rại tị nạn Godberg có tới sáu, bẩy chục phần trăm là người Việt. Có thể tìm thấy ở đây hầu hết người của các tỉnh đông dân trên xứ sở hình chữ S. Họ đều nộp đơn xin tị nạn chính trị, nhưng thực chất chẳng mấy ai có thể đưa ra bằng cớ xác đáng về lí do chính trị. Trong đơn xin tị nạn, các lời khai đều na ná giống nhau, như một kịch bản, mà kẻ đi trước có kinh nghiệm đã mách nước, “mớm cung” cho kẻ đến sau. Những kịch bản không bằng cơ vừa ngây ngô, vụn dại, vừa tức cười tới vô lí. Người ta cứ đinh ninh rằng, những người dân bình thường nước sở tại không hiểu nhiều về Việt Nam, thì bọn chính quyền, cán bộ của Sở ngoại kiều Đức cũng ngây ngô như vậy! Nhưng chục ngàn cây số bay, địa lí hai nước xa cách, ai mà sang tận Việt Nam để thẩm tra hàng vạn lời khai?! Giấy tờ gốc, chính thức về nhân thân, như chứng minh thư hay hộ chiếu được huỷ đi, hoặc giấu nhẹm ở đâu đó, rồi phịa ra một cái tên giả, địa chỉ giả nốt. Theo họ, làm như vậy, có lẽ: bố chúng nó cũng không biết đâu mà lần! Ô hô, thế là chớp nhoáng, một con người cụ thể, có tên, có xuất xứ, thôn quán, phường xã,v.v… đều bị tự chính tay họ xoá hết dấu vết, trở thành kẻ vô tăm tích!Song Sở ngoại kiều thực sự có ngu không? Thời đại thông tin toàn cầu, các đường truyền tin tiện dụng, nhanh như điện. Một điều nữa, kẻ tị nạn không lường thấy là, nước Đức trước nguy cơ thiệt hại lớn về tài chính, không thể tiếp tục mở toang cánh cửa, như thời “với mọi giá cho người phía Đông chạy sang phía Tây”. Chính sách khôn khéo của thời chiến tranh lạnh chợt lỗi thời! “Đã tới lúc phải tỉnh táo, áp dụng chính sách mới phù hợp với thực tế”, chính quyền Liên bang nhận ra, chi phí cho kẻ tị nạn quá tốn kém. Người ta nắm chắc tình hình Việt Nam hơn người tị nạn ngây ngô lầm tưởng! Họ biết thừa trong mọi lời khai có bao nhiêu phần là sự thật; hiểu kĩ mọi sự bịa tạc, dựng đứng, nhằm tạo nên chân dung giả, để có lí do tị nạn theo luật pháp, của cả những kẻ láu cá nhất. Ngay cả vài câu hỏi tâm lí của mấy tay nom có vẻ dễ dãi ở phòng thẩm vấn, tưởng là lăng nhăng, tưởng là vớ vẩn, cũng đủ dẫn “kẻ cần được làm rõ” bộc lộ ra cái đuôi dối trá! Song chả hơi đâu mà đôi co, vạch vòi đen trắng, trước một người đang hy vọng! Thường là cánh thẩm tra tủm tỉm cười rồi hạ câu cuối cùng kết thúc một buổi nói chuyện khơi khới: “Vâng, chúng tôi ghi nhận! Xin ông (bà) kiên trì chờ đợi phán xét của Toà án liên bang!” Đó là câu nói cuối cùng, rất lịch sự, tràn trề hy vọng, dành cho mọi đối tượng tới từ một xử xở gần 40 năm với 4 cuộc chiến đẫm máu, đang chuyển mình sang kinh tế thị trường với cả thành công và thất bại.Như vậy, ở Sở ngoại kiều, suy cho cùng, người ta đều biết tỏng thực chất lí do xin cư trú của người Việt đều là vấn đề cơm áo gạo tiền, chứ chẳng có nguyên nhân nào khác. Họ cũng biết tỏng, sự mong muốn thoát khỏi cảnh đói nghèo đã đẩy bao người Việt tới đây bằng giá đắt, với nhiều con đường khác nhau. Kẻ từ Việt Nam tựa cơ du lịch châu Âu để đến thăm người thân cũng “lui lại” với