- Chính phủ Việt Nam đã độc lập trước khi có Hiệp Định Genève
- Tình trạng pháp lý Chính phủ Việt Nam thay đổi
Độc lập chủ quyền của Việt Nam là một nguồn liên tục tạo kích thích và gây tranh cãi giữa Pháp và Mỹ từ khi kết thúc Chiến tranh Thế giới II cho đến khi Hội nghị Genève. Washington liên tục kêu gọi Paris theo ngọn gió dân tộc và thiết lập một nhà nước độc lập cho Việt Nam. Cùng với áp lực từ chủ nghĩa dân tộc Việt Nam, Pháp đã chuyển động theo hướng này, mặc dù càng chậm càng tốt.
Tháng Sáu năm 1948, Bảo Đại đã được thuyết phục để trở thành nhà lãnh đạo chính trị của một "Nhà nước Việt Nam," bao gồm Nam Kỳ, Bắc Bộ, và An Nam, nó sẽ "độc lập... trong Liên hiệp Pháp." Một hiệp ước có hiệu lực,
Hiệp Định Elysée, đã được đưa ra và được cả hai bên phê duyệt vào tháng Ba năm 1949, nhưng đã bị Quốc hội Pháp trì hoãn phê chuẩn cho đến khi 29 tháng 1 năm 1950.
Có một số đặc thù về ý nghĩa của "Độc Lập" trong Liên hiệp Pháp, bao gồm cả việc lực lượng quân sự Pháp được hoàn toàn tự do chuyển động khắp các nước của Liên minh, việc miễn trừ pháp lý cho các doanh nghiệp Pháp trên lãnh thổ các quốc gia khác của Liên minh. Ngày 03 tháng 7, 1953, Pháp đã bị áp lực phải công bố kế hoạch đàm phán, xác định lại quan hệ chính trị Pháp-Việt. Nhưng điều đó đã không xảy ra cho đến tháng Ba năm 1954, các cuộc đàm phán này chỉ bắt đầu xảy ra vào ngày 28 tháng 4, khi một tuyên bố chung công nhận những gì được gọi là "hoàn toàn độc lập" cho Việt Nam. Buttinger gọi đây là "một nền độc lập tồi tàn."
Đất nước đã trở thành hoàn toàn tự chủ vào ngày 03 tháng Sáu năm 1954. Điều quan trọng là phải nhớ rằng sự trì hoãn của Pháp, một trong số những lý do, trong việc thiết lập đầy đủ nền độc lập của Việt Nam phần nào đã dẫn đến việc Mỹ do dự đối với việc can thiệp bằng quân sự để hổ trợ cho Pháp. Trên tất cả, việc bắt đầu tìm cách để thay đổi tình thế của chính phủ Bảo Đại trước khi Hội nghị Genève kết luận là đã quá trễ trong những thảo luận Pháp-Mỹ về "hành động thống nhất", nhưng đủ thời gian để làm cho Việt Nam thành một nhà nước độc lập trước khi Hội nghị tích cực sấn vào việc giải quyết chiến tranh.
- Các cuộc đàm phán hướng tới một Chính phủ Việt Nam Độc lập
Giữa tháng Bảy 1953, và tháng Tư năm 1954, đại diện Pháp và Việt Nam đã có một loạt đàm phán về cách thức để hoàn thành Độc lập cho Việt Nam như đã hứa trong bản tuyên bố số 3 của Pháp năm 1953. Ngày 08 tháng Ba 1954, vòng chung kết của cuộc đàm phán bắt đầu ở Paris, và tại một cuộc họp vào ngày 28 tháng Tư, thỏa thuận đã đạt được bởi một ủy ban chính trị Pháp-Việt về các văn bản của điều ước quốc tế riêng biệt của Độc lập, Liên kết [cho Việt Nam], sau này (bao gồm Bảy điều) được nêu ra trong công ước tiếp theo. Thủ Tướng Laniel, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Trung Vinh [không biết là ai?] đã ký một tuyên bố chung cùng ngày hôm đó quy định rằng các điều ước quốc tế sẽ có hiệu lực sau khi được chính phủ của hai nước phê chuẩn.
Tuy nhiên, quá trình phê chuẩn đã bị trì hoãn trong hơn một tháng. Phái bộ Hoa Kỳ tại Sài Gòn rõ ràng đã khó chịu khi phải dài ngày chờ đợi việc Pháp-Việt đã bế tắc không thể dẫn tới việc phê chuẩn. Phái Bộ suy đoán rằng Pháp đã trì hoãn việc này để rảnh tay được tự do tại Genève bằng cách làm cho không gì được cam kết về Việt Nam cho đến khi kết quả của hội nghị được biết đến. Phái đoàn lưu ý rằng khi làm như vậy, người Pháp chỉ gây ra những nghi ngờ cho phía Việt Nam về ý định tương lai của Pháp đối với Đông Dương.
1/ Washington, về phần mình, đã từ chối xem xét việc phó thự [ký tắt] vào bản thỏa thuân ngày 28 tháng Tư như là điều kiện tiên quyết về việc giao Độc Lập đầy đủ cho Việt Nam.
2/
- Chính phủ Việt Nam độc lập sau ngày 4 tháng Sáu năm 1954
Mãi cho đến ngày 4 tháng Sáu, cuối cùng Quốc hội Pháp đã phê chuẩn điều ước quốc tế
3/ Theo Hiệp ước Độc Lập, Việt Nam đã được công nhận như là một nhà nước hoàn toàn độc lập, có chủ quyền có đầy đủ thẩm quyền được công nhận theo quy định của pháp luật quốc tế. "Việt Nam đã đồng ý thay thế Pháp" trong tất cả các quyền và nghĩa vụ do các điều ước hoặc công ước quốc tế đã được ký kết với Pháp khi trước nhân danh Nhà nước Việt Nam hoặc của bất kỳ điều ước hoặc công ước quốc tế khi trước lúc Pháp đại diện cho Đông Dương thuộc Pháp cho đến nay như thể những hành vi ấy là của Việt Nam. "Nói cách khác, Chính phủ Việt Nam sẽ chịu trách nhiệm thực hiện trên tất cả các thỏa thuận được ký kết trước khi các điều ước quốc tế độc lập được ký kết. Theo Hiệp Ước Liên Hiệp Pháp đính kèm, lần đầu tiên tư cách của Việt Nam là bình đẳng trong khối Liên hiệp Pháp được thừa nhận, và cùng với những quyền hạn đó (sau đó lại xác nhận) [Việt Nam] sẽ xác định mức độ tham gia của mình vào Liên Minh.
Nhà nước Việt Nam, do đó, đã trở nên một thực thể hoàn toàn độc lập kể ngày 04 tháng Sáu năm 1954. Các nghĩa vụ quốc tế của Pháp về Việt Nam vào ngày đó được Chính phủ Việt Nam toàn quyền lãnh nhận.
