Bà Kiều gắp thức ăn vào chén con dâu. Bà mỉm cười, nụ cười đầy thương yêu:– Mấy ngày lo cưới xin, con có vẻ sút đi đấy Trúc. Ráng ăn nhiều một chút.San Trúc nhỏ nhẹ:– Dạ thưa mẹ con biết tự lo cho mình mà.Bà Kiều nhìn con trai:– Con tính đi hưởng tuần trăng mật ở đâu chưa?Vĩ Khang cười nhẹ, anh nhìn vợ, dịu giọng:– Công ty đang vào những ngày cuối năm, hàng hóa lu bù, lại thêm mấy hợp đồng ký với Nga và Pháp, phải hoàn thành trước giáng sinh, với lại qua tuần, San Trúc cũng phải nhập học, nên tụi con bàn nhau, hoãn đợt du lịch lại mẹ ạ.Ba mẹ nên đi chơi vài tháng cho thoải mái. Nghỉ hè, vợ chồng con đi cũng được.Bà Kiều kêu lên:– Khang à! Con tính thế mà nghe được à? Gia đình mình làm ăn mấy chục năm, tiền làm được là muốn con cái sung sướng. Cha mẹ chỉ có hai anh em con, đời người, duy nhất một lần cưới vợ. Điều kiện sẵn trong tay, con phải đưa vợ con đi hưởng tuần trăng mật theo đúng phong tục tập quán. Công ty còn có ba, bốn phó tổng giám đốc, còn trợ lý nữa... ai cũng đủ năng lực thay con điều hành công ty. Con nhất định không được lý do với mẹ.Vĩ Khang nhăn nhó:– Mẹ! Con đâu phải không thích đi.Bà Kiều lườm dài:– Vậy thì hãy thu xếp công việc. Ngày mốt tốt ngày, hai đứa nên đi chơi, đừng để vợ con chịu thiệt thòi và thiên hạ, họ nghĩ ba mẹ keo kiệt với con cái chứ.San Trúc nhỏ nhẹ:– Thưa mẹ, tuần sau con đã nhập học, đi như thế, con sợ không được thong thả.Bà Kiều chậm rãi:– Mẹ sẽ xin phép giùm con, dù biết con thừa sức tự lo liệu. Năm nay, con học năm thứ ba, học lực của con xuất sắc, vì thế ban giám hiệu chắc chắn không hẹp hòi với con đâu. Nhưng đi chơi về, con phải học bù đấy.San Trúc không dám cãi lời mẹ chồng, cô đành cuời trừ:– Con nghe lời dạy bảo của mẹ ạ.Vân Khánh chép miệng:– Uổng ghê! Giá anh Hai chịu cưới sớm hai tuần trước, em được đi ké rồi.Chán thật!Bà Kiếu nạt đùa:– Ôi trời! Con gái lớn rồi, nói năng gì vô duyên vậy con. Người ta đi hưởng tuần trăng mật, cô đi theo làm kỳ đà cản mũi à. Thích thì nói thằng Kiên cưới luôn cho mẹ yên tâm.Vân Khánh cong môi:– Ba coi kìa! Chưa gì mẹ đã bênh chị dâu, muốn đuổi con khỏi nhà. Ba thấy tội nghiệp con không ba.Ông Việt cười sảng khoái:– Ai biểu con lanh chanh. Mẹ con được con dâu, nhất định còn thích ngồi vào ghế bà nội nữa đó. Con không muốn đeo gông vô cổ sớm, thì đừng ham theo chân anh Hai con.Cả nhà cười vui vẻ. San Trúc dè dặt:– Mẹ ơi! Chuyện này, mẹ cho con nợ thêm thời gian nữa nghen mẹ. Con đang đi học nếu có con bây giờ, con phải bỏ dở việc học hành, rồi tụi bạn chọc ghẹo con, con muốn học xong đã. Mẹ đồng ý nghen mẹ?Bà Kiều cười cười:– Chuyện con cái, tùy vợ chồng con bàn tính, mẹ không ép buộc ngay. Điều mẹ mong là vợ chồng con ăn ở sao cbo hạnh phúc, thuận thảo, biết vun vén gia đình và sự nghiệp gia đình phải mỗi ngày mỗi phát đạt.– Con sẽ cố gắng, thưa mẹ!Vợ chồng bà Kiều cười rạng rỡ. Vân Khánh mỗi lúc mỗi phát hiện ra, chị Trúc thật khác xa đứa bạn thân của Khánh.Buổi chiều, ba mẹ Mỹ Hạnh sang tận nhà Vĩ Khang để mời Trúc tới dự sinh nhật Mỹ Hạnh. Họ sợ vừa cưới xong, gia đình nhà chồng sẽ không cho San Trúc đi.Bà Kiều vui vẻ đồng ý để Khang đưa San Trúc qua nhà bé Hạnh. San Trúc không trang điểm, cô chọn bộ đầm trang nhã nhất mà chính tay bà Kiều mua cho cô. Ngắm mình trong gương, Trúc thầm khen bà mẹ chồng mình có mắt thẩm mỹ quá tuyệt vời.Vĩ Khang cũng nói:– Em mặc bộ này, hợp và đẹp lắm.San Trúc cười:– Là mẹ và cô Khánh mua cho em đấy.Vĩ Khang thích thú:– Mẹ tự tay mua đồ cho em, chứng tỏ mẹ thích em lắm đó. Trong nhà này, em được mẹ thương, nghĩa là em được tất cả mọi người thương rồi. Anh bị ra rìa mất thôi.San Trúc cong môi:– Trời đất! Chồng gì lại đi ghen ty với vợ nhỉ?Vĩ Khang nheo mắt:– Chịu thừa nhận rồi đấy nhé. Nhưng đêm tân hôn, anh vẫn chưa được yêu em. Bao giờ thì trả nợ anh đây?Đỏ bừng mặt Trúc la nhỏ:– Anh giữ cái miệng vừa thôi. Coi chừng em xù nợ và cho anh nằm chèo queo luôn đó.Vĩ Khang so vai:– Anh cho em nợ đến ngày đi... du lịch, nhớ phải trả gấp ba lần đó vợ.San Trúc so vai không trả lời. Ông bà Kiều ngồi coi tivi dưới phòng khách.Nghe vợ chồng Khang chào, bà Kiều nhìn con dâu, bà tỏ vẻ vui ra mặt khi thấy Trúc mặc bộ đồ bà mua cho. Điều đó chứng tỏ San Trúc kính trọng bà, chứ không lù xù như mấy đứa con dâu của chị Tư bà. Tiếng là có đến ba đứa con dầu, nhưng chả đứa nào biết nấu một bữa cơm cho ra hồn. Bà đã thử tài San Trúc hôm ra nhà cô.Con nhà nghèo, nên việc bếp núc, cơm nước, chị em Trúc làm gọn hơ, cơm canh nấu rất ngon miệng. Mai mốt Trúc thi đậu, bà sẽ nói Vĩ Khang mở nhà thuốc. Lúc ấy, thử coi ai dám chê con dâu của bà chứ.Bà dặn con trai:– Đừng có uống nhiều nghen Khang, kẻo say rồi chạy xe không nổi đó.Khang cười:– Mẹ đừng lo, con xỉn thì đã có vợ con làm tài xế Bà la nhỏ:– Mẹ không có đùa nha. Con Trúc ốm nhom, làm sao chở nổi một thằng say chứ?