gia đình. Đại đa số là Thợ khách hay đám bộ đội kiếm ăn tại Nga và các vùng Đông Âu dạt trôi, tứ tán mãi, nay tràn sang, đọng xuống xứ Đức. Mộng làm giầu ở nước người, qua những truyền thuyết của đám Thợ khách – Hợp tác lao động thời Đông Đức ở lại, kiếm tiền nhanh như bắt được của, khi hỗn quân hỗn quan, lúc bức tường Berlin vừa sập, khiến người ta bị hút tới đây bằng nhiều giá.Lao động từ các nước quanh Đức tới còn đỡ tốn kém. Khoản chi phí để vượt biên giới chỉ dăm trăm USD, chứ ai lặn lội từ quê nhà sang, đã bán cả nhà cả cửa, hay vay nợ nặng lãi, để có hai ba chục ngàn đô làm lộ phí cho chuyến đi, thì thật sống dở chết dở. Nhất là khi tới trạm, chỉ cần ba bốn ngày nếm mùi cấm trại, trợ cấp nhỏ giọt nửa tháng một lần, nhận phiếu ăn thay tiền mặt, sẽ biết thực chất giấc mơ hôm nay, việc kiếm ăn tại Đức chẳng thể chộp giật như thời tranh tối tranh sáng nữa. Còn đâu cơ hội kiếm đô-la như móc túi lấy mùi xoa. Tan mộng làm giầu nơi thiên đường khi nhà cửa ở quê chẳng còn, khi quay lại Việt Nam cũng cần ít ra hơn ngàn USD, xấp xỉ cả ngàn Euru để mua vé máy bay, thì quả thật là: đi mắc núi, về lại mắc sông!Nằm lại! Nhắm mắt nằm lại trong trại, dù hắt hiu chờ đợi! Goldberg hoá ra nơi quần tụ một đống người, đủ mọi thành phần. Tất nhiên dân tộc nào chẳng vậy, cứ ba người hợp lại một góc trời nào đó, là có thể mang theo hầu hết tập tục sống của sắc tộc ấy rồi. Đám người Viết sống ở đây có khi lên tới cả trăm người, thì rõ là Goldberg hệt như một cái làng Việt được dinh cả sang châu Âu, dinh theo mọi thói ăn nếp ở đi ở trọ xứ người… Ban đầu người dân sở tại cũng thương họ lắm. Việt Nam, trong hiểu biết xưa nay của nhiều người Tây Đức, vẫn là xứ xở khốn khổ triền miên vì chiến tranh! Phải cưu mang các dân tộc khác bị khốn nạn bởi chiến tranh, vốn như là quy phạm đạo lí, đạo đức của một đất nước, mà cả dân tộc đều thấm nhuần sự đau khổ, khi đã trải qua hai cuộc Thứ chiến đẫm máu. Thấm thía lắm chứ, khi sau hai chiến cuộc, họ là kẻ thua trận. Đầu tiên, sự quan tâm ấy thuộc về các bà, các cô người bản địa. Người mẹ bất kì sắc tộc nào chẳng giầu lòng nhân ái, mà người mẹ Đức thì đã hai lần tiễn con đi chết trận, lại từng ăn đói mặc rét trong băng giá, trong tủi hờn, trong những tháng năm hồ hôi đầm đìa đổ trên xuống đống gạch vụn, kiên trì xây lại cả thành phố, thì làm sao giờ đây có thể vô cảm trước những con người tới từ xứ sở đã trải qua bao năm khốn khó vì chiến cuộc? Hai từ Việt Nam vang lên trong các cuộc biểu tình chống lại sự tàn bạo của nước Mỹ hôm nào, giờ trở thành dư âm xót xa gắn liền với hai từ tị nạn!Song chỉ được một thời gian ngắn, sau sự quan sát, nhìn nhận đám dân trại Goldberg, người sở tại dù giầu lòng vị tha, dù đã sống trong một xã hội văn minh đến mấy, bắt đầu thay đổi nhận thức. Qua tiếp xúc, qua báo chí, qua dự luận, người ta bắt đầu giảm thiểu lòng trắc ẩn dành cho đám ngụ cư. Điều ấy chẳng ai muốn, vì ở đất nước này, mọi biểu hiện có tính kì thị chủng tộc vốn được những người tiến bộ coi là một tội ác, là vi phạm luật pháp.Có hai ba điều Sở ngoại kiều thành phố rất bức bối, đó là cách ăn ở thiếu vệ sinh, thiếu nề nếp của trại viên. Người ta thực khó chịu mỗi khi kiểm tra nơi ăn nghỉ của các trại viên. Công nhan Công ty vệ sinh người bản địa, mỗi khi lái xe tới trại thu rác đã mất hết cả kiên nhẫn khi phải tiếp xúc với rác thải của người Việt. Có nói mãi cũng như nước đổ đầu vịt, khi việc phân loại rác rưởi đã có quy phạm, đã đánh màu từng thùng rác rõ ràng, cũng trở lên bất lực, vì cái tiện tay quăng rác của trại viên. Mấy người dân có nhà vườn, nhà nghỉ quanh trại đều muốn điên lên, không thể hiểu nổi. Sự bực tức đến mức giữa đêm phải nhấc máy, ca cẩm với cảnh sát, khi vô phúc ngày họ về nhà nghỉ, gặp phải đúng dịp sinh nhật hay hội hè của đám người hiểu sự tự do cá nhân là không bao giờ có giới hạn. Nhạc mở vỡ loa, tiếng hò la chúc rượu bấp chấp thời gian. Bất chấp đã tới giờ không được làm ồn, ảnh hưởng giấc ngủ của người khác. Cảnh sát cũng bó tay, sau dăm lần chạy xe bật đèn nhấp nháy, hú còi đến nhắc nhở. Kể cả biện pháp phạt vi cảnh cũng vô hiệu, khó mà lay chuyển được đám người coi trời là vung, coi luật pháp là thứ vớ vẩn chẳng cần biết của nước sở tại. Làm quái gì được họ, khi mà luật pháp Đức lại có điều khoản quy định bệnh vực kẻ thu nhập thấp. Thu nhập của trại viên đã được Sở Ngoại kiều và sở Tài Chính tính toán chi li tới từng chi tiết, để con người phải được sống mức tối thiểu nhất! Vậy là không còn khoản nào dư ra, thì cùng lắm, nếu bị phạt, mỗi tháng chỉ trừ được có 10 đồng thì đến bao giờ mới đủ số tiền nộp phạt. Vậy là câu cửa miệng: Ăn nhằm gì! Der ist mir egal – Mặc mẹ nó! Chả sợ bố con thằng nào! Đại loại như vậy, và họ bấp chấp tất cả. Phạt nữa vẫn chứng nào tật ấy. Cái thứ ở trọ, ở nhờ, ăn đợ, trong tâm lí chớp nhoáng kiếm tí rồi phắn, dường như thường trực trong nếp sống của những kẻ không hề biết một câu tiếng Đức để nhìn nhận luật pháp sở tại, sinh ra trăm ngàn chuyện nhiêu khê khác nữa!Đã sinh hoạt làng xóm thì sinh sự lắm. Nó tách biệt hẳn với cách sống của những người bản địa – một đất nước mà hành vi cá nhân trong quan hệ cộng đồng luôn theo luật pháp, đất nước của nôi sinh triết học, của tinh thần kỉ luật và đồng đội chạm phải một sắc tộc khá lạ, khu người Việt Goldberg, đúng như một hòn đảo nhỏ, cô độc giữa châu Âu. Khép kín! Đấy là nhận xét cay đắng, gọn lỏn sau bao nhiêu năm nghiên cứu về cộng đồng người Việt của một chương trình phát trên kênh truyền hình lớn ZDF. Có thể chính vì lường được ở tập tục các nhóm dân có tính cá biệt như thế, mà Sở ngoại kiều đã tán thành phương án xây dựng trại biệt lập giữa nơi xa trung tâm!?Thực ra những người Việt có chút ít tự trọng cũng tự thấy không ổn. Nhưng khốn nỗi, sự bằng vai phải lứa, bất kể gốc tích, tuổi tác của đám người buôn luôn cần có kẻ cầm đầu mà lại không có kử cầm đầu, dẫn tới tình trạng chẳng ai nói được ai. Chỉ tới khi dân thành phố bàng hoàng khi trông thấy cảnh sát còng tay một loạt người