Thường chở Nghi Miên trên chiếc moto cồng kềnh của anh. Gió đang thổi mạnh, bầu trời sẫm lại vì nặng trĩu hơi nước, Nghi Miên chạy nhanh vào bãi gởi xe, cô ngạc nhiên nhìn Thường: - Ủa, anh chưa về à? Sắp mưa lớn rồi đó. Thường ân cần: - Tôi đợi Miên về chung cho vui, trời mưa đường vắng nguy hiểm lắm. Chúng ta về đi. Thời gian gần đây. thường luôn là người bạn đồng hành với Miên. Nghi Miên rất ngại sự va chạm, từ sau cuộc xô xát tại quán hôm ấy, cô như trầm lặng hẳn. Bình Nhiên thì luôn gầm gừ, tức tối, mỗi khi thấy Thường quan tâm đến cộ Khổ vậy! - Ban giám khảo và giáo sư Hoa Văn chấm điểm cao cho Miên đấy. Công nhận Miên có giọng phát âm chuẩn thật - Thường trầm tĩnh nói. Nghi Miên cười nhẹ: - Miên đang cố gắng để hy vọng có một công việc ổn định nên Miên dồn tất cả cho học sinh ngữ và vi tính. Miên được cấp bằng vi tính văn phòng biết cách lập trình một biểu mẫu rồi. Thường ngơ ngẩn: - Miên định đi làm à? Đã xin ở đâu chưa? Không định bán quán nữa hả? Nghi Miên gật đầu: - Bán hàng có thu nhập mỗi ngày không đến nỗi phải thiếu hụt. Song Miên không thể buông xuôi đời mình trong cuộc đời thường như vậy. Miên muốn có bạn bè việc làm tốt hơn anh ạ. Còn anh? Thường thủng thẳng: - Tôi học để không bị lạc hậu với người ta, chứ nghề thu mua ve chai như tôi, đâu cần ngoại ngữ hay tin học. Nghi Miên kinh ngạc: - Ôi, quả là Miên không ngờ đấy. Bao nhiêu người từ hai bàn tay trắng đi lên nhờ gánh ve chai đó sao. Ai mà biết ông chủ vựa ve chai giàu hay ông gám đốc một công ty trách nhiệm hữu hạn giàu. Hôm nào Miên phải gom hết những gì bán được để ghé chổ anh coi sao. Nhớ là bán tận gốc phải đúng giá đó. Thường cười vang: - Tôi sẳn sàng trả em gấp đôi số tiền hơn người khác. Em nói thì nhớ giữ lời đó nha. Nghi Miên cong môi: - Miên chưa biết thất hứa với ai. Mưa chợt đổ xuống khi cả hai còn cách nhà hơn nửa cây số. Cơn mưa lớn và nhan h đến nỗi Miên nghe lạnh buốt, vội tấp xe vào căn nhà ven đường. Thường nhìn cô ái ngại: - Mưa này lớn và dai lắm. Miên không mang áo mưa hả? Ướt chút đỉnh cũng lạnh lắm. Nghi Miên vừa rũ nước mưa trên tóc, vừa cười nhẹ: - Miên có mang áo mưa đấy chứ. Song mưa bất ngờ quá, đành chịu. Thường gật gù: - Con gái ít người cẩn trọng như Miên lắm. Gió lạnh. Miên nên mặc áo mưa vào cho ấm. Nghi Miên lặng lẽ rút áo mưa khoát vào người. Không phải bây giờ, mà từ khi mẹ cô còn sống, vào mùa mưa lúc nào mẹ cũng để áo mưa vào cặp cho cộ Riết thành thói quen. Thường lấy từ từ trong túi xách ra thanh singum. Giọng anh thật ấm: Miên nhai kẹo cho đỡ sốt ruột. Nghi Miên kêu lên: - Ở đâu anh có sẳn vậy? - Tôi có tật ghiền kẹo hơn ghiền thuốc lá nên lúc nào tôi cũng có kẹo trong túi. Nghi Miên che miệng cười: - Khó tin thật. Vì một người đàn ông đủ sức mạnh, nói cho người khác nể sợ như anh mà thích ăn kẹo, quả là ngộ. Thường nhún vai: - Đã là tật thi tới già cũng khó bỏ. Im lặng một chút, Nghi Miên lại chót chét: - Anh