hi một người trên thế giới này có cái gì đó muốn nóithì vấn đề khó khăn không phải là bắt buộc anh ta nói ramà là không để cho anh ta diễn giải ý nghĩ của mìnhquá thường xuyên.Bernard ShawMưa ngừng rơi. Sương mù bao phủ khắp vùng Tarn. Nó xông vào thành phố nhỏ, bao trùm mọi đường phố, tất cả các ngôi nhà.Joseph gọi điện thoại về Paris nói chuyện với d’Arjean. Vẫn chưa có gì mới. Có nhiều chuyện tếu, nhiều giả thuyết mà không có gì chính xác cả. Tất cả giới văn học Paris đều bàng hoàng. Thậm chí cả những tạp chí cứng rắn nhất cũng lo gửi phóng viên của mình xuống Mouasac, người ta lo ngại nói rằng danh dự của toàn bộ nền văn học Pháp đang bị đụng đến. D’Arjean nhắc lại cho Joseph lời nói của Gaston Simonie: “Chúng ta đã trao giải thưởng cho một tên tội phạm. Đó là điều tượng trưng”.Từ sau bữa ăn đó không thấy Recceque xuất hiện. Gino bảo rằng đôi khi ông ta chỉ ăn có một lần trong ngày. Và đó không phải vì muốn tiết kiệm mà khỏi phí thời gian. Khoảng năm giờ ông ta ăn bánh mì với giò và khóa chặt ở trong phòng, vùi đầu vào những cuốn sách lớn về khảo cổ học. Ông ta đang viết một chuyên đề về tu viện. Gino đã nhìn thấy trong phòng ông giáo những cuốn vở dày cộp viết đầy chữ bé xíu. “Chưa một ai viết về chuyện đó cả”, - Recceque khẳng định như vậy.Joseph lên phòng mình.Từ phía tầng dưới, từ phòng lớn vọng đến tai anh nhiều giọng nói lao xao.Những tay chơi bài, đánh đôminô là những khách thường xuyên buổi tối. Joseph đã dập dình với họ khá lâu với hy vọng biết thêm điều gì đó nhưng chẳng được ích lợi gì. Người ta chỉ nhắc lại những điều đã viết trên báo. Thực ra mà nói, họ không biết người buôn sách cũ và chẳng biết gì về ông ta cho đến cái chết bi thảm ấy. Những ai đã đến cái quầy sách ngổn ngang đồ lặt vặt ở phố Cabrette? Rất ít người. Chỉ có những cậu học sinh không có tiền mơ ước tìm mua rẻ một tập còn thiếu của “Ba chàng ngư lâm pháo thủ” hay là tìm kiếm một cuốn truyện trinh thám nào đó ở chỗ người buôn sách cũ. Hay là những khách du lịch hiếm hoi bị lôi cuốn xuống Mouasac bởi vẻ quyến rũ thê lương của tu viện cổ kính và mấy ngôi nhà lâu đời ở cạnh đó. Và còn ông giáo Recceque... Đúng vậy thỉnh thoảng ông ta có đến gặp ông lão Muet. Hình như ông ta đã lục lọi trong máy cuốn sách cũ nát với hy vọng tìm thấy một cái gì đó hiếm hoi trong đám giấy vụn.Recceque đã nói chuyện nhiều lần với ông lão buôn sách cũ. Họ tranh luận với nhau về mấy cột tru của tu viện đã được xây vào thế kỷ nào. Theo ý kiến của Gustave Muet thì chúng được xây nên vào thế kỷ 12, không thể sớm hơn được. Recceque thì tin tưởng rằng mấy cột trụ ấy lâu đời hơn và công trình của giáo chủ Anskilin đã được bảo quản tốt cho đến ngày nay.Đó là một vấn đề quan trọng và nghiêm túc.Hiện giờ ông giáo đang nghĩ gì khi cúi người trên tạp bản thảo của mình và những sách khảo cổ học? Đã bớt đi thêm một kẻ vu khống ư? Từ đây người buôn sách cũ đã mất khả năng bảo vệ giả thuyết về thế kỷ 12 của mình.Joseph nhún vai. Một tội ác chỉ vì mấy cái cột trụ nào đó.Tất nhiên mọi chuyện đều có thể xảy ra không loại trừ cả chuyện đó. Một kẻ đam mê khoa học rất có thể giết người. Còn có những chuyện đáng ngạc nhiên hơn thế đã xảy ra.