Dịch giả : Lê Trọng Bổng
CHƯƠNG 4
SO SÁNH CÁCH NHÌN BẢN THÂN
VÀ THỰC TẠI CỦA CHÚNG TA VỚI CÁC QUAN ĐIỂM KHOA HỌC PHƯƠNG TÂY

 
Hơn cả điều mình muốn thừa nhận, ta là vật phẩm của di sản khoa học phương Tây. Cung cách ta học tư duy và những xác định bản ngã của ta đều dựa trên những mô hình khoa cách tương tự đã được các nhà vật lý dùng mô tả vũ trụ thể chất. Phần nầy của cuốn sách nêu lên lịch sử vắn tắt cho thấy những thay đổi về cách mô tả vũ trụ thể chất của các nhà vật lý và về cung cách ứng hợp của các mô tả đó với những thay đổi trong các xác định bản ngã của ta.
Điều quan trọng cần nhớ là biện pháp mà khoa học phương Tây thực hiện là tìm sự phù hợp giữa bằng chứng toán học và bằng chứng thí nghiệm. Nếu không thấy phù hợp thì bấy giờ các nhà vật lý sẽ tìm một lý thuyết khác cho đến khi có đủ bằng chứng toán học lẫn thí nghiệm để giải thích một tập hợp các hiện tượng.
Điều nầy làm cho phương pháp khoa học phương Tây trở thành một công cụ có uy lực trong sử dụng, thực tiễn và dẫn đến những phát minh sáng chế vĩ đại như sử dụng điện năng và sử dụng các hiện tượng hạ nguyên tử trong y học như X quang tuyến, SCAT scanner là laser. Vì tri thức của ta phát triển nên luôn khám phá những hiện tượng mới. Nhiều khi những hiện tượng mới nầy không thể mô tả bằng các lý thuyết hiện hành khi ta giải thích chúng. Người ta đòi hỏi những lý thuyết mới, khái quát hơn và thường dựa trên toàn bộ tri thức có trước đó; các thí nghiệm mới được ấn định thực hiện cho đến khi tìm ra sự phù hợp giữa bằng chứng thí nghiệm và bằng chứng toán học mới. Các lý thuyết mới nầy được thừa nhận là những đinh luật tự nhiên. Quá trình tìm kiếm phương thức mới để mô tả hiện tượng mới luôn là quá trình mở rộng tầm mắt ta thách thức nếp nghĩ hạn hẹp phổ biến của ta về bản chất và thực tại thể chất.
Bấy giở ta hợp nhất những quan niệm mới vào cuộc sống và bắt đầu nhìn bản thân một cách khác trước.
Toàn bộ phần nầy của cuốn sách cho thấy quan điểm khoa học về thực tại hổ trợ cho quan niệm con người gồm những trường năng lượng và trên thực tế còn vượt xa hơn thế để đi vào những lĩnh vực mà ta chỉ mới bắt đầu trải nghiệm, đó là quan điểm toàn đồ về vũ trụ. Trong vũ trụ này, mọi vật đều liên kết với nhau, phù hợp với một trải nghiệm toàn đồ về thực tại. Nhưng trước hết ta hãy điểm lại một phần lịch sử.
Vật lý học Newton
Cho tới nay, khi các tôn giáo phương Đông bắt đầu có tác động mạnh hơn vào nền văn hóa phương Tây; nhiều lối xác định bản thân của ta (vô thức rộng rãi) đều dựa trên cơ sở vật lý học của vài ba thế kỷ. Điều tôi nhắc đến ở đây là ý kiến khăng khăng của chúng ta tự coi mình là chất rắn. Việc xác đinh vũ trụ cấu tạo từ chất rắn được Isaac Newton cùng cộng sự theo đuổi trên quy mô lớn vào cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18.
Vật lý học Newton trong thế kỷ 19 được mở rộng để mô tả vũ trụ bao gồm những khối kiến trúc cơ bản gọi là nguyên từ. Người ta nghĩ rằng những nguyên tố Newton nầy gồm những vật rắn - một nhân proton và neutron, với các electron quay quanh nhân đó, rất giống trái đất quay quanh mặt trời. Cơ học Newton mô tả thành công chuyển động của các hành tinh, máy cơ khí và chất lỏng chuyển động liên tục. Kết quả to lớn của mô hình thế giới làm cho các nhà vật lý đầu thế kỷ 19 tin rằng vũ trụ quả là một hệ thống cơ giới khí khổng lồ hoạt động theo các quy luật chuyển động Newton.
Những định luật nầy được coi như những định luật cơ bản của tự nhiên và cơ học Newton được coi như lý thuyết cơ bản về các hiện tượng của tự nhiên. Những định luật nầy củng cố vững chắc các quan niệm về thời gian tuyệt đối và không gian
về các hiện trạng vật lý, coi đó như đích thực là nguyên nhân trong tự nhiên.
Mọi vật đều có thể mô tả một cách khách quan. Mọi phản ứng khác tự nhiên đều được coi như là có một nguyên nhân vật lý, như những hòn bi da va vào nhau trên bàn chơi. Các tương tác năng trong chất, chẳng hạn như âm nhạc chơi trên radio thông qua các làn sóng điện vô hình, bấy giờ còn chưa biết đến. Cũng chưa xảy ra cho ai đó chuyện bản thân người tiến hành thí nghiệm lại tác động đến các kết quả thí nghiệm cả về tâm lý lẫn vật lý, như các nhà vật lý hiện tại đã chứng minh.
