Chiếc kim thô
Một hôm có một cái kim thô dùng để lược quần áo, tự cho là
thanh tú lắm, nên cứ tưởng mình là một cái kim khâu. Cô ả bảo các
ngón tay đang sắp cầm mình rằng:
-Này, giờ thì các anh phải chú ý giữ tôi cho khéo nhé! Chớ mà
có đánh rơi tôi đấy! Tôi mà ngã xuống đất thì chắc chắn là không bao
giờ tìm thấy tôi được đâu. Người tôi nhỏ nhắn thế này cơ mà!
Các ngón tay bảo:
-Cứ mặc cho người ta làm nào! - Nói rồi chúng tóm lấy người cô
ả.
-Nhìn đây một tí mà xem. Tôi đến với đoàn tuỳ tòng của tôi đây
này.
ả kim thô vừa nói vừa kéo theo mình một sợi chỉ dài, nhưng là
sợi chỉ không thắt nút.
Các ngón tay điệu ả kim ta về phía chiếc giầy "băng túp" của
chị nấu bếp. Da giày phía trên bị rách cần phải khâu lại. ả kim bảo:
-Vải gì mà thô đến thế! Tôi không thể nào chọc thủng được đâu;
tôi đến gãy mất, gãy mất thôi!
Và quả nhiên, cô ả gẫy thật. ả kêu ầm lên:
-Tôi chẳng bảo thế là gì? Người tôi mảnh dẻ lắm cơ mà!
34
Các ngón tay bảo nhau:
-Bây giờ thì chẳng dùng được vào việc gì nữa rồi.
Nói thế nhưng chúng vẫn giữ cô ả. Chị nấu bếp làm cho cô ả
một cái đầu bằng xi măng rồi dùng cô ả để cài khăn quàng. ả kim nói:
-Thế là mình trở thành trâm cài rồi! Mình biết lắm, biết là
mình danh giá mà! Khi con người ta vốn dĩ đã có giá trị thế nào cũng
nổi danh.
Rồi cô ả làm bộ kiêu hãnh, ngó nghiêng tứ phía chẳng khác gì
cậu xà ích đánh xe ngày hội. Chị đanh gim láng giềng bảo:
-Dám xin hỏi quý nương, có phải quý nương bằng vàng không
đấy ạ? Diện mạo quý nương xinh đẹp và quý nương có cái đầu kỳ lạ
lắm! Song le và nó chỉ hơi bé một chút thôi, quý nương nên gắng sức
làm cho nó nhỉnh ra một tí để khỏi phải dùng đến xi như các kẻ khác.
Nghe vậy cô nàng kiêu hãnh ưỡn người nghểnh mạnh cái đầu
đến nỗi từ khăn quàng rơi xuống cái máng giặt, nơi chị bếp đang vò
quần áo. ả kim bảo:
-Thế là ta sắp được chu du một phen. Miễn rằng đừng có thất
lạc là được.
Quả nhiên cô ả bị thất lạc. Trong khi nằm dí trong máng giặt,
cô ả lẩm bẩm:
-Mình thật quá nhỏ nhắn đối với cái thế gian này. Ta cũng tự
biết ta lắm, biết mình thì bao giờ cũng được vừa lòng đôi chút.
Nhưng ả vẫn cứ hớn hở giữ bộ điệu kiêu hãnh. Rồi một loạt các
thứ bơi qua trên đầu ả; nào là dằm gỗ, nào là rơm rạ và những mẩu
báo cũ. ả lẩm bẩm:
-Hãy xem cái tụi kia bơi với lội kìa! Thậm chí mình nằm ngay
đây mà chúng cũng chẳng ngờ rằng bên dưới chúng có cái gì cả? Kìa,
một chú dằm gỗ ngoi qua kìa! Cu cậu chẳng nghĩ đến ai trên đời này
ngoài cu cậu ra cả, hừ, ngoài cu cậu ra! Lại một cô ả rơm đang du
ngoạn! Cô ả đang quay cuồng vùng vẫy gớm chưa! Này, đi cẩn thận
đấy nhá, kẻo lại va đầu vào đá đấy. Còn cái mảnh báo cũ này nữa.
35
Đến là vênh vang! Nhưng mà từ lâu lắm thiên hạ cũng chẳng nhớ
hắn ta đã đăng tin gì rồi. Chỉ có mình ta là vẫn kiên tâm và bình
thản; ta tự biết ta lắm và luôn luôn giữ lấy giá trị của ta.
Một hôm cô ả cảm thấy có vật gì nằm cạnh, một vật sáng rực rỡ
mà cô ả cho là một viên kim cương. Đó là một mảnh chai vỡ. Thấy
hắn ta lóng lánh trông như một cái trâm cài đầu, kim bèn cất giọng
săn đón:
-Chắc hẳn bà chị là kim cương?
-Một loại na ná như thế.
