lăn bánh qua mấy đoạn cầu và nay khởi sự rúc vào một vùng cây rậm ven núi giữa khì bóng tối bắt đầu bủa vây, con mắt của hành khách phóng ra ngoài trời, giữa cõi mờ mịt, nếu cố tình xoi thọc vào bóng tối, thế nào cũng phát hiện ra vài đốm đen. Mấy đốm đen ấy, thường khi là đèn dầu, nếu tàu qua sớm hơn, sẽ chưa được đốt lên, còn nếu tàu qua chậm, biết đâu đã phụt tắt, khi ẩn khi hiện qua tảng lá, khi bị khuất lấp vì một thân cây, nhưng cứ hiện ra chong chong, nếu con mắt kiên nhẫn nhìn lui cố tìm cho được một điểm sáng giữa bóng tối mịt mùng. Đèn thắp thì mờ.. . " Vang lên đâu đây mấy chứ nhỏ giọt ấy trong bài Người nô lệ da vàng của Trịnh Công Sơn. Không "mờ" sao được? Bởi đó là đốm đèn dầu. Mà hà tất phân biệt đèn mờ với đèn sáng? Miễn sao nó xoi thủng bóng đêm. Miễn sao nó quần tụ những đầu người bên nồi cơm, hay cùng nói nói cười cười sau một ngày xa cách nhau mỗi người một nơi vì công việc. Ngọn đèn ấy trông thật thân quen. Nó đã được thắp lên từ trong đêm đen của thế kỷ lịch sử xa xăm. Từ thuở chưa có con đường sắt rạch xuyên rừng, từ thuở chưa có con tàu ngày ngày rập rình băng qua và chở trên mình nó những con mắt chằm chặp nhìn vào rừng sâu, những ngọn đèn này, không hẹn mà nên, đều được đốt lên khi chiều xuống. Đèn sao, nhà vậy. Nhà sao, đèn vậy. Ngôi nhà lu thu, ánh đèn cũng lu thu. Ngôi nhà lặng lẽ, ánh đèn lặng lẽ. Ban ngày, ngôi nhà lọt thỏm giữa rừng. Ban đêm, ngọn đèn lọt thỏm giữa nhà. Không còn thấy ngôi nhà, chỉ còn thấy ngọn đèn. Đèn đã thay nhà rồi đó. Đèn là một hiện diện. Không chỉ là hiện diện của chính nó: Nó không hiện diện suông. Nó nói lên sự hiện diện của ngôi nhà. Và nhất là nó nói lên sự hiện diện của con người. Đèn đâu, người đó. Hiềm chẳng phải bao giờ hễ có đèn là có người. Có khi đèn chong chong chờ đợi mãi. Rốt cục vẫn trơ một đốm đèn cô quả. Đèn đã thay người rồi đó. Hình ảnh "đèn thắp thì mờ” hiển nhiên là hình ảnh của nghèo nàn, vàng vọt, trong đó ánh sáng và bóng tối xen lẫn vào nhau, không ngớt xô lấn nhau. “Đèn thắp thì mờ “ là một thực tế. Ta đã từng sống trong làng hay trong rừng sâu. Hoặc nếu không phải là ta, thì đó là cha mẹ, anh em, họ hàng đã từng sống trong cảnh huống ấy. Làng là như vậy, rừng là như vậy, đêm đêm sáng lên một đốm đèn, nếu chẳng soi nổi vật dụng, ít nữa cũng đủ soi rõ mặt nhau. “Đèn thắp thì mờ” là một thực tế lặp đi lặp lại nhiều lần và khắp nơi trong nước đến nỗi nó có khi trở đi trở lại như muốn nhắc nhở một tình cảnh vây khốn con người, khó lòng tránh thoát ra khỏi, đến nỗi nó trở thành nhức nhối, nó nhoi lên trong ký ức, trong tim, nó vang lên và dội lại trong tâm thức của người anh em dù không trải qua hoàn cảnh ấy vẫn dễ dàng cảm thông.Người nô lệ da vàng Ngủ yên, ngủ yên trong căn nhà nhỏ Đèn thắp thì mờ.. . Ngọn "đèn thắp thì mờ” ấy tất nhiên ở "trong căn nhà nhỏ" mà chủ nhân là "người nô lệ da vàng": đó là lịch sử. thỏa hiệp. Và nếu nhìn vào đời sống vật chất của anh, người ta dễ kết luận rằng anh là con người thích vui chơi, thích ngồi quán tiệm, chỉ thoải mái trong cảnh ăn sung mặc sướng. Bình tâm mà xét, trong cõi nhân sinh, không có ai không thích ăn sung mặc sướng, chẳng qua con người khi chưa có điều kiện và phương tiện đành sống kham khổ thôi. Sống kham khổ chỉ là một tình trạng sống cần vượt qua; không phải là một phong cách sống và lại càng không phải là một mục