ui phải ở bịnh diện Đà Nẳng trong suốt 2 tháng. Nói dìa cái bịnh viện hông thôi thì hổng có cái gì để nói, nhưng mà tụi tui ngủ trên giường xiếp có cái mùng để muỗi khỏi cắng, sàn của bịnh diện bằng ván cây và được quét xặch một ngày hai lầng, và tui nói như dậy là nhiều rồi, so với cái cảnh sống rừng rú mọi rợ mà tụi tui đả quen rồi. Có nhiều ngừi bị thương nặng hơn tui rất nhiều đang ở bịnh diện đó, tui xin nói cho bạn biết. Nhửng thằng trai trẻ mất tiêu nguyên cánh tay, nguyên cái chưng, hay bàn tay, bàng chưng mà mình hổng biết tụi nó còn mấc cái gì nửa hông, thiệc là tội nghiệp. Có nhửng thằng bị bắng lủng bụng lủng ngực dà lủng mặc luôn. Tối tối, chổ này đầy đủ tiếng kiêu rên rỉ như là phòng tra tấn – mấy thằng đó tru và khóc và kiêu má má của tụi nó. Có một ông nằm kế bên giường tui tên là Dân, ổng đả bị kẹt trong xe thiếc giáp khi xe bị nổ. Ổng bị phỏng tùm lum hết người, và tại giường có đủ thứ vòi và ống đi vô người ổng hay đi ra khỏi người ổng gì đó, nhưng tui chưa bao giờ nghe ổng rên la. Ông Dân ít nói và khi nói chiện thì nói rất nhẹ nhàng. Ổng tới từ bang Con-nít-ti-cút, và ổng đang là thầy giáo dạy lịch xử lúc ngừi ta tóm ổng và thảy ổng dô quân đội. Bởi dì ổng thông minh, ngừi ta gửi ổng tới trường đào tạo sỉ quang và phong cho ổng chức Trung Úy. Hầu hết mấy ông trung úy mà tui biết điều có đầu óc cù lầng hơi dống tui, nhưng ông Dân thì khác. Ổng có triết lý riêng của ổng dìa lý do tại sao ổng phải dô lính hay nằm trong bịnh diện này, đó là, có lẻ tụi tui đả làm sai dới nhửng lý do đúng, hay là tụi tui làm đúng nhưng với lý do tầm bậy, đại lọi như dậy, nhưng mà dới lý do nào củng dậy, tụi tui đả làm hổng đúng cách. Bởi dì ổng là sỉ quan thiếc giáp, v.v., ổng nói tụi mình đả thiệc là khôi hài khi tham chiến ở một chổ khó mà xài xe tăng được, nơi mà chỉ toàn là núi với sình lầy. Tui kể cho ổng nghe dìa thằng Bửu, và ổng gậc gù buồn bả, rồi ổng nói là xẻ có nhiều thằng Bửu khác bỏ mạng trước khi cuộc chiến này chấm dức. Khoản một tuần hay sao đó, ngừi ta chiển tui tới bộ phận khác của bịnh diện, nơi đây tụi tui chờ ngày khỏe mạnh lại nhưng mổi ngày tui trở lại khu chăm sóc đặt biệt và ngồi một hồi dới ông Dân. Có lúc tui chơi ác-mô-ni-ca cho ổng nghe, và ổng khoái lắm. Má tui đả gởi cho tui mấy thanh sô-cô-la Hét-Sì từ lâu, và mấy thanh kẹo này cúi cùng đả bắt được tui ở bịnh diện, tui muốn ăn chung dới ông Dân, nhưng ổng hổng ăn được cái gì hết ngọi trừ mấy cái mà ngừi ta bơm dô mấy cái ống dô bụng ổng. Tui ngỉ là ngồi ở đó nói chiện dới ông Dân đả có một ấn tượng thiệc lớn đối với cuộc đời của tui. Tui biết