on rùa vốn có dáng đi chắc nịch, nhưng phải chăng vì lẽ đó mà đáng cắt cụt cánh chim ưng.Edgar PoeMặc dù với cái tuổi bảy mươi của mình bà dì già của Bary vẫn còn khá nhanh nhẹn. Bà ta tiếp Joseph ở phòng khách nằm kế phòng ngoài. Đồ gỗ bày biện trong phòng bao gồm mấy chiếc ghế bành lớn, mấy cái ghế mềm tròn và thấp, vài cái ghế tựa mềm, dăm cái bàn con chân uốn cong đặt nhiều đồ vặt vãnh ở trên. Trên tường treo rất nhiều tranh lồng trong khung kính mạ vang. Thoáng nhìn Joseph hiểu ngay đó là mấy bức tranh vẽ dở ẹc mà một người nào đó trong số họ thích hội họa đã sưu tầm.Căn phòng khách thể hiện kiểu tiện nghi ấm cúng của thế kỷ trước, ở đây hoàn toàn sạch sẽ. Không ở đâu có một hạt bụi vậy mà ta vẫn có cảm tưởng như căn phòng khách vẫn bị bao phủ một lớp bụi từ năm 1895. Ánh mắt chàng phóng viên dò xét khắp trong phòng: Những bức ảnh lộng khung kính đã ố vàng theo năm tháng, mấy cái hộp bằng ốc, mấy cái tượng bằng gốm và thạch cao, vài cái rương nhỏ đựng đầy đồ vặt vãnh, dăm cái hộp kẹo lâu đời. Trên một vài thứ ấy còn giữ được mấy dải băng buộc đã bạc màu với thời gian.Bà Lorice có thân hình đẫy đà, má hồng, người hơi thấp. Đôi tay trẻ trung đáng ngạc nhiên đối với tuổi tác của bà luôn vung lên trong mỗi lời nói. Bà ta mặc một chiếc áo vét màu đen viền tím. Chiếc vòng cổ khá nặng bằng đá mã não kêu lách cách trên ngực bà ta.- Vâng, thằng bé đáng thương không xuống thăm tôi thường xuyên lắm - Bà dì nói - Tôi biết là ở Paris nó bận rất nhiều việc, ôi, Paris, Paris... Vâng, và cái nghề nó như vậy! Nó lưu ký cho tôi tờ báo của mình và tôi đọc nó với mối quan tâm đặc biệt, cậu có biết không. Tôi cũng biết cậu qua những bài phóng sự. Bởi vì ở nông thôn mới buồn tẻ làm sao... Ôi, chắc rằng sống ở Paris hẳn rất thú vị. Cậu thật may mắn, Robenne ạ, tôi ghen với cậu đó.Bà Lorice nói rất nhanh với cách phát âm của người miền nam như tất cả dân địa phương ở đây. Thậm chí bà ta cũng không định trình bày khúc chiết ý nghĩ của mình mà chỉ thở dài tiếc rẻ và mỉm cười giữa các câu nói.- Tất nhiên ngôi nhà này sẽ thuộc về nó. Bởi vì ngoài nó ra tôi chẳng còn ai nữa. À nhân thể, phòng của nó ở đằng kia kìa, ở phía phòng ngoài ấy. Căn phòng đó luôn chờ đón nó... Còn tôi thì ngủ ở tầng hai. Ngôi nhà này cũng không lớn lắm... có sáu phòng và một vườn cây ăn quả... Ở đây rất dễ chịu. Max nó thích vườn cây lắm. Đúng ra nó phải về đây thường xuyên hơn để nghỉ ngơi tránh cái cuộc sống ầm ĩ ở Paris. Có đúng không cậu? Cậu uống thêm chút rượu malaga nữa nhé? Cậu không muốn uống nữa thật ư? Cậu hãy uống đi... Đây là chai rượu để dành từ lâu rồi. Đã một thời nhà chúng tôi có một hầm rượu vang tuyệt diệu. Chồng tôi rất quý trọng nó. Vâng, tất cả chuyện đó mới buồn thảm làm sao! Cả nước rối loạn... Vâng, và chính cả tôi nữa cũng rất lo âu như tôi đã nói với cậu đấy...