– Mẹ à? Cả ngày nay mẹ luôn hạ nốc-ao con, mẹ thương con dâu quá rồi.Bà Kiều chỉ cười nhìn theo vợ chồng Khang, ánh mắt bà lấp lánh niềm vui.Vĩ Khang chở Trúc đến thẳng nhà bé Hạnh. Hình như hôm nay Mỹ Hạnh mời hầu hết bạn bè của nó. Vừa thấy San Trúc và Khang, bé Hạnh đã chạy ngay đến, cầm tay Trúc, kéo đến chiếc bàn có bày chiếc bánh sinh nhật rất to.– Bé Hạnh, từ từ kẻo té! San Trúc nhăn nhăn.Tiếng một người bạn của Mỹ Hạnh réo rắt:– Nhỏ Hạnh này kỳ ghê, tự nhiên lôi một mình cô giáo, để bạn cô giáo đi một mình là sao hè.Mỹ Hạnh le lưỡi:– Mi thử kết bạn coi, chú của ta có chịu nói chuyện với mi không?San Trúc được ngồi trước chiếc bàn sinh nhật và phụ Mỹ Hạnh thắp nến.Chẳng biết con bé quảng cáo những gì về cô giáo của nó mà bọn trẻ nhao nhao nói:– Đề nghị chị bác sĩ tương lai hát mở màn một bài tặng Mỹ Hạnh đi.– Cô giáo hát hay lắm! Nhỏ Hạnh đúng là hên nhất lớp. Cô giáo vừa đẹp, vừa hát hay, còn biết dạy cho Hạnh trở thành học sinh giỏi nữa. Hát cho tụi em nghe ké đi, cô giáo.San Trúc hơi lúng túng. Dù ở trường, cô luôn tham gia các công tác xã hội, việc đứng trước đám đông để phát biểu, Trúc đã quen thuộc. Vậy mà bây giờ, cô vẫn thấy khớp thế nào ấy. Cô không thể từ chối, đành thỡ dài nói:– Các bạn trẻ, hôm nay nhân dịp sinh nhật thứ 17 của Mỹ Hạnh, tôi muốn gởi đến cô học trò nhỏ của riêng tôi một bài hát về mái trường. Nói trước nhé, nếu tôi hát không hay, xin mọi ngườì đừng chê nhé.San Trúc khẽ nhìn lại phía sau. Vĩ Khang hình như đã quên mất cô. Anh đang hào hứng nói chuyện với ba Mỹ Hạnh, và mọi người tự tách cô khỏi thế giới người lớn bộn bề của họ.Bàn của Khang ngồi đều là bạn bè của ba mẹ Mỹ Hạnh, họ uống bia, chứ không như bàn dành cho bọn trẻ chỉ uống toàn nước ngọt.San Trúc cất giọng hát thật dịu dàng:“ Hôm nào tôi trở về thăm trường cũ Trường cũ còn đây tường mái rêu mờ Bên Hiên hằng giờ tìm những bạn xưa May ra có còn đôi đứa,sống yên vui với đời học trò...”.Giọng ca của Trúc vang lên, bàn tiệc dành cho ba mẹ của Mỹ Hạnh tiếng cười nói chợt lắng xuống.Mẹ bé Hạnh xuýt xoa:– Không ngờ San Trúc hát hay thế. Chú đúng là có phước đấy Khang, tự nhiên cưới được cô vợ được cả người lẫn nết.– Giọng cổ ngọt thật! Khang này, sao không cho cô ấy đi thi hát. Giọng ca này nếu được trau chuốt đúng, đảm bảo hốt bạc.Vĩ Khang cười cười:– Thú thật là đến hôm nay, em mới biết vợ mình hát hay đấy chứ. Khổ nỗí, ba mẹ em không bao giờ đồng ý cho con cái theo nghiệp cầm ca.San Trúc hát xong, bị bọn trẻ lao nhao đòi cô hát thêm. San Trúc so vai:– Hẹn các bạn nhỏ trong một dịp khác nhé. Lẽ ra, giờ này chị đã ngủ rồi, vì chị rất mệt. Nhưng sinh nhật bé Hạnh, chị không thể không thể không tới, góp vui vậy là đủ rồi. Mỹ Hạnh cắt bánh sinh nhật đi.Vừa nghe tới từ “ăn” bọn nhỏ ngay lập tức quên luônyêu cầu của mình. Một buổi sinh nhật vô cùng vui vẻ và ý nghĩa đối với Trúc, Chỉ một lát, bọn trẻ bắt đầu vui vẻ với những trò chơi tự nghĩ ra, và họ cũng dễ dàng quên Trúc ngay.Lúc này,Vĩ Khang đến bên cô, anh hỏi nhỏ:– Em mệt không Trúc, muốn về bây giờ không?San Trúc gật đầu:– Em buồn ngủ lắm rồi, nhưng khó mà bé Hạnh chịu cho em về.– Để anh nói với nó.Trúc băn khoăn:– Như thế có khiến bé Hạnh buồn không?– Anh nghĩ nó đủ lớn để biết thông cảm cho người khác.Dứt lời, Vĩ Khang đi tới chỗ Mỹ Hạnh. Anh kéo Mỹ Hạnh ra một góc và thì thầm rất lâu. Mới đầu, Trúc thấy bé Hạnh phản đối khá mạnh. Nhưng một lúc sau, con bé tìm đến chỗ Trúc, mặt nó ỉu xìu.– Chị Trúc! Em xin lỗi. Tại em quên việc chị vừa đám cưới. Em ước gì tối nay được ngủ bên chị, nghe chị kể chuyện, nhưng ý định này của em đã không thể thực hiện.San Trúc mỉm cười:– Chị hứa không bỏ em trong năm học cuối cấp này. Lúc ấy, chị em mình sẽ gặp nhau thường xuyên, vậy là trúng ý em hả nhóc.Mỹ Hạnh cười tươi:– Chị nói chứ em chưa dám ý kiến ý cò nghen chị. Em không làm phiền anh chị nữa. Chúc anh chị có những ngày trăng mật như ý.Vĩ Khang đưa San Trúc về nhà. Cô mệt đến mức chỉ kịp chào ba mẹ chồng một câu, rồi lên phòng ngay. Vĩ Khang nghe mẹ dặn dò vài việc, khi anh lên phòng, San Trúc đã ngủ mê mệt.Nhìn vợ, Vĩ Khang khẽ cười. Cô còn quá thơ ngây khi bước vào cuộc sống vợ chồng. Mẹ anh nói đúng. Anh không thể không đưa Trúc đi hưỡng tuần trăng mật. Hình dung vẻ mặt cô ngơ ngác, lo lắng sợ đối diện với chính tình yêu ngọt ngào của mình, Khang lại cười. Anh nhất định giữ cho cô vẻ ngây thơ thánh thiện này cho đến ngày cô nhận bằng tốt nghiệp đại học.San Trúc không dám cãi lời cha mẹ chồng, cô phải cùng