là, bởi vì tui là một tên ngố, đúng ra tui hổng có cái triết lý gì của chính tui, nhưng có lẻ điều đó đả đúng chỉ vì hổng có ai đả từng dành thời giang để nói chiện dìa triết lý của tui. Triết lý của ông Dân là, tấc cả mọi thứ sảy ra với chúng ta, hay củng theo cái lẻ đó, sảy ra với mọi vật, mọi thứ, ở bấc cứ chổ nào, điều tưng theo nhửng luật tự nhiên, và nhửng luật này chi phối toàn vủ trụ. Quang điểm của ổng trong cái chủ đề này rấc là phứt tạp nhưng cái thực chấc của nhửng gì ổng đả nói đả bắc đầu thay đổi cái nhìn của tui đối dới mọi thứ. Trong suốt cuột đời của tui, tui hổng có hiểu cái khỉ gì hết dìa nhửng sự diệc đả xảy ra. Một đìu dì đó sảy ra, rồi một cái gì khác sảy ra, rồi một cái dì khác nửa, và tiếp tục như dậy, và phân nửa của nhửng gì xảy ra hổng có ra cái con khỉ gì hết. Nhưng ông Dân nối là tấc cả nhửng gì xảy ra điều là một phần của một nguyên tắc, một quy trình gì đó, và cắch tốt nhức để đi tới là tìm ra cho được cách thức để mà hội nhập dô cái quy trình đó, và rồi ráng sức giử vị trí của mình trong quy trình. Dù sao, khi biết được điều này, mọi thứ có vẻ trở nên rỏ ràng hơn đối với tui. Dù thế nào đi nửa, tình trạng của tui khá hơn nhiều sau vài từng, và cái đít của tui đả lành lặng đẹp đẻ. Bác sỉ nói là chổ da của tui dống như da của con “tê giác” hay đại loại như dậy. Ngừi ta có một phòng dải trí ở bịnh diện, và bởi vì tui hổng có chiện gì để làm, một hôm tui lang thang vô trỏng thì có 2 thằng đang chơi ping-pong. Một hồi sau, tui hỏi coi tui chơi được hông, và ngừi ta cho tui chơi. Tui thua một dài trận đầu nhưng hổng lâu sau, tui thắng luôn hai thằng này. “Hổng ngờ chú mày bự nhưng hổng có chậm chúc nào hết!” một thằng nói. Tui chỉ gậc đầu. Tui ráng chơi ping-pong mổi ngày, và bạn tin hay hổng tin, tui bắc đầu chơi khá lắm. Mổi buổi trưa, tui tới thăm ông Dân, nhưng bủi sáng thì tui chỉ có mình tui. Ngừi ta cho phép tui rời bịnh diện nếu tui muốn, và có một chiếc xe buyết đưa nhửng ngừi như tui xuống phố để mà tụi tui có thể đi dòng quanh mua mấy thứ khỉ gì đó ở mấy tiệm của dân mít ở Đà Nẻng. Nhưng mà tui hổng cần thứ khỉ gì hết, bởi dậy, tui chỉ đi quanh guẩn, và ngắm cẳnh. Có một cái chợ nhỏ ở dưới bờ sông, nơi mà dân chúng báng cá và tôm và mấy thứ khác, và một hôm tui xuống dưới đó rồi mua ít tôm rồi một trong mấy đầu biếp ở bịnh diện luột tôm cho tui, thiệc là ngon. Tui ước gì ông Dân có thể ăn chúc tôm dới tui. Ổng nói có lẻ nếu tui đập dập nác mấy con tôm, ngừi ta có thể bỏ dô trong ống chích rồi bơm dô ổng. Ổng còn nói là ổng sẻ hỏi y tá dìa chiện đó, nhưng tui biếc là ổng chỉ giởn chơi cho