- Tôi nghĩ là không có lý do nào khiến bà phải lo lắng cả.- Cậu nói thì dễ lắm bởi vì cậu còn trẻ và những chuyện như thế chẳng gây ấn tượng gì cho cậu.- Thế bà có tin chắc là bà đã đóng chốt cửa trước khi đi ngủ rồi chứ?- Ồ, bây giờ thì tôi chẳng biết gì hết...Bà mệnh phụ thở dài nặng nề.- Bởi tôi hay đãng trí lắm. Thế đấy! Thử nghĩ xem, kẻ trộm đã mò vào nhà tôi đúng cái đêm mà ông lão bất hạnh ấy bị giết.Có bao nhiêu phần trăm sự thật trong câu chuyện mà bà lão má hồng này kể lại? Có đúng thật là kẻ trộm đã vào nhà bà ta hay không?Nhưng có một điều bí ẩn trong câu chuyện của bà ta. Ngày hôm đó, vào khoảng năm giờ bà ta đi chợ như thường lệ. Bà ta trở về nhà lúc trời đã sẫm tối. Bà ta ăn bữa tối đơn giản của mình rồi đi ngủ. Trước khi đó bà ta đã khóa cửa ngoài và cài chốt. Ban đêm gió thối rất mạnh.- Vâng, tôi còn nhớ rất rõ. Tôi có cảm tưởng như nhà sắp đổ sụp. Nói chung thì tôi cũng đâu có nhút nhát lắm nhưng thú thực là tối hôm đó thỉnh thoảng tôi lại thấy bồn chồn lo lắng. Tôi rất không ưa khi gió gào thét. Và đấy, cậu thử tưởng tượng xem tôi đã sửng sốt như thế nào khi sáng dậy tôi thấy cửa ngoài mở, nghĩa là không mở toang ra, cậu hiểu tôi chứ, nhưng chốt cửa lại không cài và ổ khóa hóa ra cũng không khóa. Thế đấy! Lẽ nào tôi đã quên vặn chìa khóa và đẩy chốt cửa? Tôi không sao nhớ được.- Nhưng bà không bị mất trộm thứ gì chứ?- Không, tôi không thấy mất gì cả. Tôi không giữ tiền ở nhà. Vâng và nói chung tôi cũng không giàu có gì. Mọi thứ vẫn còn nguyên vẹn. Lúc đầu chuyện chốt cửa cũng chỉ làm tôi hơi lo ngại, không hẳn là quá sợ hãi đâu... Chỉ đơn giản là tôi tự trách mình: Ta đã quá đãng trí rồi, từ rày phải cố gắng chú ý hơn. Nhưng sáng ra khi tôi đọc báo và được biết về vụ ông lão buôn sách cũ bị giết, vâng và lại còn ở ngay quầy hàng của mình nữa chứ. Lúc đó thì xin thú thật là nỗi sợ hãi đã bao trùm tôi...Và hạ thấp giọng bà lão nói thêm:- Và cho đến giờ tôi vẫn sợ...- Không có cơ sở nào khiến bà phải lo lắng cả, - Joseph trấn an bà ta - cửa nhà rất chắc chắn. Chỉ có điều là bà đừng quên khóa cửa. Còn bây giờ thì bà càng có thể yên tâm hơn vì cả thành phố đang đầy chặt cảnh binh với các thanh tra cảnh sát...- Thời với chả buổi! - Bà mệnh phụ thở dài.Chàng phóng viên nhấc ly rượu malaga đặt trên bàn phía trước mặt, xoay xoay trên tay và nhìn rượu sóng sánh ở trong.- Tôi nghĩ rằng đấy chỉ do bà hơi lơ đễnh đấy thôi. Khó mà tin được rằng kẻ trộm có thể mò vào nhà bà được một khi cửa đã khóa chặt như vậy. Bởi vì không thể đẩy chốt cửa từ phía ngoài phải không ạ?- Tất nhiên là không thể được!- Có nghĩa là một trong hai trường hợp đã xảy ra: hoặc là bà đã quên khóa cửa, vậy thì khó có thể giải thích là kẻ trộm đã biết ngay được chuyện đó, hoặc là bà đã sập chốt cửa và xoay chìa khóa trong ổ khóa, lúc đó thì không ai có thể vào nhà được nếu không phá cửa ngoài...Vồ Joseph mỉm cười nói thêm:- Không ai có thể vào được, và... nghĩa là thoát ra nữa!