Thường à, anh làm Miên khó xử quá. Suốt tuần này. Bình Nhiên nhìn Miên như kẻ thù. - Tôi có liên quan sao? - Giọng anh vô tình nghe thấy tức. Nghi Miên hất mặt: - Anh còn vờ vĩnh. Tôi chẳng muốn bị Bình Nhiên hiểu lầm đâu. Hơn nữa. Nhiên cũng xinh đẹp, khả ái, gia đình là chỗ thân giao với gia đình anh. Tại sao anh lại không chịu cô gái ấy? Phải anh còn kén chọn không? Thường điềm đạm: - Thì ra em cũng biết khá nhiều đấy, phải nói thẳng rằng. Bình Nhiên là con gái ông giám đốc ngân hàng, tương lai ai lấy cô ấy tha hồ sung sướng. Cũng vì sự quen thân giữa hai gia đình, ba mẹ tôi mới ép tôi đính hôn với cổ. Tôi không muốn tự đào huyệt chôn mình trong đống tiền không cảm giác ấy. Vì thế, ba mẹ tôi đuổi khỏi nhà. Tôi chấp nhận, chứ không bây giờ lấy Bình Nhiên. Tại tôi chưa tìm được một nữa của mình thôi. Nghi Miên nhướng mắt: - Tiêu chuẩn chọn bạn gái của anh ắt phải người khác. Thường trầm tĩnh: - Tôi không thích con gái đẹp. Tôi có thằng bạn thân, cưới bằng được cô vợ đẹp về nhà. Nghiệt ngã thay, vợ đẹp là vợ người tạ Người con gái sau này của tôi chủ yếu là người biết làm ăn. Tính nết dịu dàng như Miên vậy. Nghe Thường tự nhiên so sánh và ánh Thường nhìn cô đầy say đắm khiến Nghi Miên gật mình, lúng túng. Cô đâu khờ đến nỗi không nhận ra tình cảm của Thường dành cho cô chỉ đơn thuần là tình bạn. Đàn ông chẳng mấy khi quan tâm tuyệt đối đến ai, nếu như người đó không gây cho họ cảm xúc. Miên chẳng muốn nhận vào đời tình yêu của ai nữa. Vì dầu nỗi trốn chạy đớn đau, tủi nhục của mình, cô cũng không thể nào quên được tình cảm của Nam. Tình yêu chỉ mới là những cuộc đón dưa ngắn ngủi, những buổi đi chơi nói chuyện vu vợ Nhưng cô không thể nào xóa được hình ảnh Nam. Càng cố quên, lại càng nhớ. Bất giác. Miên buông tiếng thở dài. Thường hỏi nhỏ: - Miên giận tôi hả? Nghi Miên lắc đầu: - Sao lại giận anh!Tại tôi nhớ đến người thân của tôi. Thường dè dặt: - Nghĩa là Miên đã có người yêu. Tôi xin lỗi vì sự mạo muội. Nghi Miên sũng buồn: - Vâng! Anh ấy yêu thương tôi lắm, chẳng bây giờ ảnh làm tôi buồn cả. - Vậy sao Miên không về? Đây về Sài Gòn có bao nhiêu thời gian? Nghi Miên sũng giọng, rưng rưng: - Tôi và anh ấy không có giận nhau. Là đàn ông tôi có chuyện buồn. Ai không có hoàn cảnh hả anh. Mà thôi, tôi đang cố quên anh Thường ạ. Trời ngớt mưa rồi, có lẽ chúng ta về đi. Thái độ né tránh của Miên khiến Thường hụt hẫng, song anh đâu thể trách cô, những hạt mưa vẫn bay trong không gian, hắt vào mặt Thường lành lạnh. Anh chẳng lý giải được tại vì sao anh lại rung động trước Miên, ngay từ hôm đầu gặp cô ở chợ. Vết thương nào cũng cần có thời gian lành miệng. Thường đủ kiên nhẩn để chờ đợi cộ Anh chấp nhận cuộc sống bình thường chứ nhất định không nghe lời ba mẹ: Tài sản là vật ngoài thân. Mất còn không lường trước. Nhưng hạnh phúc một đời người không thể đưa vào tiền bạc. Thiên đường hạnh phúc là hai trái tim biết yêu thương trân