dui thôi. Tối hôm đó, tui nằm trên giường xiếp rồi nhớ tới thằng Bửu, chắc nó củng khoái mấy con tôm đó lắm, tui nghỉ tới chiếc tàu đánh tôm của tụi tui, và mọi thứ. Tội nghiệp thằng Bửu. Bởi dậy, ngày hôm sau tui hỏi ông Dân vì lẻ nào mà thằng Bửu phải bị chết, và cái loại luật tự nhiên khốn nạn nào cho phép cái chiện đó xảy ra. Ổng nghỉ một hồi rồi nói, “Để tui nói cho chú nghe, Lâm, hổng phải tấc cả nhửng luật này điều thỏa mản mọi người. Nhưng dù sao, luật là luật. Giả tỉ như khi một con cọp vồ được con khỉ – đối với con khỉ, đó là điều xấu, nhưng đối với con cọp thì đó là điều tốt. Đời là như dậy!” Khoản 2 hôm sau, tui trở lại chợ cá thì có một ông mít nhỏ con đang bán một bịt tôm thiệt là bự ở đó. Tui hỏi ổng bắc tôm ở đâu, rồi ổng sợ quá nói lung tung xà beng hết, bởi gì ổng hổng biết tiếng Anh. Dù sao đi nửa, tui bắc đầu quơ tay quơ chưng ra dấu giống như một tên Ấn độ hay đại loại như dậy, và sau một hồi, ổng hiểu và ra dấu cho tui đi theo ổng. Lúc đầu tui còn nghi ngờ, nhưng rồi ổng cười, hay giống dậy, và rồi tui tin ổng. Tụi tui đi bộ khoản gần 2 cây số hay sao đó, đi qua mấy cái tàu ở bải biển và nhiều thứ nửa, nhưng ông này hổng dẩn tui tới tàu. Tụi tui tới một chổ trong vùng đất lầy lội gần biển, dống như cái ao hay sao đó, rồi ổng lấy mấy cái lưới để xuốn chổ mà nước từ biển Nam Hải trào dô khi thủy triều dâng lên. Cái ông già này tích lủy tôm trong đó! Ổng lấy một cái lứi nhỏ rồi nhúng dô nước rồi múc lên, và đúng là có 10 tới 20 con tôm trong đó. Ổng cho tui một bịt tôm, và tui cho ổng một thanh sô cô la Héc-sì. Ổng khoái tới mức muốn ị trong guần luôn. Tối hôm đó, ngừi ta chiếu phim ngoài trời, gần bộ chỉ huy lực lượng dả chiến, và tui tới đó coi, rồi thì mấy thằng ngồi hàng ghế đầu bắc đầu goánh lộn dử dội dìa chiện gì đó, rồi một thằng bị quăng dô màn ảnh làm rách màn ảnh luôn và phim bị chấm dức ở đó. Bởi dậy, sau đó tui dìa nằm trên dường xiếp, và suy nghỉ, và bấc thình lình một sáng kiếng đến dới tui. Tui biết là tui phải làm dì khi ngừi ta cho tui ra khỏi quân đội! Tui sẻ dìa nhà và tự kiếm một cái ao nhỏ ở gần Gáp để tích lủy tôm! Bởi dậy, có lẻ tui hổng thể mua một tàu đánh tôm bi giờ, bởi vì hổng có thằng Bửu, nhưng tui có thể lên tới mấy cái đầm lầy, rồi kiếm vài cái lưới bắc tôm, và đó là điều mà tui sẻ làm. Thằng Bửu chắc củng thích cái ý đó. Ngày nào củng vậy trong mấy tuần kế tiếp, mổi sáng tui đi tới cái chổ của ông già ngừi Việt nhỏ con đang tích lủy tôm. Tên ổng là ông Chí. Tui chỉ ngồi đó nhìn Mít-Tờ Chí làm diệc và sau một hồi, ổng chỉ tui phải làm như thế nào mới đúng cách. Ông Chí bắt