Quan điểm nầy trước đây và hiện nay vẫn làm nức lòng những người thích cõi thế giới là chất rắn hoàn toàn không đổi, với những tập hợp quy luật rất luật hiểu, rất phân minh chi phối hoạt động của nó. Cuộc sống hằng ngày của ta vẫn tiếp diễn theo nhịp cơ học Newton, trừ các hệ thượng điện, còn thì nhà cửa của ta hoàn toàn theo Newton. Ta trải nghiệm thân thể mình theo hướng cơ giới, ta xác định phần thân thể lẫn trải nghiệm của mình trong giới hạn không gian ba chiều và thời gian tính tuyệt đối. Mọi người đều có đồng hồ, ta cần đông hồ để tiếp tục cuộc sống của mình y như ta đã cấu trúc ra
nó một cách tuyến tính là chủ yếu.
Vì ta mải mê với cuộc sống hàng ngày trong nỗ lực để được "đúng lúc", cho nên ta dễ thấy bản thân mình không khác máy móc và mất đi cái nhìn vào bên trong, trải nghiệm sâu sắc của con người. Hãy hỏi ai đó rằng vũ trụ cấu tạo bằng gì thì người nầy chắc chắn sẽ miêu tả mô hình Newton của nguyên từ (electron quay xung quanh nhân proton và neutron).
Tuy nhiên, nếu như phần mở rộng. Theo nghĩa đen, của lý thuyết nầy được dùng đến, thì nó sẽ đặt ta vào một vị trí,phần nào gây rối rắm cho nếp nghĩ của ta về bản thân, cho rằng mình là tập hợp những quả bóng bàn tí tẹo cùng quay tròn với nhau.
Lý thuyết trường
Đầu thế kỷ 19, nhiều hiện tượng lỏng mới trong tự nhiên được phát hiện mà không thể mô tả bằng vật lý học Newton.
Phát minh và nghiên cứu hiện tượng điện từ dẫn đến khái niệm trường. Trường được định nghĩa như là một trạng thái trong không gian có khả năng tạo ra lực. Cơ học Newton cũ giải thích tương tác giữa các hạt mang điện dương và điện âm như
n và e bằng cách đơn giản nói rằng hai hạt đó hấp dẫn nhau tựa như hai khối lượng.
Nhưng Michael, Faraday và James Clark Maxwell lại thấy đồng khái niệm trường thích hợp hơn và nói rằng mỗi điện tích tạo nên nhiều "nhiễu loạn" hay một "trạng thái " không gian bao quanh, do đó điện tích kia sẽ chịu một tác động khi nó có mặt tại đó. Thế là ra đời khái niệm về một vũ trụ chứa đầy trường tạo ra các lực tương tác.
Cuối cùng đã có một cơ cấu khoa học mà ta có thể dựa vào để bắt đầu lý giải khả năng tác động lẫn nhau từ xa
mà không cần nói hoặc nhìn. Mọi người đều trải nghiệm chuyện nhấc máy điện thoại lên là biết đầu bên kia là ai trước khi nghe tiếng nói. Các bà mẹ thường biết khi con cái bất an cho dù chúng sống ớ đâu. Điều nầy có thể lý giải bằng lý thuyết trường. Trong 15-20 năm gần đây ( 100 năm trải qua của các nhà vật lý), phần đông chúng ta quả đã bắt đầu những dòng khái niệm như vậy để mô tả các tương tác giữa cá nhân với nhau.
Ta vừa mới bắt đầu thừa nhận trong bản thân mình cấu tạo bằng trường, ta cảm nhận sự có mặt của người khác trong phòng mà không nhìn thâý họ hoặc không nghe họ nói (tương tác trường), ta nói về các sóng viba tốt hay xấu, về chuyện chuyền năng lượng cho người khác hay về chuyện đọc ý nghĩ của người khác. Ta có thể, ngay lúc mới gặp, biết là ta ưa người đó hay không, hoặc biết sẽ sống được với người đó hay sẽ va chạm. Cái “biết” này có thể giải thích bằng sự hòa hợp hay không hòa hợp của các tương tác trường.
Tính tương đối
Năm 1905, Albert Einstein công bố lý thuyết tương đối đặc biệt của mình và làm đảo lộn toàn bộ các khái niệm chính của quan điểm Newton về thế giới. Theo lý thuyết tương đối, không gian không phải ba chiêù và thời gian không phải là một tồn tại riêng rẽ. Cả hai liên kết chặt chẽ với nhau và tạo nên một continuum (vô cùng và không đếm được – ND) bốn chiều “không gian - thời gian”. Do đó, ta không thể nói đến không gian mà không có thời gian và ngược lại.
Hơn nữa, không có dòng chảy phổ biến của thời gian; nghĩa là thời gian không tuyến tính, cũng không tuyệt đối. Thời gian là tương đối. Nghĩa là, hai người quan sát sẽ chỉ dẫn các sự việc một cách khác nhau so với sự việc được quan sát.
Do đó, tất cả mọi đo đặc, kể cả không gian và thời gian, đêù mất ý nghĩa tuyệt đối. Cả thời gian và không gian đều trở thành đơn thuần là những yếu tố để mô tả các hiện tượng.
Theo lý thuyết tương đối của Einstein, trong những điêù kiện nào đó, hai nguời quan sát thậm chí có thể thấy hai sự việc ngược chiều thời gian, nghĩa là với người quan sát số 1, sự việc A xảy ra trước sự việc B, trong khi với người quan sát số 2, sự việc B lại xảy ra trước sự việc A.
Trong các miêu tả hiện tượng tự nhiên và bản thân, ta luôn dựa trên thời gian và không gian đến nỗi chúng thay đổi thì phải thay đôỉ toàn bộ cơ cấu được ta sử dụng trong miêu tả tự nhiên và bản thân. Ta chưa tiến hành việc hợp nhất bộ phận nầy của tính tương đối Einstein vào cuộc sống của mình.