“Ờ, thế còn tất cả những cái còn lại thì sao? Còn cuốn tiểu thuyết này? Còn giải thưởng Goncourt? Rồi ‘Sự im lặng cửa Harpocrate’ đầy hất hạnh nữa?”Joseph căng tai ra lắng nghe.Tiểng ồn của nhiều giọng nói ở dưới nhà đã khẽ dần đi.Từ phía sau tường vọng lại những tiếng hầu như không nghe thấy được: tiếng ghế kêu cọt kẹt, tiếng xào xạc âm u kiểu như người ta cầm một cuốn sách rồi đặt lên một chồng khác.Joseph rút chiếc bút máy và cuốn sổ tay ra ngồi ghi chép theo phương pháp ưa thích của mình:“Bary sinh ở Mouasac. (Một sự trùng lặp?)Tên giết người quan tâm đến ta.Tên giết người quan tâm đến ‘Paris-Nouvelles’Tên giết người quan tâm đến thơ ca.Hắn ta có quan tâm đến kiến trúc hay không?Ông lão Muet có giàu không?”Đặt bút xuống Joseph đọc lại điều đã viết. Đúng lúc đó anh nghe thấy ngoài hành lang vang lên bước chân vội vã. Người ta gõ cửa phòng anh. Joseph mở cửa ra. Trước mặt anh là Gino.- Có một viên cảnh binh đến đây. Anh ta xin lỗi vì đã làm phiền ông nhưng nói rằng anh ta cần gặp ông ngay bởi anh ta cần báo cho ông một việc quan trọng.- Được rồi, tôi sẽ xuống bây giờ - Joseph trả lời và quay vào phòng lấy ảo khoác - Cũng tiện là tôi cùng chuẩn bị đi bây giờ.Viên cảnh binh đến theo lệnh của dự thẩm. Ông ta đang đợi anh ở bót cảnh sát. Ông ta cần báo cho Joseph một chuyện gì đó rất quan trọng.“Quỷ tha ma bắt, phải chăng là có tin tức gì mới” - Joseph nghĩ thầm và rảo bước theo sau viên cảnh binh.Viên dự thẩm Ramondou đang đứng nhíu mày bên bếp lò hai tay khoanh trước ngực. Nhìn bộ mặt tối sầm của ông ta tay phóng viên đoán ngay ra rằng có thể có tin gì mới nhưng chắc là chẳng làm sáng sủa gì hơn vấn đề.- Xin chào Robenne. Mời ông ngồi. Thời tiết chán quá đi mất.- Chào ông Ramondou. Công việc thế nào rồi?Viên dự thẩm nhún vai và không trả lời gì.- Ông đã lần ra dấu vết phải không? - Tay phóng viên tiếp tục vặn hỏi.- Khô-ông, - Viên dự thẩm kêu lên - Chẳng có dấu vẽt gì hết, chỉ có một mẩu giấy mà ông sẽ phải lưu ý đến...- Mẩu giấy nào vậy?Viên dự thẩm khua khoắng trước mặt Joseph một tờ giấy hai vàng vàng khá dày.- Này, ông hãy đọc đi.Tay phóng viên thận trọng cầm mảnh giấy.Và anh rùng mình.Trên mảnh giấy có mấy chữ in viết vụng về: “DÀNH CHO KẺ NÀO DÍ MŨI VÀO”. Còn ở dưới vẽ cái đầu lâu với hai ống xương bắt chéo bằng mấy nét nguệch ngoạc.- Đây là một trò đùa - Joseph nói. - Ông tìm thấy cái này ở đâu vậy?Viên dự thẩm cười mát và vuốt râu. Dường như vẻ bối rối của tay phóng viên đã mang lại cho ông ta một sự hài lòng chua chát.- Nếu như mà tôi nhặt được mảnh giấy này ngoài phố thì tôi đã nói như ông rằng đây là một trò đùa. Thế nhưng tôi, hay đúng hơn không phải tôi mà là chuyên viên pháp y đã tìm thấy nó trong túi kẻ bị giết.Joseph cúi đầu xuống.- Thế nào? Bây giờ thì ông sẽ nói gì, thưa ông thám tử không chuyên. Cái đó có vẻ như một lời đe dọa ấy. Cách thể hiện thì bỗ bã nhưng rất chính xác: Nào, hãy ngừng ngay cuộc điều tra của các ông đi, nếu không thì...