Việt bán thuốc lá lậu, treo tay họ lên hàng rào mắt cáo quây hội chợ, cho hàng trăm người Đức đi chợ qua cũng tự thấy xấu hổ, đã phản bội cảnh sát ngay tắp lự, mới làm dăm kẻ trong trại, quanh thành phố giật mình, thấy như chính mình bị sỉ nhục. Chuyện thật đau lòng khi ai đó thuật lại cảnh cánh buôn lậu bị bắt mấy chục tút thuốc lá ở chợ trời bán đồ cũ. Đám đàn bà con gái tiếc của, sợ bị giam, bị thu hết tiền com cóp bấy nay, đã chắp tay vái như tế sao tay cảnh sát, trẻ như con cháu họ. Có gì đâu, một câu tiếng Đức không biết, lạy nó chắc nó tha! Họ nghĩ vậy! Khốn nạn, đám cảnh sát ngố chả hiểu nếp tẻ ra sao! Cái xứ này, vốn chẳng đứa nào phải lạy đứa nào, cứ pháp luật mà chơi! Nay thấy người ta cứ chắp tay, điệu bộ như vậy, thì ai mà hiểu được! Ngài cảnh sát trẻ đâm ngơ ngác, bàng hoàng không biết xử lí sao cho đúng.Rồi một dạo, cả thành phố xôn xao về những câu chuyện kinh hồn mà báo chí, truyền thông Đức tung lên màn hình với cụm từ bể máu – Blutbad – của đám người Việt pử Đông Berlin. Trời ạ, một đêm chém giết, bắn hạ sáu mạng người! Máu chảy từ tầng tư, đọng bầm tím từng mảng, từng cục, bám đầy tay vịn, bê bết xuống tận cầu thang tầng trệt. Rồi tới cuộc bắn nhau, giữa thanh niên bạch nhật, sau vụ thanh trừng, gây nên cái chết một ông trùm, có cái tên rất hiền lành, mơ mộng: Mây Phệ. Báo thuật lại, đạn bay veo véo, nổ chí chát giữa ban ngày ban mặt, ở khu nhà móng ngựa Rihn, nơi quần tụ cả ngàn người Việ! Cảnh tượng y như phim bạo lực Mỹ! Kinh khủng nữa là chuyện, chỉ vì muốn chiếm đoạt vẻn vẹn 5.000 Euro, hai kẻ lạ mặt xông vào một tiệm ăn, nửa đêm giết tuốt cả Tàu lẫn Việt. Sự kiện một tay người Việt trong một đêm dùng kiếm rửa hận, chém phăng vợ cũ và cả em rể lẫn em vợ trước mặt hai đứa con của gã, ngay cạnh vùng Goldberg, làm đám dân sở tại rùng mình, sởn tóc gáy… Tất cả, bao nhiêu là tai ương, bao nhiêu là hình ảnh xấu xí, bắt đầu làm dân sở tại nhìn đám người trong trại với con mắt hoàn toàn khác những buổi đầu. Lại nữa, có một ngày, báo địa phương đưa tin, ngay trong thành phố, một người Việt, trong bốn năm liền câu trộm hết sạch cá trong hồ công viên. “Nó câu thản nhiên như là ao nhà của nó mà cấm kẻ nào phát hiện!?” Dân chúng sở tại cười vào mũi đám cảnh sát, cười vào tụi Trật tự quản lí đô thị là lũ ăn bám vô dụng. Rõ ràng là cảnh sát đã đi tuần tra liên tục, đám quản lý trật tự đô, thị thuộc quận, thành phố cũng đi tua thường xuyên, thế mà tất cả như mù, để một thời gian dài, nơi nuôi cá công viên cho trẻ ranh ném bánh tiêu khiển, bị một tay nhỏ thó câu cho bằng hết. Kẻ câu trộm ranh ma ấy không tha bọn cá, từ loại nặng ba, bốn năm cân tới loại hơn yến! Hắn, một tay sinh ra trên cánh đồng chiêm nào đó ở Việt Nam có biệt tài, sát cá. “Câu cá không có cần! Chỉ với một cuộn cước quấn trong ống bơ giấu ở tay áo khoác?! “Hắn khai: “Câu nhập nhoạng tối, có hôm cả tới nửa đêm. Chở cá bằng xe đạp về trại, xả khúc, bán cho đám đồng hương quanh thành phố. Trúng mánh, được con cả yến thì cho vào tải đi các vùng xa hơn tiêu thụ.Sau này, với bè bạn, đồng hương, hắn nói thêm: “Cá tây to xác, khoẻ như voi. Có con ròng mãi cả hai ba tiếng, nhưng ngờ nghệch lắm. Sao nó ranh như tớ được!” Đến cá mú cũng vận dụng được về độ tinh ranh vặt vãnh!