ưng không, Toàn trở thành văn sĩ, đồng thời cũng trở thành thằng...! Tại chị nhà báo Mộng Tuyết cả, chuyện chẳng có gì mà cũng thành ầm ĩ.
Số là vào cuối năm học, nhà trường mở cuộc thi sáng tác văn thơ và bắt buộc tất cả học sinh trong trường đều phải tham dự. (Eo ơi!). Thầy chủ nhiệm lớp Toàn giải thích:
- Ở tuổi các em nếu để cho các em tự do thì khó có việc gì thành. Dĩ nhiên nhà trường cũng biết là không nên bắt buộc các em, nhưng trong cuộc thi này, thực chất cũng chẳng khác một lần kiềm tra khả năng diễn đạt bằng quốc văn cộng với sự tưởng tượng của các em. Thôi thì các em nên nhiệt liệt hưởng ứng tự giác một cách... bắt buộc!
Toàn nặn óc cả tuần lễ không đươc câu chuyện tưởng tượng nào. Cháy nhà mới ra mặt chuột. Thế mới biết Toàn chẳng có cái gọi là sự tưởng tượng phong phú, bay bổng chi cả. Tới giờ chót, bí quá, Toàn bèn kể chuyện hồi nhỏ mình là một thằng nhóc hết sức bướng bỉnh nên từng bị nhiều trận đòn ra đòn. Chuyện có thật lại của chính mình nên Toàn viết ra khá dễ dàng. Chú chàng đặt tựa là “Thằng đầu bò”, giống cái tên mà cả nhà gọi mình hồi ấy.
Ít lâu sau, ban giám khảo công bố kết quả và... “Thằng đầu bò” trúng giải cao nhất! Ban giám khảo đúng là những người có con mắt xanh! Toàn nghĩ thế sau mấy phút chết đứng như trời trồng vì bất ngờ. Được thưởng năm mươi ngàn đồng, Toàn đem về nộp ba má bốn mươi ngàn, còn mười ngàn dẫn đám bạn thân đi ăn kem, suýt phải năn nỉ một đứa nào đó bù thêm.
Lẽ ra chuyện chỉ có thế nếu không có sự xuất hiện của chị Mộng Tuyết. Chị nhà báo đến làm việc với thầy hiệu trưởng, rồi Toàn được gọi lên văn phòng. Chị Mộng Tuyết khéo chọn tên, chị có làn da trắng như trứng gà bóc, ăn nói thì ngọt ngào như trong mộng. Chị phỏng vấn Toàn:
- Em viết “Thằng đầu bò” trong trường hợp nào?
Toàn ngay thật đáp:
- Dạ thưa chị, trường bắt buộc phải tham dự cuộc thi mà em thì không biết tưởng tượng, bí quá em bèn đem chuyện thật của chính mình ra viết.
- Hau quá! Thế ra trước đây đã có một thời em là “thằng đầu bò”.
Toàn gãi đầu ngượng nghịu:
- Thưa chị, đúng như vậy... Nhưng... chuyện ấy đã qua rồi ạ.
- Chị cũng nghĩ như thế - Chị Mộng Tuyết cười thông cảm với Toàn, ôi chao, nụ cười duyên hết ý! - Chị thấy thế này, cái chú nhóc “đầu bò” trong truyện tuy có bướng bỉnh, tuy bị phạt đòn, nhưng một đôi lần thực ra là chú nhóc ấy đã bị phạt oan và chú nhóc vẫn lấp lánh những đức tính của một đứa trẻ ngoan... Phải không em?
Toàn sướng phồng mũi. Nhà báo họ nói năng có khác... Lấp lánh những đức tính... Ôi! Rõ ràng là xuất khẩu thành thi.
Sau đó ít hôm, trên trang báo của tờ “học sinh hôm nay” xuất hiện bài viết của chị nhà báo Mộng Tuyết với cái tựa đề khá hấp dẫn: “Thằng đầu bò kể chuyện mình”. Nội dung bài báo không có gì khiến Toàn phải buồn lòng mà trái lại, đôi chỗ còn làm cho chú chàng ngượng đỏ mặt vì chị Mộng Tuyết bốc lên!