Thế là ả nọ cứ tưởng ả kia quý phái lắm. Và rồi câu chuyện
giữa hai đứa nở ran, đặc một giọng kiêu kỳ chúa soái ở trên đời. Kim
ta lên giọng:
-Mình ở trong một cái tráp của tiểu thư. Vị tiểu thư ấy làm
nghề nấu bếp. Mỗi bàn tay của nàng có năm ngón. Mình chưa hề
thấy ai kiêu căng tự phụ như các lão ngón tay ấy, thế mà chúng cũng
sinh ra để nâng mình ra khỏi hộp rồi lại cất mình vào thôi.
Mảnh chai hỏi:
- Thế các lão ngón tay ấy có thuộc dòng dõi quý phải không?
Kim đáp:
-Quý phái! Không đâu, nhưng kiêu căng. Chúng nó tất cả năm
anh em và tất cả đều thuộc dòng dõi... họ nhà ngón tay. Chúng tuy
dài ngắng khác nhau nhưng đứng cạnh nhau một cách hợm hĩnh.
Ngón ngoài, cũng gọi là ngón cái, lùn và mập đứng tách riêng ra vì
hắn chỉ có trần một khớp nên chỉ có thể gập lại một đốt thôi, nhưng
hắn luôn luôn khoe rằng nếu người nào mà cụt mất hắn thì không
thể nào mà làm việc nhà binh được.
Ngón thứ hai lúc nếm mứt, lúc nếm mù tạt; hắn còn chỉ chỏ
được cả mặt trăng lẫn mặt trời nữa và chính hắn ấn quản bút khi
người ta viết lách đấy. Lão thứ ba thì cao hơn tất cả các lão kia. Lão
thứ tư đeo một cái đai bằng vàng và lão thứ năm bé nhất chẳng làm
ăn gì cả. Vì thế nên hắn kiêu ngạo lạ thường. Bọn chúng lúc nào
36
cũng làm bộ làm tịch, bắc bậc kiêu kỳ, nên mình đã bỏ chúng mà đi
nơi khác đấy.
Mảnh chai bảo:
-Có thế chúng mình mới ngồi với nhau ở đây mà lấp lánh chứ.
Lúc đó người ta đổ nước vào máng giặt. Nước chảy lên thành
máng và cuốn hai đứa đi. Kim thở phào:
-Đấy, thế là chúng ta lại tiến bước rồi đấy.
Mảnh chai tiếp tục lăn đi, còn ả kim đọng lại ở dưới suối.
-ấy đấy! Mình mảnh dẻ qúa, không nhúc nhích được nữa;
nhưng cũng đành vậy biết sao?
Quả nhiên cô ả nắm dí ở đây, ôm ấp những hoài bão vĩ đại của
cô ả.
-Mình rồi cũng đến phải tin rằng mình là con của một tia nắng
vì mình nhỏ nhắn thế này kia mà! Hình như những tia nắng xuống
tận đáy nước tìm mình thì phải. Nhưng mình nhỏ nhắn đến nỗi thân
mẫu mình chẳng tìm thấy mình đâu. Giá ví thử người ta chưa đánh
gãy mất cái mắt của mình thì mình cũng còn khóc được cơ đấy!
Nhưng không, mình chẳng muốn khóc, mình mà lại than khóc à?
Một hôm, trẻ con đến sục sạo dòng suối. Chúng mò tìm đanh
cũ, xu đồng và các của tương tự loại ấy. Công việc chẳng hào hứng
lắm, nhưng chúng thích làm việc ấy và đứa nào nhặt được gì thì lấy
nấy. Một đứa trong bọn bị cái kim đâm vào tay kêu lên:
-ôi chao! Cái đồ ăn mày này!
ả kim vội cãi:
-Tôi không phải là ăn mày đâu. Tôi là một tiểu thư khuê các
đây.
Nhưng nào có ai thèm nghe nó. Đến lúc ấy cái đầu xi của nó đã
tuột đi mất rồi và kim ta lại trở nên đen xì từ đầu đến chân; nhưng
càng đen thì thân hình trông càng có vẻ nhỏ đi, nên cô ả tưởng mình
mảnh dẻ hơn lúc nào hết. Trẻ con bàn nhau:
37
-Có cái vỏ trứng trôi đến kia rồi!
Thế là chúng cắm kim vào vỏ trứng. Cô ả hí hửng:
-May lắm! Giờ thì mình nổi bật rồi, vì mình thì đen mà thành
quách xung quanh lại trắng toát một màu. ít ra thiên hạ cũng nhận
ra mình ngay. Miễn là chớ có say sóng mà gãy tan xác
Cô ả không say sóng nên chẳng hề bị gãy.
-Đi biển mà có cái bụng bằng thép như mình thì thật là may
mắn lắm thay! Mình hơn người ở chỗ ấy đấy. Ai dám tự hào có được
cái bụng như ta? Thể chất mình tốt thật! Mà càng nhỏ bao nhiêu thì
lại càng tránh được tai nạn bấy nhiêu.
Một chiếc xe tải hàng chẹt lên, vỏ trứng vỡ đánh "rắc" một cái.
Kim rên la:
-Trời! Sao mình bị đè khiếp thế này! Hình như mình bị say
sóng thì phải. Mình bị gãy nát mất rồi.
