CHƯƠNG 8

     êm nay đã hơn mười giờ, người khách cuối cùng vừa rời quán. Phi chuẩn bị đóng cửa chợt nghe thấy tiếng chuông treo ở cửa kêu đinh đong, báo hiệu có khách vào. “Đóng cửa rồi!” Không ngẩng lên, Phi đang dọn bếp, xếp những vỏ bia vào két rỗng ở gầm bàn, nói vọng ra bằng tiếng Đức.
“I am sory!” Giọng một người đàn bà cất lên nhẹ như gió thoảng. Phi đứng lên.
Gã suýt nữa đánh rơi chiếc vỏ bia đang cầm xuống nền nhà. Gã nhìn thấy như mơ một người đàn bà trẻ ẵm trên tay một đứa bé. Khuôn mặt cô ta thực đẹp, vô vàn quyến rũ.
Đó chính là Quyên.
Cả hai nhìn nhau trong giây lát. Một chữ tiếng Anh bẻ đôi không có, Phi không hiểu cô gái nói gì nhưng nhìn vóc dáng, khuôn mặt, làn da, màu tóc của cô ta, gã không thể nhầm được, đó là người Việt Nam. Cô ta đẹp một cách rực rỡ mà vẫn đằm thắm, dịu dàng. Gã cất tiếng: “Nói tiếng Việt đi! Cô cần gì“
Người đàn bà nhìn Phi một vài giây, rồi cất tiếng Việt.
Hoá ra cô ấy cần một chút nước sôi pha sữa cho con. Tới khi Quyên ngồi xuống ghế, giở bọc chăn ra, Phi mới nhìn rõ hơn đứa bé.
Đứa bé chỉ chừng vài ba tháng tuổi, còn đỏ hon hỏn thế kia? Định bế nó đi đâu? Đưa bình nước sôi cho Quyên pha sữa, Phi thoáng nghĩ.
Có những vẻ đẹp đàn bà làm người đàn ông khi gặp gỡ, đối diện, chợt muốn mình tử tế, thận trọng, tinh tế và lịch sự hơn. Quyên ở trong số đó. Dẫu đói và mệt, dẫu vừa sinh con, Quyên vẫn là bức tượng Tố Nữ đặt dưới ánh đèn màu dìu dịu, chênh chếch toả sáng, làm tôn thêm vẻ đẹp luôn rạng ngời tươi tắn của khuôn mặt cô.
Nửa tiếng sau gì đó, họ ngồi đối diện nhau bên bàn ăn và gã cũng nắm được hoàn cảnh của vị khách đêm muộn mằn, không mong đợi. Cô gái lạ cũng không nói dối gã, song cũng không nói nhiều về mình. Đại loại, cô sợ nằm viện, giấy tờ hợp pháp không có, bỏ trốn. Có vậy!
Gã tỏ ra đồng cảm với cô. Đấy là hai con người chả hiểu gì về luật pháp nước sở tại gặp nhau. Thực tâm gã cũng không hề có giải pháp nào giúp Quyên cả. Gã luôn luôn gật gù cái đầu và tỏ lòng ái ngại. Một người đàn bà trẻ với một đứa bé chưa đầy ba tháng, túi nhẵn, vài đồ vặt, chăn mỏng, áo thưa, không cầm cự được giá rét của một tối mùa đông. Đi đâu? Gã hiểu nổi và chính Quyên cũng không thể lí giải nổi: Dù cho vậy, trong tậm trí gã khi ấy vẫn còn đủ chỗ, dù chỉ một góc, để có thể chia sẻ thực sự với Quyên, lại là người bấy nay cũng rơi vào tình trạng sống bấp bênh ở một xứ sở hoàn toàn xa lạ. Gã còn có vợ hờ, là bà chủ Thị, còn người đàn bà trẻ này thì chẳng có ai thân thuộc.
Gã trầm ngâm một lát rồi bảo:
– Ngày mai cô hãy đi, bây giờ lên phòng trên, có chăn nệm cho hai mẹ con. Yên trí, tôi không là quỷ dữ! Bây giờ cô đói lắm phải không? Tôi cũng chưa ăn tối. – Nói thế gã quay sang nổi lửa ngay.

*

Có khá nhiều người Việt Nam trong số Thợ khách – Công nhân Xuất khẩu lao động – lầm tưởng rằng, ở Phương Tây người ta tự do yêu đương, tự do làm tình, chẳng có biên giới kỉ cương gì. Sự tiếp cận một nền văn hoá khác biệt, có tính nhảy cóc, từ làng bản lên thành phố, từ nước chậm phát triển tới một đất nước đã phát triển nhiều mặt, không được chuẩn bị về “quá trình nhận thức”, chứ không phải chỉ là những kiến thức được ghi trong sách vở, lại được soạn thảo một cái vội vã, hời hợt trên dăm trang đánh máy mỏng dính, đã tạo nên những lỗ hổng không bao giờ hàn gắn được. Đó là một trong những nguyên nhân, làm cho nhiều người Việt Nam chân lấm tay bùn có dăm ngày “bồi dưỡng học Văn hoá Đức” nhảy tót sang châu Âu, trở nên hồn nhiên lơ ngơ “nhận thức thế giới” hệt như quạ vào chuồng lợn.
Từ việc nhầm tưởng châu Âu tự do tới không biên giới về quan hệ nam nữ, nên trong đám người lao động, không thiếu kẻ, cả nam lẫn nữ, cho rừng, ở chốn này tha hồ tự nhiên thoả mãn dục tính, đó là “văn minh”. Thế rồi gặp nhau, hễ có cơ hội, là tìm cách thoả mãn dục vọng. Lắm kẻ bất chấp những điều mà khi còn ở trong nước, khuôn khổ của đạo đức truyền thống không cho phép, nhằm hướng họ tới những giá trị, để gìn giữ xu hướng Người, chống lại bản năng sinh hoạt bầy đàn.
Người ta cũng không lạ gì khi một đội lao động hơn một trăm nữ, chỉ sau hai tuần, một phần tư trong số các cô gái vừa thoát tuổi học trò, thoát khỏi sự kìm toả của cha mẹ đã có ngay “người yêu” và từng cặp, che luôn màn gió, ôm siết lấy nhau như vợ chồng quen thuộc, bắt chước làm tình đúng như phim ảnh, mặc kệ bạn gái nằm giường kế bên kia tường quấn chăn lặng lẽ khóc.
Ba tháng sau, khi hầu hết các cô gái nói trên có người yêu, thì tới các chị sồn sồn, nạ dòng đã có chồng con “tiến lên” theo các cháu. Ba tháng là thời điểm để họ, những người đàn bà ăm ắp nỗi lo “cứu con cứu chồng” thấm thía, thấy rõ hơn việc săn hàng, đóng hàng, khó khăn như thế nào; ví như việc dồn hai cái lốp xe máy lồng vào nhau để khi kiểm tra qua màn hình máy soi, hải quan nom như một chiếc, hay việc phải tháo tung chiếc xe Simson đóng vào thùng cho gọn,v.v…
Một năm trôi qua, hầu hết đám đàn bà con gái đều có tình nhân. Họ cũng chẳng thèm tìm hiểu những viên thuốc tránh thai hàng ngày, mà bà Betreuerin phát tận phòng, phải uống như thế nào, vì thế không ít ca nạo thai đều đều từng tháng. Cũng còn những người, suốt cả thời gian Thợ khách năm năm, không cặp bồ, đó là sự “”Bản anh dũng ca” lẻ loi thuộc về những người đàn bà dũng cảm trung trinh nhất, với hệ thống thần kinh thép đầy lí trí, có sức khoẻ tuyệt vời và khả năng tự lập cao, làm lụng chịu đựng hơn cả đàn ông. Hoặc dăm cô gái tân, còn vô cùng nặng tình với người yêu ở Việt Nam, hoặc là những người phụ nữ có vấn đề về thần kinh, sau bao đêm chẳng ngủ, khi chống chọi với cả một thế giới cặp bồ, để giữ hai chữ thuỷ chung với chồng con ở hậu phương. Có mà thần kinh thép mới giữ được mình vẹn toàn trước bao cám dỗ xung quanh, trước sự khơi gợi của phim đầy cảnh sex thường chiếu về khuya dành cho khán giả, các cặp vợ chồng tuổi mãn chiều xế bóng người bản địa, trong năm năm dài vô tận, vượt ra ngoài cái gần như luật tự nhiên ấy.
Thời Berlin chưa sập tường, có truyền thuyết kể, từng đoàn tàu chật ních nam giới đầu đen từ nhiều ngả chạy hướng về một vùng Đông Nam Đông Đức, nơi tập tring ba bốn đội, rặt phái đẹp. Có tới hơn ba ngàn nữ lao động xuất khẩu ở dồn trong khoảng bốn năm cây số vuông, ven con sông xanh ngắt. Có kẻ nói vống lên rằng, sông Danube xanh, sau hai ngày nghỉ cuối tuần thường chuyển màu trắng xoá, ngầu lên đầy bọt vì tràn ngập tinh trùng, giống má con cháu Lạc Hồng.
Thật đau đớn khi nhớ tới những bào thai “đậu bất phùng thời” bị nạo phéng đi không một giọt nước mắt. Những bào thai ấy, hàng vạn sinh linh chưa kịp nhìn thấy mặt trời, dầu có khi chớm đủ hình hài, đã hy sinh lặng lẽ, thân thể bị cắt nát, rồi bị nạo phứt khỏi dạ con của những người đàn bà tóc đen mũi tẹt, trong các bệnh viện sản khoa để “chấp hành hiệp định” và hơn nữa là bảo vệ uy tín, danh dự, phẩm tiết của biết bao người phụ nữ tha hương đã sẩy chân lỡ bước vì miếng cơm manh áo.
Để các sự tích ấy chìm nghỉm trong mùa đông hải ngoại, người Thợ khách trở về quê hương, sau khi bức tường Berlin đổ, dù có đổ bao nhiêu nước mắt ở sân bay Berli khi “Vĩnh biệt chim câu” vẫn cố lau khô nước mắt và nở nụ cười rất tươi ở Nội Bài. Sự thật ấy thực vô vàn xót xa và đắng ngắt.
Hơn nữa ở Việt Nam, sự chật chội về nhà cửa điều kiện vật chất, nơi hò hẹn hạn hẹp và con mắt của dư luận thời bao cấp có phần nghiệt ngã, nhưng chính điều đó lại phần nào kìm toả cái bản năng của người ta, nên từ nhận thức u muội về tự do luyến áo ấy, cộng với sự ham muốn thỏa mãn phần con trong mỗi kẻ tha hương, như con nước ứ bế lâu nay, sang tới Đức được dịp tràn bờ; nhất là cánh đàn ông, đám đã có vợ con, đã biết khoái cảm cuộc sống. Đàn bà Việt vốn cam chịu, nay rơi lạc như hạt mưa trên đất khách, càng cam chịu và thả lỏng hơn, khi bị đẩy vào những tình huống cùng đường hay nhạy cảm.