Chỗ nổi bật ở đây, có thể được bổ sung, là việc bãi bỏ các thỏa thuận ký kết bởi Pháp thay mặt cho Việt Nam khi chế độ Hồ Chí Minh lên nắm quyền vào ngày 2 tháng 9, 1945 của VNDCCH.” 4/
- Sự khác nhau về tình trạng pháp lý của Chính phủ Việt Nam và VNDCCH ở Genève
Thông cáo cuối cùng của Hội nghị Berlin (18 tháng Hai năm 1954) quy định là giai đoạn Đông Dương của thảo luận Genève sẽ có sự tham dự của Hoa Kỳ, Anh, Trung Cộng, Liên Xô, Pháp, "và các nước khác có liên quan". Lời mời [các nước khác] tham gia, được đồng ý tiến hành sau chỉ bởi các thành viên của Hội Nghị Berlin (Mỹ, Anh, Liên Xô, và Pháp).
Đã có một số nghi ngại về qui chế tham dự của VNDCCH vào hội nghị sắp tới, nhưng các cuộc đàm phán tiếp theo giữa Molotov và Bidault trong tháng Tư đã làm rõ vị trí của VNDCCH.
6/ Mặc dù VNDCCH vẫn được phương Tây coi là một nhóm nổi dậy, chứ không phải hơn là một nước được quan tâm, chấp nhận Việt Minh vào hội nghị này không bao giờ là một vấn đề nghiêm trọng. Là một trong những lực lượng chiến đấu chủ yếu mà sự đồng ý của họ về một thỏa thuận ngừng bắn được coi là không thể thiếu, Việt Minh khó có thể bị bỏ qua. Hơn nữa, Liên Xô cho người Pháp thấy rằng họ sẽ không chấp nhận sự hiện diện của các đại biểu từ các nước Đông Dương trừ khi VNDCCH cũng được nhận vào hội nghị.
7/ Phản đối chính của phương Tây liên quan đến Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là lời mời được gửi đến Việt Minh không chỉ của Liên Xô mà còn bởi Cộng sản Trung Quốc, một động thái được thừa nhận bởi Molotov tại phiên họp khoáng đại đầu tiên vào ngày 08 tháng Năm và đã bị Pháp và Hoa Kỳ phản đối.
Lời mời VNDCCH tham gia dĩ nhiên làm chính quyền Bảo Đại tức giận. Khi được thông báo của Pháp-Liên Xô về việc Hội Nghị chấp nhận sự tham gia của VNDCCH, chính quyền Bảo Đại đã quyết định rằng Việt Nam chỉ sẽ đi dự hội nghị theo lời mời của ba cường quốc phương Tây, chỉ khi nào tư cách của Nam Việt Nam khác với VNDCCH. Ngày 2 lời mời được gửi đến Liên Xô với thông báo rằng việc Chính phủ Việt Nam tham gia không có bất cứ ý nghĩa nào là đã công nhận
tính hợp pháp (de jure) của VNDCCH.
8/ Mặc dù chính phủ Bảo Đại không thể loại VNDCCH khỏi bàn hội nghị, họ không công nhận bất cứ điều gì khác về chế độ Hồ hơn là tính chất của một bên tham chiến.
Sau đó, đã một sự phân biệt giữa tính chất pháp lý của VNDCCH và chính phủ Việt Nam tại Hội nghị Genève. Trong khi tất cả các cường quốc ngầm hoặc công nhận một cách rõ ràng tính chất của chính phủ Việt Nam là một quốc gia đầy đủ, các cường quốc phương Tây chỉ thừa nhận tình chất một phe tham chiến cho VNDCCH/Việt Minh. Tuy nhiên, trong thực tế, Việt Minh là một phần quan trọng của quá trình đàm phán, đặc biệt là về việc sắp xếp quân sự. Chính phủ Việt Nam, trong thẩm quyền của mình, kiên trì theo đuổi một đường lối công khai, nhấn mạnh sự độc lập của mình và hy vọng sự thống nhất chính trị của Việt Nam được tiếp tục dưới [sự lãnh đạo của] Bảo Đại.
- Chính phủ Việt Nam không thể ngăn chặn việc phân vùng
- Chính phủ Việt Nam yêu cầu đảm bảo bằng văn bản là Quốc Gia sẽ không bị phân chia
Vào lúc Hội nghị bắt đầu, Nhà nước Việt Nam đã lo lắng và nghi ngờ về khả năng chia cắt đất nước. Nắm được trong quá khứ các trường hợp chia cắt ở Hàn Quốc, Đức, và với những nghi ngờ sâu sắc về quyết tâm của Pháp chống lại đòi hỏi về chủ quyền lãnh thổ của Việt Minh, Chính phủ Việt Nam kêu gọi chính phủ Pháp bảo đảm bằng văn bản rằng Paris sẽ không tìm cách phân vùng Việt Nam. Ngày 25 Tháng Tư, Bảo Đại đã gửi một thông báo cho Pháp rằng chính phủ của ông sẽ không chấp nhận việc phân vùng. Đại diện Chính phủ Việt Nam tại Paris đã ban hành một thông cáo nhân danh nội các của Bảo Đại ghi nhận rằng đã có tin đồn về các kế hoạch khác nhau về việc chia cắt Việt Nam. Các thông cáo nói rằng một sự phân vùng "sẽ là thách thức tình cảm của quốc gia Việt Nam mà họ đã khẳng định mạnh mẽ rất nhiều cho sự thống nhất cũng như cho sự độc lập của đất nước của mình. Cả lãnh đạo của Quốc Gia hay một chính phủ quốc gia của Việt Nam thú nhận rằng thống nhất của đất nước có thể bị cắt đứt tàn nhẫn một cách hợp pháp... " kêu gọi Pháp bảo đảm rằng họ sẽ không đàm phán một sự hy sinh quyền lợi Việt Nam với " phiến quân ", thông cáo ngụ ý rằng chính phủ Việt Nam sẽ không ký các hiệp ước tháng Tư cho đến khi họ đã nhận được một đảm bảo như vậy… Và, nội các Chính phủ Việt Nam cảnh báo rằng một thỏa thuận gây hại như thế sẽ không bao giờ nhận được sự chấp thuận của Việt Nam”
"…
không phải Lãnh Đạo của Quốc Gia, cũng không phải Chính phủ Việt Nam, là những người sẽ coi bản thân mình bị ràng buộc bởi những quyết định đi ngược với lợi ích [dân tộc], nghĩa là, Độc lập và Thống nhất đất nước của họ, đồng thời, vi phạm các quyền của người dân và đưa ra một phần thưởng cho việc tấn công chống lại các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc và các lý tưởng dân chủ. "
9/
- Pháp đảm bảo với Chính phủ Việt Nam là không tìm kiếm việc phân vùng
Phản ứng với tuyên bố rõ ràng này, người Pháp đã đưa ra lời hứa hẹn bằng miệng và bằng văn bản. Ngày 03 tháng 5, Maurice Dejean, Toàn Quyền Đông Dương, cho biết tại Sài Gòn:
"Chính phủ Pháp không có ý định tìm kiếm một giải quyết về vấn đề Đông Dương trên cơ sở một phân vùng lãnh thổ Việt Nam... Bảo đảm chính thức về chủ đề này đã được đưa ra vào ngày 25 tháng Tư vừa qua và đã được Bộ trưởng Bộ ngoại giao Pháp gửi cho Bộ trưởng Ngoại Giao Việt Nam, và những bảo đảm đó đã được ông này [VN] xác nhận vào ngày 1 tháng Năm. " 10/ Bằng văn bản đảm bảo đến từ Bidault vào ngày 06 tháng Năm, khi ông Bảo Đại đã viết rằng nhiệm vụ của chính phủ Pháp là thiết lập hòa bình ở Đông Dương, không phải "tìm kiếm ở đây [tại Genève] một giải pháp dứt khoát về chính trị. " Vì vậy, mục tiêu của Pháp, Bidault cho biết, là có được một lệnh ngừng bắn với các đảm bảo cho các nước Đông Dương, với hy vọng rằng sẽ có một cuộc tổng tuyển cử trong tương lai. Bidault tiếp tục,
"
Đến bây giờ, tuy nhiên tôi đang ở một vị trí để xác nhận với Bệ hạ rằng không có gì khác trái với những ý định của chính phủ Pháp để chuẩn bị cho việc thành lập, cho các chi phí về sự hiệp nhất của Việt Nam từ hai chế độ mà mỗi chế độ có một tên gọi quốc tế riêng (danh xưng). "
11/ Tuy nhiên, trong cuộc đàm phán của họ với Việt Minh, người Pháp đã khám phá rằng đối thủ của họ là cứng đầu ở bàn thương lượng cũng như trên chiến trường... Các cuộc đàm phán trong tháng Năm không đạt được tiến bộ nào đáng kể, nhưng vào cuối của tháng, Việt Minh đã đưa ra nhượng bộ quan trọng đầu tiên của họ khi họ mạnh mẽ gợi ý rằng, với điều kiện hợp lý, họ có thể cất bỏ đòi hỏi của họ về một nước Việt Nam thống nhất. Điều này, điều có thể suy đoán được, được xem như là một cách mà Paris tự tìm cách thoát khỏi cảnh đang bị mắc lưỡi câu. Trong khi việc đàm phán cho một Việt Nam toàn phần là có thể không thể đat được, một nửa của Việt Nam có thể được bán cho Hoa Kỳ như là một sự thỏa hiệp thực tế.
- VNDCCH thừa nhận việc phân vùng là khả thi
Ngày 24 tháng 5, Hoàng Văn Hoan, Đại sứ VNDCCH ở Bắc Kinh, phát ngôn viên của phái đoàn VNDCCH, thông báo cho một phái viên đặc biệt của tờ báo Pháp Le Monde (Jean Schwoebel) là giải quyết quân sự sau một ngừng bắn nay không còn là đòi hỏi, như Việt Minh đã khẳng định trước đó là giải pháp chính trị cần phải phải được giải quyết trước. Thông báo của Hoàn tuyên bố: "Thứ nhất, việc cần thiết đầu tiên là phải có một cuộc ngưng bắn. Chúng tôi không đặt ra một điều kiện tiên quyết nào về chính trị. Trong kế hoạch của ông Đồng, việc đề xuất một giải pháp chính trị phải có trước những đề xuất liên quan đến lệnh ngừng bắn, duy nhất chỉ là một vấn đề diễn đạt...
12/ Tuyên bố của Hoàng Văn Hoan được khẳng định vào ngày hôm sau khi Phạm Văn Đồng, phát biểu tại phiên họp hạn chế lần thứ 6, lần đầu tiên nói về vùng lãnh thổ mà Việt Minh đang kiểm soát. Đề nghị của Đồng bao gồm những chỉ định cụ thể về các khu vực dưới sự kiểm soát của mỗi nhà nước Việt Nam, trong việc tập trung các lực lượng của hai bên, ông đề nghị việc điều chỉnh lãnh thổ cũng được thực hiện sao cho mỗi bên sẽ có đầy đủ về kinh tế và hành chính, cũng như quân sự, kiểm soát vì vậy sẽ không bị hiểu lầm. Đồng tiếp tục kêu gọi một đường ranh giới được vạch ra, nó sẽ ở địa hình phù hợp và thích hợp cho việc giao thông vận tải và thông tin liên lạc trong mỗi vùng.
13/ Như vậy, trái với mong đợi của Pháp và Việt Nam, Việt Minh đã mở ra con đường hướng tới việc phân vùng và dường như đã sẵn sàng chiêm ngưỡng việc thành lập, mặc dù tạm thời, các khu vực dưới những thể chế chính trị riêng biệt.
- Phản đối của Pháp về việc phân vùng bị sụp đổ
Việc Pháp ủng hộ Chính phủ Việt Nam chống lại việc phân vùng, phía sau có Bidault ủng hộ Smith và Eden tại Genève,
14/ đã sụp đổ khi chính phủ mới của Pierre Mendes-France đã lên nắm quyền vào giữa tháng Sáu. Mendes-France, nhận thức sâu sắc về tiếng nói chống chiến tranh đang dâng cao của công luận Pháp, tỏ ra sẳn sàng làm, nhiều hơn so với người tiền nhiệm của mình, mọi nỗ lực hướng tới việc đạt được một giải quyết hợp lý, và ông nhanh chóng tiên đoán rằng thỏa thuận với Việt Minh là không thể có, trừ khi ông chấp nhận các khái niệm về phân vùng. Đại biểu của ông tại Genève, Jean Chauvel, Toàn Quyền Đông Dương mới, tướng Paul Ely, đạt cùng một kết luận.
15/ Trong một cuộc họp cấp cao tại Paris vào ngày 24 tháng 6, chính phủ mới triệt để điều chỉnh vị trí đàm phán của Pháp. Mục tiêu cho cuộc đàm phán tiếp theo đã được quyết định, sẽ là:
(1) tập kết các lực lượng của cả hai bên và chia cách họ ở khoảng vĩ tuyến 18,
16/ (2) thành lập các vùng đất dưới sự kiểm soát trung lập trong hai khu, một cho Pháp trong khu vực của các giáo phận Công giáo Phát Diệm và Bùi Chu, một cho Việt Minh tại một khu vực sẽ được xác định sau
(3) giữ lại thành phố Hải Phòng trong tay Pháp để hỗ trợ việc tập kết [quân đội Pháp]. Tại cuộc họp này, nó đã được quyết định, với mục đích gây áp lực tâm lý cho Việt Minh, nếu không nó sẽ được dùng để chuẩn bị cho những dự phòng quân sự trong tương lai, Pháp phải công bố những kế hoạch để gửi một đội ngũ lính nghĩa vụ (sau này được xác định là hai sư đoàn) vào Đông Dương.