Ví dụ, khi ta thoáng linh cảm thấy một người bạn đang gặp chuyện không may, như bị ngã cầu thang chẳng hạn, thì ta xem đồng hồ và gọi ngay để xem người đó có việc gì không. Ta cũng muốn biết chuyện đó có xảy ra không, để khẳng định khả năng nhìn thấu của mình. Ta gọi bạn, và bạn cho biết đã không có chuyện như thế. Ta kết luận rằng đó là do trí tưởng tượng đánh lừa ta, và vô hiệu hóa trải nghiệm của mình. Đó là nếp nghĩ Newton.
Ta phải thấy rằng ta trải nghiệm một hiện tượng không thể lý giải được bằng cơ học Newton, nhưng ta lại dùng cơ học Newton để khẳng định siêu cảm giác của mình. Nói cách khác, cái chúng ta vừa thấy là một trải nghiệm có thật. Do chỗ thời gian không phải là tuyến tính, có thể đã xảy ra điều đó. Nó có thể xảy ra đúng vào lúc ta nhìn thấy,và cũng có thể xảy ra trong tương lai. Thậm chí nó chỉ có khả năng xảy ra mà không bao giờ xảy ra thật sự. Chính vì nó không xảy ra ở thời điểm mà ta tìm cách đối ứng nó vào, cho nên nó tuyệt nhiên không chứng minh được là cái nhìn thấu của ta về khả năng xảy ra đó là sai. Tuy vậy, nếu trong khi nhìn thấu được về người bạn ta lại thấy thêm cả lịch và đồng hồ thời gian Newton thì khả năng nhìn thấu của ta chắc chắn sẽ như là bao gồm cả thông tin về continuum không gian - thời gian đó của sự kiện. Chắc chắn nó sẽ được khẳng định dễ dàng hơn trong thực tại vật lý Newton.
Đã đến lúc phải ngừng việc vô hiệu hoá trải nghiệm vốn nằm ngoài nếp nghĩ Newton và mở rộng cơ cấu thực tại của ta. Ai cũng có những trải nghiệm về thời gian tăng tốc hay mất dấu vết thời gian. Nếu ta trở nên thành thạo trong quan sát tâm trạng, ta có thể thấy thời gian của ta thay đổi theo tâm trạng ta đang sống và theo những trải nghiệm ta có.
Ví dụ ta thấy thời gian đó là tương đối khi ta trải nghiệm một quãng thời gian lo sợ rất dài ngay trước khi xe ca của mình đổ hoặc xuýt đâm vào chiếc xe khác đang chạy tới. Căn cứ theo đồng hồ, khoảnh khắc đó chỉ vài giây; vậy mà đối với ta, thời gian trôi đi chậm lại. Thời gian trải nghiệm không đo được bằng đồng hồ, vì đồng hồ là dụng cụ dành để đo thời gian tuyến tính được cơ học Newton xác định.
Trải nghiệm của ta tồn tại ngoài hệ thông Newton. Nhiều khi ta gặp lại một người nào đó sau nhiều năm xa cách, thế mà cứ như thể vừa gặp nhau hôm trước. Trong liệu pháp hồi quy, nhiều người trải nghiệm các sự kiện thời thơ ấu như thể những sự kiện đó đang diễn ra ngay lúc nầy. Ta cũng thấy ký ức của mình có những sự kiện được sắp xếp theo một trật tự khác với người nào đó cũng đã trải nghiệm các sự kiện nầy (Hãy thử so sánh các kỷ niệm tuổi thơ cùng với anh chị em ruột của bạn).
Nền văn hóa của thổ dân châu Mỹ, vốn không có đồng hồ để tạo ra thời gian tuyến tính, đã phân chia thời gian thành hai: thời gian bây giờ và tất cả thời gian khác. Thổ dân Úc (Australia) cũng có hai loại thời gian: thời gian qua và Thời gian Lớn. Cái gì xảy ra trong Thời gian Lớn cũng có nối tiếp, nhưng không thể ghi được ngày tháng của nó.
Lawrence Le Shan, qua thử nghiệm trên các nhà minh triết, đã xác định hai loại thời gian: thời gian tuyến tính thường lệ và Thời gian Minh Triết. Thời gian Minh triết là đặc tính của thời gian mà các nhà minh triết trải nghiệm khi họ sử dụng năng khiếu của mình. Nó giống như Thời gian Lớn. Cái gì xảy ra cũng có nối tiếp nhưng chỉ có thể nhìn thấy nó từ quan điểm hòa mình vào hoặc trải nghiệm dòng chảy liên tục đó.
Ngay lúc nhà minh triết tích cực tìm cách can thiệp vào sự nối tiếp của các sự kiện mà mình đang chứng kiến, thì lập tức nhà minh triết bị đẩy trở về thời gian tuyến tính và sẽ không còn được chứng kiến các sự kiện nằm bên ngoài cơ cấu “tại-đây-và-vào-lúc-nầy”. Bấy giờ nhà minh triết phải tập trung chú ý lần nữa vào Thời Gian Minh Triết. Người ta vẫn chưa hiểu các quy luật chi phối một chuyển động như vậy từ cơ cấu nọ sang cơ cấu kia của thời gian. Phần lớn các nhà minh triết thường bị buộc phải “đọc” cấu trúc thời gian đặc biệt của cuộc đời một người hoặc tiền kiếp của họ theo yêu cầu. Một số nhà minh triết có thể chỉ đơn giản tập trung vào bất cứ cái gì mà cấu trúc thời gian đòi hỏi.