*

Phi di dời sang Đức sau trận bão xuất khẩu lao động, nhưng nhận thức cũng không khá hơn đám Thợ khách ít tự vấn kia. Nhìn đồng loại quanh gã, cứ nam và nữ chung phòng hay là có chuyện. Gã cũng đinh ninh rằng, đàn bà nào chẳng là đàn bà và, người Đức có lẽ cũng như vậy.
Có một lần, Hội chợ thành phố mở kề phố bên quán, kéo dài một tháng. Dự đoán, buổi trưa quán sẽ đông khách hơn và nếu không có người phụ giúp, một mình gã khó lòng cáng đáng hết công việc. Gã đăng quảng cáo tìm người giúp việc.
Báo vừa rao tin, một thiếu nữ Đức tới xin việc. Nhìn cô gái trẻ, tươi hơn hớn, tóc vàng ươm sóng sánh như sóng cuộn, mềm xoã trên hai bờ vai; cặp vú nhọn hoắt, nây nẩy như hai trái dừa xiêm căng tràn sức xuân, phập phồng dưới làn áo mỏng, gã nuốt nước bọt đánh ực và tưởng tượng ra cái cảnh ân ái cho không.
Có một đêm, khách lai rai, quán gã bán hàng quá mười hai giờ đêm. Cô gái muốn ở lại qua đêm ở tiệm, vì phải hai tiếng sau mới có chuyến bus về Dorf của cô. Gã đồng ý tắp lự và để cô gái ngủ trên phòng, rồi kéo đệm nằm cũng phòng ấy. Cô gái vừa tắm xong, lên giường nằm rồi mà gã vẫn cảm thấy mùi da thịt của cô lan toả khắp phòng. Con đực đánh hơi thấy mùi tơ con cái! Nhớ những câu chuyện của đồng hương kể về việc chung phòng với nữ đồng bào Việt, sự cam chịu của đàn bà Việt, gã nhăn nhở cười, nói mấy câu tiếng Đức ngọng nghịu, rồi bất ngờ nhao người nằm đè lên cô gái Đức. Sự thể thật ê chế! Cô gái chống cự quyết liệt, ẩy gã ra, tặng ngay một cú đá thuộc đẳng “đai đen Judo”. Gã bắn dí vào tường. Đau! Quà tặng ấy ngay lập tức dập tắt ngọn lửa dục vọng đang phừng phừng nơi Phi.
May cho gã đêm ấy, không dám tiếp tục sàm sỡ hay hành vi côn đồ gì nữa. Với lại, cô gái Đức trẻ ấy cũng thông minh và bình tĩnh, ngồi khoanh tay tự tin lắng nghe gã “hối hận”. Hình như cô hiểu cái bản năng thú tính tự nhiên của gã, khi gã xin cô tha thứ. Điều đó thật may! Từ đó, gã không bao giờ quên chuyện ấy và nhận ra, ở cái xứ sở này, việc quấy rối tình dục cũng là một tội, hành vi thối tha đêm ấy có thể đưa gã vào tù và đền bù bộn tiền như chơi. Cũng từ đó, gã ngộ ra điều sống để dạ chết mang đi: “Gái tây không phải gái ta, bận sau chớ có dại!“
Có thể vì kinh nghiệm ấy mà Phi thận trọng với Quyên hơn chăng? Dù là thoạt nhìn cô, giây phút đầu gã đã thấy bộn chộn trong lòng.

*

Cơm có sẵn trong nồi cơm điện. Chào xèo xèo cháy bùng. Lửa vàng trùm lên trên những miếng thịt bê non ướp gừng, tỏi và tiêu, thơm nưng nức. Thịt gà kho gừng đằm vị đã nấu sẵn. Đứa bé bú xong chai sữa, được quấn trong chăn, nằm ngủ yên ngay trên chiếc bàn rộng. Mùi thịt bò, mùi cơm tám Thái ngào ngạt làm Quyên cồn cào. Phải sống đã! Quyên không ngần ngại, khách sáo gì, cô đón lấy bát cơm từ tay người chủ quán. Không hiểu sao đang ăn nước mắt cô đột ngột ứa ra, lã chã rơi xuống bát cơm. Đã lâu lắm cô mới được ăn cơm thơm thế này. Cô chợt nhận ra thân phận mình. Cô nhớ mẹ, nhớ những bát cơm dẻo khi cô còn ở Việt Nam, có một người bà con, từng lưu lạc ở Nga, tới thăm mẹ cô, bảo “Em không ra nước ngoài, em không biết, đôi khi chỉ có một cọng rau húng cũng làm người ta cồn cào nhớ quê hương, gia đình”. Khi ấy cô đâu tin. Bây giờ trong hoàn cảnh này, cô chợt thấy thương mình.
Sao cô lại khóc. – Phi hỏi cô, đôi mắt săn đón. Có lẽ người phụ nữ này đang sợ hãi và đau khổ.
Gã im lặng một lúc. Tự nhiên gã muốn kể cho cô nghe ít nhiều về gã. Khỉ thế, tuy khác nhau về hoàn cảnh, nhưng những kẻ ly quê, dù kín tiếng tới mấy, vẫn có nhu cầu chia sẻ, nhất là khi có thêm một người hiện diện trong cái khoảng trống toang hoác bấy nay ở gã.
Gã vừa ăn vừa thủng thẳng kể: “Tôi ở đây một mình. Vợ tôi làm việc cách đây hơn hai trăm cây. Tôi có hoàn cảnh đau khổ lắm! Nhưng ra xứ người rồi cố mà chịu, em ạ. Vợ tôi nó chả coi tôi ra gì. Có vợ như không:” Gã tự thấy quá lời, ngần ngừ sợ, cô khoá cửa lại và…” Gã cầm con dao trên bàn bếp, đưa cho Quyên, nói tiếp: “Cô cầm sẵn cái này để ở đầu giường”.
Quyên vừa ăn vừa suy nghĩ. Với gã, cô không sợ. Khuôn mặt gã có vẻ rất thật thà, chắc không thể là kẻ có thể gây cho mẹ con cô nguy hiểm. Phải sống đã! Con cô cần có chỗ ngủ.
Hai mươi phút sau. Quyên theo gã lên gác. Gã vừa quay xuống, cô chốt cửa phòng lại. Con dao thép trắng, dài, sắc như nước, để bên mình. Quyên quay lại nhìn con dao, hôn nhẹ lên má nó và sau cái ngáp mỏi mệt, chìm nhanh vào giấc ngủ.
Gã không ngủ được. Nằm trong túi ngủ, trên ba cái bàn ăn kê sát nhau, mắt cứ thao láo mãi. Chán thật! Gã dậy, xuống bếp, một mình trong đêm tối chơi hết ba bốn chai bia. Buồn thế! Trong đêm, gã nhớ tới khuôn mặt Quyên, rồi chả hiểu sao chợt nhớ tới cuộc hành trình của gã, những đêm vượt biên từ Nga qua Tiệp, sang Đức. Sao người đàn bà trẻ này liều vậy, chồng cô ta đâu?
Gã bật ti-vi Kênh RTL đang có phim porno. Đôi trai gái đang làm tình trên màn ảnh làm gã rạo rực. Gã trườn khỏi túi ngủ và kéo dương vật cương cứng ra khỏi quần lót rồi vuốt lấy vuốt để. Người gã căng cứng. Gã hổn hển thở dốc khi từ cái của nợ của gã bắn vọt ra một bãi bầy nhầy, trắng đục, vung vãi trên sàn và dương vật của gã lập tức mềm oặt như dải khoai môn bị hơ qua lửa, héo quắt.
Dăm phút sau, gã thiếp đi.

