Người dịch: Trần Hương Thư
-- 5 --

     ây là một thời điểm không thuận lợi để vượt qua. Qua hầu hết các cuộc điều tra của mình, Maigret hiểu giai đoạn này ít nhiều kéo dài sự bất quyết mà trong lúc đó, như những người cộng sự của ông đã rỉ tai nhau, ông có vẻ như nghiền ngẫm lại.
Cả chặng đầu, tức là khi bỗng dưng ông thấy mình đối điện với một môi trường mới, với những con người mà ông không biết gì cả, tưởng chừng như ông khát khao một cách máy móc cuộc sống bao quanh mình và căng phồng lên như một bọt biển.
Ông đã như vậy ngày hôm qua khi ở Vieux-Pressoir, ký ức ông trong vô thức ghi nhận những chi tiết nhỏ nhặt nhất của không khí, của những cử chỉ, những điệu bộ, diện mạo của từng người.
Nếu ông không cảm thấy mệt mỏi, ông đã tiếp tục đi đến Club Zéro, nơi thường xuyên lui tới của một số những người trong băng nhóm nhỏ bé này. Hiện tại, ông đã tiếp nhận một số cảm giác, cả một mớ lộn xộn các hình ảnh, những câu nói được thốt ra, nhưng vẫn chưa biết mình sẽ làm gì đây.
Những người thân quen của ông biết rằng tốt hơn hết là không đặt cho ông những câu hỏi, cũng không nhìn ông bằng con mắt tra vấn, bởi vì ông sẵn sàng trở thành kẻ ưa càu nhàu.
Như ông đã chờ đợi, một ghi chú trên bàn viết của ông bắt buộc ông phải gọi điện thoại cho quan tòa Camus.
- Alô, Maigret đây...
Hiếm khi ông làm việc với viên chức này, người ông không xếp vào loại những quấy rầy, cũng không phải loại người thận trọng dành thời gian cho cảnh sát thực thi nghề nghiệp của mình.
- Yêu cầu ông gọi cho tôi là vì tôi đã nhận một cú điện thoại của ông biện lý... Ông ta sốt ruột muốn biết cuộc điều tra đang tới đâu...
Viên cảnh sát trưởng suýt lầm bầm:
- Chả tới đâu cả...
Đó là sự thật. Một trọng tội không đặt ra một bài toán số học. Nó liên lụy đến những con người mà ngày hôm trước ta không biết gì cả về họ, chỉ là người qua đường giữa những người khác. Vậy mà, bỗng dưng mỗi một trong những cử chỉ của họ, mỗi một trong những lời nói của họ đều mang tầm quan trọng và cuộc sống của họ được lật tới lật lui kỹ lưỡng.
- Cuộc điều tra tiếp tục - Ông thích nói khẽ hơn - Có thể một hoặc hai giờ tới, chúng ta sẽ có trong tay khẩu súng đã sử dụng. Người nhái lùng sục nó dưới đáy sông Seine.
- Ông đã làm gì người chồng của nạn nhân?
- Anh ta đang ở đây, trong hầm lạnh.
Ông nói chữa lại, bởi vì đó là một thuật ngữ chỉ những viên thanh tra trong đội của ông mới có thể hiểu dược. Khi người ta không biết làm gì với một nhân chứng trong khi lại muốn giữ chặt anh ta trong tay, khi người ta đứng trước một kẻ tình nghi không bắt được tại trận, người ta đưa họ vào hầm lạnh.
Người ta nói trong khi dẫn gã vào phòng chờ đợi có lắp kính nhìn ra hành lang dài.
- Anh cứ chờ ở đây một chốc...
Ở đó thường xuyên có người chờ đợi, phụ nữ sốt ruột, một số khóc và lấy khăn tay ra chậm mắt, kẻ rỗi hơi cố gắng giữ một tư thế tự tin, thỉnh thoảng người tử tế kiên nhẫn ngồi nhìn các bức tường sơn màu xanh sáng trong khi tự hỏi người ta có quên đi sự tồn tại của mình hay không.
Một hoặc hai giờ ở hầm lạnh thường đủ để họ trở thành ba hoa. Những nhân chứng cương quyết không nói gì cả đã trở nên mềm mỏng hơn.
Có khi người ta “quên họ” trong hơn nửa ngày và họ rình rập cánh cửa, hơi chồm lên mỗi khi có nhân viên đến gần, hy vọng là cuối cùng rồi cũng đến phiên mình.
Họ trông thấy những viên thanh tra ra vào giờ trưa, lấy hết can đảm đến hỏi Joseph:
- Ông có chắc là ông cảnh sát trưởng biết tôi ở đây không?
- Ông ấy lúc nào cũng bận họp.
Không có điều kiện hơn nữa, Maigret đã để Ricain ở hầm lạnh.
Ông diễn đạt cho dự thẩm:
- Anh ta ở trong phòng chờ đợi. Tôi sẽ hỏi cung anh ta lần nữa, ngay sau khi tôi nhận được những thông tin mới.
- Cảm tưởng của ông như thế nào? Có tội chứ?
Lại thêm một câu hỏi mà ông tòa không nên đặt ra nếu đã làm việc lâu năm hơn với Maigret.
- Tôi chẳng có cảm tưởng nào cả.
Đó là sự thật. Ông chờ đợi trong khả năng có thể được trước khi hình thành một quan điểm. Và vẫn chưa hình thành nó. Ông giữ đầu óc tự do đến thời điểm mà một sự hiển nhiên buộc ông phải thừa nhận hoặc giả cho đến khi kẻ đối ngoại của ông sụp đổ.
- Ông có nghĩ, là sẽ kéo dài lâu không?
- Tôi hy vọng là không.
- Giả thuyết phạm tội vì rượu chè trụy lạc bị gạt bỏ à?
Như thể mọi tội phạm đều không rượu chè trụy lạc! Người ta không nói cùng giọng điệu, người ta không có dùng hình ảnh về con người ở Tòa án như ở Sở Cảnh sát Tư pháp.
Thật khó mà chấp nhận một người lạ mặt đi kiếm tiền, đã hiện diện sau mười giờ tối ở đường Saint - Charles, rồi Sophie Ricain, đã bận đồ ngủ lại không nghi ngờ, cho anh ta vào phòng.