- Thôi được rồi. Thưa ông Ramondon, thế cái mẩu... thư tình này được tìm thấy lúc mấy giờ?- Vừa mới đây thôi. Chuyên viên pháp y định bổ sung mấy chi tiết vào biên bản của mình bởi vì tôi yêu cầu ông ta phải mô tả cụ thể xem mấy phát đạn đã được bắn như thế nào. Vì có điều chưa rõ nên ông ta đến xem xét lại tử thi. Và ở đó, hoàn toàn ngẫu nhiên ông ta nhận thấy một mảnh giấy trắng thò ra ở túi áo gi-lê của người chết. Đó chính là mẩu thư tình như ông gọi nó.- Nhưng người ta đã khám xét tất cả các túi từ trước rồi chứ?- Tất nhiên rồi. Đó là việc đầu tiên mà cảnh sát phải làm.Viên dự thẩm lại cười mát.- Nghĩa là ông muốn nói, - Joseph chậm rãi hỏi - rằng mẩu giấy này đã được nhét vào túi người chết mới đây thôi phải không?- Chắc là thế. Dù rằng những viên cảnh binh đứng gác ở đó thề với tôi là không có ai vào nhà xác cả, dĩ nhiên là không kể những người có trách nhiệm phải có mặt ở đó.- Hắn ta đã đến đây. - Joseph nghiến răng nói.- Ông nói gì vậy? - Viên dự thẩm hỏi với vẻ tươi tỉnh.- Không có gì đâu, tôi chỉ nói rằng chuyện này rất kích thích tôi.- Và cả tôi nữa.Ông béo nhỏ con lại bắt đầu đi đi lại lại trong phỏng làm việc. Lúc thì khoanh tay trước ngực, lúc thì duỗi ra, ông ta thở dài và giơ quả đấm ra.- Tôi đã ra lệnh xem xét tất cả những sổ đăng ký ở các khách sạn, tôi đã hỏi hàng xóm - không có kết quả gì hết. Không một tang chứng nào cả. Tất cả như bị một màn đêm bao phủ, tôi nói thật với ông đó. Tất nhiên tôi không yêu cầu phải nói thật như vậy trong các bài phóng sự của mình nhưng đó là sự thật. Thế ông đã tìm ra một dấu vết nào đó rồi chứ?- Không, tôi có cảm tưởng rằng tôi cũng không tiến hơn ông chút nào.- Nói tóm lại tôi chẳng hiểu gì hết trong chuyện này. Người Paris dính vào đây thì họ cứ việc đi mà giải quyết vấn đề.Viên dự thẩm dừng lại và đặt tay lên vai Joseph.- Ông biết không, phải thật cẩn thận! Tất cả mọi người đều biết ông là một người cực kỳ thông thạo trong những vụ án kiểu này. Tòa báo của ông rất khen ngợi ông... Ý kiến của tôi cũng vậy... Chỉ có bây giờ ông phải cẩn thận giữ mình. Không bao giờ người ta có thể biết được cái gì đang chờ mình. Tôi sẽ rất đau lòng nếu...Joseph mỉm cười.- Ông cho rằng ông nhà văn kia định làm mất sự hăng hái của tôi trong việc điều tra vụ án này ư?- Tôi xin nhỉlc lại với ông rằng không bao giờ người ta có thê biết được...- Không, - Joseph lắc đầu - tôi cho rằng mọi thứ đều hoàn toàn ngược lại: kẻ kia rất cần đến tôi.... Joseph vượt qua quảng trường Recollet. Không thấy rõ nhà cửa gì cả. Chúng đã hòa lẫn trong sương mù. Đường phố vắng tanh. Ánh sáng của những ngọn đèn đường yếu ớt vượt qua màn đêm dày đặc bao trùm thành phố đang ngủ yên.Đi ngang qua khách sạn “Chùm nho chín mọng” Joseph dừng lại và đưa mắt nhìn ngôi nhà cũ kỹ. Các cửa sổ tối om.Chắc hẳn chủ quán đã đi nằm rồi.Có lẽ ông giáo đã để những nghiên cứu khảo cổ của mình sang bên: không thấy ánh sáng lọt qua khe cửa sổ phòng ông ta.Joseph chậm rãi đi về phía tu viện Saint-Pierre. Khu vực này mới yên tĩnh làm sao! Phần chính môn với các bức tượng đá của nó mờ mờ phía xa. Chàng phóng viên nhớ lại giọng nói trầm trầm của người giáo viên lịch sử: “Phần chính môn - đó là một viên ngọc. Vâng, vâng. Đó là một cái gì đó khó mà tưởng tượng được, một phép mầu thật sự. Ở mặt tiền có một bức tranh khải huyền. Các bức tường hai bên được trang điểm bằng những pho tượng. Nhưng khốn thay chúng được bảo quản rất tồi...”