Continuum không gian-thời gian Einstein nói rõ rằng tính chất tuyến tính biểu kiến của sự kiện tùy thuộc vào người quan sát. Tất cả chúng ta đêù sẵn sàng chấp nhận tiền kiếp như là cuộc sống thể chất theo nghĩa đen đã xảy ra torng quá khứ trong một môi trường thể chất giống như môi trường nầy. Tiền kiếp của ta có thể xảy ra ngay bây giờ trong một continuum không gian-thời gian khác. Nhiều người trong chúng ta đã trải nghiệm “tiền kiếp” và cảm nhận tác động của nó như thể nó vừa xảy ra cách đó không lâu. Nhưng ta hiếm khi nói về cung cách tác động của cuộc đời vị lai của ta đối với cuộc đời ta đang trải nghiệm ngay tại đây và vào lúc nầy. Vì ta sống cuộc đời của mình VÀO LÚC NẦY cho nên nó trở thành cái đúng hơn cái ta đang chép lại về lịch sử của mình cả quá khứ lẫn vị lai.
Một hậu quả quan trọng khác của tính tương đối Einstein là nhận thức rõ ràng rằng vật chất và năng lượng có thể thay đổi cho nhau. Khối lượng chẳng qua là một hình thái của năng lượng. Vật chất chỉ đơn giản là năng lượng chuyển động chậm lại hoặc kết tinh lại. Thân thể con người là năng lượng. Cái đó là nội dung mà toàn bộ cuốn sách nầy đề cập. Tôi đã giới thiệu khái niệm cơ thể năng lượng trong sách nầy nhưng không nhấn mạnh rằng thân thể chúng ta cũng là năng lượng.
Nghịch lý
Trong những năm 1920, vật lý học bước vào một thực tại kỳ lạ và bất ngờ của thế giới hạ nguyên tử.
Mỗi lần các nhà vật lý đặt câu hỏi với tự nhiên trong một thí nghiệm thì tự nhiên đáp lại bằng một nghịch lý. Họ càng cố sức làm cho tình hình sáng sủa thì các nghịch lý càng rõ nét hơn. Cuối cùng, các nhà vật lý thấy rõ rằng nghịch lý đó là phần bản chất bên trong của thế giới hạ nguyên tử trên đó tồn tại toàn bộ thực tại thể chất của chúng ta.
Ví dụ, ai đó có thể đưa ra một thí nghiệm chứng minh ánh sáng là hạt. Một thay đổi nhỏ trong thí nghiệm này sẽ chứng minh ánh sáng là sóng. Cho nên, để mô tả hiện tượng ánh sáng, cần phải sử dụng cả khái niệm sóng lẫn khái niệm hạt. Cứ thế chúng ta đi vào một vũ trụ được xây dựng trên khaí niệm “cả hai/ và” nhị nguyên được dùng để thúc đẩy ta tiến tới sự hòa hợp. Các nhà vật lý gọi nó là tính bổ sung cho nhau. Nghĩa là, để mô tả một hiện tượng (nếu ta tiếp tục tư duy trong các giới hạn hạt và sóng như vậy) thì phải sử dụng cả hai loại mô tả. Những loại nầy hổ sung cho nhau hơn là đối nghịch nhau theo khái niệm cũ "mỗi/hay ".
Chẳng hạn, Max Planck phát hiện ra ràng năng lượng của bức xạ nhiệt (tựa như lò sưởi trong nhà bạn) không tỏa ra liên tục mà hiện ra trong hình thái những "gói nhỏ năng lượng" rời rạc gọi lượng tử.
Einstein đã đưa ra định đề rằng mọi hình thái bức xạ điện từ có thể hiện ra không những dưới dạng sóng mà còn dưới dạng lượng tử. Các lượng tử ánh sáng, hay các gói nhỏ năng lượng, đã được thừa nhận là những hạt có thiện ý, (giai đoạn nầy của ván bài thì hạt, xác định sít sao nhất của “đồ vật", lại là gói nhỏ năng lượng!).
Vì ta đi sâu hơn vào vật chất nên tự nhiên không chỉ cho ta thấy bất cứ "khối kiến trúc cơ bản nào, như vật lý học Newton đã gợi ý. Các nhà vật lý đã ngừng việc tìm kiếm những khối kiến trúc cơ bản của vật chất khi họ tìm ra nhiều các hạt cơ bản đến nỗi phải khó khăn lắm mới gọi được chúng là cơ bản.
Qua những thí nghiệm trong vài thập niên nầy, các nhà vật lý thấy rằng vật chất là hoàn toàn có thể biến đổi, và ở mức hạ nguyên tử. Vật chất không hiện hữu chắc chắn ở những vị trí rõ ràng, mà thường cho thấy các "khuynh hướng" hiện hữu. Toàn bộ hạt có thể biến hóa thành các dạng hạt khác. Chúng có thể được tạo nên từ năng năng và có thể tan ra thành năng lượng. Điều xảy ra tại đâu và lúc nào ta không thể biết chính xác. nhưng ta biết chắc là liên tục xảy ra.
Ở mức cá thể, vì ta chuyển dịch thêm vào thế giới tâm lý học hiện đại và phát triển tâm linh nên ta thấy các hình thái cũ mỗi/hay" cùng hòa vào hình thái "cả hai/và". Ta không là ác hay thiện, ta không còn chỉ căm ghét yêu thương ai.
