Chương 15

... Ngày đó, nhờ cha mẹ sang nói Phương Quỳnh về làm vợ, Phan Trần Thái đâu hay mình đã làm tan vỡ 1 mối tình thơ mộng, còn đẩy 1 chàng trai hiền lành chất phác vào con đường tội lỗi.
Chàng chỉ biết Phương Quỳnh là cô hoa khôi đẹp nhất trường, biết nàng hiện là mơ ước của bao gã si tình và quan trọng hơn là biết gia đình nàng đang nợ gia đình mình 1 số tiền rất lớn không còn khả năng chi trả.
Thiên Tân là 1 chàng trai nghèo khổ, thất học, mưu sinh bằng nghề thợ tiện. Chàng và Phương Quỳnh yêu nhau đã lâu lắm, nhưng vì không khả năng cưới hỏi, cả hai đành âm thầm lén cha mẹ hẹn hò nhau và kết quả là 1 bào thai đang lớn dần trong bụng của nàng.
Không dám từ hôn với ông chủ nợ, cũng không đành ép uổng duyên con, ông bà cho Thiên Tân 1 cơ hội cuối cùng. Nếu anh có thể tìm đủ tiền trả nợ cho ông bà trong vòng 1 tháng, ông bà sẽ đồng ý gả Phương Quỳnh.
Biết tìm đâu số tiền lớn làm sính lễ bây giờ? Suy nghĩ, suy nghĩ mãi, cuối cùng Thiên Tân đành lao vào bán hàng trắng, dù biết đó là bước cùng, là con đường cấm, là hành động thất nhân thất đức. Nhưng nghĩ chỉ bán trong 1 tháng thôi là đủ tiền cưới Phương Quỳnh rồi, anh sẽ nghĩ. Không ngờ đến ngày cuối anh đã bị bắt.
Tòa đã tuyên án anh 14 năm tù. Phương Quỳnh đành phải vâng lời cha mẹ bước lên xe hoa, nửa vì hiếu cùng cha mẹ, nửa vì muốn bảo toàn giọt máu của anh. Gia đình danh giá, cô làm sao không chồng mà chửa, cha mẹ nhất định phải bắt cô phá bỏ đứa con thôi.
14 năm dài lặng lẽ trôi bên tình yêu, lòng bao dung rộng lớn của chồng, lòng Phương Quỳnh cũng canh cánh không yên. Cô thấy mình có lỗi với Trần Thái thật nhiều. Càng nhìn anh thân mật, yêu thương Hữu Bằng, cô cảm thấy lương tâm mình ray rứt. Để bù đắp, cô hết lòng yêu thương, chăm sóc cho anh, cũng như sẽ không bao giờ tiết lộ chuyện Hữu Bằng.
Nhưng cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, đúng vào lúc tình cảm vợ chồng của cô và Trần thái trở nên mặn nồng nhất thì Thiên Tân xuất hiện. Anh vẫn biết, bắt 1 Phương Quỳnh phải chờ mình suốt 14 năm dài là vô lý, nên đã không trách móc cũng chẳng giận hờn. Anh chỉ xin cô cho mình nhận lại đứa con, bởi cuộc đời anh, bây giờ ngoài đứa con ra..không còn gì nữa cả.
Lời Thiên Tâm rất hợp tình hợp lý. Nhưng..làm sao Phương Quỳnh cho anh nhận Hữu Bằng, khi cả Trần Thái, cả bà Thanh đều coi nó là báu vật. Cô không đủ can đảm thú nhận với chồng 1 tội lỗi được chôn vùi suốt 14 năm trời.
Thương chồng, cô lại không đành lòng từ chối Thiên Tân. 14 năm dài, anh đã vì cô giam đời mình trong trại cải tạo. Đứa con chính là nguồn sống duy nhất của cuộc đời anh.
Bên này không nỡ, bên kia lại không đành, cô ấy hẹn lần, hẹn lừa tìm kế hoãn binh, cho đến 1 hôm bị Trần Thái phát hiện ra.
