ần thứ hai trong ngày, D thấy bất nhẫn. Anh nhớ lại cô bé đày tớ ở nhà trọ. Lớp trẻ ngày nay biết sớm quá. Ở nước anh, trẻ con biết cái chết trước khi biết đi. Trong một cuộc sống hạnh phúc, con người chỉ thất vọng khi gần kề cái chết. Còn trong cuộc đời ngày nay thì ngay khi đã tuyệt vọng, con người vẫn phải tìm cách sống cho trọn kiếp người.Khi đổ bộ lên đất Anh, anh thấy có đôi chút thèm muốn... Cái không khí vô tư, một chút tin cậy nào đó, như trong vụ xét hộ chiếu. Anh nghĩ sự ngờ vực là do chiến tranh đưa lại. Bây giờ thì anh thấy nó thuộc hẳn về cuộc đời này. Ngày xưa anh bị cuộc tình thu hút, rồi công việc trước tác, học thuật, nên anh không kịp nhận ra đó thôi: cả thế giỏi này chìm trong bóng đôm buông thả, trong tuyệt vọng. Đâu đó, cũng còn độ mươi người có thể làm chỗ nương tựa được... Nhưng thôi cứ cho nó tan tành hết đi, rồi ta lại bắt đầu từ loài bò sát.- Ta đi thôi. Cullen nói.- Đi đâu?- Đi đâu cũng được. Xem xi nê đi.Họ ngồi suốt một tiếng đồng hồ trong một thứ cung điện: tượng thần có cánh, thảm dày trên vách, những cô gái bưng mâm giải khát đi dài dài liên tục... Ngày trước các rạp chưa được sang như thế này. Cuốn phim, một vở kịch đầy chuyện yêu đương và hy sinh kỳ quặc: một nhà sản xuất phim đang chết đói ở Mỹ, một cô diễn viên đang ăn khách ở Anh. Nửa chừng cô bỏ mặc vai đang đóng, bay về Mỹ để cứu người tình. Cô com măng trước một truyện phim do cô thủ vai chính, bộ phim được hoan nghênh... Câu chuyện dễ dăi, viết quàng xiên nhưng được các diễn viên thượng thặng đóng. Ai cũng hốt bạc...Bàn tay Cullen đặt lẽn đầu gối anh, có lẽ do cái ghế đệm quá mềm, quá sâu, do chuyện phim quá dở... Anh đặt tay lên tay cô, cô đã nói là cô không lãng mạn, nhưng anh cảm thấy bàn tay cô dịu mát ngoan ngoãn.- Ta đi thôi - Cô nói - Chuyện nhảm quá. Chả cần chờ kết thúc.Họ lách ra cửa và anh nhận thấy anh vẫn cầm tay cô. K ngồi ở hàng ghế sau. Đôi kính gọng thép lắp lánh. Anh sánh vaì cô gái bước ra đường. Anh thấy người mệt mỏi lạ lùng: hai ngày dài và những pha truy đuổi... Anh nói:- Đôi khi tôi cũng muốn chờ xem sự kết thúc của đời tôi.- Ồ, để tôi nói ông nghe. Một ngày kia ông sẽ chết vì những kẻ chẳng đáng để cho mình chết. Nhưng ông không đánh trà được Roland đâu. Về vấn đề này, bản thảo Berne nhảm đấy!Họ lên một chiếc tắc xi. Cô gái nói: “Picadilly!”Chiếc xe bon về phía khu ăn chơi. Cô nàng lại đi tìm rượu, anh nghĩ. Anh thấy cần nghỉ ngơi cho tỉnh táo, để vào cuộc trưa mai. Anh nói:- Hay cô cho tôi về khách sạn Carlten, đường Gabitas.Cô hỏi:- Có chuyện gì làm ông sợ à?- Vâng, có chuyện.- Sao không đi ngủ chỗ khác. Tôi sẽ có một căn buồng dành cho ông, an toàn hơn.- Nhưng tôi còn công việc ở đó.Chiếc tắc xi quay lại khu Bloomsbury. Anh bước xuống. Cô bước theo, đứng trên lề đường, cạnh anh.- Tôi vào cùng với ông nhé... Nhỡ có chuyện gì xảy ra cho ông...- Không sao. Cô nên về đi.Anh cầm tay cô gái, nhìn quanh quất dọc đường.