*

Hai ngày sau đó Quyên thấy mệt. Người ngây ngấy như sốt.
Quyên ở lì trên gác, cả hai ngày miệng đắng ngắt, cô toàn uống nước, cho tận tốt mịt ngày hôm sau mới chịu húp chút cháo. Gã chủ quán tỏ ra lo lắng. Gã sốt sắng đi mua thuốc cảm cho cô uống. Lại hì hụi nấu cháo và gà xé, rồi bưng bát cháo gà mùi hành thơm phức lên tận phòng, sau đó lại lập cập đi pha sữa cho con cô.
Nhìn gã bận tâm với mình như vậy, ái ngại quá, Quyên định, có lẽ sớm mai cô sẽ rời quán này. Làm phiền gã quá, một người xa lạ, cô nghĩ. Nhưng đi đâu bây giờ? Đó là một điều bản thân cô vô cùng lúng túng.
Sớm ấy, Quyên và gã ngồi dưới quán. Cô đã chuẩn bị sẵn, sẽ bắt đầu câu chuyện với Phi ra sao. Có lẽ sau buổi nói chuyện này với gã, cô sẽ lên đường.
Đứa trẻ sơ sinh ngủ ngon lành. Hình như nó đang cười. Đôi môi hồng tươi, bàn tay nhỏ xíu, trắng hồng đặt trên chiếc khăn bông màu hồng. Mùi cà-phê thơm ngan ngát. Gã ngồi yên nghe câu chuyện dài mà Quyên kể với gã. Im lặng chừng dăm phút. Lòng Phi thấy thương thay cho hoàn cảnh của người đàn bà xa lạ. Cô ta thực đẹp. Mình thì mơ một gia đình yên ấm chẳng có. Sao cái thằng đàn ông nào ngu thế, không biết quý trọng nâng niu mà lại hắt hủi người đàn bà đẹp như tiên thế này. Vào hoàn cảnh ấy, gã sẽ chấp nhận, được cả trâu lẫn nghé! Gã bất chợt nảy ra ý nghĩ, dù thoáng qua, nếu cô là vợ mình nhỉ? Gã mỉm cười.
– Cô định đi đâu? – Phi nhìn vào mắt người thiếu phụ xinh đẹp và bàn tay mơn man đầu đứa trẻ.
– Tôi cũng không biết, Nhưng làm sai tôi có thể ở lại đây? – Quyên ái ngại nhìn thẳng vào gã.
– Cô không nên đi. Cô phải lên Sở ngoại kiều của thành phố để trình diện! Nếu trình diện, người ta sẽ chu cấp tiền cho con cô và cô. Sống ở Đức phải có giấy tờ. Không thể chui lủi được đâu! Cô không phải là đám nam giới, đám bộ đội độc thân quen sống vất vưởng, nhất là khi cô có con nhỏ thế này. – Gã thản nhiên nói và nhìn mắt Quyên. – Tôi ở đây chưa lâu, mới chỉ vài năm, không giỏi giang gì để hiểu biết hơn cô mấy, nhưng dù sao cũng biết ít nhiều về luật lệ nhập cư, có thể tạm thời phiên dịch, giúp cô làm đủ giấy tờ nhập trại. Cô sẽ ở lại đây? Hay cô định quay lại trại và gặp thằng da đen hoặc chồng cũ, cái thằng khốn nạn ấy? – Gã nói như van vỉ. – Tôi có gian phòng trên khá rộng. Trong khi làm giấy tờ để nhận một nơi ở, cô hãy ở tạm trên đó. Nếu thấy không hài lòng, cô có thể đi ngay. Tôi không phải là người xấu. Thực lòng đấy. Cô nom vừa hiền, vừa đẹp lắm! – Phi không giấu được vẻ khâm phục thốt lên.
Quyên ngồi im lặng, quả là cô cũng không biết đi đâu. Tiếng Đức không biết. Vả lại, cô thực lòng không muốn quay lại viện, gặp lại cái khuôn mặt đen sì và bộ răng trắng ởn ấy. Sợ nhất là, biết đâu đấy, cô lại chạm mặt người chồng cũ, xưa cô vô vàn yêu thương đã đẩy cô tới nút cùng của cuộc sống. Hay là cứ ở liều lại đây? Với Quyên, mọi chuyện giờ không quan trọng bằng con cô. ừ, hay là ở lại. Mặt mũi người đàn ông này xem ra không đáng sợ. Vả lại bây giờ, cô đã từng trải rồi. Có thêm con dao bên cạnh, cô sẵn sàng liều chết để tự bảo vệ.
Phi đi lại phía tủ. Gã loay hoay một lát, móc ra từ phía sau tờ báo dán bên cánh tủ hai tờ bạc năm trăm Euro mới cóng.
– Hôm nay sẽ mở cửa hàng muộn hơn, chúng ta ra Trung tâm mua một ít đồ cho baby đã. – Phi ân cần nói với cô.
Không hiểu sai Quyên lại đứng dậy ngay, ẵm con theo chân gã, bước xuống cầu thang như một cái máy.
Hơn hai tiếng sau, họ quay lại quán ăn nhanh và chuyển một đống nào sữa, nào áo, quần và bỉm, lại một túi to bao nhiêu là kem, nước tắm cho trẻ sơ sinh, giấy lau mềm khô và ướt… Có cả một dàn các con thú sặc sỡ, treo toòng teng cùng với vài ống kim loại trên một cái cần mà hơi động nhẹ đã phát ra tiếng đinh đong rất vui tai. Lâu lắm rồi, kể từ ngày xa khu rừng biên giới, nơi có kẻ đã cưỡng hiếp rồi lại yêu cô, Quyên cảm thấy lòng ấm áp. Ngọn lửa yêu sống trong cô vẫn còn lom dom lắm, nhưng ở hoàn cảnh này, dù sao nó cũng mang lại cho cô một niềm vui nho nhỏ. Cô cười. Nụ cười đầu tiên từ lúc cô đến đây với Phi, người mà cô bắt đầu cảm giác như cái phao cứu sinh ném ra giữa sông cho một kẻ sắp nghỉm xuống, mất tiêu.
Quyên ở lại với gã trên căn gác ấy. Đêm đêm cô vẫn để con dao dài bên mình và đôi khi cô bừng giấc, nghển cổ lên, mắt mở trừng, cố gắng nín thở, không động cựa. Thường là, khi thức giấc, tay cô sờ lần, tìm nắm ngay lấy con dao trắng, lắng nghe những âm thanh từ cửa vọng vào.
Gã chủ quán tên Phi vẫn ngủ dưới quán. Ban ngày công việc luôn chân luôn tay làm cho gã bớt suy nghĩ, nhưng đêm đến, gã vẫn trằn trọc. Rất nhiều lần, gã mò lên cầu thang. Cũng có bữa, mấy lần, gã đã đặt tay vào bên trái cửa, nơi cái bản lề cũ long, sệ, hỏng. Chỗ ấy, có thể ẩy một cái và cái chốt cửa sẽ lệch đi, then khoá không có tác dụng, gã có thể lọt vào phòng dễ dàng. Nhưng không hiểu sao, gã chần chừ bao lần và không thể ấn vào nơi có cái bản lề hỏng ấy, để lọt qua cánh cửa. Bao lần như thế, rồi gã lại trở về tầng trệt, thở thượt, và lại trườn vào túi ngủ, nằm trên bốn năm cái ghế kê sát bên nhau, thao láo mắt trong đêm. Sự khao khát làm tình, nhu cầu tự nhiên của gã thật dễ hiểu, và gã lại tặc lưỡi, lại kéo quần và bật tivi, chọn kênh có phim Porno.
Đêm ấy, ngay sau lúc thủ dâm gã chợt hối hận. Bởi sự khao khát yêu thương, âu yếm thực sự, hạnh phúc của một đôi tình nhân bấy nay gã hoàn toàn không có. Mà điều đó mới là điều gã mong muốn, thèm khát, chứ không giản đơn là thoả mãn cơn dục tính, dầu là khi bị kích thích, trước màn hình vô tuyến, trong cảnh sex đầy nhục cảm, dương vật gã cương lên chảy tứa nước nhờn.
Khi ý thức được như vậy, gã thấy buồn. Gã nhớ, thèm vợ! Nhớ vợ, gã lại hình dung tới cảnh vợ cặp kè với tình nhân. Gã mím môi, trừng mắt khi chợt hình dung ra cảnh Thị nhăn nhở cười, nhìn gã khinh bỉ và, khuôn mặt lạnh lùng của thằng Y, bồ trẻ của Thị. “Thằng đểu, nó bao giờ cũng cười nửa miệng như nửa khinh bỉ, nửa giễu cợt!” Nghĩ tới đấy, tay gã nắm chặt lại, những mạch máu trên cổ như muốn vỡ trong đêm. Lại càng đau đớn hơn, là khi gã nhớ lại những tháng năm ở quê nhà và tự gã cố lí giải mọi sự việc đã qua, của cả quá trình hạnh phúc và đau khổ với vợ hắn. Thì ra cái gia đình của vợ chồng gã ở Việt Nam, dù con vợ gã bản chất chẳng ra gì, chắc vẫn đỡ sứt mẻ, đỡ bất trắc hơn so với khi đẩy ra nước người. ở nhà, hắn nghĩ: “Có thách kẹo, bố bảo, Thị cũng không như ngày hôm nay mà lờn với gã như vậy. ừ, dù có là con đĩ nữa, ông đố mày dám công khai trêu tức ông như hôm nay”. Nghĩ như vậy, gã chợt ngồi dậy, mặt thừ ra trong đêm tối và, bỗng thấy nhớ nôn nao cái làng của gã. Cái làng nghèo đói thật, lắm lệ tục cũ kĩ thật, nhưng vẫn còn đất cho gia đình gã bám rễ vào, khỏi tan rã, vì Thị dù có lăng loàn tới bao nhiêu, vẫn không thể có cơ hội một mình trơ tráo tới mức sỉ nhục, bỉ thử gã giữa họ hàng, làng xóm và ngay trong đại gia đình của gã và Thị. Nhưng gã không thể lí giải nổi vì sao, Thị có thể chóng quên tới vậy, trơ tráo tới mức như hôm nay, để không chỉ phản bội gã mà còn trợn trạo làm gã trở nên lố bịch giữa những người đồng hương máu đỏ da vàng. Gã không sao lí giải nổi, nguyên do gì gây nên cái điều làm gã căm thù, đau khổ bấy nay. Điều gì gây nên sự bất hạnh không chỉ riêng gia đình gã, mà còn là sự chắp gá, tan rạn, vỡ nát không thương tiếc của hàng vạn gia đình người Việt sang đây. Bao câu chuyện buồn tương tự như gã, trong những người mà gã biết, khi họ lang bạt, dứt khỏi mảnh đất, những cái làng đói nghèo đã sinh ra họ.