17/ - Chính phủ Việt Nam từ chối chấp nhận để cho Pháp lãnh đạo
- Chính phủ Việt Nam kiên trì và bất khuất
Đoàn của Việt Nam tại Genève được xác định là không bị tác động bởi VNDCCH và các đồng minh cộng sản của nó, họ cũng không bị tác động bởi các cường quốc phương Tây.
Đại diện Chính phủ Việt Nam tiếp tục đề cập đến ý thức trách nhiệm với nhân dân Việt Nam và khát vọng quốc gia cho sự thống nhất và tự do. Dù sự phụ thuộc rõ ràng của Chính phủ Việt Nam vào sức mạnh quân sự của phương Tây, họ cũng không thể hiện một thái độ chính trị thích nghi [với ý muốn của phương Tây]; [trái lại]
phải mô tả thái độ của Chính phủ Việt Nam tại Genèvelà kiên trì, không nhượng bộ, và lý tưởng. Chính phủ Việt Nam là một quốc gia tại Genève hoàn toàn không bị tác động bởi tinh thần thỏa hiệp.
- Chính phủ Việt Nam kiên quyết phản đối việc chia cắt Đất Nước
Thái độ của Chính phủ Việt Nam hướng tới giải quyết Genève là sản phẩm không chỉ họ không công nhận VNDCCH, mà còn thể hiện sự thù địch của họ về việc phân vùng và phản đối cuộc bầu cử quốc gia được tổ chức ở một đất nước bị chia hai. Rõ ràng là họ hoàn toàn độc lập với các nỗ lực vận động hoặc áp lực của Mỹ, chính quyền Sài Gòn đã kết luận lâu trước khi kết thúc Hội nghị là ngày 21 tháng Bảy rằng họ có thể không chấp nhận những gì mà họ coi như là một tập hợp các thỏa thuận ký kết chống lại khát vọng của Việt Nam và không có sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam. Nguyễn Quốc Định, người phát ngôn cho Chính phủ Việt Nam trong phiên họp khoáng đạt thứ ba (ngày 12 tháng 5) tại Genève, lần đầu tiên phát biểu để ghi nhận vào hồ sơ những chi tiết của hiệp ước mới nhằm đảm bảo tính độc lập của chính phủ Việt Nam, sau đó đã đưa ra lời phản đối kiên cường của đất nước ông chống lại bất kỳ thỏa thuận nào có xu hướng chia cắt Đất Nước hoặc trên cơ sở địa lý hoặc về chính trị. Bất kỳ tài liệu nào được trình để xem xét, Quốc Đình nói: "
Không được dẫn đến phân vùng, hoặc là trực tiếp hay gián tiếp, cuối cùng hoặc tạm thời, trên thực tế hay hợp pháp, lãnh thổ quốc gia." Bầu cử tự do có thể được tổ chức, ông khẳng định, "ngay sau khi Hội đồng Bảo An [Liên Hợp Quốc] đã quyết định rằng cơ quan của Nhà nước đã được thành lập trong toàn bộ lãnh thổ, và rằng các điều kiện của Tự Do đã có...
18/ Trong kỳ họp hạn chế lần thứ năm, ngày 24 Tháng 5, Quốc Định một lần nữa nhấn mạnh sự độc lập của Chính phủ Việt Nam từ Pháp:
"... Vấn đề của nền Độc Lập của Việt Nam chi phối tất cả các sự kiện ở Đông Dương cho dù xem xét dưới quan điểm nào, dầu về nền độc lập mà nhà nước Việt Nam [đã] bảo đảm được là kết quả từ các cuộc đàm phán với Pháp, hoặc từ nền độc lập mà Việt Nam phải bảo vệ từ tất cả những kẻ xâm lược nước ngoài " 19/ Ngày hôm sau, Quốc Định lặp đi lặp lại, trong kỳ họp hạn chế lần thứ sáu, Chính phủ Việt Nam "sẽ không đồng ý với bất kỳ kế hoạch nào đưa đến kết quả là phân vùng Việt Nam". Bất kỳ phân vùng nào, ông nói, “sẽ đưa đến điều nguy hiểm nghiêm trọng, người ta sẽ dần dần di chuyển xuống một con đường mà nó sẽ dẫn đến những gì mọi người lo sợ nhất "
20/ Ngày 27 tháng 5, Quốc Định một lần nữa nói về việc phân vùng. Ông nhắc nhở các đại biểu khác rằng Chính phủ Việt Nam cuối cùng đã đạt được độc lập, nguyện vọng đầu của họ. Nguyện vọng thứ hai, cũng đã đạt được, là toàn vẹn lãnh thổ. Bây giờ Chính phủ Việt Nam có thể nào chấp nhận phân vùng mà không phản bội nhân dân của họ?":
"Liên quan đến Việt Nam, đoàn đại biểu Việt Nam mong muốn cảnh báo hội nghị là Việt Nam chống lại bất kỳ biện pháp nào nhằm phân chia lãnh thổ quốc gia. Nếu một bộ phận của Việt Nam được chấp nhận, kết quả là sẽ không có hòa bình, nhưng chỉ là một [yên ổn] tạm dừng trước khi chiến sự mới [xuất hiện]... phân vùng do đó chỉ có nghĩa là sớm hay muộn hay có thể sớm hơn - một sự đổi mới của chiến tranh " 21/ Ngày 29 tháng 5, khi phát biểu để bác bỏ phái đoàn VNDCCH, Quốc Đình nói: " không thể chấp nhận việc một người coi đất nước như của riêng của mình và tự do chia cắt nó... Không có người Việt Nam yêu nước nào có thể chấp nhận phân vùng." Điều này đánh dấu bốn cuộc họp liên tiếp trong đó các đại biểu Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh quan điểm của đất nước của mình trên việc phân vùng, các cuộc bầu cử, hoặc cả hai chuyện đó. Điều này lặp đi lặp lại và tiếp tục nhấn mạnh.Trong phiên họp khoáng đại lần thứ bảy, ngày 10 tháng Sáu, phát biểu về một tuyên bố của Molotov, Quốc Định đã cáo buộc Liên Xô đã cố làm việc với những hiểu lầm về ý định của Chính phủ Việt Nam, và lần thứ năm từ khi đưa đề xuất của ông ra bàn thảo luận, ông đã lặp đi lặp lại về vị trí của VNDCCH:
"Tôi lưu ý trong tuyên bố của ông... Tôi cho rằng đó là một sai lầm thiếu sót hoặc vô ý khi nói rằng chỉ có đoàn đại biểu Việt Minh đã đề nghị rằng một cuộc tổng tuyển cử sẽ diễn ra tại Việt Nam. Tôi xin lỗi rằng tôi phải nói ngược lại. Đoàn đại biểu Quốc Gia Việt Nam, cũng đã có vinh dự đề xuất các cuộc bầu cử như vậy, [nhưng] sự khác biệt là, trong khi đoàn đại biểu Việt Minh đã đề xuất rằng không có giám sát quốc tế, [thế thì] trong hoàn cảnh hiện tại, có nghĩa là cuộc bầu cử có thể không được trung thực và đúng sự thật, đoàn đại biểu Quốc Gia Việt Nam đã đề xuất rằng các cuộc bầu cử phải diễn ra dưới sự giám sát quốc tế " 22/ Quốc Đình sau đó tái khẳng định nền độc lập hoàn toàn của Chính phủ Việt Nam từ tay Pháp, đã đề cập đến hiệp ước ngày 04 Tháng Sáu 1954. Một tuần sau đó, các đại biểu Việt Nam một lần nữa đẩy trường hợp của ông trên bàn họp của hội nghị:
"Liên quan đến nền Độc Lập của đất nước chúng tôi, nó là một thực tế nổi tiếng mà chúng tôi đã chỉ ra các nội dung của hai điều ước quốc tế chúng tôi đã có với Pháp... Liên quan đến các cuộc bầu cử, chính chúng tôi, trong đề xuất của chúng tôi ngày 12 tháng 5, đã chủ động đề xuất các cuộc bầu cử tại Việt Nam, cuộc bầu cử này phải được tự do, chân thành, và giám sát kiểm soát tốt nhất sẽ được thực hiện bởi Liên Hiệp Quốc. " 23/ Khẳng định của Chính phủ Việt Nam về toàn vẹn lãnh thổ và [chỉ tổ chức] cuộc bầu cử sau khi đã hoàn toàn tự chủ được thúc ép với quyết tâm rất lớn - gần như mãnh liệt cho đến phút cuối cùng của Hội nghị Genève.
- Chính phủ Việt Nam không được thông báo về thỏa thuận giữa Pháp và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
Có bằng chứng cho thấy rằng không phải cho tới khoảng đầu tháng Bảy chính phủ Bảo Đại mới biết được Pháp đã sẵn sàng phân vùng đất nước, đưa ra một đường ranh giới có thể chấp nhận được. Theo nguồn tin của CIA, dựa trên một báo cáo của một người thuộc phe Việt Nam Quốc Gia đã "tích cực" có những tiếp xúc chính trị, Diệm đã rất bực mình vào đầu tháng Bảy về cái hướng đi rõ ràng của Pháp là từ bỏ miền Bắc chứ không phải là tìm cách giữ lại một chỗ đứng ở đó.
24/ Nghe nói Diệm đã tin rằng phân vùng là chuyện tự sát, vì nó sẽ chấm dứt các hoạt động tích cực chống Việt Minh; hơn nữa, Diệm đã bị thuyết phục rằng Pháp có ý định duy trì một chân đứng ở miền Nam thông qua [thủ đoạn] lôi kéo tác động lên các lực lượng đứng riêng rẽ không chính quy [ngoài chính phủ], chẳng hạn như các giáo phái vũ trang mà người Pháp bị cáo buộc là đã cung cấp súng ống quân sự.
- Gửi công hàm đến đoàn đại biểu Pháp bác bỏ việc phân vùng
Chính phủ Việt Nam tức giận về gợi ý của đề nghị của Pháp về vấn đề phân vùng đã được phản ánh trong một văn thư lưu ý trao cho phái đoàn Pháp vào ngày 17 Tháng Bảy 1954 (bởi Nguyễn Hữu Châu thành viên của đoàn đại biểu Việt Nam và một bản gửi cho phái đoàn Hoa Kỳ mà họ không cho phái đoàn Pháp biết). Nội dung văn thư lưu ý rằng mãi cho đến ngày 16 tháng 7 Việt Nam mới biết rằng đã rất lâu bộ Tư lệnh Pháp đã ra lệnh sơ tán của quân đội của họ ra khỏi các khu vực quan trọng ở đồng bằng Bắc Bộ, Pháp cũng đã "chấp nhận giao cho Việt Minh tất cả các khuc vực của họ ở phía bắc của vĩ tuyến thứ mười tám và đoàn đại biểu của Việt Minh có thể yêu cầu một đường ranh giới thậm chí còn thuận lợi hơn. " Đoàn đại biểu Việt Nam kháng nghị là đã bi đưa vào tình thế "hoàn toàn không biết gì" về các đề xuất của Pháp, những đề xuất không hề có một đếm xỉa nào đến ý chí muôn người như một về đoàn kết dân tộc của nhân dân Việt Nam ". Phê phán kế hoạch tái phối trí và tính chất " bấp bênh " của thỏa thuận ngừng bắn đang được xem xét, bản lưu ý một lần nữa kêu gọi thỏa thuận ngừng bắn phải được đi kèm với giải trừ quân bị của tất cả các lực lượng tham chiến tại Việt Nam. "Điều này sẽ được theo sau bằng cách để Liên Hiệp Quốc kiểm soát tạm thời tất cả Việt Nam" trong khi chờ đợi an ninh, trật tự và hòa bình được tái lập và hoàn thành... " [sau đó] sẽ cho phép người dân Việt Nam quyết định vận mệnh của mình bằng cách bầu cử tự do". Việc để Liên Hợp Quốc kiểm soát của một Việt Nam thống nhất, thư lưu ý nêu rõ, là thích hợp hơn để duy trì quyền lực trong một đất nước bị chia cắt và bị sống trong vòng nô lệ "
25/ - Chính phủ Việt Nam đăng ký phản đối việc Bầu Cử
Chính phủ Việt Nam giữ thái độ thù địch đối với việc phân vùng suốt những ngày trước khi thỏa thuận cuối cùng được sắp xếp, cùng lúc cảnh giác về một cuộc trưng cầu dân ý để thống nhất đất nước. Trong tháng sáu,
"... Đối với việc mà quí Bộ [Bộ Pháp Hải Ngoại?] đã hợp lý đánh giá tầm quan trọng đó bây giờ đã trở nên ít có ý nghĩa tại Việt Nam hơn trước, do cảm giác hoảng loạn và lo lắng khắp nơi vì sợ rằng toàn bộ đất nước sẽ bị mất thông qua các điều khoản hiệp ước đình chiến không may. Báo chí đã công bố nghị định hiện nay sẽ được Bảo Đại ký để tổ chức bầu cử trực tiếp thị trưởng các thành phố, và... với ngoại lệ là vùng Sài Gòn Chợ Lớn. Điều này trong một chừng mực nào đó đã đáp ứng những đòi hỏi của quí Bộ về chuyện này mặc dù nó ít nhiều đã thể hiện đây là một cuộc bầu cử quốc gia hoặc là những chuẩn bị cho Quốc Hội Lập Hiến quốc gia. " 26/ Những phản đối của Chính phủ Việt Nam với Pháp ngày 17 tháng 7 khẳng định rằng một hiệp định ngừng bắn mà không cần giải trừ quân bị là không tương thích với một cuộc phổ thông đầu phiếuu. Họ đã phản đối thêm rằng việc tái phối trí các lực lượng vũ trang tham chiến vào hai vùng riêng biệt Bắc-Nam sẽ làm tổn hại cho sự tự do của bất kỳ cuộc bầu cử nào trong tương lai. Hơn nữa, dưới quan điểm của Chính phủ Việt Nam, các cuộc bầu cử chỉ có thể được tính đến sau khi an ninh trong nước và hòa bình đã được tái lập, do đó không bao gồm một bộ khung thời gian:
27/ Tóm lại, Chính phủ Việt Nam lập luận mạnh mẽ chống lại bất kỳ xếp đặt về thời gian nào cho cuộc bầu cử quốc gia sau đình chiến, và cảnh báo rằng một cuộc toàn dân bỏ phiếu để xác định một chính phủ cho một Việt Nam thống nhất, [và] rất khó để dự tính ở khu vực phía Bắc bị kiểm soát bởi lực lượng vũ trang cộng sản.
