Chương 6

Lấy cớ bận giải quyết việc nhà, Hữu Bằng từ chối lời mời đến quán bar hát karaoke cùng dám bạn, dù đây là thói quen ưa thích của anh hàng mấy năm rồi.
Thật ra, Hữu Bằng không thích uống rượu, cũng chẳng thích hát như đám bạn bè và nhân viên dưới cấp tưởng lầm đâu. Bản thân kinh doanh nhà hàng, tối ngày tiếp xúc với tiệc tùng, đình đám, anh đã quá mệt mỏi rồi. Tối nào cũng đến quán bar tán dóc với bạn be, chẳng qua anh quá đỗi dư dã thời gian, không biết làm gì.
Người ta xong việc ra, lo hối hả tất bật chạy về vui vẻ với vợ con. Còn anh, hổng lẽ đêm nào cũng về nhà chui vào phòng ôm chiếc TV, nghe bà và ba ca mãi bài ca về hôn nhân, về gia đình, con cái.
Trốn cô đơn, trốn những lời ca cẩm của nội, của ba bằng những cuộc vui đến tối mịt mới về, Hữu Bằng biết mình đang tự dối lòng. Sự thật, anh rất thích những giây phút được trở về nhà quây quần bên mâm cơm, nghe nội và ba nhắc về quá khứ. Anh thích nghe nội kể chuyện ba cưng mẹ, dù lần nào bà nhắc đến chuyện này, anh cũng vội nhắm mắt lắc đầu, bảo mình chẳng muốn nghe đâu.
Vậy là đã 14 năm rồi không gặp mẹ. Không biết bà bây giờ thế nào rồi? Mập ốm? Có còn xinh đẹp như xưa? Bao nhiêu hình của mẹ, anh đã đem đốt hết rồi, nên bây giờ giương mặt mẹ, anh chỉ thỏang nhớ trong mơ hồ, mờ ảo. Chỉ biết là mẹ xinh đẹp lắm, mẹ dịu dàng nhân hậu lắm, chí ít là cho đến khi mẹ bỏ ba mà theo người đàn ông đó.
Mười bốn tuổi, chưa đủ trí khôn để hiểu hết chuyện đời, như ng đủ Hữu Bằng hiểu hành động mẹ làm là sai trái. Ngày ngày nhìn ba buồn đau bên ảnh mẹ, khoé mắt trũng sâu, cơm không muốn ăn, nước không muốn uống, Hữu Bằng biết là ba đã yêu thương, đã nhớ nhung, đau khổ vì mẹ biết bao.
Ngày ngày, những tiếng ngoại tình, phản bội, theo trai, cắm sừng lên đầu... của người lớn cứ lập đi lặp bên tai, làm lòng cậu bé thiên về cuộc sống nội tâm thêm nặng nề đau đớn. Mỗi lần nghe ai nhắc đến mẹ là cậu nghe xấu hổ, nghe căm hận. Tại sao mẹ lại bỏ ba, trong khi ba đã yêu thương, cưng chiều mẹ hơn trứng mỏng? Người đàn ông kia có điểm gì hơn ba được? Lẽ nào chỉ là dục vọng thấp hèn như lời mọi người chê bai chỉ trích?
Một ngày, hai ngày, những ngày mẹ mới rời nhà, đêm nào Hữu Bằng cũng khóc. Cậu nhớ mẹ cồn cào gan ruột, nhớ không sao ngủ được. Ôm chiếc gối vào lòng, cậu đã nguyện cầu, đã chờ mong mẹ quay trở lại. Ba cũng thế, ông đã nói với cậu rằng. Ông không hề giận mẹ, cũng như sẳn sàng bỏ qua tất cả. Mẹ Ơi! Mau trở về đi. Bao nhiêu người trông mẹ, cả nội cũng đêm ngày thờ thẫn ngóng trông.
Thời gian lặng lẽ trôi đi, mới đó đã một năm rồi, nỗi nhớ thương khắc khỏai đã trở thành thù hận trong lòng cậu con trai 15 tuổi. Cậu đã đem tất cả hình ảnh của con người mình yêu thương nhất ra đốt bỏ với lời thề sẽ hận thù, sẽ không bao giờ tha thứ.