- Nhưng dù sao tôi vẫn có cảm giác là mình đã khóa cửa. - Bà Lorice chau mày thốt lên.Joseph đứng dậy để từ biệt. Bà mệnh phụ mời anh uống thêm một ly malaga nhưng anh từ chối. Anh không thể ở lâu hơn được nữa bởi vì anh không còn thời gian và anh xin bà thứ lỗi. Anh sẽ báo cho Max Bary là dì của anh rất khỏe.- Cậu hãy nói với nó là tôi rất sợ trộm cướp và nó cần phải về thăm tôi thường xuyên hơn.Joseph và bà Lorice ra phòng ngoài. Ở đây cũng bày đủ thứ đồ gỗ khác nhau và trên tường cũng treo những bức tranh xấu xí đủ loại. Joseph cảm thấy thích thú cái mùi thoang thoảng của hành phi và mùi nến. Bà Lorice khẽ nhún nhảy, đôi tay thỉnh thoảng lại vung lên và nụ cười không rời khỏi miệng. Bà ta có đôi mắt rất trẻ, xanh biếc và rất sáng.- Thưa cậu, tôi không dám giữ cậu nữa - Bà ta nói - Công việc đang chờ cậu, và cậu đến Mouasac không phải là để nghiên cứu tính tình nhẹ dạ của một bà có tuổi...- Xin lỗi bà, tôi có thể yêu cầu bà một việc được không? - Joseph rụt rè hỏi.- Xin mời cậu, tôi rất sẵn lòng. - Bà Lorice lịch sự đáp lời.- Tôi muốn được xem qua căn nhà, làm quen với cách bố trí các phòng...Vẻ lo ngại hiện rõ trên khuôn mặt bà mệnh phụ nhân hậu.- Phải chăng cậu quan tâm đến chuyện khóa cửa? Cậu làm tôi sợ đấy.- Không phải đâu - Joseph trấn an bà ta - Xin thề với bà là tôi không biết gì cả và không giả định gì hết. Tôi tin chắc là bà đã quên đẩy chốt cửa. Nhưng tôi có phương pháp của tôi và nghiêm khắc tuân theo nó: Không bao giờ và không được bỏ qua điều gì. Không có gì ít quan trọng và cũng chẳng có những chi tiết không đáng kể. Tôi được dẫn dắt bởi bổn phận nghề nghiệp, có thể nói như vậy. Và chỉ có thế thôi!Bà Lorice vuốt cái vòng hạt của mình và dường như trở nên suy nghĩ về những lời nói của Joseph.- Vậy thì mời cậu hãy theo tôi! - Bà ta thở dài - Phía bên phải là căn phòng khách nhỏ, cậu vừa ở đấy rồi. Đằng sau nó là phòng ăn. Căn phòng đẹp đấy chứ? Có đúng không ạ?Phòng ăn rộng rãi và sáng sủa. Nó được bày biện những đồ gỗ cổ bằng gỗ hồng tâm. Đúng là ở đây cũng có rất nhiều đồ thừa nhưng trong một căn phòng lớn như thế này điều đó không đập vào mắt như ở phòng khách.- Bả có tủ sách không ạ? - Joseph khẽ hỏi.- Có, nhưng không phải ở trong phòng ăn. Nó đặt trong phòng của Max. Tôi sẽ dẫn cậu đi xem bây giờ. Tủ sách bắt đầu được thu thập ngay từ thời Louis XIII hay khoảng chừng vào thời đó. Chồng tôi rất tự hào về nó. Đây là nhà bếp.Gian bếp dài và hẹp. Sàn bếp được lát gạch men đỏ. Ở phía trên bồn rửa lấp loáng một số lượng lớn soong chảo và nồi đồng.