Khang đi du lịch thôi. Bà Kiều một hai bắt Khang đưa Trúc qua Singapore để vợ con biết nước ngoài một lần, và thiên hạ không nghĩ rằng gia đình chúng ta keo kiệt, chẳng dám cho con ra nước ngoài hưởng tuần trăng mật. Mẹ chồng nói vậy, San Trúc tuy nghèo, vẫn hiểu, du lịch nước ngoài bây giờ là mốt của người giàu. San Trúc phải năn nỉ mãi, cuối cùng cha mẹ chồng đành nhượng bộ để Khang đưa vợ đi Đà Lạt.Trước khi xe chuyển bánh,mẹ chồng cô còn căn dặn:– Lúc về, nhớ về nhớ ghé thăm ba mẹ San Trúc nghe Khang. Đúng phong tục, là con phải “ lại mặt gia đình vợ sau khi cưới đó.Vì xa xôi nên anh chị ấy bỏ qua. Bây giờ tiện đường hai đứa nhất định ghé nhà, nghe không.San Trúc thầm cám ơn mẹ chồng vừa tâm lý,vừa không khinh khi gia đình mình.Xe lên Bảo Lộc, San Trúc nhìn ra bên đường, cô reo lên:– Cảnh đẹp quá hả anh Khang.Vĩ Khang choàng tay qua eo vợ, anh cười:– Em đi Đà Lạt lần nào chưa?– Chưa.– Em vô Sài Gòn học, chỉ biết đường từ nhà đến trường hay sao?– Chứ em đâu có thời gian rãnh như người khác, em còn phải tìm việc làm thêm nữa.Cô nói một câu thật dài,vẻ mặt buồn hiu. Khang nhận ra vẻ vô tâm của mình, anh vội giả lả:– Ừ hén, tại anh quên,chứ không phải anh có ý gì khác đâu.– Em biết.Vĩ Khang nhìn Trúc:– Lần này đi Đà Lạt, anh nhất định đưa anh đi hết mọi nơi.– Đà Lạt rộng lắm, một tuần không đủ thời gian đi nhiều đâu. Em chỉ thích được cưỡi ngựa, được vô Thung Lũng Tình Yêu, ngắm thác Cam Ly. Bao nhiêu đó đủ rồi.Vĩ Khang chỉ cười. Anh biết Trúc đang nghĩ gì. Một cô sinh viên đang phải chật vật từng ngày lo cơm áo gạo tiền, bỗng chốc cầm trong tay cả cộc tiền với lời dặn dò của mẹ chồng:“ Con thích mua gì, hãy mua cho thoải mái. Ba mẹ muốn con vui vẻ. Con đừng bận tâm đến tiền bạc nhiều, nhớ nhé Trúc!”.Anh dám chắc San Trúc đang tính trong đầu bao nhiêu con số và giả thuyết...Gío mát và đường xa ru dần Trúc vào giấc ngủ.Xe vào địa phận Đà Lạt, Chú Hà hỏi Khang:– Cậu chủ về thẳng nhà hay còn muốn ghé đâu nữa ạ?Vĩ Khang chậm rãi:– Chú lái xe về nhà luôn đi. Chú cũng mệt rồi. Những ngày vợ chồng tôi ở đây, chú cũng thoải mái nghỉ xả hơi đi, để tôi tự lái xe lấy.Chú Hà do dự:– Như thế tôi ngại ông bà chủ biết...Khang cười:– Biết thì ba mẹ tôi trừ lương chú à? Chú đừng lo. Tôi biết chú có người bà con trên này, và con gái chú đang học đại học Đà Lạt. Chú cứ về bên nhà bà con nghĩ ngơi. Khi nào cần tôi sẽ gọi chú.Ông Hà cảm động trước sự quan tâm của cậu chủ. Ông lái xe về ngôi biệt thự của gia đình Vĩ Khang. Gọi là mua nhà nghỉ, song ông bà Kiều đi mua căn nhà gần trung tâm thành phố. Căn nhà được sửa sang theo kiểu nhà thành phố bây giờ. Một năm, gia đình ông bà chủ chỉ lên nghỉ vào dịp hè và những ngày lễ lớn. Ngày thường, căn nhà được giao cho một người bà con của ông chủ trông coi.Vì mặt tiền quá đẹp và rộng, dì mười đã xin phép ông bà chủ mở cửa hàng trái cây, hoa và đồ lưu niệm. Nhờ đó, dì Mười không nhận tiền công của ông bà chủ mà vẫn sống sung túc.Xe vừa dừng bánh, Vĩ Khang lay vai Trúc:– Dậy đi em, tới Đà Lạt rồi!San Trúc dụi mắt, cô nhìn quanh. Đường phố và những dãy nhà cao tầng, đẹp hơn cả Sài Gòn, bởi có rất nhiều cây cao bóng mát.Cô ngồi thẳng dậy:– Anh thuê phòng khách sạn hả? Tìm chỗ ở bình dân thôi anh. Đang mùa hè, thuê phòng đẹp đắt lắm đó.Vĩ Khang cười:– Xuống xe đi em. Đây là nhà mình, không phải khách sạn.San Trúc ngơ ngẩn:– Nhà mình? Anh có nhà trên này thật hả?Vĩ Khang gật đầu:– Là của ba má. Anh cũng như em thôi, đã là ra tiền bao nhiêu đâu mà mua nhà đẹp.San Trúc xuống xe, cô nghe người phụ nữ trạc tuổi mẹ cô, nói bằng giọng cung kính:– Thưa, cô cậu mới lên. Cô đi đường xa chắc là mệt lắm. Mời cô cậu vô nhà!Tôi đã dọn dẹp phòng sạch sẽ để chờ cô cậu ạ.Bà ta mau mắn thêm:– Cô chủ đẹp ghê hả cậu hai?Vĩ Khang cười cười nói với Trúc:– Dì ấy tên Mai, nhưng gia đình anh quen gọi dì ấy theo thứ tự là dì Mười.Đó là cháu gọi ba bằng “ông trẻ”. Hôm đám cưới dì không về nhưgng có gói quà tặng chúng ta. Căn nhà này, ba mẹ giao cho dì coi giữ.San Trúc từ tốn:– Cháu chào dì!Bà Mười kêu nhỏ:– Cô chủ đừng chào tôi. Cô chủ vô nhà, để đồ tôi xách lên phòng giùm cô cậu.San Trúc nói:– Cháu biết dì Mười nghĩ gì. Nhưng cháu nhỏ tuổi, dì cứ để cháu tự nhiên, đừng thưa gởi này nọ, cháu không quen.Vĩ Khang tủm tỉm:– Vợ tôi đã nói vậy, dì Mười cứ tự nhiên theo kiểu con cháu trong nhà nhé.San Trúc nhìn căn phòng được trang trí gần giống phòng của vợ chồng cô ở Sài Gòn. Cô biết tất cả đều do mẹ chồng cô sắp xếp trước.Khẽ kéo rèm cửa, Trúc nhìn xuống đường. Ai bảo đây là “thành phố buồn”.nhỉ? Những con đường rộng thênh thang tấp nập bóng người và xe cộ.San Truc nghe Khang nói phía sau:– Em tắm cho khỏe. Dọc đường em không ăn gì chắc đói bụng rồi, để anh kêu dì Mười mau chút đồ an cho em ăn nhé.San Trúc nhỏ nhẹ:– Cửa hàng đang đông khách, anh để dì ấy bán hàng. Em chưa muốn ăn, chỉ thèm ngủ thôi.Khang trợn mắt:– Ngủ dọc đường chưa đã mắt hả vợ?