ai nạn ngày ấy nhiều người đã quên hoặc không còn nhớ rõ mọi diễn biến. Chỉ biết rằng đó là một tai nạn do pháo, và nạn nhân, chú bé Công đã phải bị cưa cụt cả hai chân. Từ đó, gắn cuộc sống với chiếc xe lăn, Công nghỉ học khi chưa kịp thi tốt nghiệp phổ thông cơ sở. Chú bé sống buồn bã, mặc cảm.Công gọi tôi là chú Hai, vì tôi là hàng xóm chứ chúng tôi không có họ hàng gì. Mà không, nói cho hết lẽ thì có họ đấy, chúng tôi cùng họ Nguyễn (mà họ Nguyễn ở nước ta thì có thiếu gì!). Cũng cần nói cho hết lẽ về chuyện hàng xóm của chúng tôi. Nhà chúng tôi không chung vách, không sát vách, nghĩa là đối diện nhau cách nhau con đường cư xá. Công có một người anh đã đi làm xa, ba má cũng còn ngày ngày đến công sở. Trong giờ làm việc, nhà chỉ còn một mình Công. Để đề phòng kẻ gian, ba má Công khoa trái cửa và để ngỏ cửa sổ giúp Công có thể nhìn ra ngoài và khách có thể nhắn gì đó với Công khi cần.Nhưng, cứ khi ba má đi khỏi một lát, Công lại chồm người qua bàn viết kê sát cửa sổ, với tay khép hai cánh cửa lại. Em không muốn nhìn thấy những người lành lặn qua lại trên đường, không muốn giao tiếp với xã hội, hay vì lý do gì, không ai rõ. Chỉ biết rằng nhiều lần tôi cùng ba ma em đã cố gắng động viên, thuyết phục em mở cửa sồ mà không thành công. Em im lặng trước những câu hỏi hoặc lời lẽ của người lớn. Nét mặt em buồn rười rượi.Ngày ngày, cửa sổ nhà Công vẫn khép...Một buổi sáng cách nay gần một năm, tôi bận việc nhà, đi làm trễ. Vừa mở cổng đẩy xe ra tôi thấy cánh cửa sổ nhà Công đang đóng bỗng bật mở. Từ trong cửa sổ, tiếng của Công vọng ra:- Chủ Hai! Chú Hai ơi!Tôi tưởng có chuyện gì không hay xảy ra với Công, vội dựng xe chạy qua ngay và rối rít hỏi:- Có chuyện gì vậy cháu? Chìa khóa cửa đâu, đưa đây chú mở cửa vô giúp cho...Công ngồi trên xe lăn, sau bàn viết, cười bẽn lẽn:- Không có chuyện gì gấp đâu chú Hai à... Cháu... cháu chỉ muốn nhờ chú chuyển giùm cháu lá thư này...Tôi thở phào nhẹ nhõm:- Vậy mà chú tưởng... Nào, đưa thư đây chú gửi cho.- Dạ, thư đây! - Công trao thư qua cửa sổ - Chú Hai ơi, chú đừng cười cháu nghen!- Sao vậy?- Vì... cháu gửi bài cho tòa báo...- Ồ! Hay quá! Thì ra cháu viết văn!- Dạ không! Cháu chỉ dịch mấy bài sưu tầm nhỏ về khoa học.- Hoan hô cháu! Nhưng tài liệu ở đâu cháu có để dịch vậy?- Của ba cháu mua về. Cháu mượn xem và thử dịch...- Thì ra bấy lâu nay cháu đóng cửa để ôn luyện sinh ngữ phải không?- Có như thế... Nhưng cũng không hẳn chỉ có thế, chú Hai à...Hôm ấy, lòng tôi rất vui vì thấy chú bé Công đã tìm được cách sống thích hợp với hoàn cảnh của mình mà hòa nhập với cuộc sống chung quanh.Sau đó, lần lượt nhiều bài dịch ngắn của Công xuất hiện trên báo. Nụ cười đậu trên môi em và niềm vui thì tràn ngập lòng ba má em, lây lan sang cả tôi, người bưu tá đặc biệt của Công. Em mở toang hai cánh cửa sổ trước nhà cho ánh sáng tràn vào. Người lối xóm qua lại ai cũng có thể thấy Công thường ngồi trên xe lăn, sau bàn viết, trước mặt là mấy cuốn tạp chí tiếng Anh và gần đây là cuốn tự điển Anh Việt loại lớn mà em mua bằng tiền nhuận hút của nhiều bài dịch gom lại.Hôm nọ, Công trò chuyện với tôi. Em hỏi:- Chú Hai thường đưa bài giùm cháu, chắc chú Hai biết mấy cô chú ở tòa báo. Họ tốt bụng lắm phải không chú Hai?- Sao lại hỏi chú về chuyện đó?- Cháu tin chắc là họ tốt bụng lắm và cháu ao ước có dịp gặp mặt họ.- Kìa, cháu chưa giải thích thắc mắc của chú.- Thế này chú Hai à... Có lẽ biết hoàn cảnh của cháu nên các cô chú ở tòa báo thương. Họ đã giúp đỡ cháu bằng cách sửa lại cho đúng những chỗ cháu dịch sai hoặc chưa thật chính xác. Cháu giữ bản nháp, cháu so sánh với bài được in, cháu biết liền. Nhờ vậy cháu học tập được nhiều kinh nghiệm dịch thuật. Bài mới nhất, cháu chỉ bị sửa có hai từ thôi chú Hai à. Đây, hôm nay chú chuyển dùm cháu cái thư cảm ơn các cô chú ở tòa báo. Còn đây là một bài dịch mới của cháu...- Được, cháu đưa cả đây. Chú sẽ chuyển đến tận tay người cháu muốn cảm ơn.Quả thật Công có nhiều tiến hộ trong việc học và dịch tiếng Anh. Như thường lệ, sáng hôm đó, ngồi nơi bàn làm việc của mình tại cơ quan, trước khi làm nhiệm vụ, tôi mở bài dịch của Công nhờ gởi cho tòa báo, để kiểm tra lại so với bản gốc, như bao lần trước tôi đã làm giúp em. Tôi vui mừng thấy Công đã dịch tốt, không cần sửa chữa nữa.Tôi dán bao thư lại và hình dung ra Công giờ này đang ngồi sau khung cửa sổ không còn khép như trước kia, cặm cụi tra tự điển dịch một bài sưu tầm mới.