.Joseph đã ngắm nhìn những bức tượng này. Đúng là một công trình tuyệt vời. Tiếc rằng chúng đã bị thời gian hủy hoại mà cũng có thể sự cẩu thả của con người đã có lỗi ở đây.Anh bật diêm và đến sát gần mấy bức tượng.Gió thổi đung đưa ngọn lửa nhỏ rồi thổi tắt luôn. Ở đây gió thổi từ tất cả mọi hướng.Joseph bật que diêm thứ hai. Nhưng lần này anh lại tự thổi tắt đi và nhảy lùi lại nấp vào trong bóng tối. Có ai đó đang đi rất gần. Joseph chờ đợi.Không phải, chắc là anh đã tưởng nhầm.“Thế đấy, phải kìm hãm bớt óc tưởng tượng của mình đi thôi - Anh thầm nói - Đừng có bịa chuyện ra... Tối nay ta đâu có hẹn gặp Doubois. Và nói chung ta đâu biết ông ấy có ở Mouasac hay không”.Và đúng lúc đó anh nghe thẩy tiếng chân người.Có ai đó đang đi. Bây giờ thì không còn nghi ngờ gì nữa. Vả người đó đi thẳng về phía ngã tư.Người khách đêm đi từ phía đường xe lửa tới.Hay là ông ta đã nhìn thấy ánh lửa que diêm khiến ông ta lo ngại và vì thế đã dừng lại.Hồi sau đó ông ta lại đi tiếp. Phố Cabrette lùi lại ở bên phải, và bây giờ ông ta sẽ đi ngang qua phần chính môn.Joseph náu mình trong bóng tối. Anh ngồi im khôg động đậy. Anh không rời mắt khỏi khoảng không gian được chiếu sáng, ở đó có cây đèn đường và người khách bí ẩn kia dứt khoát phải đi ngang qua đó.Tiếng chân trở nên vội vã hơn.Bỗng nhiên người khách vùng chạy.Chắc hẳn ông ta định nhanh chóng vượt qua khoảng sáng kia.Và đúng thật là ông ta đã làm được chuyện đó rất nhanh.Nhưng đúng cái lúc mà ánh đèn sáng chiếu vào người ông ta thì một cảm giác xao động kinh người bỗng xuất hiện trong Joseph.Người kia khoác một chiếc áo chùng màu xanh.Trong khi chạy, chiếc áo chùng bay phất phới khiến Joseph vô tình nhớ đến nhà thơ Gaston Simonie, nhà thơ già với cái áo chùng màu xanh cực kỳ nổi tiếng trong giới văn học Paris.Có lẽ nào ông ta lại đến đây, đến cái đài kỷ niệm cổ kính để mơ mộng vào cái đêm mù sương này giữa những bóng đen vây quanh tu viện Saint-Pierre?Trước khi người khách rơi vào luồng ánh sáng Joseph nghe thấy tiếng kim loại kêu leng keng.Người khoác áo chùng xanh đi ngang qua sát người chàng phóng viên và vào sâu dãy phố dẫn đến quảng trường Recollet.Joseph lưỡng lự: Đi theo sau ông ta ư? Hay là không nên?Nhưng anh bị kích động bởi tiếng leng keng kia. Anh lao về phía cây đèn đường. Hình như là... Hình như là một đồng tiền bị rơi...Tay phóng viên đảo mắt tìm kiếm trên mặt đường.Có cái gì đó lấp lánh giữa hai viên đá. Anh cúi xuống và giơ tay nhặt.Hóa ra đó là một đồng tiền vàng óng ánh và khá nặng.Nhưng kẻ gieo tiền vàng ấy đã biến đi đâu?Và ngay lúc đó mọi sự kiện tiến triển cực kỳ mau lẹ.Từ phía cuối quảng trường vọng lại tiếng chân chạy rầm rập của nhiều người. Có tiếng ai đó kêu lên:- Đứng lại!Joseph chạy nhanh dọc theo vỉa hè về khách sạn. Ở đó anh suýt va phải một thân hình cao lớn xuất hiện từ trong bóng tối ở gần cửa ra vào.Và ngay lúc đó một ánh đèn pin làm anh lóa mắt.- Ồ, hóa ra là ông. - Một giọng nói quen thuộc vang lên.Người chủ của chiếc đèn pin ngó vào hành lang khách sạn gọi ai đó nhưng cụ thể là ai thì Joseph không nghe rõ.- Mọi việc ổn cả, - Người ta trả lời trong hành lang - Tôi đang giữ hắn ta đây. Hắn ta đang ở ngoài sân.Tiếng chốt cửa ầm ĩ mở ra ở tầng hai và khuôn mặt nhợt nhạt của Recceque thò ra ngoài cửa sổ. Cuối cùng người ta đã bật đèn hành lang lên.Gino đang đứng ở ngay bẫc thang đầu tiên. Ông ta còn chưa bỏ ngón tay ra khỏi công tắc. Joseph nhìn thấy kẻ khoác áo chùng xanh ở phía trong hành lang. Một thanh tra cảnh sát đang giữ tay hắn.- Không biết đây có phải là con mồi có giá trị hay không? - Viên chánh cẩm đứng cạnh Joseph khẽ nói.Joseph chăm chú quan sát kẻ mặc ảo chùng xanh. Đó chính là ông lão mà anh đã nhìn thoáng qua ở sân khách sạn từ bữa trưa. Lúc đó ông ta đang cưa củi. “Một kẻ bất hạnh, - Gino nói về ông ta - ông ta bị câm. Hình như từ lúc lọt lòng”.Ông lão có bộ mặt lạ lùng trông như một cái mặt nạ với ánh mắt bất động. Đôi môi ông ta run rẩy. Một nhúm tóc bạc thò ra dưới cái mũ nổi. Thậm chí với cái tuổi 60 - 65 này của mình trông ông ta vẫn còn khéo léo và nhanh nhẹn.Cái áo chùng mà ông ta khoác trên người còn mới tinh và hoàn toàn chẳng hợp với cái quần rách rưới vấy bùn và đôi giày thủng lỗ chỗ của ông ta.- Nào, đi đi. - Viên thanh tra đẩy tay ông ta nói.Ông lão quay về phía viên cảnh sát vẫn với vẻ mặt đần độn như vậy.- Ông ta không nghe thấy ông nói đâu - Gino nói. Rồi ông ta thở dài buồn rầu hỏi - Ông ta còn gây ra chuyện gì nữa vậy?Joseph đến gần ông lão câm điếc và nhấc vạt áo chùng lên để lộ cánh tay trái của lão ta ra.Ông lão lùi lại và gầm gừ cái gì đó. Dưới chiếc áo chùng của ông ta có một chiếc áo đen bẩn và một chiếc áo len thủng lỗ chỗ!- Ông ta giấu cái gì thế? - Viên chánh cẩm đến gần ông ta hỏi.- Nào đưa đây! - Viên thanh tra sỗ sàng yêu cầu và định giằng tay ông lão.Nhưng ông ta chống cự lại.- Đưa đây! - Viên cảnh sát nhắc lại.Và anh ta giật từ tay kẻ ăn mặc rách rưới ra một cái gì đó như một cái ống quấn trong mảnh vải bẩn thỉu.Viên chánh cẩm khẽ huýt lên sửng sốt. Gino trợn ngược mắt lên.Khi viên thanh tra mở cái gói ra một đồng tiền vàng rơi xuống sàn. Gino chạy bổ tới nhặt lên. Joseph thò tay vào túi áo gi-lê của mình.- Còn đồng này là ông ta đánh rơi ở ngoài phố. - Anh nói.- Một buổi tối không đến nỗi uổng phí. - Viêc chắn một điều: có một ông Gustave Muet nào đó làm nghề buôn sách cũ, sống ở thành phố Mouasac đã bị giết ngay trong quầy sách của mình. Chúng đã giết ông ta bằng ba phát súng lục. Chúng tôi đã liên hệ vời viên chánh cẩm thành phố. Mọi thứ khẳng định là vụ giết người đã xảy ra tối qua.- Tối qua ư?- Vâng.- Có nghĩa là đầu tiên hắn viết cuốn tiểu thuyết của mình rồi sau đó giết ông ta?- Đúng vậy! Đầu tiên hắn ta mô tả tội lỗi rồi sau đó biến nó thành hiện thực!