– Người ta nói "ăn được ngủ được là tiên". Anh không thích vợ mình thành tiên hả?Vĩ Khang phì cười bởi giọng lí lắc của cô.– Anh người trần mắt thịt, không cần vợ tiên, mất công canh chừng vợ. Mệt lắm!– Sao phải canh chừng nhỉ?– Không canh, vợ bay lên trời thì sao?San Trúc cười ngặt nghẽo. Những lúc này, Vĩ Khang có vẻ thật thà hơn.Trúc tắm xong, quay xuống nhà, cô lăng xăng phụ bà Mười gói đồ.Bà Mười cản cô:– Cô chủ mệt hãy tranh thủ chợp mắt một lúc, tối còn đi dạo. Cô làm, tôi bị la đó.San Trúc cười cười:– Cháu ngủ suốt dọc đường rồi. Cháu thích làm việc hơn nằm một chỗ. Anh Khang không la dì đâu, cháu đảm bảo mà.Bà Mười chép miệng:– Chậc! Dù cậu chủ không la, tôi cũng không thể để cô làm việc này, Kỳ lắm cô ơi.San Trúc so vai:– Ở Sài Gòn, cháu còn đi bán quần áo "xôn", bán hàng tiếp thị, mình tự nuôi mình, có xin ai đâu mà kỳ hả dì.Bà Mười tròn môi:– Cô chủ nói thiệt hả?San Trúc gật đầu hạ giọng:– Trước khi lấy chồng, cháu còn vất vả hơn dì đấy, Anh Khang đâu rồi dì?– Cậu chủ nói ra ngoài mua đồ ăn, cũng đi lâu rồi, sao chưa về nhỉ?– Chắc, gặp người quen ảnh đứng nói chuyện cũng có dì ạ.Dứt câu, San Trúc vô tư lấy đồ trên tủ cho bà khách ngoại quốc. Cô hỏi thẳng bà ta bằng tiếng Anh, nên không bị cảnh giơ tay giơ chân làm hiệu.Bà Mười thích mê cách nói năng dịu dàng của Trúc. Cửa hàng của bà lúc nào khách cũng đông. Giá như bà có được một người phụ bán, rành rẽ tiếng Anh như cô chủ đây, ắt quầy hàng của bà đông gấp mấy lần những quầy khác.Trong lúc San Trúc liên tục bán hàng và gói đồ giùm bà Mười, thì Vĩ Khang đang gặp “đại họa”.Khang biết Trúc thích ăn bún riêu, nên anh phải đi qua chợ tìm mua cho cô.Xách trên tay bịch xốp đựng bún, Khang băng qua đường.Anh không nhìn đường, nên vô tình anh đâm nhầm vào một người.– Ui da, nóng quá à...Tiếng kêu cất lên, kèm theo câu mắng xối xả:– Này, anh kia! Bộ vợ anh ở nhà sắp đẻ hay sao mà anh đi như ma đuổi thế.Cái của quý gì để lên người tôi vừa nóng vừa hôi thế hả trời.Vĩ Khang ngán ngẩm nhìn chiếc bịch xốp bị cô gái đè lên. Chắc bể hết bịch nước dung rồi.Anh đâm gắt ẩu:– Mắm tôm không hôi thì thơm với ai.Cô gái ré lên:– Anh nói sao? Bịch đựng mắm tôm à? Tiêu đời tôi rồi. Anh đền tôi đi.Cô gái chỏi tay ngồi dậy, miệng léo nhéo:– Người ta đi sinh nhật bạn. Bây giờ bị anh để nhằm vô người mắm tôm, có cho vàng, tôi cũng đâu dám nhìn mặt ai trong trang phục xác xơ, thảm hại này.Vĩ Khang cau mày. Cô gái nói giọng miền Nam và nghe rất quen. Vĩ Khang vội nhìn xoáy vào mặt cô gái, đúng lúc cô gái cũng hậm hực dành cho anh, tia mắt đầy giận dữ.Họ cùng kêu lên kinh ngạc:– Vĩ Khang!– Sao lại là em, hả Thiên Kim?Thiên Kim chớp mắt:– Em không nằm mơ, phải không anh Khang?Vĩ Khang nhìn Kim, bối rối:– Anh xin lỗi. Anh vô lý quá.Thiên Kim nhăn nhó:– Anh mua mắm tôm chi vậy? Hôi quá à!– Bây giờ phải làm sao đây?Vĩ Khang hỏi:– Em ở khách sạn hả? Xa không? Để anh kêu xe.Thiên Kim lắc đầu:– Ba mẹ em mới xây căn nhà bên khu du lịch Thác Cam Ly.– Xa vậy à? Em đi cùng ba mẹ hả?– Không, em rủ Hoàng Vân đi chung. Ở Sài Gòn, em sợ mình chịu không nổi vì quá buồn. Em lên đây chiều quá. Còn anh, chắc là vi vu hưởng tuần trăng mật, đúng không? Ủa!– Trúc ở nhà. Để anh kêu xe ôm cho em nhé.Thiên Kim nhìn xuống trang phục của mình ngán ngẩm:– Còn cách khác sao anh. Nhưng ông trời cho chúng ta gặp nhau trên này, nghĩa là giữa anh và Kim có mối nhân duyên với nhau. Em muốn anh hứa với em một việc.Nôn nóng vì nghĩ đến Trúc đang chờ ở nhà Khang nói:– Việc gì thế Kim?Thiên Kim cắn môi:– Anh sẽ đi dạo với em một lần ở đây như mấy năm trước có Vân Khánh vậy. Được không anh?Vĩ Khang gật bừa:– Được chứ. Anh lúc nào cũng coi em như Vân Khánh mà.Dứt lời, Khang vẫy một chiếc Honđa ôm cho Kim về.Thiên Kim nói nhanh:– Nhưng hôm ấy, chỉ có anh và em thôi nhé.Vĩ Khang im lặng. Sự đòi hỏi của Thiên Kim không làm anh khó chịu. Anh đơn giản nghĩ, cô ta thích là một lẽ, còn anh, anh nhất định không giấu vợ anh chuyện gì. Anh muốn mọi việc rõ ràng, minh bạch.Thiên Kim nghĩ cô ta quay được Khang, là cô ta đã quá tự tin vào bản thân.Khang liếc đồng hồ tay. Anh cuống lên khi thấy mình ra ngoài đã gần một giờ.San Trúc chắc đã ngủ rồi. Dù sao anh cũng muốn mua đồ ăn cho vợ.Anh lưỡng lự một chút rồi đi về phía quán phở. Anh mua cho Trúc tô phở bò tái. Cô đang ốm thế kia, anh phải tận dụng thời gian này, ép cô ăn và ngủ. Vì câu nói "ăn được ngủ được là tiên" rõ ràng là chuẩn