- Chính phủ Việt Nam bác bỏ dự thảo Tuyên bố cuối cùng
28/ - Chính phủ Việt Nam trình bày phản đề nghị
Ngày hôm sau, 19 tháng 7, đoàn đại biểu Việt Nam trao kiến nghị của mình, xây dựng những ý tưởng có trong bản lưu ý này cho phái đoàn Pháp. Đề nghị cảnh báo rằng, dự thảo của Pháp, Liên Xô, và Việt Minh đều nói về một phân vùng tạm thời, hậu quả không thể tránh khỏi trên thực tế là "tạo ra cho Việt Nam những tác động tương tự như ở Đức, Áo, Hàn Quốc." Theo đề nghị: "
Nó [Việc phân vùng] sẽ không mang lại hòa bình đang tìm kiếm, làm bị thương sâu sắc tình cảm quốc gia của người dân Việt Nam, nó sẽ gây ra rắc rối trong cả nước, những rắc rối sẽ không ngừng đe dọa hòa bình mà ta phải trả giá rất để có”. Đoàn đại biểu sau đưa ra lần nữa, kế hoạch cho một lệnh ngừng bắn trong những khu vực tập trung nhỏ, giải giáp quân không chính quy, và sau một thời gian nhất định " [tập trung] tất cả quân đội Việt Minh, rút quân đội nước ngoài đồng thời với giải trừ vũ khí của Việt Minh; Liên Hiệp Quốc sẽ kiểm soát lệnh ngừng bắn, tập trung, giải trừ quân bị, rút quân, [và sau đó] các cuộc bầu cử sẽ được thực hiện sau khi trật tự và hành chính quốc gia đã được tái lập.
29/ - Chính phủ Việt Nam không thể để ảnh hưởng tới kết quả
Đề nghị của Trần Văn Đỗ không được xem xét tại phiên họp khoáng đại cuối cùng của Hội nghị Genève vào ngày 21 tháng Bảy.
30/ Người đứng đầu đoàn đại biểu [VN] phản đối điều này cũng như các "kết luận vội vàng của Hiệp định đình chiến chỉ ký kết giữa Pháp và lãnh đạo cao cấp Việt Minh". Hơn nữa, Trần Văn Đỗ cũng phản đối việc giao lãnh thổ quốc gia cho Việt Minh mặc dù vẫn những nơi ấy vẫn được quân đội Việt Nam đang chiếm đóng, và đã định ngày cho cuộc bầu cử quốc gia bằng một lệnh quân sự mà không có thỏa thuận của Việt Nam, Ông kết luận: "... Chính phủ Việt Nam mong muốn Hội nghị để lưu ý về thực tế là chúng tôi bảo lưu hoàn toàn tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của người Việt Nam để thống nhất lãnh thổ, độc lập dân tộc, và tự do ". Sau khi các trưởng đoàn đại biểu khác đã đưa ra sự đồng ý [của họ] về thỏa thuận quân sự chấm dứt chiến tranh và Tuyên Bố Cuối Cùng, Trần Văn Đỗ đã phát biểu một lần nữa yêu cầu Hội nghị kết hợp vào các văn bản Tuyên bố sau đây:
"Hội nghị [Genève] ghi nhận Tuyên bố của Chính phủ của Nhà nước Việt Nam cam kết: để thực hiện và hỗ trợ mọi nỗ lực để thiết lập lại một nền hòa bình thực sự và lâu dài tại Việt Nam, không sử dụng vũ lực để chống lại các thủ tục để thực hiện ngừng bắn có hiệu lực, bất chấp sự phản đối và dè dặt mà Nhà nước Việt Nam đã thể hiện, đặc biệt là trong tuyên bố cuối cùng của nó ". 31/ Nỗ lực cuối cùng Trần Văn Đỗ đã bị bác bỏ bởi Eden (là Chủ tịch). Eden kêu gọi, vì Tuyên Bố Cuối Cùng đã được in, các đoàn đại biểu ghi nhận tuyên bố của ông Đỗ. Mặc dầu thế, các tuyên bố trước và sau đó đã rõ ràng nêu lên việc chính phủ của ông phản đối Hiệp Định Genève rằng Hiệp định chấm dứt chiến sự được ký kết bởi các Tư lệnh quân sự của Pháp và Việt Minh, các bên tham chiến chính, thích ứng với việc chính phủ Việt Nam đã không nhận ra sự tồn tại chính trị của VNDCCH. Pháp đã dự đoán một cách chính xác phản ứng tiêu cực từ Chính phủ Việt Nam, đã tránh tìm kiếm sự đồng ý chính thức của Chính phủ Việt Nam về Hiệp ước đình chiến. Người Pháp cũng biết rằng Chính phủ Việt Nam sẽ không bao giờ tham gia một sự sắp xếp phân vùng, và chính thức phê duyệt hiệp ước đình chiến để loại bỏ các khả năng cản trở Chính phủ Việt Nam về lệnh ngừng bắn.
