Chương 9
Dinh tê

     ông việc buôn bán ở quán ba mẹ tôi càng ngày càng ế ẩm. Sau vụ đi xem Việt Minh xử bắn một người gọi là “Việt gian” thì quán tôi lại càng vắng tanh vì không còn ai dám đi buôn đi bán trên tuyến đường Tam Kỳ-Đà Nẵng nữa.
Số là có một hôm, một đoàn VM, 4 người đi đến chợ Hà Lam, trên vai đều có mang súng ống. Một người trong bọn lôi theo một người đàn ông trung niên khoảng 4, 5 chục tuổi bị cột cả hai tay. Vừa đi họ vừa cầm ống loa la lớn ra hai bên rằng: “A lô, a lô, xin đồng bào nghe cho rõ, ngày mai 8 giờ sáng, xin mời đồng bào ra sân vận động để chứng kiến vụ xử bắn tên Việt gian phản quốc này đã làm mật thám cho Tây.”
Ba tôi bữa đó đi chợ về nghe tiếng ồn ào cũng dừng lại với đám đông nhìn thấy toán VM và người đàn ông nghi can là Việt gian. Ông nhớ mang máng gương mặt người này ông đã gặp ở đâu đó. Về đến nhà ông nói nhỏ với mẹ tôi cái tin là mai 8 giờ VM sẽ hành quyết một người ngoài sân vận động! Một chặp ông đang chẻ củi sau hè, thình lình ông buông vội cái rựa chạy vô quán ngoắc má tôi rồi nói:
“Tui nhớ ra rồi bà ơi, cái thằng cha ni là thằng…(ông ngập ngừng vài giây) mà mấy tháng trước đây nó đi buôn thuốc Tây vô ra ngoài thành, có ghé qua quán mình ăn uống mấy lần đó, bà có nhớ không?”
Má tôi đang làm cá, bà lắc đầu:
“Làm răng tui nhớ hết được!  Ối cha, cái mửng ni ai đi buôn ra thành cũng là VG hết rứa răng?” 
Ba tôi tiếp:
“Nói nho nhỏ rứa bà, chắc không phải vì buôn bán thuốc Tây lậu mà bị bắn mô! Cùng lắm bán thuốc lậu thì bắt người ta bỏ tù chớ căn cứ vô chỗ mô mà cho người ta là VG rồi đem đi xử bắn?”
Má tôi tiếp:
“Thôi ông ơi! Mình không biết rõ chuyện thì thôi, kệ người ta chớ bàn luận làm chi cho thêm mệt!”
Sáng hôm sau, trước tám giờ ba tôi ra sân vận động và dắt tôi theo để xem VM xử bắn. Hàng xóm trong làng cũng đã tụ tập thật đông, vì đây là lần đầu tiên có vụ xử bắn nên ai cũng háo hức ra xem cho biết. Cũng có đến vài trăm người đi xem, hầu hết là dân trong các làng xung quanh. Một vụ xử bắn hi hữu đầu tiên của cái quận Hà Lam này. Riêng tôi nghe nói xử bắn thì cũng mường tượng rằng có người nào đó làm bậy bị đem ra xử bắn cái bùm, chứ còn chết hay không thì tôi chưa bao giờ thấy và cũng không hình dung được là nó sẽ ra sao. Cái gì lần đầu mà mình chưa biết, chưa gặp thì mình không hình dung được. Đó là tâm trạng của tôi sáng nay, tôi chỉ háo hức vì tò mò mà thôi.
Một chốc tôi thấy một toán 4 người VM mang súng ống đi đến. Hai người đi đầu lôi theo một anh mồm bị nhét đầy giẻ. Anh này bị kêu là VG, bước theo mà chân tay run lẩy bẩy. Tháp tùng theo sau, là hai người VM tay cầm súng dí mũi xuống đất. Anh bị bịt miệng được dắt đi tới một cái cột trồng trước một đống đất cao hơn đầu người. Hàng người đi xem vội dạt ra hai bên. Một người VM mở trói tay cho anh ta nhưng vừa mở xong thì hai người khác chờ sẵn quặt ngay hai tay anh VG ra đằng sau cây cột, rồi cột anh lại. Hai chân anh cũng bị cột. Anh ta đứng nhìn đám đông một lượt mặt cắt không còn hột máu và run như cầy sấy.
Một người VM đến gần bên anh lôi miếng giẻ trong miệng anh ra và quăng xuống đất rồi bịt mắt anh ta lại với một miếng giẻ màu đen. Anh đứng đó cúi gục cái đầu xuống chờ đợi. Chẳng nói chẳng rằng, ba người VM còn lại xách súng ra đằng phía trước anh VG độ khoảng vài chục mét dựng súng đứng thế nghỉ. Người VM bịt mắt anh ta xong lùi ra đứng xa bên tay trái hô lên một tiếng. Ba người VM cầm súng đưa lên trước mặt nhắm vào anh VG. Cả sân banh im lặng, mọi cái miệng đều im thin thít, cũng có người há hốc nhưng không một ai dám hó hé. Im lặng như tờ. Bỗng có tiếng chim cú kêu lên đâu đây.  Một tiếng hô vang lên:
"Nhắm..!"
Rồi tiếp theo:
"Bắn!"