- Và chúng tôi đã trao giải thưởng văn học Goncourt cho hắn?!- Các ông không thể biết trước được. Các ông đã trao giải thưởng cho cuốn tiểu thuyết.- Thật khủng khiếp!Gaston khó nhọc nuốt nước bọt.- Robenne, xin ông hãy nói, có phải sự thật là ông định cho công bố rộng rãi chuyện này không? Tôi van ông, hãy đừng làm thế! Hoặc ít ra là ông hãy để từ từ đã! Chính vì thế mà tôi đến đây gặp ông. Ông đã tưởng tượng được mọi việc sẽ ầm ĩ thế nào rồi! Một vụ tai tiếng! Cảnh sát sẽ hỏi cung chúng tôi... Rồi sẽ điều tra...“Ông ta phát điên lên rồi, tất cả bọn họ đều mất trí hết cả. - Ý nghĩ thoáng qua trong đầu Joseph - Hoặc là ta đã quá rung động. Dường như cuối cùng vạ án đã bẻ gãy ý chí của ta...”Người khoác áo chùng xanh khua đôi tay gầy gò tái xanh của mình và nói tiếp:- Ông hãy nghĩ đến hậu quả... Vấn đề ở đây là danh dự của Viện hàn lâm chúng tôi. Ông thử tưởng tượng xem kẻ giết người được nhận giải thưởng văn học Goncourt! Bởi chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi nâng đỡ tài năng trẻ, một tài năng còn vô danh, thế mà hóa ra hắn ta lại là một tên giết người... Một tên tội phạm! Văn học đã khuyến khích tội ác!Simonie nói từ tốn, nghỉ lấy hơi giữa các câu. Chàng plióng viên lịch sự gật đầu.- Chúng ta đang sống trong một thời đại khủng khiếp. - Simonic nói tiếp - Thế kỷ của chúng ta là thế kỷ của cướp bóc và của tội ác, thế kỷ của bọn găngxtơ...Ông ta rung rung ngón trỏ như thể nỗi kinh hoàng bỗng nhiên bao trùm ông ta.- Tình cảnh của chúng tôi thật thảm thương... Chỉ bây giờ tôi mới hiểu điều đó. Chúng tôi đã trao giải thưởng cho một tên tội phạm! Điều này quá tượng trưng, ông có hiểu tôi không?- Tôi hiểu - Joseph trả lời - Nhung tôi sợ rằng giờ đây đã không thể ỉm chuyện này đi được nữa. Tôi là nhà báo. Đây là nghề nghiệp của tôi. Tôi có nghĩa vụ phải thông báo cho các độc giả của mình. Ngoài ra chúng tôi còn phải tính đến khía cạnh thương mãi nữa. Giả sử như chúng tôi im lặng, nhưng những người khác chắc hẳn sẽ thiếu lịch sự hơn. Vâng, và nói chung là đằng nào cũng muộn rồi... Ông nghe thấy tiếng ồn chứ?Người khoác áo chùng xanh lắng nghe.- Đó là máy đang in những số báo cuối cùng. - Joseph giải thích.Cả tòa nhà rung lên vì tiếng ầm ầm khô khốc. Cái gạt tàn nhỏ bằng thủy tinh của Joseph cũng rung lên bần bật. Tay phóng viên đặt nó sang chỗ khác.- Thế mà tôi cứ hy vọng là còn chưa muộn. - Simonie thốt lên, giọng lạc hẳn đi.- Hắn ta gọi điện thoại cho ông lúc mấy giờ? - Joseph hôi.- Tôi không nhớ chính xác, hình như là gần 12 giờ đêm... Thật kinh khủng làm sao!- Ông nói về cú điện thoại ư?- Không phải, tôi nói chung về tất cả... Đúng là cái thời đại kinh khủng!Simonie cúi đầu và lẩm bẩm như nói với riêng mình:- Nhưng đó là một tuyệt tác... Một tuyệt tác thật sự...- Xin lỗi ông? - Tay phóng viên hỏi lại.- Đấy là tôi nói về bản thảo... Một tuyệt tác thật sự.Ngoài hàng lang vang lên tiếng bước chân vội vã và tiếng d’Arjean vọng vào:- Robenne, Robenne, anh đang ở trong phòng đấy chứ? Bary đang chờ anh đó.Cửa mở ra. Bình luận viên văn học bước vào phòng. Anh ta nhận ra Simonie ngay bởi cái áo chùng màu xanh của ông ta.