Tình ngay lý gian, lại không thể tiết lộ bí mật của Hữu Bằng, Phương Quỳnh đành để chồng hiểu lầm. Đúng lúc đó, cô phát hiện ra mình đã mang thai. Vui mừng khôn xiết, cô hớn hở báo tin cho Trần Thái nghe vì đây mới chính thật là con ruột của anh.
Trong cơn ghen, bị nghi ngờ che mất lý trí, Trần thái không thể nào tin được, cứ bảo đứa bé trong bụng Phương Quỳnh là kết qủa của mối tình vụng trộm. 1 2 bắt Phương Quỳnh phải phá bỏ nó đi, với lý do tại sao phải đợi Thiên Tân xuất hiện cô mới có bầu như vậy?
Tại sao? Phường Quỳnh làm sao biết để trả lời chồng, cô chỉ biết 1 điều duy nhất rằng đứa con đó không thể nào phá bỏ. Dù có chết, cô cũng phải bảo vệ nó cho bằng được.
Trong lúc đó, Thiên Tân lại gấp rút bắt Phương Quỳnh giao trả lại con. Tình thế lửa cháy ngang mày, để bảo vệ những điều bí mật, Phương Quỳnh chỉ còn 1 con đường là bỏ nhà ra đi.
Phải. Chỉ có bỏ ra đi, cô mới có thể chung thủy với chồng, vẹn nghĩa với người xưa và bảo vệ được những đứa con yêu dấu của mình. Với đôi bàn tay trắng, 14 năm ròng lặn lội nuôi con, Phương Quỳnh phải 1 mình chống đỡ với bao cám dỗ của cuộc đời.
10 trời lặn lội, Thiên Tân mới tìm gặp Phương Quỳnh. Biết mình là nguyên nhân khiến cô phải xa chồng, bỏ nhà ra đi, anh ân hận lắm. Để cô không phải đau buồn, khó xử, anh đã hứa sẽ không nhận lại Hữu Bằng, cũng như sẽ coi Tú Chi là con ruột, chỉ mong cùng được Phương Quỳnh nối lại tình xưa.
Nhưng Phương Quỳnh đã cương quyết chối từ anh, cũng như đã chối từ bao lời cầu hôn khác. Cô chỉ chấp nhận ở Thiên Tân 1 tình bạn tốt, 1 tình cảm thanh cao trong sáng của nghĩa xóm giềng. 4 năm rồi, Phương Quỳnh vẫn kiên gan, mặc dù Thiên Tân không từ bỏ ý định cùng cô nên chồng vợ.
Bỏ nhà ra đi, song tâm tư tình cảm của Phương Quỳnh lúc nào cũng vọng tưởng đến chồng, đến con thơ. Ngày ngày gánh chè đi bán, cô vẫn thường đến trường học của Hữu Bằng. Nấp mình sau hàng rào kẽm, bao lần cô rơi nước mắt, cũng như sung sướng tự hào nhìn con trẻ lớn khôn.
- Trời ơi! Con dâu của tôi! Thật là tội nghiệp! Tôi phải đi rước nó về ngay.
Nghe đến đây, không kềm nổi thương tâm, bà Thanh chợt hét lên rồi đứng dậy bước ngay ra cửa. Bà đi rước con dâu, dù không biết nó hiện đang ở nơi nào.
Nhìn qua, thấy Hữu Bằng lặng người bất động rên ghế salon, 2 tay ôm lấy đầu đau khổ, ông Thái bước đến gần:
- Ba biết chuyện này là 1 cúc sốc lớn với con, trong nhất thời con khó lòng chấp nhận sự thật này. Ba cũng vậy, lúc nghe mẹ con kể, đã bàng hoàng đau khổ lắm. Nhưng hình tâm lại, ba thấy mừng, Hữu Bằng à. Dù con không phải là con ruột của ba, ba vẫn cứ thương yêu con, trước như thế nào, giờ như thế ấy không có gì thay đổi.
- Ba!
Chợt nắm lấy tay ông, Hữu Bằng òa khóc. Ông Thái nhẹ vuốt đầu con:
- Tốt lắm rồi. Khóc được là tốt lắm rồi. Không sao cả, mọi việc rồi sẽ tốt đẹp, sáng sủa thôi.