- Trước khi chia tay, xin hỏi lại cô lần nữa. Cô có thể tìm được việc gì cho cô hàu phòng ở đây? Một cô bé đáng thương, có thể tin cậy được...- Ông buông tay tôi ra!Anh buông ngay.- Cái kiểu Đông Ky Sốt ấy, tôi đã nói, ông hãy để họ bắn ông chết đi cho rồi. Hãy chết đi, không còn chỗ cho ông trong cõi đời này đâu.- Cô hiểu nhầm tôi. Cô bé này còn bé lắm.- Bằng tuổi con ông chứ gì? Tôi biết. Mình ghét bố mình, rồi mình yêu một người gần bàng tuổi bố. Đó mới đáng gọi là lãng mạn!Anh nhìn cô, hết sức ngượng ngập. Các thi sĩ thế kỷ 18 viết rằng người ta tặng cho nhau con tim một lần, mãi mãi. Trong cuộc đời này giữa bao nhiêu là phiền muộn, đảo điên, thất vọng, chuyện đó khó quá. Hoang mang, bất lực anh đứng trước cánh cửa lúc nào cũng mở toang của cái khách sạn tồi tàn này, nơi người ta thuê buồng từng giờ... Anh ngập ngừng nói:- Chỉ cần cuộc chiến tranh này kết thúc...- Đối với ông, nó chẳng bao giờ kết thúc, ông đã nói thế mà.Cô xinh đẹp quá. Trong đời anh chưa có cô nào đẹp như vậy, kể cả vợ anh, tất nhiên, một người đàn bà không nhan sắc. Anh thử ôm cô vào vòng tay.- Tôi có thể lên cùng với ông không?- Ở đây thì không nên.Anh buông cô ra. Không có hiệu quả. Anh biết rằng mình không nhập được vai nhưng lúc này đâu phải là lúc thú tội. Cô còn trẻ quá, chưa chịu nổi một lời nói thực. Anh nhớ, lúc người ta đưa tin tới anh, thì nàng đã ngã xuống. Tên nàng là Audc. Đời không tiếp tục được như trong tiểu thuyết, khi người mình yêu đã chết. Chuyện ấy đã được thừa nhận từ lâu.- Đêm tốt lành! Anh nói.- Đêm tốt lành.Cô quay người, đi về phía hàng cây đen xẫm ven đường. Anh nghĩ bụng, rút cục có lẽ nên chọn một nhân viên đồi bại hơn. Cô này đứng đắn quá. Ngày mai, mọi sự sẽ được quyết định, anh sẽ về nước. Anh nghĩ không biết rồi cô ta có lấy Furstein không?Anh đẩy cánh cửa kính. Cánh cửa đã mở hé lừ trước. Anh giật mình cho tay vào túi áo, tát nhiên không có súng trong đó. Đèn tắt nhưng rõ ràng có người, không xa bụi dây leo. Anh rút tay ra khỏi túi, bàn tay đang nắm chiếc hộp thuốc lá. Anh ngậm một điếu thuốc, móc bật lừa. Ánh lửa xòe lên. Một gương mặt trẻ con phóng ra trong đêm tối, như một quả bóng.- Else, tròi ơi! Cô làm tôi hết hồn. Sao cô lại ò đây?- Cháu chờ ông.Ánh lửa tắt.- Để làm gì?- Cháu tướng ông đưa bà ấy lên, để cháu đi tìm phòng. Công việc của cháu mà.- Nói nhảm.- Cháu thấy ông hôn bà ấy.- Cái hôn không thành công lắm!- Họ đang bàn bạc trên ấy.- Ai?- Bà quản gia... với một người đàn ông.- Người như thế nào.- Nhỏ người. Tóc hoa râm... Kính gọng thép.Anh nghĩ: Hắn bám mình giỏi quá.- Họ hỏi cháu nhiều chuyện.- Hỏi thế nào?- Hỏi ông có nói chuyện gì với cháu không? Có thấy giấy tờ gì không... Tất nhiên cháu nói không. Chết cháu cũng không nói.Anh cảm động về sự tận tình của cô bé. Để mất đi những con người như thế này thì cuộc đời còn ra làm sao nữa!Giọng cô bé run rẩy:- Mụ quản gia ấy ghê lắm. Nhiều khi như người điên. Thôi, chẳng cần. Cháu hết lòng với ông, ông là một tôn ông thật sự. Cháu dám làm hết mọi sự. Cũng như bà vừa rồi.