Đấy là những chuyện báo chí nói tới. Dân sở tại đâu biết hết trăm thứ bà rằn khác xảy ra như cơm bữa trong trại. Như Frau Graumann, nhân viên vệ sinh trại chứng kiến, thì báo chí mới đụng tới bề nổi của đám cư trú. May mà bà già này ít ngồi đôi mách lẻo! Nếu không, chắc dân thành phố còn kinh ngạc và bất ngờ hơn nữa và, biết đâu nếu tường hết, họ, những kẻ thích chuyện tếu của Azit Nesin sẽ hứng khởi chi tiền cho một ai đó trong trại, viết hẳn một pho sách, kiểu lão Bá Dương Trung Hoa đã viết để… cười mũi vào lũ quản lý thành phố!?Nhưng xem ra, Godberg còn đỡ phức tạp hơn các khu đông dân Việt ở phía Đông Đức, nơi đại đa phần là đám Hợp tác lao động. Bởi tại đó, khi có giấy tờ chính thức cư trú sẽ được hợp pháp hành nghề và khi mật độ người Việt phía Đông tập trung cao hơn, cuộc sống tất đa dạng hơn, lắm chuyện hơn các khu trại, đa phần chỉ đông đúc vào ngày phát tiền và ngày Lễ.Nói về đa sự ở trại, Godberg không khác gì tình trạng ở các trại khác của người Việt trên toàn nước Đức. Khu tắm giặt và nấu ăn vào những chiều thứ Hai bao giờ cũng là nơi buôn chuyện của “bọn rách việc”. Cũng không lạ, cánh làm chui, rửa bát trong các tiệm ăn Tầu, Việt chỉ có một ngày nghỉ duy nhất trong tháng, để trở về trại lấy tiền trợ cấp hay phiếu mua thực phẩm. Cánh buôn thuốc lá lậu, bạ ngày nào nghỉ ngày đó, thường không có ngày nghỉ, để tranh thủ nhanh nhanh mà đào vàng, cũng vì ngày phát tiền mà về trại vào dịp này. Hôm nay, họ tụ bạ ở khu bếp nấu nướng, tranh thủ tắm giặt, một dịp truyền tai nhau tin tức, đòng đưa chuyện khắp nơi.Tuần này, Quyên và Dũng là chủ để của những kẻ rỗi hơi ở khu bếp. Đặc biệt về đứa trẻ nay mai sẽ sinh ra. Nhất là khi Dũng vốn được coi là đứa con dị bào của cái làng nhỏ này. Điều đó cũng lạ gì đâu, bởi vì cũng có hôm, trong một cuộc cãi vã ở tiệc rượu chỉ mặt Dũng, nói chậm rãi, gằn từng tiếng, toạc thẳng vào mặt anh: “Mày, một thằng, ông chả ra ông, thằng chả ra thằng. Tiến sĩ là cục c.! Đừng có nhâng nhâng học vị ở cái xứ này. Đây nhé, tao bảo cho mà biết, tất tần tật sang đây, già trẻ đều gọi là anh. Trí thức, nông dân, học giả, nhà thơ… tuốt tuồn tuột đi rửa bát, đi dọn chuồng bò, đi thu hái hoa quả, rau dưa, chớp tiền vụ thu hoạch; đi xẻ thịt trong các nhà lạnh, đi buôn lậu thuốc, hay buôn buôn, bán bán ngày ngày trên vỉa hè… Hê hê, tất cả như nhau, thì khác quái gì ông”. Cái câu nói ấy, từ miệng một kẻ cũng sang Nga một đợt với anh, chỉ lấy bằng đại học, rồi nhập vào đám lang thangh ở lại chạy hàng cho các “ốp”. Bảo anh ta đứt gánh giữa đường cũng không phải, mà con buôn thì cũng không. Sang Đức thất nghiệp, cũng không có vốn đi buôn, cùng một trại cả đấy mà sao hai người như mặt trăng với mặt trời? Người ta bảo, họ có gì ân oán với nhau