Không trả lời ông, Hữu Bằng tiếp tục để những giọt nước mắt tuôn trào. Vui mừng hay hối hận, anh cũng không biết nữa, chỉ thấy từ lòng mình vỡ òa bao cảm xúc.
Những người quen biết chẳng nói gì, chứ xung quanh chòm xóm và những ai đã một lần dự hụt lễ đính hôn của Hữu Bằng, nay được mời đi ăn cưới đều nhìn nhau xì xầm to nhỏ:
- Lại cưới nữa ư?
- Ai thế nhỉ? Sao chỉ có một đứa con trai mà phải cưới nhiều lần thế?
- Đám cưới lần này, liệu có bị phá nữa không?
Những lời xì xầm ấy, Hữu Bằng đều nghe thấy hết. Anh không thấy phật lòng, cũng không xấu hổ. Vì hơn ai hết, anh hiểu rõ mục đích của cái đám cưới rình rang này.
Nó được tổ chức theo mưu kế của Thiên Tân - người mà anh vừa nhận gọi bằng cha sau hai mươi tám năm trời cách mặt. Liệu có thành công không? Liệu Tịnh Nghi có trở về không? Hữu Bằng không biết, anh chỉ biết là mình đã hết cách rồi. Sáu tháng nay, Tịnh Nghi như vụt biến mất giữa cuộc đời, mặc cho anh và bao nhiêu người tìm kiếm.
Hôm đó, sau khi biết được toàn bộ sự thật của câu chuyện, Hữu Bằng đã ngồi suy ngẫm suốt đêm. Anh thấy câu chuyện sao hoang đường, sao khó tin đến thế? làm sao anh có thể tin, có thể ngờ ông Thái không phải là cha ruột của mình? Trời ơi! Điều đó lam anh đau lòng quá. Anh không muốn mình được sinh rat ừ một người đàn ông khác.
Nhưng tờ xét nghiệm máu rành rành trước mắt. Sự thật đã rõ ràng rồi, lòng Hữu Bằng như ấm lại trước sự đối xử chân tình, thân thương của nội.
- Hữu Bằng! Thôi, đừng buồn nữa cháu. Cháu sẽ không mất gì đâu. Tình thương của nội, tình cảm của cha vẫn nguyên vẹn như ngày nào. Mãi mãi, cháu là Hữu Bằng cưng của bà. Cháu hãy mừng lên đi. Từ hôm nay cháu đã có thêm một người mẹ, một đứa em gái ngây thơ và một người cha đã lo lắng, thương yêu cháu nữa. Hãy chuẩn bị cùng ta và ba cháu đi rước mẹ về. Mẹ cháu đã phải chịu nhiều đau khổ và oan ức, chúng ta hãy cùng bù đắp cho người những đau thương mất mát kia.
Mẹ! Có thật mẹ là người đàn bà nhân hậu, cao thượng như câu chuyện kể? Tim Hữu Bằng quặn thắt. Chiều hôm đó, một mình anh đến nhà của mẹ tìm hiểu sự tình.
Những lời kể của nhà hàng xóm trùng khớp với câu chuyện kể từng chi tiết nhỏ. Không còn nghi ngờ gì nữa. Bao năm qua, đúng là anh đã hiểu lầm, đã nghĩ sai về mẹ. Bà không thấp hèn như anh nghĩ. Bà đã hy sinh tất cả đời mình cho những đứa con.
Nép mình sau cánh cửa, nhìn mẹ và Tú Chi sống trong nghèo khổ mà Hữu Bằng ân hận quá. Mẹ Ơi! Mẹ cô đơn, còm cõi một mình như thế này suốt mười mấy năm dài. Mẹ gìn lòng thủy chung với ba như thế, mà con lại nguyền rủa, căm thù mẹ. Tội con đáng chết muôn phần. Tú Chi ơi! Bao năm qua, anh sống đầy đủ trong sang giàu, dư dả, anh đâu ngờ mình còn có một người em ngày phải vất vả bán từng bông hồng nhỏ tìm kế mưu sinh.