Ba tiếng súng đồng loạt nổ vang, anh VG máu ứa ra miệng, cúi gập người xuống. Anh VM có nhiệm vụ hô bắn tiến tới chỗ anh VG, rút súng lục ra nhắm vào đầu anh VG bắn thêm một phát nữa. Tôi thấy đầu anh ta giật một cái rồi gục hẳn sang bên tay mặung với chị.  Tay chị cầm cái nón quạt lấy quạt để, mồ hôi trên trán và trên má chị chảy ròng ròng. Chị ngưng tay mở gói xôi ra, định ăn,  nhưng khi thấy tôi ngồi im, chị liền hỏi:
“Chớ em đã ăn chi chưa?, răng không thấy đem cơm theo?.
Tôi đáp:
“Hồi nãy em về nhà trút vội rổ lúa mót chạy ngay ra đây nên quên đem cơm! Nhưng em không đói lắm vì sáng đã có ăn khoai rồi. Để chút chiều về ăn luôn thể.”
Chị cười thuần hậu:
“Thằng ni thiệt, ham mót lúa quá nên quên cả ăn, thôi ngồi đây ăn miếng xôi với chị.”
Tôi lắc đầu bảo không đói, nhưng nhác thấy đồ ăn là kiến bò bụng rồi, vì sáng nay chỉ ăn có mấy củ khoai sùng còn lại tối qua. Gáo nước lạnh làm cho bụng tôi trống trơn và kêu rột rột nãy giờ!. Chị Nhàn cũng tâm lý lắm, biết tôi đang đói nhưng ngại ngùng không lẽ mới hỏi thì ừ liền sao, nên chị cầm tay tôi dúi vào một cục xôi và bắt phải lấy. Chỉ chờ có thế, tôi vui vẻ nhận liền.  Nói nào ngay, miệng tôi lúc đó thoái thác cho có lệ chớ trong bụng thì lại muốn chị mời!  Tôi cầm xôi nhưng thấy hơi ngượng, bèn xây mặt qua chỗ khác. Ăn xong mọi người lại lục tục kéo nhau xuống ruộng.
Chị Nhàn hơn tôi năm sáu tuổi chi đó. Tuổi mười bảy bẻ gãy sừng trâu. Chị không đẹp lắm, dáng người rắn chắc khỏe mạnh, nước da ngăm ngăm, tóc đen nhánh chấm ngang vai. Chị là đứa con gái duy nhất của bác tôi kêu ông dượng tôi bằng ông nội. Con nhà khá giả trong làng nên chị cũng được đi học buổi sáng ngoài chợ Hà Lam, nhưng đang nghỉ hè về nhà lo giúp đỡ cha mẹ cơm nước và gặt lúa. Chị giỏi việc bếp núc lắm, cùng với mấy người làm lo cho cả chục miệng ăn vào mỗi vụ mùa. Khi mùa gặt đã xong thì đến lúc bà con trong xóm tụ họp bên sân nhà chị đập lúa giã gạo sáng đêm. Chị thương tôi lắm và coi tôi như em. Nhiều lần chị qua nhà thăm ba mẹ tôi thấy tôi ngồi một mình trước sân, chị đến ngồi bên vuốt tóc tôi hỏi:
“Chắc em buồn lắm hỉ, ở đây không có ai trang lứa mà chơi! Em nhỏ lớn ở tỉnh đâu có quen việc nhà quê?! Mẹ em thì nằm liệt giường, chị thấy em cực chị thương lắm.”
Tôi rơm rớm nước mắt. Tôi mến chị từ hôm ấy, nhưng ít khi tôi qua nhà chị, trừ khi nào bên nhà chị có đi nhổ đậu đen hay đậu phộng chị kêu tôi qua ăn đậu luộc.
Đoàn thợ gặt ăn uống đã xong, họ bắt đầu xuống ruộng gặt tiếp. Cái nóng buổi chiều hâm hấp trên ruộng làm mọi người không buồn nói chuyện với nhau. Ai lo phần nấy. Chỉ nghe tiếng lưỡi liềm sột soạt cắt lúa mà thôi. Vài tiếng chim kêu “bắt cô trói cột” vang rân trong xóm gần đấy, còn lại là tiếng lỏm bõm của con gặt bước đi trong ruộng.
Tôi lót tót chạy theo chị Nhàn. Có vài thợ gặt nhìn tôi lắc đầu chặc lưỡi, chắc thấy tôi là dân tỉnh thị chưa bao giờ lam lũ như dân quê, nhưng cũng có người nhìn tôi mà mặt chẳng hề tỏ chút cảm tình, có lẽ họ cho tôi là con của đám tản cư đến đây dành mót lúa với mấy thằng nhỏ trong xóm.