từ Nga. Nhưng có kẻ lại nói, có quái gì đâu, lão Dũng vẫn nuôi hy vọng, sang bên này với bằng tiến sĩ, có ngày được Đức nó sử dụng, thì tay kia chọc chơi thôi. Chơi thôi, cái “sự chơi” khi lời nói đọi máu vốn là quan niệm của Dũng, quan niệm của một người xuất thân trong gia đình chỉ tựa vào học hành mà tiến thân, làm anh suy nghĩ, đau đớn trằn trọc mấy đêm. Nó hệt như ngọn roi tẩm đẫm thuốc độc, lạnh lùng, tàn nhẫn quất thẳng vào trái tim anh. Nhưng nó lại là một câu nói trắng phớ, phơi bày một sự thật hiển nhiên, mà bản thân Dũng cũng tự nhận ra khi lạc loài ngay chính giữa đám đồng hơn của mình. Sau bữa ấy, anh càng cảm thấy mình trở nên cô đơn hơn và sự tự xa cách, tách rời, mau chóng đẩy anh trở thành đối tượng cho vài kẻ dỗi hơi đàm tiếu.Đám đàn bà, con gái lại có đề tài khác. Trước một người tên Quyên đẹp bất ngờ, bất ngờ về trại họ có hai phương cách bảo vệ chồng hay bồ. Phải rồi, ai mà dửng dưng được, khi nhận ra sự đe doạ của một người phụ nữ có sắc đẹp đến mê hồn, làm chính những kẻ cùng giới cũng phải công nhận: đàn bà đẹp đến như Quyên là cùng. Phương sách thứ nhất nhằm tổ chức ngoại giao phòng ngự, họ tìm cách gần gũi làm thân, xun xoe nịnh bợ. Cách thứ hai làm ngược lại. Họ tìm ngay một chỗ yếu nhất để hạ bệ, bôi bẩn, hạ nhục, sao cho hoen ố họ về mọi mặt, từ dáng điệu, hình thể, đến nước da và khuôn mặt. Trong trường hợp của Quyên, họ chọn cách thứ hai. Bởi “cái bụng phưỡn” như cái rổ úp, không thể che dấu được kia, là một bằng chứng cụ thể, hiển nhiên của một loài đĩ không thể nào chối cãi. Tất nhiên, hàng ngày Dũng nghe thấy những lời xì xào về vợ mình. Tất nhiên, Quyên cũng thấy nhiều ánh mắt, lắm bãi nước bọt và cả bao nụ cười mỉa mai, khinh bỉ của cánh đàn bà trong trại đuổi theo cô hàng ngày.Những câu thì thào, đủ to, để đuổi theo cô như: “Nom thế mà đĩ”!, hay “Giống này, lắc l. ra, chắc chắn rơi ra một ổ c…” Có bận, có đứa không thèm nhìn cô bâng quơ nói: “Sướng nhỉ! Nó chơi chán rồi thả ra với cái bụng ễnh lên”. Kẻ bặm trợn, chuyên dựng đứng, nói thản nhiên như đinh đóng cột: “Con này, chuyên làm sa-lon di động cho các đại gia bên Nga, quen rồi. Giống má tốt cái, xa chồng thế, chịu thế đếch nào được, phải tẩn! Quen mùi mà. Lạ gì!”. Đứa tỏ ra ăn nói có văn hoa, cười cười bảo: “L.nó, gió trời”.Với Dũng, đám đàn bà lại có những lời khác. “Tò vò mà nuôi con nhện, ngày sau nó lớn nó quện nhau đi”, “Đẹp chó gì. Đồ đĩ rạc đĩ rài”, “Có vợ mà đéo biết dạy. Đồ ngu!” Những câu đại loại như vậy, thi nhau bay tới tai Dũng, làm ngọn lửa bực tức, hằn học trong anh như được đổ thêm dầu.Thực ra với Quyên, khi nghe những lời như vậy, cô đau lòng lắm. Nhưng con người ta, chịu mãi sự hạ nhục, cũng phải tìm ra một lối thoát! Vả lại, cái thai trong Quyên từng ngày lớn dần lên, cụng cựa nhiều hơn, sẽ như một sức mạnh huyền bí luôn mách cô nhẫn nhục. Nó giúp Quyên có nghị lực sống, cố bỏ ngoài tai những câu xỏ xiên của mấy người đàn bà ưỡn ẹo đánh mông dọc hành lang mỗi tối. Cô cố lờ đi những cái