- Cô còn giỏi hơn nhiều.- Bà ấy sẽ về nước với ông chứ?- Không, không.- Vậy thì ông cho cháu theo ông!- Tội nghiệp bé, con không biết bên ấy người ta sống ra sao đâu!Cô bé thở dài não nuột.- Ông không biết ở đây cháu sống ra sao đâu!- Bọn họ đang ở đâu bây giờ, bà quản gia với lão kia?- Lầu một, phòng đầu. Họ là những kẻ tử thù của ông phải không?Chả hiểu cô bé này lôi được ở đâu ra những từ như vậy.- Không. Tôi nghĩ họ là bạn của tôi. Mà cũng không biết nữa. Để tôi lên xem.- Họ biết rồi đấy. Mụ ta thính tai lắm. Nói chuyện trên lầu, ở trong nhà bếp mụ cũng nghe thấy.D bỗng giật mình. Anh nghĩ liệu cô bé này có bị nguy hiểm gì không. Anh cẩn thận bước lên cầu thang. Ở lầu một họ đang chờ anh: cánh cửa mở rộng, căn phòng thắp đèn sáng, hai người đang ngồi ngoảnh mặt ra.- Bona matina! Buổi sáng tốt lành! - D nói - Ông chưa dạy tôi câu chào buổi tối.- Mời ông vào. Và khép cửa lại. Mụ quản gia nói.Anh làm theo, chẳng bao giờ anh chủ động; lúc nào anh cũng là quân cờ cho kẻ khác đi.- Ông ở đâu về đấy? Mụ quản gia hỏi.Mụ có gương mặt của một thằng ác ôn. Lẽ ra mụ phải là đàn ông với cái quai hàm bạnh, thân người cục mịch, với lớp mụn trên khắp làn da.- Ông K sẽ nói cho bà biết. D nói.- Ông làm cái gì với cô gái ấy? Mụ hỏi.- Giải trí.Anh ngắm cái hang ổ này, đúng là một hang ổ, chẳng có về gì là căn buồng của đàn bà. Một cái bàn vuông trần trụi, ghế cứng, không một cành hoa. Một cái kệ trên có nhiều đôi giày da nặng, gót rất thấp.- Cô ta biết L. - K nói.- Tôi cũng vậy. Anh trả lời.- Lúc ông đi vắng... ông đi xem xi nô phải không, có người gọi điện thoại tới đây... đề nghị biếu ông một món...- Sao họ lại gọi điện thoại khi họ biết là tôi đi vắng?- Họ đề nghị ông hãy ra điều kiện cho họ, nếu ngày mai ông không tới chỗ hẹn với một người nào đó.- Tôi đâu có điều kiện gì đề ra.- Họ nhắn tôi. Mụ quản gia nói.- Họ biết là bà và ông K đã nắm rõ tình hình?- Chúng tôi muốn biết là ông có còn giữ mớ giấy tờ đó không? K nói.- Các người muốn xem tôi đã bán mình chưa chứ gì?- Chúng tôi phải hỏi kỹ chuyện đó.- Các người được chỉ thị?- Chỉ chỉ thị chung thôi. Còn thì tùy tình hình. Õng còn giữ mó giấy tờ đó không? K hỏi.Mụ đàn bà không nói gì, làm ra về giữ phép tắc của phái yếu.- Không!D nhìn từng người một. Anh bắt đầu làm chủ tình thế nhưng thấy người bải hoải, kiệt sức. Ở nước Anh này có bao nhiêu là kỷ niệm làm anh thấy rõ công việc này không phải là việc của anh. Giờ này lẽ ra anh đang ngồi ở Viện bảo tàng Oxford đọc các bản thảo bằng hộ ngữ roman(1).- Tôi nghĩ rằng chúng ta cùng làm việc với một đầu mối, nhưng không có lý do gì buộc tôi phải tin các người. Anh nói.Con người bé nhỏ tóc hoa râm cúi mặt như một tội nhân, mụ kia ngồi đối diện, bộ mặt xấu xí, vuông bè, trán áp... D đã trông thấy người ta bắn những kẻ phản bội ở cả hai phía. Chẳng có gì để nhận ra dấu hiệu đó trên gương mặt và trong điệu bộ của họ.