- Mong ông thứ lỗi...- Đây là người bạn d’Arjean của chúng tôi - bình luận viên văn học của “Paris-Nouvelles” - Joseph giới thiệu - Đây là Gaston Simonie, thành viên của Viện hàn lâm Goncourt.D’Arjean kính cẩn nghiêng người. Simonie chìa tay ra cho anh ta.- Ông d’Arjean, tôi thường đọc các bài báo của ông. Chúng được viết rất mẫu mực và rất có ích.- Xin đa tạ ông - D’Arjean trả lời - Tiếc rằng người ta cho chúng tôi quá ít chỗ, và văn học không giành được vị trí xứng đáng trong lòng độc giả khiến cho...Joseph nhăn mặt.Simonie gật đầu.- Tôi sợ là ngày mai, như ông vừa nói, văn học sẽ chiếm một vị trí xứng đáng trong lòng độc giả, dù rằng chúng tôi vẫn mong sao để chuyện đó không xảy ra thì vẫn tốt hơn!- Tất cả những chuyện đó rất đáng buồn - D’Arjean lịch sự đồng tình với ông ta.Simonie vén áo và giấu tay vào đó.- Vâng, bây giờ thì không thể giấu nhũng sự kiện của ông hôm nay được nữa. Thế nhưng, thưa các ông, tôi chỉ yêu cầu một điều: Dù sao các ông cũng hãy nghĩ đến chúng tôi, đúng hơn là nghĩ đến danh dự vẫn được Viện chúng tôi giữ gìn trong khi có những kẻ rất sẵn lòng giẫm đạp nó xuống bùn. Tôi cho rằng ngài Chủ tịch của chúng tôi sẽ tập hợp các đại diện của giới báo chí và yêu cầu họ thể hiện phép lịch sự và tính điềm đạm trong khi làm sáng tỏ vấn đề. Có kẽ nào đó đã định diễn một trò đùa với chúng tôi, một trò đùa đẫm máu...- Chúng tôi sẽ làm tất cả để vạch mặt hắn, tôi hứa với ông đó. - Joseph tin tưởng nói.- Ôi, nếu được như vậy! - Nhà thơ thở dài và đứng dậy. Ông ta giơ tay lên rồi lại buông xuống và nói thêm - Điều khủng khiếp nhất là khi tôi làm quen với cái sinh vật kinh tởm ấy thì tôi sẽ không đủ sức để nén lòng thán phục hắn ta ở ngay trong tôi.Và hạ thấp giọng, ông ta kết luận:- Điều đó thật kinh khủng nhưng cuốn tiểu thuyết của hắn ta đúng là một tác phẩm xuất sắc. Biết làm sao được!Ông ta bắt tay Joseph, rồi d’Arjean, và đẩy cánh cửa hơi hé mở.- Vâng, còn một yêu cầu nữa. Tôi sẽ vô cùng biết ơn nếu các ông thông báo cho tôi biết công việc điều tra tiến triển ra sao. Tôi biết ông Robenne là một chuyên gia thành thạo công việc của mình.- Nhất định rồi. - Joseph hứa.- Tlura, ông có muốn nói chuyện với tòng biên tập của chúng tôi không? - D’Arjean đề nghị.- Thôi, không cần thiết. Bây giờ đã muộn rồi. Tôi hoàn toàn tin tưởng vào quý ông và hy vọng rằng chúng ta sẽ còn có dịp gặp nhau. Bởi vì quý ông còn phải làm việc, đúng không ạ? Tôi sẽ không làm phiền quý ông nữa. Tạm biệt quý ông.Bằng một cử chỉ dứt khoát, Simonie đội chiếc mũ phớt đen lên cái đầu hói của mình và đi ra. Hai nhà báo đứng ở cửa nhìn theo bóng nhà thơ: Ông ta đi dọc theo hành lang lưng còng xuống. Vạt áo chùng của ông ta bay lất phất. Đi ngang qua ban tin tức Simonie quay đầu lại. Trong mấy giây đồng hồ dường như ông ta ngắm nhìn hai nhà báo chẳng giống nhau chút nào: Robenne là một thanh niên tóc vàng, người chắc nịch với đôi mắt xanh biếc trong sáng, còn d’Arjean thì có mái tóc đen, người gầy, với khuôn mặt hình ô-van dài và ánh mắt được giấu sau cặp kính gọng lớn bằng sừng.Nhưng không phải vẻ ngoài của mấy nhà báo khiến ông ta phải lưu ý. Simonie quay lại chỗ họ và nhấc mũ nói:- Xin lỗi, tôi suýt quên... Các ông có thể cho tôi số báo buổi chiều được không? Hay nói đúng hơn là số báo buổi sáng ấy!