hấy chúng tôi, các cô thiếu nữ tự nhiên ríu rít lên như một đàn chim.Mắt họ sáng ngời, má họ ửng đỏ, miệng họ tươi cười làm như bước tới đây, chúng tôi đã đem cho họ một chút phong vị của nơi xa lạ, của cái thế giới mà chẳng bao giờ họ bước chân vào.Chủ nhân cũng tỏ ý vui vẻ lắm:- Mời các ông ngồi nghỉ chân.Chúng tôi lễ phép đáp lời chào và ghé ngồi xuống hai góc chiếu dưới, gần bếp lửa.Hơi nóng thấm vào người tôi như một nguồn sống.Chủ nhân rót nước mời.Tôi liếc nhìn Cơ: gương mặt tươi trở lại hồng hào như người vừa uống rượu…Trong khi ấy, các cô sơn nữ luôn luôn qua lại trước mặt chúng tôi.Thấp thoáng dưới những tấm xiêm chàm, từng đôi bắp chân bước nhịp nhàng, vừa chắc nịch vừa trắng nõn.À, ra họ đương răm rắp đi làm cơm rượu!Bỗng chủ nhân hỏi:- Các ông từ đâu lại?Chừng đã chắc mẩm có sự no say, Cơ chuyện nở như ngô rang.- Chúng tôi đi từ xa lại…- Các ông đi chơi thôi chứ?- Thưa cụ, chúng tôi tiếng gọi là đi chơi mà không phải là đi chơi…- Tôi không hiểu!- Chúng tôi vừa đi các vùng trên này chơi xem phong cảnh vừa làm nghề vẽ truyền thần.- Các ông vẽ truyền thần à?- Bẩm vâng.- Vẽ truyền thần là thế nào?- Là vẽ người vào giấy. Ví như cụ ngồi thế này, chúng tôi lấy bút vẽ cụ vào một tờ giấy giống chẳng khác gì soi gương…- Ồ!...- Thật thế.- Lạ quá nhỉ!- Vẽ như thế tốt lắm. Sau này khi cha mẹ đã mất đi rồi, con cháu dùng bức tranh để thờ cũng như cha mẹ còn sống mãi mãi.- Tốt thật!- Để mai, chúng tôi vẽ hầu cụ một bức.- Chả dám!- Gọi là ghi một chút quà về sau…- Cảm ơn các ông!Chủ nhân tỏ ý rất cảm động.Ông nhắc cái điếu ống, rịt một mồi thuốc vào nõ điếu và châm lửa hút một hơi làm cho nước trong ống tre réo lên tanh tách.- Các ông ở xa thế đi đường vất vả lắm nhỉ?- Cứ kể vừa đi vừa chơi thì cũng không vất vả là bao.- Sao các ông lại biết mà vào đây?- Chúng tôi thoạt đầu nghe có tiếng chày giã gạo, liền bảo nhau tìm. Sau chỉ thấy ít chuối băm làm cám lợn trôi theo dòng suối, chúng tôi liền dò lối ấy mà vào không ngờ lại đến được đây!Tôi nối lời Cơ:- May quá, nếu không thì thực là gặp tối giữa rừng!Chủ nhân chăm chú nhìn chúng tôi, hình như có ý chịu là những tay ranh mãnh.Và, lúc ấy cơm rượu đã xong, do một cô trong bọn bưng lên.Lúc cô ta cúi đặt mâm xuống chiếu, tôi để ý nhìn trộm thì thấy đôi nụ hoa sau lần yếm rung động thổn thức dữ lắm…Tôi đưa mắt nhìn Cơ thì vừa hay Cơ cũng nhìn tôi. Một nụ cười rất nhanh vẻ tinh nghịch chạy trên môi hai đứa, nhưng cũng đủ cho thiếu nữ ửng hồng hai má.Ông già xo đũa, đàn bát; Cơ nhanh nhảu rót rượu.- Chẳng mấy khi hai ông quá bộ tới đây, vậy hai ông thực thà cho. Cơm dưa muối chẳng có gì…Cơ nghịch ngợm.