Chiều hôm đó đi làm trở về, nhìn những hình ảnh thân thương bị đốt vụn thành tro, ba đã lặng người chết điếng. Không nói một lời cũng chẳng rầy con một tiếng, ông bỏ vào phòng nằm khóc. Hữu Bằng đến bên cha cảm thấy thương cha vô hạn, cậu bảo:
- Ba ơi! Đừng buồn, cũng đừng tiếc thương người đàn bà phản bội ấy làm gì. Hãy quên đi, hãy cưới một người vợ khác.
Nhẹ nắm tay con, ông cất giọng buồn buồn:
- Hữu Bằng! Con còn nhỏ, chưa thể hiểu được tất cả đâu. Cuộc đời ba, ngoài mẹ của con ra, sẽ không còn yêu ai được. Trọn kiếp này, ba sẽ ở vậy nuôi con, sẽ cho con tất cả tình cảm của một người cha và lòng yêu thương của mẹ.
- Ba!
Ôm ông vào lòng, cậu bé Hữu Bằng đã khóc.
Cũng may, anh lanh trí, nghĩ được cách "tiếp mộc di hoa" tìm được Tịnh Nghi làm kẻ thế thân. Chứ không thì giờ đây cô Kim Tuyết nào đó đã là vợ của anh rồi.
Tịnh Nghi sẽ nhận lời làm vợ hờ cho mình trong bao lâu nhỉ? Hữu Bằng đột nhiên lo sợ. Giá mà cô ả đồng ý làm vợ hờ của anh đến già, đến chết nhỉ. Công bằng mà nói, thế gian này kiếm được một người như ả chẳng dễ đâu. Gan` gàn, bướng bướng hay trả lời nhưng cũng vui vui.
Mãi nghĩ, vào đến nhà lúc nào không biết, Hữu Bằng vui vẻ bước vội ra sau, hy vọng kịp bửa cơm chiều.
Ơ! Chuyện gì thế này? Hữu Bằng dừng chân ngơ ngác. Sao nội một góc, ba một góc buồn thiu, mâm cơm lạnh tanh, lặng ngắt dọn lên bàn. Cả con Sen cũng ngồi bó gối nơi góc cầu thang, mắt hoe hoe đỏ.
- Nội... Ba! Chuyện gì thế?
Bước vội đến bên bà, Hữu Bằng lo lắng. Đôi mắt ngước lên, bà nhìn anh một cái u buồn rồi chuyển nhanh về phía ông Thái:
- Chuyện này con nói đi.
- Con không nói được đâu. - Ông Thái lắc đầu chậm rãi - M''a nói hay hơn.
- Ta làm sao mà nói được bây giờ.
Giọng bà nghèn nghẹn. Hữu Bằng can`g lo sợ cuống cuồng:
- Có chuyện gì a? Sao thái độ của nội và ba úp mở lạ lùng thế.
- Số là... - Bà ngập ngừng rồi lắc đầu đau khổ - Nội không nói được. Sen! Hay là con nói đi.
- Dạ - Đưa tay quẹt ngang mắt, con Sen thút thít rồi khóc oà lên - Cậu Bằng ơi! Em bé trong bụng cô Nghi bị mất rồi.
- Tưởng chuyện gì? - Hữu Bằng thở phào ra nhẹ nhõm - Ô! Sao hả Sen! Mày vừa nói gì?
Thấy mọi người đồng tròn xoe mắt nhìn mình kinh ngạc, Hữu Bằng giật mình chợt nhớ. Anh đã có một phản ứng không đúng với một người cha nghe ti con mình bị mất.
- Dạ, con nói em bé trong bụng cô Nghi bị mất rồi. - Con Sen lặp lại.
- Hả?
Chiếc cặp da trong tay bị buông cho rơi xuống đất, Hữu Bằng cố thể hiện một sự buồn đau, mất mát. Nhưng... phải buồn cỡ nào mới đúng đây? Để có cảm giác thật, anh cố tưởng tượng ra mình vừa bị mất một hợp đồng:
- Sao lại như thế chứ?
- Tất cả cũng tại con. - Bà Thanh buồn rầu ngước mắt lên trách nhẹ - Con không cho Tịnh Nghi sử dụng chung toilet nên mới ra nông nỗi.
Khốn kiếp! Hữu Bằng mắng thầm trong bụng. Đúng là cay như cà cuống chết đít vẫn còn cay, khéo lựa lý do để anh bị nội và ba trách móc.
- Con mau vào với vợ con đi, nhớ lựa lời an ủi đó. Từ sáng đến giờ, vì quá buồn rầu, nó không chịu ăn uống gì.