xác đối với Trúc.Vĩ Khang ngạc nhiên trước quầy hàng của dì Mười, khách mua hàng khá đông. Và San Trúc đang hăm hở, cân những trái dâu đỏ sậm chín mọng cho khách. Bờ môi cô luôn đọng nụ cười tươi rói.Bà Mười khẽ hích tay San Trúc:– Cô chủ! Cô chủ để tôi bán.San Trúc kêu lên:– Dì lạ thật! Khách đông thế này, một mình dì bán, không mất hàng mới lạ đó. Dì sợ phải trả công cho tôi à?Bà Mười bối rối:– Là... cậu chủ về.San Trúc ngẩng đầu nhìn ra đường, cô bĩu môi khi thấy Khang đứng nhìn cô bằng ánh mắt thích thú.Cô vung tay:– Anh! Còn không chịu vô phụ em. Anh không thấy người ta bán không kịp sao.Bà Mười cuống quít:– Cô chủ! Cô nghĩ tay vào nhà đi cô. Cậu chủ, ai làm mấy việc cỏn con này chứ.San Trúc bỏ ngoài tai câu nói của bà Mười, cô hét:– Mau, phụ em bỏ đồ vào bịch coi.Vĩ Khang tìm chỗ đặt bịch phở. Anh nhanh nhẹn lấy bịch, bỏ trái cây vô trước ánh mắt ngỡ ngàng của bà Mười.Khách vắng, Khang rùn vai:– Bây giờ em nghỉ tay, vô ăn phở, kẻo nguội mất đó.San Trúc lẩm bẩm:– Cao cấp nữa rồi. Anh tính vỗ béo em theo “toa” của mẹ chắc.Vĩ Khang bật cười:– Anh mua bún riêu cho em kìa, vì biết em thích ăn món bình dân này.San Trúc gật đầu:– Đúngvậy! Nhưng sao anh nghĩ một đàng làm một nẻo vậy?Vĩ Khang nhăn mặt:– Anh có mua đấy chứ, nhưng anh quá vội nên đụng vào người ta, rớt đồ hết trơn hết trọi.San Trúc kêu nhỏ:– Sao anh lại bất cẩn như thế chứ, em đâu muốn anh trỡ thành vụng về trước thiên hạ kiểu ấy. Ba mẹ biết được sẽ nghĩ gì về em chứ?Vĩ Khang mỉm cười:– Chuyện nhỏ thôi mà. Bây giờ em mau ăn đi, muốn nói gì, lát ăn xong rồi nói.Bà Mười đã nhanh nhẹn trút phở sang tô. Mùi thơm của hành bốc hơi thơm đến mũi.San Trúc không thể thờ ơ, cô cầm đũa và nhăn nhó:– Phần của anh đâu, Khang?– Lúc ở trên xe, anh ăn bánh mì thịt nguội với chú Hà rồi. Em ngủ nên không thấy thôi. Bụng anh còn đầy nhóc à.San Trúc lắc đầu:– Em chỉ ăn khi tô phở này san ra làm hai. Anh một nửa, em một nửa.San Trúc có vẻ nghiêm túc khi nói điều này. Vĩ Khang nhăn nhó:– Anh không đói thật mà.– Nãy giờ em có kêu đói hay sao? Anh vẫn ép em ăn đấy thôi.Bà Mười từ tốn:– Cô đã nói vậy, cậu ăn cùng cô cho vui. Người ăn người nhìn, nó thế nào đó cậu ơi.Khang hết cách từ chối. San Trúc khen:– Phở ngon đâu thua Sài Gòn hả anh?Khang cười:– Dạo này, du khách đổ về thành phố sương mù nhiều, vì thế, các nhà hang quán ăn cũng tuyển chọn cho quán của mình những đầu bếp có tay nghề cao.Ngày mai, anh sẽ cho em nếm đủ các món ăn cả ba miền Bắc, Trung, Nam.San Trúc so vai:– Đừng biến em thành con heo được vỗ béo. Em thích dáng người mẫu của em hơn là phải trở thành chiếc thùng phuy quá sớm.Bà Mười không giấu được tiếng cười dù cố nén, vẫn bị òa vỡ.Lại có khách đến mua hàng. SanTrúc tỉnh bơ nuốt vội những cọng phở, rồi đứng lên.Vĩ Khang cản bà Mười:– Dì để vợ tôi phụ dì. Cô ấy không làm dì thất vọng đâu.Bà Mười nhìn đồng hồ:– Nếu vậy, tôi đành phải nhờ cô cậu bán hết hàng, từ mai tôi sẽ nghỉ lo cơm nước cho cô cậu.San Trúc định phản đối, nhưng cô phải trả lời câu hỏi của khách hàng, và bà Mười nhanh chân đi xuống bếp. Bà thầm khen cô chủ tài giỏi, thật khéo khi mời chào khách hàng. Hèn gì ông bà chủ đồng ý chọn cô là con dâu, cho cậu con trai duy nhất của mình. Ông bà chủ thật có phước.Vĩ Khang nhìn San Trúc, anh nhẹ giọng:– Em sao thế? Thay đồ và đi ngủ chứ? Khuya rồi, đừng đi tới đi lui nữa.San Trúc cắn môi:– Em ngủ ở đây luôn hả?Vĩ Khang ngẩn người:– Mấy hôm nay, chẳng phải chúng ta vẫn ngủ chung hay sao. Vợ chồng cơ mà.San Trúc cắn cắn móng tay:– Ở nhà khác, ở đây khác.– Khác thế nào?Trúc khổ sở:– Ở nhà có ba mẹ, anh không dám ăn hiếp em. Còn bây giờ... anh nhất định vượt quy định.– Quy định gì hả Trúc? Sao anh không biết?– Vì tin tưởng ở anh, em chỉ giao ước miệng với anh thôi. Là... chưa được...yêu em nhiều, để biến em thành đàn bà trước khi em kịp lấy bằng đại học.Vĩ Khang bật cười:– Trời đất! Không đúng. Đám cưới của chúng ta đâu phải bị ép buộc. Anh yêu em, đồng ý lấy em. Đêm tân hôn người ta đã là một rồi đó, vậy mà em còn bắt anh “mỡ treo miệng mèo", em không thương anh hả Trúc?San Trúc chớp mắt:– Anh đã hứa cho em thời gian, anh không được nuốt lời. Dù bây giờ trên danh nghĩa đi hưởng tuần trăng mật, nhưng em chưa yêu anh nhiều. Em chỉ mới cảm giác về anh chút ít. Em muốn khi chúng ta là một, cả hai phải thật sự yêu thương nhau, tôn trọng nhau. Em ghét sự chiếm đoạt lắm, anh hiểu không?Vĩ Khang buồn xo:– Không cho anh cả việc hôn em nữa sao?San Trúc cong môi:– Hôn thì đươc. Trăm cái cũng được.Vĩ Khang kéo Trúc vào lòng:– Chiếc lá nhỏ của anh, anh hứa chỉ ôm em ngủ thôi. Anh không vượt quá điều đó khi em chưa muốn. Khí hậu Đà Lạt đêm lạnh chứ không nóng như ban ngày. Anh muốn được ủ ấm em, ủ ấm dần tình yêu trong em. Vậy nhé Trúc!San Trúc gật đầu. Cô nhắm mắt và chờ đợi Vĩ Khang nâng mặt cô lên. Anh nhẹ nhàng hôn lên trán cô, nụ hôn trượt trên bờ mi cong run run đang giấu đôi mắt nai ngơ ngác tròn xoe. Nụ hôn dừng lại trên bờ môi xinh ngọt ngào. San Trúc đón nụ hôn của chồng bằng tình cảm cô đang khát khao, khám phá chứ không đơn thuần như cô che giấu.