*

Tuần sau, Quyên có giấy tờ tị nạn.
Hai tháng nữa trôi qua, giờ đây cô có tiền ăn cho cô và con, nhưng cô cũng chưa muốn bỏ Phi mà đi. Nhiều khi, cô muốn tới sở ngoại kiều để xin về ở hẳn trại vào đó nhưng cô lại đắn đo. Điều làm Quyên day dứt hơn là sau những buổi trưa giúp gã tất bật bán hàng cho khách, khi trở về với con, nhìn thấy nó dần lớn phổng lên và rất hay cười. Nụ cười của một phần xương thịt làm cô quên hết đau khổ, nhọc nhằn bấy nay. Vả lại, Quyên cũng ý thức rằng, thiếu cô, có lẽ cửa hàng sẽ kém hẳn doanh thu. Bởi cô đã nhận ra, sự có mặt của cô, những người khách ăn trưa thấy dường như ngon miệng hơn. Chẳng thế mà có thực khách đã nói với Phi “Người giúp việc mày nói tiếng Đức còn chưa tốt, nhưng nhìn nụ cười trên môinó, tao ngon miệng lắm”.
Còn một lí do nữa khiến Quyên ở lại. Đấy là số tiền mà gã trả cho cô hàng tháng. Nếu tính toán sòng phẳng, việc Phi chi tiêu hàng ngày cho Thanh Vân và cô, thực ra quá trội so với lao động cô bỏ ra giúp quán. Vì mỗi trưa có vất vả, so với giá thành lao động chung trả cho đám người Việt ở thành phố này, bốn giờ lao động, mỗi giờ mười Euro, có lẽ chỉ đủ cho cô và con ăn ngủ ở đây. Ngoài ra, hàng tháng gã phải mua bao nhiêu thứ cho bé Thanh Vân; từ bỉm tới sữa, nước, kem, khăn giấy vệ sinh các loại dành riêng cho baby,v.v… trăm thứ bà rằn khác mà cuộc sống phát triển của phương Tây đặt ra, để chăm sóc trẻ con một cách đầy đủ, tiện dụng và ưu ái nhất. Thế mà Phi vẫn đưa thêm cho cô hai trăm một tháng. Số tiền mà mỗi lần Quyên nhận cô tự cảm thấy ngượng ngùng. Nhưng cô cần tiền. ý nghĩ có tiền để giải thoát tình trạng bí bách hiện tại, có tí chút vốn liếng giắt lưng, rồi lấy vé bay trở về quê hương thúc ép cô, làm thành một mục đích biện minh, đè bẹp sự ngượng ngùng của một Quyên đầy liêm sỉ.
Như vậy, cộng với tiền xã hội Sở ngoại kiều cấp khi cô nhập trại, Quyên có thể tiết kiệm một tháng khoảng năm trăm Euro. Cô tính, rồi cô sẽ trở về Việt Nam nay mai. Phải làm lại từ đầu! Như thế, ít ra là hai năm nữa, chờ cho con gái đủ lớn, có thể gửi nhà trẻ, cô cũng cần một số tiền nữa cùng với tiền đã tích cóp từ trước, để khi trở về có thể mua một căn hộ tập thể nhỏ, khỏi phiền hà tới mẹ. Tất nhiên cô không bao giờ quay lại nhà chồng. Không bao giờ! Hôm nay cam chịu! Cam chịu đi này Quyên! Bằng ấy lí do để cô ở lại với Phi, dù rằng bằng linh cảm của đàn bà, con thú yếu, cô nhìn thấy ánh mắt của Phi vẫn là ánh mắt của một con thú đực sẵn sàng có thể vồ lấy cô mà cắn xé. Điều đó dần trở thành ý thức cảnh giác, khi đêm đêm cô vẫn lần sờ, tìm nắm lấy cán dao, khi nghe thấy tiếng chân rón rén của gã ngoài cửa của gian phòng mẹ con cô trú ngụ.
Mùa đông năm ấy tuyết rơi muôn, nhưng lại khá lạnh. Gió hú khan từng cơn, vọng vào nơi mẹ con Quyên nằm. Hai đêm liền, băng rơi như muối rắc, bay rào rào, đập lắc cắc vào cửa kính, đọng thành vệt lổn nhổn, cứng đanh. Đứa trẻ có vẻ khó ở, rồi cơn ho bất ngờ trong đêm làm Quyên bừng thức. Cặp nhiệt độ, đứa trẻ sốt gần bốn mươi mốt độ. Quyên hoảng hốt. Đứa trẻ nóng hầm hập như hòn than, khóc ré lên từng hồi.
Phi cũng không ngủ được vì tiếng khóc ấy. Gã sốt ruột, bước vội lên cầu thang và gõ cửa.
Sinh con lần đầu, Quyên hoàn toàn không có kinh nghiệm. Phi thực ra cũng chẳng có một chút hiểu biết gì về nuôi dạy trẻ, gã sờ đầu đứa trẻ như người khác từng làm. Nhưng gã là người ngoài cuộc dạng cờ ngoài bài trong, lại thông thạo xứ này hơn, ít ra là so với Quyên. Có lẽ vì vậy Phi nói ngay: “Sốt cao rồi. Phải gọi điện cho xe cấp cứu!“
Nhìn khuôn mặt đỏ ửng của con, Quyên để mặc gã xử lí. Phải tới mười lăm phút sau, xe cấp cứu mới tới. Những người trong đội cấp cứu mặc áo khoác trắng của thành phố này đã quá quen với việc xử lí cho trẻ con ốm trong đêm. Họ trấn an Quyên bằng nụ cười hiền lành và mau chóng phát hiện bệnh viêm họng cấp của con cô. Bệnh cũng chưa tới nỗi phải nhập viện. Họ tiêm một mũi cho đứa trẻ, đút viên thuốc giảm sốt vào đít và viết đơn thuốc, rồi mau chóng trả lại sự yên tĩnh cho mẹ con Quyên.
Quyên đặt con vào nôi và ngồi bên con.
Đã hai giờ sáng. Phi kéo ghế ngồi bên đứa trẻ với vẻ lo âu thực sự. Họ im lặng bên nhau tới nửa giờ. “Anh đi ngủ đi” Quyên ái ngại cất tiếng. Gã nhìn Quyên. Chỉ còn đèn tường vàng liu điu sáng, nhưng lại là thứ ánh sáng làm khuôn mặt Quyên sâu hơn, biểu cảm hơn. Phi bước tới bên giường và ngồi bên Quyên. “Anh thức cùng em!” Gã nói và đưa bàn tay lần sang nắm lấy bàn tay Quyên.
Đàn bà lạ thật. Thời gian ở đây; đã năm sáu lần, sau khi ăn xong bữa tối, Phi đã nắm tay Quyên, kiểu cách tương tự như vậy, nhưng Quyên vẫn khước từ, nhẹ nhàng gỡ tay gã ra. Theo Quyên, nếu người ta không yêu nhau thì không nên như thế. Cô thừa hiểu, điều đó sẽ dẫn tới cái gì. Thế mà đêm nay, Quyên có yêu gã đâu, vậy mà cô cứ để yên bàn tay cô nơi Phi.
Con người ta, giữa hai giống, cái nắm tay nhiều khi cũng nguy hiểm như một nụ hôn. Bàn tay Quyên mềm mại và ấm. Lúc này, với tình trạng cô độc bấy nay của gã, cái nắm tay như những giọt mưa xuân mà gã làm đám cát bị khô hạn. Sức nóng âm ấm ở nơi tay Quyên, y chang như có dòng điện rất nhanh lan truyền sang tay gã và lập tức làm gã run rẩy.
Sự run rẩy của gã không che giấu được Quyên. Cô cảm nhận được dòng điện đang chạy trong gã. Cô nhìn sang. Khi ấy, gã cũng quay sang, bốn mắt gặp nhau.