- Vâng. - Hữu Bằng gật đầu nhanh- Mà ba và nội cũng đừng đau lòng quá. Sẩy mất thì thôi, mai mốt sanh đứa khác, lo gì.
Nói rồi không để ý đến vẻ mặt của ba và nội, Hữu Bằng đi thẳng lên lầu, lòng thầm lo sợ. Liệu mình có đi sai nước cờ không? Rũ được nỗi lo cho ba và nội, hay khiến họ phải phiền lòng? Cuối cùng, mọi chuyện chỉ có ả Tịnh Nghi kia là được lợi.
Ách xì... ách xì...
Vừa bước vào ph`ong, Hữu Bằng bỗng bị hắc hơi liên tục, tối tăm cảm mặt mày. Có mùi gì lạ quá, tựa như mùi đàn bà đẻ.
- Sao vậy? Cảm rồi à?
Tiếng Tịnh Nghi văng vẳng. Hữu Bằng ngẩng đầu lên, giận đùng đùng khi nhận ra cô ả đang chễm chệ nằm dài trên giường nệm của mình, miệng nhồm nhoàn nhai trái ổi xanh to tướng.
- Lại lên giường tôi nằm hả? Sao mà cô lì thế?
- Không phải lì đâu. - Tịnh Nghi ngọam một miếng ổi to - Tình thế bắt buộc thôi. Tôi bị sẩy thai, dĩ nhiên là phải nằm trên giường rồi. Cứ năm phút một lần, nội và ba anh lại vào thăm, làm sao tôi xuống nằm ở salon được.
Hừ! Cứng lời, Hữu Bằng không còn lý lẽ. Đưa tay nới lỏng cà vạt, anh gằn giọng:
- Cô cũng khéo chọn lý do lắm đó. Đừng tưởng tôi không biết cô muốn lợi dụng cơ hội trả đũa tôi. Liệu hồn đấy!
Nhún vai không trả lời, Tịnh Nghi chấm mạnh trái ổi vào gói muối ớt đặt trên đầu giường. Hữu Bằng trông thấy, kêu lên hốt hoảng:
- Trời ơi, trời! Cô định báo hại cho kiến lên cắn tôi nữa, phải không?
- Đừng lo. - Tịnh Nghi vẫn thản nhiên - Kiến không ăn muối đâu.
Lại không có lý do bắt bẻ. Chưa kịp tìm ra lý do khác trả đòn, anh lại phải hắc hơi vì... một mùi dâu, nó dường như được phát ra từ người của Tịnh Nghi.
- Cô xức thứ dầu quái quỷ gì mà hôi thế?
- À! Dầu Hồng Hoa. - Tịnh Nghi cười vui vẻ - Thứ dầu mấy bà đẻ hay xài đó mà.
Trời đất ơi! Hữu Bằng nghe kinh hãi. Trong đời anh sợ nhất mùi dầu nóng, kế tiếp là mùi Nhị Thiên Đường.
- Cô xuống mau, không khéo trây đầy giường tôi đó.
Cốc... cốc... cốc...
Tiếng gõ cửa chợt vang đột ngột, Tịnh Nghi và Hữu Bằng đưa mắt nhìn nhau rồi cả hai cùng nhau quýnh quáng. Ba và nội vào đó... nằm xuống mau đi.
Tịnh Nghi vội vã nằm xuốgn giường, còn Hữu Bằng lật đật chạy đến ngồi cạnh bên cô mà lòng đầy ghê sợ. Trời ơi! Mùi dầu nồng nặc quá, dễ chừng Tịnh Nghi đã đổ cả chai dầu lên người vậy.
Chỉ kịp kéo chiếc chăn lên đắp nửa thân người, cánh cửa đã bật mở ra. Ông Thái và bà Thanh hớt hãi bước vào:
- Xin lỗi, vì gõ cửa lâu quá không thấy động tịnh gì, nội sợ. - Nói đến đây, bà bỗng kêu lên hốt hoảng - Tịnh Nghi! Cháu ăn ổi hả?
- Dạ...
Tịnh Nghi còn lúng túng, Hữu Bằng đã giật mạnh trái ổi khỏi tay cô:
- Không có... Con ăn.
Nói rồi, thấy mắt nội vẫn chưa tin lắm, Hữu Bằng vội đưa trái ổi lên miệng cắn một miếng to, nhai rau ráu:
- Không hiểu sao, dạo này con thèm ăn chua quá.