Hoặc kẻ giết người có một chìa khóa, hoặc là ai đó mà cô ta quen biết, là người cô ta tin tưởng. Nhất là nếu kẻ sát nhân đã phải mở ngăn kéo của chiếc tủ trước mặt cô ta để lấy ra khẩu tự động.
- Ông hãy tử tế cho tôi nắm tin tức... Đừng để tôi thiếu thông tin quá lâu... Viện công tố đang sốt ruột...
Phải mà! Viện công tố bao giờ cũng sốt ruột. Các quý ông sống tiện nghi trong văn phòng của họ và chỉ nhìn tội phạm qua những văn kiện pháp lý và các số liệu thống kê. Một cú điện thoại của văn phòng bộ trưởng sẽ làm họ run bắn lên.
- Làm sao mà họ chưa bắt ai cả?
Bộ cũng bị tác động bởi sự kiên nhẫn của báo chí. Một vụ án ra trò, đối với những người này, một tội ác lớn lao sẽ từng ngày vực họ nhỏm dậy một cách ngoạn mục. Nếu độc giả bị bỏ đói quá lâu, họ sẽ quên vụ án. Một cây đinh đánh bạt một cây đinh khác. Và những tựa đề đẹp đẽ trên trang nhất sẽ biến mất.
- Đồng ý, thưa ông tòa... Vâng, thưa ông tòa... Tôi sẽ gọi lại cho ông, ông tòa ạ...
Ông nháy mắt với Janvier.
- Thỉnh thoảng ra hành lang xem anh ta xử sự như thế nào. Đó là cái gã nổi giận đùng đùng hoặc đấm cửa phòng tôi...
Ông cũng có đọc qua thư từ của mình, nó trở thành bản báo cáo, qua đó ông gặp lại các đồng sự hoặc qua đó người ta thờ ơ bàn cãi về những vụ án đương xảy ra.
- Có gì mới không, Maigret?
- Không có gì, thưa ông giám đốc.
Ở đây, người ta không nằn nì. Họ thuộc về những con người chuyên nghiệp.
Khi viên cảnh sát trưởng trở lại văn phòng của mình trước mười giờ một chút, đội tuần tra sông gọi ông.
- Các anh đã tìm được khẩu súng chứ?
- Do gặp may, dòng chảy khá yếu trong những ngày này và con sông Seine ở chỗ đó đã được nạo vét mùa thu vừa rồi. Người của tôi gần như tìm được ngay tức thì, khoảng bốn chục mét về phía thượng lưu của cầu, cách bờ trái khoảng chục mét, một khẩu tự động 6,35 sản xuất tại Bỉ. Bộ lắp đạn còn được năm viên.
- Anh vui lòng cho mang đến chỗ của Gastinne - Renette nhé?
Rồi nói với Janvier:
- Cậu lo chuyện này nhé? Đã có viên đạn.
- Đồng ý, thưa sếp.
Maigret suýt gọi điện đến đường Bassano, rồi quyết định thôi không thông báo trước và đi về hướng cầu thang lớn trong khi tránh quay lại phòng chờ đợi.
Chuyện đi của ông không qua mắt được Ricain lúc đó chắc đang tự hỏi ông đi đâu. Ông gặp chàng trai trẻ Lapointe dọc đường và thay vì gọi một chiếc taxi, như đã dự tính, ông bảo chở mình đến khu nhà có căn phòng của Carus ở đó.
Ông đành thời giờ để ngắm nghía những tấm biển bằng đông bên dưới vòm cung, cho biết hầu như tuần nào cũng có thương vụ điện ảnh. Hãng mà ông chú ý có tên gọi Carossoc và trụ sở của nó nằm ở gác lửng tầng một.
- Tôi đi theo ông chứ?
- Tôi muốn vậy.
Đây không chỉ là phương pháp làm việc của ông, mà nó còn được khuyến cáo trong sách chỉ dẫn đành cho các sĩ quan cảnh sát tư pháp.
Một lối đi khá tối, mà cửa sổ duy nhất của nó hướng về khoảng sân ở đó người ta trong thấy một tài xế đang bận bịu đánh bóng một chiếc Rolls. Một cô thư ký tóc hung ngồi trước tổng đài điện thoại.
- Cô vui lòng cho gặp ông Carus chứ?
- Tôi không biết ông ấy đến chưa.
Làm như thể không được qua mặt cô ta để đến các văn phòng khác!
- Nhân danh ai? Ông đã có hẹn chứ?
- Cảnh sát trưởng Maigret.
Cô ta đứng dậy, muốn dẫn họ đến phòng chờ đợi, để đến lượt họ được đưa vào hầm lạnh.
- Cám ơn, chúng tôi sẽ đợi ở đây...
Rõ ràng cô ta không thích như vậy. Thay vì gọi điện thoại cho ông chủ, cô ta băng qua một cánh cửa lót nệm và vắng mặt ba hay bốn phút.
Không phải cô ta xuất hiện trước tiên, mà là đích thân Carus, với bộ đồ vải ken sợi màu xám sáng, râu mới cạo, tỏa ra mùi oải hương.
Hiển nhiên ông ta vừa ra khỏi tiệm cắt tóc và không nghi ngờ gì nữa đã cho mát xa gương mặt. Đó là loại đàn ông ngồi thoải mái cả nửa tiếng đồng hồ mỗi buổi sáng, trên chiếc ghế bành có khớp.
- Ông khỏe chớ, ông bạn thân?
Ông ta chìa một bàn tay thân tình cho ông bạn thân mà sáu giờ tối hôm qua ông ta chưa biết tới.
- Hãy vào đi, xin mời ông... Cũng cứ vào, chàng trai trẻ! Tôi nghĩ rằng đây là một trong những cộng sự của ông chứ.
- Thanh tra Lapointe...
- Cô có thể để chúng tôi yên, cô ạ... Tôi không tiếp ai hết và không nhận bất kỳ sự liên lạc nào, ngoại trừ người ta gọi tôi từ New York.
Ông ta mỉm cười giải thích:
- Tôi không ưa bị cắt ngang bởi những cú điện thoại...
Có không dưới ba máy điện thoại trên bàn giấy của ông ta. Gian phòng rộng rãi, tường lót da màu gạch non, giống như các ghế bành, thảm lát sàn dầy với màu hạt dẻ êm dịu.