Cảm thấy cơ hội có một không hai đã tới. Phi ôm lấy hai vai Quyên. Bàn tay gã nóng. Gã kéo đầu Quyên ngả vào vai mình. Trong tích tắc, Quyên không kịp suy nghĩ, cứ để đầu ngả yên trên vai gã. Cô ngửi thấy mùi đàn ông. Cô cảm thấy sức nóng đôi bàn tay gã xoa trên tấm lưng mềm mại của cô. Bản năng bấy nay chìm xuống, giờ đây ở phút yếu lòng thường tình, Quyên thấy ấm lòng lên khi lâu quá không tựa vào vai một người đàn ông, lâu quá không ngửi thấy gần thế cái mùi của kẻ khác phái. Cảm nhận đột ngột ấy làm nhịp tim của cô nhanh dần lên.
“Hôn, hôn ngay!” Gã tự nhủ. Đôi môi Quyên hồng, mọng, đắm đuối và hấp dẫn đó kia, gần lắm. Gã nhẹ nâng mặt Quyên lên và bất ngờ gắn vào đôi môi có sức cám dỗ kinh hồn ấy một nụ hôn.
Quyên ngồi im. Cái hôn mạnh bạo, ngấu nghiến có một sức níu kéo tới kì lạ. Quyên chút xíu mềm oặt rũ xuống.
Không! Quyên giật mình, đẩy gã ra. “Anh đừng làm như thế!” Quyên quờ tay ra sau, tìm ở đầu giường, nắm phắt lấy cán dao dài mà cô thường để đó và nhỏm phắt dậy, lùi ra xa, vung dao lên.
Phi nhìn Quyên. Rõ ràng, người đàn bà này có thể chém gã. Đôi mắt hiền nhung hôm nào, giớ ráo hoảnh nhìn gã không chớp. Khí sắc của con thú cái nhe nanh tự vệ! Tích tắc, gã tự thấy chán chường và đau khổ. Gã bỗng sụp quỳ xuống thảm và, nhìn Quyên với đôi mắt tha thiết, vô cùng chân thật. Thốt lên: “Xin em hãy giết đi! Tôi khổ lắm! Tôi bị… bị cắm sừng! Tôi như con chó vất vưởng. Tôi muốn có một gia đình êm ấm. Tôi không có ý định chiếm em chốc lát. Hay là em chốn cùng tôi? Ta tới nơi nào đó, dựng quán và nuôi con, đẻ con và em làm vợ tôi”. Gã bật khóc. Khóc thật. Bao nhiêu nỗi thương đau, căm thù bấy nay làm gã tự thương gã mà khóc.
Quyên ném con dao xuống đất. “Đàn ông mà khóc? Hèn thế! Nhưng gã cũng đau khổ như mình”. Quyên thoáng nghĩ, rồi chợt ôm lấy đầu gã.
ở chốn tha hương, con người ta, nếu trải qua ít nhiều khổ đau, trong tâm thế giống nhau, dễ trỗi lên thứ tình cảm như Quyên, dù nó mong manh, thoáng lát; dù rằng, cô tự biết, cô không yêu gã. Cô chỉ xót xa chính thân phận mình để rồi thương gã.
ánh mắt Quyên dịu đi, cô kéo gã đứng dậy: “Thôi, anh đi ngủ đi. Mẹ con em biết ơn anh. Bây giờ chưa phải lúc nói chuyện vợ chồng”. Quyên nói với gã. Giọng cô êm, nhẹ và bình thản. Người phụ nữ ở tuổi nào cũng vậy, dường như cái thiên chức của đàn bà, làm mẹ, làm chị bao giờ cũng thường trực và, khi đó tiếng nói của Quyên cất lên như tiếng một người mẹ, hay lời chị nói với em, làm gã bình tĩnh lại.
Gã ngước mắt lên. Mắt gã đăm đăm nhìn vào đôi mắt Quyên. Gã thấy đôi mắt Quyên khi đó có gì tuy mơ hồ, nhưng tha thiết và vô cùng dịu dàng. Gã đứng lên, thui thủi đi xuống nhà, tay chìu mắt khi nước mắt, nước mũi vẫn chảy ra giàn giụa.
Phi xuống gác rồi, gian phòng Quyên im lặng lắm, y như mẹ con Quyên đã yên giấc. Nhưng thực ra Quyên cũng chẳng thể chợp mắt.
Hai đêm nữa như vậy, kể cả đêm thứ ba con cô đã ngưng sốt và ăn sữa trở lại. Quyên cứ trằn trọc cả đêm.
Tối Chủ Nhật, con cô ngủ yên từ chín giờ. Nằm trên nệm êm ái mà Quyên cứ hết lăn sang trái lại lăn sang phải. Con người ta cần được chia sẻ, nhưng khi như thế này, sao ông trời lại có thể để cô đơn độc tới vậy.
Không hiểu làm sao, cô lại nghĩ tới Hùng. Cô nhớ lại cánh rừng đầy tuyết, nhớ lại khuôn mặt đau khổ của anh khi áp đầu vào bụng cô trên con đường trải thảm lá vàng ươm lạnh cứng. Rồi tự nhiên cô nhớ bàn tay thô, ấm áp của anh mỗi khi xoa lên bụng cô. Sự nhớ mang lại cho cô cảm giác ngày nào về một con người cụ thể yêu cô ghê gớm và cao thượng. Nhắm mắt lại, cô giật mình nhận ra thật rõ ràng cái cảm giác đêm nào cô chẳng còn ghê tởm khi gã đưa đường trườn lên cô. Khuôn ngực nở căng như hai bát úp và dâm dấp mồ hôi. Từng chi tiết đã chìm khuất cất giấu trong kí ức, của nhiều lần gã làm cho cô khoái cảm tới tột độ, tối nay cứ tự nhiên ùa về, hiện rõ, giống như ai đó đang chiếu trước mắt những thước phim quay chậm. Tự nhiên cô không kiềm chế được nhịp thở của mình. Cô nghiêng mình, khép chặt đùi và run lên. Nhưng lại có ý nghĩ vụt lên ngay khi đó, bảo cô không được tưởng tượng vẩn vơ nữa. Quyên ngồi dậy, tự cấu vào hai đùi mình, nơi có hai vết sẹo. Cấu rất mạnh và không sao dập tắt nổi sự thèm khát thèm được thoả mãn, được ân ái đang trỗi mạnh như ngọn lửa cháy lem lém từng giây đang đốt nóng thân xác cô. Bất lực, cô không véo vào đùi nữa. Cô run rẩy khi nhớ lại cảm giác lúc đôi bàn tay Hùng xoa cuồng điên, gấp gáp lên bầu vú, tự tưởng nhớ lúc đôi môi nóng ấm của gã cứ mút chặt vào hai đầu ti hồng mơn mởn… Hoàn toàn vô thức, tay cô từ từ đưa lên. Cô chầm chậm bật nút áo, hai bàn tay tự xoa vào bầu vú của mình. Rất chậm! Quyên nhắm mắt lại…
Lát sau, khi cô hồi tỉnh, hai hàng nước mắt chợt tứa ra.
Đúng khi đó đứa trẻ lại thức dậy và nó ú ớ kêu lên. Quyên bật dậy. Cô nhao tới bên con và bế nó lên chao nó trong đôi tay của mình. “Mẹ đây!” Quyên rối rít cất tiếng. Đứa trẻ ngừng khóc. Quyên bế nó lên, bước ra cửa sổ. Bên ngoài đường phố đêm không một bóng người, mọi vật đứng im phăng phắc, hệt như một đường phố chết. Trời ơi, cuộc đời cô sao buồn vô vọng! Gian phòng âm âm tiếng ru nho nhỏ khi Quyên cất tiếng. Không biết đó là tiếng Quyên ru con, hay là cô đang tự ru cho mình chẳng biết:
– Buồn chi một nỗi tháng Giêng… (à… ơi… ơi a…) /Con chim cái cú… (ứ… ư… …a..) nằm nghiêng thở dài…