Tuy bị chẹt xe nhưng ả kim không gãy. Cô ả vẫn như trước,
nằm sõng sượt dưới lòng suối. Mặc xác ả!
Cô bé bán diêm
Đêm giáng sinh năm ấy trời thật lạnh. Đã mấy ngày liền tuyết
rơi liên miên, như hối hả điểm trang cho thành phố vẻ thánh khiết
để đón mừng ngày kỷ niệm Chúa Cứu Thế ra đời.
Em bé tay ôm bao giấy đầy những hộp diêm, vừa đi vừa cất
giọng rao mời. Lạnh thế mà bé phải lê đôi chân trần trên hè phố. Đôi
dép cũ rích của bé sáng nay bị lũ nhóc ngoài phố nghịch ngợm dấu đi
mất. Trời lạnh như cắt. Hai bàn chân của bé sưng tím cả lên. Bé cố lê
từng bước sát dưới mái hiên cho đỡ lạnh, thỉnh thoảng đôi mắt ngây
thơ ngước nhìn đám đông hờ hững qua lại, nửa van xin, nửa ngại
ngùng. Không hiểu sao bé chỉ bán có một xu một hộp diêm như mọi
ngày mà đêm nay không ai thèm hỏi đến.
Càng về đêm, trời càng lạnh. Tuyết vẫn cứ rơi đều trên hè phố.
Bé bán diêm thấy người mệt lả. Đôi bàn chân bây giờ tê cứng, không
còn chút cảm giác. Bé thèm được về nhà nằm cuộn mình trên chiếc
38
giường tồi tàn trong góc để ngủ một giấc cho quên đói, quên lạnh.
Nhưng nghĩ đến những lời đay nghiến, những lằn roi vun vút của
người mẹ ghẻ, bé rùng mình hối hả bước mau. Được một lát, bé bắt
đầu dán mắt vào những ngôi nhà hai bên đường. Nhà nào cũng vui
vẻ, ấm cúng và trang hoàng rực rỡ. Chỗ thì đèn màu nhấp nháy, chỗ
có cây giáng sinh với những quà bánh đầy mầu. Có nhà dọn lên bàn
gà tây, rượu, bánh trái trông thật ngon lành. Bất giác bé nuốt nước
miếng, mắt hoa lên, tay chân run bần bật, bé thấy mình lạnh và đói
hơn bao giờ hết. Đưa tay lên ôm mặt, bé thất thểu bước đi trong tiếng
nhạc giáng sinh văng vẳng khắp nơi và mọi người thản nhiên, vui vẻ,
sung sướng mừng Chúa ra đời...
Càng về khuya, tuyết càng rơi nhiều. Bóng tối, cơn lạnh lẫn cơn
đói như phủ lên, như quấn vào hình hài nhỏ bé ốm yếu. Bé vào núp
bên vỉa hè giữa hai dẫy nhà cao để tránh cơn gió quái ác và tìm chút
hơi ấm trong đêm.
Ngồi nghỉ một lát, chợt nhớ ra bao diêm, bé lấy ra một cây, quẹt
lên để sưởi cho mấy ngón tay bớt cóng. Cây diêm cháy bùng lên thật
sáng, thật ấm, nhưng chỉ một lát thì tắt mất, làm bé càng bực mình
hơn trước. Bé thử quẹt lên một cây diêm thứ hai. Khi cây diêm cháy
bùng lên, bé thấy trước mặt mình một bàn đầy thức ăn, những món
đặc biệt của ngày lễ giáng sinh. Bé mừng quá, đưa tay ra chụp lấy
thì ngay lúc ấy cây diêm tắt, để lại bé trong bóng tối dầy đặc, với cái
lạnh bây giờ càng khủng khiếp hơn. Bé sợ quá, sợ lạnh, sợ tối, vội
vàng lấy bao giấy đổ diêm ra hết, rồi cứ quẹt lên từng cây một, hết
cây này đến cây khác. Trong ánh sáng của mỗi cây diêm bé thấy
mình được về nhà, được gặp lại người mẹ thân yêu. Mẹ âu yếm bế bé
đến gần bên lò sưởi, mặc cho bé chiếc áo choàng dài thật ấm, thật
đẹp, xong nhẹ nhàng đút cho bé từng miếng bánh ngon. Mẹ trìu mến
ôm bé vào lòng, vuốt ve, hỏi han đủ chuyện. Mồi lần que diêm tắt,
hình ảnh người mẹ thân yêu tan biến, bé hoảng sợ, vội vàng quẹt lên
một que khác, mẹ lại hiện ra. Cứ như thế, tay bé cứ say sưa quẹt hết
mớ diêm này đến mớ diêm khác. Rồi như người điên, bé lấy que diêm
châm vào cả hộp diêm. Khi ánh lửa bùng lên, bé thấy mẹ cúi xuống
bế bé lên, mang bé bay bổng về nơi đầy tiếng hát, đầy những người
thân yêu, bé không còn thấy lạnh, thấy đói gì nữa.
39
Sáng hôm sau, những người trong phố tìm thấy em bé đáng
thương nằm chết bên cạnh đống diêm vãi tung tóe trong ngõ hẻm.