HỆ TỪ TRUYỆN - THIÊN THƯỢNG
Dịch và chú thích
CHƯƠNG IV

1. Dịch dữ thiên địa chuẩn, cố năng di luân thiên địa chi đạo.
Dịch: Kinh dịch (vì có đủ cái đạo của trời đất, cho nên) cùng làm chuẩn đích với trời đất; do đó mà chỉnh đốn, sửa sang được đạo của trời đất.
2. Ngưỡng dĩ quan ư thiên văn, phủ dĩ sát ư địa lý, thị cố tri u minh chi cố. Nguyên thủy phản chung, cố tri tử sinh chi thuyết. Tinh khí vi vật, du hồn vi biến, thị cố tri quỉ thần chi tình trạng.
Dịch: (Thánh nhân trước khi làm Dịch) ngửng lên mà xem thiên văn, cúi xuống mà xem địa lý, cho nên biết cái cơ sở dĩ u và minh (1). Suy nguyên từ trước, trở lại về sau, nên biết cái thuyết sống chết (2). Tinh và khí là vật chất hoạt động, hồn tan mà biến, nên biết được tình trạng quỉ thần (3).
Chú thích: (1) U là tối, lúc mà vạn vật chưa có hình tích rõ ràng, ngược lại là minh, là sáng.
(2) Suy nguyên từ trước là từ khi âm dương hoà hợp, tụ lại thành hình, tức là biết thuyết sinh (sinh ra); trở lại về sau là về lúc âm dương tiêu kiệt, khí tán, hình tán, tức lúc chết, do đó mà biết được thuyết tử (chết).
(3) Quỉ, thần ở đây khác hẳn nghĩa ngày nay. Âm dương ngưng tụ lại mà thành hình, thành chất, đó là tình trạng thuộc về thần; khi hồn tan rồi, chỉ còn một khối tử vật, đó là tình trạng thuộc về quỉ (Giải thích của Phan Bội Châu).
3. Dữ thiên địa tương tự cố bất vi; trí chu hồ vạn vật nhi đạo tế thiên hạ, cố bất quá, bàng hành nhi bất lưu, lạc thiên tri mệnh cố bất ưu; an thổ đôn hồ nhân, cố năng ái.
Dịch: (Trên nói về trời đất, đây nói về thánh nhân) (thánh nhân) giống với trời đất cho nên không trái với trời đất, đức trí (sáng suốt) soi khắp vạn vật, mà đạo (nhân của thánh nhân) giúp khắp thiên hạ, cho nên không bao giờ quá (luôn luôn hợp với đạo trung); biết quyền biến (bàng hành) mà không lưu đãng (không mất lẽ chính đáng) vui lẽ trời, biết mệnh trời (1) cho nên không lo lắng; yên với cảnh ngộ, đôn đốc về đức nhân, cho nên thực hành được bác ái.
Chú thích: (1) chữ tri mệnh ở đây tức là chữ tri mệnh trong luận ngữ: ngũ thập nhi tri thiên mệnh. Mệnh không phải là số mệnh, mà là cái luật, cái đạo trời.
4. Phạm vi thiên địa chi hoá nhi bất quá, khúc thành vạn vật nhi bất di, thông hồ trú dạ chi đạo nhi tri, cố thần vô phương nhi dịch vô thể.
Dịch: (Thánh nhân) lấy sự biến hoá của trời đất làm khuôn mẫu mà không quá (vẫn giữ đạo trung), uốn nắn mà thành tựu được vạn vật, chẳng bỏ sót vật nào, thông suốt đạo ngày đêm mà hiểu nó (tức đạo u mình, sinh tử, quỉ thần) ; do đó thấy sự huyền diệu của bậc chí thần là không có phương sở mà biến hoá của Dịch không có hình thể (không hạn lượng được).
Chú thích: Hai tiết sau, R.Wilhelm cho là vẫn nói về đạo Dịch, chứ không nói về đạo thánh nhân, và tiết cuối này ông dịch như sau:
“Trong Dịch có hình thức và phạm vi của mọi vật trong trời đất, không gì thoát ra ngoài được. Trong Dịch mọi vật ở mọi nơi được hoàn thành, không sót vật nào. Cho nên, nhờ Dịch chúng ta có thể thấu được đạo ngày đêm mà hiểu nó. Cho nên cái thần trí (spirit) không bị giới hạn ở nơi nào cả mà Kinh Dịch không bị giới hạn ở hình thể nào cả”.