Nhìn ông Thái một cái, bà Thanh bước lên nắm lấy tay Tịnh Nghi, ân cần hỏi:
- Con thấy đỡ chưa?
- Dạ, cám ơn nội, con đỡ nhiều rồi.
Tịnh Nghi trả lời vẻ yếu ớt. Bà Thanh lại lấy chai Hồng Hoa dầu ra, đổ đầy lên chân Tịnh Nghi. - Con nhớ phải thoa dầu thường xuyên đó. Một lần sẩy bằng ba lần sanh, không dễ ngươi được đâu. Hữu Bằng! Nội giao chai dầu này cho cháu. Cứ cáhc nửa tiếng thì thoa một lần. Ráng đi con. Ngày trước, lúc mẹ con sanh con, bà nhớ ba con phải thức suốt mấy ngày lo săn sóc. Nói có mặt nó đây, bà không thèm bớt một lời. Ngày đó, cả bệnh viện ai cũng khen ngợi ba con cả.
- Nội à! - Nhón tay cầm lấy cả chai dâu, Hữu Bằng nhăn nhó - Con biết rồi, nội đừng lập đi lặp lại mãi thế, không khéo lại làm ba con buồn đấy.
- Hả? Ờ... - Quay nhìn ông Thái cúi đầu lặng lẽ bước ra khỏi phòng sau câu nói của mình, bà Thanh tặc lưỡi - Nội lại quên nữa rồi. Thật tội nghiệp! Tho6i, con ráng lo săn sóc Tịnh Nghi, nội ra với nó đây. Nói xong, bà đứng dậy tất tả bước đi, trên nét mặt hằn một vẻ buồn thương ảm đạm.
- Hữu Bằng... - Bóng bà vừa khuất sau cánh cửa, Tịnh Nghi lập tức bật dậy hỏi ngay - Mẹ của anh đâu rồi? Sao ba anh lại buồn, mỗi khi nghe ai nhắc đến bà hả?
- Không phải chuyện của cô. - Trừng mắt, Hữu Bằng ném trả trái ổi vào người Tịnh Nghi - Ăn lẹ đi, rồi mau dọn giường trả cho tôi đó.
Rồi lòng cũng quặn đau, Hữu Bằng bước nhanh vào toilet. Mười bốn năm rồi, ba vẫn không quên được người đàn bà phản bội kia. Vẫn hy vọng đợi chờ bà ta quay trở lại.Sao lại thế? Sao ba không nghĩ rằng, bà ta đã quên mất ông lẫn đứa con mình đã sanh ra này? Giờ này, nơi góc biển chân trời nào, bà ta đang nhởn nhơ, vui say ân ái bên người đàn ông đó. Mà... liệu có là ông ta không, hay là bà cũng bỏ ông ta như từng bỏ ba rồi?
Vùi mạnh đầu vào chiếc khăn, Hữu Bằng chỉ muốn hét to lên. Trong phút chốc, chỉ muốn chạy ra mắng Tịnh Nghi cho hả giận.
Nhưng thật ức lòng, khi anh trở ra, Tịnh Nghi đã ngủ say.
Gương mặt bầu lên trông ánh đèn hồng, cô ngủ vô tư như đứa trẻ trên ghế salon. Chiếc giường của anh đã được cô trải phẳng phiu, ngăn nắp, nhưng Hữu Bằng vẫn nghe bực bội, vẫN không tài nào ngủ được.
Ách xì... Ách xì...
Lại ngồi dậy. Hữu Bằng phập phồng cánh mũi. Tịnh Nghi không còn ở trên giường, sao mùi dầu cứ nồng nặc vậy? Trời ơi! Trên gối, trên chăn, nơi nào cũng có. Ngồi dậy bước đến bàn làm việc, lấy quyển nhật ký ra, Hữu Bằng ngồi luôn đến sáng.
- Này, Hữu Bằng! Bao giờ thì cậu đặt thẳng vấn đề với ông ta hả?
- Nhanh tay lên nhé, mảnh đất ấy vị trí ngon lành lắm.Tôi nghe nói nhiều tay cũng dòm ngó, ngấm nghé lắm rồi.
- Còn phải nói, ngay trung tâm thành phố, xây dựng mô hình cao ốc kết hợp siêu thị như vậy là thuận lợi lắm. Bảo đảm lời không dưới một tỷ đồng.