Theo sau đoàn thợ gặt, tôi thấy họ yên lặng say mê công việc. Thinh thoảng có vài tiếng hỏi han nho nhỏ hay dừng tay lại quấn điếu thuốc hoặc lầm bầm kể lể chuyện nhà cửa mưa gió tối qua. Mồ hôi đẫm trên lưng nhễ nhại, biến cái áo vải đen của chị Nhàn thành từng đám trắng loang lổ,  mồ hôi muối khô đọng lại trên áo nom như chị đang mặc áo vá. Tôi chậm rãi đi theo và lượm từng nhánh lúa rơi, thỉnh thoảng đứng thẳng người lên nhìn đám con gặt chỉ thấy toàn mông đít và nón lá. Họ lội bì bõm trong ruộng, chân người nào cũng bê bết bùn đen. Tôi nhìn họ và rồi nhìn lại tôi! Mới mấy tháng trước đây tôi vẫn còn là cậu học trò thư sinh chẳng biết một chút gì về đồng áng. Nay nghiễm nhiên trở thành một thằng nhỏ nhà quê chính cống! Một nỗi buồn man mác xâm chiếm lòng tôi kể từ đó. Nhưng tôi cảm thấy tôi hòa mình với họ, những người nông dân chất phác chân lấm tay bùn quanh năm vật vã với nắng mưa trên ruộng đồng. Bài ca dao trong quốc văn giáo khoa thư thoạt hiện lên trong đầu tôi với hoạt cảnh: “trên đồng cạn dưới đồng sâu, chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa!” Hai chiếc xe bò ở đâu trờ tới đậu ở cuối ruộng. Mấy người trai trẻ nhảy xuống khuân các bó lúa mà con gặt đã bó sẵn đem lên xe. Khi chất đầy họ đánh xe đi. Ruộng còn trơ lại những gốc rạ nửa khô nửa ướt. 
Chiều hôm đó trên đường về tôi hớn hở vì được thêm nửa thúng lúa nữa. Về nhà đổ chung với đống lúa lúc sáng ở sân để phơi cho khô, chờ tới khi nào bên sân ông dượng nhà tôi có đập lúa tôi sẽ mang sang nhờ họ đập. Và cứ thế liên tiếp cả mấy tuần sáng nào tôi cũng xin đi theo con gặt. Hết ruộng này đ; chị Nhàn tất tả qua nhà xin phép ba mẹ cho tôi đi cùng với chị. Đêm hôm đó chị mặc một chiếc áo dài trắng tinh, chân đi đôi guốc mộc sơn láng, trên đầu chị cài lược có điểm mấy bông hoa màu xanh đỏ. Nom chị y hệt như một nữ sinh trường áo trắng. Cái dáng dấp quê mùa của chị biến đi đâu mất! Tôi nhìn chị nhoẻn miệng cười khen chị hôm nay đẹp gái. Chị cười, cũng nụ cười thuần hậu.
Đây là lần đầu tiên tôi đi đêm (nghĩa đen) với một người con gái lớn hơn tôi đến sáu tuổi. Tôi mới 11 còn ngây thơ và chẳng nghĩ ngợi gì, chỉ thấy được đi chơi và xem hát là vui, lại còn hối thúc ba mẹ cho đi với chị kẻo muộn. Tuổi thơ nào có biết e dè gì đâu nhất lại mình là con trai nên chẳng chút ngại ngùng. Tôi cầm tay chị hối đi kẻo trời tối họ hát mất mình đến xem không còn chỗ ngồi. Mà thật, lúc chúng tôi đến thì trong đình làng đã đầy nhóc bà con trong xóm. Chị Nhàn và tôi len lỏi đám đông một chặp cũng tìm được một chỗ đứng không xa lắm với sân khấu, lại có chỗ chị tựa lưng vào cây cột đình. Lúc còn ở Đà Nẵng, chỉ có một lần duy nhất được đi xem hát cùng ba mẹ. Lúc đó có gánh hát cải lương của đoàn hát Nam Phong do nghệ sĩ Năm Châu và cô Phùng Há ở trong Nam ra Trung trình diễn. Năm đó nước mình chưa có chiến tranh, tỉnh thị thanh bình chẳng ai biết đến mùi súng đạn. Và một lần nữa thì được đi xem đoàn xiệc của gánh Tạ duy Hiển mà thôi. Rồi từ đó trở đi, lúc vào Nam theo ba tôi, lúc ra Huế và về lại Đà Nẵng phần vì má tôi đau nặng, phần giặc giã phải lo tản cư nên đâu có thì giờ mà xem hát với xướng!
Khán giả nói chuyện ào ào, chỉ chỏ tứ tung. Có người hút thuốc lá vấn, phà cả khói vào mặt nhau, cũng có người nhai trầu bỏm bẻm. Bên cạnh tôi có hai anh thanh niên mặt mũi nom trắng trẻo, dường như ở thành vào đây tản cư chứ không phải người ở quê vì cung cách ăn nói bặm trợn hơn. Họ đang cãi nhau nho nhỏ nhưng rất dữ dội về Việt Minh và Việt cộng. Một anh cho là Việt Minh đánh Tây dành độc lập. Anh kia cãi lại là Việt Minh Cộng sản chớ không phải là Việt Minh. Anh nọ không nhường:
"Đ..m, mi không biết cái c…gì thì im đi!
Việt Minh là Việt Minh còn Cộng sản là cộng sản chớ Việt Minh Cộng sản là cái thứ chi? "
Anh kia không chịu thua nói tiếp:
“Mi không biết chứ Việt Minh là nói chung chung, chớ còn VMCS là những người ư..ư”
Nói đến đó anh thấy anh bạn kia nháy mắt bảo im, nên anh nọ bèn đánh trống lãng quay sang hỏi bà ngồi bên cạnh:
“Mấy giờ họ mới hát hả chị? "
Bà kia lắc đầu trả lời không biết.
Bỗng ba tiếng “cộc cộc cộc” nổi lên. Giọng nói của một thanh niên vang lên trong hậu trường:
“Kính thưa bà con cô bác, buổi trình diễn bắt đầu.”