Ông ta mỉm cười yếu ớt và ngượng nghịu xoắn bộ ria mép đã bạc của mình.- Tất nhiên rồi - D’Arjean trả lời - Xin ông chờ cho một phút...Joseph còn lại một mình với nhà thơ.Trong tòa nhà rộng lớn lúc này hầu như yên tĩnh. Tiếng máy tê-lê-tip cuối cùng đã ngừng hẳn. Các máy in đã thôi rung tường. Từ sau các cánh cửa vọng lại nhiều giọng nói. Đó là các biên tập viên làm ca đêm đang tỏa về nhà.Gaston Simonie thận trọng nhìn quanh. Ông ta đến sát gần Joseph và khẽ nói với anh:- Robenne, tôi phải... Tôi phải thú thật rằng...Joseph kính cẩn cúi đầu lắng nghe nhà thơ.- Tôi cảm thấy khó chịu trorrg người quá. - Nhà thơ nói thở gấp gáp - Chắc là cú điện thoại ấy đã làm tôi lo lắng quá. Tôi vốn bị đau tim mà ngày hôm nay lại nhiều chuyện phiền phức như thế...- Hay là ông ngồi nghĩ chút nhé? Hay uống thuốc gì đó được không?- Không, không. Tôi chỉ muốn được về nhà thôi.Người khoác áo chùng xanh rõ là đã quá sợ hãi. Ông ta lo lắng xoắn cái vạt áo chùng của mình và luôn đảo mắt nhìn quanh. Khuôn mặt ông ta tái nhợt như kẻ sắp chết.- Tôi sống khá xa đây... ở bờ sông Anjou, trên đảo Saint-Louis.- Ông có muốn chúng tôi cho người đưa về không?- Tôi sẽ biết ơn vô cùng!D’Arjean cầm tờ báo quay lại.Ở trên trang nhất, phía trên sáu cột báo cỏ một tít lớn in đậm:“Một chuyện không bao giờ xuất hiện trong đầu một nhà văn nào!Kẻ giết người được giải thưởng văn học Goncourt!Có đúng thật là tác giả giấu mặt của ‘Sự im lặng của Harpocrate’ mà người viện sĩ đã nhất trí trao giải thưởng văn học Goncourt là kẻ đã giết người buôn sách cũ ở Monastic hay không?Bí mật hoàn toàn!(Bài của đặc phái viên Joseph và d’Arjean)”.- Tôi mong ước được tránh đúng cái này đây! - Simonie thì thào sau khi chăm chú đọc đề mục.Joseph khoát tay như muốn nói: Chúng tôi không thể làm gì được... Mọi sự đã rồi...Simonie chậm chạp gập tờ báo lại và nhét vào trong áo chùng. Chàng phóng viên thở ra nhẹ nhõm. Nhà thơ không nhìn thấy bức ảnh mà d’Arjean bố trí ở dưới cột sáu. Joseph mừng rỡ. Ơn trời, ít ra là ông ta chưa nhận ra ngay cái đó. Người ta đã ghép ảnh thật khéo và cực kỳ ác độc: Simonie được bọc nỉ trong chiếc áo chùng nổi tiếng của mình trên nền một bóng đen. “Ai là tác giả của ‘Sự im lặng của Harpocrate’? - Lời đề tựa viết vậy. Câu hỏi này được đặt ra cho tất cả, cùng với Gaston Simonie, nhà thơ nổi tiếng với tập thơ ‘Những nhánh hoa của bóng râm’, một trong số những thành viên được kính trọng nhất của Viện hàn lâm Goncourt”.- Tôi sẽ gọi điện cho ga-ra ô-tô - Joseph đề nghị - Còn anh, d’Arjean, anh tiễn ông Simonie được không?- Một lần nữa tôi xin cám ơn trước về tất cả những gì mà quý ông có thể giúp chúng tôi! - Và nhà thơ bắt tay Joseph.Simonie và d’Arjean đi ra thang máy.Chiếc áo chùng xanh thấp thoáng vài giây dưới ánh sáng yếu ớt ở hành lang rồi biến mất sau chỗ ngoặt.