được một số tôm con goanh mấy cái đầm trong cái lứi nhỏ cầm tay, rồi thả chúng dô ao của ổng. Rồi khi mà thủy triều tới, ổng quăng đủ thứ khỉ dô đó – đồ ăn cặng, và đủ thứ, làm cho mấy con tôm nhi đồng ốm nhách đó lớn lên, ăn no chóng mập. Thiệc là đơn giảng như dậy, ngay cả một thằng khờ củng có thể làm được. Một vài hôm sau, có mấy tên tự cao tự đại từ bộ chỉ guy của lực lượng dả chiến tới bịnh diện, bọn họ giống như đang cửng lên và nói, “Binh Nhì Lâm, chú mới được thưởng Guân chương Danh Dự của Quốc Hội dành cho bảng tính anh hùng cực độ, và ngày mốt chú sẻ được bay dìa Mỹ để được chính tay Tổng Thống Hoa Kỳ cài guân chương cho chú.” Bây giờ còn sáng sớm, và tui chỉ nằm đó, nghỉ đến việc dô nhà tắm, nhưng mà tui đoán là cái đám khỉ này đang chờ tui nói cái gì đó, và tui thiệt sự đang muốn xì cái bọng đái. Tuy nhiên, lần này tui chỉ nói, “Cám ơn,” rồi ngậm miệng luôn. Có lẻ điều này thuộc dìa luật tự nhiên của vạn vật. Dù sao, sau khi cái đám đó đi rùi, tui mới tới khu chăm xóc đặt biệt để gặp ông Dân, nhưng khi tui tới đó, cái giường của ổng bỏ trống, tấm niệm đả được xiếp lại và ổng đi đâu mất tiêu rồi. Tui sợ là chiện gì đả xảy ra cho ổng, và tui chạy đi kiếm y sỉ trực nhưng ổng củng hổng có ở đó. Tui thấy một y tá ở cuối hành lanh nên hỏi cổ, “Có chiện gì sảy ra dới ông Dân vậy?” và cổ nói, “đi rồi.” Rồi tui hỏi, “Đi đâu?” rồi cổ nói, “Tui hổng biết, chiện đó hổng có xảy ra trong ca trực của tui.” Tui tìm gặp cô y tá trưởng rồi hỏi cổ, và cổ nói là ông Dân đả được đưa lên máy bay dìa Mỹ, bởi dì ngừi ta có thể chăm sóc ổng tốt hơn ở Mỹ. Tui mới hỏi ông Dân có sao hông, và cổ nói, “Ơ, ơ, hai lá phổi thì bị lủng hết, ruộc thì bị đức khúc, cột sống thì bị hư, mấc một bàn chưng, bị cục một cẳng, và hơn phân nửa người bị phỏng cấp 3…Nếu anh nói như dậy là hổng sao thì, thiệt, ông Dân hổng sao hết.” Tui cám ơn cổ, rồi tui đi. Trưa hôm đó tui hổng chơi ping-pong bởi vì tui quá lo dìa ông Dân. Tui có cái ý nghỉ là, có lẻ, ông đả chết rồi, nhưng hổng có ai muốn nói điều đó, bởi dì cái luật ở đây là phải báo cho thân nhưng trước rồi mới báo cho người khác, hay đại lọi như dậy. Ai mà biết! Và tinh thần tui đang đi xuống cống Hà thành, tui đi lan than một mình, dừa đi tui dừa đá mấy cục đá trên đường, mấy cái hộp lon và mấy cái khỉ gì đó. Cuối cùng, khi tui trở lại giường của tui thì có thơ cho tui để trên giường, nhửng lá thơ gửi từ đời nào cuối cùng củng bắt được tui ở đây. Má tui gửi thơ nói là nhà của tụi tui đả bị cháy, và bị cháy rụi hàon toàn, và hổng có bảo hiểm hay gì hết nên Má phải dô ở nhà tế bần. Má nói là nhà bị bắt