Màn kéo ra. Một đoàn thanh niên năm người đứng nghiêm giữa sân khấu, người đứng giữa tay cầm cây cờ nghiêng ra đằng trước. Một tiếng hô lớn:
“Xin bà con đứng dậy chào quốc kỳ”.
Mọi người lục tục đứng lên. Người thanh niên cầm cờ phất thẳng lá cờ dựng đứng. Bài quốc ca trổi lên với tiếng hát rập ràng của đoàn thanh niên tiền phong trong hậu trường vang vang cùng tiếng đệm của mấy cây đàn giây, mandoline và guitar.  Sau phần chào cờ đến phần mặc niệm, tiếng đàn réo rắt với bài Chiêu hồn tử sĩ. Màn đóng lại, mọi người ngồi xuống, tiếng nói cười râm ran trở lại cùng vài ba tiếng ghế xê dịch rột roạt. Tôi nhìn chị Nhàn nhoẽn miệng cười. Chị cũng nhìn tôi, tay chị bóp nhẹ vào tay tôi. Đêm hôm đó tôi nhớ rất nhiều anh chị em thanh niên trong đoàn ra trình diễn đơn ca, hợp ca, toàn những bài ca hùng tráng như: Tiến quân ca, Nhớ chiến khu v.v.. Có một chị ăn mặc như người Thượng hay Lào gì đó ra ngâm thơ và hát một bài hát ngắn với mấy câu tiếng Lào (?) mà đến nay sau hơn 60 năm tôi vẫn còn nhớ rõ bản hát ấy. Bài ca như vầy:
“Sam siếc clai… khâm pí qua da nạ, dần pon dà..
  Mênh hành ha pằng những tua vải mo..
  Pạch pày pù ta po hết rương, phát tán khơ moi phè
  Mền thu sắc khổ nua, riềm lòng âu leo sự.
  Khai tháng ngoi…”
Trên đây là bản hát mà tôi nhớ âm điệu và chữ thì âm theo (phonetic) tiếng Việt chứ không phải là như vậy. (Nếu ai có biết và nhớ đó là bài hát gì, tiếng nước nào hay dân tộc gì xin cho tôi biết). Tôi chỉ nghe và nhớ như trên và từ đó trở đi có vài lần tôi hát cho một vài người Thượng, Thái hoặc Miên thì họ bảo rằng đó là tiếng Lào, diễn tả một hoàn cảnh gia đình bị chiến tranh cướp mất người thân yêu, khởi đầu bằng mến ruộng khác. Nhưng cũng có ruộng họ không cho mót, chỉ dành riêng cho bà con họ. Người tôi đen dòn, tôi ốm thấy rõ, nhưng cái ốm rắn chắc. Mặt tôi rám nắng hồng lên như mặt con gái thấy trai. Những hôm nào có chị Nhàn đi gặt thì tôi theo chị để được lúa mót nhiều hơn. Cuối mùa tôi được một đống lúa to, khi đem qua nhà ông dượng đập lúa ra tôi nhớ mang máng cân cũng được gần 4, 5 giạ. Ba tôi cất lại một giạ làm lúa giống, còn bao nhiêu xay ra gạo ghế sắn khoai ăn cũng được trên dưới nửa năm. Từ đó trở đi cho đến khi khôn lớn, cho dẫu đến lúc khá giả, tôi vẫn quý từng hạt cơm và ăn không bỏ mứa. Tôi trân quý từng hạt cơm hạt gạo và hay dặn con cái rằng: “mồ hôi và nước mắt của bao nhiêu người nông dân đổ ra cho chúng ta mới có lúa gạo mà ăn, đừng bao giờ phung phí hạt ngọc trời cho”.
Đang ngồi trước sân chơi với thằng em, bỗng thằng Nẩu ở đâu chạy đến cho biết chiều nay anh em nó đi đánh chim chà chiện, nó xin anh nó cho tôi đi theo. Tôi hỏi đánh ở đâu, thì nó chỉ mấy đám ruộng của nó đã gặt từ mấy tuần trước, nay chim lúa đi ăn tối về đậu dưới gốc rạ để ngủ. Anh Hai và mấy bạn của anh nó sẽ đi đặt bẫy đêm nay. Tôi hỏi nó:
“Chim gì mà mày kêu là chà chiện?”
Nó nói:
"Thì là chà chiện chớ chim chi?”
Tôi cũng chẳng tò mò hỏi thêm sợ nó giận không cho đi theo, tôi bảo ngay với nó:
“Ừa, chiều tao sẽ chạy qua ngay.” 
Tôi hớn hở chạy qua nhà thằng Nẩm thì đã thấy anh Hai nó và bốn người thanh niên lực lưỡng đang hì hục giăng lưới trước sân, sau đó cuộn tròn  lưới lại vào hai khúc tre lớn. Chiều cao mỗi khúc cũng đến 5, 6 thước là ít. Lưới cột từ đoạn tre bên này giăng qua đến đoạn tre bên kia. Chiều dài của lưới ước chừng cũng từ 8 đến 10 thước. Cuộn xong, hai người vác một đầu phía trước, hai người vác phía sau ra đi. Tôi và thằng Nẩu với một người lớn cùng hai thằng nhỏ nữa chạy theo sau đám họ. Lúc đó trời đã ngã về chiều, ráng đỏ phía tây sáng ửng cả một vùng, tôi lẩm bẩm trong miệng, chắc ngày mai có mưa đây. Thường thì nhà nông hay đoán trước trời sắp mưa hay gió bằng những câu ca dao ngắn ngủi nhưng nội dung đầy ắp những kinh nghiệm mà những thế hệ đi trước đã từng trải. Ví dụ như chiều nay trời ráng đỏ ửng thì ngày mai trên 50% sẽ có mưa, vì “ráng vàng thì gió, ráng đỏ thì mưa.” Từng đàn chim đi ăn bay về hướng núi, gió hây hây thổi và mặt trời sắp lặn ở chân trời.