- Nếu cậu muốn chúng ta sẽ trở lại phòng ngoài, ở gần cửa ra vào là phòng cho người giúp việc nhưng từ khi sống một mình đến giờ tôi không thuê người hầu nữa. Hàng ngày có một bà đến thu dọn thôi. Và tôi đã lấy căn phòng này làm phòng kho...Bà Lorice bật cười:- Vâng, tôi giữ rau quả và khoai tây ở đó. Ngoài ra tôi còn để những bó cỏ thuốc sấy khô nữa. Max rất thích điều đó. Khi về đây nó cứ mở căn phòng ra và đứng hít những hương vị ấy rất lâu... Nó nói rằng tôi đã cho đóng hộp mùa hè. Đấy, cậu cứ thử nhìn xem nhưng tất nhiên ở đây hơi bừa bãi.Joseph nhìn thấy một đống khoai tây, những trái lê xếp gọn ghẽ trên sàn và những bó cỏ lá treo trên trần.- Đúng thật, đủ các loại hương vị rất dễ chịu. - Chàng phóng viên nhận xét.- Còn bây giờ chúng ta sang phòng của Max. Căn phòng này thông ra vườn. Mời cậu vào. Đây là tủ sách mà tôi nói với cậu. Bàn viết cũng là của chồng tôi đấy.Joseph chăm chú nhìn quanh.Trong góc phòng cố một chiếc giường thấp tiện lợi khá rộng. Ở phía đối diện là một cái ghế bành da. Những giá sách màu sẫm chạy dọc theo bức tường. Trên đó xếp những cuốn sách đóng bìa da rất cẩn thận.- Ở phía trên là những cuốn sách của người chồng quá cố của tôi - Bà Lorice nói - Đó là sách về luật. Ông ấy là luật sư. Tôi không bao giờ đụng đến chúng. Tôi chỉ sử dụng những giá sách ở phía dưới thôi. Đó là sách của Max bao gồm tiểu thuyết và thơ ca. Tôi rất thích thơ. Điều này thì Max cũng giống tôi... Nhưng nó không có thì giờ...Joseph đến gần chiếc bàn viết ngăn nắp và gọn gàng. Chiếc đèn bàn có chụp màu xanh đặt ở chính giữa. Công-tắc đèn nằm ở trên đế. Giấy tờ và cặp bìa nằm phía bên phải. Phía bên trái đặt một chiếc bút máy, cuốn sách, cái gạt tàn bằng thiếc, con dao rọc giấy và mấy thứ lặt vặt khác.- Tôi vẫn đến đây ngồi viết thư - Bà mệnh phụ giải thích - Còn khi Max về đây thì nó cất bản thảo của mình ở ngăn kéo. Nhưng tôi không đụng đến chúng, Max nó không thích thế đâu.Cái gạt tàn trông rất ngộ. Nó có hình của một chiếc tàu thủy nhỏ.- Còn bây giờ thì chúng ta lên tầng hai.- Tôi rất biết ơn bà! - Joseph trả lời.Anh đưa mắt nhìn quanh căn phòng lần nữa. Anh ngồi xổm xuống ngó nhìn dưới gầm bàn. Sau đó anh định đi theo bà Lorice nhưng lại thay đổi ý định và nghiêng người nhìn cái gạt tàn.- Cái này trông ngộ quá, thưa bà Lorice. - Anh nói.- Không thể nói là đẹp nhưng Max nói rằng nó rất tiện. Cậu biết đấy nó hút thuốc rất nhiều. Ôi, khi nó ở đây thì trong phòng lúc nào cũng ngập khói kinh người.Joseph thận trọng thọc hai ngón tay vào chiếc gạt tàn và lôi ra mấy mẩu giấy vụn.- Xin bà thứ lỗi cho sự tò mò của tôi!- Xin mời cậu. Đơn giản là tôi quên đổ tàn đi thôi.Joseph quay về phía cửa sổ nhìn ra vườn.- Chắc là mùa hè ở trong phòng này thật dễ chịu.- Cậu nói đúng đấy - Bà mệnh phụ khẳng định - Nhưng bây giờ thảm cỏ đang bị úa vàng, vâng và ở trên cây lá cũng bị rụng nhiều.- Một căn phòng như thế này đúng là ước mơ đối với nhà thơ! - Joseph vẫn tiếp tục.