Chiếc bàn viết bằng gỗ cẩm lai rộng lớn, nó chất đống khá nhiều hồ sơ có thể làm bận bịu hàng tá thư ký.
- Mời ông ngồi... Tôi có thể mời các ông gì đây?
Ông ta đi về phía chiếc tủ thấp và đó là một quầy rượu kích cỡ gọn gàng.
- Có lẽ còn hơi sớm để dùng rượu khai vị, nhưng tôi nghe nói ông là người hâm mộ bia... Tôi cũng vậy... Tôi có thứ tuyệt hảo mà tôi mang trực tiếp từ Munich đến...
Ông ta tỏ ra cởi mở hơn hôm qua, có thể bởi vì ông ta không phải bận tâm trước những phản ứng của Nora.
- Hôm qua, ông đến với tôi bất ngờ quá... Trên đường đi ăn tối, thường lệ vẫn như vậy, ở chỗ của anh bạn già Bob của tôi. Tôi không chờ đợi được gặp ông... Trước đó tôi đã uống hai hay ba ly whisky với sâmbanh phụ vô... Tôi không say... Tôi không bao giờ say cả... Tôi không phải là không giữ được trong buổi sáng này trí nhớ lơ mơ về một số chi tiết của buổi trò chuyện của chúng ta... Vợ tôi trách móc tôi đã nói nhiều quá, và quá nhiệt tình... Chúc sức khỏe ông! Tôi hy vọng rằng đó không phải là ấn tượng mà tôi đã tạo ra cho ông chứ?
- Dường như ông xem François Ricain như một chàng trai có giá trị, có mọi cơ hội để trở thành một trong những nhà đạo diễn tầm cỡ của chúng ta...
- Chắc tôi đã nói thế với ông, vâng... Thói quen của tôi là tin tưởng vào những người trẻ tuổi và tôi sẵn lòng thể hiện nhiệt tình của mình...
- Ông không giữ ý kiến như vậy nữa sao?
- Có chứ! Có chứ! Tuy nhiên, với những điểm phân biệt tế nhị, tôi thấy ở chàng trai này một khuynh hướng hỗn loạn, một thứ vô chính phủ nào đó... Khi thì anh ta tự tin mình quá đáng, khi thì anh ta lại thiếu nó...
- Nếu tôi nhớ rõ những lời ông đã nói, thì vợ chồng họ dưới mắt ông rất hòa hợp nhau.
Carus ngồi sâu trong một chiếc ghế bành, chân bắt khéo, ly rượu trong tay, tay kia là điếu xì gà.
- Tôi đã nói thế à?
Bỗng dưng ông ta quyết định đứng lên, đặt chiếc ly kềnh càng lên một chiếc bàn chân quỳ, rít vài ngụm khói điếu xì gà và bước ngang dọc trên tấm thảm lót sàn.
- Hãy nghe tôi, ông cảnh sát trưởng, tôi đã hy vọng ông đến đây sáng hôm nay...
- Đó là điều tôi tin là mình đã hiểu.
Nora một phụ nữ ngoại hạng, cho dù cô ấy tránh đặt chân đến các văn phòng này, tôi vẫn có thể bảo rằng cô ấy là người cộng tác tuyệt vời nhất của tôi...
- Ông đã nói với tôi về những năng khiếu đồng cốt của bà ấy...
Ông ta lúc lắc bàn tay như thể xóa đi những lời lẽ đã viết ra trên một tấm bảng đen vô hình.
- Đó là điều tôi nói trước mặt cô ấy, bởi vì cái đó khiến cô ấy vui thích. Sự thật là cô ấy có một tâm thức vững chắc và hiếm khi cô ấy sai lầm khi phán đoán người khác. Tôi thì cứ hăng tiết lên... Tôi quá dễ đàng tin người...
- Chung quy, bà ấy là khóa hãm của ông à?
- Nếu ông muốn nói như vậy... Tôi đã quyết định, khi tôi giải quyết xong vụ ly dị, là lấy cô ấy làm vợ. Tất cả giống như...
Người ta có cảm giác là chuyện đó trở nên khó khăn hơn và ông ta tìm kiếm lời lẽ, mắt nhìn đăm đăm vào tàn điếu xì gà.
- Này... Nói thế nào nhỉ?... Nora ra đã phí công là con người thượng đẳng, cô ấy không thể ngăn được mình ghen tuông. Đó là lý do ngày hôm qua, trước mặt cô ấy, tôi buộc lòng phải nói dối ông...
- Sự việc xảy ra trong phòng ngủ đấy à?
- Đúng đấy... Nó đã không diễn ra như tôi kể lại, tất nhiên... Chính xác là Sophie trốn vào trong phòng để khóc, sau những lời lẽ cay độc mà Nora đã thốt lên đối với cô, tôi không còn nhớ những lời lẽ đó nữa, bởi vì tất cả chúng tôi đều đã uống nhiều... Tóm lại, tôi đến tìm gặp để an ủi cô ta...
- Cô ta là tình nhân của ông à?
- Nếu ông thích gọi chữ đó... Cô ta rúc người lại trong vòng tay của tôi, và từng chút một, chúng tôi đã trở nên thiếu thận trọng, rất thiếu thận trọng...
- Vợ ông đã trông thấy?
- Một cảnh sát trưởng sẽ không ngần ngại lập một biên bản về tội ngoại tình...
Ông ta mỉm cười, với chút ít thỏa mãn.
- Hãy nói với tôi, ông Carus ạ. Tôi cho rằng những cô gái đẹp diễu hành hàng ngày qua các văn phòng của ông, phần đông sẵn sàng làm tất cả để có được một vai nhỏ.
- Đúng thế.
- Tôi nghĩ là ông đã lợi dụng điều đó?
- Tôi không giấu ai cả...
- Kể cả Nora sao?
- Tôi sẽ giải thích cho ông, là tôi thỉnh thoảng, như ông nói đó, có lợi dụng một cô gái đẹp, Nora không quá lo lắng đâu, miễn là chuyện đó không có ngày mai... Cái đó thuộc về nghề nghiệp... Mọi người đàn ông đều làm bấy nhiêu đó, trừ việc họ không có cơ hội như nhau. Ông cũng vậy, ông cảnh sát trưởng...
Maigert nhìn ông ta nặng trĩu, không có nụ cười.