trọng nhau. Nghi Miên là cô gái hội đủ điều kiện, ghép vào nữa đời anh. Anh sẽ chờ em Miên ạ. Thường đâu biết, đêm ấy về Nghi Miên mất ngủ. Mấy tháng cô như quên mất bản thân mình, cô chỉ muốn làm ra thật nhiều tiền, để cuộc sống hai chị em đở thiếu thốn. Bây giờ, khi cuộc sống ổn định, kinh tế cũng dư dã. Miên mới nhìn lại mình, và xót xa, tủi thân đến khóc ròng, khi biết mình vẫn nhớ đến Nam thật nhiều! Tại sao những lúc này, cô không có anh một bên để chia sẽ buồn vui cuộc đời! Càng nghĩ cô càng hận ba cọ chất ngất. Cô chẳng bây giờ được quyền yêu thương nữa. Chẳng người đàn ông nào vị tha cho nỗi nhớp nhơ của cô đâu! Hạnh phúc không là thương hại được. Sáng dậy. Miên bơ phờ, rũ rượi không muốn bán hàng. Bà Bân xót xa: - Đêm qua cháu khóc hả Miên? Cháu khóc hoài như vậy sẽ gục mất, rồi ai lo cho cháu, cho Quốc Minh? Nghi Miên gượng cười: - Cháu mắc mưa nên cảm dì ạ. Sụt sịt suốt đêm, cháu đâu có khó và cũng đâu để em cháu khổ. Quốc Minh quần áo chỉnh tề đi ra, níu tay chị: - Suýt nữa quên, Tối qua tivi có đăng tin "nhắn tìm cháu" đó Hai. Hình như bà nội nhắn tin mình chị ạ. Nghi Miên sững sờ: - Em không nhìn lầm chứ? Quốc Minh chậm rãi: - Kênh 7 phát rõ ràng. Chị mỡ coi lại bản tin buổi sáng xem. Nghi Miên máy móc cầm máy bấm lên màn hình. Đăng mục thông tin, cô cố gắng chờ đợi. Vừa cúi xuống rót nước, cô đã bị Quốc Minh kêu nho? - Đó! Kìa Hai. Nghi Miên nhìn lên màn hình, dòng chữ nhắn tin nhói vào tim cô nhức nhối: "Bà Vũ Thị Phụng, tức Dinh. Nhắn tìm hai cháu tên Tống Mai Nghi Miên và cháu trai Tống Quốc Minh. Hai cháu ở đâu, thì về nhà gấp. Bà nội rất mong gặp hai cháu. Ai biết hai cháu tôi ở đâu, xin nhắn về địa chỉ... điện thoại... gia đình sẽ hậu tạ!" Nghi Miên đau đớn: - Vậy là nội đã vào Sài Gòn. Chắc đàn ông nội nghe tin chị em mình bỏ đi. Quốc Minh ngần ngừ: - Mình về không Hai? Em nhớ nội lắm, cả ba nữa. Có bà nội, bà Huệ không dám đánh em đâu. Nghi Miên khóc nghẹn: - Tha lỗi cho chị, chị cũng nhờ nội. Chắc bà đau đớn lắm, mới lặn lội vô tận đây. Bà già rồi, mà không được yên ổn, chị không thể về! Quốc Minh nhăn nhó: - Chị Hai à, em thật không hiểu nổi Hai thế nào nữa. Nhớ nhà thì khóc, nhưng không chịu về. Hai đâu có sợ bà Huệ đến mức phải dẫn em đi trốn. Nghi Miên cay đắng: - Em nói đúng. Chị Hai chẳng bây giờ sợ bà ta cả. Chị giận ba nên không về. Minh tha lỗi cho chị. Nếu em muốn, chị sẽ đưa em về với nội, với ba. - Không! Chị đâu em đó. Nhà mình chị không ở, sao phải trốn ba hả Hai? - Lớn thêm chút nữa, em sẽ hiểu. Lúc đó, chị cho em toàn quyền quyết định hay phán xét chị. Bây giờ thì mau ăn sáng rồi chị chở đến trường. Quốc Minh vẫn còn muốn nói nữa. Song thằng bé thấy mặt lành lạnh của chị Hai, tuy nhòa nhẹt nước mắt nhưng ngầu quá, nên nó vội nín khe. Mấy tháng nay, sáng nào nó cũng ăn điểm tâm bằng bún. Thỉng thoảng chị Hai nấu la gu hay bò kho thì nó được ăn bánh mì. Tuy ăn hoài bún nó không thấy