Người Pháp có lý do chính đáng để tránh giao tiếp với đoàn Việt Nam trong những ngày cuối cùng của Hội nghị Genève: cuộc bầu cử dự kiến là điều nổi bật trong số những nhượng bộ mà nước Pháp đã phải làm để có được giải quyết ở tất cả, và Việt Nam thống nhất đã được hoãn lại với hứa hẹn một cuộc phổ thông đầu phiếu. Trong lúc Hội nghịsắp chấm dứt, và người Pháp không còn thời gian, họ đã mặc cả với Việt Minh "một nhà nước Việt Nam toàn vẹn" trong tương lai để cứu vãn những gì mà họ có thể cứu được từ tình hình đang lung lay của họ. Pháp cuối cùng đã đồng ý để việc trưng cầu dân ý ở Việt Nam sẽ được tổ chức trong vòng hai năm. Chính phủ Việt Nam đã không thể ảnh hưởng đến quyết định trong các hiệp định phân vùng, bất kỳ ở mức độ đáng kể nào. Trong ý nghĩa lớn hơn, nguyện vọng Chính phủ Việt Nam đã bị Pháp hy sinh cho việc [giải quyết] vị trí của họ và cộng sản. Mỗi bên đã xác định là không cho phép tất cả Việt Nam rơi vào tay của phe kia
. Pháp đồng ý để cuộc bầu cử, dù đã biết - Liên Xô và Trung Quốc cũng đều biết - rằng cuộc bầu cử [trưng cầu dân ý] không bao giờ có thể được tổ chức.. 32/ - Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam tại Genève
- Mỹ từ chối không ảnh hưởng tới Chính phủ Việt Nam dùm cho nước Pháp
Pháp sẵn sàng chấp nhận một Việt Nam chia cắt - một xếp đặt mà vào cuối tháng Sáu đã lên đến đỉnh điểm khi họ từ bỏ các vùng tập trung để hướng tới một phân vùng Bắc-Nam, Pháp đã không thông báo cho Chính phủ Việt Nam. Ngược lại, sau đó và trong suốt hội nghị, nếu đoàn đại biểu Chính phủ và chính phủ Việt Nam được thông báo về những thay đổi vị trí [đàm phán], nếu toàn bộ là "
chuyện đã rồi". Trong tháng, ví dụ, Chauvel nhiều lần tiếp cận với thông tin về các cuộc đàm phán "ngầm" với Việt Minh, với hy vọng rằng, một khi phân vùng đã được cố định, Mỹ sẽ "bán" giải pháp đó cho SàiGòn.
33/ Trong cùng một tháng, Chauvel, tỏ ra thông cảm rằng Hoa Kỳ sẽ không dính phần vào việc phân vùng trong thỏa ước, tuy nhiên khi được hỏi nếu Hoa Kỳ, sẽ làm nhẹ đi việc Bảo Đại phản đối [viêc phân vùng] bằng cách [Hoa Kỳ] cho thấy đó là giải pháp tốt nhất có thể đạt được. Chauvel mô tả Diệm và Bửu Lộc là "khó khăn", không thực tế, và bất hợp lý trong sự phản đối của họ, và họ có thể gây bối rối cho các cuộc đàm phán tế nhị.
34/ Mỹ luôn phản ứng tiêu cực đối với cách tiếp cận này, với niềm tin chắc chắn chính xác là người Pháp chỉ đơn thuần cố gắng để cài Hoa Kỳ vào thế như thể họ đồng ý khái niệm phân vùng trong mắt phía Việt Nam. Ví dụ, Ngoại trưởng Dulles chỉ thị cho Đại sứ Hoa Kỳ vào ngày 02 tháng Bảy liên quan đến Diệm như sau:
"Đối với tôi dường như người Thủ tướng mới của Việt Nam là ông Ngô Đình Diệm, người có tiếng là kiên quyết quốc gia, đã bị hoàn toàn bưng bít về những biến chuyển nghiêm trọng có ảnh hưởng đến đất nước mà ông đang cố gắng để dẫn dắt. Tôi sợ rằng nếu kết quả các cuộc đàm phán giữa Pháp với cộng sản chỉ được tiết lộ cho ông ta như là một việc đã rồi, do Pháp rất muốn tránh các phản ứng xảy ra [từ phía VN]
. Do đó bạn nên nêu lên mối quan tâm của chúng tôi cho người Pháp và xác định là ý định của họ [Pháp] phải được tham khảo ý kiến với Diệm hoặc họ phải giảm thiểu sự bất mãn trong cái nhìn và quan điểm của Diệm đối với kế hoạch [của Pháp] và triển vọng cho việc duy trì trật tự ở miền Nam Việt Nam " 35/. Bằng cách từ chối làm trung gian cho người Pháp, Hoa Kỳ vê phía mình đã giữ họ không bị vướng víu trong một "giải pháp của Pháp" cho vấn đề Việt Nam.
- Pháp coi thường yêu cầu của Hoa Kỳ, duy trì khoảng cách với Chính phủ Việt Nam
Pháp tiếp tục né tránh Chính phủ Việt Nam suốt tháng Bảy mặc dù Hoa Kỳ đã yêu cầu đoàn đại biểu Pháp rằng Chính phủ Việt Nam phải được thông báo các diễn biến, người Pháp vẫn còn cảnh giác tránh tiếp xúc [đoàn VN] vì sợ gây ra phản ứng từ Chính phủ Việt Nam và rằng, vì đó, có thể làm gãy đổ các cuộc thảo luận tế nhị của Pháp với Việt Minh. Hậu quả là Chauvel đã thông báo cho U. Alexis Johnson rằng "ông đã xử lý việc này [liên lạc với Chính phủ Việt Nam] thông qua đội ngũ nhân viên của mình và tránh tiếp xúc trực tiếp với đoàn Việt Nam để không phải trả lời các câu hỏi của họ."
36/ Khi Offroy, một thành viên khác của đoàn đại biểu Pháp, đề nghị rằng Mỹ giúp xoa dịu Việt Nam với đảm bảo của thế giới tự do về chính trị, kinh tế, quân sự và hỗ trợ sau khi giải quyết, U. Alexis Johnson trả lời rằng đây là một vấn đề mà người Pháp đã phải tự mình xử lý.
37/ - Mỹ từ chối ủng hộ đề nghị sau cùng của Chính phủ Việt Nam.
Khi phiên áp chót của Hội nghị ngưng họp để nghĩ, Trần Văn Đỗ và một thành viên khác của đoàn đại biểu Việt Nam, ông Trần Văn Chương, giải thích vị trí của Việt Nam với U. Alexis Johnson.
Mặc dù họ thừa nhận rằng họ đã nhận ra sự phi thực tế của đề nghị Chính phủ Việt Nam, đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam cảm thấy rằng "họ phải làm cho vị trí đạo đức của chính phủ Việt Nam rõ ràng với thế giới và nhân dân Việt Nam. Nếu phía bên kia từ chối, vị trí chính phủ Việt Nam sẽ được cải thiện ". Khi U. Alexis Johnson nhận thấy rằng thời gian còn quá ít cho một phiên họp khoáng đại khác, ông đề nghị rằng họ [Việt Nam] nên yêu cầu Mendes-France lấy quyền của mình để cho thêm thời hạn để kết thúc đàm phán. Sau một lúc do dự, họ đã làm như vậy và Mendes-France, mặc dù ông kêu gọi người Việt Nam lưu hành đề nghị của họ, nói rằng ông chắc chắn không thể yêu cầu Quốc Hội Pháp cho nhiều thời gian hơn tại Genève. Johnson vào thời điểm này "nhắc nhở với Mendes-France là lập trường của Mỹ là Chính phủ Việt Nam phải đồng tình với bất kỳ thỏa thuận nào”. Mendes-France cho biết ông đã rất ý thức về điều này và đã yêu cầu De Jean
[sic] ngay lập tức đi Cannes để gặp Bảo Đại "
38/ Không có kết quả gì liên quan đến cuộc gặp này.
Tóm lại, tuy nhiên,có thể nói rằng trong khi Chính phủ Việt Nam đã không đạt được mục tiêu chủ yếu nào của họ, và khi họ nhận được sự hỗ trợ từ Mỹ, họ tiếp tục tồn tại. Chính phủ Việt Nam [sau này là VNCH] được đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ và chính trị dưới vĩ tuyến 17, sau khi xếp đặt, ít nhất là hai năm sau Hiệp định Genève.
THAM KHẢO - McClintock from Saigon tel. No. 502,.May 4, 1954 (SECRET).
- Dulles to Paris tel. No. 4398, June 4, 1954 (TOP SECRET).
- The treaties are published. in U.S. VerbMin/3 (May 12), pp. 99-101
- See the DRV's Declaration of Independence, in Ho Chi Minh, Selected Works (Hanoi: Foreign Languages Publishing House, 1961), III, 20.
- Memorandum from Heath to Dulles and. Smith: "The Indochina Phase of the Conference," May 1, 1954 (SECRET)
- Lacouture and Devillers, p. 122.
- The U.S. objection was based on long-standing opposition to any move that would accord China the status of a major power equivalent to the fifth member of a "Big Five." See, e.g., Dulles to American Embassy - Canberra tel. No. 158, April 1, 1954 (TOP SECRET)
- Lacouture and. Devillers, pp. 122-23.
- G. McMurtrie Godley (First Secretary) from Paris tel. No. 2757, April 29, 1954 (UNC)
- Lacouture and. Devillers, p. 123, n. 3
- Ibid.., pp. 123-24.
- Ibid.., p. 187.
- U.S. VerbMin/IC Restricted. 6, p. 7 (CONFIDENTIAL).
- Smith from Genève tel. SECTO 217, May 15, 1954 (SECRET).
- Lacouture and Devillers, pp. 234.
- Pháp khẳng định việc chọn vĩ tuyến 18 có nguồn gốc từ các khuyến nghị của Tướng Navarre, người đã được hỏi một số câu hỏi của phái đoàn Pháp tại Genève về các tác động có thể có của tình hình quân sự trong vị thế thương thảo của Pháp. Trả lời của Navarre được gửi đi ngày 21 Tháng Tư. Trên đường ranh giới, Navarre cho rằng vĩ tuyến 18 để lại cho "chúng tôi" thủ đô chính trị cổ xưa là Huế và Tourane (Đà Nẵng), và cho phép giữ lại địa hình quân sự có giá trị. Xem Hồi Ký của tướng Ely: “Indochine dans la Tourmente (Paris: Kế hoạch, năm 1964), p. 112, và Lacouture và. Devillers, p. 126.
- Ibid., pp. 235-36.
- U.S. VerbMln/3, pp. 104, 105
- I.C. Restricted/5, p. 16 (C). Records of the Restricted Sessions are summaries rather than word.-for-word quotations, or the most part
- I.C. Restricted/6, p. 16 (C).
- I.C. Restricted/7, p.13 (C).
- U. S. VerbMin/7, p. 344
- I.C. Restricted/14, p. 26 (C).
- Báo cáo CIACS-4219B, 14 tháng Bảy, 1954, từ Sài Gòn (bí mật). Lacouture và Devillers cho rằng Diệm đã kinh hoàng khi ông đã học được việc phân vùng lần đầu tiên từ Đại sứ Heath qua một bức thư cá nhân từ Eisenhower, ngày 12 tháng bảy (pp. 256-57).
- Reported in Smith's priority tel. SECTO 633 from Genève, July 17, 1954 (SECRET)
26. McClintock from Saigon tel. No. 2656, June 4, 1954 (TOP SECRET).
27. Smith from Genève priority tel. SECTO 633, July 17, 1954 (SECRET)
28. Smith from Genève priority tel. SECTO 654, July IB, 1954 (CONFIDENTIAL);
29. Smith from Genève tel. SECTO 655, July IB, 1954 (SECRET).
Smith from Genève priority tel. SECTO 673, July 19, 1954 (SECRET).
30. U.S. VerbMin/B, pp.
347-4B. 31. Ibid … p. 355.
32. Hans Morgenthau, "The 1954 Genève Conference: An Assessment," in A Symposium on America's Stake in Vietnam, New York: American Friends of Vietnam, 1956, pp. 64-70.
33. Dulles to Smith at Genève priority tel. TEDUC 212, June 17, 1954 (TOP SECRET).
34.Từ DULTE ưu tiên Genève 195 của Smith, ngày 18 tháng sáu, năm 1954 (bí mật). Trong một bản ghi nhớ được phân phối bởi Henri Bonnet, đại sứ Pháp tại Washington, gửi cho Dulles và Eden ngày 26 tháng Sáu, chính phủ Pháp đã kêu gọi Hoa Kỳ không khuyến khích một phản ứng bất lợi của Việt Nam về việc phân vùng. Mỹ cũng được yêu cầu "can thiệp với Việt Nam để tư vấn họ sự khôn ngoan và tự chế và ngăn cản họ từ chối một thỏa thuận, nếu nó đạt được. [Việc phân vùng] được quyết định không phải trên tinh thần từ bỏ họ, nhưng trái lại đó là mong muốn nhằm cứu vớt ở Đông Dương tất cả những gì có thể được để giữ và để trao lại cho người Việt Nam trong điều kiện hòa bình, đây là cơ hội không phải lúc nào cũng có thể có được vì chiến tranh - "tel Dulles số 4.852 cho Đại sứ quán Mỹ - Paris, ngày 28 tháng 6 năm 1954 (TOP SECRET).
35. AroEmbassy Paris 39, July 2, 1954 (TOP SECRET).
36. Johnson from Genève priority tel. SEC TO 560, 'July 6,1954 (TOP SECRET).
37. Johnson from Genève priority tel. SECTO 574, -July 8, 1954 (SECRET).
38. Smith from Genève tel. SECTO 655, July 18, 1954 (SECRET)