- Cái thực thà, chúng cháu xin vâng; nhưng cơm rượu thế này là thịnh soạn lắm rồi…Vừa lúc ấy, người các nhà hàng xóm kéo nhau đến xem khách lạ.Thôi thì đủ mặt, đàn ông, đàn bà, già trẻ không thiếu một hạng nào.Họ ngây ngô nhìn chúng tôi như nhìn hai con vật lạ.Cái thái độ ấy làm Cơ bật cười.Rồi, giữa chủ nhân và bọn hàng xóm tò mò nổi lên những câu hỏi và đáp ầm ĩ.Chúng tôi tuy không hiểu họ nói gì mà cũng đoán được họ chỉ bàn luận về mình.Tôi có cảm tưởng khó chịu về sự ngôn ngữ bất đồng.Cái khổ sở thứ nhất của người, theo ý tôi là sự hiểu lầm nhau.Người cùng nói một thứ tiếng còn ít hiểu nhau thì người không cùng một thứ tiếng sự hiểu nhau còn khó đến đâu.Chả trách được nhân loại cứ bị chia rẽ nhau hoài sau khi đã bị chia rẽ bởi núi cao biển rộng.Rồi, bùi ngùi, tôi nghĩ đến sự cô đơn thiên vạn cổ của mỗi người chúng ta, sự cô đơn nó gói kín hồn ta trong một lần băng lạnh…- Kifa các ông xơi đi chứ!Tôi giật mình vội đáp:- À vâng, chúng cháu vẫn ăn đấy ạ…Ông cụ nhắc:- Đừng làm khách nhé!- Không ạ! Cụ đã có lòng tốt, chúng cháu khi nào còn làm khách…- Thế thì tôi bằng lòng lắm! Các người kia thấy hai ông khách lạ nên đến xem. Họ hơi thóc mách một tí nhưng mà bụng họ tốt lắm chứ không xấu đâu.Tôi đáp:- Vâng, cháu đã biết: người trên ta thường tốt bụng và thực thà.- Cảm ơn ông.Thấy chủ nhân lịch thiệp và thành tâm, tôi cảm động lắm. Ở nơi lữ thứ, gặp được một tấm lòng như vậykể còn quý gấp mười bữa rượu no say và chăn chiếu ấm. Là vì các thứ này có thể tìm thấy bất cứ chỗ nào chứ tấm lòng tốt thì hiếm lắm.Anh chàng trai trẻ lúc ấy đã buộc ngựa xong cũng đã lên.Tôi hỏi ông cụ:- Đây là con trai cụ?- Phải. Tôi hiếm lắm, chỉ được mình nó là trai còn thì con gái tất.- Vậy ra các cô vừa rồi đều là con gái cụ?- Vâng. Con gái đông lại lớn cả rồi. Nghĩ việc chúng con của chúng nó, tôi rất lo…- Bẩm cụ, tôi xem các cô em phần nhiều xinh đẹp lại ngoan ngoãn như thế, cụ lo gì các cô ấy muộn mằn…Ông cụ lắc:- Các ông không đó thôi! Ở đây, chúng tôi có một tục gả chồng cho con gái hơi khác mọi nơi…Cơ vồ lấy một dịp tốt:- Cụ có thể cho chúng cháu biết?- Được, để thong tha tôi sẽ kể cho các ông nghe. Các ông hãy cơm rượu đi đã rồi còn nghỉ. Các ông đi đường xa mệt. Vả lại ở đây lúc này đã kể làm khuya lắm rồi.Tôi sới bát cơm thứ bốn.Mùi gạo thơm phưng phức. Cơm nấu lại khéo ăn cứ rẻo như bún.Gặp những trường hợp này, người ta mới nhận thấy rằng cái bàn tay âu yếm của người đàn bà là rất cần cho sự sống.Ông cụ hỏi một câu không ngờ:- À, các ông đã được mấy cháu rồi?Cơ cười:- Thưa cụ, hai an hem cháu vẫn còn trai tơ chứ chưa vợ con gì cả.Mặt ông già tự nhiên tươi cười như ai nghe một tin mừng.Cơ liếc nhìn tôi.Muốn khỏi là bất nhã, tôi phải quay đi chỗ khác để tránh những ám hiệu ấy.Cơm rượu xong, chúng tôi nói chuyện với ông cụ một lúc rồi đi ngủ.Chúng tôi vào một cái buồng cũng có khuôn bếp lửa ấm áp.Giường chiếu đã có ai dọn dẹp tươm lắm.Cơ ghé tai tôi:- Này, tớ ngờ sự tử tế của ông già lắm con gái kia lắm!Tôi hỏi vặn:- Sao lại ngờ?- Thế anh không để ý câu ông ta hỏi về vợ con tụi mình à?- Câu ấy có gì là lạ?- Anh này ra khổ chẳng hiểu cóc gì cả!Cơ xoay mặt vào vách một cánh hờn mát rồi ngủ lúc nào.Câu anh nói làm tôi phân vân lạ.Và trong đêm khuya, bỗng có tiếng con gái hát tỉ tê.Giọng hát mới buồn làm sao!Nó làm cho kẻ giang hồ ở trong tôi đâm ra ngại ngùng sự phiêu lưu vô định và thèm khát một cái gì.