Đến nơi anh em chúng tôi đặt lưới xuống ruộng cách xa với đám ruộng mà chim sẽ đáp xuống vài ba đám và ngồi chờ. Chúng tôi không chờ lâu, chỉ tàn một điếu thuốc, lúc mặt trời vừa gần tắt nắng, bỗng đâu bay về một đoàn chim lúa ước chừng cả mấy trăm con ào ào đến. Chúng lượn qua lượn lại mấy vòng trên thửa ruộng rồi từ từ hạ cánh xuống. Lúc đó tụi tôi nằm sát rạt xuống dưới một đám ruộng khô cách xa để tránh cho chim không thấy người. Đoàn chim hạ cánh rồi bắt đầu râm ran trò chuyện, bấy giờ tôi mới nhớ lại lời thằng Nẩu nói ngọng, gọi chúng là chim chà chiện. Chắc cả ngày lo tung ra đi ăn bây giờ đêm về tụ hội lại chuyện trò kể lể cho nhau nghe trước giờ đi ngủ? Tiếng chim trò chuyện át hẳn tiếng sột soạt của chúng tôi đang nhẹ nhàng vác lưới đến.  Chờ cho trời chạng vạng tối, và sau khi chim bắt đầu im lặng để ngủ, mấy anh lướt như êm đến gần bờ ruộng chim ngủ giăng sẵn lưới ra một cách êm thắm. Cứ hai người mỗi bên, tay cầm chắc cọc tre, số còn lại là một anh lớn cùng đám trẻ nhỏ chúng tôi lúi húi đi vòng ra phía trước đối diện miếng ruộng mà chim đậu, ngồi chồm hổm chờ lịnh. Mặt trời đã lặn hẳn, bóng tối bao trùm cảnh vật, và đàn chim cũng lặng lẽ đi vào giấc ngủ. Bỗng một tiếng la ra hiệu của anh Hai thằng Nẩu, chúng tôi hè nhau đứng lên chạy qua đám ruộng chim ngủ, vừa chạy vừa la lớn vang rân trời đất. Chim mới vừa ngủ nghe tiếng la hoảng hồn thức dậy bay tán loạn về phía lưới, trong lúc đó anh Hai thằng Nẩu cùng mấy người bạn đã dựng đứng cái lưới từ bao giờ sẵn sàng ập mạnh lưới xuống. Bị một cú bất ngờ, một số lớn chim mắc kẹt vào lưới kêu en ét, còn lại một số thoát thân được bay dạt ra hai bên lưới. Chúng tôi phụ cuộn tròn lưới lại và mấy anh lớn vác lên vai lục tục trở về. Ai nấy mặt mũi hớn hở, anh Hai nói:
“Chắc cũng trăm con! Kỳ này khá hơn kỳ trước.”
Tụi trẻ con tôi cũng vui như mở cờ trong bụng, vừa đi vừa hát râm ran. Đêm đó đem chim về sân trải lưới ra, chúng tôi chia nhau bắt từng con đập chết, ước cũng đến cả bảy tám chục con. Anh Hai thằng Nẩu chia đều cho mọi người, riêng phần tôi cũng được khoảng mười con, về nhà vặt lông cho má rô ti ăn cơm. Cả tuần sau đó chúng tôi mới ăn hết chỗ thịt chim chà chiện.
Ngày ngày tôi và thằng em mỗi đứa phải đeo sau lưng một cái giỏ nan giống như c&aacutcute; ra nhìn ba tôi.
Ba tôi nói vọng vô tiếp:
“Cho tôi xin hai bát nước chè nóng nghe, với bao thuốc lá.”
Sau bữa cơm tối, đêm hôm đó ba mẹ tôi đem chõng ra đằng trước nhà ngồi uống nước chè ăn chè ngọt và nói chuyện sáng đêm với ông Thắng. Tôi vì ăn no quá, lên giường nằm chơi với thằng em rồi ngủ khò lúc nào không biết. Sáng ra thì thấy ông khách lạ tên Thắng đã ra đi từ lâu.
Từ hôm đó trở đi ba mẹ tôi dọn dẹp đồ đạc trong nhà lại cho gọn gàng, mở cửa bán lai rai chớ không nấu nướng chi nhiều và tôi để ý thấy ông cất áo quần tiền bạc vào rương sẵn sàng cho một cuộc ra đi. Buổi sáng hôm ông Thắng ra về, ngay sau đó ba tôi đánh thức cả nhà dậy bảo mọi người quỳ xuống giuờng với ông bà để cầu nguyện. Tôi nghe thấy ông bà cám ơn Thượng đế đã trả lời cho ông bà, trong lúc ông bà đang lo lắng bối rối thì Ngài đã sai người đến giải cứu gia đình chúng tôi. Tôi chỉ biết thế thôi!
