Người chủ cần chỉ định nhân viên của mình làm những công việc thích hợp với khả năng, sức lực, và tinh thần của họ; cần phải trả tiền công cho họ đúng hạn và tùy theo sự làm việc mà tặng cho họ tiền thưởng; cần phải lo cho họ khi họ chẳng may bệnh tật; cần chia xẻ những thức ngon với họ, và khi cần thiết nên cho họ nghỉ phép. Người làm công bù lại phải thức khuya dậy sớm lo công việc cho chủ nhân, chỉ lấy những gì chủ cho; làm việc sốt sắng, và gìn giữ tiếng thơm cho chủ.Những điều nói trên dành cho chủ nhân và người làm trong nhà. Nhưng hiện nay, nếu chúng ta có học qua về nghành kinh tế, chúng ta sẽ thấy các hãng xưởng ở những nước tân tiến đều áp dụng những gì mà Ðức Phật đã dạy ở trên, và theo cách thức đó, đất nước của họ đang giàu mạnh.Bổn phận của chủ nhân cũng như người làm công cho thấy rằng cần phải có một sự liên hệ cảm thông giữa hai bên thì mọi việc mới thuận lợi. Hơn nữa, sự phát đạt của một hãng xưởng nương rất nhiều vào một quản lý giỏi. Cho dù một người có nhiều vốn, nếu không biết cách quản lý, hoặc giả không hiểu biết về vấn đề làm thương mại thì cũng khó mà thành công trong việc mua bán. Nếu hãng xưởng không có thợ tài giỏi, thì việc làm cẩu thả, sớm hay muộn gì hãng cũng sẽ phải bị dẹp. Khi tiền lương không được trả đúng thời hạn, thì thợ tay nghề giỏi sẽ không khi nào chịu làm việc cho hãng đó.Sau đây là câu chuyện về một người biết buôn bán. Trong một tiền kiếp Ðức Phật là con của một người thủ quỹ, biết tiên đoán vị lai. Ngày nọ, trên đường đến viếng Vua Brahmadatta, Bồ Tát thấy xác một con chuột nằm trên đường, và khi nhìn vị trí của những tinh cầu lúc đó, Bồ Tát nói, "nếu có người nào tử tế, sáng dạ, có thể dùng con chuột nầy để làm vốn buôn bán, và có thể trở thành một người giàu có." Lúc ấy có một người thanh niên con nhà tử tế, nhưng nghèo, nghe vậy, anh liền lượm xác con chuột và bán cho người nuôi mèo với giá một cắc. Sau đó anh mua một cắc mật. Rồi anh lại dùng mật đó bỏ vào nước và đem nước mật cho những người hái hoa. Những người nầy cảm ơn anh đã làm nước mật cho họ giải khát bằng cách tặng cho anh một bó hoa. Anh bán được bó hoa và lại dùng tiền mua mật bỏ vào nước, đem nước đến cho những người hái hoa, và rồi anh lại được trả công bằng rất nhiều hoa đẹp, và anh đem hoa đi bán được những tám xu trong một thời gian ngắn. Ngày kế tiếp, khi anh đi ngang vườn thượng uyển anh thấy nhiều cành cây mục và lá rụng đầy dòng suối mà người thợ làm vườn không biết cách nào để làm sạch con suối. Anh bèn nhờ những người bạn của mình đến giúp anh thợ làm vườn để làm sạch con suối, sau đó anh đãi họ nước mật. Người thợ làm vườn tặng cho anh một số củi. Anh bán củi đó cho thợ làm đồ gốm được mười sáu xu, năm cái chén và tô. Tất cả tổng cộng là hai mươi bốn xu, và rồi anh phát họa một chương trình. Anh liền đến vùng lân cận cửa thành với một bình nước mật, và anh tặng nước mật cho đám thợ gặt ở đó. Sau đó, họ nói, "Nầy anh bạn, chúng tôi có thể giúp được gì cho anh không?" Anh trả lời, " Ô, khi nào tôi cần, tôi sẽ gọi các anh". Anh làm quen được với chủ bến tàu và vị tỉnh trưởng, và anh hỏi họ về tin tức của những đoàn thương buôn bán ngựa. Ðược biết đoàn thương gia sẽ đến thành với năm trăm con ngựa, anh liền đến những thợ gặt xin họ mỗi người cho anh một bó cỏ, và bảo họ đừng bán cỏ cho ai, cho đến khi nào anh bán được những bó cỏ của anh. Sau đó, anh bán cỏ cho ngựa của đoàn thương gia được tới một ngàn đồng. Vài ngày sau đó, anh lại được tin có một tàu sẽ cặp bến; anh mướn xe và đến hải cảng trong trang phục của một thương gia giàu có. Anh mua chịu tất cả hàng hóa và để lại một chiếc nhẫn đắt tiền làm tin. Lúc ấy có khoảng một trăm thương gia đến bến tàu để mua hàng hóa nhưng tất cả hàng hóa đều đã được bán cho chàng thanh niên nọ. Vì thế, sau cùng họ phải mua lại hàng hóa của chàng thanh niên, và anh nầy bán được số hàng với giá hai trăm ngàn đồng. Anh thanh niên tặng phân nữa số tiền đó để tạ ơn Bồ Tát đã chỉ dẫn. Và khi được biết chỉ với xác con chuột mà anh làm nên việc lớn. Bồ Tát lúc ấy rất hài lòng và gã con gái của người cho anh thanh niên nọ."Làm thương mại, muốn phát tài, cần phải có tiền vốn, sự siêng năng, và sự hiểu biết trong công việc làm ăn của mình. Biết cần kiệm, cần phải có bạn bè giúp đỡ và phải biết quản lý tiền bạc. Một người có thể nghĩ họ có thể làm giàu một cách nhanh chóng bằng đường tắt. Nhưng nếu một người có nhiệt tâm, cẩn trọng, tư tưởng,lời nói, hành động trong sáng, và nếu làm bất cứ việc gì cũng cẩn thận và chu đáo, làm ra tiền một cách hợp pháp, thì tiền của và tiếng tăm của người đó sẽ được lan rộng. Ðức Phật khuyến khích mọi người nên hùng vốn và làm việc chung như bầy ong cùng làm ra mật, như mối cùng xây tổ, và Ðức Phật nói như sau về việc tiêu tiền như thế nào:' Một người cần phải chia tài sản ra làm bốn phần: một phần cho mình và việc làm từ thiện; hai phần dành cho việc buôn bán, và một phần để dành phòng khi cần kíp, hay là để dành cho chính mình lúc về già."