ngán. Vậy mà tôi bún đang đầy những viên mộc đang bốc khói nghi ngút, nó nhìn mà chẳng muốn ăn tí nào. Phải cố gắng lắm, Quốc Minh mới ăn hết phần ăn của nó, Nghi Miên dẫn xe ra, chở Quốc Minh đến trường. Thằng nhóc được gởi học bán trú nên buổi trưa ăn cơm, ngủ tại trường. Chiều học, tối mới về nhà. Xe dừng trước cổng, Quốc Minh cười toe. - Chiều Hai nhớ đón em sớm một chút nha. - Chi vậy? Định mè nheo ăn bánh xèo miền Trung hả? Quốc Minh lắc đầu: - Hai quên thật à? Hôm qua em có đưa tấp thiệp mời của thằng Hậu. Nghi Miên cười, vẽ biết lỗi: - Chị nhớ rồi. May mà em nhắc. Chị sẽ mua quà để em tặng bạn, đúng không? Quốc Minh vui vẻ: - Em cám ơn Hai, em vô nha! Nhìn theo dáng em trai với ba lô đựng đầy sách vở sau lưng, Nghi Miên khẽ thở dài, năm nay Quốc Minh mới học có lớp bạ Phải chín năm nữa nó mới xong trung học phổ thông. Lúc đó, Nghi Miên mới được quyền lo riêng cho mình. Chín năm thôi, chắc khi ấy cô cũng hai mươi bảy tuổi. Mong sao cuộc đời luôn dành cho chị em cô sự mau mắn. Chạy xe về nhà, Nghi Miên thấy ông Chuẩn đang ngồi ăn bún bên cạnh một người đàn ông lạ mặt, cô chưa gặp lần nào. - Hôm nay, chú cũng đổi khẩu vị hả chú? - Nghi Miên cười cười. Ông Chuẩn nhìn lên, nhận ra cô, vội kêu lên: - Cháu đã về rồi à. Công nhận con nhỏ này có nhiều tài thật. Bún ngon hơn mấy chổ quán lớn nhiều. Ngồi xuống chú biểu. Nghi Miên lịch sự vừa cười cười, vừa khẽ gật đầu chào người đàn ông cũng đang chậm rãi ăn. Ông Chuẩn hồ hởi: - Chú báo cho cháu một tin mừng. Sắp tới ở đây có một nhà máy chế biến thức ăn gia súc. Anh Huy đây là người của ban lãnh đạo nhà máy tương lai, về đây đang thông báo tuyển dụng công nhân. Chú định để cháu vô đó làm được không Miên? Nghi Miên nhỏ nhẹ: - Được đi là xí nghiệp là tâm nguyện của cháu mà. Nhưng tận khi nào nhà máy mới khai trương hả chú? Ông Chuẩn cười vang: - Tất nhiên là còn lâu đó. Nhưng để cháu có trình độ và kinh nghiệm làm việc, chú định tuần tới, cháu vô làm trong công ty giày da một thời gian, khi nào nhà máy đi vào hoạt động, chú sẽ rút cháu về. Nghi Miên cắn môi: - Như vậy có phiền lắm không chú? Hay chú cứ xin cho cháu vào làm thử một khâu nào đó đi, ở giày da cũng được. Ông chẩn lắc đầu: - Đâu có được, công cháu mấy tháng đầu tư cho vi tính và học ngoại ngữ bây giờ đi đổ à. Cháu đừng lo, tất cả các công ty trong khu vực này, chú có đủ quyền can thiệp vào việc nhận hay sa thải công nhân mà. Hy cũng nói: - Anh Chuẩn nói phải đấy. Muốn làm tốt phần việc công ty mới. Miên nên cố gắng học hỏi từ công việc hiện tại. Nghi Miên cười cười: - Chỉ là thông dịch viên, có cần chi kinh nghiệm hả chú? - Vậy là cháu chưa biết, nên nghĩ nó đơn giản. Làm thông dịch viên cho giám đốc hoặc chuyên kỷ thuật nước ngoài. Cháu được theo đến những nơi ký kết hợp đồng, giao dịch làm ăn. Đi nhiều, quen rộng sẽ có ích cho cháu khi qua công ty mới. Vậy nha. Hy cũng cười: - Giám đốc của tui trẻ tuổi, tài cao, chỉ tội hơi khô khan một chút. tôi nghĩ, sau này cô sẽ là người được giám đốc tin tưởng nhất. Hẹn gặp lại cô trong thời gian tới. Ông Chuẩn dặn cô vài việc cần thiết, rồi ra về. Nghi Miên ngỡ ngàng trước sự giúp đỡ nhiệt tình của ông Chuẩn. Dù cô chẳng là ba con gì của ông, cũng không dùng tiền để lót đường cho mình. tự nhiên cô quen vợ chồng ông trong một dịp tình cờ. Vợ Ông bị đau bụng giữa đường, và Nghi Miên đã nhiệt tình giúp đỡ ông, đưa bà Chuẩn đến bệnh viện. Từ đó hai vợ chồng ông bà cảm mến cô, luôn ghé thăm cô, và khi nghe cô thố lộ, muốn đi làm, vợ chồng bà đã khuyên cô ráng học ngoại ngữ, vi tính cho giỏi. Bây giờ thì cô đã được toại nguyện. Bằng mọi giá cô phải vương lên. Phải có tương lai bằng chính khả năng của mình! Ngày Giang Nam mở móng thi công, ông Phan đi cùng anh lên Đồng Nai. Ông vô cùng sững sốt trước sự thay đổi của đất và người nơi này. Đã mọc lên san sát những nhà máy, công ty, khu công nghiệp với vẻ sầm uất to lớn đang phát triển. Và những căn nhà lầu, nhà xây của dân mọc lên kín hai bên quốc lộ. Ngồi bên ông, Nhã Phượng luôn miệng khen: - Ở đây đông vui quá ba nhỉ? Chú Út đúng là cáo già khi tìm ra được mảnh đất sầm uất này. Giang Nam cười nhẹ: - Vùng quy hoạch khu công nghiệp mà. Chú cũng mong vài ba năm sau, noi đây sẽ khá hơn nữa. Nhã Phượng nhận xét: - Nhiều cà phê và quán ăn hơn cả một đường phố loại trung ở Sài Gòn. Ông Phan điềm tĩnh: - Con gái so sánh khập khễnh quá rồi. Một đường phố lớn cở đại lộ Hùng Vương cũng không thể bằng con đường này. Vì đây là con đường duy nhất xuyên vào thủy điện. Hàng triệu công nhân sinh sống và làm việc ở đây thì tất nhiên mức thu thập cũng phải cao hơn ở thành phố đó con gái. Ông Phan thầm khen tài nắm bắt thị trường của Giang Nam. Một nhà máy chế biến thức ăn gia súc, chưa chắc đã đáp ứng hết nhu cầu của người dân trong khu vực chăn nuôi gia súc. Ông khẽ thở dài khi nghĩ đến con gái. Nếu nó ở nhà thì hôm nay nó cũng vui mừng vậy. Giang Nam sẽ đem lại hạnh phúc trọn vẹn cho Nghi Miên. Ông Phan được Nam mời danh dự đặt viên đá đầu tiên xuống nền móng cho nhà máy tương lai của anh. Sau đó, Giang Nam mời mọi người đi nhà hàng ăn thịt thỏ, món đặc sản, khá rẽ so với Sài Gòn. Đến chiều ông theo xe về thành phố. Nhã Phượng ở lại với ông chú của cô. Buổi tối, hai chú cháu dang ăn cơm ở dãy lán của đội thi công, thì Kim Chi đến. Nhã Phượng nhìn thấy ngay từ phút đầu tiên. Kim Chi dáo dác đẩy xe vào cổng Phượng ngao ngán nói: - Cọc tre già, đi tìm trâu rồi kìa! Giang Nam ngơ ngác: - Cháu ám chỉ cái gì vậy? Nhã Phượng hất mặt: - Bà Kim Chi đến tìm chú kìa, sao mà chán quá vậy. Theo tay Nhã Phượng, Giang Nam cũng nhận ra Kim Chị Anh vội vã tuột khỏi bàn, đi tuốt sang lán trại khác. Kim Chi được người ta chỉ đúng chổ Phượng ngồi ăn cơm. Kim Chi nhìn quanh không thấy Giang Nam thì ngần ngừ, chưa biết hỏi thế nào. Nhã Phượng làm như vô tình: - Chị tìm ai vậy? Kim Chi bối