- “Tôi xin lỗi nếu đã làm ông bực mình... Lẽ nào như vậy? Không phải là tôi không biết ông đã hỏi han một số trong đám bạn bè của tôi và ông sẽ tiếp tục... Tôi thích sòng phẳng với ông hơn. Ông đã nghe cái cách mà Nora nói về Sophie...
Tôi vẫn thích sau những lời lẽ này, ông không hình thành một ý nghĩ về cô gái tội nghiệp đó...
Đó không phải là một cô gái tham vọng, ngược lại cô ta cũng không phải là một người đàn bà có thể ngủ với bất kỳ ai...
Một sự hăm hở ngay từ hồi còn trẻ, gần như là nữ tính bồng bột, đã mang cô ấy đến với Ricain, nó như là định mệnh, bởi vì anh ta có một sức lôi cuốn nào đó. Phụ nữ họ nhạy cảm với những gì day dứt, tham vọng, cay đắng, dữ dội...”
- Đó là chân dung mà ông tạo nên cho anh ta à?
- Còn ông thì sao?
- Tôi chưa biết...
- Cô ấy đã lấy anh ta... Cô ấy đã tin tưởng anh ta... Cô ấy đã theo anh ta như một con chó được dạy bảo kỹ lưỡng, câm nín nếu anh ta không muốn cô nói, choán chỗ càng ít càng tốt để khỏi quấy rầy anh ta và chấp nhận cuộc sống bấp bênh mà anh ta đã tạo ra cho cô...
- Cô ta bất hạnh à?
- Cô ấy chịu đau khổ, nhưng tránh để ai trông thấy. Vậy mà nếu anh ta cần cô ấy, cần sự hiện điện thụ động của cô ấy, thì cũng có lúc anh ta nổi cáu lên, trách móc cô ấy là một gánh nặng vô ích, một chướng ngại cho sự nghiệp của anh ta, buộc tội cô ấy ngu đần không khác gì súc vật...
- Cô ta đã nói thế à?
- Tôi đã đoán như thế, qua vài câu trao đổi trước mặt tôi...
- Ông đã trở thành người tâm tình của cô ta à?
- Nếu ông muốn nói thế... Không kể tôi, tôi bảo đảm với ông điều đó. Cô ấy cảm thấy mất tất cả trong một môi trường quá khắc nghiệt không có ai để bám víu...
- Vào giai đoạn nào ông trở thành người tình của cô ta?
- Lại thêm một từ tôi không thích... Trên hết đó lòng thương hại, là sự trìu mến mà tôi tỏ ra đối với cô ấy, ý định của tôi là giúp đỡ cô ấy...
- Để tạo dựng một sự nghiệp điện ảnh chăng?
- “Tôi sẽ làm ông ngạc nhiên, nhưng tôi đã có ý nghĩ đó và chính cô ấy đã phản đối... Cô ấy không có nhan sắc nở rộ, một trong những phụ nữ mà người ta phải quay lại nhìn trên phố, như Nora...
Tôi khá đủ hiểu biết về thị hiếu của công chúng. Nếu không như vậy, tôi không thể hành cái nghề tôi đang làm... Với khuôn mặt khá tầm thường, thân hình nhỏ bé hơi mảnh khảnh, Sophie đúng là hình ảnh của cô thiếu nữ như phần đông những cô gái khác đã thể hiện như vậy...
Các bậc cha mẹ có thể lầm cô với con gái họ, những cô gái trẻ họ hàng với họ hoặc cô bạn gái tốt bụng của họ... Ông hiểu chứ?...”
- Ông đã có ý định lăng xê cô ta à?
- Cứ coi như tôi nghĩ đến điều đó.
- Ông đã nói với cô ta chứ?
- Không theo cách rõ ràng. Tôi đã kín đáo thăm dò cô ấy...
- Quý vị hẹn hò ở nơi nào?
- Câu hỏi này khó chịu đấy, nhưng tôi bắt buộc phải trả lời, phải vậy không?
- Nhất là khi chính tôi sẽ tìm ra câu trả lời.
- Thế này, tôi đã thuê một căn phòng có sẵn đồ đạc, khá xinh xắn, khá tiện nghi, trong một khu nhà mới ở đường François đệ nhất... Chính xác hơn, đó là khu nhà lớn làm thành góc với đại lộ George - V. Từ đây tôi chỉ cần ba trăm mét để đi đến đó...
- Chờ đã. Phòng cho thuê có được đành riêng cho các cuộc hẹn hò của ông với Sophie, hay là đành cho cả các cuộc gặp gỡ khác?
- Về nguyên tắc, nó dành cho Sophie. Ở đây khó cho chúng tôi tìm một chút thân mật và tôi cũng không thể đến nhà cô ấy...
- Ông chưa từng đến đó khi vắng mặt chồng cô ta sao?
- Một hoặc hai lần gì đó...
- Gần đây nhất?
- Lần sau cùng cách nay khoảng mười lăm ngày... Cô ta không gọi điện thoại cho tôi như thói quen. Tôi cũng đã không gặp cô ấy ở đường François đệ nhất nữa... Tôi gọi đến nhà cô ấy và cô ấy bảo là mình không dược khỏe...
- Cô ta bệnh à?
- Cô ấy nản lòng, Francis ngày càng trở nên cáu gắt... Anh ta có lúc tỏ ra hung bạo... Hết kiên nhẫn nổi, cô ấy muốn ra đi, đi bất cứ nơi đâu, làm người bán hàng ở bất kỳ cửa hàng nào...
- Ông đã khuyên cô ta đừng làm gì cả?
- Tôi cho cô ấy địa chỉ của một trong các luật sư của tôi để cô ấy hỏi ý kiến về chuyện ly dị hẳn. Điều đó sẽ tốt cho cả hai người...
- Cô ta quyết định điều đó à?
- Cô ấy lưỡng lự, Francis gợi lòng thương hại nơi cô ấy... Cô ấy xem như là bổn phận phải ở lại với anh ta, cho đến khi anh ta thành công...
- Cô ta đã nói với anh ta như vậy à?
- Chắc chắn là không...
- Sao ông tin chắc đến thế?
- Bởi vì anh ta sẽ phản ứng dữ dội.
- Tôi muốn đặt cho ông một câu hỏi, ông Carus ạ. Hãy suy nghĩ kỹ trước khi trả lời, bởi vì tôi không giấu ông rằng nó quan trọng. Ông biết là khoảng một năm trước đây, Sophie đã mang thai không?