*

Những ngày sau đó Phi vui hơn. Buổi sáng gã dậy sớm để chuẩn bị cho quán xá, cho mẹ con Quyên ăn sáng. Gã hay huýt sáo. Những bài hát ẩm ướt, sặc mùi tình ái mà gã nghe đi nghe lại trong băng Thuý Nga Paris By Night.
Quyên thường thức dậy sau gã. Nhiều buổi sớm trên gác, nghe thấy điệu sáo của gã vọng lên, Quyên muốn bật cười mà không cười được.
Giữa Quyên và gã là hai thế giới khác nhau, hai vùng đất khác nhau có biên giới, khó thể hoà hợp. “Phi xuất thân từ nông thôn. Nông thôn thì môi trường văn hoá đơn giản, mộc mạc, nên tâm hồn gã chỉ có thế!” Cô nghĩ, được cái, ở sâu kín trong con người như gã, vẫn còn điều quý giá dễ nhận ra, đó là tấm lòng của gã với mẹ con cô trong cơn hoạn nạn. Đó là sự thẳng thắn bộc bạch những khát khao đơn giản, khát khao chồng vợ. Nó khiến cô mủi lòng. Câu chuyện của gã, về người vợ và nhân tình của vợ, chiều hôm kia gã tâm sự làm cô trằn trọc. Cô cũng đồng ý với gã rằng, ở Việt Nam, nếu còn trong cái làng ấy, họ có thể còn là một gia đình. Dù không êm ấm nhưng dự luận làng xa, “mối gắn kết hàng ngàn năm, đầy quy phạm ở những điều không văn tự, hay được ghi trong văn tự tương tự như hương ước” tuy chỉ là một thứ luật sơ khai của một cộng đồng, mà tính liên kết chòm xóm, địa phương nhiều hơn tính luật pháp chặt chẽ của một xã hội văn minh phát triển, cũng đủ sức câu thúc, đủ để có thể giảm nhanh ở phần bản năng sung mãn của con người. Nhưng cô cũng manh nha nhận thấy, mọi tập tục sinh ra và phát triển trong luỹ tre làng ấy, dường như chẳng có tính bền vững, nếu cư dân của nó bứt ra khỏi luỹ tre, hàng cây bao vây cái làng. Nó mất đi tính bền vững, tàn úa ngay khi họ rời làng lên thành thị, ngay trong lãnh thổ của tổ quốc. Nó, thứ nghiêm luật làng xã ấy còn lại bao nhiêu ở nước người, khi mà ở đây, người ta nhắm mắt hay không quan tâm tới những gì người Việt như cô quan tâm? Cảnh trí khác biệt, con người khác biệt, trật tự suy nghĩ, khao khát, ước mơ, sự quan tâm thường nhật giữa người bản địa và những người Việt cũng nhiều thứ dị biệt và, người Việt như cô, nhằm tồn tại với miếng cơm manh áo, đã phó mặc bản năng hành động? Nhưng bản thân cô cũng không thể lí giải vì sao, nó lại như vậy? Vì sao, khi mà chính bản thân cô cũng là nạn nhân, rơi vào sự tan rã quan hệ với chồng, với cả những người Việt và nếp sống của họ hình thành trong trại bấy nay, trên đất người ta. Nếp sống có tính bầy đàn của những kẻ vượt qua sông tìm vùng đất mới, trong tầm hạn hẹp của nhận thức, đã bộc lộ biết bao điều bấp cập khiến cô nghi ngờ chính bản thân cô. Cô thấy rõ những kẻ đồng hương của cô thiêu thiếu một điều gì đó, điều gì đó có tính rộng khắp, bao trùm lên toàn thể cộng đồng của cô. Những mối quan hệ giao du đầy bất trắc và nham nhở, khiến chính cô cũng canh cánh đề phòng tất cả.
Cô phải ra đi thôi.
Quyên không thể ở với Phi với tư cách là vợ hờ của gã. Sống như thế không thể hạnh phúc!
Chính từ những câu chuyện xảy ra ở đây do Phi kể lại, Quyên nhận ra, theo cô, tình yêu là “trạng thái người” nhiều bí ẩn khó lí giải. Cũng theo cô, có nhiều ngả dẫn tới trạng thái đó, nhưng hôn nhân phải có cái gốc từ tình yêu, cần có sự tìm tới nhau hết sức tự nhiên của hai cá thể khác giống. Mọi sự chắp vá, gá mượn, do hoàn cảnh tạo nên, mà xuất phát điểm không có cái gốc là tình yêu, kể cả ham muốn có một gia đình, điều tưởng chính đáng của Phi, khi bị thời gian bào mòn, trước sự xâm thực của một văn hoá khác lớn hơn, mà người ta chưa hiểu sâu sắc nó, thì mọi sự gá mượn, chắp vá, tưởng bền vững ấy, sẽ vỡ vụn, tan biến, thậm chí có thể dẫn tới kết thúc đầy bi kịch. Những câu chuyện của Phi kể về bao gia đình trên xứ này, từ thời ở quê hương, còn là một gia đình của anh ta, tới hôm qua và hôm nay, khi gần hai vạn Thợ khách ở lại, làm Quyên nhận ra điều gì đó không ổn. Cô không thể gá với Phi, dù gã đã cho cô cảm giác dần dần nhận ra, gã vụng về, thô kệch, xù ráp, nhưng là một người không xấu, thậm chí giàu tình cảm. Nhưng điều đó chỉ làm cô thương gã. Cô có thể nói thật với gã và tìm cách trả ơn gã sau này được không? Quyên có bao nhiêu giây phút băn khoăn, suy nghĩ như thế, mà chưa có dịp để nói ra điều ấy. Nhưng có lẽ, phải chuẩn bị trước, nếu muốn rời bỏ nơi này. Hay là cô về trại? Không được! Về trại tị nạn, cô lại phải nhìn thấy những bộ mặt cô biết trong cái tuần đầu tiên đau đớn khi tới thành phố này tìm chồng. Mà nhỡ ra, lại gặp chồng cũ của cô thì sao? Vậy đi đâu nhỉ? Cô chẳng thể đi đâu được, vì cô chưa có công ăn việc làm, không đủ tư cách để thuê một cái nhà riêng ở thành phố này hay bất cứ nơi nào trên nước Đức. Cô mong cầu cho con cô lớn nhanh lên. Nhiều khi, cô lầm rầm lạy trời, cầu cả người mẹ còn sống của cô ở Hà Nội. Những suy nghĩ quẩn quanh như thế làm cô bế tắc bà chạnh nhớ mẹ nhiều hơn. Cứ nhớ mẹ là nước mắt cô tự ứa ra, chảy xuống, rất đỗi mịn màng. còn đẹp lắm của cô.