- Nè, tớ thấy ngày mai, nhân sinh nhật con gái ông ta, cậu bàn luôn là kịp. Đừng quên dắt vợ theo nhé? Ông ta thích làm ăn với nhữngngười cưng vợ và... sợ vợ như ông ta lắm.
Những lời cố vấn của bạn be cứ vang mãi bên tai Hữu Bằng làm anh suy nghĩ mãi. Lần đầu tiên tự lực, được ba tin tưởng giao hết trách nhiệm quản lý tám nhà hàng lớn. Hữu Bằng có một kế hoạch riêng của bản thân mình.
Anh không ham phần lợi nhuận lớn lao, cũng không tham giàu hơn nữa. Phần thu nhập của tám nhà hàng danh tiếng luôn đông khách đủ bảo đảm cuộc sống phong lưu cho gia đình của anh rồi. Hữu Bằng chỉ muốn thử sức, thử tài của mình thôi. Liệu anh có đủ bản lĩnh thuyết phục ông Trần đó chịu hợp tác với mình.
Mối quan hệ của ông và anh không thân thiết lắm,chỉ gặp nhau trên bàn tiệc vài lần. Liệu ông có tin tưởng cùng anh hợp tác một kế hoạch lớn như vậy, trong khi xung quanh ông có rất nhiều đối tác dạnh dày kinh nghiệm, tên tuổi lừng lẫy hơn nhiều.
Ngày mai này là cơ hội cuối cùng. Nắm chặt tờ thiệp mời trong tay, Hữu Bằng biết rõ. Ngày mai không chỉ có anh mà còn rất nhiều người sẽ ngỏ lời, không khéo sẽ là một cuộc đấu giá về quyền lợi nữa. Chao! Sao anh hồi hộp quá, có nên bỏ cuộc trước khi thất bại không?
Không đâu. Hữu Bằng lắc đầu tự cười mình yếu bóng vía. Xưa nay anh tự tin và quyết đóan lắm mà, không thất bại được đâu. Ngày mai, anh quyết định phải giành thắng lợi cho bằng được. Liệu sự có mặt của Tịnh Nghi có giúp gì cho anh không? Vợ của ai thì còn có thể hy vọng, chứ cô ả đừng hòng, không phá bỉnh đã là may lắm rồi. Hãy nghì về món quà đầy ấn tượng dan`h cho cô con gái lên tám của ông ta, có lẽ chắc ăn hơn.
- Cậu chủ à! Đến nhà rồi.
Mãi suy nghĩ, đến nhà lúc nào không biết. Đến khi được viên tài xế nhắc nhở, Hữu Bằng mới giật mình chợt tỉnh. Xách chiếc cặp bước lên lầu, quên cả việc ghé qua phòng thăm bà nội, Hữu Bằng lại miên man nghĩ về bản kế hoạch. Chưa nhận được lời mời cộng tác mà anh đã nghĩ vào chi tiết.
- Ê! Về rồi hả? Lại đây, tôi có cái này cho anh xem đây.
Vừa bước vào phòng, chưa kịp thở Hữu Bằng đã nghe giọng Tịnh Nghi ríu rít. Hơi liếc mắt nhìn về phía cô, anh lầm lì:
- Gì hả?
Không trả lời anh, Tịnh Nghi kéo nhẹ sợi dậy mình đang cầm trên taỵ Ngay lập tức, một tấm màn từ từ chạy ngang chia đôi giường ngủ của anh làm thành hai phần bằng nhau. Hữu Bằng bực dọc:
- Lại muốn giở trò gì? Hát cải lương à?
- Không phải hát cải lương mà. - Tịnh Nghi cười khúc khích - Như vậy tiện hơn có thể ngủ thoải mái mà không sợ bên này nhìn thấy bên kia.
- Bên này nhìn thấy bên kia là sao chứ? Đdôi mày chau lại. - Hổng lẽ cô muốn nói rằng, tôi sẽ ngủ nửa bên này, còn cô ngủ nửa bên kia.
- Đúng vậy. - Tịnh Nghi cười hí hửng - Đây là cách lưỡng toàn kỳ mỹ nhâ;t, tôi phải nghĩ mãi một ngày mới ra đó.
- Không có nửa bên này, nửa bên kia gì cả. - Hữu Bằng cắt ngang giòng cảm hứng của Tịnh Nghi - Tôi sẽ ngủ trên giường và cô trở về salon như cũ.