Ông ta mặt đỏ bừng ngay tức thì, bực bội dí điếu xì gà bẹp dúm trong chiếc gạt tàn pha lê.
- “Tôi có biết chuyện đó, vâng... - Ông ta lầu bầu trong khi trấn tĩnh lại - Tuy nhiên, tôi tuyên bố ngay với ông, tôi thề trên cái quý báu nhất trên đời của tôi, là đứa bé không phải là con tôi... Vào thời kỳ đó, chúng tôi chưa có những mối quan hệ mật thiết...
Tôi thêm rằng đó là dịp cô ấy bắt đầu tin cậy ở tôi. Tôi thấy cô dễ kích động, đầy lo âu... Tôi làm cho cô ấy thổ lộ ra... Cô ấy thú nhận với tôi là đang chờ đợi một đứa trẻ và Francis sẽ điên tiết lên...”
- Tại sao vậy?
- Bởi vì như thế sẽ thêm một gánh nặng, một trở ngại cho sự nghiệp của anh ta. Anh ta giật gấu vá vai mà... Với một đứa bé... Nói gọn lại, cô ấy chắc chắn rằng anh ta sẽ không tha thứ và cô ấy hỏi tôi địa chỉ của một bà nữ hộ sinh hoặc một thầy thuốc như ý muốn...
- Và ông đã cung cấp cho cô ta?
- Tôi thừa nhận là mình đã vi phạm luật pháp.
- Cũng hơi muộn để khẳng định ngược lại.
- Tôi đã giúp đỡ cô ấy chuyện đó.
- Francis không biết gì cả sao?
- Không... Anh ta quá lo lắng cho chính mình để không bận tâm đến những gì xảy ra chung quanh, kể cả những chuyện liên quan đến vợ mình...
Ông ta đứng lên, lưỡng lự, và chắc là để tỏ một thái độ, ông ta đi tìm những chai bia tươi trong quầy rượu.

*

Người ta gọi ông là Ông Gaston, với một sự thân mật kính trọng, bởi vì đó là một con người đứng đắn và đáng kính, có ý thức về trách nhiệm đè nặng lên vai của người gác cổng một khách sạn lớn. Ông đã nhận ra Maigret trước khi ông này băng qua ngăn bọc đệm của cánh cửa, và ông cau mày trong khi trong trí diễn ra nhanh chóng những khuôn mặt của các khách thuê phòng theo ông có thể đáng được cảnh sát viếng thăm.
- Chờ tôi một chút, Lapointe...
Tự ông cũng chờ đợi một phụ nữ già thẩm tra giờ đến của một chuyến bay từ Buenos Aires trước khi kín đáo bắt tay ông Gaston.
- Đừng ngại. Không có gì khó chịu cả.
- Khi tôi thấy ông bước vào, tôi luôn luôn tự hỏi...
- Nếu tôi không lầm, ông Carus có giữ một căn phòng ở chỗ ông, tầng bốn phải không?
- Đúng thế... Và bà Carus...
- Bà ta đăng ký với tên ấy à?
- Tóm lại, do ông ta mà chúng tôi ghi tên bà ấy...
Thật khó khăn nếu ông Gaston cần nụ cười để làm cho người ta hiểu.
- Bà ấy ở trên đó à?
Một liếc mắt về bảng treo chìa khóa.
- Tôi không hiểu tại sao tôi lại nhìn, một thói quen thành nếp... Vào giờ này, chắc hẳn bà ta đang dùng bữa sáng.
- Ông Carus đã vắng mặt tuần này, phải không?
- Thứ Tư và thứ Năm...
- Ông ta đi một mình à?
- Tài xế của ông ta đã đưa ra phi trường Orly vào lúc năm giờ... Tôi nghĩ là ông ta phải đáp phi cơ đi Frankfurt...
- Ông ta trở về lúc nào?
- Chiều hôm qua, về từ London.
- Cho dù ông không có mặt ở đây ban đêm, các vị có cách nào biết được bà Carus có đi ra vào tối thứ tư và mấy giờ bà ấy trở về không?
- Chuyện đó dễ...
Ông ta giở các trang của một quyển sổ bìa đen to tướng.
- “Khi trở về vào buổi tổi, khách thuê có thói quen dừng lại một lúc để nói với đồng nghiệp ban đêm của tôi rằng họ muốn được đánh thức vào lúc mấy giờ và sẽ dùng gì cho buổi điểm tâm.
Bà Carus không bao giờ không giữ đúng... Người ta không giờ giấc lúc trở về, nhưng căn cứ vào vị trí tên trong trang sổ, có thể xác định được giờ giấc gần đúng...
Này... Chỉ có khoảng chục tên vào thứ tư, trước tên bà ấy. Cô Trevor, một người ngủ sớm, một cô gái luôn luôn trở về trước mười giờ. Nhà Maxwell... tôi có thể phỏng chừng với ông là bà ta đã trở về trước nửa đêm, xem như giữa mười giờ và nửa đêm. Dù sao cũng trước khi các rạp hát nhả khách ra về... Buổi tối đó, tôi sẽ yêu cầu đồng nghiệp ban đêm của tôi xác minh...”
- Cám ơn ông. Ông vui lòng báo giùm tôi được không?
- Ông muốn gặp bà ấy à? Ông biết bà ta?
- Tối hôm qua tôi đã uống cà phê với bà ấy và chồng bà. Cứ coi đây là một cuộc thăm viếng đáp lễ.
- Vui lòng chuyển cho tôi số 403... Alô.. Có phải bà Carus?... Gác cổng đây... Cảnh sát trưởng Maigret hỏi ông có thể lên được không... Vâng... Đồng ý... Tôi sẽ nói với ông ấy...
Và với Maigret:
- Bà ấy yêu cầu ông chờ khoảng mười phút...
Có phải hoàn tất việc trang điểm đáng kinh hãi và thành thạo của bà ta hay để gọi điện thoại đến đường Bassano?
Viên cảnh sát trưởng gặp lại Lapointe, cả hai người lặng thinh bước qua tủ kính này đến tủ kính khác, ngắm nghía nữ trang được trưng bày bởi các nhà kim hoàn lớn của Paris, những chiếc áo khoác lông thú và đồ vải sợi.