tiêu trong đời sống. Cùng lắm là phong cách sống của hạng người ẩn nhẫn, của một dân tộc nhược tiểu không có sức vươn lên hoặc không có khả năng cải thiện đời mình. Ăn sung mặc sướng cũng không phải là thỏa hiệp với đồng tiền hoặc vong thân theo những thoái hóa của xã hội. Con đường đấu tranh không phải chỉ có một đường. Cũng như phương cách đấu tranh không chỉ là cách ly xã hội. (Về tôn giáo cũng tương tự. Việc tu hành không nhất thiết phải tách lìa xã hội. Trái lại, có giáo phái bó buộc giáo đồ sống xen lẫn với người đời, đối mặt với xã hội bằng cách, chẳng hạn, mở hộp đêm, và chung đụng luôn với gái giang hồ. Đó là những thử thách một mất một còn mà con người trải qua. Tồn tại hay không tồn tại được treo lơ lửng trên lưỡi dao cạo ấy). Có người còn đòi hỏi tranh đấu là phải quyết liệt, rạch ròi, không nhân nhượng. Và quyết liệt ngay từ đầu. Quyết liệt như vậy là không tính đến đường dài, là quy kết tất cả vào cái nhãn tiền. Cứ gióng theo những quan niệm ấy, người ta buộc lòng hạn chế giá trị ca khúc của Trịnh Công Sơn. Trịnh Công Sơn không ngớt suy nghĩ, dằn vặt về ý nghĩa và phương thức đấu tranh của mình. Đấu tranh thế nào để đã phá một tổ chức xã hội và chính trị đang đặt định một tình trạng nô dịch, thối nát, hòng mong kiến tạo một trật tự mới dân chủ, ấm no, hạnh phúc, không còn có bất công. Với anh, không có con đường nào dẫn đến hạnh phúc toàn vẹn cho bằng con đường hòa bình. Trịnh Công Sơn tất nhiên không phải là người đầu tiên thấy ra điều này. Đó cũng là con đường trong sạch hơn cả, không chôn giấu mưu đồ, vụ lợi nào cả. Con người lâm chiến có khi không nhìn ra điều này, vì bản thân vừa bị bưng bít vừa bị trói buộc nhiều mặt. Con người cần tuyên chiến với áp bức, thối nát, khổ đau và cần tuyên chiến với chiến tranh luôn nữa. Đó là nhiệm vụ của nghệ sĩ. Đó là nhiệm vụ của Trịnh Công Sơn. Cho nên anh một mặt vạch ra bộ mặt ghê rợn của chiến tranh, một mặt vớt vát tất cả những gì chưa bị chiến tranh vùi dập và vẽ lên, nói lên, hát lên những nhỏ bé tầm thường để cùng nhau chung sức chung lòng gìn giữ và phục hồi. Cái ưu thế của nghệ sĩ du ca Trịnh Công Sơn chẳng khác nào anh chàng đu dây. Bên trái là vực thẳm, bên phải là vực thẳm. Con mắt nào chằm chặp dõi theo người đu dây là con mắt chỉ còn chờ con người ấy ngã xuống, ngã bên nào cũng được, ngã cho tan xương nát thịt, để được dịp gọi đó là “cái chết ngoạn mục". Người ta bảo: Trịnh Công Sơn đi giữa hai làn đạn. Miền Bắc không tán thành lập trường, lập thuyết của anh, xem loại nhạc phản chiến của anh là một loại "nhạc lậu”, phản tác dụng. Miền Nam phức tạp hơn: trong khi nhân dân khai thác khía cạnh phản chiến trong nhạc của anh, bộ máy cầm quyền lên án chính cái tính cách phản chiến ấy đang làm nhụt lòng những người cầm súng. Miền Nam trước ngày giải phóng, do hoàn cảnh, tạo dựng lên một mẫu người riêng biệt: anh chàng phản chiến, kẻ trốn lính. Kẻ trốn lính là kẻ kỳ dị: sống chui rúc, không có nơi ở, không có chỗ ngủ, tất nhiên không có địa chỉ. Càng sống chui rúc, càng phải sắm sanh một vẻ bề ngoài bình thường, hoặc “dễ coi", để đánh lạc con mắt dòm ngó. Nó luôn luôn thủ trong túi đủ loại giấy tờ có giá trị trái ngược nhau và cả những giấy tờ không hơn gì giấy loại nhưng đối với nó vẫn có giá trị "cần âu”. Nó là kẻ ngậm hai ngôn ngừ khác nhau tùy nghi đem ra sử dụng. Nó là kẻ sẵn