- Không. Tôi không muốn ngủ salon đâu. - Tịnh Nghi lắc đầu nhanh - Ở dưới nóng và đau lưng lắm. Ngủ trên giường ngon hơn nhiều.
Hữu Bằng không trả lời cô, bởi hơn một tuần ngủ trên ghế salon tránh mùi đầu "đàn bà đẻ " của Tịnh Nghi, anh đã biết nỗi khổ của người nằm co ro trên ghế salon. Máy lạnh chạy đều đều vậy mà lưng áo anh lúc nào cũng đẫm đầy mồ hôi cả. Sáng ra thức dậy, ngoài cái khổ đau mình, còn gánh luôn cái cổ bị trặc, cứng ngắt không sao xoay được. Đó là chưa kể lúc ngủ say, lỡ lăn người té "phịch " luôn xuống đấy, đầu đập "cạch" xuống nền gạch men một cái nghe đau điếng.
Cũng như Tịnh Nghi sau hơn một tuần nằm trên chăn êm, nệm ấm đã so sánh được sự bất công một trời một vực của nệm lò xo và ghế salon, nên bắt đầu giở quẻ.
- Đi mà... - Tịnh Nghi kéo dài giọng ra, năn nỉ - Cả cái giường rộng thênh thana nằm không hết, anh đành lòng nào bất tôi ngủ trên ghế salon như vậy... - Ngưng một chút, thấy Hữu Bằng vẫn lặng thinh, Tịnh Nghi nói tiếp - Nếu anh sợ chật, tôi sẽ dời cái màn xít vào trong. Anh hai phần, tôi một phần thôi, có được không?
- Không được. - Hữu Bằng chậm buông từng tiếng. Dầu biết ngủ trên ghế salon khổ lắm,nhưng anh không thể nào nằm cạnh Tịnh Nghi đâu. - Hãy từ bỏ ý nghĩ điên rồ kia đi nhé. Cả ban ngày, cả lúc tôi đi vắng cũng cấm cô đặt chân lên giường ngủ của tôi. Mau dẹp bỏ cái màn kia cho khuất mắt tôi.
Nói xong, bỏ mặc thái độ tiu nghỉu của Tịnh Nghi, Hữu Bằng bước vội vào toilet. Những dự tính về kế hoạch phát triển khu chung cư cao cấp lại hiện ra xâm chiếm toàn bộ ý nghĩ của anh.
Mình sẽ tặng cho con gái ông Trần một món quà đặt biệt, thật ấn tượng. Nhưng biết mua món gì bây giờ nhỉ? Ông ta giàu quá, lại có bao người cầu cạnh. Có lẽ nên tặng cho cô bé một nhẫn kim cương thật lớn.
Mình sẽ phải dắt ả Tịnh Nghi kia theo ư? Hữu Bằng nghe vướng bận, anh thật chẳng thích sự có mặt của cô bên cạnh một chút nào. Nhưng đám bạn thân đã cố vấn với anh rồi, ông Trần chỉ thích làm ăn với những ai dắt theo người đẹp bên mình. Mà Tịnh Nghi có đẹp không nhỉ Thử so sánh cô với vợ một vài người bạn trong giới làm ăn, Hữu Bằng tạm an lòng. Cũng không tệ lắm, chỉ sợ cách ứng xử, ăn nói vụng về, quê mùa lố bịch của ả thôi. Qúy bà giới thượng lưu nhiều chuyện lắm, chuyên bươi móc khuyế t điểm của nhau ra chê trách, dè bỉu thôi. Chà, gay go thật! Phải huấn luyện gấp cho ả một vài chiêu giao tiếp. Bước ra, thấy Tịnh Nghi hãy còn buồn hiu ngồi bên chiếc màn bị tháo xuống, Hữu Bằng vui vẻ:
- Lại đây, tôi có tin mừng tặng cô đây.
- Tin gì? - Mắt Tịnh Nghi sáng lên ngay - Có phải anh đã suy nghĩ lại, đồng ý cho tôi ngủ trên giường?
- Quên chuyện cũ đi. - Nụ cười trên môi biến mất, Hữu Bằng cau có - Tôi muốn cô chuẩn bị tinh thần, ngày mai đi dự sinh nhật với tôi.