- Cậu không khát sao?
- Cám ơn.
Họ cảm thấy khó chịu khi người ta đưa mắt theo dõi và nhẹ nhõm thấy rằng những mười phút đã trôi qua rồi bước vào một thang máy.
Tầng thứ tư.
Người ra mở cửa cho họ là Nora, cô ta khoác một chiếc áo choàng bằng xa tanh màu xanh nhạt hợp với màu của đôi đồng tử, và mái tóc hình như bay màu hơn ngày hôm qua, gần như là màu trắng.
Phòng khách rộng rãi, được soi sáng bởi hai lỗ cửa mà một mở ra ban công.
- Tôi không chờ đợi cuộc viếng thăm của ông, và ông đã kéo tôi ra khỏi giường...
- Hy vọng là tôi không làm gián đoạn bữa điểm tâm của bà chứ?
Khay ăn không có trong phòng nhưng chắc là ở gian bên cạnh.
- Chắc chồng tôi là người ông muốn gặp? Ông ấy đến văn phòng từ lâu...
- Chính tôi muốn tiện thể gặp bà để đặt hai hay ba câu hỏi. Dĩ nhiên, không có gì buộc bà phải trả lời cả. Trước tiên theo lệ thường, một câu hỏi mà tôi đặt ra cho tất cả những ai quen biết Sophie Ricain. Đừng xem là có dụng tâm. Bà ở đâu vào tối thứ Tư?
Cô ta không dao động, ngồi vào một chiếc ghế bành màu trắng và hỏi:
- Vào giờ nào?
- Bà đã ăn tối ở đâu?
- “Khoan đã... Thứ Tư à? Hôm qua, ông có mặt bên cạnh chúng tôi... Thứ Năm, tôi ăn tối một mình ở Fouquet’s, không phải trong phòng ở tầng một như lúc đi với Carus, mà ở tầng dưới, ngồi ở một bàn nhỏ... Thứ tư... Thứ tư, tôi không ăn tối, chỉ có vậy.
Cần nói với ông là ngoài bữa điểm tâm nhẹ, thói quen của tôi chỉ ăn mỗi ngày một bữa... Nếu tôi ăn trưa, tôi không ăn tối... Và nếu ăn tôi, đó là vì tôi đã không ăn trưa... Thứ tư, chúng tôi dùng bữa trưa với bạn bè ở Berkeley...
Buổi xế chiều, tôi đã đi thử quần áo, cách đây hai bước chân... Sau đó tôi đến chỗ Jean đường Marbeuf uống một ly... Chắc khi tôi về khoảng chín giờ...”
- Bà lên ngay căn hộ của mình à?
- Đúng vậy. Tôi đã đọc sách đến tận một giờ sáng, bởi vì tôi không thể ngủ sớm được. Trước đó, tôi đã xem ti vi...
Có một máy truyền hình ở một góc của phòng khách.
- Ông đừng hỏi tôi là chương trình gì... Tất cả những gì tôi biết, đó là trông thấy những nam ca sĩ và nữ ca sĩ... Ông thỏa mãn chứ? Ông có muốn tôi gọi anh bồi phòng của tầng này không?... Đúng là không phải cùng một người... Nhưng buổi tối đó, ông có thể hỏi anh bồi trực đêm...
- Bà đã yêu cầu anh ta cái gì?
- Một góc tư sâm banh...
- Vào giờ nào?
- Tôi không biết... Trước lúc tắm gội ban đêm một chút... Ông nghi ngờ là tôi đã đến đường Saint - Charles và đã hạ sát cái cô Sophie tội nghiệp đó sao?
- Tôi không nghi ngờ ai cả. Tôi làm nghề nghiệp của tôi và tôi cũng cố gắng càng ít quấy rầy càng tốt. Tối hôm qua, bà đã nói với chúng tôi về Sophié Ricain với những lời lẽ có thể cho là không mấy thông cảm nhau giữa các vị.
- Tôi có cố che giấu chuyện đó đâu...
- Bà có đề cập đến một bữa tối ở đây, trong đêm bà đã bắt gặp cô ta trong vòng tay của chồng bà...
- Không chắc tôi đã nói đến chuyện đó... Đó là để chứng minh cho ông rằng cô ta đổ trách nhiệm cho tất cả mọi người, rằng đó không phải là một cô gái ngây thơ bé nhỏ hoặc người tình cuồng nhiệt của Francis như một số người hẳn đã mô tả với ông.
- Bà nghĩ đến ai vậy?
- Tôi không biết. Đàn ông có khuynh hướng buông thả cho những loại nũng nịu như vậy... Đối với phần đông những người mà chúng tôi thường qua lại, hẳn tôi được xem như một người đàn bà lạnh lùng, tham vọng, tính toán... Ông hãy thừa nhận thế đi!
- Không ai nói với tôi về bà bằng những lời lẽ đó!
- Tôi chắc chắn đó là điều họ nghĩ... Ngay một anh bồi bàn như Bob, người hẳn phải có kinh nghiệm hơn... Cô bé Sophie thì ngược lại, dịu đàng và cam chịu, trở thành một người tình khó lường... Hãy suy nghĩ từ chỗ đó... Tôi đã nói với ông sự thật...
- Carus có là tình nhân của cô ta không?
- Ai khẳng định như vậy?
- Bà đã nói với tôi là bà bất ngờ bắt gặp họ...
- Tôi đã nói rằng cô ta ngã vào vòng tay của ông ấy, rằng cô ta nỉ non khóc lóc để gợi lòng thương hại của ông ấy, nhưng tôi có khẳng định Carus là người tình của cô ta đâu.
- Những người khác đều nói thế cả, chẳng phải sao? Có đúng đó là điều tôi phải hiểu không?
- Ông hãy hỏi họ, rồi sẽ thấy họ có dám nói dối ông không...
- Còn Ricain thì sao?
- “Ông đặt tôi vào tình thế khó khăn... Không phải tôi có bổn phận đánh giá dứt khoát về những người mà chúng tôi gặp gỡ và họ không nhất thiết là bạn bè. Tôi đã nói với ông Ricain đã biết chuyện đó sao? Cũng có thể... Tôi không nhớ ra, tôi quen thói nói thẳng, do xung động nhất thời...