Ta tìm ra nhiều khả năng bao quát hơn bên trong ta. Ta có thể cảm thấy vừa yêu thương vừa căm ghét và có mọi xúc cảm trung gian khác đối với chỉ một con người. Ta hành động có trách nhiệm. Ta thấy hai mặt của nhị nguyên cũ Thượng đế/ma quỷ hòa với nhau thành một tổng thể trong đó ta thấy nội tại Nữ thần/thượng đế hợp nhất với ngoại vi Thượng đế/nữ thần.
Cái ác không phải là đối nghịch với Nữ thần/thượng Đế mà chỉ chống lại quyền lực của Thượng đế/nữ thần. Tất cả đều gồm có năng lượng như nhau. Quyền lực Nữ thần/ Thượng đế vừa đen vừa trắng, vừa nam vừa nữ, chứa đựng cả ánh sáng thanh khiết lẫn khoảng trống màu đen mượt như nhung.
Như bạn đọc có thể thấy, chúng ta vẫn dùng các khái niệm thấm nhuần trong nhị nguyên, nhưng nó là một thế giới các đối nghịch "bề ngoài" bổ sung cho nhau chứ không phải đối nghịch "thật sự". Trong hệ thống nầy.
Vượt qua nhị nguyên - Quan điểm toàn đồ
Các nhà vật lý thấy rằng hạt các có thể cùng lúc là sóng bởi vì chúng không phải là sóng thể chất thật sự như sóng âm hay sóng nước. Sóng xác suất không đại diện cho xác suất của đồ vật mà cho xác suất của các mối liên kết nhiều hơn.
Đó là một khái niệm khó hiểu, nhưng về thực chất các nhà vật lý nói rằng không có đồ vật nào như thể là "đồ vật" cả, cái ta đã dùng để gọi "đồ vật" thực ra là "sự kiện" hoặc đường mòn đã trở thành sự kiện.
Thế giới cũ các vật rắn của ta và các quy luật quyết định của tự nhiên bây giờ hòa vào một thế giới mô hình dạng sóng các mối liên kết. Những khái niệm như "hạt cơ bản", "vật chất hữu hình", vật thể cô lập" đã mất hết ý nghĩa. Toàn vũ trụ hiện ra như một mạng lưới năng dộng các mô hình năng lượng không thể tách rời.
Vậy là vũ trụ dược xác định như là một tổng thể năng động không thể chia cắt; về thực chất tổng thể này lúc nào cũng bao gồm cả người quan sát. Nếu vũ trụ quả thật là một mạng lưới như vậy thì theo lô gích không có vật gì riêng rẽ cả. Do đó. chúng ta không phải là những phần tách rời của một tổng thể. Chúng ta là một tổng thể.
Gần đây. nhà vật lý TS Davidavid Bohm, trong cuốn sách trật tự bao hàm của ông, đã nói rằng những định luật vật lý chủ yếu không thể được phát hiện bởi một nền khoa học mang mưu đồ đập vỡ thế giới thành từng phần. Ông viết về một “trật tự hao hàm tiềm tàng" tồn tại trong trạng thái tiềm tàng và là cơ sở cho mọi thực tại hiển nhiên dựa vào. Ông gọi thực tại hiển nhiên này là "trật tự bộc lộ hiển hiện". "
Các phần được nhìn thấy ở trạng thái liên kết trực tiếp với nhau, trong đó các mối quan hệ động lực của chúng tùy thuộc một cách bất biến và trạng thái của toàn hệ thống... Do vậy, người ta đi đến một ý niệm mới về tính trọn vẹn không sứt mẻ, nó phủ nhận ý tưởng cổ điển về tính phân tích được của thế giới thành những phần riềng rẽ và tồn tại độc lập."
TS Bohm tuyên bố rằng quan điểm toàn đồ về vũ trụ là vị trí xuất phát để bắt đầu tìm hiểu các trật tự bao hàm tiềm tàng và các trật tự bộc lộ hiển nhiên. Khái niệm toàn đồ nói rõ rằng mỗi phần là một dại diện chính xác của tổng thể và có thể dùng để xây dựng lại toàn đồ trọn vẹn.
Năm 1971,Dennis Gahor nhận giải Nobel về xây dựng toàn đồ đầu tiên. Nó là bức ảnh chụp không dùng ống kính trong đó một trường trong ánh sáng do một vật tỏa ra được ghi lại trên tấm kính ảnh như một mô hình giao thoa.
Khi đặt toàn đồ hay bức ảnh ghi được lên một hàng tia laser hoặc một chùm ánh sáng dính kết thì mô hình sóng gốc được tái sinh trong một hình ảnh ba chiều. Mỗi phần của toàn đồ là dại diện chính xác của tổng thể và có thể xây dựng lại bức ảnh trọn vẹn. ls Karl Pribram, nhà nghiên cứu về não nổi tiếng, trong suốt một thập kỷ đã tích lũy được nhiều bằng chứng nói lên cấu trúc sâu của não thực chất là toàn đồ. Ông cho biết các nghiên cứu từ nhiều phòng thí nghiệm dùng vi phân tích các tần số thời gian và / hoặc không gian đã chứng minh trung não cấu trúc nên thị giác thính giác, vị giác, khứu giác và xúc giác một cách toàn đồ. Thông tin được phân bố trong toàn bộ hệ thống. Do đó một mẩu nhỏ cũng tạo ra được thông tin của tổng thể. TS Pribram dùng mô hình toàn đồ để không những mô tả cả vũ trụ cũng được.
Ông cho biết nó sử dụng một quá trình toàn đồ để tách ra khỏi một lĩnh vực toàn đồ vượt trước thời gian và không gian. Các nhà cận tâm lý học đã tìm tòi năng lượng có thể truyền đi thần giao cách cảm, cách không khiển vật, chữa trị. Từ quan điểm vũ trụ toàn đồ nhưng sự kiện nầy nảy ra từ những tần sóng vượt trước thời gian và không gian; không phải là chúng được truyền đi. Tiềm lực của chúng là đồng thời và có khắp mọi nơi.