nhìn thóc mách, khinh bỉ sau lưng. Nhưng dù sao Quyên vẫn là đàn bà và khi cô tránh được, vượt qua được sự nhỏ nhen hẹp hòi của đám đông, lại rơi vào trạng thái khác, trạng thái cảm giác cô độc hơn bao giờ hết. Điều ấy thật đáng sợ, khi trong phòng chỉ có mình cô, bao quanh cô là bốn bức tường trắng toát và, cái thai cũng ngủ, không cụng quậy, hình như không muốn trò chuyện cùng mẹ.Có một hôm, không hiểu sao cô nhớ tới chuyện khi còn ở Việt Nam, có một người không dưng khen cái tên Quyên của cô sao đẹp thế và hỏi, vì sao cô có cái tên ấy. Thoạt nghe, cô chỉ ầm ừ cho qua chuyện, song sau bữa ấy cô đã để tâm tìm hiểu ý nghĩa cái tên của mình. Cô tra từ điển và biết dăm điều về nguồn gốc tên cô. Quyên có thể là tên một loài hoa, hoa đỗ quyên với màu huyết dụ, trắng, phớt hồng, v.v… Dầu có màu gì nó vẫn toát lên vẻ bình thản, sang trọng, cao quý trong nhóm hoa của ông ngoại cô. Còn có loài chim tên Quyên, nó còn có tên là tử quy, hay chim cuốc, lại là giống chim có một lịch sử đau đớn. “Chim tử quy bay trên phương Nam, ngoảnh đầu về Bắc kêu cuốc cuốc!” Mẹ cô đọc một câu văn ở đâu đó cho cô. Khi còn trẻ, cô chỉ nghĩ mình như hoa đỗ quyên. Còn bây giờ, nhớ lại, cô cảm giác, có lẽ tên loài hoa ấy chẳng ứng vào thân phận mình. Cô là con chim cuốc, đen đủi, chân hồng, đang lẩn trong lũ gà nhà?!Những lúc như thế, cô nhớ mẹ vô cùng. Có đêm, cô mơ thấy cái ngõ nhỏ nhà cô. Cô mơ thấy cả khu vườn của bà nội ở ngoại thành. Nhớ cái vườn nưng nức, ăm ắp hương ổi chín trong những chiều sau cơn mưa mùa hạ. Cô nhớ những đám roi mầu trắng và hồng. Sát tường sau là ba cây khế. Giời ạ, có trưa nóng tới mấy, mỗi lần ra đó, nhìn những túm quả xanh lúc lỉu, chợt mát cả mặt, chẳng thấy khó chịu dù thời khí đang oi. Cô nhớ cả đám hoa chậu, mà sớm nào cha cô khi còn sống, cũng ra tưới tắm trên ban công. Mùi mộc, loài hoa li ti trắng bạch lẫn vào giữa đám lá xanh mươn mướt, thơm mát, thanh bạch. Mùi ngâu dịu dàng thoang thoảng, toả ra khi hoa đang độ, từng chùm lấm tấm chín vàng. Những mùa cây như vậy cho không gian của cả phòng cô trở nên tinh khiết lạ thường. Có đêm, cô còn mơ thấy mình đi giữa những ngôi nhà liêu xiêu, chân tường ẩm và mốc. Nhìn thấy những đám rêu mọc nơi gốc cây bàng lớn trước nhà. Tán lá bàng xanh xanh, nõn biết, tạo nên một khoảnh mát khá rộng cho đám trẻ con quanh nhà tụ tập giữa đầu hè oi nóng, đón chờ cơn mưa mùa hạ nổi bong bóng, trên cái sân chung lát gạch vuông gan gà. Có lần cô lại mơ thấy thời cô còn là sinh viên. Thấy cô đi bộ trên dãy phố. Cô gõ guốc sơn then lanh canh trên những viên gạch hồng lát hè đường, chạy vào dưới một ban công trú mưa với đứa bạn trai. Cô biết, có đứa trong đó thầm kín yêu cô. Mưa thành phố khi đó chợt ào tới dữ dội hơn. Phơi phới trên mặt đường nhựa sạch bong một màu bụi nước li ti, trắng xoá. Trong tiếng động của mưa vỗ trên các tàn lá, gõ lên các mái nhà và đường phố khi đã trút đi hết cát bụim rác rưởi, trở nên đen bóng, sạch sẽ – cô nghe thấy có tiếng ngân nga, ngân