Rồi một đêm tối trời ba mẹ dắt chúng tôi khăn gói lầm lủi ra đi theo hướng Chợ Được. Ở đó ba tôi đã thuê sẵn một chiếc ghe (lần này ghe nhỏ, không phải ghe bầu) rồi xuôi thuyền trở về Đà Nẵng. Lần đi này im lặng và xuôi chèo mát mái. Đến nơi thuyền cặp bến ở Cống Bà Xin vào lúc xẩm tối. Ba tôi kêu xe kéo chở mọi người về nhà.
Sau này ba tôi cho biết rằng chính cái đêm ông Thắng ghé quán gặp ba tôi, ông Thắng có khuyên ba mẹ tôi nên dinh tê (về thành) gấp, trước khi VM khám phá ra là ba tôi đã làm cho Pháp trước đó. Và cũng chính ông là người cấp giấy tờ cho ba mẹ tôi đi trót lọt về thành mà không bị cản trở chi khi qua các chốt gác của VM. Thật là lạ lùng, không thể là một sự trùng hợp ngẫu nhiên được, mà là phải có một sự sắp đặt, một sự sắp đặt mà cha mẹ và tôi hằng tin tưởng rằng "có Ơn Trên phù hộ", hoặc nói như cách nói của chúng tôi là người có đạo Chúa: “Trong cơn gian truân, ngươi hãy kêu cầu Ta, Ta sẽ giải cứu ngươi”. Chúng tôi lớn tiếng tạ ơn Thượng Đế là Đấng hằng cứu giúp con cái Ngài ra khỏi cơn hoạn nạn. 

Ba tôi mấy lâu nay bận đi lên mạn ngược chữa mấy bệnh lặt vặt cho đồng bào Thượng trên buôn. Bệnh sốt rét ngã nước, bệnh mất ngủ, đau bụng nhức đầu ăn không tiêu, đi tỏng, vân vân. Số là trước khi đi tản cư ông có mang theo một số thuốc thông thường như asperine, gadenan, ký ninh cùng một số thuốc khác kể cả thuốc ta dùng trong tủ thuốc gia đình. Vì kỳ này ông biết tản cư sẽ ở lâu nên cố mua thêm ít thuốc Tây nhiều hơn để mang theo về quê mà  xài. Nào ngờ bây giờ lại đến lúc cần thiết dùng tới làm cần câu cơm. Ông cũng biết chút ít về thuốc men, và chích kim. Ở vào thời gian củi quế gạo châu này, ngay ở tỉnh thị bịnh nhân cũng ít khi chịu đi bác sĩ, ngoại trừ trường hợp bịnh nặng lắm mới phải nghĩ tới bác sĩ cùng nhà thương mà thôi. Thông thường thì kêu y tá đến nhà chích khi gặp nóng sốt cảm hàn hoặc tự mua thuốc về nhà uống.
Một hôm trong làng có người bà con bị bệnh sốt rét, ông bèn qua thăm và cho gia đình đó một số thuốc ký ninh. Sau đó bệnh nhân thuyên giảm, gia đình bà con đó sang nhà ba tôi cám ơn rối rít và nói ba tôi mát tay, họ cũng  mang theo một ít lúa để trả ơn. Từ đó một đồn hai, hai đồn bốn, hễ trong làng trong xóm có ai bị bệnh thì đều mời ba tôi qua chữa bệnh dùm.
Sau đó ông mới nghỉ ra là tại sao không đi lên mấy xóm trên xem có ai đau yếu thông thường gì không thì theo kinh nghiệm mình có cho họ ít thuốc chữa bệnh mà đổi lấy thực phẩm. Ba tôi thành công trong công việc đó, mấy tháng sau tiếng đồn vang ra và họ gọi ba tôi là ông thầy tản cư. Hầu hết là những bệnh như sốt rét, sốt vàng da, đi tháo tỏng hay một vài bịnh đàn bà do không biết vệ sinh để giữ gìn cơ thể. Khi chữa chạy xong xuôi thường là bệnh nhân trả bằng gạo hay lúa chứ không có trả tiền. Có một bữa chữa bệnh xong thì trời đã tối, thân chủ trả cho một gánh khoai lang, ba tôi đành phải gánh về cho nhà ăn cả tháng, vì thế cũng tạm đủ chi dùng trong nhà, ba tôi khỏi phải nặng nhọc lo cấy lúa và trồng khoai sắn ngoài rẫy.
Thậm chí một hôm có một chị trong xóm đau đẻ cả một ngày một đêm mà chưa đẻ được, họ cũng kêu ba tôi qua giúp dùm. Ba tôi hết hồn nói với họ rằng ba tôi đâu có biết đỡ đẻ. Nhưng họ cố tình nằng nặc đòi ba tôi giúp chớ bây giờ đêm hôm trong làng trong xóm chúng tôi biết đem đi đâu! Ba tôi trong bụng thì đánh lô tô, nhưng ngoài mặt cố bình tĩnh, ông trấn an hai vợ chồng và bảo với bà mụ vườn nấu nồi nước sôi rồi lấy khăn sạch ra cho ông. Lúc đó là thời buổi chiến tranh, trong làng trong xóm nhà quê đêm hôm đâu có xe mà chở bà chửa ra chợ, nơi duy nhất có một căn nhà lá nhỏ làm y viện có cô y tá vườn và một bà đở. Hầu hết mọi người trong làng xóm khi sanh nở đều mời cô mụ vườn đến đở mà thôi. Vậy mà cám ơn Trời, ổng loay hoay sao đó với bà mụ, đến quá nửa đêm thì bà có chửa mới cho thằng nhỏ ra đời và mẹ tròn con vuông. Sáng hôm đó ba tôi về đến nhà mệt nhọc thuật lại cho má tôi nghe, má tôi la bài hải:
“Chu choa…bữa sau ông đừng có làm tài lanh rứa nghe, nhỡ con người ta chết người ta đổ tội cho mình, hơn nữa ông có biết chi mô mà làm mụ đẻ?”