Carus mê mẩn gã thanh niên đó, ông ấy dự báo về một tương lai kỳ quặc... Còn tôi thì xem anh ta như một gã láu cá đóng vai nghệ sĩ... Ông hãy chọn lựa đi...”
Maigret đứng lên, rút tẩu thuốc từ trong túi ra.
- Đây là tất cả những gì tôi muốn hỏi bà. Mà này! Còn một câu hỏi nhỏ. Sophie đã mang thai, cách đây khoảng một năm.
- Tôi biết...
- Cô ấy đã nói với bà?
- Cô ta có thai hai hay ba tháng, tôi quên mất... Francis không muốn có con, vì lý do sự nghiệp của anh ta... Thế là cô ta đã hỏi tôi có biết một địa chỉ nào không... Người ta bảo cô ấy ở Thụy Sĩ, nhưng cô ta do dự tiến hành chuyến đi...
- Bà đã có thể giúp đỡ cô ta chứ?
- Tôi đã trả lời với cô ta là tôi không quen ai cả... Tôi không thiết tha với việc Carus và tôi đã bị lôi kéo vào một chuyện lôi thôi loại này...
- Cô ta cuối cùng như thế nào?
- Chắc là tốt, theo suy nghĩ của cô ta, bởi vì cô ta không còn đề cập đến chuyện đó nữa và cô ta đã không có đứa con nào...
- Xin cám ơn bà.
- Ông đã không ghé qua văn phòng của Carus à?
Maigert trả lời bằng một câu hỏi khác:
- Ông ấy không gọi điện thoại cho bà sao?
Như vậy chắc chắn chỉ một lần duy nhất người đàn bà trẻ này sẽ gọi đến đường Bassano.
- Cám ơn, Gaston! - Ông nói khi đi qua người gác cổng.
Trên vỉa hè, ông hít thở thật sâu.
- Nếu chuyện này kết thúc bằng một cuộc đối chất chung, điều đó hứa hẹn nhiều sóng gió.
Như để súc miệng, ông uống vang trắng ở bất kỳ tiệm nào đầu tiên mình bắt gặp. Ông thèm nó từ sáng sớm, từ đường Saint-Louis-en–I’lle, và bia của Carus không làm mất đi sự thèm muốn đó.
- Ở Quai, bé Lapointe ạ. Tôi tò mò muốn biết chúng ta sẽ gặp Francis trong tình trạng như thế nào.
Gã không có trong lồng kính, nơi người ta chỉ trông thấy một bà già đi theo bởi một gã còn rất trẻ có chiếc mũi gãy. Trong phòng làm việc của mình, ông gặp Janvier đang chỉ cho ông một gã Ricain đang nổi hung trên một chiếc ghế dựa.
- Tôi phải cho đưa anh ta vào đây, thưa sếp. Anh ta làm rùm beng trong hành lang, đòi nhân viên dẫn anh ta ngay lập tức đến chỗ ông giám đốc, đe dọa báo động cho cánh báo chí...
- Tôi có quyền! - Gã trẻ rền rỉ - Tôi chán ngấy bị đôi xử như một kẻ ngu đần hay một thằng bất lương... Vợ tôi bị giết còn tôi thì bị canh chừng, như thể tôi tìm cách lẩn trốn. Họ không để cho tôi một chút yên ổn và...
- Anh muốn một luật sư?
Francis nhìn ông qua đôi mắt, ngập ngừng, niềm thù hận chất chứa trong đôi đồng tử.
- Ông... ông...
Sự cuồng nộ khiến gã không tìm ra lời lẽ.
- Ông có vẻ nhân từ... Ông nên tự cảm phục ông tốt đến thế, kiên nhẫn đến thế, thông cảm đến thế... Tôi cũng tin như vậy. Hiện tại, tôi nhận thấy những gì người ta kể về ông là chuyện tầm phào.
Gã lồng lộn lên, những lời lẽ tuôn ra dồn dập, nói càng lúc càng nhanh hơn.
- “Ông đã trả công cho họ bao nhiêu, bọn nhà báo đó, để họ tâng bốc ông lên mây? Ngu đần tội nghiệp là cái thằng tôi... Khi tôi nhìn tên ông trong chiếc bóp, tôi nghĩ là mình đã được cứu thoát, rằng cuối cùng tôi đã gặp được người có thể hiểu biết...
Tôi đã gọi đến ông, bởi vì nếu không có cú điện thoại, ông đã không tìm được tôi. Tôi đã có thể, với số tiền của ông... Khi tôi nghĩ rằng thậm chí tôi không biết lấy cái gì để mua miếng ăn cho mình...
Kết quả, ông nhốt tôi vô một căn phòng khách sạn thảm hại. Với một thanh tra canh gác ở lề đường...
Rồi ông tống tôi vào cái bẫy chuột và người của ông thỉnh thoảng lại đến ngắm nghía tôi qua vách kiếng... Tôi tính ra không dưới một tá người đã chế giễu con người kỳ dị này như vậy...
Tất cả những cái đó chỉ vì vợ tôi đã bị giết chết trong lúc tôi vắng mặt và cảnh sát không có khả năng che chở cho công dân. Bởi vì tiếp theo, thay vì tìm kiếm kẻ phạm tội đích thực, họ lại đổ tội cho kẻ bị tình nghi được chỉ định, người chống gặp vận rủi đang điên dại...”
Maigret chậm chạp rít tẩu, đối điện với Francis hung tợn đang đứng đó khoa tay múa chân ở giữa phòng, nắm tay siết chặt.
- Anh xong chưa?
Ông hỏi và một giọng điềm tĩnh, không nóng nảy, không mỉa mai.
- Anh vẫn cứ muốn gọi một luật sư chứ?
- Tôi có thể tự mình bảo vệ... Hẳn đến lúc nào đó, ông sẽ nhận ra sai lầm của mình và phải thả tôi ra.
- Anh được tự do.
- Ông muốn nói gì?
Cơn sốt của gã đột ngột hạ xuống và gã đứng đó, hai tay đu đưa, nhìn viên cảnh sát trưởng với một vẻ hoài nghi.
- Anh luôn luôn tự do, anh biết rõ như vậy. Nếu tôi kiếm cho anh một chỗ trú ẩn hồi đêm qua, đó là vì anh không có tiền và tôi cho rằng anh không muốn ngủ ở phòng trọ đường Saint-Charles.