Một tháng sau nữa thì trên trang sáng tác của báo “Học sinh hôm nay” có in truyện ngắn “Thằng đầu bò” với tên tác giả in trang trọng: Nguyễn Minh Toàn, bên dưới ghi chú thêm: học sinh lớp 8 trường Văn Lang.
Đó cũng là những ngày sắp nghỉ hè. Toàn đến trường, trong đầu đang nghĩ về những chuyến picnic vui vẻ với bạn bè sắp tới thì nghe tiếng ai đó gọi:
- Ê! Chào Giăng sĩ Nguyễn Minh Toòng!
Toàn đỏ mặt. Văn sĩ ư? Ngượng lắm! Nhưng phải công nhận là nghe cũng khoái!
Đi một quãng, lại có tiếng gọi:
- Ê! Chào thằng đầu bò!
Lần này thì Toàn tái mặt. Thằng đầu bò? Đúng rồi đấy, nhưng chuyện ấy đã qua rồi. Ôi! Không biết đứa nào trong đám đông kia ác mồm ác miệng đến thế!
Gần tới lớp thì Toàn nghe một giọng con gái, giọng nói vui chứ không có gì ác ý, nhưng cái giọng ấy lại gọi Toàn thế này:
- Chào văn sĩ đầu bò!
Toàn dễ dàng nhận ra người thốt ra câu chào đó là Mỹ, cô bạn cùng lớp, nhà chung xóm với mình, cũng là bạn khá thân. Toàn đỏ mặt rồi tái mặt, rồi lại đỏ mặt. Thế này thì quá lắm rồi!
- Nè Mỹ, tôi không muốn bị gọi nhạo báng như vậy đâu!
Mỹ có lẽ đã nhận ra mình làm cho Toàn phật ý, liền nói:
- Mỹ xin lỗi Toàn vậy. Mỹ chỉ đùa gọi như vậy thôi chứ đâu có ý nhạo báng Toàn...
- Có ai lấy thước mà đo lòng người!
Toàn buột miệng. Ôi chao! Sao lại thế nhỉ! Mình mà cũng xuất khẩu là thành thi liền sao!
- Bộ Toàn giận Mỹ hả?
- Tất nhiên không thể vui rồi!
- Mỹ đã xin lỗi!
- Chửi người ta rồi xin lỗi thì dễ ợt, ai làm không được!
Mỹ giận, bực, tức, run, mất bình tĩnh. Rồi Mỹ không kiềm chế được mình:
- Đúng là... là... thằng... đầu bò!
Toàn cũng nổi xung thiên; giận mất khôn luôn:
- Còn ai đó là gì? Là... là... đế quốc Mỹ xâm lược! À mà không... Mỹ nhè! Mỹ nhè! Tưởng tôi không biết chuyện hồi đó hả?
Chưa hết giận, về nhà hôm ấy, Toàn lấy giấy bút ra viết luôn một mạch chuyện hồi nhỏ Mỹ là một côacute; rình ăn trộm nhà hác!
Thím Tám chạy qua túm tay Si đèn đèn kéo về nhà:
- Để cho ba mày ổng trị tội. Con ơi là con!
Nhóm 4H không học tiếp nữa. Bốn bạn hẹn nhau ngày mai chủ nhật sẽ gặp nhau sớm hơn để học bù thời gian Hiếu đi trễ và thời gian “con ma” quậy phá hôm nay.
Lúc chia tay, Hóa dặn Hùng mà chính là để trêu Hạnh và Hiếu:
- Bạn Hùng nhớ hộ tống hai bạn ấy cấn thận nghe chưa. Kẻo ma nó hắt!
Hiếu cười khúc khích:
- Giờ này chắc “con ma” đang bị đòn bét mông. Đáng đời! Người gì đâu mà đen sì sì...
Hạnh lại lên lớp:
- Tại vậy mới có tên là Si đèn đèn.
Hùng đề nghị:
- Nghe bạn Hóa nói Si đèn đèn cũng học lớp 7 như tụi mình, hay là ngày mai tụi mình qua xin chú thím Tám cho bạn ấy học chung nhóm đi.