Đêm, trên thành phố tình yêu, Trúc nằm trong lòng Khang ngủ ngon lành. Ở Sài Gòn, mới ba đêm làm vợ, nhưng cánh cửa phòng vừa khép lại, chiếc giường lại được phần chia ranh giới nhẹ nhàng bằng hai chiếc gối ôm chắn giữa. Trúc yêu Khang, điều đó là chắc chắn, chứ không phải hời hợt như cô nói với anh.Duy nhất một nỗi ám ảnh, cô sợ có con sớm, cô phải nghỉ học. Niềm đam mê khám phá tìm tòi những cây thuốc Nam trong thiên nhiên vẫn đầy ắp trong cô.San Trúc khát khao giờ phút được mặc áo blouse trắng, bắt mạch, hốt thuốc cho bệnh nhân. Đêm nào cô cũng mơ mình đang lang thang trong rừng tìm cây thuốc quý.Quen dậy sớm từ nhỏ, nên Trúc luôn thức giấc trước Khang. Nhẹ nhàng, khéo léo, cô trườn khỏi lòng Khang.Bà Mười đang lau chùi phòng khách. Bà kêu lên khi thấy cô.– Cô Hai! Còn sớm lắm, cô dậy làm chi. Bên ngoài trời đầy sương mù, cô chưa quen khí hậu, dầm sương cũng cảm phong hàn đó cô.San Trúc cười nhẹ:– Cháu muốn chạy bộ, dì ạ. Chả lẽ vì sương mù nên người Đà Lạt không có thói quen chạy bộ buổi sáng sớm hả dì?Bà Mười từ tốn:– Cái đó tôi không thấy. Sáng nào, mọi người cũng thường chạy bộ ngoài công viên. Tôi đi chợ gặp hoài hà.Bà Mười ngập ngừng:– Cô chủ... không phải cô muốn ra ngoài chứ?– Người ta ra được, chả lẽ cháu thì không?– Vậy cô chủ chờ tôi một chút nhé.– Dì tính chạy cùng cháu hả?Bà Mười thật thà:– Tôi đi tới đi lui mỗi ngày hàng trăm lượt, tối đến, đầu gối muốn long khỏi chân, cần gì chạy bộ hả cô. Là tôi kêu cậu chủ dậy, chạy bộ cùng cô.San Trúc lắc đầu:– Dì để ảnh ngủ, cháu tự chạy một mình, không có vấn đề gì xảy ra đâu.Dứt câu San Trúc mở cửa bước ra. Bà Mười bất lực nhìn theo. Cô chủ thật tinh nghịch vui vẻ không kiêu kỳ phách lối.Bà Mười thấy tự tin, thoải mái trước vợ chồng cậu chủ hơn. Nhưng mà... Bà ngẩn người. Bộ đồ cô chủ...San Trúc hơi lưỡng lự một chút, cô quyết định chạy ra công viên theo sự quan sát của cô hồi chiều qua, khi cô đứng trên lầu.Sương mù nhiều đến mức, cô không nhìn rõ được người trườc mặt mình.May mắn, Trúc không gặp sự rủi ro nào trên đường. "Nổ" cho oai với bà Mười chứ ở Sài Gòn, Trúc có khi nào chạy bộ đâu. Thời gian học, hán hàng, và dạy kèm chiếm hết mười bốn, mười lăm giờ trong ngày, đến khi cô được rảnh ngồi vào bàn học, thì gân cốt toàn than đã rệu rã, làm gì còn rảnh rang chạy bộ hay tập thể dục chứ.Chạy một vòng quanh công viên, Trúc thấm mệt. Cô nhận ra sự cô đơn lẻ loi của mình, khi người ta chạy từng đôi, hoặc từng tốp nhỏ.Trúc ngồi đại dưới một nhánh rễ cây si có tuổi thọ khá cao. Ghế đá đều được người ta ngồi cả rồi. Bóp cặp giò thon thả của mình, Trúc cau mày. Cô thấy người ta nhìn cô rồi che miệng cười:"Chắc họ cười mình Hai Lúa". Trúc nghĩ thầm. Cô ngồi thêm một lúc rồi đứng lên trở về nhà.– Ôi! Nhìn cô ta, buồn cười quá.– Ừ! Coi mặt mũi sáng sủa thế kia, sao lại mặc đồ "tình yêu" ra đường nhỉ?– Chắc là bệnh nhân tâm thần!Những tiếng xì xào hình như dành cho... cô.San Trúc bất giác nhìn xuống người mình:– Ôi! Trúc vội vàng ngồi thụp xuống. Thì ra cô đã vô ý mặc đồ ngủ ra đường.Bộ đồ ngủ mỏng manh do chính tay mẹ chồng cô mua, bà ý tứ bỏ vào vali cho cô. Và đêm qua, cô đã không đắn đo khi mặc nó. Một đêm ngủ co ro trong vòng tay Vĩ Khang, bộ đồ đã không còn thẳng thớm. San Trúc tự nguyền rủa cái tính lóc chóc loi choi của mình. Bặm môi, San Trúc cúi đầu bước tiếp. Ai cười hỡ mười cái răng. Cô đâu phải dân địa phương ở đây. Bât quá họ cười một lát sẽ quên ngay, cô là ai. Cần phải trở về nhà trước khi ánh nắng xua tan màn đêm lạnh.San Trúc đi khá lâu, cô dừng lại, đưa mắt nhìn lên căn nhà trước mặt. Là một ngôi nhà lầu ba tầng, quét sơn như nhà chồng cô. Nhưng bảng hiệu cửa hàng xe gắn máy... Cho Trúc biết cô đã lầm nhà. Cũng may, họ chưa mở cửa hàng, nếu không sáng sớm bắt gặp hình dáng cô đứng trước nhà họ kiểu này, chắc chắn họ.... đốt “phong lông” cô đến “ba lần hồn chín lần vía”.San Trúc thở dài. Cô lạc đường mất rồi. Cô không biết nhà Khang nằm ở con đường nào? Cô không mang theo tiền, thì làm sao gọi điện thoại. Lần đầu tiên San Trúc rơi vào cảnh khóc không được, la không xong. Đã thế còn mặc nhằm bộ đồ chết tiệt này nữa chứ?Cô đánh liều đi ngược trở lại. Nhưng tất cả đường phố ở thành phố này đều mang một dáng cấp giống nhau. Cô muốn quay lại công viên để xác định hướng đi, rốt cuộc cô cũng tới được nơi cô cần.