Ba tôi nói:
“Ừa, thì tôi cũng có nói cho họ biết rồi, tôi không phải bà mụ cũng chẳng đở đẻ bao giờ mà họ vẫn không tin, và hứa với tôi rằng họ không có kiện cáo chi mô khi có tai nạn, miễn sao giúp dùm cho mẹ con nó qua là được rồi!”
Lúc đó ba tôi định bỏ về thì họ cố níu kéo, thấy bỏ đi thì nhẫn tâm quá mà ở lại thì mình mần được cái gì đây? Ba tôi bèn hỏi nhỏ bà mụ vườn, bà đáp:
“Tại cái con khỉ ni nó đau quá nó la làng mà thằng chồng nó lại nhác, cửa mình chưa mở hết thì ráng chờ, chớ tui nói rồi, không có reng mô, chiện ni tui gặp nhiều lần lắm rồi cũng xong hết.”
Ba tôi yên chí ngồi yên đó giúp bà một tay và cũng để cho hai vợ chồng kia vững tâm hơn.
Một hôiều óc ách khó đi. Tôi tu một ngụm nước mang theo trong chiếc bầu khô mà thấy cổ họng mát rợi. Trời nắng chói chang, trên đường xe lửa không có một bóng cây để nấp mát. Nhìn theo hai thanh sắt con đường rầy, hơi nóng bốc lên mờ mờ ảo ảo. Tôi hoa cả mắt vì đây cũng là lần đầu tiên tôi đi bộ xa nhà để học đi buôn. Tôi nghĩ ngợi mông lung thì tiếng chú Tư lôi tôi về thực tại.
“Thôi đi đi em, cũng còn độ dăm cây số nữa là tới”. 
Tôi nghe dăm cây số nữa thì trong bụng cũng mừng, vì lúc ra đi là khoảng 10 giờ, bây giờ đã quá trưa. Sáng nay có lót lòng bát cơm nguội và lúc đi thì cũng làm vài củ khoai. Tôi mang theo một ít cơm rang và định bụng nếu có quán hàng hay cây cối gì cạnh con đường sẽ xin nghỉ ăn vội ba miếng. Nhưng con đường mòn sao nó dài thăm thẳm, đi mãi mà chẳng thấy hết, phần thì cái nắng chang chang, tôi mệt quá chừng nhưng không dám ngừng lại cứ lúp xúp chạy theo sau chú Tư, chốc chốc lại hỏi:
“Tới chưa chú?”
Ông chỉ ra đằng trước một cái quán lá nhỏ nằm ven vệ đường rầy và nói:
“Đó, chỗ nớ đó, sắp tới rồi đó!”
Nhìn theo ngón tay ông trỏ, tôi thấy xa xa độ một cây số, có một mái tranh nhô ra trên đường rầy. Mừng quên cả mệt và khát tôi cố gắng lầm lũi theo ông và không dám hỏi nữa. Đến nơi chú Tư dắt tôi vô quán. Tôi quăng đôi thúng và gióng vô một góc, dựng cây đòn gánh lên bệ tường tranh, rồi theo ổng bước vào. Bây giờ tôi lại là khách của cái quán ọp ẹp này. Bà chủ quán thấy người chạy ra nhanh nhẩu:
“Cha con uống chi nì? Có ăn chi không?”
Chú Tư đi buôn cười, ngồi xuống trên chiếc chõng tre, thong thả dở chiếc nón xuống quạt phành phạch rồi nói:
“Chị Nho mạnh khỏe không? Cho tôi xin bát nước chè với lại tô mì, còn cậu ni không phải con tui. Con ông bạn đi theo tui vô đây mua thơm Chưn Đờn.”
Bà chủ quán quay qua tôi hỏi:
“Rứa à? Rứa cậu có ăn chi không?”
Tôi nói cám ơn chưa đói và chỉ xin bát nước chè.  Chú Tư đi buôn nói tiếp:
“À, bà chủ quán chỉ dùm cho cậu ni vô trong xóm mua thơm. Cậu ấy muốn mua vài chục rồi còn phải gánh về ngay.”
Bà chủ quán vui vẻ đáp:
“Dạ được, để rồi tui bảo tụi nhỏ chỉ cho cậu vô nhà ông Thức mà mua, ông có thơm ngon mà lại bán rẻ nữa.”