- Hổng được đâu. Tui ghét “con ma” đó lắm! - Hạnh nhăn mặt.
- Tui cũng vậy! - Hiếu hùa theo.
- Được rồi, đó là tôi đê nghị. Các bạn cứ suy nghĩ thêm chiều mai tụi mình lại bàn. Bây giờ tôi phải về trước. Sắp tới giờ diễn kịch “Tôi và chúng ta” rồi.
Hùng “vọt” trước. Hạnh và Hiếu đạp xe song song sát lề đi sau. Được một quãng, Hạnh bỗng nói:
- Coi vậy chớ tôi thấy đề nghị của bạn Hùng có lý. Hiếu à.
- Ờ! Cũng có lý!
Hiếu đáp.


Chuyện bịa đặt năm ấy

     hi lên bảy tuổi, tôi là một đứa trẻ nhút nhát. Giữ ra chơi, tôi mặc kệ những đứa khác ra sân chơi đủ trò, nào bắn bi, rượt bắt, nhảy lò cò... Tôi cứ ngồi tại chỗ, nếu không có đứa bạn nào nhận lời rủ chơi cờ ca rô thì tôi chơi một mình! Thỉnh thoảng, vào một hôm nào đó, đã chán với những trò chơi ngoài sân, những đứa khác mới chịu ngồi lại lớp. Không phải là không có lý do đâu! Chúng ngồi trong lớp là để nghe tôi kể chuyện, một câu chuyện cổ tích mà ba má tôi mới kể cho nghe đêm trước hay một chuyện nào đó do tôi tự tưởng tượng ra.
Giờ ra chơi hôm ấy, nhân một đứa bạn hỏi về chỗ ở của gia đình tôi mấy tháng còn ở thuê trên phố, tôi vui miệng kể lại chuyện cây đa khổng lồ trong thành Đá ong bị cháy hồi đó. Đây là một chuyện có thật. Thành Đá ong là một thành cổ có từ thời Pháp, là nơi đồn trú của một đơn vị lính Pháp. Sau này, người Pháp về nước, thành Đá ong trở thành một khu vực bỏ hoang, cây cối um tùm rậm rạp. Trong số những cây cối ở đó, có một cây đa rất lớn, tàn cây che khuất cả một khu vực rộng bằng hàng chục căn nhà. Nhà tôi ở cách thành Đá ong một con đường, vì vậy tôi được tận mắt chứng kiến cảnh cây đa khổng lồ kia bi cháy. Từ khi ngọn lửa còn nhỏ, người ta đã lo chữa cháy rồi. Nhưng lửa mỗi lúc một cao, phừng phừng mạnh mẽ. Cuối cùng, cả đến xe cứu hỏa cũng đành bất lực trước cây đa cao ngất biến thành một ngọn đuốc tưởng chừng muốn đốt cháy bầu trời. Cây đuốc khổng lồ đó đã cháy suốt một đêm, qua sáng hôm sau mới tàn dần.
Tôi vừa kể xong thì Quán, một thằng bạn lớn hơn tôi hai tổi, vốn là một đứa bậm trợn, hay ăn hiếp bọn con gái, đã nói thêm:
- Nó kể đúng đấy! Hôm cháy cây đa trên tỉnh, nhà tao ở đấy, ai cũng ra đường đứng xem. Tao leo lên nóc nhà, thấy ngọn lửa cao thật là cao, dễ sợ lắm!
Nhàn, đứa con gái học dưới tôi một lớp, là đứa viết chữ đẹp nhất trường và thường được cô giáo Thư nhắc làm gương cho bọn tôi, le lưỡi:
- Eo ơi! Khiếp quá đi thôi!
Tôi làm oai:
- Sợ gì! Tao đứng bên nhà nhìn cây đa cháy từ đầu đến cuối. Tụi mày biết không. Lửa cháy nóng rát cả mặt, người tao cứ như đang lên cơn sốt vậy. (Tôi bắt đầu tưởng tượng) Cứ như người ta đi trong sa mạc ấy. Mồ hôi vừa chảy ra đã bị hơi nóng làm bốc hơi mất!
Quán lại chen vào:
- Nó nói đúng! Nóng kinh khủng... Tao đúng gần đấy tao biết!