lửa cháy khi cô Phượng đang xấy lông cho con mèo cổ dừa tắm xong, và cô dùng máy sấy tóc để sấy mèo, rồi thì hổng biết con mèo bị bắc lửa hay cái máy sấy tóc bị bắc lửa, cổ liệng cái máy sấy đang cháy hay con mèo đang cháy chạy tùm lum, và chiện là như vậy đó. Và Má nói, từ bây giờ tui phải nhờ hội tế bần “Các Ma Sơ Nhỏ của Người Nghèo” chiển thơ tới Má. Tui nghĩ ra là trong nhiều năm tới sẻ có nhiều nước mắt lắm. Có một thơ nửa gửi cho tui, nói là “Thưa Ông Lâm: Ông đã được chọn lọc để mà có thể trúng giải một chiếc xe hơi Bông-Tét Dì-Tình-Yêu mới toanh, nếu ông chỉ cần gửi lại cái thẻ ghi lời hứa là sẽ mua bộ tự điển bách khoa toàn thư tuyệt vời này và một cuốn sách cập nhật cho bộ tự điển vào mỗi năm cho đến cuối đời của ông, với giá chỉ 75 đô-la mỗi năm.” Tui quăng cái thơ này dô xọt rát. Một thằng ngốc như tui thì muốn cái khỉ gì từ bộ tự điểng bắch khoa? Và ngoài ra, tui củng cóc biết lái se. Nhưng lá thơ thứ ba là thơ riêng viết cho tui, và đằng sao bao thơ có ghi, “Mỹ Duyên, Hộp thơ Tổng Hợp, Cầu Kem, Bang MÁT.” Bàn tay tui run góa cở, làm tui mở bao thơ hổng muốn được nửa. “Anh Lâm mến,” Duyên viết, “Má em đã chuyển thơ của anh tới em, những lá thơ mà bác gái đã đưa cho Má. Em rất đau xót khi biết là anh đang đi lính và phải tham dự vào một cuộc chiến tranh ghê rợn và phi đạo đức.” Duyên nói là cổ biết nó ghê sợ cở nào, với tấc cả sự diết chóc, bằm sương nác thịch đang xảy ra, và tấc cả. “Nó đã lấy mất đi một phần lương tâm của anh khi anh tham gia vào cuộc chiến, mặc dù em biết là anh đã bị ép buộc, và đó hổng phải ý của anh.” Duyên viết là chắc là tui khổ lắm bởi vì hổng có guần áo sạch để mặc, hổng có thức ăn tươi để ăng, và tất cả, nhưng mà cổ thiệc hổng hiểu tui nói gì khi tui viết là tui phải “nằm úp mặc dô cái đám kức sỉ quan trong hai ngày” “Em hổng thể tin nổi,” cổ nói, “là người ta lại có thể bắt anh làm cái điều tục tĩu đến như vậy.” Tui nghỉ là có lẽ trong thơ trước, đúng ra tui nên dải thích rỏ hơn cho Duyên hiểu cái chiện nằm úp mặc dô kức. Dù sao đi nửa, Duyên nói là “Chúng ta đang tổ chức những cuộc biểu tình lớn chống lại bọn heo phát xít để mà có thể chấm dứt cuộc chiến tranh kinh khiếp và phi đạo đức và hãy để tiếng nói của dân chúng được nghe.” Cổ nói mấy chiện đại loại như dậy hết một trang thơ luôn hay sao đó, nhưng mà toàn bộ mấy cái khỉ mà cô viết tui thấy có vẻ dống nhau hết. Nhưng dù sao, tui củng đọc hết và đọc kỷ bởi dì chỉ thấy tuồng chử của Duyên thui củng đủ làm cho cái bụng tui ót éc phập phồng rồi. “Cuối cùng,” Duyên viếc ở phần cuối, “anh đã gặp lại được Bửu, và em biết là anh rất