- Này, cậu kia! Làm gì thập thò nhà người ta vậy? Định rình mò ăn trộm phải không?
Đang nhìn mẹ thương cảm, Hữu Bằng chợt nghe vai mình bị một bàn tay nắm chặt. Quay đầu lại, lòng anh kêu một tiếng cha trong bàng hoàng bỡ ngỡ.
Chưa từng gặp bao giờ, chỉ nghe qua lời kể, vậy mà vừa nhìn thấy ông, Hữu Bằng lập tức nhận ra ngay. Có phải tình phụ tử thiêng liêng, thần giao cách cảm như người ta thường nói, mà sao nhìn ông, lòng anh bỗng có một cảm giác thân thương, gần gũi lạ thường.
Người đàn ông vô tình, ngày đêm bị anh nguyền rủa, không ngờ chính là cha. Một người cha bất hạnh chưa một ngày hạnh phúc trong đời. Chao ôi! Hữu Bằng có thể cảm nhận được những nỗi đau ba đã phải trải qua trong quá khứ.
Mười bốn năm tù tội, lại phải nhìn vợ con mình trong vòng tay người khác, ba hẳn là đã đau khổ lắm. Cuộc đời thật tàn nhẫn, thật bất công, vậy mà ba lại không thù hận, không cay nghiệt với cuộc đời. Ba ơi! Nghe chuyện kể mà con thật tự hào. Ba đã xử sự như một người đàn ông chân chính, đầy cao thượng và bao dung. Ba đã thủy chung, chờ đợi mẹ con từng ấy năm trời.
- Khai mau! Cậu định rình mò gì hả?
Lôi xệch Hữu Bằng vào nhà, Thiên Tân hét lời đe dọa:
- Chuyện gì? Có chuyện gì ồn ào vậy hả?
Nghe tiếng động, từ nhà sau, bà Quỳnh vội đẩy chiếc xe lăn tiến ra, ngơ ngác hỏi. Thiên Tân trầm giọng:
- Tôi vừa bắt được một tên trộm đang rình nhà Quỳnh đây.
- Trộm rình nhà tôi ư?
Bà cười đôn hậu. Tim Hữu Bằng như ngừng đập. Mẹ Ơi! Mẹ gìa đi nhiều quá, nhưng không lạ chút nào. Anh vẫn có thể nhận ra từng nét thân quen trong tiếng cười giọng nói:
- Có gì mà ăn trộm chứ?
Mẹ! Bờ môi mấp máy, Hữu Bằng muốn gọi to cái từ “mẹ” thiêng liêng đã vắng bặt trên môi mình mười mấy năm rồi, nhưng lòng đau thắt nghẹn, anh đã không thốt được thành lời, chỉ có thể để nước mắt lăn dài trên má. Bà Quỳnh trông thấy, vội kêu lên hốt hoảng:
- Chết! Anh làm nó đau rồi, mau thả nó ra đi.
- Khóc ư? - Buông tay, Thiên Tân ngơ ngác - Nắm nhẹ thế mà cũng đau ư? Da của hắn bằng giấy hay sao chứ?
- Thôi, cậu em à. Đừng buồn nữa, chúng tôi không làm khó dễ cậu đâu. Đi đi và đừng làm nghề này nữa, xấu lắm. Và hơn nữa cho cậu biết, nhà tôi nghèo lắm, không có gì đáng lấy đâu.
- Mẹ! - Nắm tay bà, một lần nữa, Hữu Bằng gọi tiếng mẹ trong niềm đau uất nghẹn. Ngay lúc đó Tú Chi đi học về đến, đôi mắt tròn xoe, nó cất lời làm king động cả nhà:
- Trời ơi! Cậu chủ Hữu Bằng! Cậu đến nhà em chơi hả?