Maigert rút từ túi áo ra chiếc bóp, chính chiếc bóp mà Francis đã lấy trộm của ông trong khoảng đứng xe buýt. Ông lấy ra hai tờ mười francs.
- Đây là cái để ăn chút gì và trở lại khu phố Grenelle. Một trong những người bạn của anh hẳn sẽ cho anh mượn một chút tiền để dự phòng việc cấp bách. Tôi báo với anh là tôi đã gửi điện cho cha mẹ vợ của anh, ở Concarneau, và người cha chiều tối nay sẽ đến Paris. Tôi không biết ông ấy có tiếp xúc với anh không. Chính tôi cũng không nói chuyện điện thoại với ông ấy, nhưng dường như ông ta muốn đưa xác con gái mình về Bretagne.
Ricain không nói đến chuyện đi nữa. Gã cố gắng hiểu.
- Dĩ nhiên, anh là chồng và quyết định thuộc về anh.
- Ông khuyên tôi phải làm gì?
- Lễ tang tốn kém nhiều. Tôi không nghĩ là anh thường xuyên có thì giờ để đến nghĩa trang. Vậy thì nếu gia đình thiết tha đến chuyện đó...
- Tôi cần suy nghĩ lại...
Maigert mở cánh cửa của chiếc tủ âm vào tường của ông, nơi lúc nào ông cũng để dành một chai cognac và mấy chiếc ly, cẩn thận thường tỏ ra hữu ích.
Ông chỉ rót đầy một ly, đưa cho gã thanh niên.
- Uống chứ?
- Còn ông?
- Cám ơn.
Francis cạn một hơi ly cognac.
- Tại sao ông đưa rượu cho tôi uống?
- Để anh khỏe khoắn trở lại.
- Tôi nghĩ là mình phải đi theo?
- Không đâu! Miễn là anh cho tôi biết chỗ tôi có thể gặp được anh. Anh tính trở lại phố Saint - Charles chứ?
- Tôi sẽ đi đâu bây giờ?
- Một trong những thanh tra của tôi hiện đang có mặt ở đó. Mà này, tối hôm qua điện thoại ở phòng cho thuê reo lên hai lần. Viên thanh tra đã nhấc máy và cả hai lần, không nghe ai nói.
- Chuyện đó không thể là tôi, bởi vì...
- Tôi không hỏi có phải là anh không. Ai đã gọi đến căn phòng cho thuê. Ai đó có lẽ đã không đọc báo. Điều tôi tự hỏi là có phải người đàn ông hay người đàn bà đó chờ để nghe giọng nói của anh hay của vợ anh hay không mà thôi.
- Tôi không biết gì cả...
- Anh chưa bao giờ gặp chuyện nhấc máy điện thoại và chỉ nghe hơi thở mà thôi sao?
- Ông có ẩn ý gì?
- Giả sử người ta cho là anh vắng mặt, và họ muốn nói chuyện với Sophie.
- Rồi sao nữa? Như vậy họ đã kể với ông những gì, tất cả bọn mà ông đã hỏi han tôi hôm qua và sáng nay? Những chuyện xoi mói bẩn thỉu nào ông đã cố gắng để...
- Một câu hỏi, Francis.
Gã ta rùng mình, ngạc nhiên khi nghe gọi mình như thế.
- Anh ta đã làm gì, cách đây khoảng một năm khi anh biết được Sophie đã có thai?
- Cô ấy không bao giờ mang thai...
- Bản báo cáo y khoa đã đến chưa, Janvier?
- Nó đây, thưa sếp, Delaplanque vừa cho mang lại...
Maigret đọc lướt qua.
- Này! Anh sẽ thấy tôi chẳng khẳng định gì cả, tôi chỉ đơn giản đối chiếu với những xác nhận y khoa.
Ricain nhìn ông, lần nữa lại hung tợn.
- Nhưng là cái gì đây, lạy Chúa tôi, toàn bộ câu chuyện này? Tưởng chừng như ông quyết tâm làm cho tôi điên khùng... Khi thì người ta buộc tội tôi đã giết vợ mình và khi thì...
- Tôi chưa bao giờ buộc tội anh.
- Tất cả như là... Ông nói bóng gió... rồi để làm cho tôi trấn tĩnh.
Gã cầm cái ly đựng cognac hung bạo ném xuống sàn nhà.
- Tôi phải biết rõ hơn mọi mánh khóe của ông! Một phim hay là đây, đúng vậy... Nhưng Sở Cảnh sát Paris hẳn phải kỹ càng ngăn cấm. Như vậy, Sophie đã có thai cách đây một năm? Và tất nhiên vì chúng tôi không có con, tôi giả thiết rằng chúng tôi đã tìm tới một bà mụ phá thai... Như thế chứ gì?... Đó là lời buộc tội mới mẻ người ta tìm ra để chống lại tôi, thiếu khả năng bảo bọc một người khác chứ gì?
- Tôi không khẳng định rằng anh đã biết. Tôi tự hỏi anh là vợ anh có nói chuyện đó với anh hay không. Sự thực cô ấy đã tìm đến một người nào đó.
- Bởi vì chuyện đó liên quan đến người nào khác ngoài tôi, là chồng cô ấy?
- Cô ấy muốn tránh cho anh những điều phiền toái, có thể là một thảm kịch của lương tâm. Cô ấy nghĩ rằng một đứa con, trong tình hình sự nghiệp của anh sẽ là một thiệt hại cho anh.
- Thế rồi sao?
- Cô ấy thổ lộ với một trong những người bạn của anh.
- Là ai, mẹ kiếp?
- Carus.
- Hả? Ông muốn làm cho tôi tin rằng đó là của Carus...
- Ông ta đã khẳng định với tôi sáng nay. Nora xác nhận nửa giờ sau đó, nhưng với một chút khác biệt. Theo bà ta, Sophie không chỉ có một mình khi đề cặp đến chuyện sinh đẻ. Anh cũng ở đó, cả hai người.
- Bà ta nói láo...
- Điều đó có thể.
- Ông tin bà ta chứ?
- Vào lúc này, tôi không tin ai cả.
- Kể cả tôi nữa?
- Anh cũng không, Francis. Nhưng không phải vì thế anh không được tự do.
Và Maigret châm tẩu, ngồi trước bàn giấy của mình lật một tập hồ sơ.