rối: - Dạ, chị làm ơn cho em hỏi, anh Nam có ở đây không ạ? Nhã Phượng mỉm cười: - Chị tìm đúng chổ rồi đấy. Vô đây ngồi đã chị. Thấy thái độ vui vẻ của Phượng, Kim Chi bớt e ngại nhưng bụng vẫn thắc thỏm, không biết cô gái xinh đẹp, rất ra dáng con gái Sài Gòn kia là gì của Nam? Nhã Phượng đẩy lon bia lon coca đến trước mặt Kim Chi mỉm cười: - Chị uống nước, uốn luôn lon nghe chị. Công trình mới khởi công nên còn thiếu mọi tiện nghi sinh hoạt. Kim Chi dè dặt: - Thế anh Nam đâu chị? Nhã Phượng điềm tĩnh: - Ảnh đang ăn cơm thi có người kêu đi đâu đó. Chị làm ở đây hả? Ảnh có hẹn không? Kim Chi mím môi liều: - Dạ, em là bạn gái của anh Nam, nghe nói hôm nay ảnh mở móng nên em đến chúc mừng. Nhã Phượng chớp mắt: - Bạn gái ư? Sao không nghe ảnh nói vậy cà? Đàn ông chẳng có ông nào đàng hoàng cả. Chị quen ảnh lâu chưa? Kim Chi nhẹ giọng: - Dạ, em là con gái của chủ đất, người bán mảnh đất này cho anh Nam. Tuy mới quen anh ấy đã dẩn em về thành phố, em chưa gặp chị lần nào. Chị là gì của ảnh? Nhã Phượng nhếch môi: - Chị nghĩ thế nào thì tôi là thế ấy! Để tôi coi ảnh đâu. Nhã Phượng đi thẳng qua căn chòi có Nam đang ngồi, Giang Nam thấy cô thì hỏi: - Sao rồi nhỏ, cô ta về chưa? Nhã Phượng trề môi: - Về cái con khỉ cho đáng đời cái tội đèo bồng của chú. Giang Nam nhăn nhó. - Là sao? - Là bà ta vẫn đóng cọc ở đó chờ con trâu đực về. Chú tính sao đó tính. Về bển đi. Câu nói của Nhã Phượng làm cả đám thợ cười nghiêng ngã: - Nhưng cháu sẽ về giải vây cho chú chứ? Nhã Phượng gật đầu: - Dĩ nhiên cháu sẽ trục xuất kẻ không mời mà đến rồi. Nếu không, cháu đâu còn mặt mũi gặp Nghi Miên. Kim Chi đứng phắt dậy khi thấy Giang Nam, cô nhỏ nhẹ: - Anh Nam, sao không cho em biết tin gì hết vậy? Giang Nam cười nhẹ: - Có gì đáng để em quan tâm đâu. Chuyện gạch ngói xi mang thôi mà. Kim Chi nhỏ giọng: - Em nghe ba em nói anh sẽ ở lại đây để theo dõi công việc. Em muốn mời anh ngày mai qua nhà em ăn cơm, chứ cảnh ăn uống nơi này thiếu thốn cực khổ quá. Giang Nam ôn tồn: - Không cần đâu, muốn người ta nhiệt tình làm việc cho mình, thì phải cùng đồng cam cộng khổ với họ. Cám ơn em đã quan tâm. - Nếu anh ngại, em sẽ nấu cho anh vài món ăn và mang sang cho anh. Giang Nam vẫn nói: - Anh đâu ở một mình mà Kim Chi đừng vất vả như vậy. Kim Chi mở tròn mắt: - Ý anh muốn nói cái chị vừa ở đây sẽ ở cùng anh hả? Chị ấy... là gì của anh? Nhã Phượng từ ngoài đi vô, nụ cười tươi nở trên môi, phảng phất nét đùa hay khinh khị Cô chậm rãi nói. - Nếu tôi nói, tôi là vợ đính hôn của anh Nam, cô tin không? Kim Chi tái mặt: - Vợ đính hôn à? Tôi không tin. Vì lúc quen tôi, anh Nam nói vẫn còn tự đàn ông. - Đàn ông nói mà sao cô dể tin họ quá. Vậy khi đi xa có ai khai thật là mình đã có vợ con đâu. Thấy cô hiền lành chất phát, nên tôi muốn chị em tự giải quyết. Kim Chi nghẹn lời: - Anh Nam, thì ra anh lợi dụng sự thật thà của tôi để lừa gạt tôi. Giang Nam muốn hét lên cho