- Hữu Bằng! - Bàn tay bà Quỳnh rụt nhanh và như chạm mhằm lửa đỏ. - Hữu Bằng … con trai của bà đây sao? Ôi, nó đã lớn quá rồi …
- Hừm! Cậu … là Hữu Bằng? - Qúa đổi bất ngờ, Thiên Tân lắp bắp chẳng thành lời - Trời ơi … bà nó … con …
- Thiên Tân!
Vội ngắt lời ông, bà lắc đầu không cho phép. Hữu Bằng vụt khóc òa:
- Mẹ Ơi! Đừng giấu nữa, ba đã kể tất cả rồi. Con xin lỗi mẹ …
- Con … - Bây giờ mới dám ôm Hữu Bằng vào giữa lòng mình, bà bật khóc - Trời ơi! Con của tôi thật đây mà.
Rưng rưng nước mắt trước cảnh mẹ con đoàn tựu. Tủi phận mình, Thiên Tân lầm lũi quay lưng. Hai mươi tám năm dài câm lặng, ông biết mình không thể nhìn con giữa lúc này. Hãy để cho vợ chồng, mẹ con người ta sum họp.
- Ba!
Bước ra đến cửa, Thiên Tân bỗng giật mình quay lại. Có phải Hữu Bằng vừa gọi ông không? Có phải tai ông vừa được nghe con gọi tiếng ba ao ước suốt hai mươi mấy năm dài? Không đâu, ảo giác thôi.
- Ba! - Nhưng Hữu Bằng đã rời mẹ, đứng lên chạy đến bên ông - Đừng bỏ đi. Con đã biết tất cả rồi. Từ nay, ba sẽ không cô độc nữa, con sẽ chăm sóc cho ba.
- Hữu Bằng!
Ôm chầm lấy con lòng lồng ngực, ông đứng yên thổn thức. Cuối cùng, trời cao cũng thấu hiểu được lòng ông. Hữu Bằng, đứa con bằng da bằng thịt của ông đây. Sao ông cứ bàng hoàng ngơ ngác như người bước đi trong mộng tưởng.
Sau bao năm oan trái, câu chuyện được kết thúc vô cùng nhân bản, hợp lòng người. Hữu Bằng giờ đây thật hạnh phúc được sống giữa tình thương của hai người cha, một người mẹ và cô em gái nhỏ. Ông Thái đã rước bà Quỳnh và Tú Chi về cùng chung sống. Hữu Bằng vẫn tiếp tục sống ở nhà ông và quản lý công việc làm ăn ở nhà hàng. Ông Tân vẫn ở nguyên chỗ cũ, dù ông Thái có nhã ý tặng cho ông một căn biệt thự, ông cho là không cần thiết. Ông chỉ cần ngày một lần Hữu Bằng đến ghé thăm mình. Dĩ nhiên là Hữu Bằng đồng ý, anh còn bắt ông bỏ công việc làm thợ tiện đầy cực nhọc của mình, cuộc sống của ông bây giờ phải để anh lo. Ông không chịu, bảo là mình còn khỏe. anh vờ hăm dọa sẽ không đến nhà ông nữa, ông mới chịu bằng lòng.
Từ nay, công việc của ông và ông Thái là thường xuyên gặp gỡ nhau trên bàn cờ tướng. Xem ra, hai kẻ tình địch này lại rất hợp nhau, suốt ngày quấn quít bân nhau, bàn luận mãi về thời sự Đông Tây, quên cả ăn, đến nỗi bà Quỳnh phải hét lên mới chịu rời ra, ai về nhà nấy.
Bổng nhiên trở thành em gái của ngài giám đốc Hữu Bằng, lại được yêu thương cưng chiều bởi một người cha và một bà nội nữa, Tú Chi dĩ nhiên là sung sướng nhất đời, líu lo như chim. Em tha hồ vòi vĩnh, mà nhõng nhẽo với mọi người, nhất là anh Hữu Bằng khó tính.
Mọi việc thật suôn sẻ, hạnh phúc và chẳng có gì phải phàn nàn, nếu như Hữu Bằng đừng vào ra than thở … rầu rĩ mãi.