- Vàng, đúng thế. Thằng cháu tôi cùng nói như vậy đấy... “Cháu quên cả Paris khi bước vào đây”, - nó nói thế đấy. Tiện thể tôi xin nói tất cả bản thảo của nó đều lưu ở đây.- Bà có đọc chúng không?- Thỉnh thoảng thôi.Bà ta lại bên bàn và mở một ngăn kéo ra.- Cậu xem này, tất cả các bài thơ của nó đây. Chắc hẳn nó đã nói với cậu về chúng rồi.Bà mệnh phụ cầm quyển vở đóng bìa cứng với chữ “THƠ” được viết bằng mực tàu.- Hình như nó làm tập thơ này cách đây hai năm khi nó về đây nghỉ một tháng.Bà ta lật quyển vở.Joseph nghiêng người nhìn qua vai bà ta.Bà Lonce dừng lại ở phần mục lục. Đầu đề các bài thơ được tô đậm và đánh số thứ tự bằng nét chữ nhỏ, dứt khoát quen thuộc với Joseph.- Tên gọi các bài thơ được lựa chọn khá đạt. - Joseph nhận xét.- Cậu nói đúng đấy. - Bà Lorice thốt lên vẻ tự hào.Nhưng chàng phóng viên đâu có nghe bà ta nói nữa. Anh đang đọc rồi đọc lại lần nữa dòng cuối cùng của phần mục lục: “Tr. 87 - Phép lạ của im lặng”.- Tôi rất muốn được đọc bài thơ cuối cùng. - Anh đề nghị.- Xin mời cậu! Chúng ta sẽ xem xem, trang 83 này, trang 85 này... Chắc là nó đã nhầm lẫn khi đánh số thứ tự rồi... Ồ, không phải... Lạ thật! Không thấy bài thơ cuối cùng. Hay là nó không thích bài thơ nên đã xé trang giấy đi. Nhưng những bài thơ khác đều hay tuyệt.Và Joseph đã ghi lại trong cuốn sổ tay của mình như sau:1. Về Frizou:Người ta đã tìm thấy trong người Frizou 14 đồng tiền vàng thời Liên minh La Tinh.Một đồng tiền như vậy được tìm thấy bên cạnh tử thi.Frizou khoác một chiếc áo chùng giống như của Gaston Simonie thành viên của Hội đồng giám khảo Goncourt.Người ta đẩy Frizou đến nơi xảy ra tội ác. Tiếc rằng ông lão không nói được. Người ta đã đưa Frizou câm điếc vào nhà, nơi mà Gustave Muet bị giết?!?!Hoàn toàn rõ ràng là Frizou không có khả năng giải thích điều gì. Thậm chí ông ta không thể trả lời “có” hay “không”, nghĩa là gật đầu hay lắc đầu.Ở nhà kẻ bị giết Frizou diễn tả lại những điều mà ông ta đã làm hôm đầu tiên. Ông ta trải chiếc áo chùng lên sàn và đặt những đồng tiền vàng lên đó. Theo ý của ông lão thì trông như vậy rất thích mắt.Ông ta trải chiếc áo ở đâu? Ở đúng chỗ tử thi hay không?2. Về Bary:Bary là Tổng biên tập của “P. - N”Bary làm thơ.Bary yêu thiên nhiên và yên tĩnh.Bary sinh ở Mouasac.Một bài thơ của Bary được phát hiện thấy trong bếp kẻ bị giết.Đó là trang 87. “Phép lạ của im lặng”.Trang vở bị xé (đã lâu chưa?) từ trong tập “THƠ”.3. Về Doubois.Có phải Doubois là kẻ giết người hay không?Những nguyên nhân nào thúc đẩy?Một giả thiết táo bạo: Tên tội phạm cố ý lôi kéo sự chú ý về mình, để lại nhiều tang chứng khiến người ta không thể nghi ngờ hắn và người ta sẽ hỏi: “Không, chuyện đó đã được loại trừ hoàn toàn” (Không có trong thực tế hình sự).4. Không nên rầu rĩ! Hãy để ý đến tất cả những chuyện thường tình nhất! Vướng cây thì làm sao mà thấy rùng! Không được vội vã! Kiểm tra mọi việc rồi sau đó mới đi tiếp.