Khi ta nói về trường năng lượng của hào quang trong cuốn sách này, ta phải dùng những thuật ngữ rất cổ xuất phát từ quan điểm của các nhà vật lý đó. Hiện tượng hào quang rõ ràng là nằm cả bên trong lẫn bên ngoài thời gian tuyến tính và không gian ha chiều. Như trong các nghiên cứu trên bệnh nhân mà tôi đã trình bày. Tôi nhìn thấy "các sự kiện trong tuổi dậy thì của Ed khi anh bị gãy xưng cụt, do chỗ anh vẫn mang theo trải nghiệm đó trong trường hào quang của anh; "tia chớp" của người đang yêu có thể nhìn thấy trong trường năng hiện tại, và rõ ràng là nhà thấu thị có thể đi ngược thời gian và chứng kiến diễn biến của sự kiện đã xảy ra trước đó.
Một số lớn trường hợp trải nghiệm được thuật lại trong cuốn sách nầy đòi hỏi hơn hai chiều không gian mới có thể giải thích được; phần lớn hiện ra tức thời. Khả năng nhìn thấy bên trong thân thể ở bất cứ mức nào, với cách lý giải khác nhau, bao hàm việc sử dụng các chiều phụ của không gian. Khả năng nhận biết một sự kiện trong quá khứ bằng cách chỉ đơn giản yêu cầu thông tin về nó, hoặc khả năng nhìn thấy một sự kiện có thể xảy ra rồi thay đổi nó bằng can thiệp trong quá trình chữa trị, đều có thể bao hàm thời gian không tuyến tính. Khả năng nhìn thấy một sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai vượt ra ngoài thời gian tuyến tính.
Trong sử dụng khái niệm trường để mô tả hào quang, ta phải dầm mình trong thuyết nhị nguyên; nghĩa là là phải tách trường ra khỏi ta và quan sát "nó" như một hiện tượng tồn tại thành một phần của ta. Ta phải dùng các thuật ngữ như "trường của mình" và "hào quang của nàng". v.v.
Đấy là nhị nguyên luận. Tôi phải xin lỗi về điều đó và thẳng thắn nói rằng ở điểm nầy, tôi hoàn toàn không thể truyền đạt các trải nghiệm này nếu như không ứng dụng các cơ cấu cũ.
Theo cơ cấu toàn đồ của thực tại thì mỗi mảnh của hào quang không chỉ đại diện cho tổng thể mà còn chứa đựng tổng thể. Do vậy, ta có thể chỉ mô tả trải nghiệm của mình về một hiện tượng mà ta vừa tiến hành quan sát vừa tạo ra cùng một lúc Mỗi quan sát tạo ra một tác động đối với mẫu được quan sát. Ta không chỉ là một phần của mẫu, ta là mẫu. Nó là ta và ta là nó, riêng thuật ngữ "nó" lúc nầy cần hủy bỏ và thay bằng thuật ngữ khác, một thuật ngữ thích hợp hơn để giải tỏa các trở ngại kinh qua trong đầu óc khi ta cố gắng truyền đạt. Các nhà vật lý đã dùng thuật ngữ "khả năng có thể xảy ra của các mối liên kết", hoặc “mạng lưới năng động các mẫu năng lượng khung thể tách rời ". Khi ta bắt đầu tư duy trong giới hạn của mạng lưới năng động các mẫu năng lượng không thể tách rời thì toàn hộ các hiện tượng hào quang mô tả trong cuốn sách này không hiện ra đặc biệt bất thường hoặc xa lạ nữa.
Mọi trải nghiệm liên kết với nhau. Cho nên nếu ta nhận thức được điều nầy và để cho tính liên kết với nhau ấy đi vào các quá trình nhận thức của mình thì ta có thể thấy được tất tả các sự kiện không lệ thuộc vào toàn bộ thời gian. Những khi vừa mới nói "chúng ta" là ta rơi trở lại vào thuyết nhị nguyên. Thật khó mà trải nghiệm tính liên kết với nhau ấy khi phần lớn trải nghiệm của ta về cuộc đời là nhị nguyên. Nhận thức toàn đồ chắc chắn sẽ nằm ngoài thời gian tuyến tính không gian ba chiều, do vậy biết được nó không phải là chuyện dễ. Ta phải thực hành các trải nghiệm toàn đồ để có thể biết được nó.
Thiền định là phương thức vượt qua giới hạn của tư duy tuyến tính và cho phép tính liên kết với nhau của mọi vật trở thành một thực tại dựa trên trải nghiệm. Thực tại này rất khó truyền đạt bằng lời. Vì ta sử dụng lời theo kiểu tuyến tính.
Ta cần phát triển vốn từ vựng để nhờ đó có thể dẫn dắt nhau vào những trải nghiệm nầy.
Trong thiền định Zen của Nhật Bản, các sư phụ truyền cho môn đệ một câu ngắn gọn để tập trung vào: sau nầy gọi là cổ án (koan), được dùng để giúp môn đệ vượt qua tư duy tuyến tính.
Một trong những câu tôi thích nhất là: "Vỗ một tay tai nghe thấy gì?" Phản ứng của tôi đối với câu cổ án nổi tiếng nầy là thấy mình đang tỏa lan vào vũ trụ trên một mô hình âm thanh không nghe thấy đường như mãi mãi tuôn trào.