nga của bản đồng ca mưa thành phố quen thuộc tự bao giờ… Tỉnh giấc, cô thấy buồn vô tận và sau đó thường trằn trọc tới tận sáng.Sẩm tối đầu tuần, người gác trại đột ngột gọi: cô có điện thoại. Quyên ra khỏi phòng không đầy hai phút. Dũng hỏi, ai gọi cho cô đấy? Quyên yên lặng một lát. Cô không phải là loại người dối trá. Cô ngập ngừng. “Thằng Hùng gọi đến phải không?” Dũng dồn hỏi. Đôi mắt anh đầy nghi ngờ. “Không! Bạn anh ấy gọi! Anh ta báo cho em, anh Hùng đã hồi tỉnh, nhưng một chân bị giập nát, khéo phải cắt”. “Trời ơi! Hoá ra cô yêu thương nó. Cô vẫn tơ tưởng tới nó và mong chờ nó!“Nói hết lời ấy, Dũng tự thấy đau nhói, anh như con thú bị thương, lồng lộn đi lại trong phòng. Trong đầu anh khi đó, lòng ghen tuông làm hiện lên rõ hình ảnh thằng đàn ông, mà anh nào đâu rõ mặt, giằng xé, âu yếm sờ mó, vuốt ve Quyên. Anh tưởng tượng thấy bầu vú của Quyên bị bàn tay thô thiển ấy bóp nặn, vuốt ve, mút mát. Anh thấy cả âm hộ của vợ anh, đám lông như mun, đen ngun ngún, mượt tốt như hoa cỏ mùa xuân, cái miện đỏ tươi mà anh thường hôn hit, bị bộ râu quai nón và cái khuôn mặt có hàm bạch ra chà xát. Khốn nạn, không hiểu sao anh cứ nghĩ “cái thằng chó” mới thoáng gặp ở đêm đưa đường hôm ấy có cái khuôn mặt đểu cáng rõ tới thế. Sự tưởng tượng càng rõ, càng làm anh đau đớn và căm thù ngùn ngụt. Nhưng nó thì ở xa! Vả lại giờ có gặp nhau, anh cũng tự biết, chẳng làm gì được nó, khi chúng, lũ người ấy là “bọn thảo khấu thứ thiệt”. Anh nhìn Quyên, sao có thứ người trơ tráo đến thế bên anh! “Đồ đĩ! Cô đúng là con đĩ!” Dũng gào lên.Con người ta, khi ghen tuông, nóng giận dễ thường phải quay lại thời thú mang hình người. Dũng bây giờ giống như một tinh tinh đực, tâng tâng lồng lộn khắp phòng.Anh đập phá cho tan nát tất cả, dầu vật dụng trong phòng chả nhiều nhặn gì. Những tiếng vỡ của mấy cái cốc, cái bình thuỷ tinh đựng nước, tiếng drap và gối bị xé, cốc chén ném vào kính, và tơ lông gia cầm nhồi trong chiếc gối tung ra, bay bừa bãi… đủ làm Quyên hoảng sợ. “Cút, xéo khỏi nơi đây!” Dũng thét lên.Quyên bàng không sao kể xiết. Dũng đẩy sấp ngửa Quyên ra khỏi phòng: “Đồ đĩ! Đồ đĩ! Cút ngay!“Đó là một đêm không có tuyết nhưng rất lạnh. Trời thăm thẳm cao và tím. Quyên vội vã chạy trên hành lang bước ra ngoài nhà và ngửa mặt lên trời. Bầu trời mùa đông lấp lánh ức vạn ngôi sao như giễu cợt thân phận của cô. Cô bỗng ngào kêu nấc lên: “Mẹ ơi!“Quyên ngước mắt nhìn trời thăm thẳm tím ngắt khi ấy. Cô như thấy khuôn mặt của mẹ trên cao thăm thẳm hiện ra nhìn cô không nói. Nhưng cô không thể bay về với mẹ. Cô im lặng đau đớn tới mức tưởng như không thể đau đớn hơn giữa trời khuya, bên cạnh rặng hồng có những bông hoa hết vụ đã tã tượi. Mới sớm nay thôi, cô ngao ngán khi nhìn thấy những cánh hồng mỏng theo gió la đà rụng xuống mặt đất. Những cánh hồng rụng xuống, nhìn thoáng như những vệt máu hồng loang lổ phẩy trên nền đất xám, còn cố thả vào không gian mùi hương không bao giờ lẫn vào mùi hương của các loài hoa tầm thường khác.