Tôi ngỏ lời cám ơn bà và vừa uống nước vừa đợi. Chú Tư đi buôn uống nước ăn mì xong thì sửa soạn đi ngay. Chú kiếu chủ quán và tôi dặn mua xong rồi lại về ngay kẻo trời tối. Vì chú Tư còn phải đi một khoảng 8 cây số nữa mới tới Tam Kỳ. Lấy hàng xong chiều mai chú lại trở ra. Có khi gặp hàng con buôn dặn gấp chú lại phải đi suốt đêm để đem hàng về cho kịp bán. Tôi cám ơn chú rồi ngồi nghỉ chờ con bà chủ quán dắt vô nhà ông Thức. Một chốc thấy thằng nhỏ khoảng đâu 7, 8 tuổi chi đó đang dắt trâu vô sau quán. Bà chủ quán đon đả bảo nó cột trâu sau nhà rồi chỉ đường cho cậu này vô nhà ông Thức mua thơm. Bà vừa nói vừa chỉ vào tôi. Thằng nhỏ dạ rồi bảo tôi chờ một chút cột trâu lại rồi đi.
Tôi theo thằng nhỏ hỏi nó tên chi? Nó đáp tên Liếng. Tui nói:
"Chắc là em liến thoắng lắm phải không? Chăn trâu có vui không em?"
Nó cười rồi vừa đi vừa kể rằng sáng ni có một thằng chăn trâu bạn nó giận con trâu sao đó, đánh nó, nó báng cho một cái thằng nọ kịp thời nhảy  tránh được chớ không là chết rồi. Tôi sực nhớ lại vụ tôi trèo lên lưng con trâu thằng Nẩm bị nó hất cho té ê đít ê càng! Tôi cười một mình rồi hỏi nó tiếp:
“Rứa chăn trâu có cực không em?”
Nó đáp:
“Cực chi mà cực, khỏe re à, cứ đánh trâu ra đồng rồi có khi ngủ gục luôn trên lưng trâu tới chiều mới về”.
Tôi nghe mà bắt phì cười.
Vào đến nhà ông Thức tôi biểu thằng nhỏ về và cám ơn nó. Nó chần chờ, tôi nói tiếp:
“Anh biết đường ra mà, đừng lo. Cám ơn em, thôi về đi.”
Hắn đi rồi tôi chờ không lâu gặp ông Thức mua 20 chục trái thơm. Một chục là 12 trái. Trả tiền xong tôi chia mỗi bên 12 trái bỏ vô thúng và gánh về. Vừa gánh ra khỏi nhà ông Thức một quãng tôi thấy xây xẩm và tối tăm mày mặt. Tôi hết hồn dừng lại ngồi bên vệ đường đất nghỉ một chút. Sờ trên đầu tôi thấy đầu nóng ran như lửa. Mồ hôi tôi vã ra như tắm. Tôi lấy cái nón xuống quạt lấy quạt để rồi ráng đứng dậy tiếp tục gánh thơm đi. Ra tới quán bà Nho tôdiv style='height:10px;'>
Má tôi gật gật cái đầu, miệng bà cười tươi rói. Bà nói:
“Ra kêu ba vô đi”.
Tôi chạy vội ra sau vườn kêu ba tôi:
“Ba ơi, chân của má đụng đậy được rồi.”
Ba tôi đang lom khom lượm trứng của con gà mái  vừa mới đẻ, ông nhìn lên mặt hớn hở:
“Rứa hả, rứa hả?”
Ông vội bỏ mấy cái trứng vô giỏ chạy ngay vô nhà. Tôi theo sau mặt mày vui vẻ vì nghỉ rằng mẹ mình sắp sửa đi lại được rồi. Vào đến nhà vô giường mẹ, tôi thấy ba tôi đang bảo mẹ tôi nhúc nhích thêm nữa đi. Bà cố gắng động đậy hai ngón chân cái và sau đó cố co ống chân lên, nhưng chân vẫn còn liệt chưa co lên được. Ba tôi miệng cười tươi bảo với mẹ tôi:
“Thôi đừng ráng, cám ơn Chúa co mấy ngón chân cái lên được là tốt rồi, để thủng thỉnh từ từ rồi sẽ co ống chân sau.”
Ông tiếp:
“Đó là dấu hiệu mấy cái gân trên lưng xuống chân đã hoạt động lại rồi đó.”
Ba mẹ tôi vui quá, ông nắm lấy tay bà giật giật nhẹ rồi hôn trên má mẹ tôi. Mẹ tôi vui nhất, cả ngày bà mừng ra mặt. Chiều đó mẹ tôi một mình đã xây lưng qua lại được nhiều lần, không cần chúng tôi giúp như trước kia khi bà muốn trở mình.
Mấy tháng sau mẹ tôi đã ngồi dậy và chập chững tập đi lại trong nhà. Những tháng ngày đó là những ngày vui nhất trong gia đình tôi kể từ khi bà liệt giường đến nay là đã gần hai năm! Ba tôi vào ra huýt gió lẩm bẩm hát hò cả ngày, chúng tôi cũng vui lây và sốt sắng giúp mẹ đi đứng qua lại trong nhà. Ba tôi ra tận Hà Lam cất thêm thuốc bổ cho bà. Còn mỗi chiếc xuyến vàng trong tay bà cũng đưa cho ba tôi đi bán nốt để mua thêm thuốc thang tẩm bổ. Sau đó ba mẹ tôi bàn với nhau xin ông dượng cho phép dọn lên xóm trên gần đường xe lửa để ba mẹ tôi mở quán bán cho khách đi buôn vào ra trên con đường mòn sát cạnh đường rầy.
 
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: MyThanh "Tác giả thân tặng" - VNthuquan.net - Thư viện Online
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 21 tháng 3 năm 2016

--!!tach_noi_dung!!--
Chương 6
--!!tach_noi_dung!!--
Chương 8
--!!tach_noi_dung!!--