hả giận. tự nhiên bị gán cho cái tội lừa gạt tình, bảo sao anh không tức chứ. Nhưng Nam phải cố dằn lòng, anh từ tốn: - Kim Chi à, tôi nghĩ em đã ngộ nhận thì đúng hơn. Tôi thấy mình đâu có lỗi gì với em. tại sao Chi lại trách tôi? Kim Chi ôm mặt: - Không yêu tôi, không thích tôi sao anh lại đến nhà tôi, còn đồng ý đưa tôi về thành phố. Anh là đồ điểu. Bị nói một câu chát chúa. Giang Nam hết còn giữ vẻ đạo mạo, anh hét lên. - Tôi đã khi nào nói lời yêu em chưa. Em mới thật quá đáng. Tôi quí em như em gái, chả lẽ không được. Tôi đã xúc phạm gì em để em phải sái mạt tôi? Nhã Phượng xen lời: - Chị chẳng nên buồn làm gì. Trẻ đẹp như chị thiếu gì người yêu. hãy bình tỉnh chấp nhận sự thật. tôi không ghen không mắng ảnh thì thôi. Chị đâu cần phải giận như thế. Kim Chi khóc tức tưởi ôm mặt chạy ra ngoài, quên luôn cả chiếc xe của mình còn dựng trước phòng Nam. Nhã Phượng cười toe: - Chú thấy sao? Một màn kịch đạt tiêu chuẩn chứ. Giang Nam bật nhẫn: - không ngờ cô ta yêu chú thật. Nói năng lộn xộn kiểu cháu, may mà cô ta quê mùa ít học không thôi cháu còn lâu mới qua mặt được họ. Nhã Phượng nhếch môi: - Cháu không cần hay dở, chỉ cần cô biết thân phận mình đừng có chàng ràng theo chú sẽ khó xử cho cháu khi gặp nhỏ Miên. Giang Nam trợn mắt: - Cháu làm như sẽ gặp Miên ngay vậy. - Ủa, thế chú không có lòng tin hay sao? Hay chú còn bứt rức nỗi niềm Kim Chi? Giang Nam nạt đùa: - Giỏi đoán bậy. Chú mong từng ngày gặp lại Nghi Miên. Nhưng lạc quan như cháu chú thật không dám. Nhã Phượng điềm tĩnh: - Cháu không quan tâm. Ngày mai cháu sẽ tự đi chợ một mình. - Sao lạ vậy? - Lạ điểm gì? Tại cháu muốn thả bộ tàn tàn, đi cho biết. Và biết đâu cháu đi một mình gặp được con bạn điên nhanh hơn. Giang Nam nhăn mặt: - Nói kiểu cháu, làm như Nghi Miên trốn chú vậy? - Điều đó chắc chắn rồi. Nó đang chạy trốn ba nó, tất không thể ngoại trừ chú. Chú cứ tự nghĩ coi nếu thật cha con Nghi Miên có chuyện, liệu chú có dễ dàng tha thứ nó không? Khi nó hoàn toàn vô tội? Khó nói lắm chứ gì? Con gái tụi cháu rất khao khát tình thương và sự chia sẽ. Song không ai ngu gì gởi đời mình vào tay một người ích kỷ nhỏ mọn đâu. Cháu đã quyết như vậy, đây khô g là Sài Gòn, chú không cần đang tin tìm trẻ lạc đâu. Giang Nam đành miển cưỡng: Cháu rắc rối thật nhưng lý lẽ cháu đưa ra đều không thể không chấp nhận. Thôi thì cháu cứ thoải mái tự đàn ông thư coi. - Cháu nói trước nha, chú ở nhà không được qua nhà hàng xóm an ủi cô láng giềng đó. Giang Nam khổ sở: - Biết rồi, khổ lắm, dặn hoài. Nhã Phượng cười khúch khích: - Dặn cho chắc, ai chứ đẹp trai phong độ như chú. Có trời mới biết bao nhiêu cái cọc đi tìm trâu nữa. Giang Nam hầm hừ: - Phong độ đến nỗi bị chính cháu xỏ mũi phải không hả? Nhã Phượng che miệng cười. Nói nhu chú Út cũng hay thiệt, không giống kiểu sống của những chàng Việt Kiều khác. Tiền bạc đầy túi mà không có mãnh tình vắt vai quả là chuyện lạ, khó tin!