- Các người định chia phần chắc? - D hỏi - Nhưng ở đây chẳng có chia chác cũng chẳng có phần nào đâu!- Vậy thì anh hãy đọc bức thư này. Mụ đàn bà chìa ra một phong thư.D chăm chú đọc. Anh không lạ gì tiêu đề sứ quán nước mình. Nhiệm vụ anh tới đây thế là chấm dứt. Mụ đàn bà này được lệnh thu lại giấy tờ, thu lại với mục đích gì, lệnh không nói rõ.- Anh thấy đấy. Người ta không tín nhiệm anh nữa.- Tại sao lúc tôi mới tới, bà không đưa cái này ra?- Tôi được toàn quyền hành động. Tín nhiệm hay không, rồi tôi mới quyết định.Tình thế quá quắt. Anh được giao giấy tờ tới Luân đôn. K được lệnh canh chừng anh, nhưng hắn không rõ nội dung công tác. Mụ đàn bà này dường như biết mục tiếu chuyến đi nhưng chỉ được hành động vào giờ chót.- Vậy là bà đã rõ nội dung số giấy tờ đó rồi.- Tất nhiên tôi biết. Mụ gầm ghè nói.D nghĩ là mụ không biết. Anh chán ngấy cái kiểu nửa tin nửa ngờ của tổ chức. Một mùi nước hoa rẻ tiền phảng phất trong phòng, dấu hiệu duy nhất về sự có mặt của đàn bà, nhưng nó đáng ngại cũng như mùi nước hoa trên thân thể đàn ông.- Ông thấy đấy - mụ nói - Công việc của ông đã xong. Ông nên về nước.- Tôi chưa nhận được lệnh trực tiếp. Tôi cứ giữ số giấy tờ đó.- Nếu ông hành động ngược lại ý chúng tôi thì...K rít nên, ánh mắt lộ vẻ thèm thuồng. D nghĩ, trong các nhóm hoạt động cấp thấp này, có biết bao sự phản bội.- Ông là một con người tình cảm, một người trí thức - Mụ quản gia nói - Nếu ông lừa chúng tôi, ông sẽ thấy.-... Bà muốn nói tôi lừa bà, riêng bà hay lừa tổ chức ở bốn nước?Anh cảm thấy cô đơn hết sức, mệt mỏi hết sức, giữa kè thù. Càng xa cuộc chiến thực sự, càng cảm thấy cô đơn. Anh thèm vị trí của các bạn anh giờ này đang ở hỏa tuyến. Cuộc đời ở đây bị trùm trong sương mù, giống như màn bụi treo lơ lửng trong không khí một trận bom.Mụ đàn bà chồm lên người anh, ấn một chiếc khăn vào mặt anh. Căn phòng chao đảo. Anh nghe mụ nói:- Khóa trái cửa nhanh lên!Anh ngã vật xuống sàn. Chiếc váy đen bụi bặm chặn lên người anh giống như xác con mèo đen đè lên mặt anh, không sao gỡ ra được trong căn nhà bị bom đánh sập năm ấy. Rồi những bàn tay sò nắn khắp người anh, lột giày, lột tất...Anh cố tĩnh trí, anh đã phát hiện ra một cái núm chuông trên đầu giường. Anh cố giơ tay nhấn liền mấy phát. Cái gót giày bằng da nặng nề lập tức đạp lên vai anh, nghiến cánh tay anh.Có tiếng xô cửa và tiếng gọi to:- Bà nhấn chuông gọi con phải không?- Không, không!D cố vùng lên:- Else đấy ư? Tôi nhấn chuông đấy! Tôi bị mệt trong này! Cửa mở, Else bước vào. D gượng đứng lên vịn vai cô:- Cô làm ơn dìu tôi lên phòng!Lên tới bậc thang sau cùng, anh nói:- Trưa mai, có lẽ tôi phải ròi khỏi nơi đây!- Cả cháu nữa ư?- Ừ. Cả cháu nữa.Anh hứa bừa, làm như trong cái thế giới bạo lực này, người ta hứa bất cứ chuyện gì.______________________Chú thích:(1) Các ngữ xuất xứ từ hệ la tinh sau khi đế chế La Mã sụp đổ.