Mối liên kết siêu sáng
Các nhà vật lý đang sử dụng cả toán học lẫn thí nghiệm để tìm hiện hữu của mối liên kết phố biến tức thì bên trong cơ cấu của khoa hoc. Năm 1964, nhà vật lý J.S. Bell công bố một bằng chứng toán học gọi là định lý Ben.
Định lý Bell chứng minh bằng toán học khái niệm cho rằng các "hạt" hạ nguyên tử liên kết với nhau bằng cách nào đó vượt được qua không gian và thời gian, đến mức mà bất cứ điều gì xảy ra cho một hạt cũng tác động đến các hạt khác, tác động nầy là tức thì và không cần "thời gian" để truyền đi.
Lý thuyết tương đối Einstein cho thấy rằng hạt không thể đi nhanh hơn tốc độ ánh sáng. Trong định lý Bell, tác động có thể là "siêu sáng", hay nhanh hơn tốc độ ánh sáng. Hiện tại định lý Bell đã được chứng minh bằng thực nghiệm. Hiện giờ chúng ta đang nói về một hiện tượng đứng ngoài lý thuyết tương đối Einstein. Chúng ta đang cố gắng vượt qua đối ngẫu sóng/hạt. Như vậy là một lần nữa, do trình độ kỹ xảo của trang thiết bị khoa học được nâng cao phép thăm dò sâu hơn vào vật chất một cách nhạy cảm hơn, ta thấy được những hiện tượng không thể giải thích bằng lý thuyết hiện hành.
Khi loại thăm dò kiểu nầy xuất hiện vào cuốí những năm 1800. Phát minh ra điện đã cách mạng hóa thế giới và làm cho ta suy nghĩ sâu hơn về vấn đề “chúng ta là ai ". Những năm 1940, năng lượng nguyên tử lại cách mạng hóa thế giới lần nữa. Rõ ràng là hiên nay chúng ta đang hướng vào một thời kỳ thay đổi ghê gớm khác.
Nếu các nhà vật lý nghiên cứu cung cách hoạt động của mối liên kết tức thời nầy thì chúng ta có thể học hỏi để nhận biết một cách có ý thức về các mối liên kết tức thời của ta với thế giới và giữa từng người với nhau. Rõ ràng là điều này sẽ cách mạng hoá việc truyền đạt thông tin. Nó cũng chắc chắn sẽ thay đổi tận gốc hình thức tương tác giữa người nầy với người kia. Mối liên kết tức thời nầy có thể cung cấp cho ta khả năng đọc được ý nghĩ của nhau bất cứ lúc nào ta muốn. Ta có thể biết được điều gì đang xảy ra trong nội tâm mỗi người, và thực sự hiểu nhau sâu sắc.
Ta cũng có thể nhìn thấy rõ hơn tác động của ý nghĩ, cảm giác (trường năng lượng) và hành động của ta đối với thế giới như thế nào, rõ ràng hơn ta nghĩ trước đây.
Các trường phát sinh hình thái.
Trong cuốn sách của ông nhan đề Một Khoa học mới về sự sống, Rupert Sheldrake đưa ra ý kiến là mọi hệ thống được điều chỉnh không chỉ bằng năng lượng đã biết và các yếu tố vật chất mà còn bằng những trường cấu tạo vô hình. Những trường nầy là nguyên nhân bởi vì chúng dùng làm những sơ đồ cho hình thái và ứng xử.
Những trường nầy không có năng lượng, với nghĩa thông thường của từ, bởi vì tác động của chúng vượt qua những hàng rào thời gian và không gian thường vẫn gắn với năng lượng. Nghĩa là tác động của chúng đúng là mạnh bằng nhau khi ở xa cũng như khi ở sát bên.
Theo giả thiết nầy, bất cứ lúc nào một thành viên của một loài động vật học được một ứng xử mới,thì trường nguyên nhân của loài đó có thay đổi it nhiều. Nếu ứng xử này được lặp đi lặp lại trong thời gian lâu vừa đủ thì “cộng hưởng hình thái” của nó tác động lên toàn bộ loài động vật đó.
Sheldrake gọi ma trận vô hình này là “trường phát sinh hình thái” (morphogenetic fiels), do chữ morph. “hình thái” và genesis, “đi vào tồn tại”. Tác động của trường nầy bao gồm cả “tác động từ xa” trong cả không gian và thời gian.
Hơn cả hình thái vốn được xác định bằng các quy luật vật lý nằm ngoài thời gian, nó tùy thuộc vào cộng hưởng hình thái vượt qua thời gian. Điêù này có nghĩa là các trường hình thái có thể lan truyền qua không gian và thời gian và các sự kiện trong quá khứ có thể ảnh hưởng đến các sự kiện khác ở bất cứ nơi nào.
Một ví dụ về điều nầy đã được Lyall Watson cho thấy trong cuốn sách của ông nhan đề Dòng đời: sinh học của ý thức, trong đó ông mô tả cái mà hiện nay người ta gọi một cách đại chúng là: "nguồn gốc con khỉ thứ một trăm”, Watson thấy rằng một thời gian sau khi một tốp khỉ học được một ứng xử mới thì bỗng nhiên một số khỉ khác cũng biết ứng xử như thế, trong khi không hề có trao đổi thông tin “bình thường” nào giữa chúng và tốp khỉ nói trên.