Đầu gối cô rã rời vừa đói vừa mỏi chân, Trúc mệt mỏi ngồi xuống chiếc ghế trống. Giờ này, cô không về, ắt Vĩ Khang lo lắng lắm. Ừa! Sao anh không đi tìm Trúc? Anh phải tự nghĩ ra, chạy bộ thì cô phải chạy những đoạn đường nào chứ?Vĩ Khang thông minh, anh nhất định tìm được cô. Cách tốt hơn hết, cô nên ngồi tại công viên này, chờ Khang...Vĩ Khang thức dậy. Anh mìm cười khi nhớ lại đêm qua, San Trúc chịu cho anh ôm cô ngủ. Và người đàn ông chân chính giàu tự trọng đã nhắc anh, hãy đón nhận từ từ, tình yêu vợ mình ban tặng, hấp tấp chiếm đoạt, sẽ khiến Trúc mặc cảm, xa lánh anh. Cô vợ nhỏ này, chắc đã chạy xuống dưới, lăng xăng bên dì Mười.Đồng hồ chỉ tới số tám. Khang ngủ mê đến tận giờ này mới dậy, đúng là hư mà.Vĩ Khang ngớ người nhìn phòng khách vắng ngắt. Chả lẽ Trúc theo dì Mười ra chợ?Bà cũng không thấy ở nhà. Cửa bị khóa bên ngoài. Vĩ Khang tự pha cho mình tách cà phê. Anh mở tivi coi thời sự. Chẳng còn kênh nào phát tin thời sự vào giờ này nữa. Ba cái phim tình cảm Hàn Quốc được người ta hâm mộ đam mê, thì Khang không hứng thú. Anh chỉ thích xem phim truyện Mỹ, Canada hoặc phim võ hiệp của Kim Dung.Tắt tivi, anh mở máy nghe nhạc. Khổ nỗi, cả ngăn tủ đầy ắp đĩa hát, chỉ toàn băng dĩa cải lương. Bà Mười có bao giờ nghe nhạc trẻ đâu.Tiếng kéo cửa vang lên, Vĩ Khang làm bộ nhắm mắt để hù San Trúc. Buổi sáng dậy sớm một chút, được hôn lên hờ môi đỏ mọng của cô, chắc là thú vị lắm.– Cậu chủ! Cô chủ về chưa ạ?Tiếng bà Mười vang lên. Vĩ Khang bật dậy nhanh hơn cá lò xo:– Dì sao hỏi lạ vậy? Chẳng phải cổ đi chợ với dì sao?Bà Mười buông rơi chiếc giỏ nhựa:– Chết rồi! Cô chủ lạc đường rồi.Khang bực dọc:– Đây ra chợ, bao nhiêu bước chân, dì sao không dòm ngó tới cổ giùm tôi?Cổ ham vui, thấy gì lạ cũng nhìn, lạc cũng phải.Bà Mười khổ sở:– Cô chủ không có đi với tôi.Khang tròn mắt:– Vậy cổ đi đâu?Bà Mười run giọng:– Hồi sáng cổ dậy sớm lắm, cổ nói đi chạy thể dục gì đó. Tôi bảo để tôi kêu cậu dậy đi với cổ cho vui, nhưng cô chủ không đồng ý. Tôi phận kẻ ăn người ở trong nhà, cản sao được cô ấy.Vĩ Khang nhăn trán:– Trời đất! Chạy bộ gì mà giờ này chưa về nhà.Bà Mười thở dài:– Chắc cô chủ lạc đường rồi. Cậu để tôi ra ngoài tìm cô.– Biết tìm ở đâu chứ?– Sáng nào người ta cũng chạy đến công viên khu trung tâm tặp thể dục. Tôi nghĩ, có lẽ cổ tới đó. Cậu cứ để tôi đi xem sao.Bà Mười chợt nhớ, bà bối rối:– Cậu lấy cho tôi chiếc áo khoác của cậu.Vĩ Khang gắt nhỏ:– Đem áo khoác theo làm gì? Dì không thấy trời nắng hay sao.Bà Mười dè dặt:– Hồi ra khỏi nhà, cô chủ mặc đồ... ngủ, tôi e...Không chờ dì Mười nói hết câu, Vĩ Khang đi lao nhanh lên lầu. Anh mở tủ lấy chiếc khoác mà mẹ anh mới mua cho Trúc, anh chạy khỏi nhà, dặn với lại bà Mười:– Dì coi nhà trực điện thoại, tôi tìm cô ấy. Ai gọi về, dì nhớ điện cho tôi nhé.Bà Mười lo cháy ruột gan. Cầu trời phật phù hộ cô chủ tai qua nạn khỏi. Biết thế hồi sáng, bà đã không để cô đi một mình. Xảy ra chuyện gì, bà khó lòng ăn nói với bà chủ.Ngồi co ro trên ghế, bộ dạng Trúc chắc giống mấy cô gái "bán hoa đêm", nên ai đi qua cô cũng nhìn cô bằng ánh mắt khinh bỉ. San Trúc ơi là San Trúc?Chuyện nhỏ thế này, sao mi để xảy ra được chứ. Ngồi mãi một chỗ không phải cách tốt nhất. Trúc chậc lưỡi:Phớt lờ thiên hạ, tìm đường về thôi. Cô đón đường một chị phụ nữ:– Chị ơi! Làm ơn cho em hỏi thăm chút.Người phụ nữ liếc cô, nhăn mặt:– Chuyện gì?– Chị có biết một cửa hàng vừa bán hoa quả trái cây, vừa bán đồ lưu niệm cho khách du lịch, do một người phụ nữ lớn tuổi bán, nằm ở đoạn nào không chị?– Cô hỏi thế, có trời trả lời cho cô, chứ tôi chịu thua. Cô tâm thần à? Để tôi đưa cô trở vào bệnh viện nhé.– Chạy ngoài đường thế này nguy hiểm lắm. Dù điên loạn, nhưng nhìn cô thế kia, bọn dê xồm nó chả tha đâu. Cô theo tôi nào?San Trúc khể sở:– Em không bị bệnh, cũng không hề trốn viện, em mới ở Sài Gòn lên đây.– Không tâm thần, lại từ Sài Gòn lên, cô ngồi ở công viên như vậy, cô làm...gái hả.San Trúc tái mặt:– Em không có. Chị làm ơn nghe em nói rõ.– Tôi không dư thời gian. Cô tìm mấy lão sồn sồn chạy xe ôm kia mà hỏi.Người phụ nữ bất chợt nhổ một bãi nước bọt xuống đường, rồi bước đi. Bà hiểu lầm một cách quá đáng, Trúc nổi giận:– Chị khinh người vừa thôi chứ. Quá đáng!Không ngờ người phụ nữ quay lại, chị ta trợn mắt:– Con kia, mày mắng ai thế hả?Chị ta giơ tay lên, định tát Trúc. San Trúc gạt tay chị ta thật nhẹ, giọng cô bất bình:– Tôi cảnh cáo chị, nếu chị còn gọi tôi bằng từ xấu xa đó, tôi không nể chị đâu.