- Đi dự sinh nhật với anh?- Tịnh Nghi tỏ vẻ nghi ngờ - Sao bỗng dưng đổi tính thế này? - À... Rồi như chợt hiểu, cô gục gật đầu. - Hẳn là có dụng ý rồi, phải không?
- Đừng nói nhiều. - Hữu Bằng bực bội - Nghe tôi dặn đây. Nhiệm vụ của cô ngày mai là phải chọn cho mình một chiếc áo dạ hội thật đẹp, thật sang trọng, đeo tất cả nữ trang vào và nhớ không được nói nhiều, ăn nhiều trong bữa tiệc. Còn bây giờ là một số câu xã giao cô cần phải học thuộc lòng.
- Tôi chẳng họ và cũng chẳng đi đâu cả. Anh không phải sợ mất mặt đâu.
Nói rồi, cô cúi xuống lo xếp cái màn cho ngay ngắn lại.Hữu Bằng giận dữ:
- Thế là ý gì đây? Ngang ngạnh, bướng bỉnh à? Đừng quên tôi là ông chủ.
- Và tôi là một nhân viên chứ gì? Tịnh Nghi tiếp lời - Vâng, thưa ông chủ, tôi làm sao quên được, khi ngày mai đã đến kỳ hạn lãnh lương rồi.
- Thế sao cô còn dám cãi lời tôi? Có muốn bị cắt lương không?
Hữu Bằng nói với vẻ bề trên. Tịnh Nghi vẫn thản nhiên:
- Tôi không cãi lời anh. Không làm chẳng qua những việc anh vừa bảo tôi làm không nằm trong danh sách những việc tôi cần phải làm. Hợp đồng còn ghi rõ đây, ông có muốn xem lại không?
Đúng là mồm năm miệng bảy. Hữu Bằng biết mình không tài nào cãi lại Tịnh Nghi, đành phải lùi một bước. Anh hạ giọng:
- Nếu vậy thì tôi sẽ trả thêm cho cô hai trăm ngàn cho riêng công việc giao tiếp này, được chứ?
- Không được. - Tịnh Nghi vẫn bướng bỉnh lắc đầu - Xưa nay, tôi vốn không quen giao tiếp nên dù rất ham tiền, tôi cũng đành từ chối.
- Không khó lắm đâu. - Hữu Bằng không hay mình đang năn nỉ cô - Cô chỉ cần đến đó, tha hồ ăn uống và ngắm nhìn người đẹp.
- Tính tôi xưa nay quen giữ vững lập trường, anh không cách nào lay chuyển được đâu. Trừ khi...
Mỉm cười ranh mãnh, Tịnh Nghi bỏ ngang câu nói, Hữu Bằng nôn nóng:
- Trừ khi thế nào?
- Trừ khi anh cũng thay đổi lập trường, đồng ý cho tôi được phép ngủ trên giường.
Hất mặt lên, Tịnh Nghi nói với vẻ nắm chắc phần thắng trong tay.
- Đừng hòng.
Hữu Bằng hét to giận dữ.Xưa nay, anh không có thói quen nhượng bộ.
- Vậy thì anh cũng đừng hòng bắt tôi cùng dự sinh nhật gì gì đó. - Tịnh Nghi nheo một con mắt lại - À! Mà tôi cũng có thể đi để chiều lòng anh đó, nhưng sẽ giở quẻ giữa chừng. Ê mặt, đừng trách tôi không nói trước.
- Tịnh Nghi!
Hữu Bằng trừng to đôi mắt, Tịnh Nghi cũng mở tròn đôi đồng tử. Một cuộc đấu nhãn bắt đầu.
Năm phút, sáu phút rồi 10 phút trôi qua trong căng thẳng. Ngoài sự im lặng chỉ còn nghe tiếng đồng hồ tích tắc gõ nhịp đều. Không ngờ cô ả lại gan lỳ đến thế? Hữu Bằng thoáng nao lòng. Xưa nay, chưa một ai dám thẳng thừng nhìn chòng chọc anh như cô vậy. Đám nhân viên chẳng kể làm gì. Các bạn anh thường bảo với nhau rằng, thằng Bằng có cặp nhãn thần trông dữ lắm, chẳng thể nào thắng nỗi nó đâu. Vậy mà đôi mắt của Tịnh Nghi trong vắt như mặt hồ sen, đen tuyền với đôi rèm mi cong vút lại chẳng biết sợ là gì, cứ mở to sáng quắc như muốn thu trọn hồn anh vậy.