TS David Bohm trong Tạp chí Revision nói rõ rằng điều tương tự cũng thực sự xảy ra đối với vật lý lượng tử, ông nói rằng thí nghiệm Einstein – Podolsky – Rosen cho thấy vẫn có những liên kết không phải tại chỗ hay những liên kết tinh vi của các hạt ở xa nhau. Như vậy, ắt là có sự nguyên vẹn về hệ thống đến nỗi không thể quy trường cấu tạo cho hạt riêng lẻ ấy, mà chỉ quy được cho tổng thể. Do đó, điều gì xảy ra cho các hạt ở xa nhau thì có thể tác động lên trường cấu tạo của các hạt khác. Bohm nói thêm rằng “khái niệm về các định luật phi thời gian chi phối vũ trụ dương như không đứng vững, vì bản thân thời gian là một phần của tất yếu phát triển”.
Trong cùng tài liệu nói trên, Rupert Sheldrake kết luận: “Như vậy là quá trình sáng tạo – giúp nâng cao tư duy mới qua đó mà hình thành các tổng thể mới, về ý nghĩa này tựa như thực tại sáng tạo giúp nâng cao các tổng thể mới trong quá trình tiến hoá. Quá trình sáng tạo có thể được coi như sự phát triển liên tục của các tổng thể phức tạp hơn và có trình độ cao hơn, nhờ những vật trước đây riêng rẻ nay trở nên liên kết với nhau.
Thực tại đa chiều
Một nhà vật lý khác, Jack Sarfatti, trong công trình Các hệ thống năng lượng tâm lý, đưa ra giả thuyết rằng phương thức mối liên kết siêu sáng có thể tồn tại là thông qua một bình diện cao hơn của thực tại. Ông gợi ý rằng các "vật" liên kết với nhau hơn, hay các sự kiện "tương quan " với nhau hơn trên một bình diện thực tại “bên trên " cái của ta, và nhữrng "vật" nằm trong bình diện đó liên kết với nhau thông qua một bình diện còn cao hơn nữa. Nhờ đạt tới một bình diện cao hơn mà ta có thể có khả năng hiểu được mối liên kết tức thời hoạt động như thể nào.
Kết luận.
Các nhà vật lý tuyên bố rằng không có các khối kiến trúc cơ bản của vật chất, nói đúng hơn, vũ trụ là một tổng thể không thể chia cắt; một mạng lưới bao la các xác suất tương tác xen lẫn nhau, công trình nghiên cứu của Bohm cho thấy rằng vũ trụ hiển hiện nảy sinh từ tổng thể nầy.
Tôi đặt giả thuyết rằng do chỗ chúng ta là những phần không chia cắt được của tổng thể đó, ta có thể đi vào một trạng thái toàn đồ của tồn tại, trở thành tổng thể và gắn mình vào quyền năng sáng tạo của vũ trụ để chữa trị tức thời cho bất kỳ ai ở bất cứ đâu. Một số thầy chữa có thể làm được điều nầy ở chúng mực nào đó bằng cách hòa mình vào và trở thành một với Thượng đế cũng như với bệnh nhân.
Trở thành thầy chữa có nghĩa là chuyển dịch về phía quyền năng sáng tạo của vũ trụ mà mình trải nghiệm như yêu thương bằng cách tái đồng nhất hóa bản ngã với vũ trụ và trở thành vũ trụ; trở thành một với Thượng đế.
Một phương tiện để đi tới nhất quán này là từ bỏ những xác định bản ngã hạn hẹp dựa trên quá khứ Newton của những phần bị chia cắt, và đồng nhất hóa bản thân ta với các trường năng lượng hiện hữu. Nếu hợp nhất được thực tại đó vào đời sống của mình theo một phương thức thực tiễn có thể kiểm chứng, thì ta có thể tách hình ảnh tưởng tượng ra khỏi một thực tại khả dĩ lớn hơn. Một khi ta liên kết bản thân mình tại các trường năng lượng thì ý thức cao cấp cũng trở nên liên kết với tần số cao hơn và độ dính kết lớn hơn.
Sử dụng mô hình Sarfatti, ta bắt đầu nhìn thấy thế giới rất khác, như sẽ được mô tả ở phần sau của cuốn sách này: thế giới của hào quang và trường năng lượng vũ trụ. Tại đó ta tồn tại trong hơn một thế giới. Các cơ thể cao cấp của ta (các tần số hào quang cao cấp) thuộc một trật tự cao cấp và liên kết với các cơ thể cao cấp của người khác hơn là thân thể ta. Vì nhận thức của ta tiến vào những tần số cao cấp và những cơ thể cao cấp, ta càng ngày càng liên kết cho đến khi cuối cùng ta làm thành một với vũ trụ.
Sử dụng khái niệm của Sarfatti, bấy giờ có thể xác định trải nghiệm thiền định như là một trải nghiệm nâng cao ý thức của ta tới tần số cao cấp, sao cho nó về Sarfatti có thể trải nghiệm được thực tại các cơ thể cao cấp của ta, ý thức cao cấp của ta và các thế giới cao cấp mà ta tồn tại trong đó. Vậy thì lúc nầy ta hãy xem xét hiện tượng trong năng lượng kỹ càng hơn để xem khoa học thực nghiệm có thể nói cho ta biết những gì.
Điểm lại Chương 4
1 Các quan điểm khoa học đã ảnh hưởng như thế nào đến các khái niệm của chúng ta?
2. Tại sao quan điểm về một thế giới thể chất bất động lúc này đối với chúng ta lại không thực tế?
3. Những cống hiến của Paraday và Maxwell có tầm quan trọng như thế nào đối với quan niệm về cung cách hoạt động của thế giới?
4. Mối liên kết siêu sáng là gì và ý nghĩa của nó trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta?
5. Khái niệm về thực tại đa chiều có thể giúp cho việc mô tả trong năng lượng con người như thế nào?
Để làm động não
6. Bạn hãy tưởng tượng mình như một toàn đồ. Điều đó không hạn chế bạn như thế nào?