– Mày nghĩ mày là ai mà hù tao hả? Nhìn coi đàn bà con gái đàng hoàng, ai ăn mặc khêu gợi như mày ra đường hả?Người hiếu kỳ bắt đầu bu lại, San Trúc bất lực, giọng cô đầy tức tưởi:– Tôi bị lạc đường thật mà.Người phụ nữ ong óng:– Các ông các bà nghe thử, cô ta chặn đường hỏi thăm tôi, nhưng lại nói không nhớ nơi mình ở? Rõ ràng cô ta có ý đồ xấu xa.– Chị đừng vội kết luận người ta như vầy. Tôi thấy cổ hiền lành, có vẻ trí thức. Biết đâu cô ấy lạc đường thật.Một cậu thanh niên trạc tuổi em trai Trúc lên tiếng. San Trúc chưa kịp nói thì người phụ nữ đã lạnh lùng:– Đàn ông các người lớn,nhỏ đều y chang nhau. Thấy con gái là tươm tướp.Cậu thanh niên chưa kịp hỏi thêm câu gì, thì đám đông bị Khang xô dạt ra. Từ xa, anh đã nhìn thấy đám đông nhốn nháo này, linh cảm mách bảo anh, San Trúc của anh đang gặp nạn đâu đó. Anh bèn chạy đến đây. Cố gắng đẩy mọi người ra...Anh sững sờ nhìn San Trúc.– San Trúc!San Trúc nghe gọi, cô nhìn lên:– Anh!Chỉ một tiếng anh ngắn ngủi, Trúc lao vào tay Khang nhanh như chớp, và cô bật khóc nức nở. Vĩ Khang choàng áo lên người cô, anh xót xa:– Đừng khóc nữa! Có anh, không ai dám ăn hiếp em đâu.San Trúc tức tưởi:– Thà người ta đánh em còn hơn. Em không tìm được đường về nhà, em hỏi thăm tử tế, nhưng người ta lại chửi em là "con điếm".Người phụ nữ không vội bỏ đi, chị ta nhìn đăm đăm Vĩ Khang:– Tôi thấy cậu quen lắm. Cô ta là người nhà cậu thật hả?Vĩ Khang nhếch môi:– Tôi không phải dân Đà Lạt. Cô ấy là vợ tôi. Chúng tôi vừa lên Đà Lạt chiều qua. Nhà tôi gần đầy thôi. Tại cổ không rành đường, nên lạc. Là phụ nữ với nhau, lẽ ra chị nên có lòng vị tha độ lượng. Con người, ai chả có lúc sơ sẩy.Người thanh niên chép miệng:– Anh chị cũng thông cảm bỏ qua cho chị ầy. Bởi vợ anh hỏi không rõ rang lắm, nên chị ấy nghĩ ẩu cũng phải. Anh đưa vợ anh về đi, chị ấy có vẻ mệt rồi đấy.San Trúc nhẹ giọng:– Cám ơn em nhé.Vĩ Khang vẫy một chiếc Honda ôm để về nhà. Chưa đầy mười phút, xe đã dừng trước cửa ngôi nhà của Khang. Bà Mười mừng cuống lên:– Ơn trời, cô cậu đã về tới.San Trúc nhìn quanh:– Trời ơi! Ngay trước mắt nhà mình, vậy mà sáng giờ em đi tới đi lui, bắt mỏi giò. Đầu óc mình bỏ đâu thật.Cô đi nhanh lên lầu. Lúc này Trúc mới cảm nhận được sự rã rời của cơ thể.Một bài học,nhớ đời cho những tháng năm làm người nhọc nhằn của cô.Thay bộ đồ mặc nhà, San Trúc nhìn Vĩ Khang trầm tư hút thuốc. Cô bước đến bên anh, vẻ bứt rứt:– Em xin lỗi!Vĩ Khang kéo cô vào lòng:– Em lạnh không?Lắc đầu, Trúc nhỏ nhẹ:– Không anh ạ. Nhưng em đói bụng.Vĩ Khang gật đầu:– Sáng giờ em làm dì Mười sợ đến không làm được việc gì nên hồn. Phải ra ngoài ăn thôi.San Trúc lưỡng lự:– Em ngại quá à? Còn dì Mười nữa. Hay là biểu dì mua cơm về nhà, được không anh?Vĩ Khang cười cười:– Người ta quên em ngay thôi. Thành phố chứ đâu phải vùng quê, em mạnh mẽ lắm cơ mà, vừa gặp chút sự cố, đã đầu hàng hay sao?San Trúc thở dài:– Tới bây giờ, em vẫn không hiểu sao, em có thể đãng trí như thế. Và cảm giác khi bị người ta xúc phạm, em phải dằn lòng ghê lắm, nếu không em đã không tha thứ cho người đàn bà đó.– Đừng nhớ đến câu chuyện không vui đó nữa. Hãy đạp lên dư luận, để sống cho bản thân mình. Em thay đồ khác, rồi anh đưa đi chơi luôn.– Không mua đồ ăn cho dì Mười à?– Dì ấy tự biết lo cho bản thân.Bà Mười đang gọt khoai tây, San Trúc nói với bà:– Vợ chồng. cháu ra ngoài ăn trưa, anh Khang đưa cháu đi dạo luôn. Dì mua tạm cơm hoặc phở ăn nghen. Chiều hãy nấu cơm.Bà Mười kêu nhỏ:– Ấy, vậy mà tôi làm đồ ăn nãy giờ cũng sắp xong rồi đây.Vĩ Khang đọc thấy vẻ áy náy trên mắt cô vợ nhỏ. Anh thừa biết Trúc thích ăn uống ở nhà hơn, vì cô chưa quên được những ngày tháng cô vừa học vừa làm. Chén cơm cô tự nấu, giản đơn và chi phí ít hơn rất nhiều, so với một dĩa cơm loại trung ở nhà hàng.– Dì cứ ăn món nào dì thích, còn bao nhiêu chừa lại buổi tối. Vợ chồng tôi nhất định về nhà dùng cơm. Quên nũa, mẹ tôi có gọi điện lên, dì nhớ nói chúng tôi đi chơi rồi nhé.San Trúc le lưỡi:– Dì nhớ đừng kể mẹ cháu nghe sự cố vừa rồi của cháu nha.Bà Mười gật đầu:– Dạ, tôi biết mà. Cô cậu nhớ về ăn cơm tối và không nên để cô chủ suốt ngày ở ngoài trời nắng, cậu Hai nghen.Vĩ Khang nheo mắt nhìn vợ:– Đó, em nghe chưa. Cả dì Mười cũng quan tâm em hơn anh. Bây giờ anh bị ra rìa thật rồi.Bà Mười cười đôn hậu:– Không phải như cậu nghĩ đâu. Tại cô chủ còn lạ lẫm nhiều việc. Cậu chính là người bảo vệ cô chủ, quan tâm chăm sóc cổ, nên tôi mới dặn thêm thôi. Tôi đâu dám không quan tâm đến cậu.Cách nói của bà Mười khiến Trúc nghĩ rằng, khi chưa lấy vợ, Vĩ Khang chắc chắn được mọi người chăm chút rầt kỹ. Bây giờ, vị trí đó đã bị cô "lấn chiếm" mất. Vĩ Khang thật sự yêu thương cô nhiếu lắm. Cô phải cố gắng hoàn thiện bản thân, hòa đồng vào đại gia đình của anh cho trọn đạo dâu con.