vui vì có một người bạn trong hoàn cảnh khốn khó.” Cổ củng gửi lời thăm hỏi tới thằng Bửu, và trong phần tái bút, cô nói là cổ kiếm được chúc tiền nhờ trình diển trong một bang nhạc nhỏ khoẳng hai ngày mổi từng tại một quán cà phê gần trường Đại Học Há Vợt, niếu tui có đi tới đó để kiếm cổ. Cổ nói nhóm của cổ có tên là Trứng Nức. Kể từ đó, tui bắc đầu kiếm cớ để đi tới Đại Học Há Vợt. Tối hôm đó, tui dọn dẹp đồ khỉ của tui để trở dìa nhà để mà nhận Guân Chương Danh Dự và gặp Tổng Thống Hoa Kỳ. Nhưng mà tui hổng có cái khỉ gì hết để đem đi ngoại trừ bộ quần áo ngủ pi da ma và bàn chải răng, lưởi lam cạo râu ngừi ta cho tui ở bịnh diện, bởi vì mọi thứ tui có đang ở căn cứ Pleiku. Nhưng mà có một ông Trung Tá nhỏ con nhưng tốt bụng từ Lực Lượng Dã Chiến tới, và ổng nói, “Bỏ mấy cái khỉ đó đi, Lâm – Tụi tao sẻ đặt cho chú mày một bộ quân phục mới toanh, may riêng cho chú mày – ngay tối hôm nay, sẽ có hai tá dân mít thợ may ở Sài Gòn cùng nhau may đồ cho chú mày, bởi vì chú mày hổng thể mặc đồ ngủ để gặp Tổng Thống đâu.” Ông trung tá nói là ổng sẻ đi kèm tui tới Hoa Thịnh Đốn, lo cho tui có chổ ở, chổ ăng đàng hoàng dà sẻ đưa tui đi tới bấc cứ chổ nào, và ổng củng sẻ dạy tui cắch sử xự luôn, đại loại là như dậy. Ổng tên là ông Trung Tá Giao. Tui chơi một dán ping-pong cuối cùng tối hôm đó, dới một tay từ bộ chỉ huy của trung đội Lực Lượng Dã Chiến, và tay này được xem là vô địc bóng bàn trong quân đội hay đại lọi như dậy. Đó là một tay nhỏ con nhưng dẻo dai, tên này hổng thèm nhìn dô mắt tui nửa, hơn nửa, hắn đem theo cây dợt riêng của hắn, bỏ trong cái túi bằng da. Khi mà tui dức đẹp vô đít tên này mấy ván, hắn nghỉ chơi và nói rằng cái đám banh bị hư hết rồi, bởi dì hơi ẩm đả làm hư hết banh. Rồi hắn cuốn gói cuốn dợt đi dìa, bỏ lại một đống banh hắn đả mang tới, tui hổng có phiền lòng cái điều này, bởi vì người ta có thể xài chúng ở đây, trong phòng giải trí của bịnh diện. Sáng hôm sau rui rời bịnh diện, một y tá tới đưa tui một phong thơ có tên tui trên đó. Tui mở ra coi, đó là lá thơ ông Dân gởi cho tui, cuối cùng thì ổng đả hổng sao, và thơ diết như vầy: Lâm thân Tôi xin lỗi chú, đã không còn thời gian để mà chúng ta gặp nhau trước khi tôi rời quân y viện. Các bác sĩ đã quyết định thật nhanh, và trước khi tôi biết được quyết định của họ, họ đã dời tôi đi đến chỗ khác, nhưng mà tôi đã xin được nấn ná thêm để viết lá thơ này, bởi vì chú đã thật tốt với tôi trong thời gian tôi ở đây. Lâm, tôi có thể cảm nhận được là chú đang rất gần một sự kiện trọng đại trong đời chú, một sự biến chuyển, hay một biến cố quan trọng làm thay