Một đứa chợt phát hiện:
- ơ... Sao vừa rồi mày bảo nhà mày ở đây?
Quán rất nhanh trí:
- Ừ thì đúng như thế. Nhưng sau đó tao theo ba tao đi lên tỉnh xem cây đa cháy, tao đứng gần đấy thật mà. Không tin chúng mày hỏi nó xem?
Tôi biết tỏng là Quán bịa chuyện nhưng không hiểu sao lại thấy vui vui, vì thế tôi gật đầu:
- Đúng đấy, thằng Quán đứng bên cạnh tao. Chúng tao xem cây đa cháy cả đêm...
Quán khoái chí, bốc lên, nó tiếp tục bịa đặt:
- Tụi mày biết không, cây đa ấy cao lắm. Nó cao bằng cái nhà mười mấy tầng ấy. Còn cái gốc của nó, dễ đến chục đứa tụi mình nắm tay nhau vòng quanh mới kín. Thế mà nó vẫn bị cháy. Ghê chưa!
Đột nhiên, con Nhàn hỏi:
- Nhưng tại sao nó bị cháy?
Quán ấp úng:
- Ơ... cái chuyện ấy... tao... à... tao chỉ đến xem lúc nó cháy, làm sao tao biết được.
Tất nhiên tôi cũng chẳng biết. Nhưng tôi hoàn toàn có điều kiện bịa ra một câu trả lời nào đó. Trong một giây thoáng qua tôi đã nghĩ ra cái nguyên nhân vụ cháy. Tôi nói:
- Tao và bạn tao làm cháy cây đa ấy đó!
- Mày nói thật không?
- Sao lại không?
- Thế chúng mày làm sao mà nó cháy?
- Làm sao ấy à? Gốc cây đa ấy có một cái bọng. Trong cái bọng ấy có một con rắn. Bọn tao lấy lửa đốt rắn rồi lửa làm cháy cây đa.
Con Nhàn lại le lưỡi:
- Chúng mày ghê thật! Chúng mày dám đốt rắn làm cháy cây đa!
Hôm ấy tôi đã rất tự hào vì nghĩ răng mình là một anh hùng. Thằng Quán láo toét cũng tự hào chẳng kém gì tôi!

*

Thời gian qua đi. Ngày nay chúng tôi đã là những người lớn. Mỗi người có nghề nghiệp và gia đình riêng. Thỉnh thoáng chúng tôi vẫn gặp lại nhau, có lẽ nhờ trí tưởng tượng mà tôi trở thanh một người viết văn. Còn Quán thì thành một nhà buôn giàu có. Con bé Nhàn viết chữ đẹp ngày nào trở thanh một cán bộ bảo tang.
Một hôm, tôi tình cờ đọc được bài báo cùa Nhàn viết về thành Đá ong. Trong bài, khi viết về vụ cháy cây đa, Nhàn đã ghi: “Một đám trẻ đốt rắn trong bọng cây đã vô tình gây ra vụ cháy”.
Tôi bỗng nổi da gà. Rồi tôi tức tốc tìm đến nhà Quán. Tôi đưa cho Quán xem bài báo và kể rõ chuyện bịa đặt của mình năm nào. Nghe xong, Quán cười ha hả nói:
- Tưởng gì chứ! Cái bà Nhàn ấy thật dễ tin, thì cứ đế cho bà ấy tin như thế. Rồi dần dần nó sẽ thành một sự thật giống như thật. Chẳng hại gì ai!
Tôi không phản bác lại ý kiến của Quán vì tôi biết mình có làm điều đó cũng vô ích.
Từ giã Quán, tôi không về nhà mà đi thẳng đến phòng bảo tàng của Nhàn. Tôi là người viết văn, rất cần đến trí tưởng tượng. Nhưng tưởng tượng không bao giờ đồng nghĩa với bịa đặt, dẫu như Quán nói, trong trường hợp này sự bịa đặt chẳng hại gì ai! Quán có phần lý của mình, nhưng anh ấy còn không biết một điều: chuyện bịa đặt năm ấy làm lòng tôi nhức nhối!

HẾT

Xem Tiếp: ----