sàng tham gia những cuộc hội thảo, vận động cho chính nghĩa nhưng cũng là kẻ thường xuyên cảnh giác và thủ thế. Đó là một loại “bán công dân”, không sống như công dân bình thường, mang tâm trạng của kẻ bị truy nã. Kẻ trốn lính là kẻ thiên tả. Hai là một. Không đi lính ở miền Nam trước đây là kẻ không chịu cầm súng tiến hành một cuộc chiến bế tắc và tội lỗi. Thấy như vậy, biết như vậy, nhưng sống như thế nào đây? Kẻ trốn lính sống ở thành thị miền Nam trước đây, nếu vẫn đi học đi dạy hay đi làm việc như mọi công dân bình thường, thật không dễ. Tìm cả miếng ăn và chỗ ngủ hàng ngày, đi qua các ngả đường có lính canh và nút chặn, kẻ trốn lính thường xuyên nơm nớp đề phòng, chơi trò cút bắt bất đắc dĩ, gần như bôi mặt và giả dạng, sống nơi này nơi kia và ngủ nơi khác. Kẻ thiên tả thường là kẻ trí thức. Hoặc đảo lại, hầu hết trí thức miền Nam trước đây là thiên tả. Không thiên tả toàn phần: thì thiên tả nửa phần. Không thiên tả trong hành động thì thiên tả trong đầu óc. Thiên tả như là một sự cứu rỗi linh hồn. Thiên tả như là một hướng - cụ thể hoặc trừu tượng - thoát ra khỏi bế tắc hiện tại trong đời sống vật chất và tinh thần. Trịnh Công Sơn là bạn của tất cả mọi người trong chiến tranh, trong ngưỡng vọng hòa bình, trong hòa bình tìm lại được. Anh là người sống tràn đầy bi kịch thống thiết của đất nước quằn quại qua các thời kỳ xóa bỏ nhau, đi ngược chiều với nhau khiến cho cảm xúc của anh vượt lên sự phân biệt chiến tuyến để chỉ còn nhìn thấy bộ mặt tàn khốc của chiến tranh. Người viết nên Cho một người nằm xuống trước 1975 và người viết nên Huyền thoại mẹ sau 1975 là một Trịnh Công Sơn. Công dân "nằm xuống" bên này hay bên kia, công dân còn sống trong nước hay ngoài nước đều sinh ra từ “huyền thoại mẹ" ấy, đều được định sẵn trong sách trời. Một số ca khúc phản chiến của anh không được nhập cảnh ở miền Nam cũng như ở miền Bắc. Chúng chỉ được "in lậu” hoặc "phổ biến kín" mà thôi. Sau 1975, anh có dịp đi ra nước ngoài. Ở Pháp và ở Canada, anh được đông đảo thanh niên mừng đón, Nhưng ở các nước ấy, vẫn có những nhóm người Việt “tẩy chay” Trịnh Công Sơn vì "công tác" với chế độ hiện tại. Anh chưa đặt chân lên đất Hoa Kỳ, không phải là không có dịp, nhưng là vì anh nghe nói tại đây có làn sóng người Việt phản đối con người chính trị trong anh một cách khá mạnh có thể gây nguy hiểm cho anh. Ở trong nước, ngay trước khi qua đời, dù được đa số thính giả tán thưởng và ái mộ, anh biết vẫn có một số người dè dặt đến với anh, nghi ngờ anh, muốn cật vấn anh về quan điểm chính trị, gốc gác một số bài, quá khứ của anh, để từ đó gieo rắc thắc mắc, nghi ngờ và hạ thấp uy tín của anh. Hội chứng Trịnh Công Sơn không chừa một ai, dù nói sao nghĩ sao mặc lòng. Đó là điều hiển nhiên. Ngày nay, có người Việt Nam nào không có ca khúc, băng nhạc, đĩa nhạc Trịnh Công Sơn ở trong nhà? Có máy hát nào không phát thanh nhạc Trịnh Công Sơn? Trịnh Công Sơn là bi kịch thu nhỏ của Việt Nam. Đó là con người của miền Nam. Đó là con người của miền Bắc. Đó là con người của thời trước 1975 và sau 1975, là sản phẩm của chiến tranh và hòa bình trên đất nước Việt Nam, một sản phẩm trí óc và tâm hồn được kết tinh đến độ trong suốt nhờ tôi luyện qua một con đường hầm lịch sử dằng dặc mà khởi đầu là: Đèn thắp thì mờ đầy gian nan, bóng tối, để cuối cùng ra đến phía bên kia hiên ngang rạng rỡ.