Truyện Kinh dịch - Đạo của người quân tử Lời nói đầu của VNthuquan Lời nói đầu của Nguyễn Hiến Lê Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 chương 7 PHẦN II - KINH VÀ TRUYỆN I. Quẻ Thuần Càn 2. Quẻ Thuần Khôn 3. QUẺ THỦY LÔI TRUÂN 4. Quẻ SƠN THỦY MÔNG 5. QUẺ THỦY THIÊN NHU 6. QUẺ THIÊN THỦY TỤNG 7.QUẺ ĐỊA THỦY SƯ 8. QUẺ THỦY ĐỊA TỈ 9. QUẺ PHONG THIÊN TIỂU SÚC 10. QUẺ THIÊN TRẠCH LÝ 11. QUẺ ĐỊA THIÊN THÁI 12. QUẺ THIÊN ĐỊA BĨ 13. QUẺ THIÊN HỎA ĐỒNG NHÂN 14. QUẺ HỎA THIÊN ĐẠI HỮU 15. QUẺ ĐỊA SƠN KHIÊM 16 QUẺ LÔI ĐỊA DỰ 17. QUẺ TRẠCH LÔI TÙY 18. QUẺ SƠN PHONG CỔ 19. QUẺ ĐỊA TRẠCH LÂM 20. QUẺ PHONG ĐỊA QUÁN 21. QUẺ HỎA LÔI PHỆ HẠP 22. QUẺ SƠN HỎA BÍ 23. QUẺ SƠN ĐỊA BÁC 24. QUẺ ĐỊA LÔI PHỤC 25. QUẺ THIÊN LÔI VÔ VỌNG 26. QUẺ SƠN THIÊN ĐẠI SÚC 27. QUẺ SƠN LÔI DI 28. QUẺ TRẠCH PHONG ĐẠI QUÁ 29. QUẺ THUẦN KHẢM 30. QUẺ THUẦN LY 31- QUẺ TRẠCH SƠN HÀM 32. QUẺ LÔI PHONG HẰNG 33. QUẺ THIÊN SƠN ĐỘN 34. QUẺ LÔI THIÊN ĐẠI TRÁNG 35. QUẺ HỎA ĐỊA TẤN 36. QUẺ ĐỊA HỎA MINH DI 37. QUẺ PHONG HỎA GIA NHÂN 38.QUẺ HỎA TRẠCH KHUÊ 39. QUẺ THỦY SƠN KIỂN 40. QUẺ LÔI THỦY GIẢI 41. QUẺ SƠN TRẠCH TỔN 42. QUẺ PHONG LÔI ÍCH 43. QUẺ TRẠCH THIÊN QUẢI 44. QUẺ THIÊN PHONG CẤU 45. QUẺ TRẠCH ĐỊA TỤY 46. QUẺ ĐỊA PHONG THĂNG 47. QUẺ TRẠCH THỦY KHỐN 48. THỦY PHONG TỈNH 49. QUẺ TRẠCH HỎA CÁCH 50. QUẺ HỎA PHONG ĐỈNH 51. QUẺ THUẦN CHẤN 52. QUẺ THUẦN CẤN 53. QUẺ PHONG SƠN TIỆM 54. QUẺ LÔI TRẠCH QUI MUỘI 55. QUẺ LÔI HỎA PHONG 56. QUẺ HỎA SƠN LỮ 57.QUẺ THUẦN TỐN 58. QUẺ THUẦN ĐOÀI 59. QUẺ PHONG THỦY HOÁN 60. QUẺ THỦY TRẠCH TIẾT 61. QUẺ PHONG TRẠCH TRUNG PHU 62. QUẺ LÔI SƠN TIỂU QUÁ 63. QUẺ THỦY HỎA KÍ TẾ 64. QUẺ HỎA THỦY VỊ TẾ HỆ TỪ TRUYỆN - THIÊN THƯỢNG - CHƯƠNG I CHƯƠNG II CHƯƠNG III CHƯƠNG IV CHƯƠNG V CHƯƠNG VI+VII CHƯƠNG VIII CHƯƠNG IX CHƯƠNG X CHƯƠNG XI CHƯƠNG XII HỆ TỪ TRUYỆN - THIÊN HẠ - CHƯƠNG I CHƯƠNG II CHƯƠNG III+IV CHƯƠNG V CHƯƠNG VI CHƯƠNG VII CHƯƠNG VIII CHƯƠNG IX CHƯƠNG X+XI CHƯƠNG XII Lời của học giả Nguyễn Hiến Lê