Nhìn mọi người đoàn tựu, ấm êm trong hạnh phúc, Hữu Bằng mới thấy hết giá trị của những ngày có Tịnh Nghi bên cạnh. Vắng cô, cuộc sống của anh trở nên tẻ ngắt, khác thường. Đến nhà hàng hay vào phòng riêng, lúc nào anh cũng cảm thấy mình trống vắng, như thiếu mất một cái gì. Ăn không ngon, ngủ không yên, Hữu Bằng nghe nhớ Tịnh Nghi kinh khủng.
- Cái gì? “Chồng hờ, vợ tạm ư”? Nghe anh kể, cả nhà từ bà nội đến bé Tú Chi đồng té ngửa kinh hoàng. Nhưng chỉ thoáng kinh hoàng một chút thôi, mọi người lại phá ra cười vui vẻ. Trong câu chuyện vốn đã ly kỳ, lại thêm một tình tiết mới. Tình tiết này có lẽ lạ lùng, hấp dẫn nhất của câu chuyện đấy.
Cười xong, mọi người bắt đầu xúm lại tính cách giúp Hữu Bằng. Không khó lắm đâu. Theo ý của bà nội, chỉ cần gặp được cô, giải thích rõ ràng là xong mọi chuyện.
Nhưng tìm Tịnh Nghi ở đâu bây giờ? Tất cả các địa chỉ cô có thể đến, Hữu Bằng và mọi người đều đến cả rồi. Cả Nhật Hà và mẹ của cô cũng không nhận được tin tức của cô thì người ngoài làm sao biết?
Sáu tháng trôi qua trong thất vọng não nề. Cuối cùng, ông Tân đành bày ra một kế. Đó là tổ chức tiệc cước cho Hữu Bằng thật linh đình. Theo ông, tâm lý của các cô gái đang yêu là rất ghen, Tịnh Nghi cũng không ngoại lệ. Nghe tin Hữu Bằng cưới vợ, nhất định cô sẽ đến. Ý kiến có vẻ phiêu lưu, nhưng hết cách rồi, dù chỉ một phần ngàn hy vọng, Hữu Bằng cũng chẳng bỏ qua, huống chi ông lại nói cách này có đến hai mươi lăm phần trăm cơ hội.
- Anh Bằng ơi! Mười giờ rồi. Em gọi điện cho đoàn xe rước dâu về nhé?
Nhật Hà chợt bước vào lo lắng hỏi. Hữu Bằng ngẩng đầu lên mừng rỡ:
- Tịnh Nghi đã về à?
- Chưa.
Nhật Hà thở dài ra. Từ nãy giờ cậu cứ lăng xăng lo lắng chạy tới chạy lui, cứ như đang tổ chức đám cưới thật cho Hữu Bằng và chị mình vậy. Nhưng bác Tân bảo biết đâu chị Nghi chờ rước dâu về đến mới chịu ra mặt lận, đã làm phải làm cho giống.
- Cậu cứ bảo họ vào đi. - Hữu Bằng thở dài - Thật là phiền cậu quá.
- Không đâu. - Nhật Hà lắc đầu - Để anh và chị Nghi được hạnh phúc bên nhau em có thể làm tất cả.
- Anh Bằng ơi! Xe dâu về đến. Mau ra tiếp khách mau đi.
Nhật Hà ra khỏi chưa bao lâu, Tú Chi lại hớn hở chạy vào. Trông mọi người ai cũng tíu tít vui mừng, Hữu Bằng càng não ruột. Một lát, nếu Tịnh Nghi không xuất hiện, anh biết ăn làm sao, nói làm sao với thực khách bây giờ.
- Xin mời, xin mời.
Đoàn xe hoa đã vào đến cổng nhà. Ông Tân, ông Thái và có cả bà Quỳnh đồng vui vẽ ra đón khách nhà gái. Họ chính là mẹ Tịnh Nghi và một số hàng xóm gần nhà. Tất cả đều tin rằng vì không hạp tuổi nên nhà trai chỉ rước họ mà chẳng rước dâu.