*

Tháng Mười Hai, có những ngày tuyết rơi suốt. Đêm đem, nghe gió thổi hun hút, hú dọc phố vắng khiến Quyên luôn thấy ớn lạnh, dù trong phòng, nhờ đường sưởi nước nóng thành phố, vẫn ấm áp. Nhiều khi cô không đủ can đảm nhìn ra ngoài cửa sổ. Đường phố toàn một màu trắng phớt.
Phi cũng hay nhìn ra đường phố và nóng ruột lo lắng. Gã cứ lên lên xuống xuống, ra ra vào vào cằn nhằn rằng, từ nay tới Noel, có tất cả những sáu ngày nghỉ và gã sẽ đóng cửa hàng. “Tuyết rơi nhiều quá thì chẳng có ma nào tới ăn quán cả!“
Những bữa tuyết băng nhiều quá phải đóng cửa quán, tự nhiên cả hai thấy các căn phòng như rộng ra, trống trếnh. Nhất là khi con Quyên ngủ, ngôi nhà im lặng như nhà mồ. Bên ngoài trắng phớ. Tường nhà xung quanh họ cũng trắng phớ. Cái lạnh không phải chỉ từ ngoài ngấm vào. Cả hai đôi khi như hai cái bóng lạnh bên nhau cả vài giờ. Phi mua thêm một cái ti-vi Sony 19 inch đặt trên phòng Quyên. Cũng đôi khi, Phi xem phim cùng mẹ con Quyên. Thường là chỉ tới mười giờ, gã ý tứ xuống phòng dưới. Cũng may là từ sau đợt viêm họng lần đầu, hình như đứa con Quyên cứng lên và thích nghi với môi trường ở đây, như “tre qua đốt”, ăn ngủ rất ngoan.
Đêm ấy tự nhiên trên gác trên mất điện đột ngột. Chiếc đèn xanh của chiếc máy ủ nóng sữa ăn đêm của con cô tắt ngấm. Đèn xanh mờ bên ổ điện cũng tắt. Quyên dò dẫm ra cửa bước xuống cầu thang. Cô đoán, có thể automat của tầng hai sập xuống như hôm nào.
Phi trước màn hình. Gã nằm ngửa và qua ánh sáng hắt ra từ màn hình, Quyên đủ nhận ra gã đang làm gì.
Cảnh tượng ấy làm Quyên hoảng hốt. Cô chợt hiểu, rất hiểu. Cô chạy gấp lên gác và thở mạnh. Tiếng chân của Quyên làm Phi giật mình. Gã chớp tắt vô tuyến. Sượng sùng kéo quần lên và chạy lên gác.
Trong bóng tối, ánh sáng từ đèn đường qua cửa sổ, đủ để gã nhận ra bóng Quyên ngồi, như pho tượng bên mép giường. Hình như cô đang giơ tay giữ ngực. Có lẽ cô ta ghê tởm lắm. Gã đột ngột sụp quỳ xuống, nói như khóc:
– Em ơi, hãy tha thứ cho anh. – Im lặng giây lát, gã nói tiếp: – Nếu như em là đàn ông, rơi vào hoàn cảnh như anh, xin em hiểu cho… – Gã ấp úng – Tôi… anh, không làm thế nữa! Anh van em. – Gã lê gối, bò dần tới sát chân Quyên.
Không nhận ra khuôn mặt Quyên khi ấy. Trong lòng cô trào lên một cảm giác khó tả. Thương gã ư? Không phải! Ghê tởm gã ư? Không phải! Cô muốn rời xa ngay xứ sở này. Có gì xa xót, xiết nghẹt, bóp chặt trái tim cô. Quyên mím môi, cô không bật ra tiếng khóc. Cô hít thở thật sâu, lấy lại bình tĩnh.
– Anh chữa lại điện đi, Automat có lẽ bị sập rồi! Quyên cất tiếng.
Im lặng tới dăm phút. Phi đứng dậy, nhanh chóng xuống gác. Gã tìm được nguyên nhân mất điện, gẩy lại thanh tự động đã sập xuống để tầng gác có điển trở lại rồi len lén đi nằm trên chiếc giường gấp, loại ba tấm đệm dầy; hôm nào Quyên mua ở cửa hàng chăn nệm thành phố bê về cho gã.
Trên gác, Quyên vẫn trằn trọc.
Cô phải đi thôi. Cô không nên nấn ná ở đây. Có thể tới Sở ngoại kiều, trình bày thật hoàn cảnh của cô để chuyển trại. Cách xa đây, hai trăm cây, nghe nói có một trại nữa, heo hút trong cánh rừng, ít người Việt Nam. Càng ít người Việt càng tốt! Cô nghĩ như thế rồi nhắm mắt đếm. Lát sau Quyên chìm trong giấc ngủ.