Đôi mắt sao đẹp quá, can`g nhìn càng đẹp càng mê mẩn tâm hồn, để một cái gì đó thật lạ làm lòng Hữu Bằng phải nao nao, để anh không thể nào giận nổi. Đôi mắt dịu dần, dịu dần đi chớp liền mấy cái, Hữu Bằng gật đầu. Nhận lời cô mà không hiểu vì sao hôm nay mình dễ dàng một cách bất thường.
- Những gì dặn đêm qua, còn nhớ đủ chứ?
Vừa mới trả lời xong, lại bị hỏi, Tịnh Nghi tức quá, hét lên:
- Nhớ rồi. Sao anh cứ lẩm cẩm hỏi đi hỏi lại như ông cụ vậy? Có cần tôi lặp lại từ đầu không?
- Không cần. - Khoát tay, quay người qua bấm cửa mở xe, Hữu Bằng lại nói - Nhớ, đừng nói nhiều.
- Cũng không được ăn nhiều nữa chứ gì?
Cắt ngang lời anh, Tịnh Nghi nhăn mặt ngáp một cái dài. Hữu Bằng đập mạnh xuống tay cô:
- Này, một lát vào trong không được ngáp đâu.
- Hả? - Tịnh Nghi lại ngáp, mắt lờ đờ - Buồn ngủ quá, làm sao nín được. Ai bảo anh hồi đêm bắt tôi thức khuya quá làm gì?
- Buồn ngủ cũng phải nín.
Bảo cô mà Hữu Bằng nghe buồn ngáp rồi. Hồi đêm này đâu phải mình cô, mà anh cũng thức tận hai giờ sáng, để bắt cô học thuộc lòng những câu giao tiếp thông thường trong giới thượng lưu:
- Xuống xe đi. - Tịnh Nghi nóng lòng - Người ta đang nhìn anh đó.
- Biết rồi. - Vuốt mặt, vùng thoát cơn buồn ngủ, Hữu Bằng hồi hộp - Chuẩn bị xong chưa?
- Xong rồi. - Tịnh Nghi đeo ngay chiếc bóp lên vai, rồi nhi nhảnh mở cửa xe bước xuống.
- Ngồi yên đó. - Hữu Bằng gắt nhẹ - Để tôi mở cửa. Nhớ, cặp tay tôi cho tình tứ nhé.
- Ừ.
Tịnh Nghi gật đầu, sửa lại một nếp nhăn trên áo. Chà! Nhìn Hữu Bằng vào vai một người chồng ga lăng cùng vợ, Tịnh Nghi thấy buồn cười quá. Ngồ ngộ làm sao ấy.
- À! Chào Hữu Bằng. Đức phu nhân đi dự sinh nhật đó à?
Từ phía đối diện, một người đàn ông khoát tay một người đàn bà đi đến. Thấy Hữu Bằng, anh to kêu lên vui vẻ:
- Chà! Đúng là có mắt tinh đời, phu nhân đẹp như hoa hậu vậy.
- Anh quá khen thôi.
Nắm một góc áo, Tịnh Nghi nhún nhẹ theo phong cách một tiểu thư thưọng lưu đầu thế kỷ mười chín, làm Hữu Bằng nghe thẹn quá trời. Sao mà điệu quá vậy? Động tác này, anh nhớ mình đã chẳng hề dạy cho cô.
- Vào chứ? - Thấy Hữu Bằng cứ đứng ngây ra đó, người bạn kêu lên - Tớ thật chưa thấy ai ngơ ngẩn trước sắc đẹp của vợ như cậu cả.
- Người ta lịch sự ga lăng vậy. - Người vợ kế bên bây giờ cằn nhằn - Chẳng phải như anh, tối ngày sáng đêm không ngó ngàng đến vợ con.
- Suỵt! - Đặt ngón tay lên môi vợ, người thanh niên nháy mắt - Nên nhớ, hợp đồng hôm nay quan trọng lắm.
- Dạ, cháu chào chú ạ.
Từ sau cánh cửa, ông Trần bảnh bao trong bộ veston trắng, cầu kỳ với chiếc cà vạt nâu đỏ, hớn hở tiến ra đón khách. Hừu Bằng và người thanh niên đồng đứng thẳng lên, hít hơi cúi đầu chào trang trọng, chưa kịp nói câu gì, đã nghe giọng Tịnh Nghi vang lên trong vút.