Tịnh Nghi vẫn không xuất hiện. Trán Hữu Bằng lấm tấm mồ hôi. Một số thực khách nhìn lên sân khấu nóng lòng. Chẳng còn hy vọng gì, Hữu Bằng ra lệnh:
- Nhập tiệc.
Đúng lúc đó, giọng một người con gái chợt vang lên lanh lảnh:
- Dừng lại. Đám cưới sẽ không thể cử hành.
- Chuyện gì?
- Chuyện gì thế?
Đám thực khách nhao nhao. Có huông rồi sao? gã Hữu Bằng này thật đào hoa, lần nào cưới vợ Cũng bị giai nhân phá hỏng.
Nghe tiếng ồn ào, Hữu Bằng vội hướng mắt nhìn ra trước, chợp tim ngừng đập. Quên mất cương vị, vẻ đứng đắn thường ngày của một giám đốc, anh nhảy cẫng lên mừng như đứa trẻ:
- Hoan hô Tịnh Nghi! Cuối cùng … cô ấy đã chịu về.
Rồi tung chân anh chạy ào xuống mừng cô. Tuy Tịnh Nghi hôm nay lạ quá, nhưng tại sao lạ … Hữu Bằng không phát hiện ra …
- Hữu Bằng!
Anh không thể cưới vợ được đâu. Vừa nhìn thấy mặt anh, Tịnh Nghi lớn tiếng nói ngay. Hữu Bằng gật đầu, chưa kịp nói gì, Tịnh Nghi đã tiếp:
- Vì tôi đã có thai rồi.
- Không cần. - Ngỡ cô sử dụng kịch bản cũ để hại mình, Hữu Bằng khoát tay vui vẻ - Không cần phải đóng kịch đâu.
- Tôi không đóng kịch. - Tịnh Nghi nghiêm giọng - Anh hãy nhìn xuống bụng tôi thì rõ.
Hả! Không phải chỉ Hữu Bằng mà cả buổi tiệc nhìn xuống bụng của Tịnh Nghi. Bây giờ, Hữu Bằng mới hiểu vì sao hôm nay mình trông Tịnh Nghi lạ quá. Thì ra … điểm lạ của cô chính là cái bụng bầu đã vượt to hơn làn áo.
- Thật ư?
Hữu Bằng trố mắt. Tịnh Nghi cúi thấp đầu bẽn lẽn:
- Thật sao không? Đã hơn sáu tháng rồi …
- Hoan hô.
Hữu Bằng hét to một tiếng, rồi cúi xuống bế Tịnh Nghi chạy ào lên sân khấu. Chụp lấy chiếc micro trên tay cô MC, anh hét lên hạnh phúc:
- Xin long trọng giớ'i thiệu … cô dâu trong ngày cưới … cô Tịnh Nghi. Cô ta có thai sáu tháng với tôi rồi.
Trời ơi! Những người chưa biết chuyện đánh rơi đũa, sững sờ. Có thai trước ngày cưới, chuyện xấu hổ, động trời vậy có gì vui mà Hữu Bằng lại mừng như vậy nhỉ?
Những kẻ biết chuyện thì quay nhìn nhau mỉm cười hạnh phúc. Cuối cùng, chàng lãng tử có trái tim bằng đá cũng bị tình yêu chinh phục. Nâng ly lên, chúc mừng hạnh phúc. Chúc cho tình yêu luôn đơm hoa kết trái, luôn tồn tại trên thế gian này. Như nhà thơ Xuân Diệu đã từng viết lên rằng:
“Tình yêu muôn hòa vô biên,
Một ngày yêu muốn kết liền ngàn năm.
Kể từ khi có trái tim
Nhưng đời người vẫn triền miên với đời.”
Vâng. Đúng vậy. Lời cuối trước khi từ tạ đôi tân lang, giai nhân kia để ra về, một lần nữa thay mặt thực khách xin được chúc tất cả cô dâu, chú rể trong ngày cưới được bền duyên tơ tóc. Chúc cho mọi người trên thế gian này đều tìm được cho mình một tình yêu đích thực, vững bền như Hữu Bằng và Tịnh Nghi kia …

Hết


Xem Tiếp: ----