*

Thứ ba, Quyên tới Sở ngoại kiều.
Trên đường đi cô vẫn còn suy nghĩ, cấn cá việc có nên nói rõ lí do chuyển trại hay không. Bấy nay, từ những tiếp xúc ở quán, cô cũng thoang thoáng nhận ra rằng, người Đức, đại đa số nguyên tắc, sống không lắt léo và rất ghét sự dối trá, ghét lối sống không có kỉ luật. Nhưng không phải họ sắt đá tới mức không có tình cảm, dù rằng có lần, có kẻ, qua nhiều lần làm việc với họ, thuật lại cho Quyên cảm giác khi nghe tiếng nein (không) phát ra từ họ đầy lạnh lùng. Cầu trời, cầu phật, biết đâu hôm nay cô gặp một người có lòng trắc ẩn, có thể hiểu cô.
ở hành lang chờ đợi, dăm người đồng hương đi trái vùng bị thu giấy thông hành tạm thời đang nhăn nhó, chửi thề bằng giọng miền Trung. Một người Đức đang nói gì có vẻ bực bội với một thanh niên Châu á, có vẻ là người đồng hương của cô. Quyên len lén bế con ngồi vào ghế đợi trước phòng tiếp khách vần Q. Cô rất sợ những người đồng hương tới vấn an. Nếu họ hỏi thì sao, có nên xổ ra vài câu tiếng Hoa và lắc đầu tỏ ý chẳng hiểu không? Quyên suy nghĩ. Nhưng có ai hỏi cô đâu, dù rằng có hai ba kẻ liếc nhìn cô. May thế! Quyên quay mặt đi.
Rõ là may mắn?! Nhân viên Sở ngoại kiều tiếp cô là một người đàn ông thạo tiếng Anh. Ông ta có bộ râu quai nón đen xanh và đôi môi tươi, mắt sâu, hơi nâu. Ông cứ nhìn người đối thoại như cười cười. Quyên rất khó khăn trong việc kể lí do cô muốn chuyển trại. Tất nhiên, những việc như trốn khỏi viện, chuyện chồng cô mất tích, việc cô đang ở với bạn trai, cô phải nói hết, vì cô biết, với sự liên lạc, thông tin nối mạng có tính quốc gia, quốc tế của Đức, chỉ cần nhấp chuột là khó có gì có thể giấu được họ.
Người đàn ông lắng nghe rất chăm chú. Đứa trẻ trong tay Quyên ngọ nguậy và tỉnh giấc. Nó ngóc cổ lên, đôi mắt tròn xoe, đen lay láy, hết nhìn mẹ lại nhìn rướn sang người đàn ông Đức và nở một nụ cười.
Nụ cười của trẻ con dường như gợi mở cho con người ta một thế giới khác. Thế giới của những niếm khao khát tốt đẹp, không lo âu, ưu phiền, thánh thiện. Nụ cười của đứa bé làm tay cán bộ Sở ngoại kiều bất chợt thấy vui, tăng thêm thiện cảm với người đàn bà Việt có khuôn mặt khả ái, dịu dàng kia chăng? Ông ta lắc lư mái đầu, lại nháy mắt như muốn đùa trêu hay làm thân với đứa bé, rồi cúi xuống mở ngăn kéo, lấy ra một con búp-bê nhỏ đưa cho con Quyên: “Thôi, bà đưa con về đi. Tuần sau tới sẽ nhận được giấy tờ chuyển trai. Chúng tôi đồng ý”.
Quyên bước ra khỏi Sở ngoại kiều, không hiểu sao đường phố bỗng trở nên ít lạ lẫm hơn. Cũng những đám cây ôn đới nở rất nhiều hoa vào mùa xuân trên hè phố, hôm nào khi chúng rực rỡ sắc màu, đẹp lắm mà cô vẫn buồn, chưa bao giờ thấy là của cô, để chiêm ngưỡng, để thưởng thức, thế mà giờ đây, dù giữa mùa đông, khi chúng xác xơ cành lá, cô lại thấy chúng không xấu xí, đáng ghét, thậm chí nhìn chúng tiêu điều trong giá buốt, cô bỗng trào lên cảm giác như được chia sẻ mà ấm lên, vợi đi sự trống vắng, giá lạnh nhiều khi tăng lên bởi sự cô độc thường trực trong cô bấy nay. Tự nhiên, cái cảm giác ở trọ xứ người thốt nhiên biến mất trong giây lát. Quyên vui. Cô đưa tay nắm lấy bàn tay nhỏ xíu của con, vẫy vẫy bàn tay con và chỉ sang bên kia đường, nơi trước một cửa hiệu có dàn trống, kèn, dăm ba người Đức mặc quần áo cổ truyền, đang chơi những bản nhạc vui nhộn: “Tùng cắc rinh, tùng rinh tùng…“
Chiều hôm đó Quyên rất phân vân. Có nên âm thầm trốn khỏi nhà Phi không, hay phải nói cho anh ta biết. Không, anh ta là người tốt. Có lẽ không nên lặng lẽ chạy trốn. Người ta đã cưu mang hai mẹ con như thế, lẽ nào cô lại trốn chạy như một kẻ vô tình. Sẽ phải lựa lời mà nói cho anh ta hiểu, sự ra đi của Quyên là điều có lợi cho cả hai bên. ừ, biết đâu đấy, tới một thời gian nào đó, nếu anh ta thực lòng yêu, Quyên cũng có thể thay đổi quan niệm về anh ta. Với Quyên, giờ đây không có điều gì bất biến, ngay cả khái niệm chung thuỷ trong tình yêu, tình vợ chồng, nếu chị dựa vào sự chịu đựng, nhẫn nhục của phụ nữ cũng là một khái niệm phù phiếm.
Buổi tối Chủ Nhật, Phi đóng cửa hàng từ bốn giờ chiều. Đúng ra, gã chẳng muốn có giờ nghỉ, thậm chí còn mong tuần có tám ngày. Cái nếp sống không bao giờ có ngày nghỉ ngơi ấy, không phải chỉ riêng gã, mà của biết bao người Việt bấy nay, khi họ sang đây, xứ sở này, với mục đích kiếm tiền, nhanh chóng có thật nhiều tiền, để tải về nhà, vô hình trung tạo nên một kiểu sống gấp gáp, tạm bợ, đầy cơ hội. Họ dường như quên phắt cả bản thân họ, quên sạch nhu cầu tối thiểu của con người là cần nghỉ, chơi bời đâu đó để thư giãn, cả về tinh thần và thể xác, thì nói chi tới các nhu cầu nghệ thuật, văn hoá khác mà người ta sống trên đời cần phải được hưởng thụ, di dưỡng tâm hồn. Nhưng từ ngày có Quyên, gã muốn mỗi tuần ít ra có một tối quây quần và nấu một bữa thật ngon. Tuần này, gã tha lôi về một con cá măng khá lớn và phăm phăm mổ cá, lọc xương, để bữa tối gã sẽ tái hiện món chả cá Lã Vọng, món cá mà Quyên có vài lần nhắc tới, kể cho gã nghe. Sự mong muốn vô cùng nhỏ nhặt ấy, không chỉ là ước muốn tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc từ trong nội dung sống bình thường, đã ít nhiều giúp chính Phi và cả Quyên được hưởng chút ít không khí gia đình, cái không khí khi họ còn ở quê nhà, và đặc biệt hàng ngày, giúp họ đỡ lặp lại nhịp sống vốn tẻ nhạt, đơn điệu.
Quyên cho con ăn xong, dỗ cho nó ngủ rồi xuống giúp Phi.
Bữa cơm tối thật vui vẻ. Họ nhẩn nha ăn từ bảy giờ tối và cùng nhau uống gần hết chai vang trắng. Gã luôn tay gắp cho Quyên.
Không như mọi lần, chẳng bao giờ đụng môi vào chất cồn, đêm nay Quyên cũng uống tí chút. Điều ấy làm gã vui lắm, đổ hết chén này tới chén khác vào miệng.
– Anh Phi này. – Quyên cất tiếng, đôi mắt cô chợt nghiêm trang khi bắt đầu câu chuyện.
Gã nhổm lên về phía Quyên:
– Có việc gì thế em?
Quyên ngần ngừ. Cô cảm thấy rất khó khăn: nên bắt đầu với gã như thế nào? Nhưng cô không phải loại người bạc bẽo. Cô không thể lặng lẽ bỏ ra đi. Dù thế nào, cô cũng phải cho gã biết, và nhất là phải bày tỏ lòng biết ơn của mẹ con cô với gã. Quyên nhìn xuống mặt bàn, nơi có chén trà hiệu Anh Đào mà gã vừa pha cho cô còn bốc khói:
– Anh Phi này! – Quyên nhìn ra ngoài cửa sổ – Bấy nay mẹ con em thật biết ơn anh. Anh đã làm cho mẹ con em nhiều quá. Nhưng em không thể ở lại đây. Anh biết đấy, em sẽ chỉ làm khổ anh thôi. ừ, mà em cũng khổ. Tuần tới em đi trại khác rồi. Em không muốn bỏ trốn nơi đây như trốn khỏi bệnh viện. Em muốn anh biết và hiểu cho em. Suốt đời, mẹ con em biết ơn anh đã cưu mang.
Nói tới đấy, mắt Quyên rơm rớm.
Phi sững sờ nghe cô nói. Gã nghe như nuốt từng lời. Mặt gã tái dần khi nghe hết những lời chậm rãi của Quyên và gã hiểu, đó là những lời nói rất thật, khó thể thay đổi ở con người bấy nay gã ngưỡng mộ, khao khát và khâm phục. Gã nhìn vào khuôn mặt, khoé miệng, đôi môi mọng của cô, nhìn vào đôi mắt đẹp, xa xăm, huyền ảo và nhận ra Quyên đang chân thành đến xúc động. Cái thứ người đàn ông như gã rõ ràng hèn yếu, sao mà chịu được nước mắt đàn bà, nhất là nước mắt ấy lại của Quyên. Gã đau đớn. Từng lời nói của cô làm mọi hy vọng, khát khao của gã tan biến. Trái tim gã như bị bàn tay ai đó nắm chặt, bóp nghẹt.
Nhưng Quyên đang ngồi đối diện với gã. Giọt nước mắt của người phụ nữ đẹp rớt xuống làm gã run rảy và trong lòng gã trào lên một niềm thương xót vô bờ. Bất chợt, gã đứng dậy, tiến tới bên Quyên và thụp quỳ xuống sát đầu gối Quyên. Không một lời, hay tay nắm lấy hai bàn tay Quyên. Mắt gã ráo khô, nhưng rõ ràng đầy đau khổ, ngước lên nhìn cố: “Thôi, xin em đừng khóc nữa! Anh đau đớn lắm. Anh van em!” Nói xong câu ấy, gã như vơi đi gánh nặng và gã gục đầu trên hai đầu gối của Quyên.
Chỉ trong ba bốn giây thôi, ngôi nhà bỗng trở nên im ắng kì lạ. Cả hai con người nghe rõ tiếng tích tắc của đồng hồ tường, tiếng con tim đập chậm rãi của chính họ. Quyên cũng thấy xót xa. Cô thương mình, nên thương gã. Hai tay cô bỗng tự nhiên ôm nhẹ lấy đầu Phi, áp vào lòng cô. Bấy giờ trong lòng cô nảy ra một ý định kì lạ. Cô nâng mặt gã lên và hôn vào môi gã một nụ hôn rất nhẹ nhàng.
Cái hôn ấy thực cực kỳ nguy hiểm. Nó lập tức làm Phi run rẩy, tạo nên một sức mạnh khủng khiếp, giúp gã đứng dậy. Lập tức, gã kéo Quyên đứng lên và ghì chặt lấy thân hình mềm mại, đầy tố chất đàn bà, người mà gã khao khát bấy nay. Hai khuôn mặt đối diện nhau trong giây lát. Phi chẳng thể kìm được, gã đưa tay lên và vuốt nhẹ lên mái tóc, sau gáy, sờ sẫm trên mặt Quyên, mắt, môi, cả gò má và những sợi tóc mềm đen như đêm. Và làm sao mà cưỡng được, gã hôn. Cái hôn say đắm, nồng nhiệt của gã, sau những mơn trớn, ve vuốt, tràn ngập thèm khát và yêu thương kia, cô làm sao từ chối được.
Trong vài giây thôi, Quyên mềm ra trong vòng tay Phi. Hơi thở thơm tho của cô tràn lên khuôn mặt Phi. Tim cô đập nhanh hơn, mặc cho gã đẩy cô nằm ra tấm thảm giữa đám bàn ghế của tiệm ăn nhanh. Chuyện này cũng bình thường. Lát sau tấm áo của Quyên rơi xuống, lộ ra đôi vú trắng hồng, mây mẩy, đầy đam mê, khơi gợi và thúc giục Phi. Trong con người Phi bấy giờ thoắt trào lên từng đợt sóng, sẵn sàng cuốn phăng Quyên, xoá nhoà mọi mặc cảm của Phi, lẫn dự kiến của Quyên. Giờ đây, chỉ còn lòng ham muốn, khao khát của hai con người cô độc đã quên đi mọi điều vướng víu, bận bịu trước đó. Họ, như trăm ngàn con người trên cõi thế gian này, trong vô thức, tìm thấy không chỉ cõi hoan lạc, vốn là món quà tạo hoá ban tặng, mà là sự giải toả tâm trạng cô quạnh, như con đập tràn nước bấy nay bị dồn ứ, kìm hãm. Sự thể diễn ra tự nhiên lắm, nếu ai không rơi vào hoàn cảnh những kẻ lạc loài, bạt xứ, trong tận cùng cô độc, khó mà có thể hiểu nổi để thông cảm, chia sẻ cùng họ.
Thực ra, sau này nghĩ lại những hành vi của cô trong giờ phút đó, Quyên cũng chưa yêu Phi. Cô cũng chẳng ý thức khi đó là bản năng hay trong cô khi đó chợt loé lên ý định: “Để Phi yêu một lần, như sự trả ơn của cô”. Có thể điều đó vừa là sự thức dậy của bản năng và cũng là cô định trả ơn, bởi vì việc cô định ra đi là điều không có gì có thể lay chuyển. Sự thể tất nhiên chắc sẽ đi đến tận cùng cái năng lực nhục dục của cả hai, khi Phi trườn lên người Quyên, lên tấm thân ẩm nóng, trắng ngần không một mảnh vải.
Đúng thời khác có thể cho Phi niềm hạnh phúc vô bờ, thoả mãn sự khao khát bấy nay của Phi, thì cửa tiệm bật mở và tất cả đèn quán bỗng sáng bừng lên. ánh sáng chói loà của hơn hai chục chiếc đèn nê-ông, bừng soi tất cả gian phòng quán ăn hơn bốn chục mét vuông.