đổi hướng đi của chú, và chú phải nhanh nhẩu chụp lấy thời cơ, đừng để lỡ mất cơ hội. Khi tôi nghĩ lại về thời gian gần chú, tôi nhớ là tôi có thấy cái gì đó trong mắt của chú, như một ánh lửa nhỏ thỉnh thoảng lóe lên, nhất là khi chú cười, và trong những lúc như vậy, tôi tin rằng tôi đã thấy được cái căn nguyên của khả năng của chúng ta – khả năng của loài người – khả năng để tư duy, sáng tạo và hiện hữu. Cuộc chiến tranh này không phải dành cho chú, anh bạn của tôi à – và cũng không dành cho tôi – và tôi đã thoát khỏi nó rồi, và tôi cũng quả quyết là mai này chú cũng sẽ vượt qua nó. Câu hỏi then chốt là chú sẽ làm gì? Tôi không nghĩ chú là một tên ngố tí nào cả. Có lẽ, nếu chỉ đo lường bằng những bài test hoặc bằng sự phán quyết của kẻ khờ, chú có thể rơi vào cạm bẫy này, hay cạm bẫy khác, thế nhưng sâu thăm thẳm, Lâm, tôi đã thấy được ánh hào quang sáng rực của sự hiếu kỳ đang bừng cháy sâu trong tâm của chú. Hãy đón nhận lấy ngọn thủy triều, anh bạn trẻ của tôi, và chú sẽ được ra khơi, hãy làm cho con nước làm việc cho chú, hãy chiến đấu với mực nước cạn và những va chạm làm cản trở con tàu, và đừng bao giờ chùn bước, đừng bao giờ đầu hàng. Lâm, chú là một anh chàng rất tốt, chú là một người thật quảng đại. Người bạn của chú DÂN Tui đọc đi đọc lại thơ của ông Dân mười lần hay hai chục lần dì đó, và có nhiều thứ trong đó tui hổng hiểu. Ý tui nói là, tui nghĩ là tôi hiểu ổng muốn nói dì, nhưng có nhiều câu dà nhiều chử tui hổng nghỉ ra nổi nghỉa của nó. Sáng hôm sao Trung Tá Giao tới và nói là tui dới ổng phải đi ngay bi giờ, đầu tiên là xuống Sài Gòn để lấy cái bộ quân phục mới mà 20 thợ may Mít đả cùng may cho tui hồi tối hôm goa, rồi dìa thẳng nước Mỹ, và tất cả. Tui đưa cho ổng coi lá thơ của ông Dân và hỏi ổng chính xác cái thơ đó nói cái gì vậy, rồi Trung Tá Giao liếc dô nó rồi đưa lại tui rồi nói, “Lâm nè, theo tao thấy thì ông này nói quá rỏ ràng trong thơ, là chú mày tốt hơn hết là đừng có địch tầm bậy tầm bạ mọi thứ lên khi mà Tổng Thống cài guân chương cho chú mày. Chú mày nhớ chứ?” Chú thích: Bông-Tét Dì-Tình-Yêu = Pontiac GTO, một kiểu xe hơi của Mỹ do hảng Pontiac (General Motors) sản xuất từ năm 1964 -1974. Cầu Kem Bang MÁT = địa danh Cambridge, MASS (bang Massachusetts) Hoa Kỳ Con-nít-ti-cút = Connecticut, một bang ở Hoa Kỳ Dân = Dan, một thương binh sĩ quan ở Bệnh Viện Đà Nẵng, nằm kế bên Lâm. Giao = Trung Tá Gooch. Há Vợt = Harvard University, đại học nổi tiếng thế giới ở Hoa Kỳ. Hét-Sì = Hershey, hiệu sô-cô-la nổi tiếng và rẻ tiền ở Mỹ, từ năm 1894. Gáp = Gulf, một địa danh ở ven biển, ở Florida, Hoa Kỳ.